Lê Việt Thường

THÁI ĐỘ NGHIÊM TÚC KHI SỬ DỤNG DỮ KIỆN HAY LÝ THUYẾT KHOA HỌC

LỜI NÓI ĐẦU

Việc đọc một bài viết cách đây vài năm trên “Web” (1) gợi ý cho chúng tôi viết về đề tài nêu trên qua một thí dụ ĐIỂN HÌNH về những điều mà chúng tôi nghĩ là CẦN NÊN TRÁNH mỗi khi xử dụng các Dữ Kiện hay Lý Thuyết KHOA HỌC cách riêng hoặc khi làm công việc NGHIÊN CỨU cách chung. Và trong vấn đề này chúng ta thường chứng kiến hai loại Thái Độ khác nhau đến độ Tương Phản. Thái độ thứ nhất mà chúng tôi tạm gọi là “Văn Học” có lẽ vì “hiện tượng” loại này thường xảy ra trong giới có sinh hoạt trong môi trường kể trên, còn thái độ thứ hai cũng tạm gọi là “Duy Khoa Học” hay “Duy Sử” cũng vì thường thấy trong giới hoạt động ở địa hạt Khoa Học hoặc Sử Học. Trước tiên, chúng tôi xin được đề cập đến Thái Độ loại nhất.

I. PHẦN NHẤT

I) TÍNH BẤT NGHIÊM TÚC KHI SỬ DỤNG DỮ KIỆN KHOA HỌC

A) THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Thông thường khi có một Khám Phá hay Lý Thuyết MỚI MẺ ra đời trong lãnh vực Khoa Học, Triết Học hay bất cứ lãnh vực nào khác, thì người ta, ít nhất trong giới liên hệ, thường bàn tán xôn xao về đề tài “nóng bỏng” nêu trên. Và một số bắt đầu “nghiên cứu” vì tính tò mò, vì muốn “trau dồi kiến thức”, vì muốn xử dụng các dữ kiện của khám phá hay lý thuyết mới mẻ trong việc tranh luận hoặc viết lách…vv…

Tùy mục tiêu mà đương sự theo đuổi mà tính NGHIÊM TÚC cần phải có khi làm công việc nghiên cứu tăng hay giảm. Riêng đối với người Cầm Bút, nhất là quý vị có tham vọng “lập thuyết”, trình độ Nghiêm Túc phải đạt tiêu chuẩn CAO khi so sánh với chẳng hạn một người chỉ “đọc qua cho biết” vì tính hiếu kỳ mà thôi. Nhưng điều đáng tiếc là một số người trong giới cầm bút không ý thức được trách nhiệm của mình trong việc hướng dẫn dư luận . Vậy nên, họ thường bàn một cách rất “thoải mái” về những vấn đề mà họ không nắm vững! Tuy nhiên, có một sự khác biệt về TRÌNH ĐỘ Trách Nhiệm giữa một tác giả chỉ bàn sơ qua vấn đề trong một đoạn văn ngắn và một vị khác muốn “Lập Thuyết” dựa trên Khám Phá hay Lý Thuyết MỚI MẺ.

Chúng tôi xin mạn phép được trích dẫn dưới đây một đoạn văn dài từ bài viết của một Tác giả mà chúng tôi nghĩ là có ý định “Lập Thuyết” dựa trên các Dữ Kiện của Lý Thuyết mới, để chúng ta thử cùng nhau phân tích. Tác giả viết:

“Trái lại dưới ánh sáng mới của khoa học, các nhà nghiên cứu, các học giả chuyên về văn hóa Tây Âu Pháp, Anh, Úc, Mỹ chuyên về văn hóa minh chứng văn hóa Hoà Bình là cội nguồn của văn hóa Việt Nam, vì tộc Bách Việt sống trên đất Tàu là hậu duệ của cư dân đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc bộ cùng các sắc dân Đông Nam Á khác đã rời khỏi quê mẹ, đi lên sinh sống trên đất Tàu”

Câu hỏi được đặt ra ở đây là các học giả chuyên về văn hóa Tây Âu, Pháp, Anh, Úc, Mỹ mà Tác giả hình như có ý đem ra HÙ THIÊN HẠ đó là NHỮNG AI ?

Tác giả viết tiếp :

“ Nguồn gốc sự hình thành dân tộc Việt Nam

Những ý kiến sau đây phần lớn là dựa vào những tài liệu mà tiến sĩ Wilhelm G. Solheim II ghi trong National Geographic, March 1971, cộng thêm tài liệu của BS Stephen Oppenheimer trong “Eden in the East,” nxb Phoenix London, 1998 và tài liệu của gs và các đồng nghiệp thuộc Đại học Texas, Genetic relationship of population in China đăng trên tập san Proceedings of the National Academy of Science (USA) 1998; số 95, trang 11763 – 11768 tác giả Nguyễn Đức Hiệp, khám phá mới di truyền học về nguồn gốc con người ở Đông Nam Á, tập san Tư Tưởng, số 7, năm 2000, trang 9 – 13. Tác giả B. Su và đồng nghiệp, Chromosome evidence for northward migration of modern human into Eastern Asia during the last Ice Age, tập san American Journal of human genetics, năm 1999, số 65, trang 1718 – 1724.”

Tác giả bài viết gom lại với nhau kiểu TẠP TÍ LÙ nào là Ts Wilheim G. Solheim II, Bs Stephen Oppenheimer, nào là Tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tác giả B.Su và đồng nghiệp mà KHÔNG nói rõ là AI NÓI và VIẾT CÁI GÌ ?

Tác giả tiếp tục:

“Tổng hợp những công trình nghiên cứu dưới ánh sáng mới của khoa học (khảo cổ học, dân tộc học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, di truyền học, hải dương học, v.v…) đưa đến nhận định như sau: Người hiện đại, con người khôn ngoan (homo sapiens sapiens) phát sinh ở Đông Phi châu. Khoảng một trăm ngàn năm trước họ đến Trung Đông. Từ đây một nhánh rẽ về hướng Đông qua Pakistan, Ấn Độ. Đoàn người dừng lại đây khoảng 10 ngàn năm . Sau đó, hậu duệ của họ men theo bờ biển Nam Á đến đại lục Đông Nam Á vào khoảng 90 ngàn đến 60 ngàn năm trước”.

Lại xin đặt câu hỏi là AI VIẾT ĐIỀU TRÊN?

Tác giả viết tiếp:

“Bác sĩ Oppenheimer, trong cuốn Địa đàng phương Đông (Eden in the East) cho rằng khi người tiền sử đặt chân đến Đông Nam Á thì lúc này đang thời kỳ biển thoái. Mực nước biển thấp hơn hiện nay đến 130 mét. Người ta có thể đi bộ đến các hòn đảo ngoài khơi và đến tận Úc châu (50 ngàn năm trước). Đất liền từ Việt Nam kéo dài đến đảo Hải Nam. Bác sĩ gọi vùng đất ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng là lục địa Nanhailand”. Chúng tôi đã đọc cuốn “Địa Đàng ở Phương Đông” (Eden in the East) cả bản chính bằng tiếng ANH lẫn bản dịch ra tiếng VIỆT và chúng tôi RẤT ĐỖI NGẠC NHIÊN là không tìm thấy chỗ nào Bs S. Oppenheimer viết các điều nêu trên!

Tác giả tiếp tục:

“Do khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều mưa nên ẩm ướt, nhiệt đầy đủ, cây cối cũng như động vật sanh sản nhanh. Môi trường thuận lợi đó đã giúp cho con người dễ dàng thuần hóa thực vật, động vật và sớm sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp, thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước. Cho nên người dân không trải qua thời kỳ du mục, chăn nuôi theo bầy lang thang trên các đồng cỏ, nay đây mai đó như tiền thân của dân tộc Hoa Hạ (Hán)”.

Khoảng 40 ngàn năm trước – có thể hội đủ những điều kiện thuận lợi cho cuộc đột biến di truyền: Da đen trở thành da vàng, tóc quăn đổi thành tóc thẳng v.v… (ở Âu châu thì da đen đổi thành da trắng). Đó chính là những con người đã xây dựng nền văn hóa núi Đọ Sơn Vi. Hậu duệ của họ đã xây dựng nền văn hóa mà ngày nay chúng ta và thế giới gọi là văn hóa Hòa Bình, với cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước từ 6 đến 7 ngàn năm trước. Đời sống nông nghiệp ngày một khấm khá, con cháu ngày một đông đảo, nghề trồng lúa nước càng ngày càng phát triển họ xây dựng nền văn hóa Bắc Sơn.

Dần dần ý thức cộng đồng manh nha phát triển từ trong lòng của nếp sống nông nghiệp trồng lúa nước, đặt cơ sở phát triển, ý thức dân tộc, vốn đã nhen nhúm trong sự gắn bó của nông dân với ruộng đất và làng mạc, cũng như mối liên hệ thiêng liêng nối liền các thế hệ qua tục thờ cúng tổ tiên”

Lại xin hỏi Học Giả nào, nhà Nghiên Cứu nào viết các điều trên đây hay Tác giả bài viết chỉ TÁN DÓC mà thôi ???!!!

Tác giả tiếp tục:

Như vậy 300 năm trước Tây lịch chưa có sự giao lưu văn hóa giữa Ta và Tàu: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc (vào năm 221 trước Tây lịch) tướng Đồ Thư mới vượt sông Dương Tử chiếm miền Nam Trung Quốc đến tận Quảng Đông và Quảng Tây. Nhưng khi tiến vào đất Việt, đoàn quân xâm lăng hoàn toàn thất bại: Tướng Đồ Thư bị giết, Tần Thủy Hoàng chết, buộc nhà Tần phải bãi binh. Trong thời đại này dân tộc Việt Nam chưa biết gì về Tứ Thư Ngũ Kinh của Khổng Mạnh.”

À RA THẾ!!! Tất cả các điều trên chỉ để biện minh cho ĐỊNH KIẾN là “300 năm trước Tây Lịch chưa có sự giao lưu văn hóa giữa Ta và Tàu”! MÀ CÓ THẬT NHƯ VẬY HAY KHÔNG ?

Tác giả viết tiếp:

“Sau thời gian băng hà (khoảng 35 ngàn năm trước) khí hậu phía Bắc Việt Nam ấm dần lên, một nhóm người từ vùng đất ở ven biển Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng cùng các sắc dân Đông Nam Á khác đi lên phía Bắc khai phá lục địa mà ngày nay gọi là Trung Quốc. Đó là nhóm dân đầu tiên cư ngụ trên đất Trung Quốc mà sau này gọi chung là tộc Bách Việt. Trong nhóm dân này có một bộ phận đến sinh sống ở phía Tây bắc sông Hoàng Hà. Tại đây họ lai giống với nhóm người từ Phi châu đi ngã Trung Á đến. Cuộc pha giống này tạo thành các sắc dân Mông Cổ, Mãn Thanh, và sắc dân mà hậu duệ của họ sau này gọi là dân Hoa Hạ (Trung Hoa). Một số trong nhóm dân lai giống đó vượt eo biển Bering (lúc đó còn là dãi đất liền) đặt chân lên châu Mỹ khoảng 30 ngàn năm trước, hình thành dân Mỹ châu Da đỏ”.

Trong đoạn văn trên, có một điều THIẾU SÓT quan trọng là Tác giả không nói rõ là “nhóm người từ Phi Châu đi ngã Trung Á ” đến Trung Hoa VÀO THỜI KỲ NÀO? Và một điều SAI LẦM nữa là KHÔNG PHẢI

“Một số trong nhóm dân lai giống đó vượt eo biển Bering (lúc đó còn là dãi đất liền) đặt chân lên châu Mỹ khoảng 30 ngàn năm trước, hình thành dân Mỹ châu Da đỏ như Tác giả viết. Chúng tôi sẽ nêu sau LÝ DO TẠI SAO ?

Cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi là Tác giả có thái độ THIẾU NGHIÊM CHỈNH hay nói cách khác là KHÔNG đạt được Trình Độ Nghiêm Túc TỐI THIỂU mà người ta trông chờ từ một người làm công việc Nghiên Cứu một cách ĐỨNG ĐẮN, khoan vội nói đến tham vọng “lập thuyết” của Tác giả. Viết kiểu “khơi khơi” như đề cập đến “các nhà nghiên cứu, các học giả chuyên về văn hóa Tây Âu Pháp, Anh, Úc, Mỹ chuyên về văn hóa”có lẽ để HÙ độc giả, rồi lại “chất thành một đống” danh tính một số nhà nghiên cứu mà Tác giả có nghe nói đến, nhưng không nói rõ AI NÓI hay VIẾT CÁI GÌ ? Lại còn gán cho Bs Stephen Oppenheimer những điều mà ông ta không có viết ra, mà có lẽ Tác giả đã có nghe “phong phanh đâu đó” từ một nguồn nào khác. Kế đến là gom lại một số kiến thức kiểu TẠP PÍ LÙ rồi TIỂU THUYẾT HÓA theo kiểu NGẪU HỨNG không dựa trên tiêu chuẩn hay nguyên tắc Khảo Cứu nào cả. Đó là lý do chúng tôi dùng nhóm chữ “Văn Học” như thuộc từ ở phần trên để diễn tả lối làm việc Thiếu Nghiêm Túc loại này, khi phải xử dụng các dữ kiện hay lý thuyết Khoa Học! Chưa kể đến những THIẾU SÓT hay SAI LẦM quan trọng, hoặc những Ý ĐỒ hay ĐỊNH KIẾN của Tác giả!

Tóm lại, chúng tôi phỏng đoán rằng “vốn liếng” kiến thức của Tác giả về vấn đề nêu trên có lẽ “gom lại” chỉ gồm hai hoặc ba bài báo như sau:

-một bài viết của Học Giả Wilheim G.Solheim II có tựa là “New Light on a Forgotten Past” mà Tác giả bài viết đã có lần đề nghị “được” dịch bài này từ tiếng Anh ra tiếng Việt với sự giúp đỡ của một người bạn, có lẽ với mục đích “được” có Tên mình trong một cuốn sách đã được xuất bản của một nhà Nghiên Cứu VN.

– một hai bài viết của vài nhà nghiên cứu về Bs Stephen Oppenheimer, nhưng mặt khác, Tác giả lại chưa đọc nguyên tác hay bản dịch tác phẩm “Eden in the East”, do đó mới TƯỞNG LẦM rằng Bs Stephen Oppenheimer viết những điều mà thực ra không có trong chính tác phẩm của ông!

Với số lượng “hành trang nhẹ huề”như vậy mà “đòi lập thuyết” thì chúng tôi thiết nghĩ không những đó là một Thái Độ THIẾU NGHIÊM CHỈNH mà còn LIỀU LĨNH nữa!!!

B) MỘT VÀI ĐÓNG GÓP

1) ĐẠI CƯƠNG

Dưới đây, chúng tôi xin được đóng góp một số Ý Kiến và Dữ Kiện về vấn đề nêu trên với “hy vọng” có thể giúp ích chút nào cho công việc “nghiên cứu” của Tác giả bài viết trong tương lai.

Bàn về nguồn gốc của bất cứ dân tộc nào đã là một chuyện “nhiêu khê”; mà bàn về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam thiết tưởng lại còn “nhiêu khê” hơn nữa, do hoàn cảnh đặc thù của chúng ta.

Cho đến gần đây, dân tộc Việt bị “mang tiếng” là những kẻ chuyên “Học Mướn Viết Nhờ” hết TÀU thì rồi lại TÂY, chứ không có “sáng tạo” gì cả! Định kiến này kéo dài không biết mấy ngàn năm vì nghe đâu là có chứng cớ “hẳn hoi”, “sách vở rành rành ra đó” chứ đâu phải chỉ là chuyện” nói ngoa” đâu !

Do đó, vào thập niên 1960, sau nhiều năm nghiên cứu về Nguồn Gốc nước nhà, Cố Triết Gia Kim Định mới đưa ra lý thuyết VIỆT NHO với hai đề quyết lớn sau đây:

– Một là người Lạc Việt làm Chủ nước Tàu trước

– Hai là người Lạc Việt đã góp công vào việc hình thành Nho Giáo sơ khởi khiến cho dư luận “xôn xao” một thời!

