Ross Gittins

GIỚI KINH TẾ GIA CHƯA HỌC THUỘC LỊCH SỬ KINH TẾ

Khi Nữ Hoàng Anh đặt câu hỏi với các Kinh Tế gia tại sao quá ít người trong giới họ tiên liệu được cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế hiện nay thì Giáo Sư Geoff Harcourt gốc Úc và một vài người khác trong giới Hàn Lâm trình lên Nữ Hoàng ý kiến sau đây là một trong những lý do là giới Kinh Tế gia ‘không thiết tha’ gì đến Lịch Sử Kinh Tế.

Sự thật đáng buồn đó đã được hai Giáo Sư gốc Mỹ Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff chứng minh một cách thuyết phục trong một tác phẩm Cổ Điển của thời đại với tựa đề ‘This Time is Different: Eight Centuries of Financial Folly’

Trong cuộc khảo cứu có tính cách ‘mốc giới’ này của hai tác giả bao gồm hằng trăm cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh trong 66 quốc gia khác nhau trên khoảng thời gian 800 năm, Reinhart và Rogoff tìm thấy các Mô Hình ‘lập đi lập lại nhiều lần’ với những dấu hiệu đáng lẽ phải có khả năng cảnh báo các Kinh Tế gia về những gì bất thường sắp xảy ra.

Tuy nhiên, theo ý kiến của hai vị đồng tác giả , ngay cả đến khi giới Kinh Tế gia đã bị ‘sứt đầu mẻ trán’ vì cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh, nhưng vì lý do không thuộc Lịch Sử Kinh Tế, do đó họ cũng không biết điều gì sắp tới sẽ xảy đến đây. Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu đã cả tin rằng ‘cuộc Suy Trầm Kinh Tế đã ở đàng sau họ’, thì ngay sau đó khám phá ra là nó vẫn tiếp tục.

Hai tác giả sẽ bảo họ rằng Khủng Hoảng Tài Chánh loại này không phải dễ thoát khỏi đâu. Hai tác giả cho thấy là trong giai đoạn dẫn đến cuộc Khủng Hoảng Nhà Cửa tại Hoa Kỳ, các dấu chỉ Kinh Tế mẫu như mức lạm phát của tài sản , mức thâm thủng lớn lao của cán cân chi phó liên quan đến sai ngạch thanh toán, Kinh Tế tăng trưởng chậm lại….. tất cả các dấu hiệu trên cho thấy rằng đất nước đang trên đà của một cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh nghiêm trọng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao rất ít Kinh Tế gia nhận ra dấu hiệu của cuộc Suy Thoái ? Theo hai tác giả, nguyên nhân là do lối lý luận có thể gọi là : ‘LẦN NÀY THÌ KHÁC’!!!

Thông điệp của hai tác giả rất Giản Dị: “Chúng ta đã từng ở tình thế này rồi! Mặc cho những khác biệt trên bề mặt của ‘trận điên cuồng tài chánh’ cuối cùng này,  có những điểm Tương Đồng đáng chú ý với những kinh nghiệm Khủng Hoảng từ các quốc gia khác, cũng như  từ Lịch Sử.

Có những chủ đề có thể làm Mẫu Chung cho bảng xếp loại rộng lớn về các khủng hoảng Tài Chánh trong Quá Khứ cũng như  trên toàn Thế Giới là :

Sự tích lũy quá mức số lượng Nợ Nần, dẫu của Chính Quyền, Ngân Hàng, Công Ty, giới Tiêu Thụ làm gia tăng mức độ Rủi Ro trong tình thế Kinh Tế đang gặp khó khăn nhiều hơn là trong lúc Kinh Tế đang phát triển.

” Việc tiêm Tiền mặt  vào nền Kinh Tế làm cho người ta có cảm tưởng là Kinh Tế đang tăng trưởng nhanh hơn là Sư Thật. Việc vay mượn tiền  ‘thả cửa’ thổi phồng giá Nhà và Cổ Phần đến một mức không thể chịu đựng được nữa. Cũng như khiến cho hệ thống Ngân Hàng có vẻ ổn định với lợi nhuận cao hơn là  Thực Sự.

Sự tích lũy số lượng Nợ Nần lớn lao như vậy tạo nên tình thế với rất nhiều Rủi Ro khi xảy ra Khủng Hoảng về Lòng Tin.

Và theo tác giả, như đã nói trên, các cuộc Khủng Hoảng Tài Chánh không có gì Mới Lạ: nó hiện diện từ thời bắt đầu có sự phát triển của Tiền Tệ  và các Thị Trường Tài Chánh. Và nó theo chu kỳ của Tăng Trưởng rồi Suy Thoái theo dòng Lịch Sử.

Các tác giả có đưa ra nhận xét là “các quốc gia, các định chế, các dụng cụ Tài Chánh  có thể thay đổi theo thời gian, nhưng Bản Tính con người thì không thay đổi”. Và điều trên dẫn tới điểm Tâm Lý quan trọng sau đây: “Có lẽ hơn bất cứ lý do nào khác, con người thường không chân nhận tính chất Bấp Bênh và Bất Ổn Định của Lòng Tin, nhất là  đối với trường hơp có sự hiện hữu của một số lượng lớn của loại Nợ ngắn hạn cần phải luôn luôn được gia hạn. Và đó là yếu tố chính yếu khiến người ta có cảm tưởng là LẦN NÀY THÌ KHÁC !!!

Các Chính Phủ, các Ngân Hàng, các Công Ty với số Nợ Nần chồng chất có vẻ đang vui vẻ tiếp tục tiến bước về phía trước trong một thời gia kéo dài vô hạn định , thì tự nhiên xảy ra tiếng  ‘BANG’ !!! LÒNG TIN Sụp Đổ, các người Cho Vay biến mất và cuộc KHỦNG HOẢNG Bắt Đầu!

Ross Gittins

 

CHÚ THÍCH

(1) Ross Gittins, ‘Repeated Patterns Should Warn That Trouble Is Coming ‘The Saturday Age’, 03/09/2011, Melbourne, Úc

[Tác Giả]

Tìm Kiếm