G.F. Hudson

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỄN ĐÔNG TRÊN ‘THẾ KỶ ÁNH SÁNG'(Phần Bốn)

Lời Nói Đầu

Với sự ‘ra đời’ của Chủ Thuyết VIỆT NHO  được kiện chứng bởi những chứng cớ và khám phá Khoa Học càng ngày càng nhiều và ‘không thể chối cãi được’, xuất hiện một Chân Lý MỚI trong lãnh vực Lịch Sử và Khảo Cổ liên quan đến miền Viễn Đông như sau: ‘Không phải Hoa Hán, mà Lạc Việt và Bách Việt mới là NGUỒN GỐC của Nho Giáo và Văn Minh Viễn Đông’.

Tuy nhiên, Sự Thật này mới xuất hiện từ khoảng nửa thế kỷ nay, do đó cần phải có  thời gian để giới Trí Thức, Học Giả Việt Nam cũng như Quốc Tế ‘làm quen’ với Thực Tại MỚI này. Vì các lý do nêu trên, khi đọc bài viết dưới đây, nếu mỗi khi thấy từ ‘Trung Hoa’ thì  xin Quý Độc Giả hiểu cho là ‘Viễn Đông’,

Nhân tiện cũng xin giới thiệu cùng Quý Vị hai Tác Phẩm  rất Giá Trị: ‘La Chine et la Formation de l’Esprit Philosophique en France (1640-1740)’ của Học Giả gốc Pháp Virgile Pinot, và ‘Europe and China’ của Học Giả gốc Anh G.F. Hudson.

Điểm Đặc Sắc của hai Tác Phẩm này là qua đó, hai Tác Giả hé cho chúng ta thấy tầm Ảnh Hưởng tối quan trọng của Viễn Đông trên ‘Thế Kỷ Ánh Sáng’ về phương diện Tư Tưởng cũng như sự Thành Hình của nền Dân Chủ Tây Phương.

Diễn Đàn ‘Minh Triết Việt’ xin hân hạnh lần lượt đăng tải các bài viết liên quan đến Nội Dung của hai Tác Phẩm nêu trên.

BBT ‘Minh Triết Việt’

PHẦN BỐN

Về cách thức mà chính quyền Trung Hoa thời trước áp dụng trong lãnh vực Tôn Giáo,Tín Ngưỡng, ngoài một vài triều đại mà Phật Giáo và Lão Giáo nhận được sự đỡ đầu trực tiếp từ Triều Đình, thì nói chung trong dòng lịch sử Trung Hoa, Nho Giáo thường nắm giữ vai trò trọng yếu của một Quốc Giáo. Nhưng điều đáng nói ở đây là cách chung, Nho Giáo không tự xem mình là tôn giáo duy nhất trong xã hội Trung Hoa.

Có thể nói Nho Giáo chính yếu là tôn giáo của giới Sĩ Phu. Đối với người dân thường, chính quyền Trung Hoa thời đó cho phép họ theo Phật Giáo, Lão Giáo hay các hình thức tôn giáo khác thích hợp với trình độ và sự hiểu biết của họ hơn. Và ngay cả Nho Sĩ ngoài Nho Giáo, có thể học đòi theo các tín ngưỡng khác miễn là nội dung của chúng không bị chính quyền đương thời xem như là nguy hiểm về phương diện Chính Trị hoặc độc hại về phương diện Đạo Đức. Vì vậy, các người Trung Hoa có đầu óc Chiết Trung có thể thực hiện một tổng hợp Nho-Lão-Phật thường được gọi là ‘Tam Giáo Đồng Nguyên”.

Thái độ Chiết Trung trên không được Âu Châu thời bấy giờ chấp nhận. Tại đây, bạn hoặc ở trong hoặc ở ngoài Giáo Hội, và vì Giáo Hội hiện hữu cho sự cứu rỗi linh hồn đời đời, do đó, ở ngoài Giáo Hội có nghĩa là ‘đời đời bị sa hỏa ngục’. Ngoài ra, gia nhập Giáo Hội là chấp nhận một hệ thống Giáo Điều rõ rệt. Trong khi đó, Nho Giáo trước tiên là một Học Thuyết về Trật Tự Xã Hội trong lãnh vực Đạo Đức và Chính Trị.

Vậy nên, Nho Gia có khuynh hướng dung thứ bất cứ gì miễn điều này không đe dọa đến hệ thống xã hội được xây dựng trên các nguyên tắc của Nho Giáo: đứng từ quan điểm này, Lão Giáo và Phật Giáo với các nghi lễ và các ý niệm siêu hình khó hiểu và các kinh nghiệm về huyền niệm, tệ lắm thì chỉ là một sự trệch đường vô hại, trong khi đó những giáo huấn đạo đức lành mạnh của hai tôn giáo này tỏ ra tốt cho những người dân thường.

Tới thế kỷ 12, Nho Giáo được khai triển bằng một cách thức tương tự những gì triết học Kinh Viện thời Trung Cổ đã làm đối với Triết Học Tây Phương, để trở thành một Học Thuyết đầy đủ và hệ thống hơn trước, nhưng đồng thời dưới nhà Nguyên và nhà Minh, cũng bớt đi tính chất dung thứ là nét đặc trưng của Nho Giáo trước đây.

Dẫu Giáo Hội Công Giáo có gặp khó khăn chút nào khi thực hiện việc Truyền Giáo vào thời kỳ này tại đất Trung Hoa, họ cũng không nên than phiền. Chính sự kiện rằng cuối cùng họ cũng được Triều Đình Trung Hoa cho phép làm công việc truyền giáo của họ với một vài điều kiện ở thế kỷ 17, là một bằng chứng rằng vào thời kỳ này, Trung Hoa tự do và cởi mở hơn Âu Châu trong lãnh vực Tôn Giáo, Tín Ngưỡng. Bởi vì chắc chắn không có một Giáo Bộ của bất cứ một tôn giáo nào ngoài Thiên Chúa Giáo được phép truyền giáo tại Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi hay một nước nào tại Âu Châu vào thời kỳ đó.

Trong khi các Giáo Sĩ Công Giáo ở Viễn Đông đang xin Triều Đình Trung Hoa cho phép họ được hoạt động Truyền Giáo tại xứ sở này, thì bên Âu Châu, công tước Alva của Tây Ban Nha đang ở chức vị Tổng Toàn Quyền tại Hòa Lan vào thời kỳ này, đang ra sức ‘tắm máu’ các người dân Hòa Lan theo Đạo Tin Lành.

Trong khi các Giáo Sĩ Dòng Tên được vua Khang Hy cho phép qua một Sắc Lệnh, được tự do hành đạo, thì vua Louis 14 của Pháp dùng bạo lực ép các người Tin Lành ở Pháp hoặc trở lại Đạo Công Giáo, hoặc phải tha hương. 

Ngay tới tận thế kỷ 19, Giáo Hội Công Giáo cũng không ngớt tuyên bố rằng bổn phận của chính quyền của các nước theo Đạo Công Giáo là phải tìm cách trừ tiệt mầm mống Dị Giáo trong cương thổ của họ. Do đó, không rõ là dựa trên nguyên tắc nào, các Giáo Sĩ Công Giáo xin chính quyền của người bản xứ tỏ ra dung thứ đối với các sinh hoạt của họ. Có điều căn cứ trên những gì họ viết ra, họ có vẻ xem mọi cố gắng nhằm ngăn cản các hành vi Cải Đạo của họ như là một sự lăng nhục đầy ác ý.

Để trở lại với đề tài chính của bài viết, chúng ta nhận thấy vào cuối thế kỷ 19, các Giáo Sĩ Công Giáo vẫn chưa thành công trong việc truyền bá Phúc Âm tại Trung Hoa. Ngoài những hành động vội vã và liều lĩnh đã đề cập ở trên, còn những cố gắng loại khác như của nhà Truyền Giáo nổi tiếng St Francis Xavier chẳng hạn. Giáo Sĩ Xavier đi Nhật vào năm 1549, và nhận thấy rằng phương pháp lý luận chính yếu được xử dụng ở Nhật nhằm bác bỏ các lời giảng của Giáo Sĩ là căn cứ trên các Kinh Điển của Nho Giáo. Do đó, Giáo Sĩ kết luận rằng Thiên Chúa Giáo phải tấn công Trung Hoa trước, vì nếu thành công, Nhật Bản sẽ neo theo sau. Ông còn than phiền rằng sự vắng bóng của một vị Thượng Đế có ngôi vị trong Kinh Điển Nho Giáo là một chướng ngại cho việc truyền giáo đối với người Nhật. Vì người Nhật lập luận rằng nếu thật sư có một Nguyên Nhân Đầu Tiên cho mọi sự thì chắc chắn ngưởi Trung Hoa phải biết điều này. Lý do là vào thời kỳ đó, người Nhật rất khâm phục người Trung Hoa, xem người Trung Hoa như bậc Thấy của họ vế mặt Minh Triết cũng như về mặt Hiểu Biết trong mọi địa hạt, từ tín ngưỡng tôn giáo cho tới lãnh vực hành chính.

Do đó khi trở về Goa vào năm 1551, Xavier hoạch định một dự án nhằm tiến hành việc cải đạo người Trung Hoa. Trong một lá thơ, Giáo Sĩ viết: “Nếu người Trung Hoa theo Thiên Chúa Giáo, thì người Nhật sẽ từ bỏ các Tôn Giáo của người Trung Hoa mà họ đang theo”.

Một Sứ Bộ mới của Bồ Đào Nha tại Trung Hoa sẽ lo việc ký kết một Thỏa Ước Thương Mại cùng với việc xin chính quyền Trung Hoa cho phép truyền bá Phúc Âm. Trên nguyên tắc, Sứ Bộ sẽ do người bạn của Xavier là Diego de Pereira cầm đầu. Nhưng không rõ vì lý do gì, Diego de Pereira đã bị Alvaro de Ataide, vị Chỉ Huy tại Malacca giữ lại. Xavier phải ra đi một mình tới một hòn đảo nhỏ ở phía nam tỉnh Quảng Đông là nhượng địa duy nhất của Bồ Đào Nha, vì vào thời đó, Macao chưa được chuyển nhượng. Từ đấy, Giáo Sĩ nhận thấy không cách nào vượt biển để vào nội địa Trung Hoa được. Xaviet lâm bệnh và từ trần năm 1552. 

G.F. Hudson

CHÚ THÍCH

(1) G.F.Hudson, ‘Europe and China: a Survey of Their Relations from the Earliest Times to 1800‘, Beacon Press Boston, USA, 1961

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm