Lịch Sử

Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer

Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer

Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong quyển “Xứ Đông Dương” để bạn đọc có thể tham khảo thêm góc nhìn khác từ một viên chức cao cấp của Pháp.

Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng đối nghịch ít nhiều với quan điểm của chúng ta. Nhưng nếu ta biết “gạn đục khơi trong”, phê phán có chọn lọc thì đó sẽ là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn.

Đôi nét về Paul Doumer

Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902
Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902

Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” là một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và trải nghiệm của ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời đó gọi là An Nam).

Về con người của Paul Doumer, ông là người có kiến thức nhiều lĩnh vực, là Bộ trưởng tài chính Pháp trước khi sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền. Sau này ông còn làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Quyển “Xứ Đông Dương” ghi lại nhiều nhận định của ông về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, hành chính, con người, văn hóa… ở những nơi ông đi qua.

Để phục vụ nước Pháp hết mình, Doumer… Continue reading

Hãy trả lạ cho lịch sử những gì của lịch sử

Hãy trả lại cho lịch sử những gì của lịch sử

Mai Tú Ân

img-065Tại sao nước Mỹ có mối thù địch lâu dài với Cu Ba…

Có lẽ cuộc cấm vận Cu Ba là một trong những cuộc cấm vận thời bình lâu dài nhất, trải qua nhiều đời tổng thống Mỹ nhất. Chỉ đến năm 2015, sau khi chủ tịch Fidel Castro từ chức và lùi vào bóng tối để nhường chỗ cho người em trai Raul Castro lên nắm quyền thì lệnh cấm ấy mới được tổng thống Barrak Obama bãi bỏ. Hơn nửa thế kỷ thù nghịch của đất nước giàu nhất thế giới này đã khiến cho đất nước Cu Ba xinh đẹp trở thành một đất nước chậm phát triển bậc nhất thế giới. Câu hỏi là tại sao trong khi Oasington quan hệ với tất cả các nước CS trên thế giới nhưng lại dành cho người láng giềng nhỏ bé của mình một sự trừng phạt lâu dài đến như vậy?

Tất cả mọi sự trên đời đều có những nguyên nhân của nó, cũng như mọi việc làm đều có cái giá mà ai đó phải trả. Và người đã gây nên tội không thể tha thứ này cho nước Mỹ chính là Fidel Castro, lãnh tụ sáng chói của Cách Mạng Cu Ba và thế giới vừa qua đời, và dĩ nhiên kẻ gánh chịu mọi tội lỗi của ông chính là nhân dân và đất nước Cu Ba và biến nước này thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Mặc dù đất nước này chỉ cách người láng giềng giàu có là Mỹ hơn 100 cây số…

Chúng ta hãy trở ngược thời gian để về lại năm 1962, và về lại với một sự kiện… Continue reading

Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân

Gíá trị của bài này rất lớn. Nó là một thứ hồi ký đáng tin cậy (không viết cho hay mà viết cho thật). Hoàng tử Bảo Ân là một người con có hiếu, một người chủ gia đình có nghĩa và một người dân có tư cách. Ông giống cha ở những khía cạnh tốt . Cựu hoàng Bảo Đại không phải một chính trị gia tốt nhưng là một người nhân đức và có tư cách. Ông đã nói ba câu bất hủ trong đời ông. Câu đầu: ” Tôi thà là̀m dân một nước độc lập còn hơn là̀m vua một nước nô lệ”. Câu Hai: Khi bị bầy tôi cũ là ông Ngô Đình Diệm truất phế bằng những lời chửi tồi tệ và hạ cập tỷ du như ” Tên hôn quân Việt gian bán nước Bảo Đại….” th̀i BĐ đã trả lời dõng dạc rằng :”Nếu bảo tôi là Việt gian cho Pháp thì ông Diệm cũng là một thứ Việt gian cho Mỹ. Câu thứ ba: Vào cuối thập niên1960, khi Mỹ muốn dùng Bảo Đại như một con bài phòng hờ thì Lansdale sang Pháp dùng thứ phi Mộng Điệp là̀m trung gian để gặp BĐ bàn chuyện (nghe đồn rằng nếu Y Được gặp cựu hoàng thì Mộng Điệp sẽ được món thù lao chừng một trăm ngàn đô la trong lúc BĐ đang túng thiếu tới mức cùng quẫn). BĐ trả lời rằng: ” Tôi chỉ muốn gặp chính khách (politician) chứ không muốn gặp CIA.

Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân

Huy Phương Biên Soạn

Bao an 1

“Hoàng tử” Bảo Ân

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo… Continue reading

“TUI THƯƠNG ÔNG DIỆM LẮM”

…..

“TUI THƯƠNG ÔNG DIỆM LẮM”

Hoàng Long Hải

Cách đây mấy năm tôi đi Trenton để thăm ông thầy cũ. Ông cũng là hiệu trưởng trường tôi dạy học 10 năm, trước khi tôi nhập ngũ.
Ông tốt nghiệp tiến sĩ toán ở Tây, chức vụ cuối cùng là phó viện trưởng một trường đại học ở nước ta. Những điều nầy không làm tôi suy nghĩ nhiều bằng việc ông từng là người tín cẩn của ông Ngô Đình Cẩn trong ngành giáo dục ở miền Trung, qua đó, ông giúp đỡ không ít cho việc mở các trường Trung học Bồ Đề trong khu vực trách nhiệm của ông, thời điểm phải cạnh tranh với hệ thống trường Thánh Tâm được mở ra rất rộng và rất mạnh. Ông cũng là một Phật tử nhiệt thành, không ít lần giúp ông Trí Quang trình bày với chính quyền VNCH thời ấy, xin giải quyết những khó khăn của Phật giáo do chính quyền địa phương, cấu kết với các ông linh mục địa phương gây ra. Vài sự việc điển hình, tôi đã trình bày trong bài viết về ông Ngô Đình Cẩn.
Nói nôm na, như cách của người Huế, thì ông là “người của cậu Cẩn”, là một trong nhiều người được “cậu Cẩn” tín nhiệm trong các ngành chuyên môn của họ, người thuộc ngành y tế, người thuộc công chánh, người thuộc ngư nghiệp, v.v… Tại sao ông Ngô Đình Cẩn chọn những người “chuyên ngành” như thế để phụ trách các ngành đó, thì tôi đã giải thích trong bài viết về ông Ngô Đình Cẩn rồi. Riêng những cái ghế tỉnh trưởng, quận trưởng, tưởng ty Công An Cảnh Sát thì “cậu” nắm quyền quyết định.

img-032

“Lãnh chúa miền… Continue reading

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

img-019

Nguồn: Jerry Brotton, “England’s Forgotten Muslim History,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vương quốc Anh đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Đất nước này đã quay lưng lại với châu Âu, và nữ hoàng đã đặt mục tiêu (tập trung vào) thương mại với phương Đông. Mặc dù điều này nghe có vẻ giống nước Anh ngày nay, nhưng nó cũng mô tả đất nước này vào thế kỷ 16, trong thời kỳ hoàng kim của quốc vương nổi tiếng nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth I.

Một trong những phương diện bất ngờ nhất của nước Anh thời Elizabeth là chính sách ngoại giao và thương mại của nó được dẫn dắt bởi một liên minh sâu sắc với thế giới Hồi giáo, một sự thật dễ dàng bị ém đi bởi những người đang thúc đẩy luận điệu dân túy về chủ quyền quốc gia ngày nay.

Từ khi lên ngôi năm 1558, Elizabeth đã bắt đầu tìm kiếm các mối quan hệ ngoại giao, thương mại, và quân sự với các nhà cai trị Hồi giáo ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và Ma-rốc – với những lý do chính đáng. Năm 1570, khi chắc chắn nước Anh theo đạo Tin lành sẽ không trở lại với đức tin Công giáo, Giáo hoàng Pius V đã ra vạ tuyệt thông với Elizabeth và kêu gọi tước ngôi báu của bà. Chẳng bao lâu sau, một Tây Ban Nha theo Công giáo hùng mạnh đã chống lại bà, và một cuộc xâm lược sắp xảy ra. Giới thương nhân người Anh bị cấm làm ăn với các thị trường giàu có của… Continue reading

Đã quên hay còn nhớ?

Đã quên hay còn nhớ?

Bùi Bích Hà

Cho đến nay, đã nhiều người từng biết, từng xem hình ảnh, thậm chí, từng đi qua thắng tích kỷ niệm các anh hùng tử sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Đông Dương kể từ 1945, một công trình được xây dựng với nhiều tâm huyết, bằng xi măng, đá tảng, sừng sững trong không gian bát ngát của rặng núi Rocky, Colorado.

Không có nhiều người chứng kiến lúc nó bắt đầu, cách thức khiến nó nên hình nên vóc, lúc nó hoàn thành sau chặng đường 10 năm, từ cái buổi sáng một cựu trung tá hồi hưu quân lực Hoa Kỳ bước vào cửa tiệm đá của ông Donelson ở Rocky Ford. Đối với dân thể thao thích đi bộ ven núi, khi bất ngờ chạm mắt vào khu tượng đài ở một nơi hẻo lánh, giữa bốn bề cỏ cây tịch mịch, trời đất hoang vu, đã giật mình kinh ngạc vì tầm vóc, kích cỡ của các khối đá hình thành nó, không một chỉ dấu nào về xuất xứ ngoài mấy cái địa danh xa tít mù tắp bên trời Á, những câu danh ngôn bằng nhiều ngôn ngữ chạm khắc bằng tay trên 36 phiến đá tảng màu xám nhạt, to hơn những mộ chí bình thường và đặt rải rác trong chu vi 30 bộ xung quanh tượng đài. Là một bí ẩn lạ thường.

Tháng 10 năm 2013, một video về tượng đài chiến sĩ trận vong này xuất hiện lần đầu trên YouTube, đã lôi cuốn 66,000 lượt người truy cập vào. Tra cứu tài liệu sở Kiểm Lâm Hoa Kỳ tại địa phương, không thấy bất cứ một thông tin hay chỉ dẫn nào. Vẫn chỉ có những người thích… Continue reading

Câu chuyện phía sau nhà sư tự thiêu

Câu chuyện phía sau nhà sư tự thiêu

IMG.149Lời ban biên tập – Nhà báo Malcolm Browne là một trong những nhân chứng người nước ngoài có mặt tại sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11-6-1963, ông đã chụp liên tục khoảng 10 cuộn phim ghi lại hình ảnh HT.Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân mà trong đó có một bức ảnh được xem là biểu tượng đã mang lại cho ông giải thưởng ảnh báo chí quốc tế năm 1963 và đoạt giải Pulitzer vào năm 1964.

Trước khi từ giã cõi đời vào ngày 27-8-2012 ở tuổi 81 tại Hoa Kỳ, ông đã có cuộc trò chuyện với Patrick Witty, biên tập viên hình ảnh của Tạp chí Time tại nhà riêng của ông ở Vermont, Hoa Kỳ về sự kiện lịch sử mà ông là nhân chứng.

Chúng tôi trân trọng gởi đến quý độc giả nội dung của buổi trò chuyện giữa hai người qua bản dịch Việt của Tường Anh và Tịnh Thủy hiệu đính.

 

Malcolm Browne: 

CÂU CHUYỆN PHÍA SAU NHÀ SƯ TỰ THIÊU
Patrick Witty | Tường Anh dịch | Tịnh Thủy hiệu đính

Nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào năm 1963, LightBox trình bày cuộc phỏng vấn với Malcolm Browne, nhiếp ảnh gia của Associated Press, người đã chụp được bức ảnh mang tính biểu tượng vào thời điểm đó.

Nhiếp ảnh gia Malcolm Browne, được biết đến qua bức ảnh gây chấn động và mang tính biểu tượng về một nhà sư tự thiêu tại Sài Gòn, đã qua đời vào ngày 27/8/2012 hưởng thọ 81 tuổi. Ông Browne đã được trao giải thưởng Pulitzer về Tường… Continue reading

Cái chết của sử gia Phạm Văn Sơn

Văn Nguyên Dưỡng

IMG.148

Trước năm 1975, ở miền Nam, ông Phạm Văn Sơn là một trong rất ít những vị viết sử. Bộ sử được nhiều người biết đến nhất của ông là bộ VIỆT SỬ TÂN BIÊN.

Tôi hân hạnh được làm việc dưới quyền chỉ huy của ông từ năm 1958 đến 1960. Thời gian này ông mang cấp bậc Thiếu tá, giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trường Quân Báo & Chiến Tranh Tâm Lý Cây Mai; tôi mang cấp bực Trung úy, là huấn luyện viên và sĩ quan an ninh của Trường. Chính trong thời gian này, ông đã tu chỉnh bộ sử nói trên và cho tái bản.

Những thì giờ nhàn rỗi, tôi đã tình nguyện giúp ông. Tôi được ông giới thiệu đến gặp ông Lê Ngọc Trụ, công chức làm việc ở Thư Viện Quốc Gia –lúc đó còn nằm trên đường Gia Long– để nhờ hướng dẫn sưu tầm tài liệu. Ông Lê Ngọc Trụ còn là một học giả, giảng sư Ngữ học của Đại học Văn khoa Saigon, đã chỉ dẫn cho tôi tìm được khá nhiều tài liệu và sách viết bằng tiếng Pháp về thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Các tài liệu này cũng như những tài liệu quí giá khác, giúp cho ông Phạm Văn Sơn tu chỉnh Việt Sử Tân Biên. Thời gian làm việc với ông, tôi đã học được ở ông nhiều điều về viết lách.

Năm 1961, trường Cây Mai đổi tên, chỉ còn là trường Quân Báo. Ngành Chiến Tranh Tâm Lý tách ra riêng, được dạy riêng ở một trường của ngành này, mới thành lập, ở một địa điểm khác; do đó, Thiếu tá Phạm Văn Sơn cũng được thuyên chuyển về ngành Chiến Tranh Chính Trị… Sau… Continue reading

Tướng de Gaulle: ‘Anh làm vỡ châu Âu’

Tướng de Gaulle: ‘Anh làm vỡ châu Âu’

IMG.082

Sau cuộc trưng cầu dân ý với kết quả Anh sẽ rời Liên minh châu Âu (EU), một số tờ báo Anh nhắc lại ‘lời tiên tri’ của Tướng Charles de Gaulle rằng Anh Quốc “sẽ chỉ làm tan vỡ liên minh này”.

Các tư liệu của BBC nội địa còn ghi lại rằng vào năm 1967, Tổng thống nền Cộng hòa thứ năm của Pháp đã công khai ngăn Anh vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), tiền thân của EU.

Ông cảnh báo đưa Anh Quốc vào thì khối này “sẽ tan vỡ”.

Vào thời điểm đó, ngoài Pháp ra thì cả năm nước EEC, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Ý và Đức đều sẵn sàng mời Anh gia nhập.

Thái độ của Tướng de Gaulle với Anh được báo chí châu Âu lúc đó mô tả là ‘thù địch ra mặt’ (open hostility).

Như quên hết công Anh giúp ông tá túc bên London để kháng chiến chống phát-xít Đức, Tướng Charles de Gaulle mở cả một cuộc họp báo lớn tại Điện Elysee để mắng người Anh.

Trước cả nghìn nhà báo, nhà ngoại giao, các bộ trưởng, Tướng de Gaulle nói Anh Quốc mới là nước “thù địch sâu nặng” với dự án châu Âu.

Không chỉ phê London từng thờ ơ với Thị trường chung châu Âu và nước Anh thiếu “thiên hướng châu Âu” (European vocation), ông còn khẳng định “kinh tế Anh không phù hợp với Cộng đồng châu Âu”.

Cụ thể hơn, ông nói cách làm nông bên Anh là cách làm của dân đảo, và Anh sẽ không muốn chính phủ trợ giá cho nông dân.

Đây không phải là lần đầu tiên Charles de Gaulle chống Anh.

Năm 1963 cũng chính… Continue reading

Bài Nói Chuyện Của Bà Quả Phụ Trịnh Minh Thế

IMG.031

Ngày 3 tháng 5 năm 1955, ngày chồng tôi mất, Ông trung tá tham mưu trưởng Trương Lương Thiện có về Tây Ninh báo tin và chở tôi và mẹ chồng tôi về Saigòn. Về đến nơi, lúc thấy xác chồng tôi là 1giờ khuya. Khi ngồi bên xác chồng tôi, tôi mới phát hiện chồng tôi chết vì 2 viên đạn. Viên đạn thứ 1 từ ót trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ 2 từ lỗ tai phải trổ ra mắt trái, tròng mắt bay mất, mí mắt lõm xuống và còn nguyên vẹn không rách, lỗ tai còn ám khói đạn. Tôi có lấy khăn ước lau chùi nhưng không sạch được! Nhìn 2 vết đạn này, tôi nghĩ là chồng tôi bị ám sát chứ không chết trận được vì 2 lỗ đạn rất nhỏ, nhỏ như đầu chiết đũa và không phá rộng. Từ lúc đó tôi luôn luôn ở bên xác chồng tôi, tôi không ngủ, không ăn uống gì được cho đến trưa ngày hôm sau là liệm xác. Sáng hôm sau thì ông Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn đến. Tôi có nhìn thấy ông Diệm té xỉu trước mặt tôi. Sau khi ông Diệm về, có mấy người em chồng tôi và các anh em trong đoàn thể Liên Minh đến thăm xác. Tôi có chỉ cho tất cả mọi người thấy là chồng tôi chết vì hai viên đạn. Khi chết chồng tôi mặt quân phục kaki vàng và bộ đồ đẫm máu đỏ; người em gái thứ 5 của chồng tôi đã đem về Tây Ninh đốt. Chánh quyền Ngô Đình Diệm không giải thích gì về cái chết của Tướng Thế mà trái lại khi chôn cất chồng tôi xong thì có mấy người… Continue reading

Ước mơ 45 năm

Việt Hùng


QUẢNG TRỊ (NV)
Sau khi được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ, trưa 12 Tháng Tư, 2016, bà quả phụ cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương, tức Trần Thị Mai, và người con trai út Nguyễn Viết Xa đã có chuyến đi từ Sài Gòn đến đồi 31, Hạ Lào, nơi “Người Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương” hy sinh.

IMG.012

Bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương và con trai Nguyễn Viết Xa khấn vái vong linh của chồng và cha trên đỉnh đồi 31, Hạ Lào. (Hình: Việt Hùng)

Buổi trưa hôm ấy, anh Nguyễn Viết Xa cũng chay xe ôm, nhưng khác hẳn mọi hôm, hôm nay anh chở vị khách đặc biệt, là mẹ của mình, thẳng tiến phi trường Tân Sơn Nhất, bắt đầu cuộc hành trình đầy khó khăn để sang vùng đất nơi thân phụ mình nằm lại.

Máy bay vừa cất cánh, bà Mai quay sang chúng tôi nở nụ cười: “Ðây là lần đầu cô đi máy bay, nên cảm giác hơi run. Nhưng cứ nghĩ sắp được đến Hạ Lào là vui lắm.”

Ngồi bên cạnh bà Mai, anh Nguyễn Viết Xa cũng vậy. Khuôn mặt hiền lành, nhìn cái gì trên máy bay cũng đều lạ lẫm. Có lẽ suốt hàng chục năm qua, ước mơ một lần được ngồi máy bay của vợ con người anh hùng Mũ Ðỏ tên Ðương mới thành hiện thực.

Tỉnh Quảng Trị có ranh giới với Hạ Lào, không có phi trường, chúng tôi mua vé bay ra phi trường Phú Bài của Huế, rồi từ đó bắt xe đi Quảng Trị, men theo đường tỉnh lộ 9 sang biên giới nước Lào qua cửa khẩu Lao Bảo.

Ðón chúng tôi ở phi trường Phú Bài là hai… Continue reading

Mong một lần sang Hạ Lào, nơi chồng hy sinh

Mong một lần sang Hạ Lào, nơi chồng hy sinh

Việt Hùng


SÀI GÒN (NV) – Năm nay, 2016, là đúng 45 năm ngày mất của cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương (1971-2016), Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðại Úy Ðương hy sinh tại chiến trường Hạ Lào vào đầu năm 1971, và được mọi người biết đến như một huyền thoại qua tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, “Anh Không Chết Ðâu Anh.” Phóng viên Việt Hùng của Người Việt đến thăm bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương, nhũ danh Trần Thị Mai, tại tư gia ở Quận 11, Sài Gòn và được bà dành cho cuộc phỏng vấn dưới đây.

IMG.006

Bà Trần Thị Mai bên di ảnh chồng. (Hình: Việt Hùng)


Bà Trần Thị Mai (TTM):
 Tôi còn nhớ những ngày đó, nó rơi vào những ngày cuối Tháng Hai Dương Lịch, 1971. Lúc đó tôi lên phòng hậu cứ để lãnh lương của anh Ðương, thì được một người lính nhảy dù, buồn bã nói với tôi là “một tuần nữa chắc chị có khăn mới đeo.” Lúc đó tôi không biết khái niệm “khăn mới” là gì hết.
Việt Hùng (NV): 
Xin bà cho biết ký ức về thời gian Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương hy sinh ở mặt trận Hạ Lào?

Một tuần sau, tôi nhận được giấy báo mất tích của anh Ðương tại đồi 31, căn cứ Hạ Lào (tức vào sâu trong vùng biên giới nước Lào khoảng 25km). Lúc đó tôi vẫn còn hy vọng. Tôi cầu nguyện và xin lá xâm trên chùa, thì được thầy cho biết là “người này đang gặp đại nạn.” Tuy vậy, tôi vẫn còn rất tin tưởng là chồng mình… Continue reading

NĂM MƯƠI NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI MỸ

NĂM MƯƠI NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI MỸ
Huỳnh Kim Quang

 

HT Thich Thien An

HT. Thích Thiên Ân

Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ. Nhưng trước hết xin nhìn thoáng qua một chút về bối cảnh Phật Giáo Mỹ.

Một Chút Bối Cảnh Phật Giáo Mỹ

Chuyện kể rằng, vào năm 458 sau Tây Lịch, một nhà sư Phật Giáo gốc Trung Hoa sống ở Afghanistan có tên là Hwui Shen [Huệ Thâm] cùng với 4 nhà sư Phật Giáo khác đã đến Mễ Tây Cơ. Ở đây những vị sư Phật Giáo này đã đem Phật Pháp truyền bá cho dân địa phương. Nhưng rồi các vị sư này cũng đã trở về Trung Hoa và viết một bản tấu chương để trình bày về chuyến đi kỳ thú này cho vua Tàu vào thời Lưu Tống (420-479 sau Tây Lịch).(1) Tính theo thời gian thì những vị sư Phật Giáo này đã đến Tân Thế Giới trước Columbus cả ngàn năm – Columbus khám phá Tân Thế Giới vào năm 1492. Bản tấu chương của Huệ Thâm sau đó vào hậu bán thế kỷ thứ 18, đã được một nhà nghiên cứu văn học Trung Hoa người Pháp làm việc cho Viện Academy Of Inscriptions And Belles là M. De Guignes phát hiện trong văn khố Tàu và dịch ra vào  năm 1761. Tài liệu của M. De Guignes cũng đã được nhà báo Mỹ Charles G.… Continue reading

Xuân Kỷ Dậu với Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị

Xuân Kỷ Dậu với Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị

Pgs/Ts Phạm Tú Châu

Hình ảnh của Xuân Kỷ Dậu với Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị
Nhiều tư liệu cho biết Tôn Sĩ Nghị (1720-1796) là đại thần quan cao chức trọng triều Càn Long (Trung Quốc), được vua tin dùng, được người đời kính trọng vì công bằng chính trực, công tâm chấp pháp. Khi làm Tuần phủ Vân Nam, vì không kịp thời cáo giác Tổng đốc Lý Thị Nghiêu tham ô, ông bị cách chức, điều lên canh phòng Y Li (Tân Cương), nhà bị khám xét nhưng không thấy tiền bạc gì. Vua Càn Long khen liêm khiết, đổi về làm Hàn lâm viện Biên tu, biên soạn Tứ khố toàn thư… Ông còn là nhà thơ, để lại Bách nhất sơn phòng tập gồm 20 quyển (mạng zh.wikipedia. org). Lại thêm “một đời chiến công hiển hách, ông theo quân đánh Miến Điện, dẹp Thiên địa hội phản nghịch ở Đài Loan, dẹp Bạch Liên giáo xâm nhập Tứ Xuyên, chết tháng 6 năm ấy khi vẫn còn trong quân ngũ. Vì vậy khi cử Tổng đốc Lưỡng Quảng “thảo phạt Nguyễn Huệ ở nước An Nam” là Càn Long đã chọn đúng người (bài Tôn Sĩ Nghị vất vả không biết mệt, liêm khiết chẳng ngại nghèo trên mạng Dư Hàng tân văn).
Về phần đầu chuyến “thảo phạt An Nam”, mạng Bách độ Bách khoa (baidu.baike.com) cho biết thêm: “Niên hiệu Càn Long thứ 53, quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ bị bề tôi là Nguyễn Huệ đuổi đi, mẹ và vợ vua đến cửa ải cáo cấp. Sĩ Nghị nghe tin, đưa quân tới Long Châu phòng thủ Trấn Nam quan. Vua Càn Long khen hiểu đại thể, biết thế nào là quan… Continue reading

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

 

***

Anh-Hùng Kháng-Chiến Trần-Văn-Bá, Lê-Quốc-Quân, Hồ-Thái-Bạch

INK.513

Di ảnh anh-hùng Trần-Văn-Bá 

Trúc-Lâm Lê-An-Bình sưu khảo

Cả ba đều là thành viên của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam.

– Trần Văn Bá sinh năm 1945 là cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris. Ðã tham gia MTTNCLLYNGPVN của kỹ sư Lê Quốc Túy vào những ngày đầu mới thành lập. Tháng 10/80 giữ chức Thiếu úy và thăng Thiếu Tá tháng 5/84 phụ trách an ninh nội vụ chỉ huy trưởng xâm nhập VN và chỉ huy trưởng mật cứ huấn luyện Tự Thắng. Anh Bá
bị bắt tháng 9/1984.

– Lê Quốc Quân sinh năm 1941 là cựu sĩ quan QLVNCH. Chiến hữu Quân đã quy tụ một số cựu quân nhân trốn cải tạo và một số được thả về thành lập tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Các Lực Lượng yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðã hai lần rời Sài Gòn gặp C/h Hạnh và ông Túy tại trấn Hồ Phòng Minh Hải vào tháng 3/82 và tháng 6/82 để bàn thảo kế hoạch hoạt động. Chương trình hành động gồm :

1/ Lập các tổ cảm tử nhỏ, phân tán ở các đô thị, trang bị gọn, cùng các tổ chức trong lực lượng mới tuyển mộ để phá hoại, ám sát, rải truyền đơn, kách động quần chúng…

2/ Dự kiến đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở các vùng rừng núi và nông thôn với sự lôi kéo dân chúng cướp chánh quyền từng khu vực, tiến tới lật đổ chế độ trên toàn VN.

– Hồ Thái Bạch bí danh Anh Cả sinh năm 1926 tại Long An trú quán Tây Ninh, được thay… Continue reading

TỬ XUÂN HÀM NGHI (1872 -1942) vị vua lưu đày thành nghệ sĩ

Phạm Trọng Chánh

vua-ham-nghi-ve-nhu-mot-hoa-si-that-suNăm 1926, để kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Bảo tàng Auguste Rodin (1840-1917) Hotel Biron 79 rue de Varenne. Paris 7è, năm 1916. Rodin nhà điêu khắc vĩ đại của thế kỷ 19, 20. La Porte d’Enfer, Cửa Địa Ngục tác phẩm vĩ đại của Rodin lấy cảm hứng từ Divine Comédie (Thần Khúc) của Dante Aligrierie và Fleur du Mal (Hoa Thương Đau) của Charles Baudelaire đã được đúc thành đồng cao 7m nặng 8 tấn. Cùng trong buổi kỷ niệm này các học trò, phụ tá, thân hữu của Rodin tham gia trưng bày triển lãm. Các cuộc triễn lãm kỷ niệm Rodin từ Dépôt des Martres số 182 rue l’Université. Paris 7è, nơi xưởng điêu khắc nhà điêu khắc lúc sinh thời, đến trường Mỹ Thuật Paris 11 quai Malaquais Paris 6è nằm trên bờ sông Seine, đến các Galerie Hội Họa, Điêu Khắc tại Paris, đến Villa des Bridarts số 19 Avenue Auguste Rodin, ngoại ô Meudon nơi Rodin sinh sống và chôn cất tại đây.

Giữa các buổi triễn lãm tưởng niệm Rodin đó người ta chú ý đến một nhà điêu khắc, họa sĩ không phải người Âu Châu, mà mọi người đều thân mật gọi là « Hoàng Tử An Nam », người đó là Tử Xuân Hàm Nghi triễn lãm tại Galerie Mantelet, phố La Boétie, Quận 8 Paris. Người giúp đỡ tổ chức buổi triễn lãm này là bà Suzanne Meyer Zundel (1882-1971) nghệ sĩ tạo hình, bạn nhà văn Judith Gauthier. Năm đó Vua Hàm Nghi 54 tuổi , bạn thân của Rodin, đã từng học Điêu Khắc với Rodin từ năm 1893, cứ mỗi hai năm mỗi lần nghỉ hè ông được mời sang Paris hàng tháng. Ngoài việc du lịch, ông… Continue reading

Cộng sản tiêu diệt Cao Đài Đức Chí Tôn

…..
Cộng sản tiêu diệt Cao Đài Đức Chí Tôn
 
 
GNsP (10.12.2015) – Vĩnh Long – Kể từ khi Đức Chí Tôn – Ngọc Hoàng Thượng Đế khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh đến nay tròn 91 năm (15-10-Bính Dần (1926) – 15-10-Ất Mùi (2015). Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đau thương, nhất là từ sau 30-04-1975 đến nay.
 
Dở lại trang sử vừa đi qua 40 năm, chúng tôi không khỏi bùi ngùi, xúc động cho tình cảnh dân tộc Việt Nam bị trị dưới chế độ cộng sản (CS) vô thần, vô tôn giáo, độc tài chiếm đoạt tất cả tài sản, động sản, bất động sản và ngay cả tâm linh của người dân Việt Nam.
 
Đối với Đạo Cao Đài: Bản Án Cao Đài năm 1978 là nền tảng của chính sách tiêu diệt tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN. Họ kết tội vị Giáo Chủ và các Chức Sắc tiền khai Đại Đạo tội danh “Phản quốc, hại dân, chống phá cách mạng” để làm tiền đề cho các hệ quả đi theo sau:
 
Bấm vào link để xem chi tiết trên internet
http://www-personal.usyd.edu.au/~…/booksv/tvdhp/bavbcacd.htm
 
Hệ quả 1:
 
Đạo Lịnh 01 ra đời ngày 04-02-Kỷ Mùi (dl 01-03-1979), nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam mượn danh từ “Đạo Lịnh” để dùng Đạo diệt Đạo. Đạo Lịnh nầy chúng tôi gọi là Đảng Lịnh, đã giải tán Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh và toàn bộ cơ cấu Hành Chánh Đạo từ trung ương tới địa phương, để lập ra Hội Đồng Chưởng Quản (HĐCQ) – Cao Đài cộng sản.
 
Đường dẩn để xem Đạo Lịnh 01:… Continue reading

CHUYỆN TÌNH Rất Đẹp Của KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ Tại NHẬT, Nơi Có Những Cây Tùng Xanh Biếc.

…..
CHUYỆN TÌNH Rất Đẹp Của KỲ NGOẠI HẦU CƯỜNG ĐỂ Tại NHT, Nơi Có Những Cây Tùng Xanh Biếc.

Trần Thùy Mai

INK.498Ando Chie cúi xuống, nhúng ngón tay vào chậu nước. Nước ấm vừa đủ tắm. Nàng kéo màn che cửa sổ. Ngoài kia, một cây anh đào vừa nở, những nhành hoa rủ xuống trắng hồng.
– Xin ngài vào tắm kẻo nước nguội.
Giọng nàng nhỏ nhẹ và lễ phép.
Ngoài ba mươi tuổi, Chie mạnh khỏe và bầu bĩnh trong bộ kimono giản dị màu lam. Là người giúp việc cho hoàng thân Cường Để, cô đến ở đây đã hai năm theo sự bố trí của đại tá Wanatabe.
Năm ấy hoàng thân đã ngoài năm mươi tuổi, dáng vóc nho nhã nhưng khuôn mặt gầy đượm buồn. Ông chăm chú viết, những chữ Nho chân phương rất đẹp trên giấy trắng.

Thấy Chie, ông ngẩng lên, vẻ mặt ngần ngừ:
– Lại tắm. Ta mới tắm hôm kia…
Chie mỉm cười. Ông hoàng Việt Nam này rất lười tắm gội. Người Nhật vốn rất sạch sẽ. Bao giờ cũng thế, Chie rất cương quyết với ông.
Chie đến gần, đặt tay lên nút áo ông. Chiếc áo năm thân màu nguyệt bạch với rất nhiều khuy vải. Ở Nhật đã hai mươi năm, ông vẫn mặc áo Việt. Những chiếc áo ông đem theo từ Việt Nam đã cũ nát từ lâu, chiếc áo này là do Chie phỏng theo áo cũ để may cho ông, kiểu áo Việt trên nền lụa Nhật.
Nhưng hôm nay, ông hoàng dường như trái tính hơn mọi ngày. Ông chùn lại, xua tay, ánh mắt đầy nghi kỵ:
– Để ta yên!
Từ lúc Chie mới đến đây, ông vốn… Continue reading

Khi Chế Độ Sợ Sử

Huy Phương

Theo báo chí trong nước, môn lịch sử dự định sẽ bị xóa bỏ khỏi chương trình giáo dục phổ thông, và sẽ được “tích hợp” với môn giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng! Dư luận trong và ngoài nước đã lên án gắt gao dự định này, và việc bỏ môn sử trong chương trình giáo dục của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa không phải là không có cơ sở, vì nó đã bắt nguồn từ cuộc Cách Mạng Tháng Tám, đảng Cộng Sản muốn viết lại lịch sử theo chiều hướng có lợi cho đường lối của đảng.

Nghĩa Trang Liệt Sĩ Người Trung Quốc ở Cao Bằng. (Hình minh họa: Tienve.org)

Hiện nay, trong giai đoạn Việt Nam đang trở thành con cái (một loại nghịch tử) của Trung Cộng, lịch sử Việt Nam đã là một trở ngại cho mối giao hảo của Việt-Trung, thì khi đất nước chúng ta trở thành một thành phần không thể cắt lìa của Trung Cộng, là ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ của bọn bành trướng. Lý do lịch sử Việt Nam là một chuỗi trường kỳ kháng chiến với giặc phương Bắc, và nước Tàu trở thành một “kẻ thù truyền kiếp” của dân tộc Việt Nam.

Sách “Việt Nam – Những Sự Kiện Lịch Sử 1945-1975” của Viện Sử Học-Viện Khoa Học Xã Hội (cơ quan chính thức của đảng và chính phủ) không hề nói đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và sự hy sinh của những anh hùng tử sĩ VNCH trong trận chiến với Trung Cộng vào Tháng Giêng, 1974. Ngay cuộc tấn công của quân Trung Cộng chiếm các bãi đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa… Continue reading

Chuyện cảm động về những người thầy của vua chúa Việt

 

“Nếu làm vua mà làm cho dân giàu, nước mạnh thì hãy làm. Còn ngôi vua ư? Ta coi ngôi vua như chiếc dép rách mà thôi!” – Nhà giáo Chu Văn An nói với vua Trần Nghệ Tông như vậy.

Tượng danh sư Chu Văn An

Những người thầy cao cả của vua Hàm Nghi

Thầy giáo Nguyễn Doãn Cử, quê Vũ Thư – Thái Bình đỗ Cử nhân, được làm giảng quan của phủ Tôn Nhân, chuyên dạy con em vương hầu nhà Nguyễn. Có lần, cậu bé Ưng Lịch không thuộc bài, thầy Cử đã phạt đòn thẳng tay, bất chấp trò là dòng dõi vương tôn. Sau đó thầy cử liền dâng sớ tạ tội, cáo quan về quê cũ.

Nhưng vua Tự Đức chẳng những không quở trách mà còn đưa thêm roi cho thầy và nói: Khanh quý trẫm vì nể trọng khuôn phép, chứ không phải nể quyền uy nơi trẫm. Nếu không nghiêm như vậy thì làm sao đào luyện được tài năng, hoàng tộc sẽ không có người kế nghiệp xứng đáng.

Cậu bé Ưng Lịch bị thầy đánh đòn ấy sau này trở thành vua Hàm Nghi, một ông vua yêu nước được lưu danh trong sử sách.

Trong các thầy dạy vua Hàm Nghi, người đời cũng nhớ đến thầy Nguyễn Nhuận. Dù không đỗ cao, ông là một nhà Nho được kính nể không chỉ vì trí tuệ uyên thâm mà còn cả sự liêm khiết, quang minh. Sau một thời gian mở trường dạy ở quê, ông được mời vào kinh dạy con cháu hoàng tộc. Trong các học trò của ông có cả Ưng Lịch, khi đó là một cậu bé ngỗ nghịch ít được chú ý đến.

Sau này Ưng Lịch trở thành vua… Continue reading

Những nhân chứng cuối cùng

…..

Những nhân chứng cuối cùng

 

 

BS Trần Nguơn Phiêu

ING.454Khi quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” của Ông Nguyễn Văn Trấn được nhà xuất bản Văn Nghệ cho ra mắt ở hải ngoại, rất nhiều bình luận gia đã góp ý phân tích về tài liệu này. Đây là một quyển sách đã gây nhiều chấn động ở trong nước và cả ở hải ngoại vì lần đầu tiên, vài chi tiết “thâm cung bí sử” trong sinh hoạt nội bộ của giới lãnh đạo đảng Cộng sản  Việt Nam được tác giả phơi bày trước công luận.

Ông Tôn Thất Thiện ở Canada là một trong những nhà bình luận thời sự có tiếng đã viết một bài ca ngợi việc làm của Ông Trấn. Ông Thiện có đề cập đến vài ý kiến dè dặt đối với lập trường của Ông Trấn và đã đề cao các sử  liệu mà Ông Trấn đã trình bày. Một bình luận gia nổi tiếng khác, Ông Lâm Lễ Trinh, một nhân sĩ miền Nam từng giữ chức Tổng trưởng bộ Nội vụ thời chánh phủ Ngô Đình Diệm, đã gọi Ông Trấn dưới danh từ “hung thần Chợ Đệm,” một danh từ mà giới chánh trị miền Nam am hiểu tình hình trong khoảng thời gian khởi đầu cuộc kháng chiến Nam bộ đã riêng tặng cho Ông Nguyễn văn Trấn.

Ông Trấn nay đã qua đời. Người viết bài này đã thực hiện tài liệu này từ lâu dưới tựa đề “Hiện tượng Nguyễn Văn Trấn” nhưng nhiều bạn thân đã đề nghị khoan cho ra mắt vì nhầm vào lúc Ông Trấn đang thực hiện báo chui “Người Sài Gòn,” một tờ báo đã từng làm nhức nhối giới cầm quyền trong nước.… Continue reading

CUỘC VƯỢT BIÊN ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT

….

CUỘC VƯỢT BIÊN ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT

….

Tạ Phong Tần

.

Hải trình từ VN sang Cao Ly (Hàn Quốc) năm 1226 của Hoàng thân Lý Long Tường
 

Sau khi áp dụng thành công kế “Du Long Chuyển Phụng” đem về ngôi báu cho họ Trần, để củng cố quyền lực và chống âm mưu phục quốc của họ Lý, năm Nhâm Thìn (1232) Thái sư Trần Thủ Độ lập mưu lừa tôn thất nhà Lý vào làng Hoa Lâm (Lục Ngạn, Bắc Ninh) tế lễ Thiên hậu rồi chôn sống, những người họ Lý còn sống sót phải đổi sang họ Nguyễn đày vào vùng rừng sâu núi độc..

Theo Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim, vào năm 1226, để bảo toàn tính mạng và thờ phụng tổ tiên, Hoàng thân Lý Long Tường (lúc này đã 52 tuổi, con thứ 7 của vua Lý Anh Tông, nguyên là Thái sư Thượng Trụ quốc, Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, Thượng Thư Tả Bộc Xả, Lĩnh Đại Đô Đốc, tước Kiến Bình Vương dưới triều vua Trần Thái Tông) dẫn hơn 6 ngàn gia thuộc chạy trốn ra nước ngoài trên ba hải thuyền theo cửa biển Thần Phù (Thanh Hóa). Hơn một tháng lênh đênh trên biển, đoàn người đã được vua Cao Ly cho người đón tiếp ân cần và cho phép định cư tại đất nước Củ Sâm này.

Trong thời gian sống ở Cao Ly, Hoàng thân đã 2 lần giúp Cao Ly chống lại quân xâm lược Nguyên, lập nhiều công trạng, được vua Cao Lý phong làm Hoa Sơn Tướng Quân, lập bia ghi công ở Thụ hàng môn.

Năm 1994, ông Lý Xương Căn, cháu đời thứ 26 của Hoàng thân Lý Long Tường đã… Continue reading

Võ Nguyên Giáp: Bài toán sử “chẳng hay ho gì” đang được giải?

…..

Võ Nguyên Giáp: Bài toán sử “chẳng hay ho gì” đang được giải?

VNG1

Phan Châu Thành (Danlambao) – Ngày 14 tháng 10 năm ngoái, 2013, sau cái chết của tướng Giáp, tôi có viết một bài “Võ Nguyên Giáp: Bài toán sử lớn còn để lại?” cố gắng nhìn lại cuộc đời Giáp, nêu ra nhưng câu hỏi lớn về Giáp mà tôi chưa giải đáp được để đánh giá, nên tôi gọi là “bài toán sử lớn còn để lại”…

Hôm nay, vừa tròn một năm sau, cuối tháng 10/2014 này, vào trang Bauxite lại nhìn thấy ảnh Giáp như là logo của trang báo đó, tôi tự hỏi đến bao giờ những người lập và ủng hộ trang Bauxite mà tôi rất tôn trọng và đánh giá cao đó sẽ phải “thay logo”, vì dường như “ánh hào quang” của Giáp đã dần tắt lịm trong chỉ một năm qua và đang để lại những sự thật trần trụi chẳng có gì hay ho về Giáp cả?

 

“Bài toán sử VNG” sớm bắt đầu tự hé lộ lời giải?

Vâng, tôi cũng rất bất ngờ khi nhìn lại và thấy những câu hỏi lớn mình đã nêu ra về Giáp trong bài viết ngắn chỉ có 3 trang A4 trên, đã dường như đang được lịch sử lần lượt trả lời qua nhiều ngả rất bất ngờ khác nhau, như Hồi ký của ông Hoàng Tùng, các bài viết nghiên cứu của ông Bùi Anh Trinh, lá thư tay 16 trang được cho là của bà Bảy Vân vợ sau của Lê Duẩn, hay cả cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh, Hồi ký của các tướng Tàu là Trần Canh và Vi Quốc Thanh, Hồi ký của chính Giáp và các tường lĩnh… Continue reading

Sự phát triển của các loại chiến thuyền trong lịch sử Việt Nam

Địa bàn sinh sống chủ yếu của tổ tiên ta là ở những đồng bằng có sông ngòi, đầm hồ bao bọc, chia cắt. Vì vậy con người chỉ có thể hoạt động, đi lại trên một phạm vi rộng nhờ bè mảng, tàu thuyền.

CHIENTHUYEN

…..

Thuyền bè đã trở thành phương tiện cơ động chủ yếu cho các hoạt động dân sự cũng như hoạt động quân sự của ông cha ta. Dù là quân bộ hay quân thủy, đều phải dùng thuyền như phương tiện cơ động chính.

Thuyền chiến đã ra đời rất sớm trong lịch sử dân tộc ta có thể từ trước khi Nhà nước Văn Lang ra đời. Cho đến nay tư liệu về những chiếc thuyền chiến cổ nhất mà chúng ta biết đến được thể hiện trên trống đồng Đông Sơn. Thuyền chiến là những chiếc thuyền độc mộc, loại cực lớn có thể dài trên 20m, chở hàng chục chiến binh.. Những cánh buồm có thể được đan bằng lá dứa dại phát huy tác dụng khi thuyền xuôi gió… Thuyền loại này được trang trí tương đối đẹp và ở mũi thuyền không bao giờ thiếu hình đầu một loài thú kỳ dị. Thông thường, chúng đều có một chèo ở đuôi, cũng có một số thuyền có chèo ở mũi. Dưới đáy thuyền thường thấy một hoặc hai tấm ván rẽ nước có tác dụng chống sóng và giữ thăng bằng cho thuyền. Trên thuyền thường có thêm một số cọc phụ. Trang trí đẹp nhất thường là những cọc phụ ở phía đuôi, gần người điều khiển lái đuôi. Thuyền nào cũng có một vật như chiếc trống da ở giữa thuyền và một sạp lầu cao chừng 1,5 mét, đặt hơi chếch về phía đuôi thuyền, trên… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 1)

LỜI NÓI ĐẦU
INK.397Đây chỉ là tiểu thuyết, loại tự truyện, về hành trình của một thanh niên bắt đầu trưởng thành vào lúc đất nước chuyển mình tranh đấu thoát ách thực dân Pháp ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ những giai đoạn lúc ban đầu, khi toàn dân một lòng đứng lên quyết tâm chống trả mưu toan trở lại của Đế Quốc Pháp đến những biến thiên hơn ba mươi năm kế tiếp, đây là một đoạn lịch sử cận đại, bối cảnh của cốt truyện. Được cơ hội lớn lên vào khoảng đầu Thế chiến Thứ Hai, người viết muốn ghi lại những gì mình đã chứng kiến về các đổi thay trọng đại ở miền Nam. Đất nước đã tranh đấu vuợt thoát từ chế độ thuộc địa trở lại vị trí độc lập, nhưng đã phải hứng chịu bao nhiêu biến thiên, đổ nát.
Truyện được hư cấu căn cứ trên những sự kiện có thật. Nếu trong sách có những trùng hợp về tên tuổi, địa danh, xin người đọc tha thứ, coi đó chỉ là chuyện ngẫu nhiên vô tình. Người viết muốn ghi lại cho thế hệ trẻ những sự việc đã đưa đất nước qua những biến đổi đau thương mà những người có trách nhiệm lèo lái quốc gia đã có thể tránh được nếu mỗi khi phải chọn lấy một quyết định chánh trị, họ thật sự luôn luôn đặt quyền lợi và hạnh phúc dân chúng làm mục tiêu tối hậu. Dân chúng Việt Nam đã hứng chịu bao nhiêu mất mát, khổ cực, điêu linh do một số người nhân danh đảng phái hô hào sẽ đưa toàn dân đến một xã hội tự do, bình đẳng trong một thế giới đại đồng. Việc đáng… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 34)

Chương 34

Ði Mỹ cầu viện

Các đổ nát sau Tết Mậu Thân 1968 trên khắp đất nước chưa được thật sự được hoàn toàn hàn gắn, nay lại thêm các thiệt hại to lớn do cuộc Tổng tấn công của Bắc Việt sau Mùa hè Ðỏ lửa. Dân chúng gần vùng Phi quân sự là thành phần gánh chịu nhiều thiệt hại nhất. Từ Gio Linh, Ðông Hà đến Quảng Trị bao nhiêu gia đình đã bị tiêu tan sản nghiệp, bồng bế di tản về Nam tạm sống trong bao nhiêu trại tị nạn Cộng sản. Những trợ giúp ngay sau khi chiến cuộc chấm dứt chỉ là trong giai đoạn tạm thời. Làm thế nào để họ có được một đời sống tương đối ổn định trở lại mới là việc trọng yếu. Ngân sách quốc gia của Việt Nam trong thời chiến không thể đảm đang nổi việc tốn kém này.

Triệu đã thăm dò các cơ quan thiện nguyện ngoại quốc đang thực hiện các chương trình trợ giúp sau Tết Mậu Thân để mong tìm nguồn trợ giúp tư nhân, ngoài khả năng tài chánh của chánh phủ quốc gia và viện trợ Hoa Kỳ. Theo kinh nghiệm trong quá khứ, sử dụng tiền các chánh phủ phải thông qua nhiều thủ tục dự trù, xét nghiệm, chấp thuận nhiều lúc rất nhiêu khê, mất nhiều thời gian. Phần đông các nơi tham khảo đều đề nghị Triệu nên tìm cách qua Mỹ thuyết phục các cơ sở chánh của các hội của họ ở Hoa Kỳ để xin trợ giúp.

Trong việc tiếp xúc thân hữu với các cơ quan Mỹ ở Việt Nam, Triệu tìm được sự thân tình với một tùy viên văn hóa của tòa đại sứ tên J.C. Bà… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 33)

Chương 33

Mùa hè đỏ lửa

Sau hội nghị Midway giữa Tổng thống Mỹ Johnson và chánh phủ Việt Nam, chương trình Việt Nam hóa quân đội miền Nam được bắt đầu thi hành. Sống ngay trong lòng xóm Hải Quân nên Triệu đã nhận thức được việc này. Quân chủng Hải Quân thời Triệu về xứ chỉ độ năm ngàn nhân viên, nay đã tăng trưởng lên trên ba mươi ngàn. Anh em thủy thủ ngoài các lớp huấn luyện ở Nha Trang còn được gởi đi thụ huấn các lớp đặc biệt ở Mỹ. Chiến hạm các loại mới đã được chuyển giao cho Việt Nam. Lúc đầu loại dương vận hạm lớn LST (Landing Ship Tank), Hải Quân Việt Nam chỉ có hai chiếc, nay đã có gần mười chiếc. Tuần dương hạm loại Destroyer vận tốc nhanh cũng đã có trên chục chiếc. Ðặc biệt các chiến hạm nhỏ nhưng cao tốc loại PT nay kể như đã có mặt từ Nam đến Trung Việt.

Lẽ tất nhiên là các quân chủng khác cũng được bành trướng rất nhanh. Nhưng song song với việc này là quân đội Mỹ đã bắt đầu chương trình triệt thoái. Nhiều căn cứ lớn đã được chuyển giao lại cho quân đội Việt Nam như các căn cứ hỏa lực gần giới tuyến: Carroll, Fuller, Mai Lộc, Ái Tử, Nancy… Ðể có một hành lang an toàn sát khu phi quân sự, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam lấy quyết định thành lập thêm một sư đoàn mới: Sư đoàn 3. Giới quân sự Mỹ đã cho biết là họ không có kế hoạch viện trợ để giúp thành lập thêm sư đoàn này. Ngày 1-10-1971, sư đoàn 3 đã được khai sinh bằng cách trích Trung đoàn… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 14)

chương 14

Rèn cán, Chỉnh quân

Phong trào thanh niên tham gia các hoạt động kháng chiến chống Pháp ở thành cũng như liên lạc ra bưng đang ở độ phát triển thuận lợi bỗng đột nhiên như có chiều khựng lại ở miền Nam khi ở Bắc khởi sự có các quyết định “rèn cán, chỉnh quân”. Thời kỳ này khởi sự từ khi Hồng quân Mao Trạch Ðông bắt đầu thắng thế và quân đội quốc gia Tưởng Giới Thạch bị đánh bật ra khỏi Hoa Nam. 

Các bộ đội kháng chiến ở Bắc đã khởi sự được gởi qua biên giới để được huấn luyện và trang bị hoàn hảo hơn. Ðảng Lao Ðộng ở Bắc đã thấy thời cơ được nối vòng tay với đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ trước, những người cầm đầu tổ chức kháng chiến có chân trong Ðảng cố che giấu chủ trương cách mạng Cộng sản để mở rộng cửa đón nhận sự đồng tâm nhất trí của toàn dân cương quyết hợp tác chống thực dân Pháp. Giờ đây với những biến chuyển mới thuận lợi do sự thành công của Hồng quân Trung Quốc và cũng có thể do những thành phần thân chủ nghĩa Mao nay có được thế mạnh, cuộc lột xác từ thế liên hiệp quốc dân đến việc bắt đầu thanh lọc hàng ngũ, để dành ưu thế trong mọi lãnh vực cho người của tổ chức đảng Cộng sản đã được quyết định. Chủ trương rèn cán chỉnh quân cốt lõi là việc bắt đầu loại các phần tử không thân thiện với chủ trương đường lối của đảng ra khỏi các trách nhiệm chỉ huy. Những người tham gia kháng chiến, mặc dầu đã dấn thân vì lòng nồng nàn yêu… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 32)

Chương 32

Trở lại xứ Chùa Tháp

Chiến sự càng ngày càng tiếp diễn ở miền Nam vài năm sau biến cố Tết Mậu Thân. Quân Cộng sản đã có được thời gian bổ sung lại bộ đội bằng nhân sự đưa từ miền Bắc vào bằng ngả đường Hồ Chí Minh. Các căn cứ hậu cần và dưỡng quân đã được tổ chức quy mô trên đất Cam Bốt, sát biên giới miền Nam. Con đường mòn Hồ Chí Minh đã ngang nhiên xuyên qua lãnh thổ Lào mặc dầu theo các hiệp định được ký kết, Lào phải là xứ trung lập! Lãnh thổ Cam Bốt sát biên giới Việt cũng đã được Cộng sản ngang nhiên biến thành những an toàn khu cho bộ đội dưỡng quân sau những lần đột kích tấn công miền Nam. Chánh quyền Miên địa phương đã nhắm mắt làm ngơ vì đã được Cộng sản Việt mua chuộc hậu hỹ nhưng dân chúng Miên đã âm thầm phản đối. Triệu đã có cơ hội đọc được các chỉ thị của phía Cộng sản lưu ý nhân viên của họ là đã có trường hợp nhiều cán bộ bị người Miên bất ngờ thủ tiêu khi nhờ người Miên chỉ đường đi liên lạc.

Quốc vương Sihanouk không chánh thức phản đối việc Việt Cộng sử dụng phần lãnh thổ Miên được Việt Cộng dùng làm bàn đạp tấn công miền Nam. Nhiều quân nhân trong quân đội Cam Bốt đã bực tức về việc này. Cuối cùng, việc gì phải đến đã đến: Nhân một chuyến xuất ngoại công du của Quốc vương, Tướng Lon Nol của quân đội Cam Bốt đã đứng ra đảo chánh Sihanouk. Ngày 18-3-1970 quốc hội Cam Bốt thông qua nghị quyết truất phế Sihanouk. Ngày… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 31)

Chương 31

Tết Mậu Thân

Những tiếng súng vang dội của bộ đội Cộng sản mở đầu cuộc tấn công vào ngày Tết Mậu Thân ở Sài Gòn – Chợ Lớn là một sự bất ngờ vì theo thông lệ từ trước, bao giờ cũng có hưu chiến trong những ngày lễ Tết thiêng liêng của dân tộc.

Như nhiều người khác, lúc đầu Triệu tưởng là tiếng pháo đốt mừng ngày Tết nhưng âm thanh dồn dập của các loạt tiếng súng đặc biệt AK 47, khác với các loại súng của quân đội Việt Nam đã giúp Triệu biết ngay là Sài Gòn đã bị đột nhập. Lúc này tuy Triệu vẫn cư ngụ trong cư xá Hải Quân nhưng lại đang phục vụ ở Cục Quân Y nằm trước Tổng Y Viện Cộng Hòa ở Gò Vấp. Hải Quân vào thời trước năm 1968 còn là một quân chủng nhỏ. Triệu đã leo lên đến cấp bậc cuối cùng của bản cấp số của quân chủng được chấp thuận nên đã được chuyển về Cục Quân Y để tiếp tục phục vụ.

Những cú điện thoại liên hồi từ Cục Quân Y và bộ Tổng Tham Mưu đã hối thúc Triệu đến ngay đơn vị. Nơi đây Triệu tiếp tục nhận được các báo cáo từ nhiều quân y viện trên toàn quốc gởi về trung ương nên đã ý thức được quy mô của cuộc tổng tấn công của Cộng sản đã cố tình vi phạm thỏa thuận đình chiến để gây yếu tố bất ngờ.

Ngoài việc đột nhập vào tòa Ðại sứ Mỹ ở đường Thống Nhất, một cuộc đột nhập được mau chóng giải tỏa nhưng đã gây không ít chấn động trên truyền thông quốc tế, Sài Gòn-Chợ Lớn còn bị tấn… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 30)

Chương 30

Ðệ Nhất Cộng Hòa, những ngày cuối cùng

Tình hình chánh trị miền Nam sôi động mãnh liệt sau vụ chánh quyền ở Huế cấm treo cờ Phật giáo vào ngày lễ Phật Ðản, tháng 5 năm 1963. Dân chúng bất bình vì coi đây là việc cấm đoán có tánh cách kỳ thị tôn giáo, nhất là việc cấm đoán này đã xảy ra không lâu sau những ngày cờ xí Thiên Chúa giáo đã được treo đầy đường nhân dịp chúc thọ Ðức Cha Ngô Ðình Thục.

Việc giải tán đám đông tụ tập trước đài Phát thanh Huế bằng vũ lực đã gây thương vong và chết chóc khiến sự phẫn nộ của quần chúng Phật giáo đã càng ngày càng gia tăng cường độ. Ngày 11 tháng Sáu năm 1963, tức vào 20 tháng Tư năm Quý Mão, Hòa thượng Quảng Ðức đã tự thiêu cúng dường ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Bức hình chụp cảnh Hòa thượng tự thiêu trong thế ngồi kiết già đã được truyền thông và báo chí phổ biến trên toàn cầu và đã đánh động lương tâm quốc tế. Cuối cùng việc bố ráp lục xét chùa chiền, vây bắt tăng ni đêm 28 tháng Sáu năm 1963 đã làm cho dân chúng mất hẳn lòng tin ở chế độ Ngô Ðình Diệm vì trước đó, Tổng thống Diệm đã long trọng cam kết hứa sẽ điều đình về các chánh sách bất công đối với Phật giáo. 

Kể từ đó, những tin đồn sắp có chuyện đảo chính chế độ Ngô Ðình Diệm đã được dân chúng loan truyền hầu như hằng ngày.

Một hôm, anh bác sĩ N.P.Q. ghé thăm vợ chồng Triệu và đề nghị Triệu nên tạm thời về nhà ở làng… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 29)

Chương 29

Người Khách lạ

Trong những lần có dịp xuất ngoại đi Mỹ, khi ghé qua Nhật, Triệu thích đi xem các cửa hàng trình bày các phát minh điện tử, những máy chưa có ở Việt Nam. Vào thời Tổng Thống Diệm, có lần Triệu định đặt mua một máy tự động mở cửa ga ra xe, bấm nút điều khiển từ trong xe khi về đến nhà. Bưu điện cho Triệu biết đó là loại hàng “quốc cấm”, phải gởi trả lại nếu không sẽ bị tịch thâu. Nhật là xứ tự do nên Triệu đã dễ dàng mua được một máy thu và phát thanh, chỉ nhỏ như một hộp diêm. Máy có thể thâu và phát tuyến xa độ mười thước. Lời nói có thể được nghe trực tiếp hoặc được thâu vào máy ghi âm. Triệu thường đặt máy ở phòng khách để biết rõ những ai đã đến nhà vì Triệu và Duy Thảo phải đi làm mỗi ngày. Triệu vốn có cái sở thích dùng các loại máy điện tử như thế. Ngay ở cổng nhà ở làng Ðại học Thủ Ðức, Triệu đã xin được của anh em Quân nhu, các máy thu thanh điện đàm nhỏ đặt trên các chiến xa đã phế thải. Khi có khách đến nhà hay có ai lai vãng ngoài cổng, Triệu thường nghe được những lời bàn tán của họ trước cửa.

Một hôm sau khi đi làm về, ngồi nghe băng ghi lại các chuyện xảy ra khi vắng nhà, Triệu tình cờ biết được anh của Duy Thảo có đến nhà và tiếp một khách lạ. Theo dõi câu chuyện, Triệu đoán là anh T. đã tiếp một bạn cũ và xuyên qua các trao đổi, Triệu đã biết phần nào lý… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 28)

Chương 28

Hành nghề tư

Tổ chức nghề nghiệp y sĩ ở Việt Nam có Y sĩ Ðoàn. Theo nguyên tắc, đây là một cơ quan chuyên lo về việc hành nghề của các y sĩ, cấp giấy phép cho những cá nhân có học vị cũng như tư cách xứng đáng để săn sóc sức khỏe cho dân chúng. Y sĩ Ðoàn còn có thẩm quyền rút giấy phép hành nghề của những y sĩ mang án tội phạm, hoặc xét có những hành vi trái với đạo đức hành nghề theo Nghĩa Vụ Luận. Y sĩ Ðoàn VN là một cơ quan đã được thiết lập do một Dụ của chánh phủ. Ngoài Y sĩ Ðoàn còn có thêm Nghiệp đoàn Y sĩ. Ðây là một tổ chức tư nhân, có trách nhiệm chánh là để bảo vệ quyền lợi giới y sĩ.

Ở các xứ khác thường cũng có những cơ quan tương tự để điều hành các hoạt động của giới y sĩ. Ngoài ra, việc thường thấy là các cơ quan này còn lo việc thăng tiến nghề nghiệp, mở những khóa huấn luyện hay hội thảo để giới y sĩ được cập nhật thường xuyên với các tiến bộ y khoa. Các giải thưởng hay các học bổng thường do các cơ quan này đặt ra để khuyến khích giới sinh viên y khoa hoặc các y sĩ trẻ có những công trình đột phá. Từ ngày về nước, Triệu đau lòng nhận thấy giới đàn anh trong các tổ chức trên chỉ lo việc bảo vệ quyền lợi của riêng giới y sĩ. Việc nâng đỡ cấp đàn em xem chừng như chưa hề thấy đặt ra. Trái lại các đàn em đã tình nguyện gia nhập quân đội trong thời chiến lại… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 13)

Chương 13
Vướng vòng lao lý

Ngày mai là ngày Một tháng Năm, ngày lễ Quốc Tế Lao Ðộng. Triệu vừa đạp xe ra khỏi nhà độ hơn trăm thước thì có cảm giác như có gì lành lạnh sau lưng. Ðường sá vào xế trưa thường vắng người vì nắng trưa gay gắt nhưng hôm nay lại quá vắng. Ðến một góc đường, Triệu lái xe rẻ vào bên trái để đi về phía chợ Gia Ðịnh, nơi có nhiều hàng quán và hành khách đang chờ xe ở ga xe điện. Nhìn vào kính chiếu hậu, Triệu thấy một người Pháp mặc thường phục, đang đạp xe theo sau Triệu không xa. Biết chắc là mình đã bị theo dõi, Triệu đạp nhanh đến quán trà Huế của bà Ba cạnh bên ga xe điện, nói lớn mật hiệu để bà Ba thông báo sau cho các anh em là mình có thể bị bắt: “Bà có tiền lẻ, đổi cho tôi giấy Hai Mươi ?”. Bà Ba chưa kịp trả lời thì bỗng nhiên, từ trong một quán bên hông chợ, một người Việt nhảy ra chận xe Triệu lại và bên kia đường, một người Việt khác cũng nhảy ra từ tiệm hớt tóc Nicolas, níu lấy tay cầm của chiếc xe Triệu. Biết chắc chắn là đã bị mật thám chận bắt rồi nhưng Triệu giả bộ ngạc nhiên hỏi: «Có chuyện gì vậy?». Người đã nắm chặt ghi đông xe đạp lạnh lùng đáp:
-Anh cứ theo chúng tôi về bót.

Người Pháp mặc thường phục vẫn cứ lẽo đẽo theo sau, đi đến bót cảnh sát ở góc đường Thốt Nốt và chợ Gia Ðịnh. Ðến nơi, y bỏ xe đạp ở ngoài, cùng đi theo vào bót và nói với viên cảnh… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 27)

Chương 27

Sóng Tình Thương

Do một sự tình cờ mà Triệu được chọn gởi đi Mỹ theo học một lớp huấn luyện đặc biệt. Trong quân đội Mỹ có một ngành mà Việt Nam chưa có. Ðó là nghành Hóa học (Chemical Corps). Khóa học thuộc về Chiến tranh Hóa học, Vi trùng và Nguyên tử, nên bộ Quốc Phòng Việt Nam chỉ định Cục Quân Y phụ trách gởi người đi thụ huấn. Triệu được chọn gởi đi học cùng với ba y sĩ khác: hai thuộc Lục quân và một thuộc binh chủng Nhảy dù.

Triệu vốn có khả năng Anh ngữ nhưng đây là lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với dân chúng Mỹ nên đã có những lúc phải bỡ ngỡ. Những câu nói thông thường hằng ngày của người Mỹ không giống như các câu được học qua sách vở. Ðáp máy bay quân sự từ Sài Gòn, khuya sáng mới đến căn cứ Không quân Clark ở Phi Luật Tân. Khi vào quán ăn sáng của căn cứ, xếp hàng để lấy thức ăn, đến lúc chọn trứng chiên ăn sáng, người bếp đứng chiên hỏi khách hàng muốn chiên trứng ra sao, Triệu đã bắt chước theo các quân nhân Mỹ bảo: “Over” để chọn loại chiên hai mặt, thay vì là “easy over” như đã học trong sách. Mua thức ăn để đem ra ngoài thay vì ăn ở quán, người Mỹ thường gọi là loại “to go”, một danh từ chưa thấy sách vở Anh văn đề cập. Trong căn cứ cũng như ngoài phố, trên mặt đường nhiều nơi có kẻ chữ School Xing , hỏi ra mới biết là nơi học sinh băng qua đường, chữ X thay cho cross! Ðúng là thực tế kiểu Mỹ.… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 26)

Chương 26

Ðời lính thủy

Triệu tham dự cuộc hải hành đầu tiên trên chiến hạm Việt Nam nhân dịp có chương trình di dân từ các vùng khô cằn ở miền Trung để đưa dân vào tái định cư ở các vùng phì nhiêu trong Nam. Ðây là một trong những chương trình khẩn hoang lập ấp của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm tiếp theo cuộc di dân vĩ đại sau Hiệp định Genève năm 1954.

Chiến hạm được sử dụng trong công tác này thuộc loại dương vận hạm L.S.M. (Landing Ship Medium), có thể chở trên 500 người. Từ bến Sai Gòn ra đến cửa Cần Giờ để ra biển, chiến hạm phải di chuyển rất cẩn trọng vì sông Lòng Tào uốn khúc có những khoảng quẹo khó khăn. Hạm trưởng nếu sơ ý để tàu kẹt vướng vào bờ thường bị “rớt lon” trong các trường hợp này.

Khi tàu vượt khỏi Vũng Tàu, lần đầu tiên hứng được gió và bọt biển thổi ướt mặt, Triệu cảm thấy một niềm hãnh diện vô biên về tương lai mới của mình. Ðây là lần đầu tiên, Triệu đứng trên một chiến hạm có quốc kỳ của xứ sở mình đang bay phấp phới. Vì trên tàu có sự hiện diện của y sĩ nên hạm trưởng cho kéo thêm hiệu kỳ M lên kỳ đài.

So với nước biển bên trời Âu, biển Thái Bình Dương có một màu xanh biếc khác hẳn. Từ Nam ra Trung, chiến hạm di chuyển cận duyên, nên cần phải được xác định vị trí một cách thường trực. Anh em thủy thủ và sĩ quan hải hành phải “làm point”, đo góc cạnh với các mục tiêu trên bờ. Nhờ vậy, Triệu thích thú biết được tường tận… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 12)

Chương 12

Gặp lại Nàng Thơ

Triệu được chỉ thị cần phải tìm cách phối hợp hoạt động với các thanh niên, học sinh gốc Trung Hoa ở Chợ Lớn. Thủ đô Sài Gòn bao gồm cả Chợ Lớn, một trung tâm kinh tế phồn thịnh với diện tích và dân số kể như phân nửa của Thủ đô. Không thể nào chấp nhận để Chợ Lớn như thành phần tách riêng, không tham gia cuộc tranh đấu chống Pháp.

Phần lớn người Trung Hoa lớp lớn tuổi ở Chợ Lớn đều tham gia vào các hoạt động kinh tế. Họ chỉ cầu mong được yên ổn để việc kinh doanh được dễ dàng. Tình hình bất an ninh ở vùng Lục Tỉnh đã gây tình trạng có khi rất bất lợi cho công việc làm ăn, tiếp tế thương mại. Hoạt động lôi kéo những thành phần này là một việc khó khăn, phức tạp. Nhiều bộ phận đặc biệt đã được thành lập để phụ trách việc này. Riêng về giới thanh niên thì triển vọng lôi kéo họ tham gia cuộc chiến có chiều hướng thuận lợi hơn, vì thanh niên lúc nào, thời nào cũng là phần tử mang nhiều lý tưởng trong tâm tư.

Tình cờ được chỉ định một công tác mới như thế đã khiến Triệu tự hỏi vì sao lại có việc xui khiến như vậy: Kể từ khi trường Petrus Ký phải đóng cửa vì thời cuộc xáo trộn, Triệu đã có bao nhiêu lần hồi tưởng đến mái trường xưa, bè bạn cũ. Trong ký ức, Triệu đã bao phen nhớ lại những buổi sáng, lúc còn ở nội trú, thường hay đứng ở bao lơn tầng lầu nhất, nhìn các học sinh ngoại trú tuần tự xếp hàng dẫn… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 25-2)

Chương 25

Hoàn Cố hương (2)

Trong dịp Tết năm đầu tiên trở về xứ, Triệu nô nức đón nghe lời chúc đầu năm của Tổng Thống Diệm. Ông Ngô Ðình Diệm đã kết thúc bài chúc Tết với câu: “Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta”.

Lời chúc có tánh cách tôn giáo riêng tư của một Tổng Thống phụ trách một quốc gia với đa phần là những người theo tín ngưỡng thờ phụng Ông Bà, Tổ tiên hoặc Phật giáo hay các đạo khác đã làm Triệu bàng hoàng, thất vọng. Triệu băn khoăn tự hỏi: “Mình đã chọn trở về xứ nhưng có phải đã chọn nhầm chế độ chăng?” 
Triệu bắt đầu để thì giờ tìm hiểu thêm về sự việc kể từ ngày ông Ngô Ðình Diệm trở về xứ chấp chánh. Triệu đã lần lần tiếp xúc được với các anh em trong tổ chức Nam Thanh. Một số lớn đã có nghề nghiệp vững chắc trong các xí nghiệp hoặc công ty thương mại ở các đô thị. Một số không ít các anh em thân thích khác, sau khi gặp các khó khăn, không còn thấy hứng khởi làm việc với phía Cộng sản Ðệ Tam nhưng vì không thích gia nhập quân đội vào thời đó còn do người Pháp chỉ huy nên đã chọn gia nhập quân đội các giáo phái. Triệu đã gặp lại và học hỏi được nhiều tin tức do các anh em nay đã gia nhập các đơn vị Cao Ðài. Ðặc biệt, Triệu đã vui mừng gặp một bạn tên Văn Lang, nay mang cấp bậc Thiếu tá. Anh vẫn là người lúc nào cũng trung thành với lý tưởng phục vụ đất nước của mình! 

Tổng Thống Diệm đã có một… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 11-2)

Chương 11

Hồi cư về Sài Gòn (2)

Tổ chức Nam Thanh còn một hãnh diện khác là đã xuất bản được bản nhạc Nhớ Chiến Khu, một bản nhạc của Ðỗ Nhuận, rất thịnh hành vào lúc khởi đầu Nam Bộ Kháng Chiến. Một đồng chí họa sĩ tài hoa, ở xóm sau nhà thờ Bà Chiểu đã nhận vẽ bìa cho bản nhạc. Anh tên Hoa, từng được hội Việt Mỹ tổ chức trình bày tác phẩm, đã sáng tác bìa một màu, xanh lá cây, với hình một chiến sĩ, đầu đội ca lô, vai vác súng, đứng dưới một cột cờ. Lá cờ phất phới, nếu cố ý nhìn thật kỹ sẽ thấy ẩn hiện hình một sao năm cánh! Qua mặt cơ quan kiểm duyệt để xuất bản một bản nhạc có hình bìa như thế, phải cho là một kỳ công. Một anh bạn ở nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu đã thực hiện việc in ấn bản nhạc này. Hoàng Mai Lưu là tên ghép ba họ của các sinh viên Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước. Triệu đã đến nhà anh bạn khi bản in vừa ráo mực, ở vùng chợ An Ðông – thời bấy giờ chỉ là một xóm nhà lá – để chở hết về đem chia giấu vì sợ Sở Kiểm duyệt đổi ý cho chỉ thị tịch thâu lại thì lỗ vốn! 

Nhân dịp nghỉ hè năm học đầu tiên ở trường Chasseloup Laubat, Triệu được chỉ định vào khu để dự khóa huấn luyện Thanh niên. Ðây là một khóa tổ chức cho nhiều đoàn thể thanh niên, với ý định đồng nhất chủ trương tranh đấu và hướng dẫn cách thức hoạt động bí mật yểm trợ kháng… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 25-1)

Chương 25

Hoàn Cố hương (1)

Hơn sáu năm trước, lần đầu tiên đặt chân trên đất Pháp, Triệu đã được Mới đến đón. Lần trở về xứ lần này cũng được Mới ra sân bay đưa tiễn. Lần này cả hai đều trong tâm trạng phân vân, không biết đây có phải là lần gặp nhau cuối cùng hay không? Tương lai tiên liệu sẽ có nhiều bất trắc, khó lường. 

Nếu chuyến đi ngày trước bằng phi cơ Constellation có cánh quạt phải mất gần hai ngày đường thì nay chuyến trở về xứ chỉ còn độ trong hơn một ngày với phi cơ phản lực. Máy bay chỉ ngừng lại một vài nơi để tiếp tế nhiên liệu hay để nhận khách. Triệu tiếc cái thời đã có dịp nhìn Karachi trong chiều tà hoặc ăn sáng ở phi trường Bagdad với những chùm ngo to và ngọt lịm.

Về xứ lần này, bao nhiêu sách vở, vật dụng, Triệu đều gởi về bằng đường biển. Triệu chỉ đem theo trên phi cơ chiếc đàn guitare Ramirez và một máy thâu thanh Zénith Transocéanic được coi là loại máy thật tốt thời bấy giờ để bắt được các đài phát thanh trên thế giới. 

Khi vào không phận Sài Gòn phi cơ đã bay một vòng trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Triệu đã nhận lại được hình ảnh quen thuộc của vài kiến trúc như nhà thờ Ðức Bà, Chợ Bến Thành, Thương cảng Khánh Hội… nhưng lại thấy Sài Gòn bây giờ như nở rộng ra với bao nhiêu nhà cửa ở vùng ngoại ô. Khi rời phi trường, đi ra phố Triệu mới thấy choáng váng vì cảnh tấp nập của thành phố nay quá đông người. Sáu năm… Continue reading

Tìm Kiếm