Nhưng vào năm 1971, một bài báo của một nhà Khảo Cổ HK, Ts Wilheim G. Solheim II đăng trên tập san”National Geographic ” được hai tờ báo của Miền Nam VN thời đó là “Phương Đông” số 10 và “Thế Giới Tự Do” số XX,7 đăng tải với nhan đề : “Những Tia Sáng Mới Rọi Vào một Quá Khứ bị Lãng Quên: Những Khám Phá Mới dẫn khởi rằng: Đông Nam Á Châu có thể là Ngọn Nguồn của nền Văn Minh Nhân Loại”.(2)

Nói một cách đại cương thì các lập luận của Ts W.G. SolheimII đã hỗ trợ cho chủ trương VIỆT NHO của Cố Triết Gia về mặt Khảo Cổ và Cổ Sử.

Bây giờ chúng ta hãy trở lại với giới Học Giả Tây Phương để đề cập đến vấn đề Nguồn Gốc của Nhân Loại nói chung và của Trung Hoa và Việt Nam nói riêng. Trước kia, giới Học Giả Quốc Tế tin rằng Văn Minh phát xuất từ phía Tây (Cận Đông) truyền sang phía Đông (Trung Hoa), đến khi thuyết này bị lung lay thì họ lại cho rằng Văn Minh phát xuất tự Bắc xuống Nam.(3)

2) KHẢO CỔ HỌC

a) THỰC TRẠNG

Có những tác giả như Jacques De Morgan hay Berthold Laufer chủ trương là Trung Hoa không có thời Tiền Sử. Nhưng nhà Khảo Cổ gốc Thụy Điển Johan. G. Anderson vào năm 1920 đã tìm ra những chứng cớ đầu tiên tại miền Tây tỉnh Hà Nam về những di tích của thời đại Đồ Đá mà sau này được gọi là văn hóa Ngưỡng Thiều. Trong một thời gian dài, Ngưỡng Thiều đã được xem là Nguồn Gốc và là nguồn gốc Duy Nhất của văn minh Trung Hoa.(4)

Tình trạng này kéo dài cho đến khi người ta thám quật được những di tích mà sau này có tên là văn hóa Long Sơn, vào năm 1928 tại vùng Hà Nam về phía Nam sông Dương Tử. Tuy nhiên, các học giả Trung Hoa như Li Chi,(5) Trương Quang Trực (6), Ping-Ti Ho(7)?.., trên đại cương và với ít nhiều dị biệt, vẫn chủ trương văn hóa Ngưỡng Thiều là chính, còn Long Sơn thì họ cho là chịu ảnh hưởng của Ngưỡng Thiều. Trong khi đó, các học giả Quốc Tế như Joseph Needham (8), Herrlee G. Creel (9), Wolfram Eberlard?(10)?thì nghĩ ngược lại, tức theo họ, Ngưỡng Thiều chịu ảnh hưởng của Đông Sơn.

Sự Đối Nghịch giữa hai trường phái Khảo Cổ: “Bắc-Nam” chủ trương Ngưỡng Thiều là chính và “Nam-Bắc” chủ trương Long Sơn là chính  kéo dài cho đến khi xuất hiện bài viết của Ts Solheim II tóm tắt công trình làm việc 10 năm của ông với sinh viên tại hai di tích thám quật là Non Nok Tha ở biên giới Thái-Lào và Hang Thần (Spirit Cave) ở Miến Điện.

Và sau đây là các điểm chính của chủ trương của Solheim II:

-Thay vì phát xuất từ Ngưỡng Thiều, văn hóa Long Sơn phát triển tại chính địa phương, và cả hai Ngưỡng Thiều và Long Sơn bắt nguồn từ văn hóa Hòa Bình.
– Việc thuần hóa cây cối do người Hòa Bình thực hiện lối 15.000 năm trước Kỷ nguyên.
-Các dụng cụ đá mài có lưỡi bén được tìm thấy ở Bắc Úc được “định tuổi” bằng Carbon 14 vào khoảng 20.000 năm trước kỷ nguyên có nguồn gốc từ Hòa Bình.
– Tuy hiện nay đồ Gốm được tìm thấy sớm nhất là 10.000 năm trước kỷ nguyên tại Nhật, nhưng theo ông, gốm Văn Thừng có thể đã được người Hòa Bình làm ra rất lâu trước đó.
-Vào khoảng 3000 năm trước kỷ nguyên, các dân tộc Đông Nam Á đã xử dụng thuyền bè một cách rất tài tình?…vvv…(11)

b) THÁI ĐỘ CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC

Tuy nhiên, sau đó, Ts Solheim II lại đưa ra lời tuyên bố “dè dặt” sau đây:
“Giả thuyết mới này về thời Tiền Sử Đông Nam Á mà tôi vừa trình bày ở đây chỉ căn cứ trên rất ít địa điểm đã được thám quật, và là một cố gắng mới nhằm giải thích những dữ kiện cũ. Có thể có những lối giải thích khác. Chúng ta còn cần rất nhiều địa điểm tương tự ở nơi khác áp dụng kỹ thuật cao về mặt thám quật và định tuổi hầu thử xét xem là cái khung lý thuyết mới này có đi sát với Thực Tại hơn chủ trương của Heine-Geldern hay không ?”.(12)

Chúng ta phải Thán Phục trước THÁI ĐỘ của một nhà Khảo Cổ nổi tiếng và tài ba là Ts Soltheim II với một lối nhìn rất MỚI MẺ và CÁCH MẠNG về Cổ Sử của vùng Đông Nam Á và tuy đã được “trang bị” với nhiều KHÁM PHÁ cụ thể đầy tính “thuyết phục”, nhưng vẫn tỏ ra THẬN TRỌNG trong việc tiếp cận với Chân Lý KHOA HỌC. Và đó là cái GƯƠNG cho tất cả chúng ta khi phải xử dụng các dữ kiện hay lý thuyết Khoa Học hoặc khi làm công việc Nghiên Cứu.

Còn một lý do quan trọng khác khiến chúng ta phải CẨN THẬN trong công việc Nghiên Cứu. Đó là Cuộc Đời thường xuất hiện dưới rất nhiều khía cạnh, dạng thức; vậy nên nếu may mắn chúng ta có cơ hội hoặc khả năng tiếp cận với Văn Hóa, Triết Học, Khoa Học hay bất cứ lãnh vực nào, dưới nhiều góc cạnh khác nhau, thì ngay chỉ sự kiện đó thôi cũng có thể giúp chúng ta đạt được nhiều Tiến Bộ trên con đường Học Hỏi, Nghiên Cứu!

Đó có lẽ là lý do khiến giới Học Giả ngày nay thường cổ động cho sự Cộng Tác LIÊN NGÀNH. Lấy một thí dụ trong địa hạt CỔ SỬ. Ngoài những khó khăn chung của mọi ngành học hỏi, ngành Cổ Sử còn gặp phải những khó khăn “phụ trội”, vì đối tượng nghiên cứu, học hỏi của khoa Cổ Sử nằm ở một thời rất xa trong quá khứ, nên quả là chuyện “nhiêu khê” khi phải tìm kiếm dữ kiện,bằng chứng. Vậy nên, trong một thời gian dài, khoa Cổ Sử thường dựa trên những giả thuyết rất là “bấp bênh”. May mà gần đây nhờ những tiến bộ Khoa Học với kỹ thuật “định tuổi” bằng Carbon 14 trong ngành Khảo Cổ, hay kỹ thuật “Gene DNA” trong Di Truyền học hoặc phương pháp nghiên cứu Mới trong Ngôn Ngữ học…vvv…?khiến cho công việc đặt Giả Thuyết đỡ “bấp bênh” hơn xưa. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều khó khăn cần phải được khắc phục. Do đó, sự Cộng Tác LIÊN NGÀNH vẫn là TỐI Ư QUAN TRỌNG !

Đó có thể là một trong nhiều yếu tố quan trọng giải thích sự THẬN TRỌNG của nhà Khảo Cổ W. G. Soltheim II. Tuy ông là một Học Giả uy tín trong ngành Khảo Cổ, nhưng ông vẫn còn phải thuyết phục được trước tiên các bạn đồng nghiệp trong cùng ngành với mình, sau đó trong Di Truyền học, và nhất là trong Ngôn Ngữ học là ngành mà ông có thể gặp nhiều chống đối nhất.

3) NGÔN NGỮ HỌC

 a) ĐẠI CƯƠNG

Nguyên ủy của vấn đề là lịch sử Chữ Viết bắt đầu khoảng 6000 năm trước đây; do đó địa bàn hoạt động của đa số các nhà ngôn ngữ Lịch Sử thường giới hạn ở 6 hoặc 7000 năm trước đây. Và đó là thời Tiền Sử của miền Viễn Đông vì sau đó là các nhà Hạ Thương Chu. Sự phát tán các ngôn ngữ Hoa Tộc bắt đầu cách đây khoảng 3000 năm vào thời nhà Chu, trở nên mạnh mẽ hơn dưới các đời Tần, Hán, cùng với sự bành trướng ảnh hưởng của người Hoa Hán về phương Nam đã tóm thâu không biết bao nhiêu sáng kiến của dân Bách Việt mang về làm của riêng.

Lấy một thí dụ về cây Lúa Nước. Quý Vị chắc còn nhớ là trước kia khi học Sử Sách, chúng ta đã được dạy là nhờ Thái Thú Nhâm Diên của Tầu vào khoảng 2000 năm trước đây, đã có công sang nước ta giảng dạy nên dân ta mới biết cày cấy lấy gạo mà ăn. Nhưng vấn đề nguồn gốc Lúa Nước đã bắt đầu được đặt lại với Ts Solheim II khi nhóm ông tìm thấy tại vùng Non Nok Tha, phía Bắc Thái Lan Hạt Luá có niên đại cổ hơn giống lúa ở Trung Hoa hay Ấn Độ cả ngàn năm. Ngay cả nhà Khảo Cổ Peter Bellwood, tuy bất đồng ý kiến với Ts Solheim II ở những điểm khác, cũng cổ võ cho thuyết quê hương lúa nước phải ở vùng khí hậu nhiệt đới từ Đông Dương xuống Mã Lai, Miến Điện mới là thích hợp (13).Dữ kiện mới nhất là nhà Khảo Cổ gốc Thái Surin Pookajorn đã tìm thấy những hạt lúa có ở hang Sakai có niên đại C14 đến 9260-7620 năm trước đây.(14)

Do đó có lẽ cư dân ở Đông Nam Á đã biết thuần hóa Lúa nước từ TRƯỚC khi có đợt biển tiến thứ ba cách đây khoảng 8000 năm , chứ không phải như Tác giả bài viết cho rằng (có lẽ vì CHƯA CẬP NHẬT HÓA vốn kiến thức của mình) “cuộc cách mạng nông nghiệp trồng lúa nước từ 6 ngàn 7 ngàn năm trước“.

Bs Stephen Oppenheimer đã kết luận về vấn đề Lúa Nước như sau: “Nay chúng ta có một hình ảnh mới, lạ lùng là : thay vì cái mô thức cho Trung Hoa là nơi phát sinh kỹ thuật trồng lúa nước, ta thấy chính giống người nói tiếng Nam Á ở Đông Dương thường bị coi là giống Man Di lại dạy cho người Trung Hoa kỹ thuật thuần hóa Lúa Nước”.(15)

Sự kiện trên cũng giải thích lý do tại sao đa số các nhà Ngôn Ngữ học Lịch Sử vì căn cứ nhiều trên VĂN BẢN nên thường “rập khuôn” theo mô thức phát tán BẮC-NAM, đi ngược lại với chủ trương NAM-BẮC của những nhà Khảo Cổ như W.G. Solheim, W. Meacham (16), Charles Higham (17)
?.
Điển hình nhất là nhà Ngôn Ngữ học Robert Blust. Ông này “rất sành” về các ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian) nên khá uy tín trong giới Ngôn Ngữ học. Cùng với Peter Bellwood và một người mới nhập cuộc là Jared Diamond, R.Blust theo thuyết “Tàu Tốc hành” (Express train). Vì trong giới ngôn ngữ học Lịch Sử có một “định luật” gọi là “the greatest linguistic diversity” nghĩa là trong địa bàn của một hệ ngôn ngữ, vùng nào đáp ứng được tiêu chuẩn về “tính đa dạng nhất” thì nhiều “triển vọng” là nơi xuất phát của hệ ngôn ngữ đó. Trong “hệ” Nam Đảo (Austronesian), vì các tiếng nói của thổ dân Đài Loan đa dạng nhất so với những người nói tiếng Nam Đảo ở các nơi khác như Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân…..cho nên R. Blust mới đưa ra giả thuyết là người nói tiếng Nam Đảo xuất phát từ Đài Loan, đi rất nhanh qua Đông Nam Á hải đảo và hướng về phía Đông vùng Thái Bình Dương(18). Peter Bellwood còn bổ túc thêm cho thuyết “Tàu tốc hành” về mặt Khảo Cổ bằng giả thuyết là Lúa Nước được phát tán từ miền Nam sông Dương Tử qua Phi Luật Tân rồi đến Đài Loan.

Mặt khác,về Ngôn Ngữ học có Paul Benedict lúc sinh tiền, cổ võ cho Siêu Hệ “Nam Đảo-Tầy Thái”(Austro-Tai) nhằm kết hợp “hệ” Nam Đảo (Austronesian) với “hệ” Tầy Thái (Ta-Kadai).(19) Còn W.G. Solheim II thì chủ trương là tiếng Austric là tiền thân của tiếng Nam Á (Autro-Asiatic) và tiếng Nam Đảo (Austronesian) trước khi vùng Sundaland bị nhận chìm dưới lòng biển phân làm hai: các sắc dân nói tiếng Nam Á ở đất liền với các sắc dân nói tiếng Nam Đảo ở các hải đảo. Robert Blust muốn kết hợp 3 hệ ngôn ngữ Nam Á, Nam Đảo, Tầy Thái để làm thành Siêu Hệ AUSTRIC.

Robert Blust còn muốn đặt quê hương của nơi xuất phát không những của 3 hệ Nam Á, Nam Đảo, Tầy Thái nằm trong Siêu Hệ AUSTRIC, mà còn của hệ ngôn ngữ Hoa-Tạng (Sino-Tibetan) như tiếng Phổ Thông (Mandarin) và các ngôn ngữ Á Châu khác , ở tận nguồn và nơi gặp gỡ của các con sông lớn nằm ở miền Đông vùng Hy Mã Lạp Sơn.

Tóm lại, nếu W. G. Solheim II cho rằng văn minh Trung Hoa phát xuất từ phương Nam tức ông thuộc trường phái “NAM-BẮC với chủ trương là : cả Long Sơn và Ngưỡng thiều đều bắt nguồn từ văn hóa Hòa Bình, thì trái lại, Robert Blust trong đại cương thuộc trường phái ” BẮC-NAM” theo con đường phát tán ngôn ngữ từ miền núi Hy Mã Lạp Sơn dọc các con sông lớn xuống tận vùng duyên hải hay đồng bằng.

Nhưng nhà Ngôn Ngữ học Johanna Nichols có lẽ sẽ không đồng ý với lối nhìn của Robert Blust. Điểm độc đáo của J. Nichols là bà đã đơn giản hóa các phương pháp so sánh ngôn ngữ cổ truyền cũng như không dừng lại ở giới mốc 7000 năm như nhiều nhà ngôn ngữ khác, trái lại phương pháp ngôn ngữ của bà bao trùm toàn bộ thời kỳ nhân loại trên trái đất. Bà lấy Đông Nam Á làm Trung Tâm cho tiến trình Đa Dạng hóa ngôn ngữ và Phát Tán các sắc dân khắp vùng Thái Bình Dương và trên Thế Giới. Bà cũng chủ trương ngôn ngữ phát tán theo các dòng sông như Robert Blust. Nhưng bà đảo ngược lộ trình : thay vì từ núi xuống biển như Blust, thì bà chủ trương từ miền duyên hải phát tán lên vùng núi.(20)

Bs Stephen Oppenheimer đồng ý với phương pháp cũng như lộ trình phát tán ngôn ngữ của Johanna Nichols. Mặt khác, ông cũng đồng ý với Siêu Hệ AUSTRIC mà Robert Blust đề nghị, nhưng không đồng ý với chủ trương của Blust đặt nơi xuất phát các ngôn ngữ ở miền Hy Mã Lạp Sơn. Trái lại, S. Oppenheimer theo ý kiến của P. Benedict và đặt quê hương của các ngôn ngữ của Siêu Hệ AUSTRIC, mà ông nghĩ là đáp ứng được tiêu chuẩn của tính Đa Dạng ngôn ngữ lớn nhất (the greatest linguistic diversity), ở khu vực chung quanh Quảng Tây, Hải Nam và Bắc Việt.(21)

b) PHÊ BÌNH BÀI VIẾT

Tuy nhiên, Bs Stephen Oppenheimer KHÔNG có tuyên bố những câu sau đây như Tác giả bài viết cố ý GÁN CHO ÔNG:

“Bác sĩ Oppenheimer, trong cuốn Địa đàng phương Đông (Eden in the East) cho rằng khi người tiền sử đặt chân đến Đông Nam Á thì lúc này đang thời kỳ biển thoái. Mực nước biển thấp hơn hiện nay đến 130 mét. Người ta có thể đi bộ đến các hòn đảo ngoài khơi và đến tận Úc châu (50 ngàn năm trước). Đất liền từ Việt Nam kéo dài đến đảo Hải Nam. Bác sĩ gọi vùng đất ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng là lục địa Nanhailand”.

Thật vậy, trong “Eden in the East”, S. Oppenheimer “cho rằng Sundaland, đồng bằng châu thổ sông Mékong và sông Chao-Phraya là trung tâm của văn hóa Đông Nam Á thời đó, và cũng là nguồn gốc của văn minh toàn cầu. Đây là đồng bằng rộng nhất thế giới từ trước đến nay, diện tích gần bằng toàn bộ Mỹ Châu ngày nay”.

Tuy nhiên, Oppenheimer KHÔNG có đề cập gì đến NAHAILAND cả! Trái lại, Cố Ls Cung Đình Thanh trong tác phẩm “Tìm về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam” có bàn về NANHAILAND như sau:

” Nhưng bằng vào di tích còn sót lại là hai nền Văn Hóa Hòa Bình và Đông Sơn, tôi (tức Cố Ls CĐT) cho rằng Nanhailand, đồng bằng châu thổ sông Hồng, nếu không là nền văn minh cao nhất thì cũng là văn minh đồng thời, ngang hàng với văn minh Sundaland. Đợt biển tiến cuối cùng tiêu hủy toàn bộ văn minh Sundaland và Nanhailand. Những người sống sót di tản bốn phương, tám hướng mà bộ phận quan trọng nhất đã tiến lên phía Bắc và sang phía Tây”.(22)

Đúng là Tác giả bài viết CƯƠNG ẨU ! và RÂU ÔNG NỌ CẮM CẰM BÀ KIA!!!

4) DI TRUYỀN HỌC

Sau Khảo Cổ học, Ngôn Ngữ học là Di Truyền học mà trong thời gian gần đây đã có nhiều Tiến Bộ Đáng Kể. Chúng tôi xin trình bày sau đây theo thứ tự thời gian một vài đóng góp của ngành Di Truyền học vào lãnh vực Cổ Sử, vấn đề Nguồn Gốc của Nhân Loại cũng như của Trung Hoa và Việt Nam.

a) Cavalli-Sforza

Trước tiên, một nhà Di Truyền học nổi danh là Gs Cavalli-Sforza đã chứng minh từ năm 1997 là con người từ Phi Châu đã đến Đông Nam Á qua ngả Nam Á, rồi từ Đông Nam Á họ chia ra hai ngả:

-một ra các hải đảo thuộc Châu Đại Dương để trở thành những người mà sau này các nhà Nhân Chủng học gọi bằng nhiều tên như Melanesian, Indonesian, Australoid

– và một ngược phía Bắc lên Đông Á, rồi vượt eo Beringa sang Mỹ Châu.(23)

b) J.Y. Chu

Năm 1998, Gs J.Y. Chu thuộc Đại Học Texas bằng phương pháp gọi là “Phân Tích Phát Sinh Chủng Loại” (Phylogenetic Analysis) đã rút ra từ công trình khảo cứu của nhóm ông những kết luận sau đây:

– Gs Chu phủ nhận rằng người Trung Hoa đã tự sinh ra và phát triển độc lập trên đất Trung Hoa và đồng thời khẳng định là gốc gác người Trung Hoa là từ Đông Nam Á đi lên.

– Người Đông Nam Á đi lên đó đã đến từ Phi Châu qua ngả Nam Á.

– Người phương Bắc Trung Hoa sau khi đã từ Đông Nam Á đi lên, sau lại LAI giống với người từ Trung Á và Âu Châu di cứ đến trễ hơn.(24)

c) Bing Su

“Nhưng nghiên cứu của Giáo sư Chu và đồng nghiệp có một điểm yếu, đó là họ dựa vào vi vệ tinh (microsallites)DNA, một chất liệu di truyền rất “nhạy” (sensitive) và dễ bị đột biến (mutation). Để khắc phục nhược điểm này, một nhóm nghiên cứu khác đã tiến hành một nghiên cứu độc lập và qui mô hơn để xác định nguồn gốc Đông Nam Á của dân tộc Trung Hoa.

Nhóm Bing Su đã “Dùng các phương pháp phân tích di truyền quần thể (population genetics)” và “các nhà nghiên cứu kết luận rằng con người thời đó đã di cư từ Phi châu sang đến Đông Nam Á vào khoảng 60 ngàn năm về trước, và sau đó đã di chuyển lên phía Bắc Á (kể cả Trung Quốc ngày nay) và Siberia. Ngoài ra, còn có bằng chứng di truyền cho thấy các nhóm dân Polynesians cũng có nguồn gốc từ Đông Nam Á “.(25)

d) Li Yin

Đến năm 1999, Gs Li Yin thuộc Đai Học Stanford đã củng cố lý thuyết của Gs Cavalli-Sforza với các kếl luận sau đây:

-Con người từ Phi Châu đến Nam Á rồi xuống Châu Đại Dương.

-Con người từ Phi Châu đến Đông Nam Á qua ngả Nam Á; rồi từ Đông Nam Á chia ra hai ngả:

.một đến các hải đảo Thái Bình Dương

.một ngược lên phía Bắc đến Đông Á và Bắc Mỹ?…vvv…(26)

e) Alberto Piazza

Một Tác giả nổi tiếng khác ủng hộ và làm sáng tỏ thêm kết quả nghiên cứu của Gs J.Y. Chu là Gs Alberto Piazza thuộc Đại Học Torino (Ý). Ông có nhắc đến 3 Mô Hình được các học giả trước đây đưa ra về Nguồn Gốc người Trung Hoa và ông chọn Mô Hình thứ 2, với chủ trương rằng Bắc Trung Hoa là hậu duệ của Nam Trung Hoa, vì người phương Bắc có sau và do từ phương Nam di cư lên.(27)


f) Cung Đình Thanh

Căn cứ trên những kết quả nêu trên của giới Học Giả Quốc Tế, cũng như các nguồn kiến thức khác, Cố Ls Cung Đình Thanh đã rút ra những kết luận sau đây:

“Con người Hiện Đại (Homo Sapiens-Sapiens) đã di cư từ Phi Châu đến Đông Nam Á vào khoảng trên 60.000 năm về trước. Từ Đông Nam Á, họ chia ra hai ngả, một ra các hải đảo Thái Bình Dương (khoảng 60.000 trước) và lên Bắc Á, Đông Bắc Á (khoảng 40.000 trước), kể cả qua eo Beringa sang tận Châu Mỹ (khoảng 30.000 trước).Và nói chung cả sáu cuộc nghiên cứu trên đều phát biểu rằng người Đông Bắc Á và người Hải Đảo Thái Bình Dương đều là hậu duệ của người Đông Nam Á”.(28)

Cố Ls viết tiếp ở nơi khác:

” Ngay cả những người ở phía Bắc Trung Hoa cũng chỉ là người lai giữa giống từ Đông Nam Á đi lên với giống từ phương Tây (người Âu ?) đi lại. Và việc đó cũng chỉ xẩy ra nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây mà thôi”. (29)

Tuy nhiên sau đó, ông tỏ ra THẬN TRỌNG và đưa ra những lời lẽ “dè dặt” như sau:

“Con người Hiện Đại ở Đông Nam Á đã được khoa khảo cổ học trước đây coi là thuộc Văn Hoá Hòa Bình. Còn người thuộc Văn Hóa Hòa Bình đó có hàm ý là từ Hoà Bình Việt Nam, hay nói rộng từ châu thổ sông Hồng (lan đến tận đảo Hải Nam ngày nay) hay không thì cần có những cuộc nghiên cứu di truyền học quy mô khác, lấy các sắc dân đang sinh sống tại quanh vùng châu thổ sông Hồng đó làm mẫu nghiên cứu, mới có thể khẳng định được. Đó là nhiệm vụ của khoa học gia, trước hết là các khoa học gia người Việt.”(30)

g) Hong Shi & Hui Li

Vào các năm 2005 và 2007, hai nhà Di Truyền học Hong Shi và Hui Li đã cho phổ biến kết quả công trình khảo cứu của họ về nguồn gốc của nhân loại Đông Á như sau:

“Sau công trình nghiên cứu của Chu qua mtDNA về các dân tộc ở Trung Quốc là các công trình nghiên cứu di truyền qua nhiểm sắc thể Y DNA của Hui Li et al và Hong Shi et al. Kết quả của Hong Shi cho thấy giống như kết quả của nhóm ông Chu là ở O3-M122 haplogroup trên nhiểm sắc thể Y của người nam Trung quốc đa dạng hơn của người phía bắc sông Dương Tử và vì thế nguồn gốc của đột biến O3-M122 là ở phương nam và sự di cư từ phương Nam lên phía bắc qua haplogroup này được ước đoán xảy ra cách đây khoảng 25,000 đến 35,000 năm, phù hợp với các di chỉ con người đã tìm được ở Đông Á.

Như vậy qua kết quả trên về phương diện nhân chủng học chủng nam Mongoloid gần với chủng cổ Australoid và có trước chủng bắc Mongoloid chứ không phải chủng nam Mongoloid sinh ra từ sự hòa hợp giữa chủng bắc Mongoloid di xuống nam với chủng Australoid. Nguồn gốc chủng nam Mongoloid là do sự đột biến tách khỏi chủng Australoid có thể xảy ra ở vùng Đông Nam Á, Nam Trung quốc hay Tây Tạng”.(31)

h) Phê Bình Bài Viết

Trước tiên, chúng ta thử so sánh các kết luận nêu trên mà Cố Ls Cung Đình Thanh đã rút ra từ các kết quả của các nhà Di Truyền học như Cavalli-Sforza, J.Y. Chu, Bing Su, Li Yin, Alberto Piazza?vvv?, tức từ những nhà Nghiên Cứu và Học Giả ĐỨNG ĐẮN với đoạn văn sau đây của Tác giả bài viết:

“Sau thời gian băng hà (khoảng 35 ngàn năm trước) khí hậu phía Bắc Việt Nam ấm dần lên, một nhóm người từ vùng đất ở ven biển Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng cùng các sắc dân Đông Nam Á khác di lên phía Bắc khai phá lục địa mà ngày nay gọi là Trung Quốc. Đó là nhóm dân đầu tiên cư ngụ trên đất Trung Quốc mà sau này gọi chung là tộc Bách Việt.

Nhận xét đầu tiên là trong khi Cố Ls CĐT ước đoán là thời điểm mà lớp người Đông Nam Á đầu tiên di cư ” lên Bắc Á, Đông Bắc Á (khoảng 40.000 trước)”, thì Tác giả lại viết là (khoảng 35 ngàn năm trước). Vì cả hai trường hợp đều chỉ là ‘ước đoán” ở một thời kỳ rất xa xưa với sự sai biệt là 5.000 năm, do đó cũng nên “thông qua” vấn đề này!

Nhận xét thứ hai là nếu căn cứ trên tình trạng Di Truyền học ngày nay thì ” Câu hỏi vĩ mô về con người hiện đại từ đâu đến đã được giải thích thỏa đáng qua di truyền học nhưng các câu hỏi “vi mô” về sự liên hệ giữa các giống chủng tộc, dân tộc và văn minh khác nhau là vấn đề có thể giải được kế tiếp nhưng cũng rất khó vì càng đi vào chi tiết càng khó khăn hơn (tương tự như giải mã hệ di truyền genomes thì dễ nhưng áp dụng chi tiết hơn để biết được quá trình sinh ra protein thì khó hơn)”(32),đó có lẽ là lý do tại sao các nhà Di Truyền học kể trên chỉ nói cách “chung chung” là người Đông Nam Á di cư lên phía Bắc , chứ CHƯA DÁM vào chi tiết là GIỐNG dân ĐNA nào ? cũng như từ địa điểm ĐÍCH XÁC nào ở ĐNA, người di cư đi lên phía Bắc.

Trái lại, Tác giả bài viết lại KHẲNG ĐỊNH một cách rất “thoải mái”

 “Sau thời gian băng hà (khoảng 35 ngàn năm trước) khí hậu phía Bắc Việt Nam ấm dần lên, một nhóm người từ vùng đất ở ven biển Bắc bộ và đồng bằng sông Hồng cùng các sắc dân Đông Nam Á khác di lên phía Bắc khai phá lục địa mà ngày nay gọi là Trung Quốc. Đó là nhóm dân đầu tiên cư ngụ trên đất Trung Quốc mà sau này gọi chung là tộc Bách Việt”

So sánh thái độ THẬN TRỌNG của các nhà Di Truyền kể trên vơí thái độ của Tác giả bài viết mà chúng tôi nghĩ là KHÔNG ĐƯỢC NGHIÊM TÚC và còn LIỀU LĨNH nữa !!!

Còn liên quan đến đoạn văn sau đây của Tác giả:

Trong nhóm dân này có một bộ phận đến sinh sống ở phía Tây bắc sông Hoàng Hà. Tại đây họ lai giống với nhóm người từ Phi châu đi ngã Trung Á đến. Cuộc pha giống này tạo thành các sắc dân Mông Cổ, Mãn Thanh, và sắc dân mà hậu duệ của họ sau này gọi là dân Hoa Hạ (Trung Hoa). Một số trong nhóm dân lai giống đó vượt eo biển Bering (lúc đó còn là dãi đất liền) đặt chân lên châu Mỹ khoảng 30 ngàn năm trước, hình thành dân Mỹ châu Da đỏ”.

Ở phần trên chúng tôi có đưa ra nhận xét là: Trong đoạn văn trên, có một điều THIẾU SÓT quan trọng là Tác giả không nói rõ là “nhóm người từ Phi Châu đi ngả Trung Á đến” Trung Hoa VÀO THỜI KỲ NÀO? Và một điều SAI LẦM nữa là KHÔNG PHẢI “Một số trong nhóm dân lai giống đó vượt eo biển Bering (lúc đó còn là dãi đất liền) đặt chân lên châu Mỹ khoảng 30 ngàn năm trước, hình thành dân Mỹ châu Da đỏ”như Tác giả viết. Chúng tôi sẽ nêu sau LÝ DO TẠI SAO ?

Chi tiết THIẾU SÓT nói trên là theo Cố Ls CĐT, nhóm người từ Phi Châu đi ngả Trung Á đến” Trung Hoa “nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây mà thôi”.

Còn về điều SAI LẦM là nếu chúng ta căn cứ trên kết quả của các nhà Di Truyền học vừa đề cập ở trên, thì KHÔNG PHẢI NHÓM DÂN LAI SAU NÀY VỚI nhóm người từ Phi Châu đi ngã Trung Á đến” Trung Hoa ” vào khoảng 15.000 năm trước đây mà chính đoàn người từ các đợt đầu tiên từ Đông Nam Á đi “lên Bắc Á, Đông Bắc Á (khoảng 40.000 trước) đã “vượt eo biển Bering (lúc đó còn là dãi đất liền) đặt chân lên châu Mỹ khoảng 30 ngàn năm trước, hình thành dân Mỹ châu Da đỏ”. Bằng chứng là về mặt DI TRUYỀN các người Mỹ Da Đỏ GẦN với người Đông Nam Á và người Nam Mongoloid HƠN là người Bắc Mongoloid.

PHẦN HAI

Trước khi trở lại phân tích vấn đề nêu trên, chúng tôi xin mạn phép đề cập đến vai trò của HUYỀN THOẠI, SỬ TRUYỀN là một trong những phương tiện có thể đóng góp vào việc giải quyết vấn đề Nguồn Gốc dân tộc.

I) VAI TRÒ CỦA HUYỀN THOẠI, SỬ TRUYỀN

Chúng ta biết là Huyền Thoại, Sử Truyền kỳ rất phổ biến ở thời kỳ sơ khai của mọi dân tộc. Sử Cổ Truyền của dân tộc Việt được mở đầu bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như được chép trong sách “Lĩnh Nam Trìch Quái”. Còn ở bên Tây Phương, một trong những nguồn văn hóa là Thần Thoại Hy Lạp khởi đầu từ Sử Thi truyền miệng với chẳng hạn Thi Sĩ Hesiod mà tác phẩm bàn về gốc tích của loài người trong câu chuyện: Trời (Ouranos) và Đất (Gaea) phối hợp để sinh ra một giống gọi là Titan, thủy tổ của các Nam Thần như Zeus, Junon, Mars?..hay Nữ Thần như Venus, Minerve?.(33).

Nhưng đến thời Socrate thì Thần Thoại bị đả phá vì bị Socrate xem như là nguồn gốc của “mê tính dị đoan”. Triết Cổ Điển Tây Phương vì chống đối Thần Thoại nên trở thành Duy Lý. Khuynh hướng này càng nổi bật với sự ra đời của Khoa Học cùng với sự lớn mạnh của trường phái Duy Nghiệm (Positivism). Áp dụng Duy Nghiệm hay óc tôn thờ khoa học vào Sử học thì gọi là Duy Sử (Historicism).

Ở các thế hệ vừa qua, vì phương pháp Khoa Học nhiều khi được áp dụng một cách quá trớn hay không đúng chỗ nên đã gây nên một phong trào chống đối , nhất là từ phía những nhà Hậu Hiện Đại như Nietzsche (Triết), Jung (Tâm Lý), Lévi-Strauss (Nhân Chủng)??.”Người khai hỏa đầu tiên có lẽ chính là Nietzsche: ông gọi Thần Thoại là những chòm sao làm nên vòm trời của Văn Hóa, của Mỹ Thuật nhất là Thi Ca, Điêu Khắc, Hội Họa, đến nỗi nếu phế bỏ Thần Thoại thì hầu hết mọi nền Văn Hóa, Mỹ Thuật sẽ sụp đổ.”(34)

Kế đến là nhà Phân Tâm học Carl Jung. Nếu Freud dành cho Giấc Mơ một chỗ đứng trong phương pháp chữa bệnh Tâm Thần của ông, thì Jung còn dành cho Huyền Thoại tức giấc mơ của một dân tộc hay cả nhân loại, một vị trí đặc biệt không những như một phương pháp chữa trị, mà còn như một phương tiện để tìm về Cội Nguồn của một cá nhân, một dân tộc hay cả nhân loại, xuyên qua các Linh Tượng hay Sơ Nguyên Tượng (Archetype) của Vô Thức Công Thông ( Collectifve Unconscious), như biểu tượng người Cha, Người Mẹ, người Anh Hùng,Trời, Đất, Nước…vvv…(35)

Còn theo phương pháp của nhà Nhân Chủng học Claude Lévi-Strauss, tư tưởng Huyền Thoại thường khởi đầu với Ý Thức về một số MÂU THUẪN nào đó. để rồi tiến dần đến sự giải quyết DUNG HÒA những mâu thuẫn ấy. Lúc đầu, tư tưởng luân lý đứng trước hai hạn từ hoàn toàn mâu thuẫn nhau như SỐNG và CHẾT.

Ở giai đoạn 2, hai hạn từ này sẽ được hai hạn từ TƯƠNG ĐƯƠNG thay thế (như NÔNG NGHIỆP thay thế “Sống” và CHIẾN TRANH thay thế “Chết”) để có khả năng đi đến một hạn từ TRUNG GIAN (như SĂN BẮN): Ta có thể lý luận như sau: “Nếu Nông Nghiệp nuôi SỐNG còn Chiến Tranh thì giết CHẾT, thì Săn Bắn là giết CHẾT để nuôi SỐNG! Sau đó, hạn từ cực đoan và hạn từ trung gian vừa kể trên lại đến phiên bị thay thế. Cứ tiếp tục như thế mãi…vvv.. và ta sẽ có những Trung Gian bậc I, bậc II, bậc III..vvv..mỗi hạn từ sinh ra một hạn từ sau bằng cách ĐỐI LẬP và TƯƠNG GIAO.(36)

C. Lévi-Strauss đã áp dụng phương pháp nêu trên cho đại đa số các Huyền Thoại của người Da Đỏ ở Bắc Mỹ. Và CƠ CẤU Huyền Thoại mà Lévi-Strauss rút ra từ cuộc nghiên cứu nêu trên, theo ông có thể đem áp dụng cho bất cứ huyền thoại nào trên thế giới.

Ngoài ra, nhà nghiên cứu Jean-Marie Aujas trong cuốn “Clefs pour le Structuralisme”(37) đã viết “Lévi-Strauss đã được khởi hứng lập ra Cơ Cấu luận là do một Học Giả về Nho Giáo là Marcel Granet, còn những tài liệu cũng như các điều tra của các nhà Nhân Chủng người Mỹ chỉ là tùy phụ”

Về phần Marcel Granet, phương pháp mới mẻ mà ông này đề ra là đi “Tìm SỰ THỰC xuyên qua HUYỀN THOẠI, rồi Kiểm Chứng bằng XÃ HỘI HỌC”.

Ngày nay, nhiều Học Giả trong các lãnh vực khác nhau đã bàn đến cũng như xử dụng Huyền Thoại cho địa hạt chuyên môn của mình như Georges Gusdorf trong Triết Học, Georges Gurvitch trong Xã Hội học, Fernand Braudel trong Sử Học, và gần đây là Stephen Oppenheimer trong tác phẩm “Eden in the East”…vvv…

Phần trình bày trên đây hé cho chúng ta thấy vai trò QUAN TRỌNG của HUYỀN THOẠI đối với các nhà Nghiên Cứu và Học Giả Quốc Tế ngày nay ở mọi lãnh vực. Có lẽ đến phiên chúng ta thử áp dụng các phương pháp nêu trên trước tiên vào một Huyền Thoại của dân tộc Việt như : “Tương Truyền Đế Minh tuần thú phương Nam gặp Vụ Tiên trên núi Ngũ Lĩnh”.

Đọc hay nghe kể về Truyền Thuyết trên, một người Dân VN bình thường có lẽ sẽ tưởng tượng ra câu chuyện như sau: “Sau khi sinh ra Đế Nghi với bà vợ lớn họ Thục, Đế Minh mới ra đi chu du về phương Nam và may mắn gặp được nàng con gái Vụ Tiên trên núi Ngũ Lĩnh. Đem lòng yêu thương, Đế Minh mới cưới Vụ Tiên đem về sinh ra cho Chàng được một Hoàng Nam đặt tên là Lộc Tục với dung mạo đoan chính, thông minh tính Trời.” Và theo Nietzsche, đó có thể là để tài gợi hứng sáng tác cho các Thi Sĩ, Điêu Khắc gia, Họa Sĩ
??
Còn nhìn dưới ánh sáng của Phân Tâm học thì Đế Minh KHÔNG hẳn là một Cá Nhân đặc thù nào mà có thể là một LINH TƯỢNG hay Sơ Nguyên Tượng (Archetype) hiện hữu trong thế giới Tưởng Tượng của mỗi người trong chúng ta. Điểm độc đáo của Jung là trong khi đa số chúng ta thường cho cõi Tưởng Tượng là không có Thực, thì trái lại ông cho rằng thế giới TƯỞNG TƯỢNG (Psyche) cũng có THỰC y như thế giới Hiện Tượng, Vật Chất mà mỗi người trong chúng ta thấy, nghe, ngửi, “rờ mó”, cảm nhận…..hằng ngày. Hơn thế nữa, theo JUNG, những Linh Tượng nằm trong VÔ THỨC CÔNG THÔNG (Collective Unconscious) Khởi Nguồn cho mọi SÁNG TẠO và là Nguồn Gốc của các TRÀO LƯU VĂN HÓA .

Dưới cái nhìn của Xã Hội học , thì câu chuyện “Đế Minh” KHÔNG hẳn để ám chỉ một Nhân Vật LỊCH SỬ nào mà đề cập đến những đợt NAM TIẾN kèm theo với hiện tượng thường xảy ra là Trai Bắc “Đế Minh” lấy Gái Nam “Vụ Tiên”.

Còn theo phương pháp CƠ CẤU, thì Đế Minh (số 2) kép hợp với Vụ Tiên (số 3) làm nền cho NGŨ HÀNH (Ngũ Lĩnh) là nền Triết Lý chi phối tất cả địa bàn Văn Hóa của toàn vùng Viễn Đông.

Trên đây chúng tôi thử trình bày sơ qua một vài cách thức Tiếp Cận HUYỀN THOẠI trong các lãnh vực khác nhau, nhằm nhấn mạnh đến sự TỐI QUAN TRỌNG của Huyền Thoại đối với giới Học Giả Quốc Tế ngày nay, nếu được hiểu một cách ĐÚNG ĐẮN. Thật vậy, nhờ khả năng đáp ứng nhu cầu của đại đa số các tầng lớp và lãnh vực trong xã hội loài người, nên Huyền Thoại, HUYỂN SỬ có thể đem lại sự THỐNG NHẤT Văn Hóa cũng như sự ĐOÀN KẾT Dân Tộc.

Đó là lý do giải thích Lỗi Lầm mà nhiều học giả ngày nay cho là Socrates đã phạm phải. Họ cho rằng vì ĐẢ PHÁ Thần Thoại nên Socrates đã phá vỡ Mẫu Số Chung làm nền tảng cho sự Đoàn Kết và Hồn Thiêng của dân tộc Hy Lạp, do đó đã gây nên sự sụp đổ của đế quốc cũng như văn minh Hy Lạp. Và vì vậy theo họ, đó là một trong những lý do khiến Socrates bị kết án tử hình vì tội chống đối Thần Minh.(38)

Một cách tương tự, một số Trí Thức “Tây học” Việt Nam trước đây và ngay cả hôm nay, theo các khuynh hướng “Duy Khoa Học”(Positivism) hay”Duy Sử” (Historicism) vì không hiểu giá trị đích thực của Huyền Thoại, nên hô hào đả phá, do đó đã và đang đóng góp vào việc gây nên sự Phân Hóa, Chia Rẽ trong Cộng Đồng Việt Nam.

Môt cách đại cương và vắn tắt, điều QUÁ TRỚN mà những nhà Duy Khoa Học hay Duy Sử thường vấp phải là muốn đem áp dụng các Tiêu Chuẩn của Khoa Học Thực Nghiệm như tính MINH NHIÊN Khách Quan vào các Khoa NHÂN VĂN. Ông Tổ của DUY NGHIỆM là Auguste Comte đã thử làm điều này và đã THẤT BẠI! Nhưng trong các Khoa Nhân Văn như khoa HUYỀN SỬ cũng có loại QUY LUẬT kiểu “Nhân Văn” thích hợp hơn thường gọi là MẠCH LẠC NỘI TẠI (Cohérence Interne), đòi hỏi phải có sự hiện diện của tính KIÊN ĐỊNH (Consistency) nhằm liên kết các Dữ Kiện lại vói nhau trong một cái Khung Khoa Học (Scientific Framework). Và Tính KIÊN ĐỊNH (Consistency) là Tiêu Chuẩn QUAN TRỌNG Nhất đối với giới Học Giả QUỐC TẾ ngày nay!

Thật vậy, trong khi càng ngày Huyền Thoại càng được giới Học Giả từ mọi lãnh vực “tuyên dương”, thì đồng thời các nhà Nghiên Cứu cũng bắt đầu đặt lại vấn đề đối với môn Sử Học. Ở phần trên, chúng tôi đã trình bày cách thức Lịch Sử Bách Việt và Lạc Việt đã bị giới Sử Học thời nhà Hán xuyên tạc như thế nào , chẳng hạn như xuyên qua lịch sử của cây Lúa Nước.

Một cách tương tự, vấn đề cũng đã và đang được đặt ra với giới Sử Học ngày nay. Chẳng hạn, nhà Hậu Hiện Đại Jean-Francois Lyotard “chất vấn” tính chất Trung Thực của những nhà Sử Học bị chi phối bởi cái nhìn Ý Thức Hệ kiểu Thực Dân hay Cộng Sản mà theo ông, sản phẩm của họ là những “Đại Tự Sự” (Grand Narrative) dùng để biện minh hay tuyên truyền cho ý thức hệ của mình, bất chấp Thực Tế, cũng như nhằm xuyên tạc, “hạ giá” Văn Hóa, Lịch Sử, nhất là Huyền Thoại, Truyền Kỳ của các Thuộc Địa hay các dân tộc Nhược Tiểu. (39).

II HUYỀN THOẠI SỬ TRUYỀN VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC

1) ĐẠI CƯƠNG

Về Huyền Thoại, Truyền Kỳ, một Học Giả VN là Cố Ls Cung Đình Thanh cũng có nhận xét như sau: “Một điều lạ là những sử liệu xưa kia coi là giá trị nhất, khả tín nhất thì lại có vẻ trái ngược sự thực mới được khoa học phơi bày nhất, trong khi những truyền thuyết mà học giả thời thuộc Pháp hay xa hơn nữa, thời chịu văn hóa Trung Hoa vẫn cho là mê tín, hoang đường xem ra lại gần sự thực hơn”.(40)

Một Học Giả Trung Hoa Ko-Chieh-Kang, trong cùng chiều hướng và với chủ trương “Hãy Trưng Bằng Cớ” (Show your Proof), đã đề nghị ba phương thức tiếp cận Lịch Sử: một bằng Khảo Cổ, hai bằng Văn Học Bình Dân, và ba bằng sự Kiểm Chứng lại những điểm sai lầmvề Lịch Sử .(41)

2) PHÊ BÌNH BÀI VIẾT

Vậy nên, như phần trên cho thấy, nếu được xử dụng một cách Đúng Đắn, Huyền Thoại Sử Truyền có thể là một phương tiện KHẢ TÍN để tìm về Nguồn Gốc dân tộc. Bây giờ chúng ta trở lại với lời KHẲNG ĐỊNH của Tác giả bài viết là Như vậy 300 năm trước Tây lịch “chưa có sự giao lưu văn hóa giữa Ta và Tàu” vì theo tác giả Các nhà nghiên cứu Mỹ, Úc, Tây Âu tìm cội nguồn văn hóa Việt ở đồng bằng sông Hồng”.

Nhưng theo Sử Truyền về nước Cổ Việt của Kinh Dương Vương còn có tên là Xích Quỷ thì “Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ, phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp biển Nam Hải”. Nếu căn cứ theo truyền thống Văn Hóa Việt, thì Tác giả bài viết đã phạm phải tội BẤT HIẾU đối với Tổ Tiên, vì đơn phương và một cách rất chủ quan, đặt giới hạn của nước Cổ Việt ở đồng bằng Sông Hồng qua đó, Tác giả tự tiện “cắt đứt” MỘT NỬA đất đai nước Cổ Việt của Tiền Nhân ! Hay là Tác giả MUỐN DÂNG PHẦN ĐẤT CÒN LẠI CHO NHÀ HÁN SAU NÀY CHĂNG ???

Bây giờ chúng ta xét đến nội dung của chính lời KHẲNG ĐỊNH là “Như vậy 300 năm trước Tây lịch chưa có sự giao lưu văn hóa giữa Ta và Tàu.”. CÓ THẬT NHƯ VẬY HAY KHÔNG??!! Nhưng trước tiên, câu hỏi được đặt ra là :TA là AI? và TÀU là AI ?

