Tháng 11/2016

THƯ HƯƠNG
Triết Việt
CẦN LẬP MỘT ĐẠO TRƯỜNG CHUNG CHO ĐÔNG Á

IMG.005Nói đến Đạo Trường nhiều người hỏi sao không lập thị trường như Tây Âu mà lại đi lập  Đạo trường. Cần phải chú ý đến kinh tế, khoa học kỹ thuật mới trông đuổi kịp người chứ  sao lại Đạo Trường với văn hóa chả lỗi thời lắm sao. Hầu hết người Đông Á đang có  những ý nghĩ như thế mà không ngờ rằng chính vì văn hóa mà biết bao người phải cửa nát  nhà tan mất luôn cả nước….. Thiết nghĩ bài học quá đắt đỏ nọ phải làm cho chúng ta giựt mình để nhận ra sự thực của câu nói  tiền nhân khi cho Đức là gốc, Tài là ngọn. Nói khác, giàu nghèo của một nước phần lớn ở tại triết lý chính trị, chứ đất đai kinh tế chỉ là ngành ngọn…..Nếu ta lấy con số “tham thiên lưỡng địa” làm cứ thì có thể nói quan trọng của đạo lý  phải chiếm ba, kinh tế chỉ nên chiếm hai. Có giữ được tỉ lệ nọ mới là lo cho nước cách hiệu quả. Hãy so sánh các nước tự do với các nước cộng sản thì thấy liền. Cộng sản lấy kinh tế làm nền móng cho rằng “hạ tầng kinh tế phải chỉ huy thượng tầng văn hóa”. Vì thế họ đã lo cho kinh tế đến 4 phần, lo cho văn hóa chỉ còn được 1, một đó cũng chẳng còn ra văn hóa mà chỉ là tuyên truyền. Vậy mà ta thấy kinh tế các nước cộng sản không sao khá được…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Vũ Ngự Chiêu
CÁC VUA CUỐI NHÀ NGUYỄN 

Chương  XV: SỰ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO QUỐC GIA MỚI

img-004

.Là một dân tộc đã có ít nhất ngàn năm lịch sử thành văn, từng nhiều phen đổ xương máu để bảo vệ chủ quyền của mình và đồng thời mở mang bờ cõi về phía Nam, từ đầu thế kỷ XX, người Việt bắt đầu chiêm nghiệm lý do thất bại của các phong trào Cần Vương, Văn Thân v… v… Kết luận mà đại đa số đều đồng ý là tình trạng chậm tiến của nước Việt, và nhu cầu canh tân, nâng cao dân trí trở nên cấp bách. Tuy nhiên, họ chỉ đồng ý đến đó. Câu hỏi “Cách nào để canh tân?” mang lại nhiều đáp án.
Trong số những nhà ái quốc chủ trương duy tân hay cải lương, đổi mới có hai khuynh hướng chính…..

…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Vũ Ngự Chiêu
CUỘC TRUẤT PHẾ BẢO ĐẠI (23/10/1955)

ING.941Ngày 23/10/1955 đánh dấu một biến cố lịch sử quan trọng tại miền Nam vĩ tuyến 17, phần còn lại của chế độ Quốc Gia Việt Nam [QGVN]. Ngày này, theo cơ quan tuyên truyền của chính phủ QGVN, khoảng 5.8 triệu cử tri đi dự buổi Trưng Cầu Dân Ý, lựa chọn lãnh tụ. Một bên là Quốc trưởng Bảo Ðại (1913-1997), vua thứ 13 và cuối cùng nhà Nguyễn, cũng người đã “sáng lập” chế độ QGVN từ năm 1949. Người khác đang thực sự cai trị miền Nam “Tự do,” “chí sĩ” Ngô Ðình Diệm (1897-1963), mới được Bảo Ðại cử làm Thủ tướng toàn quyền (kiêm nhiệm Tổng Tư lệnh Quân đội) hơn một năm trước…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Lê Xuân Nhuận
TÀI LIỆU VỀ ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

 ING.499Cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm là một nhân-vật lịch-sử, một nhân-vật lịch-sử hàng đầu, của quốc-gia và dân-tộc Việt-Nam, trong một không-gian và một thời-gian nhất-định.
Có điều, ông là Tổng-Thống của một Việt-Nam vào nửa sau của thế-kỷ thứ hai mươi, đã văn-minh tiến-bộ rồi, chứ không phải là vào thời cổ xưa, cho nên mọi chi-tiết về thân-thế và sự-nghiệp của ông hẳn là đã phải được ghi chép đầy-đủ và nhất là chính-xác, rõ-ràng.
Thế mà, mãi đến hôm nay, đã gần một nửa thế-kỷ sau khi ông chết, đồng-bào cũng như các nhà nghiên-cứu ngoại-quốc vẫn chưa có được một tài-liệu nào khả-tín gọi là lý-lịch của ông.

Đọc tiếp


Lịch Sử
Nguyễn Thuyên
VIỆT NAM ĐIÊU TÀN – BẤT HẠNH

PHẦN HAI
Giai Đoạn 3 : Từ Năm 1955 – 1963
T.T. Ngô Đình Diệm
Biến Cố Phật Giáo Bắt Đầu Ngày 8-5-1963

Kể từ ngày Thủ tướng Ngô Ðình Diệm về Việt Nam chấp chánh 7-7-1954. Tại Nam Kỳ nói chung, Sàigòn, Gia Ðịnh, Chợ Lớn nói riêng, có nhiều biến động từ phía Thực dân Pháp, các Phe Nhóm, Ðảng Phái…..Miền Trung yên lặng. Huế chẳng những rất yên mà còn ủng hộ Ngô Ðình Diệm…..Về Tôn giáo thì phẳng lặng như nước Sông Hương. Riêng về Phật Giáo lại bình thản chẳng có gì đáng kể…..Duy chỉ có Dụ số 10 do Quốc trưởng Bảo Ðại cùng với Pháp ban hành. Thật là một hành động vô ý thức, xem Phật giáo như là một Hiệp Hội, chứ không phải là một Tôn Giáo như Thiên Chúa Giáo…..Câu chuyện khởi đầu từ một nguyên nhân rất tầm thường mà không ngờ đưa đến hậu quả khôn lường…..Tổng Giám mục Ngô Ðình Thục vào hôm trước ngày lễ Phật Ðản,ngồi xe từ La Vang về, thấy cờ Phật Giáo treo nhiều quá. Ông cảm thấy khó chịu…..Sau đó, Ông có gọi điện thoại cho Ông em Tổng thống để cằn nhằn ?…. . Có nhiều người đồng ý rằng trong cuộc khủng hoảng tình hình ở Miền Trung có liên quan đến Phật Giáo. Người lãnh đạo quốc gia lúc đó là Tổng thống Ngô Ðình Diệm, nhưng thực ra Ông chỉ là nạn nhân của những hành xử không hợp lẽ thường của hai người trong gia đình Tổng thống là ông Anh (Giám mục Ngô Ðình Thục) và người em dâu (Bà Ngô Ðình Nhu)

Đọc tiếp


Lịch Sử
Hoàng Long Hải
“TÔI THƯƠNG ÔNG  DIỆM LẮM !”

img-039Một người bạn thân của tôi, đại diện trường Quốc Học Ngô Đình Diệm, tham dự lễ “sinh nhựt Ngô Tổng Thống” kể lại:
“Ông đi quanh bàn, hỏi thăm từng học sinh: “Học trường mô? Con ai?” Khi hỏi tới hai cô gái họ Lữ, cũng học sinh Quốc Học, ông hỏi có phải con ông Lữ Mông Liên? Ông nầy làm thừa phái ở phủ Hải Lăng, khi ông Diệm làm tri phủ ở đây…..
Người bạn kể: “Ông ngồi ở đầu bàn, nói chuyện cho học sinh nghe: “Tụi địa điểm trưởng Dinh Điền, dân không chịu làm ruộng mà không biết làm răng. Tôi thì tôi lấy hèo phết vô sau đít.” Người bạn tôi nói thêm: “Đúng là giọng quan tri phủ, không phải cách nói của ông tổng thống nước dân chủ.”

Đọc tiếp


Lịch Sử
Kevin Trần
CHỈ MỚI THÁNG 5 NĂM 1960 MÀ CIA ĐÃ TIÊN ĐOÁN…..

img-022Trong thập niên 1950s của thế kỷ trước, Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước có nhiều điểm định hình lịch sử giống nhau: Cùng chấm dứt chế độ phong kiến (nhà Nguyễn và nhà Joseon) mà tác nhân là hai cuộc xâm lăng của ngoại bang (Pháp ở Việt Nam và Nhật ở Triều Tiên), cùng bị áp lực chia đôi đất nước (tại vĩ tuyến 17 năm 1954 và vĩ tuyến 38 năm 1953) từ một thỏa hiệp giữa các siêu cường, và cả hai lãnh thổ phía Nam cùng trở thành tiền đồn “nóng” dưới sự lãnh đạo và yểm trợ của Mỹ để chống lại sự bành trướng của Cộng sản từ miền Bắc.
Vì thế, lãnh tụ chính trị của hai nước nầy cũng “tình cờ” mà có vài điểm chung giống nhau:

Đọc tiếp


Lịch Sử
Cao Văn Luận
BÊN  GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965

ING.639Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết, những biến chuyển chính trị và quân sự dồn dập xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghi rằng Ông Diệm không phải là một nhân vật không thể thay thế được. Nhưng ít ra Ông cũng là một nhân vật cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó.
Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay ít ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi, thì sự cần thiết đó cũng không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những đòi hỏi của một giai đoạn lịch sử mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đã chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước

Đọc tiếp


Lịch Sử
Huy Phương
CON TRAI ÚT CỦA VUA BẢO ĐẠI-BẢO ÂN

img-040Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.
Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

…..

…..

Đọc tiếp


Khoa Học
TRỊNH XUÂN THUẬN VÀ “KHOẢNG KHÔNG TRÀN ĐẦY”

img-023Đầu tháng 9 năm nay, khoa học gia bầu trời sống tại Hoa Kỳ họ Trịnh nổi tiếng gốc Việt Nam lại ra mắt thêm một quyển sách mới với tựa đề “La plénitude du vide”. Tôi tạm dịch nghĩa như trên là khoảng trống không có gì cả trong đó mà lại tràn đầy một chất mắt thường không thấy được. Chất đó là năng lượng, là nguồn gốc phát sinh ra vũ trụ. Đây là quyển sách thứ hai của khoa học gia vật lý và ông đã có mặt tại nơi ra mắt để ký tên tặng cho người ngưỡng mộ đến mua, do nhà xuất bản quen thuộc Albin Michel tổ chức.

…..

…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Buddhadasa P. Kirthisinghe
NGHIỆP ,TÁI SINH VÀ DI TRUYỀN HỌC

img-024Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con  người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.

…..

…..

Đọc tiếp


Văn Hóa
Tâm Diệu
CHUYỆN TÁI SINH CỦA JENNY

img-041Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi là Jenny Cockell, đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire, Anh quốc, đã đoàn tụ với năm người con của bà trong kiếp trước, tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Ireland.
Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền hình của chương trình 20/20 ABC, Hoa Kỳ, đã đến tận nơi đây làm phóng sự về câu chuyện tái sinh của bà mẹ này, cùng hội họp với những người con trong kiếp sống trước của bà. Ðây là câu chuyện tái sinh có thực, đã xảy ra vào cuối thế kỷ XX, một câu chuyện cảm động về một người mẹ đi tìm con vượt qua ranh giới quốc gia, trở về kiếp quá khứ.

Đọc tiếp


Văn Hóa
Lê Việt Thường
THẾ SỰ XOAY VẦN (Bài 7)

Đề Tài : THÁI ĐỘ VỌNG NGOẠI CỰC ĐOAN (3)

img-005“Trở lạị vấn đề đã đề cập ở trên về việc  NVL dám “cả gan”  đòi “Phân tâm ”  con người và cả Dân tộc Việt, chúng tôi sẽ cho NVL thấy trong bài viết kế tiếp, những điều kiện Tối thiểu Cần thiểt mà đương sự cần phải hội đủ hầu có thể “mon men” bắt đầu tiến trình tìm hiểu Chiều sâu của Dân tộc và Văn hóa  Việt, đồng thời “Cảnh cáo” NVL  rằng với một chút kiến thức  về cái gọi là “Phân tâm học Freud”, NVL còn thiểu nhiều thứ lắm, vậy đừng nuôi hy vọng hão huyền   rằng đương sự có đủ khả năng “phân tâm” Dân tộc Việt ! Nếu không thì NVL chỉ làm “trò cười cho thiên hạ” nhất lả đối với những người hiểu biết vấn đề”!(14)

Đọc tiếp


Chính Trị
Francis Fukuyama
NƯỚC MỸ TRONG CƠN SUY THOÁI CHÍNH TRỊ (P1)

img-025Tại thời điểm đó, ý tưởng cho rằng những người có trình độ chuyên môn về lâm nghiệp nên thay thế các chính trị gia quản trị đất công và đảm nhiệm công tác nhân sự của bộ là một ý tưởng mang tính cách mạng, những thành tích ấn tượng của Cục Kiểm lâm đã cho thấy tính đúng đắn của ý tưởng này. Một vài công trình nghiên cứu có quy mô lớn đã coi Cục Kiểm lâm trong những thập niên đầu tiên sau khi thành lập là một trường hợp kinh điển của mô hình quản lý nhà nước có hiệu quả cao.
Dù vậy, ngày nay nhiều người nhìn nhận Cục Kiểm lâm như một cơ quan hoạt động vô cùng kém hiệu quả, đang thực hiện những nhiệm vụ đã lỗi thời bằng những công cụ không còn phù hợp

Đọc tiếp


Chính Trị
Lưu Hiểu Ba
TÁC DỤNG QUA LẠI GIỮA THUYẾT SỤP ĐỔ VÀ THUYẾT ỔN ĐỊNH

img-026Thảm sát 4 tháng 6 năm 1989, là biện pháp cực đoan để bảo vệ quyền lực được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra trong cơn hoảng loạn quyền lực; Sau sự kiện 4 tháng 6, duy trì sự ổn định quyền lực là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi vì chỉ có sự ổn định quyền lực mới có thể bảo đảm tầng lớp tư bản đỏ tiếp tục thu được lợi ích béo bở, giống như chỉ dụ nổi tiếng mà Thái Thượng Hoàng Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Cần phải giữ gìn giống như giữ gìn đôi mắt mới bảo vệ được sự ổn định không dễ dàng này”. Nhưng đây là chỉ trật tự trong một xã hội độc tài chuyên chế, chế độ này nó đem những công cụ quản lý phục vụ xã hội biến công cụ phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản đỏ.

Đọc tiếp


Khoa Học
GIẢI NOBEL HÓA HỌC 2016 VINH DANH NHỮNG” CỖ MÁY SIÊU NHỎ”

img-028Theo thông tin vừa mới công bố, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm đã chọn lựa người thắng giải Nobel Hóa học 2016 là bộ ba nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage, Sir J. Fraser Stoddart và Bernard L. Feringa. Công trình của họ được vinh danh là “thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử (hay còn gọi là cỗ máy nano)”.
Từ những nghiên cứu của họ đã phát triển những cỗ máy nhỏ nhất thế giới. Nó cho thấy con người có thể tạo ra những cỗ máy nhỏ chỉ bằng 1/1.000 một sợi tóc.

…..
.Đọc tiếp

Kinh Tế
NOBEL KINH TẾ 2016 DÀNH CHO CÁCH ĐỊNH HÌNH HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

img-021Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định chọn lựa hai ông Oliver Hart của trường ĐH Harvard và Bengt Holmström của trường MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) nhận giải Nobel Kinh tế 2016 cho những đóng góp của họ cho lý thuyết hợp đồng.
Các nền kinh tế hiện đại được gắn kết với nhau bởi vô số hợp đồng. Những công cụ lý thuyết mới do Hart và Holmström thiết lập nên có giá trị lớn trong việc hiểu các hợp đồng và tổ chức trong thực tế, cũng như các cạm bẫy tiềm năng trong thiết kế hợp đồng.

Đọc tiếp


Thời Sự
HỌP BÁO THÔNG BÁO TIN TỨC VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VBS-57.6

img-029Garden Grove (Bình Sa)- – Vào lúc 3 giờ chiều Thứ Bảy ngày 22 tháng 10 năm 2016, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai đã tổ chức buổi họp báo để thông báo những tin tức về Đài Truyền Hình VBS – 57.6.
Tham dự buổi họp báo ngoài các cơ quan truyền thông còn có một số qúy vị đại diện cộng đồng, các đảng phái chính trị, hội đoàn, đoàn thể đấu tranh và đồng hương.

Đọc tiếp


Thời Sự
TỔ CHỨC LỄ HIỆP KỴ NGÀNH TUYÊN ÚY PHẬT GIÁO VNCH

img-042SANTA ANA, California  – Lễ Hiệp Kỵ Ngành Tuyên Úy Phật Giáo QLVNCH năm nay sẽ được tổ chức tại chùa Phổ Ðà, trên đường Hazard trong thành phố Santa Ana vào lúc 11 giờ sáng, Thứ Bảy, 19 Tháng Mười Một…..

…..

…..

Đọc tiếp


Lịch Sử
Jerry Brotton
LỊCH SỬ HỒI GIÁO BỊ LÃNG QUÊN CỦA NƯỚC ANH

img-019Vương quốc Anh đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Đất nước này đã quay lưng lại với châu Âu, và nữ hoàng đã đặt mục tiêu (tập trung vào) thương mại với phương Đông. Mặc dù điều này nghe có vẻ giống nước Anh ngày nay, nhưng nó cũng mô tả đất nước này vào thế kỷ 16, trong thời kỳ hoàng kim của quốc vương nổi tiếng nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth I.

…..

Đọc tiếp


Xã Hội
VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI NHẬT LĂN RA CHẾT KHI ĐANG LÀM VIỆC ?

img-030Người Nhật có biệt tài chế ra các từ mới – và có một số từ mà bất cứ dân văn phòng tự trọng nào cũng nên nhớ trong từ điển của riêng mình….. Nhưng có một từ đặc biệt trong tiếng Nhật mà chẳng ai muốn liên quan đến nó: karoshi, dịch ra có nghĩa là “chết vì làm việc quá độ”.
Các phúc trình về những lao động chính trong gia đình chết vì làm việc quá độ đã trở thành chủ đề nóng trong hàng thập niên.
Nhưng liệu đó có phải chỉ là một huyền thoại ở đô thị?
Không, hoàn toàn không.

Đọc tiếp


Tân Y Học
Nguyễn Ý Đức
CHẤT BÉO

img-031Về phương diện dinh dưỡng, chất béo (lipid) là một trong ba nhóm thực phẩm chính yếu và là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Chất béo là danh từ gọi chung cho mỡ động vật, dầu ăn thực vật và sáp (wax).
Chất béo không hòa tan trong nước mà hòa tan trong dung môi hữu cơ khác như chloroform, benzene, ether. Hãy nhìn vào chai dầu giấm chộn salad: dầu không hòa tan trong giấm và khi để lắng yên, dầu nổi một lớp trên giấm.

Đọc tiếp


Âm Nhạc
Trần Quang Hải
THẾ NÀO LÀ “NHẠC THÍNH PHÒNG” ?

img-020Hỏi: Tôi có đọc một bài trên báo Tiền Vệ trên mạng lưới ở Úc châu nói về một buổi “nhạc thính phòng” với một chương trình lớn lao (nhiều ca sĩ Việt từ Hoa Kỳ sang , một dàn âm thanh làm điếc tai, trong một hội trường chứa cả ngàn người )…..
Đáp: Nhạc thính phòng theo định nghĩa nhạc cổ điển Âu châu là một loại nhạc được nghe trong một phòng nhỏ, do một ban nhạc chỉ có vài cây đàn dây , hay nhiều nhất là khoảng 8 tới 10 cây đàn (ensemble instrumental / intstrumental ensemble)
Dĩ nhiên là vào thời xa xưa máy vi âm không có , và ngay cho tới bây giờ khi nghe loại nhạc thính phòng này cũng không có nơi nào trang bị dàn âm thanh và máy vi âm cả, dù là diễn nơi hội trường . Mà hội trường này phải là nơi dành riêng cho loại nhạc này để cho âm thanh phát ra từ những cây đàn dây (violon, alto, violoncelle / violin , alto, cello) được nghe rõ từng nốt nhạc…..

Đọc tiếp


Thơ Văn
Ernest Hemingway
CHUÔNG GỌI HỒN AI

img-016– Bao giờ phá cầu? – Robert Jordan hỏi.
– Khi cuộc tấn công bắt đầu. Ngay khi cuộc tấn công bắt đầu và không phải trước khi đâu nhé! Trong điều kiện là viện binh không thể lên được bằng đường này (ông ta chỉ nó bằng bút chì). Tôi chắc rằng không có cái gì lên được bằng đường này.
– Và bao giờ cuộc tấn công xảy ra?
– Tôi sẽ nói với đồng chí sau. Nhưng đồng chí chỉ được ghi ngày giờ theo chỉ thị. Đồng chí phải sẵn sàng để phá tung cầu khi cuộc tấn công khởi sự. Đồng chí thấy chưa? (Ông ta điểm bằng bút chì). Đây là con đường duy nhất họ có thể đưa tiếp viện tới. Đây là con đường duy nhất của chúng có thể đưa chiến xa lên được, hay pháo binh, hoặc ngay cả một chiếc cam nhông, hướng về nơi tôi tấn công. Tôi phải chắc chắn rằng cái cầu không còn nữa…..

Đọc tiếp


Thơ Văn
HỒI KÝ BÀ TÙNG LONG

img-017Năm 1985, sau khi nhà tôi bỏ đi trước, cuộc sống của tôi trở nên quá trống vắng, thừa thãi. Các con đều đã lớn, có gia đình riêng, một số lại ra sống ở nước ngoài… Ngồi buồn, tôi lấy giấy bút ra ghi lại những kỷ niệm ngày trước của mình, vì thật sự từ nhỏ tôi đã có thói quen và sở thích viết lách, đến giờ – tôi ngồi cầm bút viết những dòng này vào đúng ngày sinh nhật 88 tuổi – vẫn không thay đổi…..15 năm sau, tôi cứ ngồi viết như thế, không đầu không đuôi, nhớ gì viết nấy…..Cho đến một hôm, thằng con trai út….. đem về cho tôi đọc những cuốn hồi ký của các ông Trần văn Khê, Sơn Nam… và thuyết phục tôi hãy cho in một phần những gì mà tôi viết, để người đọc có thêm một ít tư liệu về một quãng thời gian lịch sử đã qua và chia sẽ đôi điều với những tâm sự đời tôi, một người viết văn đã đóng góp ít nhiều trong đời sống văn chương – báo chí của miền Nam Việt Nam trước 1975. Học trò tôi trong ngày họp mặt mừng sinh nhật tôi đều ủng hộ đề nghị đó của nó. Rồi nhà xuất bản cũng đặt yêu cầu…
Cuối cùng các bạn đã có cuốn sách trên tay…..

Đọc tiếp


Thơ Văn
Tùng Long
BÓNG NGƯỜI XƯA

img-018Thúy Ái nói:
– Nhưng việc này vú đừng nói lại với Anh Kiệt làm gì nhé. Anh sẽ buồn rầu và thất vọng. Tốt hơn cứ để cho anh giữ mãi hình ảnh đẹp đẽ của chị Lệ Hằng. Chị Lệ Hằng xài tiền của Anh Kiệt không phải xài riêng cho chị, mà xài cho việc nước. Đồng tiền ấy đã có chỗ dùng rất ích lợi.
Vú Chín nhìn Thúy Ái một lúc rồi nói:
– Cháu tốt quá. Thật vú không ngờ. Trước kia vú đã ghét cháu. Tội nghiệp cháu quá.
Thúy Ái lục lạo một lúc nữa, không tìm được gì liền khóa tủ lại.

…..

Đọc tiếp


 Xin Quý Độc Giả Bấm Vào
DANH MỤC
TÁC PHẨM KIM ĐỊNH
Để Đọc 32 Tác Phẩm Đã Xuất Bản Của Cố Triết Gia

Tìm Kiếm