Lê Việt Thưởng

PHẦN BỐNCƠ CẤU LUẬN, DỊCH HỌC VÀ VẤN ĐỀ CŨ MỚI

1) CƠ CẤU LUẬN VÀ DỊCH LÝ

Phần trình bày trên đây cho thấy ảnh hưởng lớn rộng, mạnh mẽ của Cơ Cấu Luận (Structuralisme) không những trên hầu hết các bộ môn trong lãnh vực VĂN HÓA mà còn đối với rất nhiều sinh hoạt phồn nhiêu đa tạp của ĐỜI SỐNG thường nhật, trong một kỳ gian kéo dài khoảng hai thập niên. Qua đi Thời Trang ‘nóng bỏng’ của một thời kỳ, Cơ Cấu luận còn lưu lại rất nhiều GIÁ TRỊ lâu dài về mặt Văn Hóa Tư Tưởng, Phương Pháp luận Khảo Cứu, Dân Chủ Nhân Quyền, Môi Sinh…vvv…Người có công lớn nhất có lẽ là Claude LÉVI-STRAUSS, mà Sự Nghiệp và Tên Tuổi gắn liền với Trào Lưu này.

Ảnh hưởng rộng lớn của Cơ Cấu luận đối với mọi sinh hoạt của cuộc sống làm chúng tôi liên tưởng đến cuốn KINH DỊCH của Nho Giáo. Thật vậy, chỉ với 64 Quẻ, Dịch Kinh ‘tóm tắt’ tất cả mọi sinh hoạt, tình huống của Vũ Trụ, Nhân Sinh!

Ngoài ra, nét ĐỘC ĐÁO nổi bậc nhất của Cơ Cấu luận so với các trào lưu Nhân Văn khác xuất hiện trước nó, có lẽ nằm ở PHƯƠNG PHÁP Luận Cơ Cấu (Méthodologie Structurale) nhấn mạnh đến khía cạnh VÔ THỨC và có dáng dấp của một Định Luật KHOA HỌC, với các Đồ Hình, Số Độ, hoặc qua những MÔ THỨC mà với các nhà Cơ Cấu thì còn phải kiến tạo ra, trong khi đối với Kinh Dịch thì đã có sẵn hoặc nói cho đúng hơn, đã được Tiền Nhân kiến tạo từ thời rất xa xưa (như Tam Tài, Ngũ Hành, Tứ Tượng, Bát Quái, Cửu Trù…vvv…) và do đó rất đi sát với Vô Thức Cộng Thông (Collective Unconscious) của Dân Tộc và Nhân Loại.

Hệ quả là nếu gột bỏ các yếu tố Dị Đoan, Mê Tín..gắn liền với Hán Nho và Nho của các Vương Triều về sau, để trở về với Nho Nguyên Thủy hay VIỆT NHO, thì các LUẬT TẮC của Dịch Lý như ‘Thiên Viên Địa Phương’, ‘Tham Thiên Lưỡng Địa’..sẽ hiện ra một cách rực rỡ, chói chang cùng với sự Hỗ Trợ của KHOA HỌC ngày nay. Lúc đó, chúng ta sẽ không còn lấy làm ngạc nhiên khi được biết rằng nhà Nhân Chủng Claude Lévi-Strauss đã chịu ảnh hưởng của Nho Giáo qua trung gian của học giả Marcel Granet trước khi khám phá ra Cơ Cấu luận, hoặc Triết Gia Leibnitz có lẽ đã đọc cuốn Kinh Dịch trước khi tìm ra các nguyên tắc của Toán Nhị Phân, hay Biến Chứng Pháp của Hegel có lẽ đã được gợi hứng từ Dịch Pháp, hoặc nhà Phân Tâm học Carl Jung đã xử dụng các Quẻ Dịch để nghiên cứu về Tâm Lý con người và tìm ra nguyên lý Đồng Thời (Synchronicity) áp dụng vào khoa Phân Tâm, hoặc Lý thuyết gia Khoa Học Fritjof Capra cũng đã chịu ảnh hưởng của Dịch Lý và có kể lại câu chuyện liên quan đến nhà Khoa Học Lượng Tử Niels Bohr về việc ông này có treo đồ hình ‘Bát Quái’ trong văn phòng làm việc của mình…vvv…

2) VẤN ĐỀ CŨ-MỚI

Trong khi giới Đại Trí Thức Tây Phương đang “Hướng Về Đông Phương” để tìm Giải Pháp cho cuộc Khủng Hoảng Văn Hóa của họ thì một số Trí Thức Việt Nam lại ‘lội ngược dòng’ muốn đi ‘thỉnh’ Văn Hóa Tây Phương về ‘cứu nguy’ cho Văn Hóa Việt ! Nhờ công trình của những người như Claude Lévi-Strauss, lần lần người Tây Phương bớt đi thái độ Kỳ Thị cũng như thay đổi lối nhìn của họ đối với các nền văn hóa hay các dân tộc khác, đưa tới sự ra đời của Đạo Luật về Nhân Quyền của LHQ vào năm 1948 (500 năm sau bộ Luật Hồng Đức có thể được xem là bộ Luật Nhân Quyền đầu tiên của Nhân Loại). Trong khi đó, các nhóm Trí Thức Tây Học kiểu  Nguyễn Gia Kiểng lại đi KỲ THỊ NGƯỢC Tổ Tiên của chính mình !!!

Thật vậy, vào thời buổi này mà còn có người chủ trương Chỉ Biết THEO MỚI, tức’Theo Mới’ bằng mọi giá như Hoàng Đạo và nhóm ‘Tự Lực Văn Đoàn’ của thập niên 1930 ! Họ không hiểu là chính thái độ MỘT CHIỀU đó đã đưa tới cuộc Khủng Hoảng Văn Minh ngày nay: thật vậy, giới Tư Bản Tây Phương đã gây ra các vấn đề trầm trọng về Môi Sinh và Khí Hậu do một quan niệm về TIẾN BỘ’Một Chiều’ tương tự!. Đó là lý do khiến tại Hội Nghị Quốc Tế đầu tiên quy tụ 75 nhà Nghiên Cứu được giải thưởng Nobel mà 52 người là những Khoa Học gia, được tổ chức tại Paris cách đây đúng 20 năm (1988) , ở khóa họp cuối cùng, Hội Nghị đã đi tới kết luận như sau: ‘Nhân Loại chắc khó có thể sống còn nếu không trở về lại với nền Minh Triết của Khổng Tử ra đời cách đây 2500 năm’.(36)

Câu tuyên bố trên cho thấy là các Học Giả và Khoa Học gia bậc nhất ngày nay chủ trương là phải trở VỀ NGUỒN. Câu trên có lẽ gây ngạc nhiên cho một số người trong chúng ta vì có thể họ không ngờ là phát xuất từ một giới thường nổi tiếng là TÂN TIẾN nhất. Nhưng lẽ dĩ nhiên là không phải chỉ có một cách, mà nhiều cách Về Nguồn, và chúng ta cố gắng tìm hiểu sau đây phương thức Về Nguồn nào đúng đắn nhất.

Hãy căn cứ trên hai nhóm chữ ‘Thiên Viên Địa Phương’ hay ‘Tham Thiên Lưỡng Địa’ của Dịch Lý để thử giải quyết vấn đề nêu trên. Cặp ‘Thiên-Địa’ như cặp ‘âm-dương’ là cặp Phạm Trù có tính ĐỐI ĐÁP nhưng RỖNG tức có thể tùy trường hợp chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. ‘Thiên’ có thể là TINH THẦN, là TÂM LINH để đối với ‘Địa’ là VẬT CHẤT, là LÝ TRÍ nhưng ‘Thiên’ cũng có thể là Hiến Pháp, Nguyên Lý để đối với ‘Địa’ là Luật Lệ, Thể Chế…vvv…Đặc tính của ‘Thiên’ là Tròn (viên) để đối với ‘Địa’ là Vuông (phương). Đăc tính của ‘Thiên’ cũng có thể là Bất Biến để đối với ‘Địa’ là Biến. Điều trên có nghĩa là “Thiên” hay Tinh Thần, TâmLinh, Hiến Pháp, Nguyên Lý…vvv…đi theo luật tắc NGƯỢC CHIỀU với “Địa” hay Vật Chất, Lý Trí, Lệ Luật, Thể Chế…vvv…

Vậy nên , VỀ NGUỒN không có nghĩa là ‘bám víu’ vào những Cổ Tục như ‘khăn đống áo dài’ , ‘nam nữ thụ thụ bất thân’ hay chế độ đại gia đình hoặc bầu khí ‘lễ giáo’ quá mức…vvv..Đó là những Thể Chế, Thói Tục.. có giá trị một thời, nhưng vì thuộc hành ĐỊA nên phải BIẾN ĐỔI theo dòng thời gian để thích ứng với hoàn cảnh mới.

VỀ NGUỒN còn có nghĩa là Trung Thành với Truyền Thống, nhưng không phải truyền thống theo nghĩa thông thường, thường bị đồng hóa với những tập tục lưu truyền, những thể chế cũ kỹ như vừa đề cập ở trên, mà là TRUYỀN THỐNG Viết Hoa, là cái Thống Kỷ, Thống Quan, tức là cái nguyên lý thống nhất thâm sâu, liên tục và hiện diện cách u linh trong mọi câu nói, bề ngoài có vẻ rời rạc, nhưng thực ra đều nhịp theo một tiết điệu. Truyền Thống viết hoa ẩn tàng trong những lời MINH TRIẾT của Phật, Lão, Khổng (37)…khiến cho một nhà Hiền Triết như Khổng Tử chẳng hạn sống cách đây 25 thế kỷ lại được Hội Nghị Triết Học Thế Giới được tổ chức tại Honolulu năm 1949, mời làm Nhạc Trưởng cho cuộc Hoà Tấu Văn Hóa Đông Tây mai hậu, hoặc trở thành đối tượng học hỏi của các Học Giả và Khoa Học gia bậc nhất ngày nay như vừa đề cập ở trên..

Có lẽ tại vì đó là những lời MINH TRIẾT của vị Đại Diện một nền Nhân Bản TâmLinh tinh tuyền nhất nên có Giá Trị VƯỢT THỜI GIAN KHÔNG GIAN do đó cũng thoát khỏi các tiêu chuẩn đối đáp thông thường như “Cũ – Mới”, “Bảo Thủ – Cấp Tiến”…..

Thật vậy, trong khi Minh Triết phải có tính HAI CHIỀU Kích mới đáp ứng mọi nhu yếu, tình huống của Cuộc Đời, thì trái lại hai thái độ ‘Bảo Thủ’ và ‘Cấp Tiến tuy bề ngoài có vẻ tương phản nhau, nhưng lại chia xẻ một mẫu số chung là tính MỘT CHIỀU.

Phe BẢO THỦ thay vì Về Nguồn thực sự tức Trung Thành với TRUYỀN THỐNG Viết Hoa như vừa đề cập ở trên, tức những Giá Trị Vượt Thời Không của Văn Hóa DÂN TỘC như đức Tương Dung, tính Thích Nghi Biến hóa, đức Nhân Chủ ‘Tự Cường Tự Lực’, tính Tâm Linh với một triết lý sống là “Hòa Trời, Hòa Đất, Hòa Người”…vvv.. và nhiều Đức Tính khác bắt nguồn từ một nền Nhân Bản Tâm Linhđích thực , vì đó là những Giá Trị Tinh Thần hay Tâm Linh thuộc ‘Thiên Viên’ hay’Tham Thiên’ có tính chất BẤT BIẾN, thì trái lại họ lại đi ‘bám víu’ vào những Thể Chế, Thói Tục..vvv.. tuy có giá trị một thời, nhưng vì là những Giá Trị Vật Chấthay Lý Trí thuộc ‘Địa Phương’ hay ‘Lưỡng Địa’ nên phải BIẾN, phải thay đổi theo dòng thời gian.

Phe CẤP TIẾN ‘có lý’ khi chủ trương ‘giải phóng’, ‘cách mạng’ nhưng họ chỉ đúng ở đợt ‘Tứ Địa’ mà thôi, tức như đã nói ở trên, ở đợt những Thể Chế, Thói Tục…không còn hợp thời nữa. Còn đối với những Giá Trị Tinh Thần hay TâmLinh thì cần phải xét lại. Vì nếu không thì sẽ có nguy cơ mắc vào cái ‘vòng luẩn quẩn’ sau đây : muốn MỚI, muốn ‘cách mạng’, muốn ‘giải phóng’ , muốn ‘đoạn tuyệt’ với nền Văn Hóa của ‘Cha Ông’, nên họ muốn ‘ghé’ sang nền Văn Hóa Tây Phương để đi tìm CÁI MỚI, thì mới ‘bật ngửa’ ra là chính những nhà Tư Tưởng lớn nhất của Tây Phương cận đại như Triết Gia Heidegger, những trào lưu Văn Hóa ‘Avant-Garde’ (=Tiền Phong ) nhất của họ, những Lý Thuyết gia lừng danh nhất của họ trong các lãnh vực Nhân Văn như Nhân Chủng (Claude Lévi-Strauss), Tâm Lý(Carl Jung) hay Khoa Học (Fritjof Capra)..vvv..kể cả Luật Học lại đang’ghé’ sang Đông Phương để học hỏi !!!

Lê Việt Thường

(Hết Phần Bốn)

CHÚ THÍCH

(36) James Legge, “The Wisdom of Confucius” Axiom, 2003, tr.5
(37) Kim Định, “Triết Lý Giáo Dục”, H.T.Kelton, CA.USA, tr. 67

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm