G.F. Hudson

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỄN ĐÔNG TRÊN ‘THẾ KỶ ÁNH SÁNG’ (Phần Ba)

Lời Nói Đầu

Với sự ‘ra đời’ của Chủ Thuyết VIỆT NHO  được kiện chứng bởi những chứng cớ và khám phá Khoa Học càng ngày càng nhiều và ‘không thể chối cãi được’, xuất hiện một Chân Lý MỚI trong lãnh vực Lịch Sử và Khảo Cổ liên quan đến miền Viễn Đông như sau: ‘Không phải Hoa Hán, mà Lạc Việt và Bách Việt mới là NGUỒN GỐC của Nho Giáo và Văn Minh Viễn Đông’.

Tuy nhiên, Sự Thật này mới xuất hiện từ khoảng nửa thế kỷ nay, do đó cần phải có  thời gian để giới Trí Thức, Học Giả Việt Nam cũng như Quốc Tế ‘làm quen’ với Thực Tại MỚI này. Vì các lý do nêu trên, khi đọc bài viết dưới đây, nếu mỗi khi thấy từ ‘Trung Hoa’ thì  xin Quý Độc Giả hiểu cho là ‘Viễn Đông’,

Nhân tiện cũng xin giới thiệu cùng Quý Vị hai Tác Phẩm  rất Giá Trị: ‘La Chine et la Formation de l’Esprit Philosophique en France (1640-1740)’ của Học Giả gốc Pháp Virgile Pinot, và ‘Europe and China’ của Học Giả gốc Anh G.F. Hudson.

Điểm Đặc Sắc của hai Tác Phẩm này là qua đó, hai Tác Giả hé cho chúng ta thấy tầm Ảnh Hưởng tối quan trọng của Viễn Đông trên ‘Thế Kỷ Ánh Sáng’ về phương diện Tư Tưởng cũng như sự Thành Hình của nền Dân Chủ Tây Phương.

Diễn Đàn ‘Minh Triết Việt’ xin hân hạnh lần lượt đăng tải các bài viết liên quan đến Nội Dung của hai Tác Phẩm nêu trên.

BBT ‘Minh Triết Việt’

PHẦN BA

Tương quan giữa Giáo Hội Công Giáo và Trung Hoa từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 có một lịch sử riêng rẽ với các mối liên hệ Chính Trị và Thương Mại của các quốc gia Âu Châu với xứ này. Với tính cách Phi Chính Trị và Phi Thương Mại, các Giáo Sĩ Công Giáo không những thành công trong việc thâm nhập vào trong nội địa Trung Hoa mà còn chính thức hóa sự hiện diện của họ với Triều Đình Trung Hoa tại Bắc Kinh.

Bằng đường lối này, Dòng Tên đã trở thành đường dây Tin Tức chính yếu giữa Trung Hoa và Thế Giới bên ngoài. Nhưng mối liên hệ có nội dung Truyền Giáo này có  tính cách MỘT CHIỀU: Không có một ‘Giáo Sĩ’ Trung Hoa dưới bất cứ hình thức nào đến  Âu Châu nhằm cân bằng hóa các sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo trong mục tiêu Cải Đạo người dân bản xứ của họ.

Tuy nhiên, thái độ Thụ Động của Trung Hoa trong lãnh vực này lại có vẻ hữu hiệu hơn sinh hoạt Truyền Giáo của Âu Châu. Mà nguyên nhân của tình trạng trên là tại giới Trí Thức Tây Phương ở thế kỷ 18 đang cảm thấy bất an do sự tan rã của các niềm tin cổ truyền khiến cho một số Tư Tưởng Trung Hoa , qua trung gian của Dòng Tên, đã có ảnh hưởng trên Âu Châu lớn hơn ảnh hưởng của Tôn Giáo Tây Phương trên đất Trung Hoa.

Các Giáo Bộ Thiên Chúa Giáo tại Trung Hoa trong giai đoạn kéo dài  từ khi có sự hiện diện của người Bồ Đào Nha tại đây tới năm 1800 hoàn toàn trực thuộc Giáo Hội Công Giáo. Một nhóm Công Giáo nhỏ được thành hình tại Trung Hoa dưới Triều Đại nhà Nguyên cũng đã biến mất , mà hệ quả là không có sự hiện diện nào của Thiên Chúa Giáo tại Trung Hoa vào thời điểm Giáo Sĩ Francis Xavier thử tìm cách xâm nhập vào nội địa của xứ sở này.

Nỗ lực bành trướng ra hải ngoại của các chính quyền Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha  rất gắn liền với sinh hoạt Truyền Giáo của Giáo Hội Công Giáo. Đó là kết quả bắt nguồn từ giai đoạn Thánh Chiến trước đó chống lại các quốc gia Hồi Giáo cũng như từ các Thỏa Ước đưa tới việc Giáo Hội Công Giáo công nhận Độc Quyền của các nước này đối với các vùng đất mới được khám phá. Bù lại, các quốc gia Công Giáo này có nhiệm vụ đẩy mạnh việc Cải Đạo các người dân bản xứ.

