…..

HUYẾT HOA

…..

X.Y.Thái Dịch Lý Ðông A

…..

V- HỠI ƠI !

TÂM LÝ THẦN LINH HỌC

…..

8. LẤY ÓC MÀ CHỮA BỆNH ÓC

…..Xét bệnh thần kinh có mấy thứ, từ bệnh nhức đầu (névralgie) cho đến bệnh nhức óc (neurasthésie), kịch liệt tính như bệnh đau màng óc (méningite), âm ỷ tính như bệnh thần kinh quá mẫn (nervosité), tiến lên cho đến các hạng thắc loạn (manies), kiện vong (perte de mémoire), thoáng quên (absence), các hạng điên cuồng có nhiều thứ, cứu kỳ nguyên nhân không ngoài mấy căn nguyên: thiếu máu, chướng khí, sầu uất, tâm lý kích động, lao lực, lao tâm, tư tưởng thái quá, tình bệnh như thủ dâm, di tinh, mộng tinh, lãnh tinh, thanh niên hay mắc nhất, đương lúc thanh xuân kỳ rờ rỡ, tâm lý và sinh lý phát triển chính gặp lúc kịch biến, những hiện tượng xã hội và những hiện tượng tâm thần kích thích mà nên. Nhưng mà thanh niên là hy vọng của quốc gia, dân tộc, là chủ lực của nhân loại văn minh, không tự phán phát mà tìm đường xuất lộ, thì lý tưởng và quốc gia ảnh hưởng không ít.

…..Xét cách chữa có thể chia hai phương diện mà nói:

…..1) Tu dưỡng: có thể dùng phương pháp lưu dưỡng, tẩy nhẹ vận động thư thái, sinh hoạt điều độ, tinh thần nghỉ ngơi, doanh dưỡng có chế độ. Bổ cứu thêm thuốc thang chuyên môn.

…..2) Ðiều dưỡng trong sự nghỉ ngơi và thư thái, tổ chức lại bộ óc sung thực cho kiện toàn, điều tiết cho linh hoạt, lấy đó làm cơ sở cải tạo sinh mệnh cơ năng, sinh lý và tâm lý, tiến lên cải tạo chính cái sinh mệnh hệ thống.

 …..Sự hoạt động của loài người lấy thần kinh làm then chốt. Cho nên muốn hiểu rõ những hiện tượng sinh tồn cá nhân và xã hội, cần phải biết kết cấu của bộ óc, địa vị của nó và lai nguyên của sức sống do nó chi phối là tinh, khí, thần. Nếu lấy phương diện tĩnh của phương pháp phân tích mà nói thì bộ óc dệt nên bởi những tiềm duy và tế bào, năng lực của nó chứa góp cái tự kỷ năng lực của những tiềm duy và tế bào đó. Song lấy phương pháp mới của các nhà khoa học hiện đại, thì năng lực và hiệu dụng của thần kinh do ở sức vận hành của máu, hơi thở, dịch chất tom góp lại thành những luồng điện A và B luôn luôn cung cấp cho bộ máy đó. Cho nên tung hợp lại có thể nói theo y lý Ðông Phương thì óc là phủ nguyên thần tích súc hết thảy tinh hoa kết lại trong người mà thành. Tinh do máu, dịch chất kết tích lại ở thận thông xương sống, tủy mà làm bản chất của óc, khí do sự vận hành của máu, hơi thở mà thành các luồng điện A và B, thần tức là cái hoạt lực để tinh với khí tương hỗ chuyển biến mà nên. Cho nên từ nguyên tắc tu thân xử thế cho đến chữa bệnh bằng tự mình không ngoài hai điều:

 …..1) Lấy chí xuất khí: Chí tức là ý chí trong người, lấy một ý chí kiện cường và minh mẫn mà sai khiến sinh lý sinh hoạt với tâm lý sinh hoạt. Trong thần kinh hệ chia làm hai là: vận động hệ gồm các dây trông về tự động và nội tạng như tiêu hóa, tuần hoàn, cử động và tri giác hệ tức là những dây trông về cảm giác, nghĩ ngợi, ghi nhớ. Hai hệ này có liên hệ mật thiết với nhau, khỏe yếu có ảnh hưởng lẫn nhau.

 …..2) Lấy tĩnh chế động: Dùng một chủ thể rất bền vững yên định để sai khiến những khách thể phức tạp và động loạn, cho những khách thể đó phải tuân theo ý chí của chủ thể mà điều độ. Có thể chia phép điều dưỡng làm ba bước:

 …..A. Thời kỳ thứ nhất: Ðây là thời kỳ thu phục lại cái thường thức cho bộ tổ chức và vận dụng của óc, nhân đó thành lập một quy mô sinh mệnh. Nhưng cái tiên quyết điều kiện là người tự chữa phải cố gắng, có một ý chí và chủ ngã rất bền mạnh, rất trầm tiềm, rất nhẫn nại. Cái mục đích dự định của thời kỳ này là:

…..1) Làm hết các trạng thái thắc loạn trong óc bất cứ về sinh lý như hư hòa dịch chất (humeur) cho óc và gân đươc sảng khoái, thong thả hay là về tâm lý như sầu muộn, ảo tưởng, hoang mang.

…..2) Bắt đầu thu nạp lại cái qui mô và trật tự của sinh lý sinh hoạt như thở đều, tiêu hóa tốt, bài tiết tốt, máu chảy tốt và của tâm lý sinh hoạt như tư tưởng cho phải chăng, tình cảm cho điều hòa.

 ….3) Nhân đó dựng nên một cái nhân cách chớm đầu hệ thống và quy luật hóa. Các phương pháp chữa gồm có:

 …….a) Tản bộ sớm và chiều cho sinh cơ được thư triển và giúp ích cho tinh thần đối với tự nhiên có ảnh hưởng đẹp đẽ.

 …….b) Hô hấp sáng và chiều, nhè nhẹ và in ít để khai thông vận hành cho vận động hệ của bộ óc, hô hấp hệ, tuần hoàn hệ, tiêu hóa hệ.

 …….c) Vận động nhẹ và tẩy nhẹ cho các dịch chất đọng ngừng được thông thoát và toàn bộ cơ năng của thân người được sảng khoái.

 …….d) Tung hợp và điều chỉnh lại các ký ức của mình, tức là tổ chức những tư tưởng tình cảm đã qua của mình cho không hỗn loạn.

 …….đ) Ngừng mặc, ngồi lặng cho tinh thần được tĩnh định, không chút vẩn lòng và yên nghỉ bộ óc.

 …….e) Giữ vững được thận của mình tránh những di tinh, mộng tinh.

 …….g) Ổn định tâm của mình cho khỏi bị ngoại vật kích thích hay bị động với ngoại vật.

 ….B. Thời kỳ thứ hai: Phải tiến lên học đến cách vận dụng và phát triển cái thường thái ở trên cho tâm với thần được bình hành phát triển, tâm lý cơ cấu khỏe khoắn, sinh hoạt có quy luật, nhân cách biểu hiệu được thống nhất. Các phương pháp gồm có:

 …….1) Tổ chức lý trí hệ thống tức là học về lý tắc (logique).

 …….2) Tổ chức tình cảm hệ thống, tức là học về thẩm mỹ (esthétique).

 …….3) Tổ chức ý chí hệ thống, tức là học về lịch sử

.C. Thời kỳ thứ ba: Thu góp cái kết quả của thời kỳ trên mà đặt yên cái sinh mệnh hệ thống của mình và phát huy cái sinh mệnh công năng của mình. Lợi dụng cái ý chí tối cao làm trung tâm chỉ huy lý trí và tình cảm, tiến sâu vào con đường khoa học, bác ái và công minh, thời kỳ này phải giải quyết 4 vấn đề:

 …….a) Nhân sinh quan (thái độ đối với sự sống)

 …….b) Nhân tử quan (thái độ đối với sự chết)

 …….c) Phải hiểu cái khuôn khổ của thời đại. Thời đại với văn hóa có cái khuôn khổ riêng của nó, ví như văn hóa Hy Lạp, lấy cái vóc đẹp, trí sáng, sức khỏe làm mô phạm v.v… Cho nên biết văn hóa thời đại hay lịch sử chẳng qua chỉ có một nhiệm vụ tối cao là hun đúc nên một con người xứng đáng. Ta thử tưởng tượng xem cái văn hóa tương lai của dân tộc Việt nên lấy cái khuôn khổ gì? Như ý tôi nghĩ chỉ cần: thận vững, tim trong, óc sáng, mình nhẹ, tay mạnh.

 …….d) Phải kiến thiết một đời sống lý tưởng. Ðời sống của người ta vốn là một cuộc đi có dự định kế hoạch để đạt tới một dự định mục tiêu, hoàn thành một dự định ý nghĩa và một dự định giá trị của nhân sinh. Châm đối theo cái đó hãy nêu cho đời mình một phương châm tinh thần làm cái đích để dấn thân tới, triệt để cống hiến cho dân tộc và nhân loại.

