ÂM MƯU XUYÊN TẠC “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”

HAY

NHỮNG CHUYỆN “ĐỘNG TRỜI” LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ “QUỐC TỔ HAI GIÒNG MÁU”

Lê Việt Thường

IMG.639LẠI những chuyện ĐỘNG TRỜI liên quan đến tác giả bài viết “Quốc Tổ hai giòng máu” (1) mà chúng tôi xin được trình bày dưới đây :

Chúng ta có thể nhận xét cũng như thể theo ý kiến của chính tác giả, trong các giai đọan viết lách của mình, tác giả có hai loạt hay loại bài mà Chủ Trương hoàn toàn TƯƠNG PHẢN với nhau mà lằn ranh phân chia là bài viết vừa đề cập ở trên.  Và sau đây là nguyên văn câu tuyên bố  của tác giả :

“VIẾT SAU: Quan điểm trình bày trong bài này có thể nói gần như bị đảo ngược, qua loạt bài “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương” ra mắt suốt năm 2005 trên nhiều báo mạng……..” (2)

Chúng ta có thể thắc mắc và đặt câu hỏi TẠI SAO ?  Tại sao Tác Giả lại có nhu cầu  phải ĐẢO NGƯỢC  lại hoàn toàn Quan Điểm của mình ? Đến đây, chúng ta thử đưa ra vài giả thuyết để tìm hiểu:

1) Hoặc là tại vì Lý Thuyết, Dữ Kiện… đã thay đổi chăng ? Nhưng hình như Không Phải như vậy, vì tác giả có vẻ rất KỴ với các Lý Thuyết, Dữ Kiện…. Mới Mẻ trước cũng như  sau “hiện tượng” nêu trên, có lẽ vì  các khám phá mới mẻ nêu trên  đã đưa ra hoặc xác nhận  nhiều  điều như  Nguồn  Gốc  của Văn Minh  Viễn Đông bắt nguồn  từ Phương Nam, từ vùng  Đông Nam Á, từ Văn Hóa của người HÒA BÌNH…….vvv….Mà các khám phá Mới Mẻ  của giới Học Giả Quốc Tế  vừa nêu trên có vẻ  Không Phù  Hơp   với Chủ Trương sau này”  của tác giả!

Thật vậy, tác giả vẫn tiếp tục xử dụng những lý thuyết, dữ kiện ….của các nhà nghiên cứu sống và viết cách đây khoảng nửa thế kỷ, và những người này lại noi theo những lý thuyết, xử dùng những dữ kiện có từ thời THỰC DÂN  Thuộc Địa. Do đó, chúng ta có lẽ phải loại bỏ giả thuyết thứ nhất này.

2) Chúng ta lại thử hỏi những ĐỘNG CƠ, Ý Đồ……nào khiến tác giả Thay Đổi  Lập Trường 180 Độ như vậy và sau đó những gì  tác giả viết lại NGƯỢC  HẲN hoàn toàn với những gì tác giả viết trước đó, cũng như có vẻ rất THUẬN LỢI  cho  quan điểm của người TÀU (và của những Thế Lực khác) ?

Chúng tôi xin đơn cử một thí du,  Trước kia, về tương quan giữa VIỆT và SỞ, tác giả có viết như sau: “Trong thời đại Hùng Vương, tại nước Việt-Câu Tiển đã có màn  dùng mỹ nhân kế đưa Tây Thi sang cống hiến Ngô Phù Sai để làm suy giảm tiềm năng ‘quân sự’ của Phù Sai và nước Ngô.

Nếu người Việt từ phương Bắc đã di dân  sang và giúp hay lập ra nước Văn Lang, chắc chắn họ nhanh chóng truyền lại đòn mỹ nhân kế  này vào xã hội  Văn Lang hay Âu Lạc  từ lâu. Phải nói dân Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt hay Giao Chỉ có vẻ vẫn chưa thấm nhuần việc áp dụng loại ‘độc chưởng’ này của Bắc Phương trong suốt  ngàn năm đô hộ………

Ta cũng biết rõ rằng, người di tản sang một quốc gia mới thường mang theo cả thói xấu và tính hay của xã hội cũ của mình. Như vậy nếu mấy người Việt từ  Sở, hay Việt-Câu Tiển, hay ngay cả Mân Việt sang Văn Lang hay Âu Lạc trước thới Triệu Đà, và đi với số đông hay đến với giai cấp lãnh đạo  tàn quân, chắc chắn họ sẽ ‘quậy’ cái nước Văn Lang và biến nó sang chế độ  quân chủ phong kiến từ khuya rồi. Sau đó khi Triệu Đà chiếm Âu Lạc, Triệu Đà chỉ việc áp dụng nền quân chủ phong kiến cho nước Nam Việt (YỊT, tiếng Hoa gọi là Yuế, Mường gọi Yịt. Tiếng Việt thế kỷ 17 chắc chắn là Yiệt) suốt từ nam chí bắc. Thực tế cho thấy Triệu Đà vẫn  tiếp tục giữ gìn  một thể chế khá xưa, đặc biệt khác với thể chế quân chủ phong kiến của các quốc gia miền Hoa Bắc nước Tàu”.(3)

Tóm lại, theo tác giả , KHÔNG có mối LÊN HỆ nào cả giữa nước Văn Lang và nước  Sở hoặc Việt-Câu Tiển. Nhưng đó là Chủ Trương của Tác Gỉa TRƯỚC KHI có “hiện tượng” “QUỐC TỔ HAI GIÒNG MÁU”  mở đầu loạt bài mà theo tác giả,  nhằm “đọc lại” truyền thuyết Hùng Vương.

Nhưng sau “hiện tượng” nêu trên thì tác giả XOAY ĐÚNG 180 ĐỘ và viết như sau:

“ – Kinh Dương Vương, đại diện cho nhóm ngưới từ  đất Kinh và đất Dương. Đất Kinh (tức……Kinh Man hoặc Kinh Việt) chứa đa số chủng Âu (tức Thái). Đất Dương ( tức Dương Việt)  là địa bàn tạm trú của chủng Lạc (tức Việt). Cả hai đều thuộc địa bàn nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu……..

– Tất cả nhân danh, địa danh trong  truyện cổ Âu Cơ đó đều liên hệ đến nước Sở _ một nước có giới lãnh đạo thuộc chủng Hoa, nhưng thần dân gồm đa số rợ Yueh, chi Thái và Việt……

– Hôn nhân giữa Âu Cơ và  Lạc Long Quân biểu tượng cho việc hợp chủng thử thách  giữa chủng Âu và chủng Lạc để chống lại sức ép Hoa tộc hóa, và về sau khủng bố của các đoàn quân xâm lượt thuộc chủng Hoa. Cũng nắm tay nhau chạy giặc , và di tản đến vùng đất mới………

– Địa điểm dừng chân cuối cùng  của hai chủng Âu-Lạc chính là tại miền Bắc Việt ngày nay…….”(4)

Tóm lại, trước “hiện tượng” “Quốc  Tổ Hai Giòng Máu”, tác giả chủ trương là

KHÔNG có mối LIÊN HỆ nào cả giữa nước Văn  Lang và nước  Sở hoặc Việt-Câu Tiển.

Trái lại, sau “hiện tượng” nêu trên,  thì theo tác giả, người Văn Lang chỉ là HẬU DUỆ của “đám Tàn Quân” của  Sở Vương ???!!!

Và đó không phải là một trường hợp duy nhất mà có nhiều thí dụ TƯƠNG TỰ về việc tác giả Đảo Ngược 180 Độ trong các bài viết của mình trước và sau “hiện tượng” “Quốc Tổ hai giòng máu”’!

Xin Quý Độc Giả thử đoán xem Nguyên Do, ĐỘNG CƠ nào  Khiến tác giả THAY ĐỔI  hoàn toàn Chủ Trương của mình  như vậy ? Hay đây là một hình thức của âm mưu Thay Trắng Đổi Đen dựa trên một hay nhiều Thế Lực nào  chăng ?

Quả thật là GHÊ GỚM và ĐỘNG TRỜI!!!

Ngoài ra, đoạn văn sau đây của tác giả có phải là Dấu Chỉ giúp chúng ta tìm ra ĐỘNG CƠ  thực sự   khiến tác giả viết loạt bài về truyền thuyết Hùng Vương  chăng? Tác giả viết: “ Bởi thật sự viết lại được  ý nghĩa của truyền thuyết dựa trên hiểu biết về văn minh Hoa và Việt, cũng giống như  việc thu lại được lợi nhuận sau  bao nhiêu  năm tốn tiền  của và thì giờ, say mê xem truyện tàu, truyện chưởng Kim Dung, phim kiếm hiệp  Hong Kong, và những sách vở từ Đông sang Tây đã đọc được và học được từ trước đến nay”.(5)

Quả đúng là những LỢI NHUẬN không nhỏ để đền  bù công lao và chi phí của tác giả khi viết loạt bài nêu trên nhằm HẠ UY TÍN  Quốc Tổ, Tổ Mẫu, Tổ Phụ và tất cả Tiền Nhân  của Lạc Việt !!!

Hèn gì tác giả tỏ ra rất TÁO TỢN khi DÁM đưa ra những đề nghị ĐỘNG TRỜI  như sau:

Tác giả viết:

“Đề nghị thô thiển đổi chác lịch sử  xin  trình bày như sau:

Tạm quên 4000 năm văn hiến.

Chú ý nhiều hơn với 3000 năm văn hiến, Từ năm 1000 TCN đến ngày nay (2005)

Để đổi:  Nguồn gốc dân Việt Nam khởi từ  nước Sở , thành lập khoảng 1000TCN(LVT viết chữ nghiêng và tô đậm)

Từ đó, tự nhiên dân Việt Nam sẽ là thừa kế và hậu duệ của chủ nhân tất cả trống đồng  và quan trọng nhất: Sở Từ , một thể thi ca bất hủ ngang ngửa với Kinh Thi của Hoa chủng. Khuất Nguyên cũng có thể là một  kiếp trước nào đó của Nguyễn Du.

Nhìn xa xa, rất có thể Hán Cao Tổ  Lưu Bang mang ít nhiều giòng máu  Việt, bởi ông này dùng đất Hán sông hán, nằm trong địa bàn nước Sở để đặt tên triều đại đầu tiên  huy hoàng của Hoa chủng. Ấn tượng của triều đại nhà Hán mạnh mẽ đến độ người Hoa từ dạo đó  về sau gọi mình Hán Tộc”.(6)

Đúng là ngôn ngữ của kẻ BUÔN THẦN BÁN THÁNH !!!

Lý do : VĂN  HÓA đối với người VIỆT Chân Chính là Minh Triết, là Đạo, là Tôn Giáo nên rất Thiêng Liêng, KHÔNG thể là đối tượng của bất cứ sự  Đổi Chác nào cả !!!

Ngoài ra, tác giả còn tỏ ra rất “mánh mung”, vì ĐỔI CHÁC  kiểu đó thì Việt Tộc LỖ TO!

–  Tác giả sẽ  đem “dâng” gần 2000 năm cho “ông chủ” Tàu  của mình ( vì thực sự gần 5000 năm chứ không phải 4000 năm Văn Hiến như tác giả viết)

–  Kế đến, như đã đề cập ở bài viết trước đây, chúng ta thử xem giới Học Giả Quốc Tế nhận  định như thế nào về Tương quan giữa SỞ và VIỆT :

“ Hứa Văn Tiền viết ở bài “Dịch Giả Tự” trong bản dịch quyển “An Nam Thông Sử” mà Nguyên Tác là của Sử Gia Nhật Bản Nhan Thôn Thành Doãn với lời lẽ như sau : “Xét người Việt lập được cơ nghiệp ở bán đảo Trung Ấn là có uyên nguyên, chứ không phải việc ngẫu nhiên bởi vì Việt Nam là giống Cường Đại nhất trong Bách Việt…..Nước Sở xuất hiện khoảng mười thế kỷ trước công nguyên là do dân tộc Việt Nam kiến lập.”(7) (LVT viết chữ nghiêng và tô đậm)

Như vậy theo giới Học Giả QUỐC TẾ, Việt Nam đã lập ra nước  Sở, chứ  KHÔNG phải  là “đám Tàn Quân” của Sở như  tác giả muốn  cho chúng ta hiểu!

Ngoài ra, cũng đã đề cập ở bài viết trước , Học Giả J. Needham cho rằng người Hoà Bình đã du nhập vào Trung Hoa 25 nét Đặc Trưng Văn Hóa của mình trong đó có: Tục Đua Thuyền, Huyền Thoại Con Rồng, Văn Minh TRỒNG ĐỒNG.(8)

Còn Khuất Nguyên thì đã có gốc VIỆT rồi:  Vì không được vương triều thâu nhận những bản điều trần mà ông trầm mình dưới sông Mịch La để phản đối. Từ đó ở phương Nam có tục Đua Thuyền vào Tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5, và vào dịp này,  người ta hay hát những bài của Khuất Nguyên để gợi lòng Ái Quốc cũng như  nhắc nhở về mối thù của dân gian đối với vương triều của Hán tộc.(9)

Tóm lại, Trống Đồng cũng như Sở Từ đã là của VIỆT Tộc từ đầu, mà tác giả lại DÁM làm ra vẻ như là của người Hán hầu dùng như phương tiện đổi chác có lợi cho họ ! . Còn  Lưu  Bang muốn tuyên dương gốc rễ Việt của mình, thì thử xin phép Tổ Tiên Việt Tộc  xem Các Ngài có chịu hay không ? !  

Quả thật là MÁNH MUNG “hết chỗ nói” !!!

…..

I) VẤN ĐỀ NƯỚC XÍCH QUỶ

A)Ý NGHĨA TIÊU CỰC

Ngoài ra, cái gọi là loạt bài về “truyền thuyết Hùng Vương” của tác giả  CHỈ gồm  một vài ý tưởng THÔ THIỂN lập đi lập lại từ bài này qua bài khác! Khi cần “thêm thắt” một chút gì cho ra vẻ “ta đây” là “nhà nghiên cứu” thì tác giả lại Lý Luận MỘT CHIỀU, hoặc “tủn mủn tỉn mỉn” đi kiếm những cái gọi là “dữ kiện” thường có tính cách  “vặt vãnh”  nhằm NGỤY BIỆN cho Ý ĐỒ sẵn có của tác giả, chưa kể đến rất nhiều trường hợp  tác giả đã LẠC ĐỀ như  khi tác giả hiểu Huyền  Thoại như làSử Ký chẳng hạn!

Thật vậy, vì  có lẽ chưa bao giờ có dịp nghiên cứu về khoa Huyền Thoại học cả nên  tác giả tưởng có thể áp dụng các tiêu  chuẩn của Sử Ký như  Nguyên Bản, Chính Bản….vào Huyển Sử Tiên Rồng.  Do đó, tác giả mới “hăm hở” đi  lên  “xứ Mường” kiếm cho ra một huyền thoại Mường nhằm “chứng minh” rằng  Bản Mường (hơi giống Bản Việt) , là “nguyên bản”, “chính bản” ???!!!  Nhưng “buồn 5 phút!” (ngôn từ của chính tác giả trong một bài viết) tác giả đã LẠC ĐỀ rồi mà không hay biết : vì các tiêu chuẩn  “nguyên bản”, “chính bản” của Sử Học  KHÔNG thể áp dụng vào khoa Huyền Thoại học được!

Hệ quả là những lập luận của tác giả  nhằm bác bỏ sự  hiện hữu của các nước Xích Quỷ và Văn Lang, mà tác giả viện lý do rằng Bản Mường không có đề cập đến Thần Nông, Đế Minh, Kinh Dương Vương  cũng  như  các nước Xích Quỷ, Văn Lang, thì những lập luận của tác giả kể trên tỏ ra  VÔ GIÁ TRỊ vì lý do LẠC ĐỀ như đã nói ở trên !!! cũng Vô Giá Trị những lập luận sau đây của tác giả. Sở dĩ chúng tôi trích dẫn các đoạn văn của tác giả liên quan đến các vấn đề kể trên là để chúng ta có dịp thấy rõ thêm những Ý ĐỒ của tác giả.

a) Tác giả viết:  “Để ý thêm, bởi các tác giả truyền thuyết thuộc chủng Âu (Thái-cổ) ta thấy toàn bộ truyền thuyết đã được viết riêng theo quan điểm chủng Âu, tức gốc tổ người Mường”(10)

PHÊ BÌNH: Đúng là tác giả LỘNG NGÔN!!! vì chúng tôi đã có dịp trình  bày ở bài viết trước , tính chất Cao  Cấp, Siêu Khoa Học, Nhân Chủ, DBáo…..của Bản VIỆT  ngược hẳn với tính chất BÌNH DÂN của Bản MƯỜNG, khác xa nhau “một trời một vực”!!!

b) Tác giả viết tiếp: “Chúng ta có thể đoán ngay ‘phương Bắc’ bao gồm nhiều lắm  là địa bàn tỉnh Hồ Bắc ngày nay, tức phần lớn đất Kinh Việt, tức châu Kinh của nước Sở. Phương Nam của nước Xích Quỷ do đó chỉ là một sản phẩm tiểu thuyết, của một truyện cồ tích lâm ly”.(11)

PHÊ BÌNH: Có lẽ Lịch Sử đang lập lại vì chúng ta đang chứng kiến ÂM MƯU “Cắt Đất” của tác giả nhằm dâng cho “Quan Thầy” phương Bắc : thật vậy, từ một nước Xích Quỷ “phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam) , phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp  Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp biển Nam hải”, tác giả chỉ để lại cho chúng ta ở phía Bắc một phần đất rất nhỏ bé tương đương với tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Thật là LỚN MẬT!!!

c) Tác giả tiếp tục: “ Sử sách chính thức của Tàu không bao giờ đề cập đến 1 nước nhất thống được tất cả hằng trăm bộ tộc khác nhau của khối Bách Việt, ở Hoa Nam, trước và sau khi nhà Tần, nhà Hán khởi động chiến tranh xâm lược miền Hoa Nam”.(12)

PHÊ BÌNH: Đúng là NGỤY BIỆN!!! Một trong nhiều nghĩa của nhóm chữ “Văn Lang”,  nhằm chỉ nước của Việt tộc hậu thân của nước Xích Quỷ là VĂN LÀNG để nhấn mạnh đến thể chế LIÊN BANG của nước VIỆT từ xưa cho đến gần đây  xem  NƯỚC như  là Liên Bang của CÁC LÀNG được thấy chẳng hạn qua  nhóm chữ  LÀNG-NƯỚC.Tác giả lại đem mô hình  ĐẾ QUỐC của các “Quan Thầy” phương Bắc từ thời Tần-Hán áp dụng vào nước VIỆT với âm mưu kèm theo nhằm từ chối sự hiện hữu của các nước Xích Quỷ, Văn Lang.

d) Ngoài ra, tác giả đưa ra những lý do sau đây mà theo tác giả, đã khiến những người “soạn” truyền thuyết “chọn tên Xích Quỷ cho ‘quốc hiệu’ đầu tiên của nước Nam”.

Trích dẫn một nhà nguyên cứu  Việt, tác giả cho rằng Xích Quỷ “có thể nằm đâu đó phía Nam tỉnh Quí Châu ngày nay…….Khi xưa tỉnh Quí Châu có tên Quỷ Phương, cũng chứa từ “Quỷ” trong đó……………”

Tác giả viết tiếp: “Đọc sử Trung quốc, chúng ta cũng thấy vào thời Xuân Thu (770-476 TCN) có một bộ tộc rất ‘man di’ mang tên ‘Xích Địch’ quấy nhiễu nhà Châu, sau nhờ Tấn Văn Công hội chư hầu đánh dẹp…….

Hoặc “Tương tự cho Xích Địch, mang nghĩa ‘rợ có da màu đỏ’. Rất có khả năng, đầu tiên họ biết đám rợ này từ phương Bắc (nên mang tên Địch), nhưng hoàn toàn không có nghĩa  dân Xích Địch không có ở phía Nam sông Dương Tử. Đây là một điểm khá gút mắt của đầu óc người Hoa”.

Tác giả nhấn mạnh “’Xích Quỷ’ mang nghĩa loài quỷ có da màu đỏ”, và trích dẫn nhà nghiên cứu gốc Việt nêu trên: “ tác giả có mô tả một loại người dân tộc (người Kha Lá Vàng ở biên giới Việt Lào) nói thứ tiếng Việt rất cổ có màu đất đỏ, màu ‘thổ chu’. Với hàm ý, rất có thể người Kha là hậu duệ của dân ‘Xích Quỷ’……dân Kha có đủ thứ sắc thái của chủng Yueh cổ: xâm mình, nhuộm răng, ăn trầu, và điêu đề (xâm trán), cũng như  nói tiếng Việt rất cổ”.

Nhà nghiên cứu nêu trên  dừng lại ở đây, nhưng tác giả lại muốn làm hơn thế nữa (để mong LẬP CÔNG chăng ? ) nên viết thêm: “ Tuy nhiên, tiếng Việt cổ của dân Kha gần với tiếng Mường hơn tiếng Việt. Điều này cho biết, theo thuyết giải mã ở đây, người Kha thuộc chủng Thái cổ chứ không phải Việt cổ. Thuộc đám theo Âu Cơ. với chủng Âu (Thái-cổ)”.

Tác giả lý luận tiếp: “’Xích Quỷ’ là một tên thuần Hán. Do các tác giả Việt có thể thân-Mường, hay thân-Thái-cổ tức nghiêng về ‘phe’ của vua Lê Lợi (gốc Mường), đặt ra nhằm đề cao vai trò lãnh đạo của chủng Thái-cổ  trong cuộc di tản về Nam hay dựng nước….”