Giáo Hội Công Giáo  vào thời kỳ này, nhờ nhận được sự hỗ trợ đắc lực của các quốc gia Thực Dân như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nuôi hy vọng sẽ bù đắp được sự mất mát con chiên do sự xuất hiện của các Giáo Phái Tin Lành tại Âu Châu, bằng công việc cải đạo các người dân bản xứ tại Á Châu và Mỹ Châu. Phong trào phục hoạt lại Đạo Công Giáo tại Âu Châu không những tìm cách  kéo những người theo Tin Lành trở lại Công Giáo, mà còn nhằm gây chiến tranh chống Hồi Giáo cũng như xông vào các thành trì của Dị Giáo cho đến nay vẫn chưa bị họ động đến.

Trung Hoa như là một Đế Quốc lớn nhất mà không có nguồn gốc từ Thiên Chúa Giáo hoặc Hồi Giáo, lại còn là một xứ sở nổi tiếng đông dân,  đương nhiên thu hút sự chú ý của phong trào Cải Đạo vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, kiếm ra phương cách để mở lối vào lục địa này không phải là chuyện dễ dàng.

Sự khó khăn trong việc xâm nhập vào lãnh thổ Trung Hoa ngăn cản mọi hành vi truyền giáo có tính cách lén lút. Điểm khác biệt chính yếu giữa tình trạng của những người Thiên Chúa Giáo nguyên thủy tại La Mã  và tình cảnh hôm nay là ở thời La Mã, Thiên Chúa Giáo được truyền bá  từ bên trong, tức vào thời đó, họ không phải xâm nhập vào La Mã xuyên qua một biên giới. Nếu Thiên Chúa Giáo thời đó thành công trong thế giới La Mã, nhưng lại thất bại tại Ba Tư, sự khác biệt liên quan chính yếu đến Biên Giới chính trị.

Đối với Trung Hoa ở thế kỷ 16 cũng vậy, sự khác biệt về Ngoại Hình cũng như sự không rành Ngôn Ngữ Trung hoa khiến cho các Giáo Sĩ Tây Phương không có cách nào xâm nhập Trung Hoa một cách lén lút được.

Tuy nhiên, cũng có người thử dùng cách ấy như Linh Mục dòng Đa Minh Pedro de Alfaro chẳng hạn. Không nghe lời khuyên nhũ của vị Toàn Quyền tại Phi Luật Tân, vị Linh Mục này đã đi từ Manila đến Quảng Châu trên một con thuyền nhỏ với ba vị Linh Mục Đa Minh khác, bốn quân nhân Tây Ban Nha, bốn người dân bản xứ Phi Luật Tân và một người Thiên Chúa Giáo gốc Trung Hoa với vai trò Thông Ngôn. Sau khi tránh né được đội hải phòng của tỉnh Quảng Đông và xâm nhập vào hải cảng Quảng Châu, họ bị bắt đưa ra trước Tòa Án. L.M. Alfaro muốn tuyên bố rõ ràng về nhiệm vụ Truyền Giáo của mình. Nhưng người thông ngôn thận trọng hơn giải thích với vị Quan Tòa là họ không có ý định ghé bến Trung Hoa, nhưng tại vì thuyền họ bị đắm.

Họ được phép ở lại một thời gian ở Quảng Châu và vì họ túng thiếu nên được Quỹ Công giúp đỡ, nhưng họ không được thực hiện công việc Truyền giáo tại đây. Sau một thời gian bị lưu giữ, họ được gởi tới thủ phủ tỉnh Phúc Kiến, được tiếp kiến một cách lịch sự và được vị Phó Vương  thẩm vấn.. Nhưng sau đó,họ được lệnh phải rời đất Trung Hoa, và được cấp thông hành đi Macao hay Manila. Mặc dầu chuyến xâm nhập này bị gặp thất bại, một nhóm Tu Sĩ Đa Minh khác thử xâm nhập vào Trung Hoa một lần nữa vào năm 1581, và cũng bị bắt và bị truật xuất như lần trước.

Sự Thất Bại trong các nỗ lực tương tự nhằm xâm nhập  vào đất Trung Hoa cho thấy rằng nếu Giáo Hội Thiên Chúa Giáo muốn tiến triển trong công việc Truyền Giáo, thì bằng cách này hay cách khác họ phải được chính quyền Trung Hoa chính thức cho phép. 

G.F. Hudson


CHÚ THÍCH

(1) G.F.Hudson, ‘Europe and China: a Survey of Their Relations from the Earliest Times to 1800‘, Beacon Press Boston, USA, 1961

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm