Nhân Chủng

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.

INK.016

INK.017

Tự cung tự cấp đầy đủ cho chính mình, không tranh đấu với nhân thế khiến cho những người Hunzas có được tâm thái ôn hòa, khỏe mạnh và trường thọ. Hình ảnh các cụ ông đều trên 100 tuổi

INK.018

Các loại trái cây thơm ngon, nuôi dưỡng người dân Hunzas.

INK.019

Cụ bà Hunza tuổi từ 120-140 năm vẫn khỏe mạnh lao động ngoài trời

Người Hunzas tụ tập ở phía tây bắc Pakistan và cao nguyên Pamir tiếp giáp với dãy núi Himalaya, dân tộc này có khoảng gần 60.000 người, trong hơn hai ngàn năm qua, họ hầu như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại đã trở thành một bộ phận phía Tây của Pakistan. Họ được coi là dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới, theo những gì mà người dân trong bộ tộc cho biết, 900 năm nay không có ai bị ung thư.

Người Hunzas không những khỏe mạnh, không có gì lạ khi họ tự nhiên sống lâu hơn, tuổi thọ trung bình của người dân Hunzas là hơn 100 năm, hơn nữa họ rất hiếm khi bị bệnh, trong bộ tộc hầu như không thấy có ai bị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh huyết áp và các bệnh mãn tính thường thấy ở con người hiện đại, ngoài ra, dung mạo bề ngoài, thể chất và năng lực của họ cũng trẻ hơn nhiều hơn… Continue reading

CLAUDE LÉVI-STRAUSS & CƠ CẤU LUẬN

  • …..
  •  MỘT THỜI “CƠ CẤU LUẬN”


ING.256Về Cơ Cấu Luận. hình như có một mối liên hệ đặc biệt và thâm sâu nào đó nối kết hành trình học hỏi nghiên cứu của cá nhân chúng tôi với Cơ Cấu luận hơn với bất cứ trào lưu Văn Hóa cận đại Tây Phương nào khác! Một trong những lý do chính yếu có lẽ là khi chúng tôi bước vào ngưỡng cửa Đại Học vào cuối thập niên 1960, Claude Lévi-Strauss và Cơ Cấu luận đang là “hiện tượng” làm “chấn động” cả thế giới khoa học Nhân Văn ! Chúng tôi còn nhớ bầu khí “sôi nổi” hứng thú của các nhóm bạn bè thân hữu  đang theo học các Phân Khoa khác nhau trong khuôn viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đang bàn tán xôn xao về đề tài “ăn khách” nhất của thời kỳ này!

Bên phân khoa Văn Chương Pháp là Michel Foucault với tác phẩm “Les Mots et les Choses”, là Roland Barthes với “Le Degré Zéro de l’Écriture” v.vv..Đã thấy thấp thoáng có người đang cầm trên tay các tác phẩm nêu trên mượn từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp (Centre Culturel FranÇais) thời đó nằm kế bệnh viện Đồn Đất cách ĐHVK không xa lắm, hoặc nhờ thân nhân bạn hữu mua giùm từ bên Pháp để xử dụng trong các lớp Dự Bị, Chứng Chỉ hay ngay cả để sửa soạn cho Tiểu Luận Cao Học ban Văn Chương Pháp!

Bạn bè theo học  phân khoa Nhân Văn cũng đang được dạy về Claude Lévi-Strauss. Bên ban Triết Đông, giống như đối với bất cứ nhà Tư Tưởng, Triết Gia “Thế Giá” nào của Tây Phương, Cố Triết Gia Kim Định cũng đang nghiên cứu về… Continue reading

NHIỆT ĐỚI BUỒN

Nhiệt Đới Buồn

CƠ CẤU LUẬN VÀ CÁC TRÀO LƯU VĂN HÓA KHÁC

Lê Việt Thường

PHẦN NĂMCƠ CẤU LUẬN VÀ CÁC TRÀO LƯU VĂN HÓA KHÁC

A) “CƠ CẤU” HAY “HẬU CƠ CẤU” ?

Về phương diện đi tìm CÁI MỚI, mặc dầu Tây Phương đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về phương diện Văn Hóa, nhưng vào thời điểm này, họ còn lãnh đạo Văn Minh Nhân Loại, nên họ vẫn có khả năng thử nghiệm nhiều phương tiện, lý thuyết khác nhau để thử tìm giải pháp cho các khó khăn của họ. Cơ Cấu luận là một trong những thử nghiệm nêu trên, kéo theo nhiều thử nghiệm khác với các danh xưng như Hậu Cơ Cấu (Post- Structuralism), Giải Cấu (Deconstruction), Hiện Đại (Modernism), Hậu Hiện Đại (Post-Modernism)…vvv…

Tuy nhiên, sự phân biệt các danh xưng nêu trên có tính cách tương đối và tỏ ra khá phức tạp trong thực tế. Lấy thí dụ Roland Barthes: có vẻ mọi người đều đồng ý là giai đoạn ‘Mythologies’ trong đời ông có tính chất ‘Cơ Cấu”(Structuraliste) , vì các bài báo mà ông viết vào thời kỳ này dựa trên ‘lý thuyết về Ký Hiệu’ của Ferdinand de Saussure bao gồm quan hệ giữa cái ‘diễn tả'(signifiant) và cái ‘được diễn tả’ (signifié).

Nhưng với tác phẩm ‘la Mort de l’Auteur’ thì có sự bất đồng ý kiến giữa các nhà phê bình về danh xưng. Có người gán cho ông danh xưng ‘Hậu Cơ Cấu’ vì cho rằng ông đã vượt qua các ước lệ nhằm lượng định hóa văn học. Người khác lại không đồng ý và chỉ đặt tác phẩm trên vào giai đoạn chuyển tiếp mà thôi vì theo họ, vai trò ‘tác giả’ đã mất hết ý nghĩa ngay với Cơ Cấu luận rồi!

Đối với Michel Foucault cũng… Continue reading

CƠ CẤU LUẬN, DỊCH HỌC VÀ VẤN ĐỀ CŨ-MỚI

Lê Việt Thưởng

PHẦN BỐNCƠ CẤU LUẬN, DỊCH HỌC VÀ VẤN ĐỀ CŨ MỚI

1) CƠ CẤU LUẬN VÀ DỊCH LÝ

Phần trình bày trên đây cho thấy ảnh hưởng lớn rộng, mạnh mẽ của Cơ Cấu Luận (Structuralisme) không những trên hầu hết các bộ môn trong lãnh vực VĂN HÓA mà còn đối với rất nhiều sinh hoạt phồn nhiêu đa tạp của ĐỜI SỐNG thường nhật, trong một kỳ gian kéo dài khoảng hai thập niên. Qua đi Thời Trang ‘nóng bỏng’ của một thời kỳ, Cơ Cấu luận còn lưu lại rất nhiều GIÁ TRỊ lâu dài về mặt Văn Hóa Tư Tưởng, Phương Pháp luận Khảo Cứu, Dân Chủ Nhân Quyền, Môi Sinh…vvv…Người có công lớn nhất có lẽ là Claude LÉVI-STRAUSS, mà Sự Nghiệp và Tên Tuổi gắn liền với Trào Lưu này.

Ảnh hưởng rộng lớn của Cơ Cấu luận đối với mọi sinh hoạt của cuộc sống làm chúng tôi liên tưởng đến cuốn KINH DỊCH của Nho Giáo. Thật vậy, chỉ với 64 Quẻ, Dịch Kinh ‘tóm tắt’ tất cả mọi sinh hoạt, tình huống của Vũ Trụ, Nhân Sinh!

Ngoài ra, nét ĐỘC ĐÁO nổi bậc nhất của Cơ Cấu luận so với các trào lưu Nhân Văn khác xuất hiện trước nó, có lẽ nằm ở PHƯƠNG PHÁP Luận Cơ Cấu (Méthodologie Structurale) nhấn mạnh đến khía cạnh VÔ THỨC và có dáng dấp của một Định Luật KHOA HỌC, với các Đồ Hình, Số Độ, hoặc qua những MÔ THỨC mà với các nhà Cơ Cấu thì còn phải kiến tạo ra, trong khi đối với Kinh Dịch thì đã có sẵn hoặc nói cho đúng hơn, đã được Tiền Nhân kiến tạo từ thời rất xa… Continue reading

ẢNH HƯỞNG CLAUDE LÉVI-STRAUSS TRONG LÃNH VỰC NHÂN VĂN

Lê Việt Thường

PHẦN BA : ẢNH HƯỞNG CLAUDE LÉVI-STRAUSS TRONG LÃNH VỰC NHÂN VĂN

1) TRÀO LƯU DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN

Từ ngữ NHO trong nhóm chữ ‘Việt Nho’ có nghĩa là ‘Nhu’ , do đó con đường của Việt Nho là Đạo NHU nên có nền Triết Lý TẢ NHẬM nhằm bênh vực người DÂN là những người Cô Thế, Yếu Đuối trước những Thế Lực thường núp đàng sau các nhà cầm quyền. Vậy nên, chúng ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi học biết rằng vào các thế kỷ 17,18 nền VƯƠNG ĐẠO của Nho Giáo Nguyên Thủy đã Ảnh Hưởng qua trung gian của các giáo sĩ Dòng Tên, đến những người Cha Tinh Thần của nền Dân Chủ Tây Phương như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Franklin, Jefferson…vvv-..

CƠ CẤU luận (Structuralisme) là một thí dụ khác về Ảnh Hưởng của Nho Giáo trên những Trí Thức Hàng Đầu của Tây Phương ngày nay. Thật vậy, được gợi hứng từ Nho Giáo, những công trình của Claude Lévi-Strauss, mà tác phẩm ‘Les Structures Elémentaires de la Parenté’ chẳng hạn được Simone de Beauvoir mô tả là một “tuyên ngôn quan trọng về địa vị của người Phụ Nữ trong các nền Văn Hóa không có nguồn gốc từ Tây Phương”, hoặc qua nội dung của tác phẩm ‘la Pensée Sauvage’ được xem như “tiếng chuông sầu chôn táng sự sai lầm của Lévy-Bruhl cho rằng các dân cổ sơ là lạc hậu”, là “chưa tới đợt khoa học lý luận nên gọi là tiền lý luận”, giúp Tư Tưởng DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN lần lần tiến triển trong xã hội Tây Phương.

Về phương diện NỮ QUYỀN, như chúng tôi đã có dịp trình bày trước đây trong bài viết “Luật Hồng Đức… Continue reading

CLAUDE LÉVI-STRAUSS và QUAN NIỆM MỚI VỀ VĂN MINH

Lê Việt Thường

PHẦN HAI:   CLAUDE LÉVI-STRAUSS và QUAN NIỆM MỚI VỀ VĂN MINH

1) MỘT QUAN NIỆM MỚI VỀ VĂN MINH

Phần trình bày trên cho chúng ta thấy địa vị Đặc Biệt, Quan Trọng mà Lévi-Strauss đã dành cho Huyền Thoại. Thật vậy, ông xem những truyện Thần Thoại như những Cơ Cấu nỗi lờ phờ trên mặt Ý Thức nên dễ khai quật, để giúp tìm ra những Dạng Thức căn cơ cho một xã hội. Ông cho rằng muốn tìm hiểu một xã hội mà lại bỏ bê những Trang Đầu lịch sử và chỉ biết có Sử Ký, tức Sử Hàng Ngang (histoire diachronique), là một SA ĐỌA, mà hậu quả là sẽ không đạt được Cấu Thức của các định chế. Lý do theo ông là trong bất cứ phương diện nào, chỉ có những BƯỚC ĐẦU mới LỚN LAO, chỉ có những sáng tạo ban đầu mới VĨ ĐẠI.

Chính vì thế mà Lévi-Strauss đứng vào phe chống lại thuyết TIẾN HÓA về Văn Minh, vì theo ông, là thuyết mưu toan xóa bỏ các nền Văn Hóa khác để chỉ lấy Âu Châu làm điểm tối hậu, làm tiêu chuẩn duy nhất; và như vậy thì các dân tộc khác phải từ bỏ tiêu chuẩn của mình để theo tiêu chuẩn của Tây Âu. Có thế mới gọi là tiến bộ văn minh : vì theo chủ trương Tiến Hóa thì những sự khác biệt là giả tạo mà không còn là tố chất của các nền văn hóa.

Thế mà theo Lévi-Strauss, sự Tiến Hóa xưa nay không thể đi theo một chiều hướng nhất định, thẳng tắp mà lại không gặp nguy cơ bị “trệch hướng” theo dòng thời gian. Trái lại, chiều hướng có thể… Continue reading

CLAUDE LÉVI-STRAUSS VÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN

Lê Việt Thường

 CLAUDE LÉVI-STRAUSS VÀ KHOA HỌC NHÂN VĂN

DẪN NHẬP           MỘT THỜI ‘CƠ CẤU LUẬN’

  Về Cơ Cấu Luận, hình như  có một mối liên hệ đặc biệt và thâm sâu nào đó nối kết hành trình học hỏi nghiên cứu của cá nhân chúng tôi với Cơ Cấu Luận hơn với bất cứ trào lưu Văn Hóa cận đại Tây Phương nào khác! Một trong những lý do chính yếu có lẽ là khi chúng tôi bước vào ngưỡng cửa Đại Học vào cuối thập niên 1960, Claude Lévi-Strauss và Cơ Cấu luận đang là hiện tượng làm chấn động cả thế giới khoa học Nhân Văn ! Chúng tôi còn nhớ bầu khí sôi nổi hứng thú của các nhóm bạn bè thân hữu  đang theo học các Phân Khoa khác nhau trong khuôn viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đang bàn tán xôn xao về đề tài ‘ăn khách’ nhất của thời kỳ này!

Bên phân khoa Văn Chương Pháp là Michel Foucault với tác phẩm ‘Les Mots et les Choses’, là Roland Barthes với ‘Le Degré Zéro de l’Écriture’…vvv…Đã thấy thấp thoáng có người đang cầm trên tay các tác phẩm nêu trên mượn từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp (Centre Culturel Français) thời đó nằm kế bệnh viện Đồn Đất cách ĐHVK không xa lắm, hoặc nhờ thân nhân bạn hữu mua giùm từ bên Pháp để sử dụng trong các lớp Dự Bị, Chứng Chỉ hay ngay cả để sửa soạn cho Tiểu Luận Cao Học ban Văn Chương Pháp !

Bạn bè theo học  phân khoa Nhân Văn cũng đang được dạy về Claude Lévi-Strauss. Bên ban Triết Đông, giống như đối với bất cứ nhà… Continue reading

Tìm Kiếm