I. BỒN GỘT RỬA

....A- Gột rửa những trầm trệ bệnh của tâm lý về lịch sử:

…….1) Tâm lý thù oán tổ tiên.

 ……2) Tâm lý miệt thị tổ tiên

 ……3) Tâm lý quên bỏ tổ tiên

 ……4) Tâm lý kiêu nịnh tổ tiên

 ……5) Tâm lý lầm lẫn nguồn gốc.

 B- Gột hết những trầm trệ bệnh tâm lý về hiện tại:

 ……..1) Tâm lý thù ghét xã hội

 ……..2) Tâm lý quảng phiếm xã hội

……..3) Tâm lý giai cấp đơn độc

 …….4) Tâm lý cá nhân đơn độc

 …….5) Tâm lý dân tộc đơn độc

……..6) Tâm lý thế hệ đơn độc.

 C- Gột rửa hết những trầm trệ bệnh của tâm lý về tương lai:

 ……..1) Tâm lý cẩu thả sinh hoạt

 ……..2) Tâm lý bạo khí sinh hoạt

 ……..3) Tâm lý thiên khích sinh hoạt

 ……..4) Tâm lý dao động sinh hoạt

 ...D- Mấu cứ của tin tưởng trên lịch sử:

……..1) Quyền lợi đương nhiên

 …….2) Ðoàn thể dân tộc

……..3) Tư cách lịch sử

 …….4) Lập trường siêu nhiên

 …….5) Ðường đi cỗi gốc

 …….6) Chủ trương thắng nghĩa.

Ð- Mấu cứ của tin tưởng trên hiện đại

 ….. 

1) Nhân tình:

a) Phản cách mạng
b) Phóng cách mạng
c) Giả cách mạng
d) Bất cách mạng
Hữu tình nhỏ
Ý thức hẹp
Nhận xét sai

2) Thế thái:

a) Danh
b) Lợi
c) Tình
d) Thế
đ) Dục
Tạo hóa ở tự nhiên
Sống chết ở loài người
Xấu tốt do chế độ
Nhân cách siêu
nhiên vượt lên
hiện đại mà sai
khiến được xấu
tốt lẫn đức thuật

E- Mấu cứ của tin tưởng về tương lai:
1) Nhân cách khởi tín
2) Học thuật khởi tín
3) Thời sự khởi tín

Nội bộ:

1) Không bị sàm hoặc
2) Không bị ly gián
3) Không bị sơ ngại
4) Không bị nghi trệ
 Tâm thông

…..Mục đích khởi tín lấy phục vụ cho cương thường loài người, sống chung toàn tính, làm cho mục đích kiên quyết, phải đề phòng:

…….a) Trảm thặng vận động (phản động chém trừ toàn thể vì đa số, chém trừ đa số vì thiểu số chém trừ thiểu số vì độc tài).

…….b) Phân ly vận động: (ly tâm xu hướng, phá hoại chiến thuật) phải kiên trì.

…….c) Sinh hóa vận động (từ một ra ít, ít ra nhiều, nhiều ra toàn thể).

…..
II. ÐÀI HY SINH

…..A– Ý nghĩa của hy sinh là hình thức của nó qua các thời đại. Tông giáo hy sinh lễ là tuẫn đạo, các cuộc hy sinh vì học thuật, tư tưởng v.v…

 ….B– Sự sống bắt rễ ở sự chết. Lễ nhập quan tông giáo: đời người bắt đầu tự đó. Sự thoát xác qua các thế hệ, sức suy tiến loài người của hy sinh.

…..C– Chân ngôn.

 ….D– Ðại nguyện.

 ….Ж Ðại giá của hy sinh là vinh quang, đại giá của sự chết là sự sống còn mãi mãi của loài người, đại giá của quyết chết là thành công, đại giá của lý tưởng là một ý nghĩa với một công năng tích cực cho vũ trụ không nghĩ ngợi và làm lụng, một ý nghĩa hiện thực trong sát na và vi trần của vô thường.

 …E– Trỉ đạo của hy sinh trong trí tuệ và nghị lực chân chính.

….. 
X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A
8/8/4823 tuổi Việt (1944)

…..

X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A

…..
Gió Ðáy thuộc Duy Dân Học Xã
xuất bản lần thứ nhất tại Sài Gòn, Việt Nam
ngày 7 tháng 10 năm 1969 (Kỷ Dậu 4848 tuổi Việt)

 

Quay Trở Về

 

 

Tìm Kiếm