Tác giả viết tiếp “ Trở lại với chuyện Thái-cổ có thể có mang da màu thổ chu (đất đỏ), nhiều tài liệu về việc khai quật các ngôi mộ cổ ở Bắc Bộ………”

Hoặc “Đọc lại sử sách hoặc địa lý Trung quốc, chúng ta sẽ thấy vùng đất ở khu vực Trùng Khánh Tứ Xuyên, tức nước Thục  cổ xưa với chủng Thái chủ lực, gồm toàn đất……. đỏ. Như vậy, khá rõ, chủng Hoa ngày xưa dùng chữ ‘Xích Địch’ để chỉ đám rợ có da màu thổ chu của đất đỏ”.(13)

PHÊ BÌNH: Nhận xét đầu tiên là tác giả CHỈ đề cập đến ý nghĩa TIÊU CỰC của nhóm chữ “Xích Quỷ”.  Tác giả viết : “’Xích Quỷ mang nghĩa loài quỷ có da màu đỏ”

Kế đến, cũng như ở phần trên, ở đây, tác giả lại áp dụng lối nhìn DUY SỬ, tức một lần nữa, xem Huyền Thoại,Truyền Thuyết như là Sử Ký. Do đó, tác giả “lục lọi” khắp nơi để cố kiếm cho ra một sắc dân đạt được tiêu chuẩn của “loài quỷ có da màu đỏ’ hầu tỏ ra “xứng đáng” là con dân  của nước “Xích Quỷ” ?!

Hết “rợ Xích Địch”  ở phía Bắc, qua nước Quỷ Phương mà theo tác giả, địa bàn nằm ở vùng tương đương với tỉnh Quí Châu ngày nay,  đến người Kha Lá Vàng ở biên giới Việt –Lào….vvv….tác giả cố ”ép”  Lịch Sử làm sao để tất cả đều có Đất Đỏ màu “Thổ Chu” hầu đáp  đúng tiêu chuẩn “loài quỷ có da màu đỏ”!.

Chưa hết! Tác giả lại “ép” Lịch Sử làm sao để tất cả các sắc dân nói trên đều có cùng nguồn gốc Thái-cổ, kể cả Vua Lê Lợi ???!!!

e) Xong rồi, tác giả tóm tắt những “khám phá” của mình liên quan đến “Xích Quỷ”như sau:

– “Tác giả chính hay nguyên thủy của truyền thuyết là người Việt chủng Thái-cổ.

-Xích Quỷ là quốc hiệu đầu tiên của truyền thuyết rồng tiên

-Xích Quỷ mang nghĩa chính giống Rợ có da màu đỏ. Một thứ từ do Hoa chủng đặt ra

-Khối dân chủ lực của Xích Quỷ chính là dân chủng Âu, tức Thái-cổ

– Người Kha Lá Vàng ở biên giới Việt-Lào có da màu thổ chu

-Một số ngôi mộ của người Việt-cổ đã khai quật cho thấy dấu vết của đất đỏ

– Nước Thục, chủng Thái, ở vùng Tứ Xuyên ngày nay, có rất nhiều đất đỏ

– Thục bị Tần tiêu diệt vào khoảng năm 316 TCN

-Dân Thục chủng Thái di tản sang Sở, và một số xuôi về Nam gia nhập cộng đồng ở Tây Âu (tức Âu Việt), Điền Việt (Nam Chiếu) và sau cùng, bình nguyên sông Hồng.

Và tác giả kết luận: “Xích Quỷ chính là một ‘nước’ trong trí tưởng tượng phong phú của các tác giả truyền thuyết- ngưới Việt thuộc chủng Thái-cổ hay thân-Thái-cổ. Những người ‘lãnh đạo’ nước Xích Quỷ đó bao gồm những người di tản Việt chủng Thái, xuất phát từ một xứ có nhiều đất đỏ mang tên Thục. Nước Thục đã bị nước Tần tiêu diệt vào khoảng năm 316 TCN”.(14)

PHÊ BÌNH: Chúng tôi xin được tóm tắt dưới đây những lập luận của tác giả liên quan đến vấn đề “Xích Quỷ”:

– Vì xem Huyền Thoại, Truyền Thuyết như là Sử Ký nên tác giả đề cao Nguyên Bản, Chính Bản, đồng thời xem Bản MƯỜNG như là “nguyên bản, “chính bản” của Huyền Sử Tiên Rồng và các vấn đề liên hệ.

– Ở phần trên, tác giả lập luận rằng vì Bản Mường không nhắc đến tên “Xích Quỷ” nên theo tác giả nước “Xích Quỷ” không hiện hữu. Tóm lại, theo tác giả, “Xích Quỷ” KHÔNG CÓ trong Truyền Thuyết MƯỜNG-THÁI

-Nhưng ở phần dưới, tác giả lại cho rằng: “Xích Quỷ chính là một ‘nước’ trong trí tưởng tượng phong phú của các tác giả truyền thuyết- người Việt thuộc chủng Thái-cổ”. Tức là theo tác giả, “Xích Quỷ” ở đây lại CÓ trong Truyền Thuyết MƯỜNG-THÁI (dẫu là trong trí tưởng tượng của họ)!

– Và cũng theo tác giả “khối dân chủ lực của Xích Quỷ chính là dân chủng Âu, tức Thái-cổ”

Tóm lại, theo tác giả bài viết “Quốc Tổ hai giòng máu”, XÍCH QUỶ vừa CÓ (ở phần dưới), vừa KHÔNG CÓ ( ở phần trên) trong Truyền Thuyết  MƯỜNG –THÁI. Và người Thái-cổ là “chủ nhân ông” của nước Xích Quỷ mà “đúng lý ra”  là của người Việt–cổ ???!!!

Quả là một lối Lý Luận rất KỲ LẠcó một không hai” khắp “đông-tây-kim-cổ”! Do đó, chúng tôi thử đưa ra một lối giải thích như  sau:

Có lẽ vì  quá “hăm hở” (để LẬP CÔNG chăng ? ), tác giả bằng thái độ “tủn mủn tỉn mỉn”  không ngại “xông pha” vào  các “hang hóc”, “bụi rậm”, đi tìm kiếm những cái gọi là “dữ kiện” nhiều khi rất “vặt vãnh” nhằm “trang điểm” cho các lý luận của mình. Đồng thời tác giả không quên “gieo” HỎA MÙ vào đối phương với những điều vừa nêu trên.

Không may cho tác giả là việc làm KHÔNG ĐẠT MỤC TIÊU: “Hỏa Mù” thay vì  “che mắt đối phương” thì lại CHE MẮT CHÍNH ĐƯƠNG SỰ !

Hệ quả là tác giả KHÔNG THẤY những  MÂU THUẪNto bằng quả núi” trong những lập luận của mình, mà một người với trình độ trí thức  BÌNH THƯỜNG nhất có thể thấy ngay!

B) Ý NGHĨA TÍCH CỰC

Ngoài ra, chính loại  HỎA MÙ nêu trên khiến tác giả không thấy điểm VÔ LÝ sau đây:

Nếu “Xích Quỷ”  chỉ có những ý nghĩa TIÊU CỰC như tác giả cố ý cho chúng ta thấy là như vậy, thì lẽ nào Tiền Nhân ta lại chọn nó làm QUỐC HIỆU đầu tiên cho  Nước VIỆT.

Một người có trình độ Phán Đoán BÌNH THƯỜNG phải nghi ngờ ngay là có thể đây là Âm Mưu XUYÊN TẠC của ĐỐI PHƯƠNG. Hay là tác giả có ẨN Ý nào khác chăng ?

Cố Triết Gia Kim Định có viết về vấn đề XÍCH QUỶ như sau:

“ Theo quyển “Văn Hến Thông Khảo”  của Mã Đoan Lâm thì chữ “QUỶ” có nghĩa là LỚN LAO và hay đi với “CHỦ (Quỷ Chủ) để chỉ người có quyền thế lớn ở vùng Nam. Miền Tứ Xuyên  hay nói “Đô Quỷ Chủ” để chỉ vị Nguyên Soái, cũng có khi nói “Thiên Quỷ Chủ” có lẽ để chỉ người cầm đầu một ngàn nhà.

Theo Kinh Dịch thì  “Bắc” chỉ “Nước”, “Nam” chỉ “Lửa” (quẻ Li): hai hành này phải “Giao Nhau” mới làm nên “Linh Phối”. Theo ý đó, Tư Mã Thiên dùng câu ngạn ngữ “thủy dữ hỏa hợp vi túy” nhân khi nói tới hai ngôi sao ‘Thủy Tinh” và “Hỏa Tinh”. Nơi khác, ông có nhắc  đến một bức chạm Nữ Oa và Phục Hy có con Chim Đỏ (Chu Tước?), còn bên cạnh Nữ Oa thì  có Huyền Vũ (guerrier sombre). Vì thế trong nền Văn Hóa Cổ Đại Việt Hoa thì HUYỀN là màu chỉ SỰ SỐNG đi với NƯỚC, còn XÍCH chỉ LỬA (Đỏ) hay Quẻ Li chỉ VĂN MINH Tinh Thần.

Khi nói đến phần Linh Thiêng con người thì dùng hai chữ NHƠN QUỶ đối với Thiên Thần và Địa Chi, vì thế vua quay về hướng NAM. Cũng như trong mỗi nhà thì gia trưởng quay về hướng NAM. Tất cả đều nói lên sự hướng vọng về VĂN MINH.  Khi gọi các nước Văn Minh là CHƯ HẠ thì cũng là ý đó, vì  HẠ là “mùa Hạ” đi với Phương NAM. Ý tưởng này phát xuất từ Ngũ Hành, Hà Đồ và Lạc Thư  nên chắc phải có đã lâu đời lắm. Người ta còn tìm được dấu tích ở hai đời Ân và Chu có ba nước ở phương Bắc được xem là có VĂN HIẾN thì nước Quỷ Phương là một, hai nước kia là Côn Di và Huấn Dục.

Như vậy khi đặt tên cho nước là XÍCH QUỶ, thì Tiên Tổ ta có thể nhắm một trong ba hay  tất cả ý tưởng sau đây:

Một là nói lên ý tưởng về VĂN MINH, trong đó chữ “QUỶ” có nghĩa là ‘Quy Hướng” (= “quỷ quy dã”. Liệt Tử đã dùng chữ này trong khi nói về lúc sau chết, thì Thần và Hình đều trở về chốn Chân Thực Sơ Nguyên của mình =( “Tinh thần li hình, các quy kỳ chân” ), nên  “Xích Quỷ” có nghĩa là “Đi về Phía VĂN MINH” chỉ bằng Mặt Trời phương NAM (Nhật Nam).

Ý thứ hai có thể xưng mình là CHỦ LỚN ở Phương NAM. Điều này là có thật khi nói về Viêm Việt, vẫn từ đầu là Chủ cả Phương Nam lẫn Phương Bắc. Rất có thể lúc ấy Hoa Tộc đã tràn vào làm ung thối 6  tỉnh Hoàng Hà, nên Viêm Việt  dùng danh hiệu XÍCH QUỶ để nói lên Ý  Chí giữ Chủ  Quyền  Phương NAM.

Ý thứ ba có thể là Tiền Nhân nói lên Ý Chí duy trì Di Sản THIÊNG LIÊNG của Viêm Tộc được ghi trong chữ “XÍCH”. Theo một truyền thuyết xa xưa còn ghi lại do Châu Diễn thì nước Tàu xưa (tức là nước Cổ Việt) kêu là “Xích Huyện Thần Châu mà ông J. Needham dịch là “the Spiritual Continent of the Red Region”. Có thể đây là  tên đặt cho Trung Hoa cổ đại (tức Cổ Việt) đời Tam Hoàng để ghi nhớ việc khai sáng ra nền VĂN MINH ( Lửa). Đến sau Hoa Tộc tràn vào đổi tên mới, thì Viêm Việt cố duy trì  lại bằng danh hiệu Xích Quỷ. Theo  Trịnh Quang Thành thì Xích Đế có nghĩa ngang hàng với Văn TTrời, tức là lấy Phương NAM sáng láng nhất (XÍCH) để chỉ  cái  Toàn Thể là VĂN TỔ “(15)

Đó có lẽ là 3 lý do nói lên được Ý Chí của Tiền Nhân ta muốn làm CHỦ Phương NAM cũng như duy trì Di Sản Tinh Thần của Tiên Tổ hướng tới Ánh Sáng Văn Minh.  Thật khác xa với tất cả các ý nghĩa TIÊU CỰC mà tác giả bài viết đã cố ý gán cho “Xích Quỷ” nhằm  XUYÊN TẠCHẠ GIÁ Uy Tín và Thanh Danh  của Tộc VIỆT !

…..

II) VẤN ĐỀ NƯỚC VĂN LANG

ĐẠI CƯƠNG

Giống như  XÍCH QUỶ với các “nướcXích Địch”,  “Kha Lá Vàng”……được dùng để “hạ giá” tầm vóc lẫn ý nghĩa của Xích Quỷ, tác giả cũng làm công việc tương tự  đối với VĂN LANG với các “nước”  “ Yạ Lang” và “Tây Vu” nhỏ xíu! Đó cũng là lối nhìn của DUY SỬ điểm một chút màu sắc THỰC DÂN Thuộc Địa của  giai đoạn Pháp  Thuộc còn sót  lại từ thời Aurousseau, Madrolle……Nhưng lối này đã LỖI THỜI  lắm rồi!

Noi theo đường lối CŨ KỸ nêu trên, tác giả LẠI tiếp tục “hạ bệ” các nước Văn Lang, Xích Quỷ HƠN HẲN cả sự Trông Chờ của “ông chủ” MỚI ngày nay! Hình như tác giả có thái độ rất Hăng Say của “đám Tân Tòng” (Néophyte): thật vậy, “ông chủ” chỉ đòi có 5 phần thôi, nhưng tác giả  lại muốn làm đến 10 phần (để mong LẬP CÔNG chăng ?).

Thí dụ, đối với những vùng đất mà người Tàu đã xem  như  là một Nước  hay Quận Huyện rồi, nhưng tác giả lại cảm thấy chưa Đ, do đó phải tìm  mọi cách “hạ giá” thêm  nữa để trở thành Bộ Lạc hay Thị Tộc mới thôi! Tức có thể nói là trong lãnh vực này, tác giả có vẻ luôn luôn cố gắng làm việc Vượt  Chỉ Tiêu! Công việc sau khi được thực hiện “xong xuôi đâu đó” rồi, thì tới lúc tác giả tìm cách BIỆN MINH  cho “ông chủ” của mình. Tác giả viết:

“ Tóm lại, “nước” đối với người Tàu ở thời cổ đại, nhất là đối với khối Bách Việt là một ý niệm hết sức lỏng lẻo. Dùng cách nào cũng rất thuận lợi cho đoàn quân chiến thắng của chủng Hoa. Nếu họ dùng từ “nước”, như nước Tây Âu, nước Thục, nước Dạ Lang, nước Mân Việt,……họ dùng cho nó oai vì họ đã thắng và thôn tính được một nước chứ không phải một bộ lạc nhỏ xoàng xĩnh.

Nếu họ dùng “Thị” hay “bộ tộc” họ xác nhận được danh chính ngôn thuận ngay tại chỗ, theo chủ thuyết terra nullius, đất trống không có loài người văn minh. Y như thực dân hàng chục thế kỷ sau. Cũng là cái lý  do chính đáng để họ ở lại đó luôn. Bởi xứ đó hãy còn man rợ, cần họ giúp đỡ quản lí hành chánh và chỉ dẫn ánh sáng của văn minh.

Tóm lại, đối với người Tàu, phân biệt “nước” hay “Thị” đường nào cũng có lợi cho họ hết. Họ không quan tâm”.(16)

Đúng là ‘Mưới Phân Vẹn Mười”! Một bài viết CA NGỢI “rất khéo” nhằm tôn vinh kẻ Chiến Thắng! 

Mặt khác, người ta thường cho rằng có 3 yếu tố làm nên một NƯỚC là : Lãnh Thổ, Chính Quyền và Dân Tộc. Nhưng có một điều mới nhìn qua có vẻ rất LẠ LÙNG , là trong thời đại ngày nay, các nước Tây Phương mà ai cũng biết là rất hùng cường, do đó trên nguyên tắc, người Tây Phương không có gì phải bận tâm về số phận của Đất Nước họ cả . Mà quả thật  họ KHÔNG có gì phải lo lắng về phương diện Lãnh Thổ, Chính Quyền, tức về mặt CHÍNH TRỊ. Nhưng những nhà Tư Tưởng, Triết Gia Tây Phương lại tỏ ra lo ngại về phương diện Dân Tộc tính, tức về mặt Tinh Thần VĂN HÓA của nước họ.

Lý do là họ lo rằng song song với hiện tượng Toàn Cầu Hóa, người ta thấy đang hiện hình lên một hiện tượng rất đáng bận tâm, đó là sự LẤN ÁT mau lẹ của Đại Chúng Tính trên Dân Tộc Tính.

Một thí dụ về ĐẠI CHÚNG là đám đông tụ đấy mà tan đấy: : không có cơ sở tinh thần bền chặt nên trôi nổi như đám bèo bồng không nơi bám víu, không tinh thần trách nhiệm.

Khác hẳn với DÂN TỘC có cơ sở tinh thần, có sự liên tục, có truyền thống làm như cột trụ đầy óc trách nhiệm về quốc gia hưng vong. Đoàn thể của Dân Tộc gọi là Công Thể (communauté) với ý thức nói lên cơ thể tính, nội khởi tính vắng mặt trong Đại Chúng đầy  tính chất cưỡng bách, ngoại khởi.

1) YẾU TỐ “DÂN TỘC”

Vậy chúng ta thử hỏi : “Cái gì  làm nên DÂN TỘC ? “ Tiếng Nói? Giòng Máu?  Đất Đai? Thưa mỗi thứ  đều đóng góp phần nhỏ phụ thuộc, nhưng không phải là chính yếu nên nhiều nước không có những yếu tố đó mà vẫn là một Dân Tộc. Dân Thụy Sĩ  nói ba thứ tiếng, nước Mỹ có rất nhiều giòng tộc, Do Thái gần hai ngàn năm không có một tấc đất, thế mà vẫn là Dân Tộc.(17)

Vậy cái chính cốt làm nên một DÂN TỘC là cái Cơ Sở TINH THẦN hướng dẫn  đời sống Toàn Dân. Hễ cơ sở đó mạnh thì dân tộc đó mạnh dù có gặp khó khăn tới đâu rồi cũng còn hy vọng lướt thắng. Riêng nước Tàu thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là tuy với đất đai bao la, giòng máu dị tạp, ngôn ngữ bất đồng……cái làm cho nước Tàu đứng vững là VĂN HÓA. LẠC VIỆT cũng vậy, biết bao chi chủng của Bách Việt đã bị nhà Hán đồng hóa, thì sự kiện Lạc Việt còn đứng vững cho đến tận hôm nay, cũng là yếu tố Văn Hóa. Thật vậy, VIỆT NHO với các đặc tính Biến Hóa, Nhân  Chủ, Tâm Linh….. đã giữ được tính chất Tinh Tuyền  của Giòng Sống TÂM LINH  cho Nho Giáo trong quá khứ, dẫu sau này  Nho Giáo có bị HÁN NHO làm cho SA ĐỌA một phần.

Do đó, mặc cho Ý ĐỒ của tác giả bài viết cùng với những kẻ đồng tình, xử dụng  các thủ thuật NGỤY BIỆN không được ‘trong sáng” lắm, với âm mưu “nhận chìm”  Dân Tộc VIỆT “xuống tận bùn đen”  bằng lối lý luận rất chủ quan là VIỆT Tộc  không những thua chủng  HOA , chủng THÁI mà còn thua cả MƯỜNG Tộc nữa, thì trái lại, những Khám Phá mới mẻ nhất của giới Học Giả QUỐC TẾ đều chứng minh NGƯỢC LẠI!

Thật vậy, như vừa đề cập ở phần trên,  Học Giả gốc Hoa Hứa Văn Tiền và Sử Gia gốc Nhật Nhan Thôn Thành Doãn  đều cho rằng Việt Nam thời trước là “giống Cường Đại nhất Bách Việt”  và nước Sở là do Việt Tộc tạo nên, chứ không phải ngược lại như tác giả muốn chúng ta hiểu!

Cũng như trong bài viết trước đây, chúng tôi đã có đưa ra nhận xét là Hầu Hết các Học Giả Quốc Tế ngày nay đều nghĩ như  ông H.Wiens là “Đời xưa dân Việt Nổi  về mặt Văn Hóa trong nhóm ngưới Nam Á” (= “In the ancient times, the Yueh  peoples were culturally the highest among the Austronesians”(18)

Cũng dễ hiểu thôi! Có vậy thì người ta mới gọi là BÁCH VIỆT chứ KHÔNG gọi là phải là “Bách Thái” hay “Bách Mường” !!! Và  LẠC VIỆT mới đặt tên Nước mình là VĂN LANG , tức  Xứ Sở của những con người Văn Hóa, những Kẻ Sĩ, những Nho Gia  CHÍNH HIỆU.

Ngoài ra, tác giả bài viết còn đưa ra 3 tiêu chuẩn  mà tác giả gọi là 3 Điều Kiện “CẦN” để làm nên một NƯỚC là : Lãnh Thổ,Chính Quyền, Dân Tộc.  Phần trình bày trên cho thấy là trong 3 yếu tố nêu trên thì yếu tố quan trọng nhất có lẽ là DÂN TỘC. Như trường hợp người Tây Phương ngày nay, tuy họ không có vấn đề gì đối với 2 yếu tố kia là Lãnh Thổ và Chính Quyền, nhưng giới Thức Giả ƯU TÚ của họ lại rất lo ngại về nguy cơ Nước họ đánh mất DÂN TỘC Tính..

Trái lại, cũng theo phần trình bày ở trên, LẠC VIỆT đã được giới Nghiên Cứu xem là có vai trò Lãnh  Đạo về mặt  VĂN HÓA đối với Bách Việt Và các đặc tính như Biến Hóa, Nhân Chủ, Tâm Linh của VIỆT NHO  không những diễn tả một cách Trung Thực  các nét Đặc Trưng của  Dân Tộc  Tính của VIỆT Tộc. mà còn có khả năng  đạt được  Siêu Việt Tính  nên đáp ứng được cả tiêu chuẩn Nhân Tộc là yếu tố áp dụng không những  cho ngưới Việt mà còn cho cả  Con Nười Muôn Thuở sống ở mọi nơi, mọi thới!

2) YẾU TỐ “LÃNH THỔ”

Còn về yếu tố LÃNH THỔ, thể theo Truyền Thuyết mà nội dung đã được các khoa Khảo Cổ, Ngôn Ngữ, Di Truyền học……ngày nay xác nhận, nước VĂN LANG, theo nghĩa rộng  có lẽ bao gồm tất cả lãnh thổ nước Tàu khi người Hòa Bình cách đây vài chục ngàn năm lên định cư  ở phương Bắc. Vì người Tàu theo lý thuyết mới nhất,  chỉ xuất hiện cách đây cỡ 15 ngàn năm, do  những đoàn người đến từ Trung Á sau này LAI GIỐNG với dân Bản Thổ đã định cư  lâu đời ở đất Tàu xưa (tức nước Cổ Việt).

Còn nước VĂN LANG ở đợt thứ hai lớn tương đương  với nước XÍCH QUỶ “Bắc  giáp Đông Đình Hồ (Hồ Nam), Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), Tây giáp  Ba Thục (Tứ Xuyên), Đông giáp biển Nam Hải”’

Và như đã trình bày trong một bài viết trước đây, có nhiều lối giải thích Huyền Thoại,  Truyền Thyết, miền sao  cách giải thích đáp ứng  tiêu chuẩn  Mạch Lạc Nội Ti (Cohérence Interne) hay tính  Kiên Định  (Consistency), cũng như  KHÔNG đi ngược  lại với các khám phá của các Khoa Liên Hệ V Mặt Đại Cương Chúng tôi nhấn mạnh trên  nhóm chữ “Về Mặt Đại Cương”, vì Huyền Thoại,Truyền Thuyết KHÔNG phải là Sử Ký nên không cần phải đúng  trong từng chi tiết. Ngoài ra, khi sử dụng bất cứ phương pháp  nào để giải thích Huyền Thoại, Truyền Thuyết ta phải ý thức  được rằng đây chỉ là MỘT trong  nhiều lề lối giải thích  khác nhaụ mà thôi!

Bây giờ hãy thử áp dụng  các khám phá mới nhất của KHOA HỌC ngày nay vào đoạn văn sau đây  của Huyền Thoại HỒNG BÀNG “ Đế Minh phong cho Đế Nghi  (con bà vợ cả ở phương Bắc) kế vị mình  làm Vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai trị phương Nam, quốc hiệu là Xích Quỷ).

Về đoạn văn nêu trên, Sử phương Bắc  có ghi lại ngày Vua Đế Nghi lên ngôi là năm Nhâm Tuất 2879 tr. CN. Tất đó cũng là năm Vua Kinh Dương Vương thành lập nước Xích Quỷ (tức Văn Lang đợt hai). Điều này phù hợp với KHOA HỌC vì lúc đó nhân loại vừa qua được nạn  Đại Hồng Thủy, nạn Biển Tiến đột ngột khoảng 8000 năm trước đây, và nước bắt đầu rút khoảng 5500 trước đây. Nhân loại cũng bắt đầu tiến vào thới kỳ có CHỮ VIẾT và thời kỳ KIM LOẠI, cũng là thời kỳ  thành lập QUỐC GIA.

Đi vào chi tiết hơn, cương vực  mà truyền thuyết dành cho Xích Quỷ (tức Văn Lang đợt hai) đã được Khoa Học ngày nay chứng thực: Cư dân nơi đó cùng mang theo mình một loại máu; cùng nói một thứ ngôn ngữ [ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asiatic)]; cùng dùng  những loại dụng cụ bằng Đá, bằng Đồng giống nhau; cùng có những truyền thống, những nếp sống không khác nhau bao nhiêu”.(19) Vậy nên,  những sự kiện trong Truyền Thuyết  nêu trên rất gần với Sự Thực KHOA HỌC.

Tuy nhiên,  dưới sức ép của Du Mục phương Bắc. Tộc VIỆT phải tiếp tục cuộc Nam Tiến. Và Lãnh Thổ  của nước VĂN LANG đợt ba có lẽ bao gồm về phía Nam, cương vực Bắc Phần và Bắc Trung Phần của Việt Nam hiện nay, còn về phía Bắc có lẽ là vùng lãnh thổ sau này có tên là Điền (Văn Nam), Thục (Tứ Xuyên), Dạ Lang, Mân Viễn, Lưỡng Quảng…….

3) YẾU TỐ “CHÍNH QUYỀN”

a) DẪN NHẬP

Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu Cổ Sử  Việt trước đây tỏ ra lúng túng khi đến  giai đoạn thành lập nước VĂN LANG. Lý do có lẽ là  vì có nhiều Dữ Kiện  mới xem qua có vẻ MÂU THUẪN với nhau , cũng như  vì với trình độ Khoa Học vào thời kỳ đó, họ chưa  có thể đưa ra một  giải thích thỏa đáng được. Tuy nhiên, điều  đáng Ngạc Nhiên là từ đó cho đến  tận hôm nay, với rất nhiều khám phá mơí mẻ trong các bộ môn khác nhau như  Khảo Cổ, Ngôn Ngữ, Di Truyền, Hải Dương, Địa Chất học……đa số có vẻ vẫn còn dừng lại ở giai đoạn trước, do đó vẫn CHƯA đưa ra được một GIẢI ĐÁP  Thỏa Đáng về sự Thành Lập nước VĂN LANG.

Điều mới mẻ mà họ thường không biết hoặc biết nhưng lại lướt qua hay không nhấn mạnh đủ có lẽ là hiện tượng  BIỂN TIẾN  và ảnh hưởng của hiện tượng này trên  những gì xảy ra trên thực tế tại vùng đất Đông Nam Á , trên toàn Thế Giới, cũng như riêng đối với Việt Nam, trên cách thức  Giải Thích  việc Thành Lập Nước VĂN LANG..

Ở cấp Quốc Tế, nhà khảo Cổ W. Solheim II, nhà Ngôn Ngữ J. Nichols và Bs S. Oppenheimer đều nhấn  mạnh đến  hiện tượng BIỂN  TIẾN nhằm  đưa ra một lối nhìn MỚI MẺ về Cổ Sử của toàn vùng Đông Nam Á. Có lẽ cách nhìn này kèm theo những khám phá mới mẻ đã giúp GIẢI QUYẾT  nhiều Thắc Mắc, MÂU THUẪN  mà những phương tiện trước kia không cho phép.

Riêng các nhà nghiên cứu Việt Nam đối với vấn đề thành lập nước VĂN LANG thường tỏ ra “lấn cấn” ở những điểm sau đây:

_ Thứ nhất, không biết người từ đâu tụ đến lập nên Văn Hóa Phùng Nguyên, mà Khảo Cổ học đã phát hiện những trung tâm văn hóa từ 4000 năm trước mọc lên như nấm từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Lũng Hoa, Thành Đền, Đông Sơn đến những trung tâm ven biển Hạ Long, Cái Bèo, Hóa Lộc. Đa Bút, Quỳnh Văn, Phái Nam, Bầu Tró……(20)

 _ Họ cũng tỏ ra lưỡng lự vì  không biết Văn Lang hồi đó còn ở trong tình trạng BỘ LẠC hay đã tiến lên đến trình độ  NƯỚC hay “Quốc” rồi ?

a) Về câu hỏi thứ nhất, giải đáp có cơ may  tìm ra nếu ta biết đến chủ trương của Bs S. Oppenheimer theo đó, một “trận Đại Hồng Thủy xảy ra khoảng 8000 năm về trước làm chìm đắm lục địa Đông Nam Á, và làm cho dân chúng phải di tản đi các vùng đất khác để sống. Họ chính là những người gầy dựng nên nền văn hóa Tân Đồ Đá (Neolithic cultures) của Trung Hoa, Ấn Độ, Mesopotamia, Ai Cập và vùng Đông Địa Trung Hải, và do đó, họ là những người cha đẻ và vun đắp các nền văn minh vĩ đại ở phương Tây”.(21)

Vậy nên, khi có hiện tượng ‘Biển Lùi” bắt đầu cách đây khoảng 5500 năm, thì hậu duệ của những người vốn từ đồng bằng sông Hồng, có thể cả đồng bằng Nanhailand, trốn nạn Biển Tiến, di cư đi các nơi khác, nay từ các hang động ở Bái Tử Long phía Đông, hay hang động Hòa Bình và các miền núi cao phía Tây đi lại, từ miền Nam đất Thanh Nghệ, đất Quảng đi ra, từ miền Bắc vùng Lưỡng Quảng hay xa hơn nữa đi xuống”. Họ “đã đẩy mạnh văn minh sông Hồng tiến nhanh một cách thần kỳ như đã được thể hiện (theo một cung cách giải thích Truyền Thuyết) trong biểu tượng Thánh Gióng chỉ ba tuổi, vươn vai một cái đã thành người Hùng, lập được công nghiệp hiển hách để lại ngàn thu”.(22)

Hệ luận là trong những điều kiện thuận lợi như đã nói ở trên, và với vốn liếng, kinh nghiệm trong CHÍNH TRỊ và trong các lãnh vực khác mà họ đem đến từ các nơi khác,  thì việc thành lập một CHÍNH QUYỀN cho nước Văn  Lang không có gì khó khăn lắm! Ta có thể hình dung là “một trong những  Thủ Lãnh của một nhóm người đã vượt trội lên vì Tài Năng, Đức Độ, thu phục  được tất cả các nhóm khác, thành lập nên NƯỚC  Văn Lang”.

“Cứ tạm coi ( như truyền thuyết) là  họ có 15 nhóm họp thành 15 bộ khác nhau, suy cử người Thủ Lãnh lên làm VUA của nước Văn Lang để ứng phó  với những khó khăn nội bộ, mà trị thủy là vấn đề trước mắt, cũng như  để phòng vệ, chống trả sự xâm  lấn của các giống người khác  muốn xâm chiếm vùng đồng bằng đang tái lập này”.(23)

b) Ngoài ra, việc  trả lời được câu hỏi thứ nhất  cũng giúp kiếm  giải đáp cho câu hỏi thứ hai. Thật vậy, nếu các bậc Tiền Bối của những người thành lập nước Văn Lang là THẦY DẠY cho các nền Văn Minh lớn của Nhân Loại, thì trình độ Văn Minh của Cha Ông họ đã cao lắm rồi, thì câu hỏi thứ hai “rằng không biết nước Văn Lang hồi đó còn ở trong tình  trạng BỘ LẠC hay đã lên đến trình độ  NƯỚC ?” có vẻ như thừa thãi. Tuy nhiên, cũng thử cố gắng tìm hiểu câu hỏi này để xem sao, vì biết đâu ta sẽ có được một lời GIẢI ĐÁP mà tính cách BẤT NGỜ  có thể làm chúng ta NGẠC NHIÊN “một cách thú vị”?!

b) “PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG”

Để trả lời cho câu hỏi nêu trên về THỂ CHẾ  của Văn Lang, thông thường người ta chia làm 2 phe:

– phe thiên về khuynh hướng “BỘ LẠC

-và phe thiên về khuynh hướng “NƯỚC” hay “Quốc”.

Và lẽ nhiên, tác giả thuộc về khuynh hướng thứ nhất. Tác giả viết:

“Theo bản Mường, vào lúc chia tay, cả hai nhóm vẫn còn theo mẫu hệ và dưới chế độ bộ lạc. Chưa hề tiến lên hình thái của chế độ nhà nước hay quốc gia”.(24)

Và điều  thông thường xảy ra cho một nhóm Dân là:

– hoặc vần tiếp tục tình trạng BỘ LẠC với tinh thần Mẫu H kèm theo nguy cơ sống “lây lất” như một nhóm dân ‘Thiểu Số” (như trường hợp người Mường) và có khi bị hoàn toàn tiêu diệt.

– hoặc vượt qua được thử thách để tiến lên hình thái một NƯỚC, một “Quốc” để bước sang giai đoạn Phụ H, đồng thời như thường xảy ra,  đánh mất luôn các Giá Trị của thời Mẫu Hệ , dẫu những giá trị đó có tính chất Nhân Bản , tốt lành, hay đẹp đẽ đến đâu!

Đó là THẢM CẢNH bắt nguồn  từ các nền Văn Hóa có tính chất Một Chiều đã và đang thống trị Nhân Loại suốt chiều dài của Lịch Sử . Có lẽ chỉ riêng VIỆT Tộc với nền Triết Lý Hai Chiều Kích mới có khả năng thoát khỏi hiểm họa nêu trên. Nhưng vì đại đa số giới Trí Thức Việt ngày nay chịu ảnh hưởng Văn Hóa Tây Phương, mà hệ quả là thường  không hiểu được điểm Đặc Sắc nêu trên của Văn Hóa VIỆT.

Và có lẽ TINH HOA của Văn Hóa VIỆT về phương diện Triết Lý CHÍNH TRỊ đã được đúc  kết bằng  những câu như “Phép Vua Thua Lệ Làng” hay những nhóm chữ như Nhà-Nước, Làng-Nước……vvv….

Tác giả bài viết  cũng sử dụng câu “Phép Vua Thua Lệ Làng” nhưng một lẫn nữa lại HIỂU SAI, nên đưa ra một lối giải thích hoàn toàn TRÁI NGƯỢC với Ý Nghĩa của câu trên. Tác giả viết:

“Nói môt cách nôm na hơn: ‘Phép vua thua lệ làng’, phải chăng đã nói lên một sự thật: Lối sống theo tổ chức ‘làng xã’ hay bộ lạc độc lập nhưng rời rạc, không lệ thuộc vào sự chỉ đạo của trung ương đã kéo dài quá lâu, từ khoảng năm 2000 TCN cho dến 1000 SCN”.(25)

SAI LẦM ở điểm tác giả tưởng rằng câu trên có nghĩa là “không lệ thuộc vào sự chỉ đạo của trung ương”. Lý do có lẽ là tác giả KHÔNG nhìn thấy “thực thể” NƯỚC hay “Quốc” ẩn đàng sau nhóm chữ ‘Phép Vua” hay nếu có thấy thấp thoáng hình ảnh của NƯỚC hay “Quốc” thì lại bị chữ “THUA” xóa nhòa ngay!

Xin thưa rằng ý nghĩa của câu trên không loại bỏ sự  “lệ thuộc vào sự chỉ đạo của trung ương” nhưng với hình thức RẤT NHẸ NHÀNG  như theo nhận định của Gs John Mac-Alister thuộc Đại Học Standford bàn về vai trò của chính quyền trung ương Việt Nam thời trước như sau “Trung Ương PHỐI HỢP nhưng không điều khiển”(26). Đó là loại Chính Quyền NHẸ của các nền Dân Chủ Tân Tiến nhất ngày nay.

Đó cũng là Nghệ Thuật Trị Nước SIÊU ĐẲNG của Tổ Tiên Lạc Việt ĐI TRƯỚC Nhân Loại về Tinh Thần và Thể chế DÂN CHỦ, về khía cạnh Nhân Quyền , Phân Quyền  và T Trị Xã Thôn……vvv….như chúng tôi đã có dịp trình bày chi tiết trong một bài viết trước đây.

Thật vậy, để có thể SỐNG CÒN  trong một môi trường càng ngày càng có tính cách Cạnh  Tranh Khốc Liệt , Tiền Nhân ta bị bó buộc phải noi theo  Thể Chế, Pháp Luật của NƯỚC, của “Quốc”, của tinh thần Phụ H nhưng điểm ĐỘC ĐÁO của Văn Hóa VIỆTĐỒNG THỜIvẫn cố gắng duy trì tính chất NHÂN BẢN của Tình Người, Tình Gia Đình, của Lệ Làng, của tinh thần  Mẫu H, mà mục tiêu tối hậu là  làm sao  DUNG HÒA được Tình NHÀ với Nợ NƯỚC, Lệ LÀNG  với Phép NƯỚC, Phụ Hệ với Mẫu Hệ…..vvv…..  Sự kiện Văn Hóa VIỆT có khả năng Giàn Hòađược hai loại MÂU THUẪN Nền Tảng nêu trên có lẽ là Hiện Tượng Duy Nhất  đã xảy ra đối với Lịch Sử VĂN MINH  Nhân Loại.

Tóm lại, sự khám phá ra hiện tượng BIỂN TIẾN cùng với trận Đại Hồng Thủy cuối cùng xảy ra cách đây khoảng 8000 năm, cũng như hiện tượng “Biển Lùi” bắt đầu cách đây khoảng 5500 năm, đã giúp GIẢI THÍCH nhiều Thắc Mắc, MÂU THUẪN mà trước đó không có lời giải đáp như đối với vấn đề thành lập nước VĂN LANG chẳng hạn.

Ngoài ra, có lẽ vì tác giả không biết hay không chú ý tới Hiện Tượng BIỂN TIẾN và ảnh hưởng của nó nên mới viết như sau: “Rất nhiều sách vở cho biết hai điểm khá lạ: Nếu kinh đô các vua nước  Văn Lang hay Âu Lạc đặt tại lưu vực sông Hồng, tại sao văn minh sáng rực lại tụ tập ở Đông Sơn tại lưu vực sông Mã”(27). Lý do có lẽ là khi có hiện tượng “Biển Lùi”, nước rút không đồng đều đối với các vùng đất khác nhau. Do đó, vùng nào được may mắn nước biển rút sớm thì có cơ hội phát triển sớm. Đó có lẽ là NGUYÊN NHÂN giải thích  sự  phát triển không đồng đều  như  trường hợp của Đường Cổ (sông Hồng), Đông Sơn (sông Mã) và Làng Vạc (sông Cả).

Ngoài 3 yếu tố  Lãnh Thổ, Chính Quyền và Dân Tộc mà tác giả gọi là 3 Điều Kiện CẦN, tác giả còn đưa thêm 2 yếu tố nữa mà tác giả gọi là 2 Điều Kiện ĐỦ là Chữ ViếtCon Ngựa để thành lập một NƯỚC.

4) CHỮ VIẾT

Tác giả viết : “ Như  vậy, chuyện cái nước Văn lang có ‘phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút’đã cho thấy dân nước Văn lang chưa có chữ viết, rất khó có thể  có một cương giới rộng lớn hơn hai ba tỉnh nước Nam, theo lối sắp xếp ngày nay”.(28)

Có đúng như thế hay không ?

Trong sách “Thống Chí” do Trịnh Tiều sưu tập có lưu truyền rằng “Vào đời Đường, nước Việt Thường có biếu rùa thần, sống một nghìn năm, lớn hơn ba thước, trên mu có chữ  con Quăng, ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép lại và gọi là Quy Lịch”.

Như vậy, chữ con Quăng đã có từ thuở rất xa xưa và là của Việt Tộc, gọi là con quăng hay nòng nọc vì có hình như con giun. Đó là ý nghĩa căn cứ vào hình thể bên ngoài. Còn ý sâu xa: đó là chữ của những dân đã nhận vật biểu Xà Long và Giao Long. Cả hai thuộc giòng bò sát, nên tượng hình  chỉ bằng chữ “Trùng” mà ta thấy còn dùng để viết chữ “Man Di” là tên để chỉ Tổ Tiên ta, (Vào thời đó, “Man Di” chưa có nghĩa “xấu” như sau này bị người Tàu xuyên tạc). Đời Xuân Thu đổi tên là Sở, trước  gọi là Kinh Man, trước nữa gọi là Man. Còn Châu Dương (Kinh Dương Vương) gọi là Di. Cũng có tên là Hoài Di, Di Việt. Đó là gốc 2 chữ “Man Di”.

Trong từ “OA” của tên Bà Nữ Oa là một trong Tam Hoàng của Bách Việt, có chữ viết “Oa” với bộ “Trùng” và chỉ loài ếch nhái. Vì lẽ đó mà ta thấy trong đồ vật Khảo Cổ , dạng người Nhái đã biến thành diễn đề chính trong nhiều di vật.  Chẳng hạn hình người Nhái trong các qua hay phủ Việt.

Những hình người Nhái đó đơn giản dần hóa ra loài bò sát được tượng bằng chữ “Trùng”, chữ ‘Trãi” trong một chữ “Lạc”. Nó cũng nói lên  một gốc là Xà Long, nhưng khác về dạng tự. Đại để đó là ít điều về chữ Khoa Đẩu.

Về chữ “Chân Chim” (Điểu Tích Văn), đó là thứ chữ của dân nhận vật biểu “Chim” như  chữ Hùng Việt và Lạc Việt. Cả hai chữ đều viết với bộ “Chuy” là Chim: Hùng và Lạc. Trên nữa là chữ “Hồng Bàng” thì cả hai chữ  vừa viết với bộ “Thủy” (hay giang) chỉ loài sống dưới Nước, và “Điểu” chỉ loài bay trên Trời. Còn “Bàng” là nhà Rồng, tức Nhà lớn, có bộ “Long”.

Theo lưu truyền thì chữ “Chân Chim”  có từ đời Thần Nông do ông Thương Hiệt sáng nghĩ ra. Lưu truyền này kiện chứng cho ý nghĩa trên là chữ “chân chim” thuộc Việt Tộc vì nhận vật biểu “Chim”, bởi cả hai tên Thần Nông và Thương Hiệt đều chỉ về Nông Nghiệp lúa Mễ của Việt Tộc.

Xem thế thì rõ ràng chữ Nho xưa bám sát hai vật biểu Nước là TIÊN (chữ Chân Chim) và RỒNG (chữ Con Quăng). Quyển Kinh Dịch cũng mở đầu với sáu thể Rồng ở quẻ “Kiền” và kết sách bằng “Thập Dực” (=10 Cánh Chim). Đó chính là con dấu Tác Quyền của Tổ Tiên ta đóng trên quyển Kinh nền tảng nhất của Viễn Đông.

Đó cũng là những Dấu Vết nói lên phần đóng góp của Việt Tộc. Sở dĩ ta coi chữ NHO là của Tàu vì đến đời Tần Thủy Hoàng thống nhất  các chữ xưa kia lại một kiểu mới là chữ LỆ ngày nay, bãi bỏ chữ con Quăng và con Chim. Thế rồi lâu ngày ta quên gốc nên  quy hết cho Tàu. Còn nếu xét toàn diện thì sẽ thấy rõ nguồn gốc VIỆT ở hai giai đoạn trước, Tàu chỉ ở giai đoạn ba.

Xin tóm tắt:

 Giai đoạn I :  Kết thằng thắt nút giây thay chữ

– Giai đoạn II :

Điểu Tích Văn: chữ “Chân Chim” do Thương Hiệt đời Thần Nông

Khoa Đẩu: chữ “Con Quăng” tiếp sau, cũng còn gọi là ĐẠI TRIỆN

– Giai đoạn III : Chữ NHO hiện nay gọi là TIỂU TRIỆN

                            hay chữ LỆ, mới có từ  đời nhà Tần. (29)

Ngoài ra, vào thời nhà CHU, mỗi khi Thiên Tử  thông báo cho Chư Hầu đều viết bằng chữ ĐẠI TRIỆN ( tức chữ “Con Quăng” của Bách Việt)

Chỉ khi Tể Tướng của Tần Thủy Hoàng là Lý Tư  muốn  Thống Nhất ngôn ngữ và văn tự  mới GIẢN DỊ hóa lối Đại Triện, qui định một lối viết khác là TIỂU TRIỆN hay chữ LỆ.(30)

Điều Lý Thú  là mới đây khoa Khảo Cổ vừa khám phá ra là ở bên Tàu xưa (tức Cổ Việt)  có các  hình Tạc Ghi trên Mai Rùa vào khoảng 6600 năm trước công nguyên mà vài nhà Khảo Cổ cho rằng   đó có thể là những ghi chép liên hệ tới hệ thớng Chữ Viết  gắn liền với tục  Bói Mai Rùa. Nếu quả đúng như vậy thì VIỆT Tộc đã khai sinh ra CHỮ VIẾT Đầu Tiên của Nhân Loại hơn 2000 năm trước khi xuất hiện Chữ Viết hình Nêm (cuneiform) của dân Mesopotamia vào khoảng 4000 năm trước công nguyên. mà cho đến gần đây người ta vẫn nghĩ là Chữ Viết đầu tiên của Nhân Loại.(31) 

Như  vậy,   khám phá mới mẻ nêu trên có nhiều cơ may xác nhận  sự hiện hữu lâu đời của hệ thống chữ ĐẠI TRIỆN mà nhà Chu đã sử dụng, còn có tên là chữ ConQuăng cùng với chữ Chân Chim là Di Sản lâu đời của Bách Việt, và nhất là của LẠC VIỆT.  Nếu quả thật như vậy thì  VIỆT Tộc đã thực sự khai sinh ra CHỮ VIẾT Đầu Tiên của Nhân Loại.

Tóm lại, Chữ CON QUĂNG đã có rất lâu đời và đã được khai sinh bởi  các vị Tiền  Bối của những Vị lập ra nước Văn Lang sau này. Do đó, lập luận  của tác giả cho rằng Văn  Lang lúc mới thành lập hoàn toàn không  có Chữ Viết để từ chối thể chế NƯỚC hay ‘Quốc” của nó , có vẻ KHÔNG ĐỨNG VỮNG với khám phá mới mẻ này!

5) CON NGỰA

Với Chữ Viết, theo tác giả, CON NGỰA “vào ngày xưa, là ‘điều kiện đủ’ khiến quốc gia mới hình thành được, trên môt lãnh thổ rộng lớn hơn hai-ba-tỉnh ngày nay của Việt Nam”. Tác giả viết “ con ngựa và chữ viết là hai thành tố cơ bản cho kỹ thuật chiến tranh, truyền thông và hành chánh”.(32)

Riêng với Con Ngựa, theo thiển ý,  nếu nói nó có một đóng góp Quan Trọng vào lịch sử Văn  Minh cũng như  lịch sử Chiến Tranh thì có thể chấp nhận được. Còn nếu nói như tác giả, Con Ngựa là ‘điều kiện đủ’ khiến quốc gia hình thành được vào thời xưa, hay là yếu tố Quyết Định cho kết quả của Chiến Tranh thì là có vẻ CƯƠNG ẨU !!!

LÝDO:

Về phương diện Văn Minh, từ khi có NGỰA, trừ một ít bộ lạc DU MỤC, thì ở các nơi khác, chưa bao giờ  Ngựa có đủ cho đa số quần chúng nên người dân vẫn phải tiếp tục dùng những Phương Tiện KHÁC có thể tùy nơi là:  Voi, Lừa, Lạc Đà, Thuyền Bè…..vvv…… hay ngay cả “Lô Ca Chân”!

Về phương diện Kỹ Thuật Chiến  Tranh, NGỰA  có vai trò Quan Trọng hay không còn tùy ĐỊA THẾ. Có dân tộc nào sử dụng Ngựa  một cách nhuần nhuyễn hơn người Mông Cổ và Ngựa  thực sự  là Vũ Khí chiến tranh rất  Lợi Hại ở vùng Đồng Bằng như Hoa Bắc. Do đó,  chúng ta không lấy làm lạ khi người Mông Cổ “xơi tái” toàn thể nước TÀU vào cuối thời Nhà Tống. Trái lại, mặc dầu sử dụng NGỰA rất giỏi, nhưng ba lần qua nước Đại Việt người Mông Cổ đều “ôm đầu máu” chạy trở lại về Tàu!

…..

KẾT LUẬN

1) Qua bài viết “Quốc Tổ hai giòng máu”, tác giả đưa ra nhiều lập luận nhằm HẠ UY TÍN của Quốc Tổ, Tổ Mẫu, Tổ Phụ. Do đó, qua bài viết trước, chúng tôi đã chứng minh tính chất HỒ ĐỒ, GIẢ TẠ0, NGỤY BIỆN…..của  tác giả khi làm công việc nêu trên.

Bài viết này nhằm  trả lời các bài viết kế tiếp của tác giả trong loạt bài “Đọc lại truyền thuyết Hùng Vương qua đó, tác giả tiếp tục sử dụng lối viết nêu trên nhằm  chối bỏ sự hiện hữu của các nước XÍCH QUỶ, VĂN LANG.

Sử dụng 5 Tiêu Chuẩn mà chính tác giả đề nghị, chúng tôi đã bác bỏ các lập luận của tác giả liên quan đến các yếu tố sau đây:

a) LÃNH THỔ:  Dựa trên Truyền Thuyết lẫn những khám phá mới nhất của các khoa Khảo Cổ, Ngôn Ngữ, Di Truyền, Địạ Chất, Hải Dương học….vvv…chúng tôi chứng minh rằngtrái với chủ trương của tác giả,  các nước Văn Lang, Xích Quỷ có LÃNH THỔ riêng:

– Giai Đoạn I: Văn Lang = Toàn Thể Nước TÀU (tức nước Cổ Việt).

-Giai Đoạn II: Văn Lang = Xích Quỷ

– Giai Đoạn III: Văn Lang = Bắc Phần + Bắc Trung Phần + Điền + Thục + Dạ Lang + Mân Việt + Lưỡng Quảng…..vvv….

b) CHÍNH QUYỀN:

Thể Chế : Chính Quyền NHẸ tương tự chính quyền của các nước Dân Chủ Tân Tiến nhất ngày nay: Liên Bang, Phân Quyền, Tự Trị Xã Thôn….vvv….

Triết Lý Chính Trị: Giàn Hòa Lệ LÀNG  với Phép NƯỚC

c)  DÂN TỘC:

DÂN TỘC tính:  Biến  Hóa + Nhân  Chủ + Tâm Linh của VIỆT NHO

SIÊU VIỆT Tính

DÂN TỘC Tính VIỆT = NHÂN TỘC

d) CHỮ VIẾT:

Trái với chủ trương của tác giả cho rằng  Văn Lang không có Chữ Viết, chúng tôi dựa trên các khám phá KHOA HỌC Mới Nhất, đưa ra  Giả Thuyết là Chữ KHOA ĐẨU (= “Con Quăng” của Việt Tộc)  có thể là Chữ Viết ĐẦU TIÊN của Nhân Loại.

e) CON NGỰA: Con Ngựa của Mông Cổ  đã THẮNG TÀU nhưng THUA VIỆT

2) Phần trình bày trên cho chúng  ta thấy rằng VĂN LANG, XÍCH QUỶ đã đáp ứng 5 Tiêu Chuẩn CẦN và ĐỦ (mà tác giả đề nghị) cho sự  Hình Thành  ĐẤT NƯỚC.

Tác giả còn đưa ra nhận xét là trái với người Tàu, khi một triều đại như nhà Minh bị sụp đổ thì con cháu họ  đưa ra chiêu bài “phản Thanh phục Minh” để mong khôi phục lại triều đại cũ, thì cũng theo tác giả, KHÔNG có hiện tượng tương tự đối với nước Văn Lang hay Âu Lạc. Tức là KHÔNG có chuyện đi tìm lại con cháu hay chắt của các vua Hùng để phục hồi “triều đại” Hồng Bàng trong suốt chiều dài lịch sử nước Việt.

Sở dĩ tác giả xử dụng  luận cứ nêu trên có lẽ là nhằm chứng minh rằng vì ở Việt Nam không có hiện tượng loại trên giống như ở bên Tàu, do đó theo tác giả, không có nước Văn Lang, Xích Quỷ trên thực tế. Nhưng một lần nữa, theo thiển ý,  tác giả đã HIẺU SAI. Vì tác giả hay nói về “Cội Nguồn của Quyền Lực”, do đó chúng tôi xin thử hỏi  là theo tác giả, đâu là Cội Nguồn CHÂN THỰC của Quyền Lực? Tức là Quyền  Lực phải dựa trên Căn Bản nào ? GIÒNG TỘC hay TÀI ĐỨC?

Có lẽ vì thiên về tiêu chuẩn GIÒNG TỘC nên tác giả cứ thắc mắc hoài về chiêu bài “phản Thanh phục Minh” của các con cháu nhà Minh bên Tàu hoặc  về sự thiếu vắng hiện tượng tương tự bên Việt. Thắc mắc của tác giả có thể ĐÚNG đối với người TÀU vì nước Tàu sau này thường là Đế Quốc, theo chế độ Phụ Hệ và TRUYỀN TỬ nên rất chú ý tới Giòng Tộc.

Nhưng thắc mắc của tác giả có thể SAI đối với ngưới VIỆT, vì Làng Việt khác với làng Tàu,  theo chế độ Dân Chủ Xã Thôn. Vì Hội Đồng Kỳ Mục của VIỆT được dân làng bầu lên nên tạm gọi là TRUYỀN HIỀN. Các làng Việt  thường vẫn  giữ những  LỆ hay Thói Tục  có từ thời Mẫu Hệ.

Ngoài ra,  các Vua HÙNG khi tiến lên cấp NƯỚC, hay phải đổi ra Phụ H, thì vẫn cố gắng Dung Hòa thể chế Truyền Tử với Truyền Hiền: thí dụ, khi phải lựa chọn trong đám con cháu của mình để truyền ngôi (Truyền Tử), thì Vua Hùng vẫn tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn TÀI ĐỨC (Truyền Hiền) trong mức độ có thể được , như  khi Lang Liêu con của Vua Hùng được chọn làm Vua (TRUYỀN T) vì lý do chàng sống và hành động đúng theo Đạo Lý của Trời Đất ( tức tiêu chủng TÀI ĐỨC của Truyền Hiền)   qua biểu tượng“Bánh Chưng Bánh Dầy”.

Hơn nữa, nếu hiểu theo nghĩa rộng, thì ai là người VIỆT Chân Chính không là con cháu của  Vua HÙNG. Đương sự chỉ cần theo tiêu chuẩn TÀI ĐỨC (Truyền Hiền) mà Ngài đặt ra, chứ đâu cần phải mang họ Hùng, họ Lạc, hay họ Sùng (Truyền Tử) như tác giả đòi hỏi, thì mới được Ngài “truyền ngôi” ?

Riêng ở cấp độ LÀNG XÃ, Cội Nguồn của Quyền Lực mà tác giả thường hay đề cập nằm  ở HƯƠNG ƯỚC của Làng tương đương với HIẾN PHÁP của các quốc gia Dân Chủ ngày nay.

Tác giả còn dựa trên sự kiện là sau khi Hai Bà Trưng lên ngôi đã “xá thuế 2 năm liền  cho dân chúng”, và viện cớ rằng “ chính quyền Trưng Vương hoàn toàn không có thu thuế má” để đưa ra lập luận rằng chính quyền Hai Bà “vẫn còn là một hình thái tổ chức nhà nước không cao hơn cấp bộ lạc bao nhiêu”.(33)

Điều trên chỉ chứng tỏ là tác giả không nắm vững chính sách Thuế Khóa của các  Vương Triều trong lịch sử TA cũng như TÀU. Thật vậy, tác giả có vẻ KHÔNG BIẾT (hay đây cũng chỉ là một hình thức NGỤY BIỆN) rằng các Vua Chúa thời xưa khi mới lên ngôi thường hay XÁ THUẾ cho dân chúng vào thời gian ĐẦU TIÊN. Đó là điều Hai Bà Trưng đã làm. Nhưng vì Hai Bà trị vì chỉ có 2 năm ngắn ngủi nên chúng ta KHÔNG thể chứng kiến thời điểm chính sách “Xá Thuế” này chấm dứt (như trường hợp Hai Bà trị vì lâu hơn).

Quý Độc giả cũng có thể sẽ rất “ngạc nhiên” khi đọc đến đoạn văn sau đây (có lẽ vì truyền thuyết cho rằng Hùng Vương có “huyền thuật” chăng ?) qua đó, tác giả CHÊ Quốc Tổ, Tổ Mẫu, Tổ Phụ là “Tầm  thường ở chỗ cả Lạc Long Quân và Âu Cơ hoặc Hùng Vương theo truyền thuyết, không có người nào biết bay hay trường sinh bất tử cả”.

Lý do là LẠI một lần nữa, tác giả đã HIỀU SAI Huyền Thoại, Truyền Thuyết! Như đã đề cập ở bài viết trước, là muốn hiểu ĐÚNG thì phải hiểu huyền thoại, truyền thuyết theo Nghĩa Bóng, chứ KHÔNG  phải theo Nghĩa Đen! Vậy nên, khi truyền thuyết nói rằng Vua Hùng biết Huyền  Thuật thì  KHÔNG có nghĩa là Vua Hùng biết “làm Bùa Phép”, mà phải hiểu rằng  nhờ TÀI ĐỨC, UY TÍN cũng như  Thời Cơ thuận lợi khi bắt đầu  hiện tượng “Biển Lùi” vào khoảng 5500 năm cách ngày nay, nên  có vô số NHÂN TÀI từ khắp nơi trở về Quê Cũ,  khiến cho “những trung tâm văn hóa ….mọc lên như nấm” ở thời đại Phùng Nguyên. . Sự Phát Triểnvề mặt VĂN HÓA cũng như  về các khía cạnh khác đã đạt đến trình độ có vẻ rất “Thần Kỳ” giống như  có “Phép Lạ” vậy! Tuy nhiên, những từ ngữ “Thần Kỳ”, “Phép Lạ” ở đây phải được hiểu theo Nghĩa Bóng kiểu TÂM LINH, chứ KHÔNG được hiểu theo Nghĩa Đen  kiểu “Mê Tín Dị Đoan” như  “biết bay hay trường sinh bất tử”!

Và như đã nói ở trên , “Cội Nguồn Quyền Lực” của Vua HÙNG không chỉ xuất phát từ Sức Mạnh (Việt Tôc có thời Cường Đại  nhất Bách Việt), mà còn  từ Uy Tín, Tài Năng, Đức Đ….của Ngài, cũng như  đã nói trong bài viết trước, từ  Uy Quyến  “Quân Trưởng” của Vua LẠC VIỆT đối với các Vua khác trong Bách Việt qua Biểu Tượng TRỐNG ĐỒNG.

Từ bài viết, có lẽ chúng ta có thể rút ra KẾT  LUẬN sau đây:

–  Trước sự An Nguy của Đất Nước mà Hiểm Họa một lần nữa phát xuất từ  Phương  BẮC, chúng ta, những người Việt Chân Chính, mỗi người trong cương vị, khả năng của riêng mình phải Tận Lực cùng  với sự  Hỗ Trợ của tất cả Đồng Bào Việt khắp nơi nhằm HÓA GIẢI mối Hiểm Nguy nêu trên.

Những ai vì bất cứ lý do gì cảm thấy đã đi TRẬT  ĐƯỜNG thì cần phải Suy Nghĩ Lại. Hãy nhìn tấm  Gương của những Lê Chiêu Thống Trần Ích Tắc….mà do những hành động Bất Chính của họ đối với Quê Hương Đất Nước,  điều mà họ đề lại chỉ còn là  XÚ DANH cho hậu thế  mà thôi!

Lê Việt Thường


CHÚ THÍCH

(1)Nguyên Nguyên, “Quốc Tổ Mang Hai Giòng Máu” http://honque.com/HQ040/bKhao_nNguyen01.htm

(2) Nguyên Nguyên, “Nguồn Việt và Kim Dung” http://www.daichung.com/72/14_kim_dung_2.shtm

(3) Idem

(4) Nguyên Nguyên, “Quốc Tổ hai Giòng Máu”, Idem

(5) Nguyên Nguyên, http://nguyenvan.vn/kien-thuc/VIET-NAM-SU-KY/Thu-doc-lai-truyen-thuyet-Hung-Vuong-3-Nuoc-Xich-Quy-54.htmlib=58&ict=783

(6) Idem

(7) Cung Đình Thanh , “https://minhtrietviet.net/nhan-viec-di-tim-tac-quyen-mot-bai-van/?preview=true

(8) Cung Đình Thanh,”Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam”, Sydney,2003, tr. 51

(9) Kim Định, “Triết Lý Cái Đình”, Nguồn Sáng, SG,VN, 1971

(10) Nguyên Nguyên, “http://nguyenvan.vn/kien-thuc/VIET-NAM-SU-KY/Thu-doc-lai-truyen-thuyet-Hung-Vuong-3-Nuoc-Xich-Quy-54.htmlib=58&ict=783

(11) Idem

(12) Idem

(13) Idem

(14) Idem

(15) Kim Định, “Việt Lý Tố Nguyên”, An Tiêm, SG, VN, 1970

(16) Nguyên Nguyên, “Tử Đọc Lại Truyền Thuyết Hùng Vương: Nước Văn Lang” http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=498&Itemid=49

(17) Kim Định, “Hiến Chương Giáo Dục”, An Tiêm, SG, VN, 1970

(18) Kim Định, “Triết Lý Cái Đình”, Idem

(19) Cung Đình Thanh, Idem

(20) Idem

(21) Nguyễn Văn Tuấn, “Nhân Đọc ‘Eden in the East’ Đặt Lại Vấn Đề Nguồn Gốc Dân Tộc và Văn Minh Việt Nam”

Cung Đình Thanh,”Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam”, Sydney,2003, tr. 469

(22) Cung Đình Thanh, Idem

(23) Idem

(24) Nguyên Nguyên, Idem

(25) Idem

(26) Paul Mus & John McAlister, “ Les Vietnamiens et leur Révolution”, Du Seuil, France, 1972

(27) Nguyên Nguyên, Idem

(28) Idem

(29) Kim Định, “Pho Tưọng Đẹp Nhất Của vIệt Tộc”, H.T. Kelton, CA, USA

(30) Nguyễn Hiến Lê, “Sử Trung Quốc”, nxb Văn Hóa, VN, 1007,Tập  I,  tr. 116

(31) http://74.125.153.132/search?q=cache:wfMSd97-960J:en.wikipedia.org/wiki/Writing+writing&cd=3&hl=en&ct=clnk&gl=au

32) Nguyên Nguyên, Idem

(33) Idem

[ Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm