Thơ Văn

LỀU CHÕNG (1)

Chương 1

Gần nửa tháng rồi, trong làng Văn khoa, lúc nào cũng náo nức, rộn rịp như sắp kéo hội. Đình trung điếm sở cũng như quán nước hàng quà chỉ làm chỗ hội họp của các ông già, bà già và những cây gậy trúc mũi sắt, những gói trầu cau lớn bằng cái đấu. Chuyện mới, chuyện cũ luôn luôn theo những bãi cốt trầu, những làn khói thuốc đồng thời tuôn ra và nổ như bỏng rang. Ông này nhắc làng mình thật được hướng đình. Ông kia đoán họ Trần kết ngôi mộ tổ. Bà này bảo cụ đồ phúc đức hiền hậu,chịu khó lễ các đền chùa. Bà kia khen cô nghè tốt nết đủ điều, biết phân biệt kẻ trên người dưới.

Cái hoa gạo nở đầu tháng giêng đã được tán là điềm tốt. Con khanh khách kêu trên các đình giữa ngày khai hạ, cũng được tôn là tin mừng. Câu chuyện tuy duy nhất chỉ quanh quẩn có thế, nhưng sự nô nức đã bắt người ta cứ phải chiếu đi chiếu lại bàn tán hết ngày ấy sang ngày khác, đầu làng cuối làng, thường có những tiếng cười nói rầm rầm. Hôm nay lại càng tấp nập hơn nữa….

Tử lúc trời mới sáng rõ, một hồi mõ đã tiệp tiếng vang của ba hồi trống cái khua động góc trời trên đình. Với chiếc dải lưng lụa đỏ bỏ múi sang cạnh sườn, lý trưởng không khác phó lý, trương tuần, tung tăng vác tay thước chạy nhào từ đình đến điếm. Giữa một hồi tí u của những tiếng hiệu ốc đi đôi với dịp hiệu sừng, người ở các xóm kéo ra tíu tít. Chỗ này vài chục đàn ông đi với mai, thuổng, xẻng,… Continue reading

LỀU CHÕNG (M.L.)

Thiên Nga Có Đàn Có Đôi

Thiên Nga Có Đàn Có Đôi

Tác giả: Orchid Thanh Le

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài viết tưởng nhớ Tháng Tư Đen sau đây, tường thuật cuộc phỏng vấn Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Trưởng Tình Báo Thiên Nga, cùng phu quân của bà là Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Lê Thành Long.
* * *

blank

Thanh Thủy theo học tại Viện Đại Học Đà Lạt, 1964-1965.

Hoài niệm về một tháng Tư năm nào luôn nặng trĩu những ngậm ngùi. Ký ức của người kể khởi nhớ thị xã Mỹ Tho, nơi cô sống với tuổi thơ trôi êm đềm bên giòng sông Tiền.

Ngày đó, Thanh Thủy thi đậu có hạng vô lớp Đệ Thất nên được nhận học bổng suốt thời gian theo học trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, tiền thân là Collège de My Tho, một trong những ngôi trường trung học lâu đời nhất của Việt Nam. Nhưng cô học ở đó chỉ hai năm.

Sau khi trường Nữ Trung Học được xây dựng, các nữ sinh của trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu được chuyển sang ngay khóa đầu tiên, năm học 1957-1958. Từ đó trường Nguyễn Đình Chiểu chỉ dành riêng cho nam sinh cho đến năm 1975.

Thanh Thủy bắt đầu làm quen với ngôi trường Nữ Trung Học mang tên công chúa Lê Ngọc Hân. Hồi tưởng lại, trí cô còn đậm nét hình ảnh ngôi trường ẩn mình dưới những hàng me trên con đường Ngô Quyền, bước qua cổng trường là thấy phượng vĩ nở đỏ rực sau cơn mưa tháng năm.

Tốt… Continue reading

Em bé mồ côi trên đại lộ kinh hoàng

Em bé mồ côi trên đại lộ kinh hoàng

Hồ Thanh Nhã

img.012Mùa Hè đỏ lửa năm xưa
Vùng hỏa tuyến đầy trời mây xám
Nhiều đơn vị tan hàng
Quân và dân chạy giặc xuôi Nam
Ðịch pháo từng cơn chận đường quốc lộ
Ngăn đoàn người di tản
Xác người ngổn ngang trên đại lộ kinh hoàng
Một người lính thất trận đi ngang
Tìm về đơn vị
Thấy bà mẹ trẻ nằm chết ven đường
Con bé bốn tháng còn ôm bú mẹ
Nước mắt rưng rưng
Anh vuốt mắt người đàn bà xấu số
Ðựng con bé vào chiếc nón lá rách
Nằm kề bên hố
Rồi tất tả chạy theo đoàn người
Vượt cầu Mỹ Chánh
Mong thoát khỏi vùng giao tranh
Pháo địch vẫn nổ cầm canh
Gieo rắc kinh hoàng cho đoàn người tay không di tản
Tới Phong Ðiền
Gặp Bộ Tư Lịnh tiền phương
Anh giao con bé cho phòng xã hội sư đoàn
Ký tên nhận là con mình
Mang họ cha
Ðặt tên là Trần Thị Ngọc Bích
Rồi quay lại vùng hành quân
Ðối đầu với địch
Vài tháng sau anh bị bắt làm tù binh
Lãnh án sáu năm trại tù cải tạo
Em bé được giao về cô nhi viện Thánh Tâm
Tuy là trẻ mồ côi nhưng có người thừa nhận
Hai tháng sau
Có người lính Mỹ đóng ở Chu Lai
Sắp đến ngày về nước
Ðến viện mồ côi
Xin em bé nầy làm con nuôi
Mang bé Kimberly về tổ quốc
Em bé mồ côi lớn lên trong trang trại nhỏ
Ðược cha mẹ nuôi trìu mến yêu thương
Lớn lên cô tình nguyện vào Học Viện Hải Quân
Thăng cấp từ từ thành trung tá
Người cha nuôi trước khi từ… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (10)

Chương 10
Cuộc biểu tình ngày 09.12.2012

Tôi rời nhà lúc 06 giờ 30 phút. Đến bến xe bus đường Cộng Hòa tuyến chợ Bến Thành lúc 07 giờ kém 15 phút. Chờ mãi không thấy nhà văn Phạm Đình Trọng đến như đã hẹn, nên đành phải đi trước.

Xuống xe ở dinh Thống Nhất, tôi đi về phía Nhà Hát Lớn thành phố trong tâm trạng hồi hộp. Đây là lần thứ mấy không nhớ, đi biểu tình lần này có về không như các lần trước?

IMG.011 Biểu tình ngày 09 tháng 12 năm 2012

Xung quanh lối vào Nhà Hát Lớn thành phố dầy đặc các lực lượng bảo vệ: công an hàng rào kẽm gai các loại, dân phòng, thanh niên tự nguyện, trật tự đô thị. Người yếu bóng vía chỉ nhìn thấy cảnh này đã phải quay lại chứ đừng nói vô đấy mà hô khẩu hiệu! Trước thềm Nhà Hát Lớn đang có hòa nhạc nhằm phá cuộc mít tinh như thông báo trên mạng. Hòa nhạc chấm dứt. Quảng trường nhỏ trước thềm nhà hát vẫn đông người. Mọi ánh mắt nhìn nhau, tìm hiểu. Không biết ai là người đi biểu tình, ai là người đến phá mít tinh, biểu tình. Không khí nghi kỵ bao trùm không gian. Tôi đi khắp lượt, nhìn thẳng vào mặt các sĩ quan công an đang chỉ huy lực lượng trấn áp, gương mặt họ căng thẳng nhưng không hung hãn, có vẻ như bối rối. Tôi bảo một sĩ quan đeo lon trung tá chừng năm mươi tuổi: Các anh làm việc cẩn thận đấy. Tưởng tôi là cấp trên của họ đi kiểm tra, anh ta vâng dạ nghiêm chỉnh! Một anh bạn trẻ chừng 30 tuổi, trắng trẻo, đẹp trai… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (9.4)

Chương 9 (4)
Những Gương Mặt Trẻ

Bên cạnh những nhà đấu tranh cho dân chủ cùng thế hệ với tôi mà đa số đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, gần đất xa trời, đã xuất hiện một lớp trẻ ngày càng đông đảo. Đó là những Vi Đức Hồi, Phạm Hồng Sơn, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Bắc Truyền, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Đức, Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mê Gấu Nấm), Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Hoàng Vi, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Xuân Diện, Vũ Mạnh Hùng, Vũ Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Lê Quốc Quân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha. Vì đấu tranh cho dân chủ, nhiều người trong số họ đã bị Nhà nước độc tài đảng trị bỏ tù.

 

IMG.010

Bùi Thị Minh Hằng trong một cuộc biểu tình

Đôi ba người trong số họ tôi đã tiếp xúc. Có người tìm đến thăm tôi tại nhà riêng của tôi ở Sài Gòn như Người Buôn Gió, Phạm Hồng Sơn. Có người tôi tự tìm đến nhà họ như Lê Thị Công Nhân. Tôi biết những người bạn trẻ mới mẻ này hoàn toàn nhờ mạng internet. Như mối lương duyên của tôi với anh bạn trẻ Người Buôn Gió Bùi Văn Hiếu. Năm 2010 tôi làm bài thơ “Anh không về đại lễ đại lễ đâu em” đăng trên Bauxitevn. Người Buôn Gió có bài thơ họa lại rất hay. Ít ngày sau gió vô Sài Gòn tìm đến tôi.

Qua tiếp xúc của tôi, qua hoạt động xã hội sôi… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (9.3)

Chương 9 (3)

Dương Thu Hương với nghề nghiệp: chống đảng

Dương Thu Hương bị bắt ngày 14-4-1991 và được trả tự do 20/11/2001 vì “lý do nhân đạo”. Từ nước Nga xa xôi, đài phát thanh tư nhân Irina phát bài Dương Thu Hương, một bài học, một câu hỏi do chính Irina viết, với đoạn mở đầu: “Ai tin được lòng nhân đạo của một chính quyền muốn bỏ tù ai thì bắt, muốn thả thì buông, chẳng cần xét xử trước công chúng. Nhân đạo ở đây là bệnh tâm thần của một số người có quyền lực, đinh ninh mọi người khác đều có tội”.

Cuối tháng ba năm ấy (1991), khi tôi ở Mátxcơva về, Irina có nhờ tôi chuyển một bức thư (dán kín) cho Dương Thu Hương, lúc đó chị ở đường Ngô Thời Nhiệm Hà Nội. Cũng dịp ấy tôi gặp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, ông cũng đang trong tâm trạng chờ đến lượt mình “lên đường” vì ông mới gửi thư cho Trung ương trước Đại hội 7. Bác Viện bảo tôi: ở Pháp, một nhà văn như Dương Thu Hương thì không có gì đáng nói, nhưng nếu bắt Dương Thu Hương như thế thì người ta xuống đường ngay, phản đối ầm ầm ngày. Còn ở ta thì đến giới trí thức cũng im re!

Phân tích về tình trạng ấy của giới trí thức Việt Nam, Irina lý giải trong bài viết kể trên: “Sau cơn ác mộng (chiến tranh – LPK) được chút tự do kiếm cơm, kiếm áo, hưởng chút không gian và thời gian của trời đất cũng là đủ mãn nguyện!”

Năm 2002, tôi ra Hà Nội, lúc đó đã là 10 năm sau khi Dương Thu Hương bị giam giữ… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (9.2)

Chương 9 (2)
Hà Sĩ Phu

Đầu năm 1988 tôi vô tình được đọc tiểu luận Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ ký tên Hà Sĩ Phu. Từ đó đến nay vừa đúng một phần tư thế kỷ (1988-2013). Vậy mà tôi còn nhớ rõ nội dung của nó. Có những chi tiết rất bất ngờ, chỉ đọc một lần là nhớ mãi. Để chứng minh càng có học vấn cao thì càng xa Đảng, càng ít học càng dễ gần Đảng, ông nêu ví dụ: Hai anh em ruột cùng cha mẹ sinh ra, thằng anh được đi học Liên Xô, đậu phó tiến sĩ, khi về nước phấn đấu mãi vẫn không được vào Đảng. Trong khi đó, thằng em ở nhà đi cày, vào Đảng rất dễ dàng…

Càng đọc tôi càng muốn gặp tác giả để xem con người này mồm ngang mũi dọc ra sao? Vài tháng sau, tôi theo một đoàn tham quan du lịch Đà Lạt do công ty chăn nuôi tỉnh Tiền Giang tổ chức. Công ty này làm ăn khá giả, muốn chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội nên tổ chức cho công nhân chăn heo của mình đi du lịch. Dĩ nhiên một nhà báo của trung ương thường trú tại đồng bằng như tôi xin đi theo thì ông giám đốc đồng ý ngày.

Đó là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Đà Lạt. Thích thú vô cùng. Khí hậu mát lạnh, thiên nhiên diễm lệ. Làm một ngôi nhà trên đồi cao ở đây, ra sau nhà mở cửa nhìn ra thì thấy lẽ ra mặt tiền phải quay ra đằng sau mới phải, nhưng nếu mở cửa sổ bên hông thì lại thấy mặt… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (9)

Chương 9
Chấm phá chân dung các nhà dân chủ

Nguyễn Kiến Giang – hạt giống đỏ Mác xít trở thành nhà lý luận dân chủ tiên phong

Nguyễn Kiến Giang

Nguyễn Kiến Giang sinh ngày 22 tháng 1 năm 1931 ở làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nho học. Kiến Giang là tên con sông chảy qua làng ông. Kiến Giang học đến deuxième année tức năm thứ hai trung học để nhất cấp.14 tuổi ông đã hoạt động trong hàng ngũ Việt Minh. 17 tuổi đã là huyện ủy viên rồi tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Bình. Năm 1956 ra Hà Nội giữ chức phó giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật. Tác phẩm Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám của ông được Trường Chinh đánh giá rất cao. Ông kể: viết xong 400 trang sách tôi gửi cho ông Trường Chinh. Ông gọi lên nói: Rất tốt! Ông Trường Chinh chỉ sửa có một chữ và sách được in năm 1961.

Chính vì thế mà năm 1962 ông được cử đi học trường Đảng Cao cấp ở Liên Xô để làm hạt giống đỏ cho lý luận của đảng trong tương lai. Tháng 2-1956 Khruschov lên Tổng Bí thư, phê phán tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương các nước khác nhau về thể chế chính trị có thể chung sống hòa bình, đặt vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân, dân chủ hóa đời sống. Ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông phê phán Liên Xô là xét lại, chủ trương phải tiêu diệt đế quốc sạch sành sanh.

Tháng 12-1963 ta họp Hội nghị Trung ương 9, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng xác định lập trường… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (8.2)

Chương 8 (2)

Viết thêm:

Nguyên Ngọc ghét nhất Trần Đăng Khoa. Tôi hỏi ông vì sao? Ông trả lời: “Vì trong một bài viết Khoa ví tôi với… Tố Hữu (!!!)

Tôi đi đòi nợ Nguyễn Khải

Nguyễn Khải

Ngày 15-3-2008 Nguyễn Khải qua đời. Các báo quốc doanh nhất loạt đưa tin đại tá nhà văn quân đội Nguyễn Khải qua đời. Điện thoại bàn nhà tôi réo liên hồi. Người ta muốn tôi viết bài về Nguyễn Khải. Sự nghiệp văn chương của ông thì cái giải thưởng Hồ Chí Minh đã nói đầy đủ. Người ta muốn có những kỷ niệm, những câu chuyện về cuộc đời, về nghiệp văn của ông để báo bán chạy hơn. Tôi từ chối. Thấy tôi từ chối đến mấy lần, bà xã nhà tôi bảo: “Thôi thì người ta nhờ, ông viết cho người ta. Ông cũng quen Nguyễn Khải mà”.

Tôi biết viết gì cho báo chí quốc doanh về Nguyễn Khải, nhà văn mà tôi đã từng nghe tiếng thở dài não nề của ông qua năm tháng?

Nguyễn Khải bảo tôi: “Nhà văn Việt Nam bị ba đứa nó khinh, thứ nhất là thằng lãnh đạo nó khinh, thứ hai là độc giả nó khinh, thứ ba là đêm nằm vắt tay lên trán… mình lại tự khinh mình!”

“Mình lại tự khinh mình” thì đau quá!!! Vì thế, tôi không lấy gì làm lạ, không ngạc nhiên tí nào khi đọc bài bút ký chính trị Đi tìm cái tôi đã mất của ông sau ngày ông từ trần ít lâu. Một con người mang tâm trạng suốt đời như thế mà vẫn phải sống, vẫn phải viết để tồn tại thì nhất định sẽ phải để lại một cái gì trước khi… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (8)

Chương 8
Người cùng thời
Chú Bảy Trân

Như tôi đã nói ở đầu tập hồi ký này, Bảy Trân (Nguyễn Văn Trân) là một người cộng sản hiếm có, nói sao làm vậy. Ông là con một điền chủ ở Nam Bộ, cha chết sớm, ở với chú. Năm 15 tuổi đã sang Pháp học đến tú tài rồi đi hoạt động cách mạng, qua Liên Xô học trường Đảng cao cấp, quay lại Pháp, rồi về Việt Nam hoạt động. Ông kể với tôi: “Tao về Việt Nam năm 1930 theo một tàu thủy chở khách từ Marseille về Sài Gòn, do một thiếu tá Pháp đảng viên đảng Cộng Sản Pháp làm thuyền trưởng. Ông thiếu tá này giấu tao dưới boong tàu, hằng ngày cho người đem thức ăn xuống. Ông dặn: Ăn xong thì ỉa vào bát và ném xuống biển để khỏi lộ. Cứ thế tao sống một tháng dưới boong tàu cho đến khi về đến Sài Gòn. Lúc lên bờ, mật thám Tây, Ta giăng kín trên bến. Nhưng ông thiếu tá cùng tao sóng đôi, vừa đi vừa nói chuyện nên qua được vòng vây mật thám. Tiễn tao đi một đoạn xa thì ông mới quay lại”.

Người cán bộ cộng sản cao cấp này xuất hiện ở nhà tôi như đã kể ở đầu sách, với tư cách là sui gia với bố mẹ tôi, đã gây cho cả dòng họ tôi một sự ngạc nhiên về người cộng sản. Thời ấy, sau hòa bình năm 1954, cả miền Bắc sống trong không khí hừng hực của đấu tranh giai cấp, Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản; nhà thờ, đình chùa được xem như những địa chỉ đen. Người ta phá đình, phá chùa, vặn cổ… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (7.6)

Chương 7 (6)
Mặt thật của các tổng biên tập

Đó là sau chuyến đi Paris năm 2001, vào khoảng cuối năm 2002, Đài TNV với một thể chế dân chủ thì báo chí luôn là tiếng còi cảnh báo, là một yếu tố quan trọng trong “bảo hiểm chính trị” của nhân dân đối với chính phủ, không thể có những hiện tượng như Vivashin, Vinaline, Bauxite rồi lại “tái cấu trúc” những tội ác đó, nếu có báo chí tự do, có tam quyền phân lập, có quốc hội thực sự do dân bầu ra.

Sau hòa bình 1975, tôi vô Sài Gòn, đến Việt Tấn xã của chế độ cũ, “ôm” được một số tài liệu về báo chí, trong đó có những cuốn giá trị như cuốn: “ký giả chuyên nghiệp” (The Professional Journalist) của John Hohemberg (bản dịch của Lê Thái Bằng và Lê Đình Điểu) hơn 600 trang.

John Hohemberg là giáo sư báo chí học của trường cao học báo chí, Viện Đại học Columbia, New York. Ông là thư ký ủy ban cố vấn các giải thưởng Pulitzer do Viện Đại học này quản trị. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách chuyên về báo chí. Trước khi là giáo sư, John Hohemberg đã từng là ký giả hơn 25 năm hoạt động ở Hoa Kỳ và ngoại quốc, ông cũng từng qua nhiều thành phố ở Viễn Đông và Đông Nam Á.

Tôi đọc say mê cuốn sách này, dùng nó làm tài liệu tham khảo để giảng dạy và viết cuốn “Nhà báo-Anh là ai?” xuất bản năm 2004 (NXB Thanh Niên). Dĩ nhiên là chỉ dùng “ký giả chuyên nghiệp” làm tham khảo, không thể bê nguyên văn vì các lớp báo chí đều có sự theo… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (7.5)

Chương 7 (5)
Võ Viết Thanh

Một buổi sáng đẹp trời 2008, Võ Viết Thanh đem xe đến rước tôi đi Bến Tre với anh. Thanh sinh năm 1943, kém tôi một tuổi, anh khiêm tốn gọi tôi là anh và xưng em. Tôi không hình dung nổi, một con người từng vào sinh ra tử, 17 tuổi đã ngồi tù, dày dạn trên chính trường, bất khuất và gang thép như Võ Viết Thanh lại có dáng vẻ nho nhả, ăn nói từ tốn khiêm nhường như thế. Hôm đó anh nói với tôi, anh vừa xin được một người bạn ngoại quốc trong lúc đánh gôn một số tiền để làm “xóa đói giảm nghèo” cho quê Bến tre của mình. Anh còn than: “Em dại quá, người bạn này hỏi cần bao nhiêu. Em nói 90.000 đô, anh ta gật liền. Bây giờ thấy tiếc, biết thế nói 200.000 có hơn không!” Tôi bảo Võ Viết Thanh: – Ông tham quá, thế là tốt rồi. Trên xe hôm đó còn có một anh chàng Singapore gốc Hoa, nói tiếng Việt bập bẹ vì đã ở Việt Nam lâu năm. Anh chàng này chừng ngoài 50 tuổi, luôn mồm than “nước Singapore chúng tôi hẹp! Việt Nam lớn quá!”. Quả thật sau này tôi có đi Singapore và thấy cái nước này không rộng bằng huyện Giồng Trôm quê Võ Viết Thanh.

… Sau khi làm việc với huyện, với xã, Thanh đưa tôi về nhà anh ở xã Lương Phú. Cảnh sắc quê anh rất thanh bình, êm ả. Mỗi nhà ở trong một vườn dừa rộng mênh mông, mát rượi. Có những cây dừa già nằm ngả xuống đất, muốn đi qua phải bước qua thân dừa mà chủ nhà cũng không muốn chặt. Có lẽ… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (7.4)

Chương 7 (4)
Võ Văn Kiệt

Ông Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, là con út trong một gia đình nông dân không ruộng đất ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long. Ở quê, ông thường được gọi là Chín Hòa, theo cách gọi của Nam Bộ. Ở ấp Bình Phụng làng Trung Lương (nay là xã trung Hiệp) ai cũng biết ông Phan Văn Dựa và bà Võ Thị Quế là gia đình nghèo, không ruộng đất, không có cả đất thổ cư, chỉ có đôi bàn tay lao động làm mướn, hoặc mướn ruộng để làm. Nhà có 8 người con, 6 trai, 2 gái. Năm 1922, hạn hán mất mùa, người làm mướn nhiều, người thuê mướn thì ít, cuộc sống gia đình ông Phan Văn Dựa càng khốn khó. Một người bà con xa đẻ hoang đến nhờ bà Quế nuôi vú đứa trẻ, vừa để tránh tai tiếng, vừa để giúp bà Quế một số tiền nuôi con trong lúc ngặt nghèo. Thấy tình cảnh đó, ông chú họ Phan Văn Chi không có con nên xin Chín Hòa về nuôi. Chín Hòa ở với ông già nuôi phải đi bú thép, tức bú chực, bú nhờ dòng sữa tình thương của bà con làng xóm. Lớn lên Chín Hòa chỉ học bập bõm với ông giáo dạy trong xóm. Mười hai tuổi Chín Hòa đi làm mướn, gánh nước, coi trâu. Mười bốn tuổi Chín Hòa đi ở đợ cho gia đình bà Sáu Hộ trong làng, xay lúa, giã gạo… quần quật suốt ngày. Mười lăm tuổi Chín Hòa đã đi ở đợ cho một chủ khác, làm vườn, chăn gà, giặt giũ quần áo cho chủ. Năm 1938 mẹ mất, Chín Hòa về chịu tang. Tại… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (7.3)

Chơng 7 (3)
Trở về Đài Tiếng nói Việt Nam

Sau ba năm làm việc ở Đài Phát thanh tỉnh Tiền Giang mà chủ yếu thời gian dùng để đọc sách của các tác giả như Hồ Bửu Chánh, Phi Vân (giải thưởng văn học Cần Thơ 1943), Sơn Nam, Nguyễn Hiến Lê… đi dậy viết tin viết bài cho các Đài truyền thanh các huyện và viết cho các báo như Nhân Dân, Văn Nghệ… Các đề tài tôi viết lúc đó rất cần cho đài, báo miền Bắc, vì đã gần 10 năm thống nhất đất nước các đài báo miền Bắc vẫn chỉ quanh quẩn các vấn đề của các tỉnh miền Bắc; luôn bị Ban bí thư phê phán là báo đài của “Thung lũng sông Hồng”! Đất nước ta tuy bé nhưng lại dài, từ Bắc vào Nam cả ngàn cây số, từ TP HCM xuống Cần Thơ trước đây phải qua hai con phà đã mất cả ngày đường. Dân trí thấp đã đành, “báo trí” của các nhà báo nước ta cũng đáng ngại vô cùng. Sự hiểu biết của các vị đó về Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm nông nghiệp rộng lớn của cả nước rất mơ hồ. Có vị ở báo Nhân Dân đi từ miệt dưới lên, đến Mỹ Tho ghé tôi chơi, sau vài câu hỏi thăm sức khỏe ông nói: Tôi mới ở Đồng Tháp Mười lên, ở dưới ấy vui lắm(!) Tôi hỏi Đồng Tháp Mười nào? Vị ấy trả lời: Ở dưới Cà Mau ấy! Hể cứ nói đến vùng đất hoang Đồng Tháp Mười là người ta hình dung nó ở xa lắm. Mà đã ở xa là phải ở tận Cà Mau! Người ta không hay trung tâm Đồng Tháp Mười… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (7.2)

Chương 7 (2)
Ba năm ở Đài Phát thanh Tiền Giang

Khi vô tới TP HCM, tôi vào cơ quan thường trú của Đài THVN, Giám đốc Nguyễn Thành, nguyên là giám đốc của Đài Giải Phóng trước 1975, phó chủ nhiệm UB Phát thanh và Truyền hình VN xem quyết định về Đài phát thanh Tiền Gian của tôi rồi nói: Vũng Tàu mới thành lập Đài phát thanh, rất cần cán bộ, họ vừa có công văn xin Đài THVN một phó giám đốc phụ trách nội dung, nếu cậu đồng ý, tôi sẽ hủy quyết định về Tiền Giang của cậu và viết quyết định cho cậu ra làm phó Đài Vũng Tàu. Tôi cảm ơn sự tín nhiệm của ông Thành rồi nói mục đích của tôi là vào Đồng bằng sông Cửu Long để viết, tôi không thể về Vũng Tàu được. Giám đốc Thành lại nói: Vũng Tàu là địa bàn quan trọng, ở đó đang khai thác dầu khí, đây là nhiệm vụ, tôi viết quyết định cậu phải đi. Giám đốc Thành là một người quyết đoán và trên cương vị là phó chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh và Truyền hình VN, ông có toàn quyền để làm việc đó. Nhưng tôi có một “bảo bối” để chống lại mọi quyết định của lãnh đạo trong một thể chế Đảng trị. Tôi ý thức rất rõ điều này. Nhưng dù sao tôi cũng phải cảm ơn thầm trong bụng vì sự tín nhiệm của ông Thành với tôi. Cuối cùng thì tôi vò đầu vò tai, nói ra vẻ muốn đi lắm mà không thể được! Tôi còn đề phóng, nếu giám đốc Thành nói “tôi sẽ kết nạp cậu vào Đảng” như đã có lần mà Đài Truyền hình trung… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (7)

Chương 7
Ba mươi tám năm làm báo “lề phải” và “lề trái”

Trong thời gian từ 1969 đến 1974 dạy học ở Cẩm Giàng, tôi tham gia Hội văn nghệ tỉnh, lại viết bài cho các báo ở Hà Nội nên tôi có quen biết một số nhà văn, nhà báo. Đó là cái cầu để tôi, từ một thầy giáo làng bước sang một sân chơi rộng hơn là làm báo ở cơ quan báo chí thuộc trung ương.

Có lần, nhà thơ Thanh Thảo từ chiến trường ra Bắc điều dưỡng ở trại điều dưỡng Nam Sách-Hải Dương, không biết ai giới thiệu, anh Thảo đã “trốn trại” về Cẩm Giàng chơi với tôi. Anh đem theo một tập bản thảo thơ còn chưa in ấn ở đâu. Tôi đã được đọc bài thơ “Dấu chân trên trảng cỏ” của anh trước khi nó nổi tiếng trên cả nước. Nhưng Thảo cũng có những ý thơ “khác thường” nên không được giới chính thống ưa. Tôi nhớ một câu “khác thường” ấy trong tập thơ chép tay của anh: thế hệ tôi bùng cháy ngọn lửa của chính mình/ không dựa dẫm những hào quang có sẵn…

Ai cho phép nhà thơ “bùng cháy ngọn lửa của chính mình”? Chữ “dựa dẫm” nhằm mỉa mai ai? “Hào quang có sẵn” nhằm ám chỉ cái gì?… Cứ thế người ta đặt câu hỏi với tác giả. Câu chuyện về Thanh Thảo có liên quan đến câu chuyện của Chế Lan Viên mà tôi sẽ kể ở những phần sau.

Một lần khác, vào năm 1974, nhà thơ Trúc Thông ở Ban miền Nam của Đài Tiếng nói Việt Nam về Hải Hưng công tác. Anh Thông có hỏi nhà thơ Mai Thanh Chương ở tỉnh rằng, ở đây… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (6)

Chương 6
Chín năm dạy học ở thôn quê

Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm khóa 1963-1966, thầy Nguyễn Đức Nam bảo tôi có muốn ở lại trường làm cán bộ dạy môn văn học phương tây thì thầy đề xuất khoa văn giữa lại, nhưng phải học tiếp bốn năm tiếng Pháp nữa tại khoa Pháp văn rồi mới trở về khoa văn làm phụ giảng Tôi nghe thầy Nam nói sợ quá vì đời sống sinh viên quá khổ cực. Lúc đó có câu “ăn sư ở phạm”, có nghĩa là sinh viên trường sư phạm ăn như sư, ở như phạm nhân. Tôi xin ra trường đi dạy học vì lý do “gia đình khó khăn” về kinh tế. Tướng Qua bảo với mẹ tôi: Khải đã tốt nghiệp đại học thì không thiếu gì việc để nó làm, để tôi xin cho nó về Bộ (CA), khỏi phải đi xa. Mẹ tôi mừng lắm vì chỉ có mình tôi là con trai (tôi có hai bà chị và một em gái). Tôi được ông nội, bà nội rất cưng chiều. Khi học cấp ba rồi, mà về mùa đông, tối đến tôi vẫn nằm ở giữa, ông nội tôi nằm một bên, bà nội tôi nằm một bên, để tôi nằm giữa cho ấm! Vì thế ông bà nội tôi rất ưng ý để tôi công tác ở ngay Hà Nội. Nhưng, tôi biết rất rõ, tôi không có “máu” làm công chức, nhất là làm công an. Vì thế, tôi kiên quyết cầm quyết định của nhà trường, cắt hộ khẩu Hà Nội để chuyển về Hải Hưng nhận công tác, dù biết chắc sẽ về nông thôn dạy học.

Tôi được Ty giáo dục tỉnh Hải Hưng lúc đó phân bố về… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (5.2)

Chương 5 (2)

Sau 1975, với sự việc bắt đi cải tạo tất cả các sĩ quan tướng lĩnh thuộc chế độ Sài Gòn cũ (thực chất là bắt đi tù vô thời hạn), tướng Qua lên án Trần Quốc Hoàn rất gay gắt. Dĩ nhiên việc này không chỉ riêng ông Hoàn chịu trách nhiệm, nhưng tướng Qua có nhiều bất đồng với các chủ trương của Hoàn trong việc này. Ông nói: Sau 30-4-1975 việc đầu tiên là tên H lưu manh lùa cán bộ vào Nam bắt tù. Y vô Sài Gòn ngồi khoanh chân vòng tròn trên một cái sập, luôn mồm thúc giục phải gấp làm hồ sơ để bắt tù. Trông y ngồi như một tên địa chủ!

 

Việc làm hồ sơ tù nhân là để phân loại, cấp tá thì lùa ra Bắc bằng tàu thủy. Cấp tướng và ngụy quyền cao cấp (tức thứ, Bộ trưởng, nghị sĩ quốc hội …) thì đi bằng máy bay. Điều này trong cuốn “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức đã mô tả là rất đúng. Tôi, kẻ viết những dòng chữ này là người trực tiếp đi “đón” các vị đi cải tạo ra Bắc nên xác nhận Huy Đức viết đúng.

Số là thế này, sau nhiều năm dạy học ở Hải Hưng, năm 1974 tôi được Đài Tiếng nói Việt Nam nhận về làm phóng viên tại ban miền Nam của Đài. Sau 30-4 ở Đài Tiếng nói Việt Nam ai cũng muốn đi vô Sài Gòn. Lúc đó được đi Sài Gòn thì sung sướng gấp 10 lần được đi nước ngoài. Nhưng chỉ cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, phó ban trở lên của Đài mới hy vọng được đi. Các vị đi Sài Gòn lúc đó phải… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (5)

Chương 5
Những chuyện kể của tướng Qua

Sở dĩ có chương này trong hồi ký của tôi vì người phương Tây có câu phương ngôn đầy ý nghĩa xã hội: Một nửa sự thật không phải là sự thật. Vì người ta mới chỉ viết có một nửa sự thật nên có những nhân vật có thời được dựng tượng, nhưng một thời gian không lâu, chỉ vài chục năm sau, thiên hạ lại kéo đổ thần tượng đó xuống. Nhưng hàng trăm năm nay, không có ai kéo tượng của Puskin, của Victor Hugo xuống cả. Lịch sử công bằng như thế.

Tướng Lê Hữu Qua, tên khai sinh là Lê Phú Cường (1914-2001), là chú ruột của tôi. Ông là nhân chứng sống của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến khi ông qua đời, 2001. Ông tham gia Việt Minh từ năm 1943, từng làm trưởng Ban trinh sát Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, là người phá vụ án phố Ôn Như Hầu nổi tiếng sau Cách mạng tháng Tám. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, năm 1947 ông được cử làm Giám đốc Công an khu 11 (tức Công an Hà Nội). Khi Nha Công an trung ương chuyển lên Việt Bắc, ông được giao làm Phó Ty Trật tự tư pháp. Đến tháng 3 năm 1954 ông được cử đi bảo vệ đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi dự hội nghị Genève tại Thụy Sĩ. Khi hội nghị kết thúc, ông được cử tham gia đoàn của chính phủ đi công tác tại Ý, Ai Cập, Ấn Độ, Miến Điện, Hồng Kông. Về Việt Nam ông được điều về Hà Nội gấp để bảo vệ Hồ Chủ tịch và ông Phạm Văn… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (4)

Chương 4
Đời sinh viên

Cuộc đời thật trớ trêu, nhờ “thi trượt” mà tôi được biết thầy Tuất, hiệu phó nhà trường và sau đó trở thành “cháu” của thầy! Ngày ấy tôi thường mang thông tin, thư từ của chú Bẩy Trân đến thầy Tuất và được thầy yêu mến. Là một trí thức miền Nam tây học, tính tình thầy hiền hòa, cởi mở. Còn gì “oai” bằng ở một trường đại học hàng ngàn sinh viên, tôi được xem là “cháu” của thầy hiệu phó. Thực chất, thầy điều hành như hiệu trưởng vì GS Phạm Huy Thông đứng danh hiệu trưởng như không bao giờ về trường cả, trừ khi có khách quốc tế đến thăm trường là nguyên thủ quốc gia.

Như đã kể trên đây, vì bắt buộc phải nộp đơn thi vào khoa Nga cho dễ đỗ, nên khi được vô học, tôi phải học tiếng Nga. Tôi học rất dốt môn ngoại ngữ này, điểm kiểm tra thường là điểm 1 và 2. Vì thế lớp phân công nữ sinh viên tên là Ngọc kèm cặp giúp đỡ, phụ đạo tôi hàng ngày. Tôi rất tự ái, nghĩ mình “đường đường một đấng anh hào” mà lại bị một bạn gái giúp đỡ thì thật là… mất cái sĩ diện! Vì thế tôi lên xin thầy Tuất cho tôi chuyển sang học khoa văn. Thầy Tuất ôn tồn bảo tôi: Khải ơi, bây giờ sắp thi học kỳ rồi, cậu sang khoa văn làm sao mà thi nỗi, người ta học được nửa năm rồi. Tôi nghe thế, đưa thầy xem học bạ phổ thông với điểm tổng kết 5 môn văn để thuyết phục và hứa với thầy tôi sẽ thi học kỳ với điểm số xuất sắc. Là dân… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (3.2)

Chương 3 (2)

Nhưng có ai ngờ, bỗng nhiên số phận lại mỉm cười với tôi. Đó là một buổi trưa hè oi bức, tôi đang ngủ trong buồng thì mẹ tôi đánh thức dậy vì có “chú Bẩy Trân” xuống chơi. “Chú Bẩy Trân” là một nhân vật thật độc đáo, thật đặc biệt nếu như không muốn nói là một nhân vậy “huyền thoại” về những người cộng sản Việt Nam. Sở dĩ tôi viết cuốn hồi ký này vì như tôi đã nói ở phần mở đầu, đời tôi không đáng một xu, không có gì đáng viết cả, nhưng những nhân vật mà tôi biết như “chú Bẩy Trân” thì phải viết lại, không thì “phí đi” như bạn bè khuyên tôi nên viết hồi ký!

Câu chuyện về “chú Bẩy Trân” mà tôi phải dừng lại khá lâu này để nói, số là như sau…

Khoảng năm 1955 khi mẹ tôi có mở một cửa hàng bán giầy dép ở phố Hàm Long, hàng tháng có cán bộ đến thu thuế. Người đến thu thuế tại cửa hàng của mẹ tôi là một thương binh, cán bộ miền Nam tập kết, tên là Tám Trọng. Anh Tám Trọng sau này là anh rể ruột của tôi. Anh ít nói, một thanh niên trắng trẻo, tính tình hiền hòa. Do đi lại thu thuế nên Tám Trọng quen với chị ruột lớn của tôi là Lê Thị Thuận. Họ quen nhau đến mức thân thiết rồi xin mẹ tôi cho làm đám cưới. Nhưng mẹ tôi nói, tuy anh Tám là người tốt, nhưng cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết đa số có vợ ở trong đó rồi, sau này đất nước thống nhất thì lôi thôi lắm nên bà kiên quyết không đồng… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (3)

Chương 3
Hai lần thi trượt nhưng số phận vẫn mỉm cười với tôi

Câu chuyện hai lần thi trượt của tôi không biết gọi nó là chuyện bi hay hài. Nhưng chắc chắn nó là một thứ tư liệu, một chuyện có thật về chế độ thi cử hay nói khác đi là cả nền giáo dục ấu trĩ, xem nặng tính giai cấp của chế độ cộng sản ở miền Bắc. Di hại của nó không biết đến bao giờ mới hết. Đương nhiên là nó còn kéo dài cho đến tận hôm nay khi chế độ cộng sản vẫn ngự trị trên đất nước đau khổ này. Nhưng tôi muốn để ít phút nói về những năm tháng êm đềm của tuổi trẻ trong những năm sống ở cái làng Hoàng Mai thơ mộng ngày đó, trước khi kể chuyện thi trượt.

Theo lời khuyên của chú Hai tôi, tức tướng Lê Hữu Qua sau này, ông nội tôi phải bán ngôi nhà ở phố Hàm Long nơi gia đình tôi đang ở, để về mua một căn nhà có vườn ở làng Hoàng Mai, thuộc xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì phía nam Hà Nội. Làng Hoàng Mai tiếp giáp với nội thành chỉ cách chợ Mơ đường chim bay hơn 1km. Ông bà nội tôi ở bãi Phúc Xá giữa sông Hồng cũng dọn về ở với gia đình tôi. Có lẽ thời gian này là những năm tháng tuổi trẻ êm đềm trong cuộc đời của tôi. Khi về Hoàng Mai ở là đầu năm 1958, lúc đó tôi bắt đầu lên cấp 3. Làng Hoàng Mai là một làng giàu có, 100% là nhà ngói nhà nào cũng có vườn rộng, cây cao bóng cả, nhiều nhà có ao. Xen kẽ những… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (2.3)

Chương 2 (3)

Đó là truyện của các ông bà buôn bán lớn, được gọi là tiểu chủ, tư sản thời đó. Còn đối với người buôn bán nhỏ, được gọi là tầng lớp tiểu thương như mẹ tôi cũng bị bạc đãi không kém. Trước 1945 mẹ tôi có một cửa hàng bán thực phẩm khô, lúc đó quen gọi theo tiếng Pháp là magasin d’alimentation như đường sữa, phô mai, bơ, bánh kẹo, rượu, hồ tiêu, gạo tám thơm… Bọn tây đầm ở khu Đồn Thủy bờ sông thường qua lại mua hàng của mẹ tôi. Mẹ tôi không biết nói tiếng Tây, nên ông bố tôi ngồi sau màn gió phiên dịch cho bà. Ông bố tôi nói tiếng Tây giọng Việt nên bọn tây đầm kháo nhau là con mẹ Việt Nam này có chồng là tây đảo Corse nên kéo nhau đến mua rất đông. Nhưng chủ yếu là mẹ tôi cân đúng và cân đủ. Sau này, những lúc nhàn rỗi, mẹ tôi thường kể rằng các me đầm khi mua hàng về nhà nó đều cân lại. Vì thế khi cân 1kg đường, cân chỉ đúng lượng rồi nhưng mẹ tôi vẫn cho thêm một thìa nữa nên khi về nhà, con đầm cân lại nó thấy tươi nên kéo nhau đến mua ngày càng đông. Vì thế cửa hiệu của mẹ tôi ở số 3B Hàm Long nhỏ nên có lúc tây đầm đến mua đông quá phải xếp hàng. Trong khi đó, cửa hiệu của tay người Hoa ở số 1 ngay đầu phố, kế sát nhà tôi lại vắng khách. Người chủ Hoa kiều nghi là mẹ tôi bán phá giá, cho người đi rình, nhưng không phát hiện ra điều gì. Khi Nhật vào Đông Dương, bọn tây rã… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (2.2)

Chương 2 (2)
Đi tản cư lên Chí Chủ Phú Thọ

Lại nói về Hà Nội những năm 50 đầu thế kỷ trước. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đến giai đoạn này đã chuyển sang thế phòng ngự và tấn công. Quân đội viễn chinh Pháp bắt đầu thua liểng xiểng. Người Hà Nội chứng kiến cảnh binh lính Pháp sau những ngày thua trận ở các nơi về Hà Nội với vẻ chán trường, râu tóc bơ phờ và… sống gấp. Các bar rượu, vũ trường, đèn xanh đỏ lập lòe, nhốn nháo thâu đêm. Cũng nhờ đám viễn chinh này ăn chơi xả láng mà nhiều người cũng kiếm chác được nhờ phục vụ chúng. Có chị bán thuốc lá trước một rạp chiếu bóng kể bán thuốc cho tây một lãi mười. Khi một thằng tây mua gói thuốc, nó đưa tiền chẵn, khi trả lại tiền (miền Nam gọi là thối tiền), đáng phải trả lại mười thì chỉ trả lại một. Nó chẳng đếm lại bao giờ, đút tiền vào túi đi ngay. Nếu thấy nó đếm lại thì… cầm tiền đưa thêm, coi như chưa đưa hết!

 

Dạo ấy, cứ mỗi lần nghe thấy tiếng máy bay trực thăng trên đầu là lũ trẻ chúng tôi ở các phố Hàm Long, Lò Đúc, Lê Văn Hưu… chạy bán sống bán chết ra vườn hoa Pasteur. Ở đó có một bãi đất rộng cho trực thăng hạ cánh. Chúng tôi nhìn thấy từ trên trực thăng các thương binh da trắng, da đen được khiêng xuống để đưa về nhà thương Đồn Thủy (nay là bệnh viện 108) để cứu chữa. Khi trên Điện Biên Phủ xẩy ra thì ở Hà Nội thật nhộn nhạo.

Tin tức đồn đại khắp… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (2)

Chương 2
Đi tản cư lên Chí Chủ Phú Thọ

Đại gia đình Lê Phú bao gồm tất cả các người con, người cháu của ông nội tôi lên một toa đen tàu hỏa từ Hà Nội và điểm dừng là ga Chí Chủ. Đây là quê của người con dâu thứ ba của ông nội tôi. Tôi thường gọi là thím Ba. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình thím Ba mà ông nội tôi mua được một quả đồi tên là đồi Dọc Bùng tại thôn Chí Chủ, xã Chí Tiên huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Quả đồi được mau chóng khai phá để trồng sắn, nuôi gà vịt… lấy lương thực theo kháng chiến trường kỳ. Mẹ tôi, một người buôn bán giỏi ở Hà Nội trước đây, đã mở một xưởng làm thuốc lá thủ công) lấy tên là hãng thuốc lá Lương Sơn theo khẩu hiệu “kháng chiến toàn diện” của cụ Hồ. Xưởng thuốc lá phát triển rất tốt. Nhiều con cháu trong họ đã trở thành công nhân làm thuê cho mẹ tôi. Thuốc lá nhãn hiệu Lương Sơn được bán rộng rãi ở vùng tự do lúc đó. Nhưng đến giữa năm 1950, gia đình bố mẹ tôi phải hồi cư về Hà Nội, vì mẹ tôi mang bầu, không thể ngược xuôi buôn bán được nữa. Ông bà nội tôi và gia đình họ Lê Phú vẫn theo kháng chiến đến cùng.

Bà Nguyễn Thị Phương mẹ của tác giả

Khi đặt chân lên quả đồi Dọc Bùng ở Chí Chủ, lúc đó tôi mới tròn 5 tuổi và tôi chỉ ở đó cho đến năm 8 tuổi lại theo bố mẹ về Hà Nội sống nhờ bên ngoại giàu có. Nhưng trong ký ức tuổi thơ của… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (1)

Chương 1

Hà Nội, nơi tôi sinh ra

Tác giả Lê Phú Khải

Tôi sinh ra (1942) trong một gia đình công chức tại Hà Nội. Theo ông nội tôi thì nơi chôn nhau cắt rốn của nội tôi là làng Cơ xá nam, ngày nay thuộc phố Nguyễn Huy Tự quận Hai Bà. Làng tôi có từ trước khi vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Làng có hai dòng họ lớn là họ Ngô và họ Lê. Lý Thường Kiệt họ Ngô (Ngô Thường Kiệt), vì có công nên được đổi sang họ vua (Lý). Nhân 1000 năm Thăng Long, đền thờ Lý Thường Kiệt được tu tạo, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, hiện tọa lạc ở đầu đường Nguyễn Huy Tự ngày nay.

Theo một phả của cụ Đức Quán làm ngày 12 tháng 10 năm Ất Hợi (1815) thì làng tôi vốn trước ở Núi Nùng gần chùa Một Cột. Đến thời vua Thái Tổ nhà Lý (1010), dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long mới dời làng tôi ra bãi Phúc Xá bây giờ. Theo các cụ kể lại thì vua Lý lấy đất làng tôi làm kinh đô nên cho dân “tái định cư” bằng cách thả một quả bưởi xuống dông Hồng, bưởi trôi về đến đâu thì đất làng được đến đó. Ngẫm ra như thế thì chế độ phong kiến ngày xưa tử tế quá. Không đểu cáng như vụ giải tỏa cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên (24.04.2012) vừa qua! Vì quả bưởi trôi đến đâu, đất được cấp đến đó… nên đất làng tôi mênh mông, suốt từ Chèm đến tận Khuyến Lương, Thanh Trì. Một lần, vua đi kinh lý trên sông, thấy làng tôi… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (L.N.D)

Lời Nói Đầu

Có lần, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bảo tôi:

– Nhiều người khuyên Nguyễn Khắc Viện nên viết hồi ký. Nhưng tôi nghĩ, mình chưa một lần bị đi tù. Chưa một lần cầm súng ra trận thì có gì mà viết hồi ký…

Cứ như lời ông Viện thì đời tôi, không đáng một xu, vậy có gì để mà viết hồi ký, hồi ức cho thiên hạ cười chê (!)

Nhưng bạn bè nhiều người lại khuyên Lê Phú Khải nên viết một cuốn hồi ký, không thì phí đi (!)

Chả là, trong lúc vui vẻ, tôi thường kể cho bạn hữu nghe những chuyện “cười ra nước mắt” của dòng họ tôi, hoặc những nhân vật mà suốt cuộc đời 40 năm làm báo tôi được tiếp cận, làm việc. Toàn là những “nhân vật lịch sử”, những chuyện đáng ghi lại. Mà những nhân vật đó lại không thích hoặc không có điều kiện để ghi lại. Bạn bè khuyên tôi nên viết lại những chuyện mà tôi biết…

Chẳng hạn, như chuyện ông nội tôi làm vaguemestre (nhân viên bưu chính) cho Toàn quyền Đông Dương như thế nào? Ông nội tôi theo Toàn quyền Maurice Long và vua Khải Định đi hội chợ Marseille năm 1922 và phiên dịch cho Khải Định trong chuyến đi ấy như thế nào? Hay là, chuyện chú tôi, tướng Lê Hữu Qua (Lê Phú Cường) có thời gian lái xe và làm garde-corps cho cụ Hồ những năm đầu Cách mạng Tháng Tám như thế nào? Hoặc, một người chú khác của tôi là nhà báo Lê Phú Hào làm phiên dịch cho ông Lê Đức Thọ và Kissingertại hội đàm Paris như thế nào? Hoặc chính tôi, từng tháp tùng Thủ tướng Võ… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (L.N.X.B.)

Lời Nhà Xuất Bản

Vào thập niên 50 tại Âu Châu và ngay cả tại Mỹ, phong trào thiên tả lan rộng trong giới trí thức. Tầng lớp có học thời ấy tự hào “phàm là trí thức thì phải thiên tả”. Điển hình là hai triết gia Jean Paul Satre người Pháp, Bertrand Russel người Anh và nữ tài tử Mỹ Jane Fonda. Phong trào thiên tả ngưỡng vọng nhiều tay lãnh tụ cộng sản trên thế giới và xem Liên Xô là “cái nôi” cuộc cách mạng xã hội của loài người. Thậm chí cho tới mãi năm 1989 tại thành phố Bergen – Na Uy, giới trí thức, giới cầm bút hay giáo sư đại học vẫn còn ca tụng Lênin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và ngay cả Pol Pot, tên đồ tể diệt chủng dân tộc Khmer.

Đám người mắc chứng “mê Cộng” này còn táo tợn cho rằng “tuổi đôi mươi mà không theo Cộng Sản là không có trái tim”.

May cho đám đó là họ chỉ luẩn quẩn ở các đô thị xa hoa, uống rượu chát, ăn bò bí tết để mơ mộng xây dựng “thiên đường cộng sản” chứ không có, dù một ngày, trải nghiệm bằng chính bản thân cái chủ nghĩa là “căn bệnh ung thư” này của nhân loại.

Họ không có cái TRÍ của Nguyễn Chí Thiện để sớm nhận ra bộ mặt không có tính người của cộng sản, như trong thơ của Ngục Sĩ này viết:

“Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại

Ngỡ cờ sao rực rỡ

Tô thắm màu xứ sở yêu thương

Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường

Hung bạo phá bờ kim cổ”.

Và như trường hợp tác giả cuốn Lời Ai Điếu này, nhà báo… Continue reading

LỜI AI ĐIẾU (M.L.)

Nguồn: Vietnamthuquan

[Lãnh Vực]

NHÀ GIẢ KIM (P.K.)

Phần Kết

Chàng trai đến ngôi nhà thờ nhỏ bé và hoang phế khi đêm vừa xuống. Cây sung vẫn còn đó trong phòng mặc áo lễ, và những ánh sao có thể thấy được xuyên qua mái nhà đã bị hư hại hơn nửa. Cậu nhớ lại thời gian cậu đã ở đây với đàn cừu; đó là một đêm bình an… ngoại trừ giấc mơ.

Bây giờ cậu ở đây. Cậu không có đàn cừu, nhưng có trên tay một chiếc xẻng.

Cậu ngồi nhìn bầu trời một lúc lâu. Rồi cậu lấy trong túi ra một chai rượu vang và uống vài ngụm. Cậu nhớ lại đêm trong sa mạc khi cậu ngồi với nhà giả kim, cùng ngồi ngắm sao trời và uống rượu. Cậu nghĩ về nhiều con đường mà Thiên Chúa đã chọn để chỉ cho chàng kho tàng. Nếu cậu không tin vào ý nghĩa của giấc mơ, cậu đã chẳng gặp người đàn bà Di-gan, ông vua, bọn cướp, hay…” Đúng, đó là một bảng liệt kê dài. Nhưng con đường đã được viết trong các điềm và tôi không thể đi lạc được,” cậu tự nói với chính mình.

Cậu ngủ thiếp đi, và khi cậu thức dậy, mặt trời đã lên cao. Cậu bắt đầu đào nơi gốc cây sung.

“Ông đúng là một phù thủy lão luyện,” chàng trai hét lớn vào không trung. “Ông đã biết toàn bộ câu truyện. Ngay cả ông đã để lại một miếng vàng ở đan viện để cháu có thể trở lại ngôi nhà thờ này. Vị đan sĩ đã cười khi cháu trở lại với quần áo rách bươm. Ông đã không có thể giúp cháu tránh khỏi những điều đó sao?”

“Không,” cậu nghe một giọng nói trong gió nói.… Continue reading

NHÀ GIẢ KIM (IIttt)

Phần Hai (ttt)

23  – Đêm hôm sau chàng trai xuất hiện với một con ngựa bên cạnh lều của nhà giả kim. Nhà giả kim đã sẵn sàng, ông leo lên con ngựa chiến của ông và đặt con chim ưng lên vai trái.

 

“Hãy chỉ cho ông sự sống trong sa mạc. Chỉ những ai có thể nhìn ra dấu hiệu của sự sống như thế mới có khả năng tìm ra kho tàng,” nhà giả kim nói với chàng trai.

Họ bắt đầu cưỡi ngựa trên những cồn cát, ánh trăng vằng vặc soi đường họ đi. “Tôi không biết tôi có thể tìm ra sự sống trong sa mạc không,” chàng trai nghĩ. “Thực sự tôi chưa biết rõ sa mạc.”

Cậu muốn nói điều đó với nhà giả kim, nhưng cậu lại sợ nhà giả kim. Họ đến nơi đầy đá, nơi cậu đã nhìn thấy chim ưng trên bầu trời, nhưng bây giờ chỉ còn thinh lặng và gió.

“Cháu không biết cách tìm ra sự sống trong sa mạc,” chàng trai nói. “Cháu biết nơi đây có sự sống, nhưng cháu không tìm ra được.”

“Sự sống thu hút sự sống,” nhà luyện kim trả lời.

Và chàng trai chợt hiểu. Cậu buông cương ngựa và con ngựa tự do đi trên đá và cát. Cả nửa tiếng, nhà giả kim đi theo con ngựa của chàng trai. Họ không còn nhìn thấy hàng cây chà là của ốc đảo nữa, chỉ còn ánh trăng trên đầu và bóng trăng bạc phản chiếu từ những phiến đá trong sa mạc. Rồi bất ngờ, không biết vì lý do gì, con ngựa đi chậm lại.

“Nơi đây có sự sống,” chàng trai nói với nhà giả kim. “Cháu không biết ngôn ngữ… Continue reading

NHÀ GIẢ KIM (IItt)

Phần Hai (tt)

12

“Tại sao họ lại làm cho vấn đề trơ nên phức tạp như thế?” một đêm kia chàng trai hỏi chàng trai người Anh. Cậu nhận thấy chàng trai người Anh bối rối.

“Để chỉ những người chịu trách nhiệm về sự hiểu biết mới có thể hiểu nó,” anh ta nói. “Hãy tưởng tượng xem nếu mỗi người đi lang thang rồi biến chì thành vàng. Vàng sẽ mất đi gía trị của nó.

“Chỉ người nào kiên gan và muốn nghiên cứu sâu về vấn đề này mới đạt được ‘công trình chủ’. Đó là lý do tại sao tôi lại đến đây giữa sa mạc. Tôi đang tìm kiếm một nhà giả kim thật sự giúp tôi giải những mật mã.”

“Cuốn sách này được viết khi nào?” chàng trai hỏi.

“Nhiều thế kỷ trước.”

“Thời đó chưa có việc in ấn,” chàng trai tranh luận. “nên không phương tiện để mọi người biết về thuật giả kim được. Tại sao họ lại dùng ngôn ngữ kỳ lạ này với quá nhiều đồ họa?”

Chàng người Anh không trả lời trực tiếp câu hỏi của chàng trai. Anh ta nói rằng mấy ngày qua anh đã quan sát xem đoàn lữ hành di chuyển ra sao, nhưng anh ta không học thêm được gì mới. Chỉ có một điều mà anh nhận thấy là người ta nói nhiều hơn về chiến tranh.

13

Rồi một ngày chàng trai trả chàng người Anh cuốn sách. “Anh có học được gì không?” chàng trai người Anh hỏi, háo hức lắng nghe. Anh ta cần nói chuyện với người khác như để tránh phải nghĩ về chiến tranh có thể sắp bùng nổ.

“Tôi học rằng thế giới có một linh hồn và bất cứ ai… Continue reading

NHÀ GIẢ KIM (II)

Phần Hai

1 – Chàng trai đã làm việc cho chủ tiệm pha lê được gần một tháng, và cậu thấy rằng đây không phải là công việc cho cậu niềm vui. Ông chủ lẩm bẩm cả ngày đàng sau quầy hàng, luôn nhắc cậu phải cẩn thận với từng đồ vật và không được để vỡ vật gì.

Tuy vậy cậu vẫn tiếp tục làm vì ông chủ, mặc dù hay cằn nhằn, vẫn đối xử tử tế với cậu. Chàng trai nhận được tiền hoa hồng hậu hĩnh cho mỗi món đồ cậu bán được, và cậu đã có thể để dành. Buổi sáng đó cậu tính nhẩm: nếu cậu cứ tiếp tục làm như thế này thì cậu sẽ cần trọn một năm để mua vài con cừu.

“Cháu muốn đóng một kệ trưng bày hàng pha lê,” chàng trai nói với ông chủ. “Chúng ta đặt nó bên ngoài để thu hút khách đi lại dưới chân đồi.”

“Trước đây tôi đã chẳng bao giờ có nó,” ông chủ trả lời. “Người ta đi ngang qua, nếu va phải sẽ làm bể hết đồ trong đó.”

“Vâng, khi cháu đưa những con cừu qua đồng cỏ, một vài con có thể bị rắn cắn chết, nhưng đó là con đường mà những con cừu và người chăn cừu phải chấp nhận.”

Ông chủ tiệm tiếp ông khách hàng đang mua ba ly thủy tinh. Hàng bán chạy hơn như… trở lại thời ngày xưa, khi con đường còn là một trong những nơi thu hút du khách nhất của Tangier.

“Công việc buôn bán thật sự đã phát triển.” Ông nói với chàng trai sau khi khách hàng đã đi. “Tiền của cho ông đời sống tốt hơn, và chẳng bao lâu nữa cháu sẽ có… Continue reading

NHÀ GIẢ KIM (Itt)

Phần Một (tt)

11 Một lần nữa chàng trai lại cố gắng đọc tiếp cuốn sách, nhưng cậu không tập trung được. Cậu khó chịu và căng thẳng, bởi vì cậu biết ông già có lý. Cậu đi ngang đến tiệm bánh mì và mua một ổ bánh, phân vân có nên nói cho ông thợ bánh mì những gì ông già đã nói về anh ta. Một đôi khi tốt hơn nên để nguyên như vậy, cậu tự nghĩ, và quyết định không nói gì. Nếu cậu nói điều gì đó, có thể người thợ bánh mì sẽ mất cả ba ngày trời suy nghĩ xem có nên từ bỏ tất cả hay không, ngay cả khi ông đã quen với cách sống đó. Chàng trai không muốn gây nên sự lo lắng cho người thợ bánh mì. Vì thế cậu đi ngang qua thành phố, đến cổng thành. Ở đó có một ngôi nhà nhỏ có quầy bán vé mà người ta có thể mua vé đến Châu Phi. Và cậu biết Ai Cập nằm ở Châu Phi.

“Tôi có thể giúp gì cho anh?” người đàn ông ngồi sau khung cửa sổ hỏi.

“Có lẽ ngày mai;” chàng trai nói và bước ra. Nếu bây giờ cậu bán một con cừu, cậu có đủ tiền để đến vùng eo biển bên kia. Ý tưởng đó làm cậu sợ.

“Một người mơ nữa,” người bán vé dõi mắt theo chàng trai đi khỏi và nói với bạn đồng nghiệp. “Cậu ta không có đủ tiền để du hành.”

Lúc đứng bên cánh cửa sổ phòng vé, chàng trai nhớ đàn cừu và quyết định trở lại làm người chăn cừu. Trong hai năm cậu đã học mọi chuyện về việc chăn cừu: cậu biết cách cắt lông… Continue reading

NHÀ GIẢ KIM (I)

Phần Một

1 – Tên của chàng trai là Santiago. Mặt trời vừa sẩm tối khi cậu cùng với đàn cừu đến ngôi nhà thờ hoang phế. Mái nhà thờ đã điêu tàn từ lâu và một cây sung to lớn mọc lên trên mảnh đất của phòng mặc áo lễ xưa.

 

Chàng trai quyết định ngủ qua đêm ở đó. Cậu cho đàn cừu vào qua cánh cổng hoang tàn và cậu chắn ngang cánh cổng bằng vài tấm ván để tránh đàn cừu có thể đi ra trong đêm. Trong miền này không có sói dữ, nhưng đã có lần một con cừu đi lạc trong đêm và cậu đã mất trọn ngày hôm sau để tìm kiếm nó.

Cậu dùng chiếc áo khoác lau sạch sàn nhà và nằm xuống, cậu dùng cuốn sách vừa đọc xong làm chiếc gối kê đầu. Cậu tự nhủ, lần sau phải đọc cuốn sách dầy hơn để đọc được lâu hơn và làm gối kê đầu thoải mái hơn.

Cậu thức dậy khi trời vẫn tối và nhìn qua mái nhà thờ đã đổ nát hơn nửa, cậu nhìn thấy những vì sao.

„ Tôi mong được ngủ thêm một chút nữa,“ cậu chợt nghĩ. Đêm qua cậu có một giấc mơ giống như giấc mơ một tuần trước đó và lần này cậu cũng tỉnh dậy trước khi giấc mơ kết thúc.

Cậu đứng lên, cầm cây gậy và đánh thức đàn cừu còn đang ngủ. Cậu nhận ra rằng, khi cậu thức dậy, hầu hết các con vật cũng bắt đầu động đậy. Hình như một sợi dây mầu nhiệm đã gắn đời sống của cậu với đàn cừu mà hai năm qua cậu đã gắn bó, hướng dẫn chúng qua các miền quê kiếm đồ ăn… Continue reading

NHÀ GIẢ KIM (V.T.)

Vào Truyện

Nhà giả kim (1) cầm lên cuốn sách mà một người trong đoàn lữ hành đã mang theo. Lật qua các trang sách, ông tìm thấy một câu truyện về Narcissus (2).

Nhà giả kim biết huyền thoại về Narcissus, một chàng trai trẻ mỗi ngày cúi mình trên mặt hồ để chiêm ngắm sắc đẹp của mình. Cậu quá say đắm sắc đẹp của mình đến nỗi một buổi sáng kia cậu rơi xuống hồ và chết đuối. Nơi chàng đã rơi xuống lại mọc lên một loài hoa, được gọi là Narcissus.

Nhưng tác giả của cuốn sách đã không dừng lại ở đó.

Ông kể rằng khi Narcissus chết, các nữ thần trong rừng hiện ra và bắt gặp hồ nước, nhưng hồ nước không còn dòng nước trong lành như xưa nữa mà đã thành hồ nước mặn đầy nước mắt.

“Tại sao cô khóc?” các nữ thần hỏi hồ nước.

“Tôi khóc vì Narcissus,” hồ nước trả lời.

“Phải thôi, chuyện cô khóc vì Narcissus chẳng có gì ngạc nhiên,” các nữ thần nói, “vì ai trong rừng cũng theo đuổi anh ta, nhưng chỉ có mình cô là được chiêm ngưỡng sắc đẹp của anh ta gần nhất.”

“Nhưng… Narcissus đẹp lắm sao?” hồ nước hỏi.

“Ai còn biết điều đó rõ hơn cô?” các nữ thần ngạc nhiên nói. “Ngày nào mà anh ấy chẳng cúi mình bên bờ hồ của em mà chiêm ngưỡng sắc đẹp của mình.”

Hồ nước yên lặng hồi lâu, rồi nói:

“Tôi khóc vì Narcissus, nhưng tôi chưa bao giờ để ý là Narcissus đẹp. Tôi khóc, vì mỗi lần anh ấy cúi mình soi bóng trên tôi, tôi có thể nhìn thấy sắc đẹp của chính tôi phản chiếu trong đôi mắt sâu… Continue reading

NHÀ GIẢ KIM (M.L.)

…..

MỤC LỤC

NHÀ GIẢ KIM

IMG.006

Tác Giả: Paulo Coelho

Dịch Giả: Ngô Nguyễn Minh Nan

 

Nguồn: vietnamthuquan

[Lãnh Vực]

 

Thạch Lam, Những Ðiều Còn Nhớ

Song Kim

IMG.158
Thế Lữ thường nói về Thạch Lam bằng những lời rất ưu ái: “Một tâm hồn rất trong sáng, hồn hậu, một con người điềm tĩnh và có bản lĩnh.” Có một thời gian dài hai người cùng làm việc với nhau ở báo Ngày Nay. Lúc đó tờ báo có uy tín khá rộng rãi, hầu hết những cây bút chủ lực trên văn đàn như Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, Tô Hoài, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyên Hồng, Chế Lan Viên… đều được báo Ngày Nay giới thiệu. Tờ báo có một quy định chặt chẽ, tất cả những người trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn đều phải thay nhau làm chủ bút sáu tháng. Đó là một cách “đào tạo” rất đặc biệt. Vì trong thời gian đó năng lực và trách nhiệm của người chủ bút được bộc lộ hết. Trong thời gian làm báo, có lần Thế Lữ được giao việc kiểm tra lại và hủy bỏ số bài lai cảo gửi đến báo với số lượng lớn. Buổi đêm về nhà đọc lại, anh phát hiện một truyện rất hay của Tô Hoài bị bỏ qua. Ngay đêm đó Thế Lữ đi xe kéo đến nhà Thạch Lam. Sau khi đọc bản thảo truyện ngắn, Thạch Lam nói: “Suýt nữa chúng ta bỏ qua một bản thảo quý.” Và ngay sau đó truyện ngắn này đã được in trên Ngày Nay.

Tôi quen biết Thế Lữ khi anh đã có những hoạt động trên kịch trường, tuy vẫn còn làm việc ở báo Ngày Nay. Rất nhiều bạn bè trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nhất Linh đều phản đối, không muốn cho Thế Lữ làm kịch. Họ sợ “mất” con người văn chương của Thế Lữ.… Continue reading

ĐỈNH GIÓ HÚ (34,35)

Chương 34 – 35

Sau buổi chiều hôm ấy, luôn mấy ngày liền ông Hy lánh mặt chúng tôi vào bữa cơm. Tuy chưa bao giờ ông ta chính thức cấm Hạ và Liên ngồi ăn chung nhưng vì ông ta rất ghét để tình cảm chi phối nên ông lánh mặt. Mỗi ngày hai mươi bốn tiếng ông ta chỉ ăn có một bữa, hầu như thế là đủ nuôi sống ông rồi.

Một đêm nọ khi cả nhà đã ngủ yên, tôi nghe tiếng chân ông Hy bước xuống cầu thang đi ra cửa trước và không thấy ông trở vào. Sáng dậy, tôi thấy ông ấy vẫn chưa về. Hồi đó tháng tư tiết trời ấm áp, nhờ mưa rào nắng chói nên cỏ mọc xanh rờn, hai cây táo ở bờ tường phía nam trổ đầy hoa. Sau bữa điểm tâm, Liên năn nỉ tôi bắc ghế ngồi khâu vá dưới gốc thông cuối vườn. Khi Hạ lành vết thương, nàng đã tán tỉnh anh chàng cuốc đất trồng hoa thành một mảnh vườn con con ở góc này.

Tôi đang khoan khoái tận hưởng hương thơm mùa xuân ngào ngạt xung quanh và bàu trời xanh êm thì cô chủ tôi, vừa chạy ra cổng kiếm ít rễ anh thảo để trồng quanh rìa, đã quay trở lại, hấp tấp báo cho chúng tôi biết là ông Hy đang về tới.

Nàng tỏ vẻ lo âu nói thêm:

“Ông ta có nói chuyện với em.”

Hạ hỏi:

“Ông ấy nói gì vậy?”

“Ông bảo em cút đi cho nhanh. Trông ông ấy lạ quá đến nỗi em phải dừng lại một lát trố mắt nhìn.”

“Lạ là lạ thế nào?”

“Hừ, hầu như là vui thích hớn hở. Mà không, hầu như… khó nói quá…… Continue reading

Tìm Kiếm