Theo kết luận của Cố Ls Cung Đình Thanh nhằm đúc kết công trình của các nhà Di Truyền học ngày nay với sự hỗ trợ của khoa Khảo Cổ thì:

“Con người Hiện Đại (Homo Sapiens-Sapiens) đã di cư từ Phi Châu đến Đông Nam Á vào khoảng trên 60.000 năm về trước. Từ Đông Nam Á, họ chia ra hai ngả, một ra các hải đảo Thái Bình Dương (khoảng 60.000 trước) và lên Bắc Á, Đông Bắc Á (khoảng 40.000 trước), kể cả qua eo biển Beringa sang tận Châu Mỹ (khoảng 30.000 trước).Và nói chung cả sáu cuộc nghiên cứu trên đều phát biểu rằng người Đông Bắc Á và người Hải Đảo Thái Bình Dương đều là hậu duệ của người Đông Nam Á”.(42)

Và ” Ngay cả những người ở phía Bắc Trung Hoa cũng chỉ là người lai giữa giống từ Đông Nam Á đi lên với giống từ phương Tây (người Âu ?) đi lại. Và việc đó cũng chỉ xẩy ra nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây ma thôi”. (43)

Căn cứ trên các kết luận nêu trên, thì người Cổ Việt CÓ THỂ là Chủ đầu tiên của cả nước Tầu , thay vì chỉ là Chủ của nước Xích Quỷ mà thôi, và nếu quả thật như vậy thì tội BẤT HIẾU của tác giả có cơ tăng lên gấp đôi ! Và vào thời kỳ đó tức khoảng 40.000 ngàn năm trước đây làm gì có người TẦU mà phân biệt Tầu với Ta!!!

III. SỬ TRUYỀN VÀ CÁC KHOA NHÂN CHỦNG

1) ĐẠI CƯƠNG
Trước khi tiếp tục, chúng tôi xin bàn qua về giả thuyết “Thiên Sơn” mà có người đề cập đến. Nếu mới xem qua một cách HỜI HỢT thì chủ trương này của Sử Truyền Viễn Đông có vẻ “mâu thuẫn” với các khám phá gần đây của Di Truyền học với sự hỗ trợ của khoa Khảo Cổ liên quan đến sự thiên di lên phía Bắc của người Đông Nam Á cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng nếu nghiên cứu một cách NGHIÊM TÚC hơn thì có thể KHÔNG CÓ MÂU THUẪN GÌ CẢ!

Lý do thứ nhất là hai Lý Thuyết nói tới HAI LOẠI Dữ Kiện CÁCH NHAU MẤY CHỤC NGÀN NĂM. Lý do thứ hai là các khám phá Khoa Học gần đây có vẻ hỗ trợ cho chủ trương của Sử Truyền.

Như đã nói ở trên, trong Ngôn ngữ học, có Robert Blust chủ trương là Quê Hương của nơi xuất phát các ngôn ngữ Á Châu , nằm ở tận nguồn và nơi gặp gỡ của các con sông lớn ở miền Đông vùng Hy Mã Lạp Sơn. Vì Blust cho rằng ở vùng Hy Mã Lạp Sơn có sự hiện diện của rất nhiều sắc dân với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau nên theo ông, đáp ứng được tiêu chuẩn của tính Đa Dạng ngôn ngữ lớn nhất (the greatest linguistic diversity) thường gắn liền với nơi phát xuất.

Nhà Ngôn Ngữ học Johanna Nichols tuy đồng ý vời Blust là ngôn ngữ phát tán theo các dòng sông nhưng khác với Blust ở chỗ thay vì từ núi xuống biển như Blust đề nghị, thì bà chủ trương từ miền duyên hải phát tán lên vùng núi. Bs Stephen Oppenheimer đồng ý với bà J. Nichols về hướng lộ trình phát tán ngôn ngữ và giải thích thêm về các khía cạnh khác, đặc biệt liên quan đến hiện tượng Biển Tiến, “biển lùi” và các cơn Đại Hồng Thủy.

Khoa Học ngày nay cho biết là có 20 thời kỳ Băng Hà và Giáng Băng trong 2 triệu năm qua, tương đương với 20 thời kỳ nước lên xuống. Riêng ở hậu kỳ Pleistocene nghĩa là vào thời gian có người Khôn Ngoan tức từ 125.000 đến 10.000 năm cách ngày nay, có 5 lần nước biển lên xuống ở Đông Nam Á vào khoảng 100.000, 80.000, 60.000, 40.000 và 18.000 năm cách ngày nay. Riêng ở đợt Biến Tiến cuối cùng, sau thời kỳ Băng Hà Wiirm tan, khởi đầu vào khoảng 18.000 năm trước ngày nay. Lúc đó nước biển thấp hơn bây giờ là 130 m. Mỗi năm biển tiến trung bình 10 mm, đến khoảng gần 8,000 năm trước, mức nước biển tương đương với mức nước biển ngày nay. Tuy nhiên có 3 lần nước biến tiến đột ngột và xảy ra vào khoảng 14.000, 11.590 và 8.000 năm cách ngày nay.(44)

Trước khi thử liên hệ Sử Truyền với những dữ kiện Khoa Học trên đây, chúng tôi xin trình bày sơ qua về nội dung của chính Sử Truyền:

“Câu chuyện xảy ra vào thời mở đầu Tân Thạch, tương đương với Sung Tích kỳ (Holocene) vào lối hơn 10.000 trước đây. Sau khi băng giá tan rã, khí hậu trở nên ấm áp, loài người lục đục dời bỏ những hang động trong dãy Thiên Sơn (Tây Bắc Tibet và Tây Tân Cương) để thiên di xuống các vùng bình nguyên
??
Trong đoàn người tiến về phía Đông, có hai chi gọi là Bắc Tam Hệ và Nam Tam Hệ

 Bắc Tam Hệ là ba phái đi theo Thiên Sơn Bắc lộ gồm có:
– Phái Mãn tộc chiếm lĩnh vùng cực bắc Trung Hoa ngày nay
– Phái Mông Cổ chiếm lĩnh chính Bắc Trung Hoa
– Phái Đột Quyết (Turcs) chiếm lĩnh Tây Bắc Trung Hoa và Đông Nam Tây Bá Lợi Á.

Nam Tam Hệ gồm có ba tộc là Miêu, Hoa, Tạng:
– Tạng tộc (Tibetans) thì đi lần theo Thiên Sơn Nam Lộ tới định cư ở vùng Hy Mã Lạp Sơn, rồi sau lan ra vùng Thanh Hải, Tây Khương.

Về hai tộc Viêm, Hoa thì thoạt kỳ thủy:

– Viêm tộc theo dòng sông Dương Tử vào khai thác vùng Trường Giang Thất Tỉnh tức là bảy tỉnh thuộc Dương Tử Giang là Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, rồi lần lần một mặt theo bình nguyên Hoa Bắc lên khai thác vùng Hoàng Hà Lục Tỉnh là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc. Còn phía Nam thì lan tới lưu vực thứ ba gọi là Viêt Giang Ngũ Tỉnh gồm Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến.

Cả năm tỉnh này từ lâu đều có người Viêm Tộc cư ngụ. Theo Chu Cốc Thành trong quyển “Trung Quốc Thông Sử” và một số Sử Gia nữa thì Viêm Tộc đã có mặt ở khắp nước Trung Hoa cổ đại, trước khi các dòng tộc khác tràn vào, nên Viêm Tộc kể là Chủ đầu tiên.

Khi Viêm Tộc đã định cư rồi Hoa Tộc tuy theo Thiên Sơn Nam Lộ như Viêm Tộc nhưng còn sống đời săn hái vùng Tân Cương, Thanh Hải, hồi đó còn là Phục Địa vì cát chưa lấn được những đất phì nhiêu để biến thành sa mạc như ta thấy ngày nay, về sau họ theo khửu sông Hoàng Hà tiến vào Bắc Trung hoa chiếm lại đất của Viêm Tộc ở vùng này, và bị Si Vưu lãnh tụ Viêm Tộc chống cự. Lãnh tụ Hoa Tộc là Hiên Viên tập hợp lại các bộ lạc Hoa Tộc để cùng với Viêm Tộc ba lần đại chiến trong đó có trận Trác Lộc??Từ khi Si Vưu bị tử trận thì Hoa Tộc bá chiếm 6 tỉnh lưu vực Hoàng Hà để lập quốc. Hiên Viên nhờ vậy được công kênh lên làm tổng tù trưởng và xưng hiệu là Hoàng Đế.”(45)

Tới đây chúng ta có thể ước đoán là các sự kiện, bìến cố mà Sử Truyền đề cập ở trên có lẽ nằm trong khoảng thời gian của ba cơn Đại Hồng Thủy gần nhất, ngoài ra nếu căn cứ trên NIÊN ĐẠI của các trận Hồng Thủy, thì các sự kiện, biến cố mà Sử Truyền đề cập có lẽ đã xảy ra với cơn Đại Hồng Thủy thứ NHÌ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần vào sâu chi tiết của trận đại hồng thủy để biết thêm điều gì đã xảy đến.

“Cách đây khoảng 13.000 năm, Trái Đất bước vào một thời kỳ khô lạnh khác, được gọi là sự kiện Dryas Em, thời kỳ này còn được xem là lạnh giá hơn cả kỷ Băng Hà?. Trong thời kỳ Dryas Em nước băng tan chỉ chảy thành dòng nhỏ. Mực nước biển chỉ dâng lên khoảng 2 mm mỗi năm và thậm chí còn rút xuống giống như trong thời kỳ lạnh giá Dryas Anh trước đó.

Đợt lạnh giá Dryas Em kết thúc cách đây 11.500 năm, đột ngột hơn cả khi nó bắt đầu và sau đó Trái Đất trở lại một thời kỳ rất nóng. Khí hậu ở Greenland ấm lên trong vòng 50 năm. Cùng vào thời điểm khí hậu nóng lên, hàng trăm núi băng trôi lại bắt đầu tái hiện về phía Bắc Đại Tây Dương. Lần này, thềm băng khổng lồ Laurentide ở Đông Bắc Canada bị lắc mạnh, một số phần bị đổ sụp và khiến cho một số lượng lớn băng bị tan thành nước. Mực nước biển dâng lên rất nhanh, khoảng trên 7 cm mỗi năm. Paul Blanchon và John Shaw ước tính rằng nước biển dâng cao khoảng 7m 5 lên gần 50 m thấp hơn mức nước hiện tại trong vòng chưa đầy 160 năm.

Các nhà địa chất học lần nữa đã xác định được một số cú sốc đổ sụp hồ băng gây ra những cơn đại hồng thủy vào lúc mực nước biển bắt đầu dâng cao và thậm chí là xảy ra trước cả lúc đó. Một trong số các hồ băng thời tiền sử mà các nhà địa chất thường gọi là “Hồ Băng Baltic” bị vỡ cách đây 12.000 năm, đổ ra khoảng 30.000 km3 khối nước ngọt chảy từ Scandinavia xuống Biển Bắc. Hồ Agassis, một hồ băng của Canada nằm ở khu vực Saskatchewan ngày nay, đã đổ ra một khối lượng nước tương đương vào vịnh Mexico ít nhất hai lần_cách đây 11.500 năm và 11.400 năm. Tổng lượng nước của ba trận đại hồng thủy này là 81.000 km3. Sau mỗi lần băng tan, nhiều khu vực rộng lớn trước đây là đáy hồ chìm đột ngột nổi lên trên các rìa phiá Nam của thềm băng Laurentide”.(46)

Theo Bs Stephen Oppenheimer, những cơn động đất do những chấn động địa chấn thời kỳ hậu Băng hà gây ra là những trận động đất dữ dội nhất từng được biết đến, kéo theo những con sóng lớn dữ dội tràn vào Thái Bình Dương nhận chìm tất cả các bờ biển và vùng nội địa bằng phẳng theo một đường thẳng. Những người sống sót phải tìm đường ra đi và một phưuơng thức có thể áp dụng là nương theo các con sông lớn , giống như lộ trình phát tán ngôn ngữ mà Johanna Nichols chủ trương, tức từ miền duyên hải lên miền núi. Do đó, S. Oppenheimer mới đưa ra giả thuyết về “Quê Huơng miền Duyên Hải và nơì Lánh Nạn miền Núi Cao” cho cư dân Tiền Sử của Đông Á và Đông Nam Á.

S. Oppenheimer cũng có nhận xét :”Các nước ở vành đai Thái Bình Dương dường như đã khởi phát cuộc cách mạng của họ trước Phương Tây một thời gian dài sau đó buộc phải dừng lại”.(47) Riêng chúng tôi thiết nghĩ nguyên nhân dừng lại là do 3 trận Đại Hồng Thủy kể trên.

Trở lại Sử Truyền, sau khi cơn Đại Hồng Thủy thứ NHÌ chấm dứt vào lối hơn 10.000 năm trước đây, hai Chi của dân Da Vàng là Bắc Tam Hệ gồm ba phái Mãn Tộc, Mông Cổ, Đột quyết, và Nam Tam Hệ gồm Miêu, Hoa, Tạng, thiên di về miền đồng bằng và duyên hải. Chuyện này chỉ xảy ra nếu đúng như chủ trương của S. Oppenheimer là TRƯỚC ĐÓ, những người sống sót của cơn Đại Hồng Thủy thứ NHÌ lần theo các con sông lớn để lên “Tỵ Nạn” ở vùng núi. Do đó, các dữ kiện và lý thuyết KHOA HỌC mới mẻ có vẻ rất ĂN KHỚP với chủ trương ‘Thiên Sơn” của SỬ TRUYỀN Viễn Đông!

Mặt khác, việc Sử Truyền đề cập đến các biến cố vào lối hơn 10.000 năm cũng như sự hiện diện của các người gốc BẮC Mongoloid như Hoa, Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ cạnh những người gốc NAM Mongoloid như Miêu Việt hay Cổ Việt, Cổ Thái lại cũng có vẻ rất ĂN KHỚP với chủ trương của Di Truyền học là”Ngay cả những người ở phía Bắc Trung Hoa cũng chỉ là người lai giữa giống từ Đông Nam Á đi lên với giống từ phương Tây (người Âu ?) đi lại. Và việc đó cũng chỉ xẩy ra nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây mà thôi”.

2) PHÊ BÌNH BÀI VIẾT

Hệ quả là câu Khẳng Định của Tác giả bài viết rằng “Như vậy 300 năm trước Tây lịch chưa có sự giao lưu văn hóa giữa Ta và Tàu” vì theo Tác giả ” Các nhà nghiên cứu Mỹ, Úc, Tây Âu tìm cội nguồn văn hóa Việt ở đồng bằng sông Hồng”, là CƯƠNG ẨU và KHÔNG CÓ CHÚT NỀN TẢNG NÀO CẢ!!! Là vì tất cả các điều vừa trình bày ở phần trên đều chứng minh rằng giữa TA và TẦU đã có sự Giao Lưu Văn Hóa khoảng 15.000 năm trước đây tại vùng đất ngày nay gọi là TẦU, nhưng trước kia là của MIÊU VIỆT hay CỔ VIỆT!

Về một KHẲNG ĐỊNH khác của Tác giả: “ Mặt khác phải chăng Khổng Tử biết về văn hóa miền nam sông Dương Tử là do người ta kể lại chứ không phải tai nghe mắt thấy” thì theo tác giả Chu Cốc Thành trong quyển “Trung Quốc Thông Sử” và một số Sử Gia khác ghi chép lại SỬ TRUYỀN, “thì Viêm Tộc ( tức CỔ VIỆT) đã có mặt ở khắp nước Trung hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào , nên là Chủ Đầu Tiên”.

Sau này vì bị áp lực của Hoa Tộc nên phải phân sáp ra khai thác các miền chung quanh và gọi là DI (phía Đông), ĐỊCH (phía Bắc), NHUNG (phía Tây), MAN (phía Nam), nhưng cả bốn Bộ Tộc đều có cùng CHUNG một nền Văn Hóa BÁCH VIỆT.

Còn theo Sử Truyền, từ Ba Thục ở Tứ Xuyên là chủ nhân của nền văn minh Thục Sơn, có một cuộc di dân thứ nhất do Hoàng Tử họ Mễ cầm đầu xuôi dòng Dương Tử giang đến vùng Hồ Quảng và vùng Hồ Động Đình… Vị Hoàng Tử này chính là phụ thân của Đế Minh và là Tổ Tiên của chúng ta đó!

Vua Ba Thục còn tổ chức một cuộc di dân thứ hai mà người cầm đầu là Công Tử con Vua triều cũ họ Khương, cũng xuôi dòng sông Dương Tử nhưng không dừng ở Động Đình Hồ như đoàn trước , mà đến định cư ở vùng hạ lưu gần biển Đông. Hậu duệ của đoàn này có tên là Đông Di cũng thuộc văn hóa Cổ Việt. Và cũng theo Sử Truyền, ở bờ biển phía Đông, họ lập nên các nước Tề, Yên, Lỗ (quê hương của Khổng Tử), Trần Sái,?. Những nước này về sau thuộc văn minh Long Sơn , rồi Ching Lien-K’ang.(48)

Tóm lại, thứ nhất Khổng Tử có thể tiếp cận TRỰC TIẾP Văn Hóa BÁCH VIỆT qua ngành ĐÔNG DI ngay tại đất Lỗ hay nước Tề và tỉnh Sơn Đông kế cận. Kế đến Đông Di thuộc họ KHƯƠNG và Tổ Tiên chúng ta thuộc họ MỄ đều xuất phát từ văn hóa THỤC SƠN nên có mối liên hệ “bà con” rất thân cận. Thứ ba, Tề Lỗ đều nằm về phía Đông Nam là những miền dễ tiếp cận với Lạc Việt. Và cuối cùng, theo Dịch Lý về phương hướng, ĐÔNG (số 3) thương đi đôi với NAM (số 2) để làm thành trục ĐÔNG-NAM được tượng trưng bằng cặp số 3-2 tức “Tham Thiên Lưỡng Địa” là TƯƠNG QUAN Nền Tảng làm nên thuyết NGŨ HÀNH là Thuyết chi phối nền Văn Hóa của toàn vùng VIỄN ĐÔNG. Các điều trên cộng lại với nhau mới giải thích được một mặt sự phát triển mạnh mẽ về Văn Hóa tại miền bao gồm cả hai nước Tề Lỗ, và mặt khác thái độ “Trân Quý” của Khổng Tử đối vơí Văn Hóa PHƯƠNG NAM : “Nam phương chi cường giả, Quân Tử cư chi” !

Vậy nên câu Khẳng Định “phải chăng Khổng Tử biết về văn hóa miền nam sông Dương Tử là do người ta kể lại chứ không phải tai nghe mắt thấy”của Tác giả có tính chất “Khơi Khơi”, Thiếu Nghiêm Túc, chỉ chứng minh sự THIẾU CĂN BẢN VĂN HÓA của Tác giả mà thôi!!!

Kế đến lại thấy Tác giả đem Các nhà nghiên cứu Mỹ, Úc, Tây Âu tìm cội nguồn văn hóa Việt ở đồng bằng sông Hồng ra HÙ độc giả mà lại KHÔNG thấy trưng TÊN TUỔI Vị nào hay đưa ra một THÍ DỤ nào cả!

Còn đoạn văn sau “Chúng ta thử nghĩ chỉ 200 năm nữa thôi, có một người nào đó muốn tìm hiểu cội nguồn của văn hóa dân tộc Việt Nam mà tìm ở trong những quyển sách do người ngoại quốc viết về cộng đồng Việt Nam sống ở Ấn Độ, Nhật, Anh, Pháp, Mỹ, Úc… thì có hợp tình hợp lý không” Thật ra, đoạn trên KHÔNG thể áp dụng cho người Cổ Việt ở trên phần đất ngày nay gọi là TẦU nhưng thời trước là của BÁCH VIỆT, nhất là đối với ĐÔNG DI do mối liên hệ THÂN THUỘC về mặt Văn Hóa. giữa Ta và Đông Di.. Do đó, Đông Di KHÔNG phải là người NGOẠI QUỐC như Tác giả bài viết XUYÊN TẠC!

Vậy xin hỏi lại Tác giả bài viết là CÓ HỢP TÌNH HỢP LÝ KHÔNG khi tìm về cội nguồn văn hóa VIỆT mà lại NHỜ NGƯỜI NGOẠI QUỐC TÌM GIÙM “nguồn gốc, cốt lõi của văn hóa Việt cho mình? Lẽ dĩ nhiên ta có thể xử dụng tài liệu, dữ kiện, kiến thức??của họ nhưng đề “nắm” được NGUỒN GỐC, “bắt” được CỐT LÕI, thể nghiệm được HỒN NƯỚC nếu không phải chính người VIỆT thì AI LÀM THẾ CHO ĐÂY??? Nhưng có lẽ vì biết mình KHÔNG LÀM NỔI, nên Tác giả phải đi “cầu cứu” người Ngoại Quốc làm giùm chăng ?

PHẦN BA

I) TÍNH BẤT NGHIÊM TÚC TRONG LÃNH VỰC NGHIÊN CỨU

A) VAY MƯỢN MÀ KHÔNG TRÍCH DẪN

Cái óc Ỷ Lại vào người Ngoại Quốc đó có lẽ bắt nguồn từ thời Pháp thuộc. Đám Thực Dân hơn ai hết hiểu rõ là để phục vụ quyền lợi của họ thì phương thức hay nhất là “nhồi nhét” vào đầu óc giới Trí Thức Thuộc Địa là Văn Hóa VIỆT không có gì đáng giá cả và chỉ có Văn Hóa của “Mẫu Quốc ” mới đáng học hỏi mà thôi! Tức là họ muốn Trí Thức Việt tiếp tục tinh thần “Học Mướn Viết Nhờ ” mà dân tộc Việt bị mang tiếng trước đây!

Ngoài ra, Nho Sĩ là giới đi làm Cách Mạng chống đối chính quyền thuộc địa nhiều nhất. Do đó, họ tìm mọi cách “triệt hạ” Nho Giáo bị xem như một “Qua bản phúc trình ngày 15/09/1917 gửi BỘ TRƯỞNG BỘ THUỘC ÐỊA liên hệ tới sự ra đời của tạp chí NAM PHONG, Toàn Quyền ÐÔNG DƯƠNG lúc đó nhận xét đại để rằng: NGÀY NÀO DÂN AN NAM CÒN ÐỌC ÐƯỢC CHỮ NHO NGÀY ÐÓ NHÀ CẦM QUYỀN CÒN CÓ ÐIỀU THẬT LO NGẠI. Vì thế họ đã tìm đủ cách BÔI NHỌ NHO GIÁO, họ đã gây nên phong trò HẠ CHỮ NHO với các định chế kèm theo.(49)

Nhưng đến thập niên 1960, sau nhiều năm nghiên cứu, Cố Triết Gia Kim Định đã đưa ra “trình làng” thuyết VIỆT NHO với hai đề quyết như đã nói ở trên là :

1) Người LẠC VIỆT làm CHỦ nước TÀU trước NGƯỜI TÀU

2) NHO SƠ KHỞI được người LẠC VIỆT khởi xướng.

Đó là một câu tuyên bố có tính chất ĐỘNG TRỜI vào thời kỳ đó., nhưng những khám phá về sau của Khoa Học càng ngày càng củng cố và xác nhận sự ĐÚNG ĐẮN của Lý Thuyết trên.

Trong tác phẩm “Việt Lý Tố Nguyên”, Cố Triết Gia đã phác họa một ÐƯỜNG HƯỚNG MỚI trong công việc nghiên cứu về Nguốn gốc Văn hóa Việt Nam căn cứ trên các phương pháp KHẢO CỨU TÂN TIẾN nhất như Uyên Tâm, Huyền Sử, Cơ Cấu…vvv…ở các địa hạt Khảo Cổ, Huyền Thoại, Lịch Sử, Xã Hội, Thể Chế, Ngôn Ngữ, Ca Dao, Tục Ngữ….

Về HUYỀN SỬ, Cố Triết Gia là người ÐẦU TIÊN nhấn mạnh đến cặp Linh Tượng TIÊN – RỒNG trong “Việt Lý Tố Nguyên” và những sách kế tiếp về Việt Nho. Ngài còn lưu ý độc giả đến vai trò đóng góp của Vìêm Việt, Bách Việt, Lạc Việt vào việc hình thành KINH ÐIỂN của Nho Giáo qua trung gian của CA DAO, TỤC NGỮ của Dân gian. Ở Việt Nam,Ngài là người ÐẦU TIÊN nhấn mạnh về Vai Trò của Huyền Thoại, Sử Truyền Kỳ , đưa ra cặp phạm trù Nông Nghiệp – Du Mục. Ở cấp QUỐC TẾ, dẫu đã có người gợi ý về cặp phạm trù này, nhưng chưa ai bàn đến một cách HỆ THỐNG và Thấu Ðáo như Ngài Ngoài ra, Ngài nhấn mạnh đến NGUYÊN LÝ MẸ như Thuốc Chữa cho nền Văn Minh hôm nay quá thiên về Lý Trí. Các phạm trù khác được Ngài đề cập đến như Cồng-Lệnh, Chiêu-Mục, Tả-Hữu, Phải-Trái, Làng-Nước,Nhà-Nước, Hà Ðồ-Lạc Thư..vvv..

Nhưng ĐÁNG TIẾC là có những người, những nhóm có Thái Độ không được trong sáng lắm

CÁCH VAY MƯỢN (như Vay Mượn CẢ THẦY LẪN TRÒ bằng cách TRÍCH DẪN nhiều đoạn văn dài “lê thê” hay vay mượn những nhóm chữ, cả những phạm trù Cốt Lõi với nội dung chi tiết của tác giả như Tiên-Rồng, Nhân Chủ, Nông Nghiệp- Du Mục,Tả-Hữu,Nguyên Lý Mẹ..vv..mà KHÔNG ÐỀ XUẤT XỨ).

Dưới đây, chúng tôi xin đơn cử một vài THÍ DỤ về CÁCH VAY MƯỢN mà KHÔNG ĐỀ XUẤT XỨ:


1) CA DAO, TỤC NGỮ
: “Vì vậy muốn tìm hiểu cái tinh túy, cái cốt lõi, cái tinh hoa của tư tưởng Việt qua CA DAO, PHONG DAO và TỤC NGỮ”.

2) HUYỀN THOẠI, TRUYỀN KỲ: “Ngoài ra, còn có một nguồn khá phong phú và rõ ràng có thể dùng để gạn lọc ra tinh hoa tư tưởng Việt: đó là HUYỀN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT và THẦN THOẠI”.

3) NHÂN CHỦ: “Đặc điểm của huyền thoại, truyền thuyết Việt là hoàn toàn nói VỀ NGƯỜI, chứ không dùng những con thú hoặc những nhân vật nửa người nửa thú như những truyền thuyết, huyền thoại hoặc thần thoại Tây Phương hoặc Ấn Độ.”

4) TIÊN-RỒNG: ” Trong giai đoan đạo học, chúng ta thấy xuất hiện vật tổ TIÊN + RỒNG. Bất cứ dân tộc nào cũng có vật tổ làm biểu tượng cho ý chí chung của dân tộc. Dân Pháp lấy con gà trống làm biểu tượng, dân Mỹ và dân Đức lấy chim ưng, dân Anh lấy sư tử, nòi Hoa Hán trước chọn con ngựa làm biểu tượng rồi đổi thành Long Mã (đầu rồng mình ngựa); về sau dân Hán chọn hổ làm biểu tượng, ngụ ý sức mạnh của chúa tể sơn lâm làm bá chủ thiên hạ, sau lại đổi thành rồng. Vậy dân tộc Việt có vật tổ (hèm) cũng là điều bình thường. Cái đặc biệt không phải là có vật tổ mà là có VẬT TỔ KÉP (TIÊN + RỒNG), khác hẳn các dân tộc khác chỉ lấy MỘT CON VẬT LÀM VẬT TỔ.

5) NÔNG NGHIỆP-DU MỤC: “Có thể nói văn hóa Việt bắt nguồn từ đời sống NÔNG NGHIỆP lâu đời cho nên khác biệt hẳn với văn hóa nòi Hoa-Hán bắt nguồn từ đời sống DU MỤC”.

6) TÌM CÁI PHI THƯỜNG TRONG CÁI THƯỜNG THƯỜNG : “Dân tộc Việt không khao khát trở nên PHI THƯỜNG, thánh thiện và cao siêu, không ước mơ một kiếp sống hào hùng, không thèm khát những khám phá PHI THƯỜNG, không cần xây dựng những kiến trúc vĩ đại như Vạn Lý Truờng Thành, Đế Thiên Đế Thích, Kim Tự Tháp?..vvv?..mà chỉ xây dựng tình người để sống hài hòa trong gia đình, trong cộng đồng, trong xã hội.”

7) TAM TÀI: THIÊN ĐỊA NHÂN: “Tóm lại câu chuyện sách ước thực sự đã làm nổi bậc cái trục nhân trong TAM TÀI: THIÊN ĐỊA NHÂN”.

À TÉ RA TÁC GIẢ CŨNG BIẾT “XỔ NHO”: CHẮC HỌC TỪ KIM ĐỊNH!!!

8) NIETZSCHE & HEIDEGGER : Cố Triết Gia trong tác phẩm “Triết Lý Giáo Dục”, đã chọn ba trong số các Triết Gia Tây Phương để mời họ lên “ghế Danh Dư” là Nietzsche, Jaspers, Heidegger.

Người ta cũng “Vay Mượn” cách rất “Thoải Mái” lẽ dĩ nhiên KHÔNG ĐỀ XUẤT XỨ: “Chính các triết gia như Nietzsche và Heidegger đã vạch rõ tính chất phù phiếm và vô bổ của những nền triết học trên mây gió đó??.”(50)

Trên đây chúng tôi liệt kê sơ qua một ít Thí Dụ về CÁCH VAY MƯỢN Tư Tưởng KIM ĐỊNH mà KHÔNG ĐỀ XUẤT XỨ kiểu Ở ĐỜI MUÔN SỰ CỦA CHUNG vậy!!!

Còn về Thái Độ đối với Khổng Tử, lúc đầu người ta “vay mượn” đỡ cặp Phạm Trù VIỆT NHO-HÁN NHO của Cố Triết gia cũng như BẮT CHƯỚC lập luận của Ngài là Tư Tưởng của KHỔNG TỬ ĐÃ BỊ NHÀ HÁN XUYÊN TẠC !

Tác giả viết: “Cho nên, phải chăng tư tưởng của Khổng Tử đã bị giới thống trị của nòi Hoa Hán lợi dụng bóp méo và hệ thống thành những giáo điều??”.

Nhưng về sau, có lẽ nghĩ như vậy LỢI DỤNG chưa đủ nên người ta quyết định đi xa thêm một bước nữa trên con đường MỴ DÂN bằng việc “buộc tội” Khổng Tử là “Hưng Hoa Diệt Di” !!!

Còn bài thơ “VINH TAM TÀI” = “Trời Đất sinh TA có ý không?….vvv?.” của Nho Sĩ kiêm nhà Cách Mạng Trần Cao Vân , mà Cố Triết Gia Kim Định đã khám phá ra và đã xử dụng để xiểng dương Tư Tưởng AN VI trong tác phẩm “Nhân Chủ” của Ngài, cũng BỊ “mượn đỡ về xài”, rồi có lẽ để PHI TANG, người ta mới “cắt xén” TỰA của bài thơ , và hình như “quá đắc ý” nên bất cứ chỗ nào , dịp nào người ta cũng thử “chen” bài thơ này vào và làm như chính họ “khám phá” ra !!!

B) LẪN LỘN VĂN HÓA VỚI CHÍNH TRỊ

 Hiện tượng trên đây có tính chất ĐIỂN HÌNH về những người hay nhóm KHÔNG thực sự YÊU VĂN HÓA Dân Tộc hoặc có thái độ NGHIÊM TÚC Tối Thiểu đối với công việc Nghiên Cứu Học Hỏi. Họ thường có sẵn một Ý ĐỒ có tính chất cá nhân hoặc “phe nhóm” và CHỈ lấy trong lý thuyết hay khám phá MỚI những gì cần thiết cho ĐỊNH KIẾN của họ, và còn tệ hơn nữa kiểu “ăn cháo đá bát” trở lại xuyên tạc , chỉ trích phần còn lại của Lý Thuyết vì không hợp với Ý Đồ, Đinh Kiến của họ.

Áp dụng vào trường hợp nêu trên, có lẽ để “trang điểm” và “mặc” cho âm mưu tuyên truyền “Chính Trị” của họ một sắc thái “Văn Hóa” kiểu “mặn mà bản sắc dân tộc”, họ “vay mượn” một cách rất “thoải mái” những Khám Phá của Cố Triết Gia về phương diện VIỆT mà KHÔNG ĐỀ XUẤT XỨ. Kế đến, lợi dụng phong trào “Chống Trung Cộng” trong Cộng Đồng sau các vụ “Trường Sa, Hoàng Sa”?? mới “làm rùm beng” lên âm mưu bành trướng của Trung Cộng mà về nguyên nhân xa theo họ ( vào thời kỳ đầu tiên khi mới “vay mượn” Tư Tưởng Kim Định) là do “tham vọng Đại Hán” lợi dụng Tư Tưởng Khổng Tử để bành trướng. Nhưng sau đó, họ thay đổi ý kiến và để cho lưỡng tiện gán luôn cho Khổng Tử “ý đồ” mà họ gọi là “Hưng Hoa Diệt Di”!!!

Họ lấy cớ là:

“Quản Trọng đã Trị và Bình (thiên hạ) toàn bộ các tộc Bách Việt sống ở châu thổ sông Hoàng Hà để Tề Hoàn Công xưng bá, dưới cây dù của nhà Chu, nên được Khổng Tử khen hết lời”

Thật ra, Khổng Tử có đưa ra nhận xét về Quản Trọng như sau: “Nếu không nhờ Quản Trọng duy trì Trung Quốc thì nay người Tàu đã phải cài áo bên tả” .

Câu này có thể hiểu 2 cách:

1) Cách thứ nhất cho là Khổng Tử có ý khen Quản Trọng là con người Tài Ba, mà thời Xuân Thu là thời ly loạn nên cần người như Quản Trọng để đem lại ổn định.

Nhưng mặt khác, KhổngTử cũng khen Đạo của người phương Nam, tức nhấn mạnh đến phương diện Đạo Lý, Đức Độ :”Nam phương chi cường giả, quân tử cư chi”.

Nên nhớ Đạo của Khổng là Đạo Trung Dung nhằm quân bình giữa Tài và Đức. Và bình thường thì Nho Giáo trọng ĐỨC HƠN TÀI. Còn có người hiểu câu trên là Khổng Tử khen Quản Trọng và chống lại tục “Cài Áo bên Tả ” tức TẢ NHẬM của người Bách Việt
.

2) Thật ra câu văn trên có thể hiểu CÁCH KHÁC là đây chỉ là nhận xét “khách quan” của Khổng Tử về tình trạnh Thực Tế mà thôi, chứ không hẳn là Ngài khen Quản Trọng, rằng “nếu không có Quản Trọng thì lúc bấy giờ người Tàu có thể đã phải theo tập tục của người Bách Việt rồi”. Và nhất là KHÔNG phải Ngài chống tập tục “cài áo bên TẢ của ngưới phương Nam mà Ngài đã khen ở chỗ khác .

Chứng cớ là có lần Khổng Tử đứng giữa môn đệ tay HỮU để trên tay TẢ. Các môn đệ thấy thế đều làm theo. Ngài liền chỉnh rằng tại sao các trò bắt chước theo ta. Hôm nay ta để tay HỮU trên là có ý để tang Chị (có lẽ do câu “Nam Tả Nữ Hữu”chăng?).Nghe vậy các trò ai nấy lại ĐỂ TAY TẢ LÊN TRÊN.”(51)

Thí dụ trên đây cho thấy là không những Khổng Tử KHÔNG CHỐNG mà trái lại còn THEO tục TẢ NHẬM của người phương NAM. Vậy nên, đó là một điều KHÔNG ĐÚNG khi “buộc tội” Khổng Tử là

“Quản Trọng đã Trị và Bình (thiên hạ) toàn bộ các tộc Bách Việt sống ở châu thổ sông Hoàng Hà để Tề Hoàn Công xưng bá, dưới cây dù của nhà Chu, nên được Khổng Tử khen hết lời”.

Ngoài ra, còn điểm MÂU THUẪN sau đây mà Tác giả bài viết không ý thức: “Buộc tôị” Khổng Tử là “Hưng Hoa Diệt Di” tức “Kỳ Thị Chủng Tộc” với trường hợp “gia trọng” mà bản thân lại đi tin mấy anh nhà văn “hạng ruồi” như Bá Dương hay Vương Sóc ?..vvv?..chuyên đi gây “xì căn đan” để được dư luận chú ý, rồi đi kiếm những tin “giật gân” như “người Tầu ăn thịt người”, mà không hiểu rằng ngay cho đến tận ngày nay, có người ước lượng rằng dân số Tầu có thể lên đến 70% là gốc Bách Việt. Hệ quả là chính bản thân Tác giả và phe nhóm bằng lối khích động, tuyên truyền THIẾU SUY XÉT ĐÓ, đang cổ võ cho sự KỲ THỊ CHỦNG TỘC đối với người dân TẦU.

Hãy lấy một thí dụ sau đây cho thấy sự SAI TRÁI của Tác giả và phe nhóm: Vào thời kỳ Pháp thuộc, chúng ta (hay đúng hơn thế hệ “đàn anh” chúng ta) CHỐNG CHÍNH QUYỀN PHÁP vì Chính Sách THỰC DÂN của họ, nhưng KHÔNG chống Nhân Dân Pháp, càng KHÔNG chống các Tư Tưởng gia Pháp như Voltaire, Rousseau, Montesquieu??là những người đã cổ động cho NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ, TỰ DO.

(Luôn tiện xin nhắc lại là những nhà Tư Tưởng này sống ở thế kỷ 18, chịu ảnh hưởng Tư Tưởng VƯƠNG ĐẠO của Khổng Tử hay DÂN VI QUÝ của Mạnh Tử và là CHA TINH THẦN của nền DÂN CHỦ TÂY PHƯƠNG ngày nay. Riêng Khổng Tử còn được học giả Richwein xưng tụng là THÁNH QUAN THẦY của thế kỷ ÁNH SÁNG nữa, chứ không phải như mấy “chàng nhà văn” HẠNG RUỒI kiểu Bá Dương, Vương Sóc?..vvv?.chuyên đi XUYÊN TẠC Văn Hóa và Lịch Sử !!!)

Hết XUYÊN TẠC Khổng Tử là “Kỳ Thị Chủng Tộc” trong khi bản thân mình, phe nhóm mình lại đi CỔ ĐỘNG cho sự KỲ THỊ CHỦNG TỘC đối với nhân dân Trung Quốc, rồi còn đi chứng minh là Khổng Tử “Phân Chia Giai Cấp” :

“Hòa cả làng khác với hoà theo quan niệm: quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa. Đã nói là hòa mà còn phân biệt quân tử với tiểu nhân thì cái hòa của kẻ đi du thuyết, chỉ hòa trên chữ nghĩa. Đã nói là hòa mà trong đầu còn in dấu phân chia, ngăn cách giữa con người với con người”.

Trước khi bàn về vấn đề trên, thiết tưởng phải hiểu rõ ý nghĩa của hai nhóm chữ “Quân Tử” và “Tiểu Nhân” TRƯỚC và SAU thời Khổng Tử. Trước Khổng Tử, “Quân Tử” dùng để chỉ giới Quý Tộc “giàu sang”, còn “Tiểu Nhân” chỉ Quần Chúng “nghèo hèn”

Nhưng với cuộc CÁCH MẠNG Chính Trị mà Khổng Tử muốn thực hiện nhằm đánh đổ chế độ KẾ TỬ bằng cổ động cho chế độ KẾ HIỀN, thì từ đời Khổng Tử trở về sau, “Quân Tử” đã mang ý nghĩa LUÂN LÝ, ĐẠO ĐỨC, nghĩa là bất kỳ ai dù Quý Tộc hay Thường Dân cũng thế hễ có những đức tính CAO THƯỢNG đều được gọi là QUÂN TỬ, còn ngược lại là “Tiểu Nhân”. Điều trên chứng tỏ là Khổng Tử không những KHÔNG “Phân Chia Giai Cấp” mà TRÁI LẠI, với chủ trương VƯƠNG ĐẠO đã giúp phá vỡ độc quyền cai trị của giới Quý Tộc. Còn viết ngược lại như Tác giả là NGỤY BIỆN và XUYÊN TẠC Lịch sử mà thôi !!!

Ngoài ra, tính chất Cách Mạng của nền Vương Đạo của Khổng Tử còn được thấy trong lãnh vực GIÁO DỤC với chủ trương “Hữu Giáo Vô Loài” (= trong lãnh vực Giáo Dục không phân chia quý tiện, sang hèn)., hay trong chương trình Giáo Dục gồm KINH ĐIỂN mà nội dung có tính chất DÂN GIAN như CA DAO, NGẠN NGỮ, ĐỒNG DAO?..vvv?.của Viêm Việt. Đến nổi khi “Đi vào nền văn hóa Viễn Đông, người tinh ý sẽ nhận thấy điểm đặc trưng này là có một nền THỐNG NHẤT VĂN HÓA lạ lùng giữa DÂN GIAN và QUÝ TỘC là điều không thể tìm ra được ở nơi khác”.

Phải có sự CỘNG TÁC giữa DÂN GIAN và KẺ SĨ thì mới làm nên sự THỐNG NHẤT kể trên. Ngoài ra, phải là THIÊN TÀI kiêm THÁNH TRIẾT mới có thể “Thuật Nhi” nghĩa là viết thành “Kinh Điển” hay :Cổ Điển”. Thiếu những tư cách ấy thì chất liệu có dồi dào, dữ kiện có phong phú đến mấy cũng không tự nhiên thành Kinh Điển hay Cổ Điển được. Đó là về phần VĂN (hay Hình Thức).

Tuy nhiên mặt khác, Thiên Tài có cao đến đâu cũng không lấn át được CHẤT (hay Nội Dung) là phần đóng góp âm thầm dài lâu vào cộng đồng của Toàn Dân, cho nên thời mà Trí Thức quá xa lìa Dân Gian thì không làm nên chuyện gì, thí dụ không có văn học nhà Tần và Sơ Hán, vì họ xa dân”.

Hệ luận có thể được rúr ta từ các điều trên là việc Sưu Tầm một số Ca Dao, Tục Ngữ là một điều Quý, nhưng cũng mới đáp ứng MỘT điều kiện mà thôi! Vì Dân Gian chỉ cung cấp có CHẤT (hay Nội Dung), còn phải biết chọn trong đống chất liệu bề bộn đó những giá trị trường cửu, những hình thái bất hủ theo một Ý Nghĩa, một Dạng Thức gọi là VĂN (hay Hình Thức) sao cho “VĂN CHẤT Bân Bân” Hòa Hợp thì thiết tưởng có lẽ ngoài THIÊN TÀI ra không ai làm nổì. (52)

Hay ít nhất là phải có KHẢ NĂNG VĂN HÓA tức đủ KIẾN THỨC và TRÌNH ĐỘ để mỗi lần viết hay bàn đến, có thể đưa ra một KHÍA CẠNH MỚI của vấn đề , chứ KHÔNG PHẢI “hè nhau” lần nào cũng như lần nấy, lập đi lập lại như các KHẨU HIÊU kiểu TUYÊN TRUYỀN Chính Trị

HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MỞ !
(trăm hay là xoay vào lòng, vì ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình)…..vvv…

Căn cứ trên các điều vừa đề cập ở trên thì Tác giả có vẻ CƯƠNG ẨU khi viết ra những dòng sau đây:

Nếu chữ Nho, đạo Nho thật sự do tộc Bách Việt sáng tạo đi chăng nữa, sau đó người đời Hạ, đời Thương, đời Chu, rồi Khổng Tử chữ nghĩa hóa, công thức hóa thành những câu văn ngắn gọn trong kinh điển Tàu thì đó chỉ là những yếu tố căn bản văn hóa, văn minh của tộc Bách Việt đã rời khỏi đất mẹ sống trên đất Tàu. Chữ nghĩa hóa, hệ thống hóa, công thức hóa thì có kinh sách đồ sộ, có triết học kinh điển phong phú, nhưng kinh nghiệm sống, triết lý sống trở thành khái niệm, triết lý suông, khuôn vàng thước ngọc ở đầu môi chót lưỡi”

Thật ra nhờ có sự Thống Nhất Văn Hóa giữa Dân Gian và Kẻ Sĩ nên Nho Giáo Nguyên Thủy hay Việt Nho là một nền MINH TRIẾT hay ĐẠO SỐNG. Trái lại, chính Triết Cổ Điển Tây Phương có tính chất DUY LÝ, TRỪU TƯỢNG, xa rời Cuộc Sống chứ KHÔNG phải Nho Giáo như Tác giả xuyên tạc!

Các Triết Gia của các trường phái mới như Hiện Sinh, Hiện Tượng Luận?…vvv… đã cố gắng sửa sai và đã đưa ra nhiều sáng kiến hữu ích và giá trị ở rất nhiều phương diện.. Tuy nhiên, điểm NÒNG CỐT mà họ vẫn còn chia xẻ với các Triết Gia Cổ Điển đó là tính chất DUY TRÍ, DUY LÝ trổi vượt trong PHƯƠNG PHÁP cũng như trong CĂN BẢN của TÁC ĐỘNG Suy Tư. Tóm lại, dẫu là Cổ Điển, Hiện Sinh, Hiện Tượng Luận…..TRIẾT TÂY vẫn còn giữ tính chất MỘT CHIỀU là chiều kích SUY TƯ, NHẬN THỨC, lãnh vực mà họ có một đóng góp rất lớn. Nhưng Triết Tây cho đến tận ngày nay, vẫn còn THIẾU Một Chiều Kích khác để trở thành một nền Triết Lý NHÂN SINH và đó là chiều kích CẢM XÚC và SỐNG THỰC!

Và đó là điều mà Triết Lý AN VI va VIỆT NHO có thể BỔ TÚC được! Thật vậy, tiếp tục truyền thống lâu đời của ĐẠO HỌC Đông Phương, nhất là NHO GIÁO, Triết AN VI hội đủ ba yếu tố : Suy Tư, Cảm Xúc và Sống Thực để trở thành một nền Triết Lý NHÂN SINH Chân Thực và TOÀN DIỆN. Ngoài ra, nếu xưa kia ĐẠO HỌC Đông Phương có vẻ thiên về SỐNG THỰC hơn là Nhận Thức, TRỰC GIÁC hơn là Lý Luận, thì Triết AN VI một mặt vẫn TRUNG THÀNH với tinh thần của ĐẠO HỌC Đông Phương, nhưng mặt khác lại tìm cách NỚI RỘNG cái khung NHẬN THỨC cũng như khả năng LÝ LUẬN hầu giúp hành giả thích nghi với môi trường văn hóa Toàn Cầu ngày nay!

Trên đây là phần LÝ THUYẾT (hay VĂN) để chứng minh Nho Giáo , nhất là Việt Nho là một nền MINH TRIẾT hay ĐẠO SỐNG chứ KHÔNG PHẢI là “khái niệm, triết lý suông, khuôn vàng thước ngọc ở đầu môi chót lưỡi”như Tác giả bài viết XUYÊN TẠC. Còn về phần dưới đây là phần THỰC HÀNH (hay CHẤT) qua đoạn văn sau đây của Nữ Sĩ Đông Lan để xem NHO SĨ VIỆT đã sống như thế nào?

“Ai là người Việt mà không còn nhớ việc Tổ Tiên ta đánh Tầu nhưng vẫn theo Nho, thực hiện Nho. Vì chính trong Nho, ta có lòng yêu người, yêu đất nước, yêu độc lập, tự do. Nhân nghĩa lễ trí tín, linh hồn của Nho Giáo, hun đúc tình tự dân tộc, sức mạnh và ý chí sống trong danh dự của con người: KHÔNG CHẤP NHẬN NÔ LỆ, ĐỒNG HOÁ. Nhớ câu tiết nghĩa ” THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CÒN HƠN LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC” của nho sĩ Trần Bình Trọng khi bị giặt bắt. Và suốt bao ngàn năm lịch sử, hàng bao thời đại, các nho gia, hiền nhân quân tử đã hy sinh thân mình chống giặc giữ nước. Những triều đại chống Tàu nhiều nhất lại xây dựng Nho nhiều nhất: Hãy xem lại lịch sử nhà Lê với Nho sĩ Nguyễn Trãi ” Bình Ngô Đại Cáo”, với vua Lê Thánh Tôn thực hiện đạo Nho, làm cho dân giầu nước mạnh, văn hoá nhân đạo uy danh một phuơng Nam. Mà tính chất Nhân Bản của Bộ luật Hồng Đức 1483 còn đi trước Hiến Chương về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc 1948 cả đến gần 500 năm, và được các thức giả quốc tế ngày nay ca ngợi( Xem ” Tính Chất Nhân Bản Trong Quốc Triều Hình Luật” – Yêu Mến An Vi).” (53)

KẾT LUẬN

Tóm lại, chúng ta là những “Con Dân” NƯỚC VIỆT, tức những người chân thành Yêu Quê Hương và Văn Hóa VIỆT mà chúng tôi thiết nghĩ là một nền NHÂN BẢN TÂM LINH Tinh Tuyền Nhất chứa đựng một ĐẠO SỐNG với những Giá Trị “Vượt Thời Gian”. Chúng ta YÊU Văn Hóa VIỆT không chỉ vì là của riêng dân tộc Việt, mà còn vì đó là những GIÁ TRỊ đang đi cùng chiều hướng TIẾN HÓA của Nhân Loại hôm nay, có khả năng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của những phần tử ƯU TÚ nhất
.
Hơn nữa, ít nhất Đạo Lý VIỆT cũng đã “rèn luyện ” và “sản sinh” không biết bao nhiêu “Trai Hùng Gái Đảm” đã góp phần vào việc Tô Tạo Giải Non Sống GẤM GÓC mà Tiển Nhân đã để lại cho chúng ta!

Tuy nhiên, NGHỊCH CẢNH Lịch Sử đã khiến cho không biết bao nhiêu Nhân Tài VIỆT đã bị “thui chột”, nhưng Nghiêm Trọng hơn hết là sự kiện người Việt hôm nay có Nguy Cơ đánh MẤT LÒNG TIN vào Tiềm Năng của Văn Hóa VIỆT. Thay vào đó là sự Thống Trị của các Ý Thức Hệ Ngoại Lai mà dân tộc Việt đã phải “trả một giá rất đắt “với những oan nghiệt, hệ lụy còn kéo dài cho đến hôm nay.

Chúng ta KHÔNG “Bài Ngoại”, và sẵn sàng đón nhận các Giá Trị NHÂN BẢN bất cứ từ đâu tới! Nhưng “thực phẩm” có “béo bổ” đến đâu cũng VÔ ÍCH, có khi trở thành ĐỘC HẠI nữa đối với một “thân thể ” bệnh hoạn, suy nhược!. Trong lãnh vực TINH THẦN cũng vậy, những Giá Trị “Nhân Bản ” kể trên cũng trở nên VÔ BỔ có khi NGUY HIỂM nữa đối với môt cá nhân hay một dân tộc đánh mất Niềm Tin vào “Cơ Sở” Tinh Thần của Văn Hóa Dân Tộc.

Để Khôi Phục lại NIỀM TIN, thiết tưởng chúng ta CẦN “Trung Thành” với TRUYỀN THỐNG Viết Hoa với những Giá Trị Trường Cửu hầu có được một “Cơ Sở” TINH THẦN Vững Chắc ở đợt Nguyên Lý, Hiến Chương?., nhưng ngược lại, ở đợt “Tứ Địa” , chúng ta cần có thái độ “Cách Mạng” đối với các Thói Quen, Tập Tục, Thể Chế ??Không còn Hợp Thời nữa!

Một khi đã có ĐƯỜNG HƯỚNG, và giống như Tổ Tiên trước đây, chúng ta phải Tập Sống trước tiên với Đạo Lý đó để cho “Tri Hành Hợp Nhất”! Ngoài ra, vì “Chân Thành” YÊU Chân Lý lẫn Văn Hóa Dân Tộc, chúng ta cũng muốn nếu có dịp, “ra ngoài” đóng góp một chút gì với “Thiên Hạ Năm Châu”! Nhưng muốn đạt được Ý Nguyện, có lẽ cần phải BIẾT NGƯỜI BIẾT TA!!!

Về vấn đề nêu trên, chúng tôi thử lấy một Thí Dụ trong lãnh vực TRIẾT HỌC. Chúng ta có một nền Văn Hóa vừa là một nền TRIẾT LÝ vừa là một ĐẠO SỐNG. Ngoài ra với bộ sách AN VI và VIỆT NHO “khá bề thế” chúng ta có “Tiềm Năng” đáp ứng được các Tiêu Chuẩn HÀN LÂM của giới Học Giả QUỐC TẾ trong lãnh vực Triết Học. Chúng tôi nhấn mạnh đến nhóm chữ TIỀM NĂNG : lý do là tuy vào thời Sinh Tiền, Cố Triết Gia Kim Định đã có nhiều dịp tham dự các Hội Nghị Triết Học Quốc Tế cũng như nội dung của Triết Thuyết đã được Quý Vị đồng nghiệp đón nhận một cách rất TÍCH CỰC, nhưng có lẽ sự tham gia của Cố Triết Gia chưa đủ nhiều và đều đặn để có ảnh hường lớn trên trường Quốc Tế!

Và có lẽ chúng ta cũng đã gặp những trường hợp TƯƠNG TỰ trong các lãnh vực KHÁC. Do đó, chúng ta mỗi cá nhân, mỗi nhóm trong lãnh vực riêng của mình hãy suy nghĩ về các Phương Thức nào có thể áp dụng được hầu giúp gia tăng ảnh hướng của chúng ta trong tương lại đối với Quốc Tế. Nhưng trong vấn đề này, ngoài CỐ GẮNG Cá Nhân còn có vấn đề THỜI CƠ nữa!.

Tuy nhiên có một điều chúng ta có thể LÀM NGAY, và điều này ngoài việc, khi có cơ hội thuận tiện, có “tiềm năng” giúp chúng ta RA VỚI QUÓC TẾ một cách Hiệu Nghiệm, ngoài ra còn có thể GIÚP CHÚNG TA NGAY trong cuộc sống hiện tại. Và đó là Thái Độ NGHIÊM TÚC đã bàn ở phần trên, mà chúng ta CẦN có trong KHI NGHIÊN CỨU hoặc SỬ DỤNG DỮ KIỆN hay LÝ THUYẾT KHOA HỌC.

Vậy nên, chưa cần nói đến QUỐC TẾ hay KHÔNG Quốc Tế, chỉ với riêng Yếu Tố này thôi, chúng ta có thể hiện thực những Tác Phầm GIÁ TRỊ rồi!!! Ngược lại, nếu THIẾU NGHIÊM TÚC, thì ta sẽ “không làm gì ra hồn cả” ” dẫu có cơ hôi đi tham dự các cuộc Họp Mặt Quốc Tế “, cũng như sẽ lãng phí thời giờ cho một việc làm Vô Bổ ,mà hệ quả là ta chỉ còn đáng ở lại “Xó Nhà” để mà TÁN DÓC hay xây dựng những :”lâu đài trên bãi cát.”

Về phương diện “Ra Với QUỐC TẾ” còn có một yếu tố khác rất QUAN TRỌNG. Trong lãnh vực VĂN HÓA nói chung và TRIẾT HỌC nói riêng, giới Quốc Tế chưa biết nhiều tới VIỆT, nhưng người ta đã biết nhiều tới NHO có lẽ vì Tây Phương đã tiếp xúc với NHO khoảng năm thế kỷ rồi, và càng ngày giới Đại Trí Thức Tây Phương càng quý trọng Tư Tưởng của Khổng Tử như việc Ngài được bầu làm Nhạc Trưởng tại Hội Nghị Quốc Tế Triết Học tại Honolulu vào năm 1949 hay sự kiện cách đây đúng 24 năm (1988), tại Hội Nghị Quốc Tế đầu tiên quy tụ 75 nhà Nghiên Cứu được giải thưởng Nobel mà 52 người là những Khoa Học gia, được tổ chức tại Paris, ở khóa họp cuối cùng, Hội Nghị đã đi tới kết luận như sau: “Nhân Loại chắc khó có thể sống còn nếu không trở về lại với nền Minh Triết của Khổng Tử ra đời cách đây 2500 năm” (54)

Do đó, qua chủ trương VIỆT NHO, chúng ta có thể đạt được sự CỘNG TÁC “Hai Chiều” giữa VIỆT và NHO có tiềm năng đem lại nhiều điều TỐT ĐẸP cho cả VIỆT lẫn NHO. Thật vậy, với sự kiện NHO đã được biết đến nhiều trên Thế Giới và với UY TÍN của Khổng Tử đối với giới Học Giả Quốc Tế, NHO có thể giúp VIỆT Dễ Dàng hơn RA VỚI QUỐC TẾ.

Ngược lại với sự kiện AN VI và VIỆT NHO có thể giúp NHO “thanh lọc” các yếu tố Du Mục “rơi rớt” của nhà HÁN và các Vương Triều khác, VIỆT có thể giúp NHO trở VỀ NGUỒN CỘI cùng với tiềm năng GIÁ TRỊ Đích Thực của NHO!

Lê Việt Thường

•CHÚ THÍCH

(1) Vĩnh Như, “Dùng Kính Hiển Vi Soi Rọi Tìm Nguồn GốcVăn Hóa Dân Tộc Việt Nam trong Tứ Thư Ngũ Kinh
http://www.canh-en.de/index.php?id=187&tx_m I ninews_pi1[showUid]=18409&cHash=b3d5bf0d58

(2) Kim Định, Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam, Dân Chúa, USA,1982, tr.94
(3) Idem , tr. 95
(4) Cung Đình Thanh, Tìm Về Nguồn Gốc của Văn Minh Việt Nam: Dưới Ánh Sáng Mới của Khoa Học, Sydney, Aus. 2003, tr.221-223
Anderson Johan G., Children of the Yellow Earth: Studies in Prehistoric China London, UK,1934.
(5)Li Chi, ‘The Beginnings of Chinese Civilisation’:Three Lectures Illustrated with Finds at Anyang,Seattle, USA,1957
(6) Chang Kwang-Ching, The Archaeology of Ancient China, New Haven,Con.1968
(7) Ho Ping-Ti, ‘The Cradle of the East’, Appendix I. Excavation at Non Nok Tha, Northeastern Thailand,1968,Interim Report,Asia Perspectives XIII(1970)p.139.
(8) Needham Joseph, Science and Civilisation in China, Vol. I, Introduction Orientation, Cambridge, UK 1954.
(9) Creel Herrlee G., The Birth of China: A Study of the Formative Period of Chinese Civilisation,NewYork,USA1937
(10).Eberhard Wolfram, A History of China, Berkeley, University of CaliforniaPress, USA, 1977
(11) Solheim II Wilheim G.,’Southeast Asia and Korea: from the Beginnings of Food Production to the First States’ in The History of Humanity: Scientific and Cultural Development, Vol 1: Prehistory and the Beginning of Civilisation, UNESCO, Rouledge, London, UK, 1994, chapter 45, pp. 468-480.
(12) Idem
(13) Bellwood Peter, Prehistory of the Indo-Malaysian Archipelago,Academic Press 1986.
(14) Surin Pookajorn, Recent Archaeological Data of Human Activities and Environmentalb Changes during the Late Pleistocene to Middle Holocene in Southern Thailand and Southeast Asia,1994
(15) Oppenheimer Stephen, Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast- Asia”, Phoenix, London, UK,1998, p.71.
(16) Meacham William, ‘On the Improbability of Austronesian Origins in South China’, Asian Perspectives 26(1): 89-106.1984-85
(17) Higham Charles, The Archaeology of Mainland Southeast Asia, Cambridge: Cambridge University Press, UK,1989.
Archaeology and Linguistics in Southeast Asia: Implications of the Austric Hypothesis, BIPPA 14: 110-118, 1996a.
(18) Blust Robert A., ‘The Austronesian Homeland: A Linguistic Perspective’, Asian Perpectives 26 (1) 45-67, 1988.
‘Beyond the Austronesian Homeland: The Austric Hypothesis and its Implications for Archaeology’, in W.H. Goodenough (ed), Prehistoric Settlement of the Pacific, pp. 117-140, Philadelphia:American Philosophy Society,1996.
(19) Benedict Paul K., ‘Thai, Kada, and Indonesian: a New Alignment in Southeast Asia’ American Anthropologist 44.576-601, 1942.
(20) Nichols Johanna, Linguistic Diversity in Space and Time, Chicago University Press, USA, 1992, pp. 228 & 230.’ Linguistic Diversity in Space and Time’ Journal of Immunogenetics, No 24(5): 345-356, Oct/1997.
(21) Oppenheimer Stephen, Idem tr. 138
(22) Cung Đình Thanh, Idem ,tr.316
(23) Cavalli Sforza L.,’Genes, People and Languages, Proceeding of the National Academy of Science (USA), Vol.194,1997 pp. 7719-7724.
(24) Chu J.Y. & assoc.,’Genetic Relationship of Population in China’, The National Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20,1763-1768, 29/07/98
(25) Nguyễn Văn Tuấn, Tìm Vế Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam qua Di Truyền Học: Một vài Phát Hiện Ban Đầu và Đường Hướng Nghiên Cứu<http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=302&Itemid=99999999>
Bing Su & associates ‘Y-Chromosome Evidence for a Northward Migration of Modern Humans into Eastern Asia during the last Ice Age, American Journal of Human Genetics, Vol. 65, 1999, pp. 1718-1724 .’Polynesian Origins: Insights from the Y-Chromosome’, Proceeding of the National Academy of Science (USA), Vol. 97, 2000, pp. 8225-82
(26) Li Yin & N.,’Distribution of Halotypes from a Chromosome 21 Region- Distinguishes Multiple Prehistoric Human Migrations’, Proceeding of the National Academy of Science(USA)\, Vol. 96,1999 pp. 3796-3800
(27) Piazza Alberto, Human Evolution Towards a Genetic History of China Proceeding of the National Academy of Science(USA),Vol.395 no 6707 1998
(28) Cung Đình Thanh, Idem, tr.499
(29) Idem, tr.295
(30) Idem, tr. 499
(31) Nguyễn Đức Hiệp, Người Austronesian trong Thuyết “Tàu Tốc Hành” và , Thuyết “Tàu Chậm” và sự Hiểu Biết Hiện Nay,
<http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=1032&Itemid=99999999>
(32) Idem
(33) Kim Định, Nhân Chủ,ThanhNiênQuốc Gia, Cali,USA tr. 22
(34) Kim Định,ViệtLý Tố Nguyên, An Tiêm, 2001, tr.19
(35) Jung Carl,Man and his Synbols,Aldus Books, London, UK 1964
(36) Lévi-Strauss Claude, Plon, Paris, France, 1958
(37) Aujas Jean-Marie “Clefs pour le Structuralisme”, Ed. Seghers, tr. 88
(38) Kim Định, Nhân Chủ,Idem tr.31
(39) Lyotard Jean-François, The Postmodern Condition <http://en.wikipedia.org/wiki/The_Postmodern_Condition>: A Report on Knowledge. Minneapolis: U of Minnesota P, 1984, reprint 1997. Translated by Geoff Bennington
(40) Cung Đình Thanh, Idem tr.301
(41) Idem tr. 220 Ko-Chieh-Kang,Critical Reviews of Ancient History, Ku Shih Pien
(42) Cung Đình Thanh, Idem tr.499
(43) Idem tr. 295
(44) Idem tr.42-46
(45) Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên,Idem tr. 51-54
(46) Oppenheimer Stephen, Idem tr.31-32″Địa Đàng ở Phương Đông” nxb Lao Động, SG, VN, 2005, tr. 66-67
(47) Idem tr. 49
(48) Cung Đình Thanh, Idem tr. 304-308
(49) Kim Ð?nh,”Sứ Ðiệp Trống Ðồng”, An Việt San José,1999, tr.187
(50) TSVT, Tinh Hoa Tư Tưởng Việt,1997
(51) Kim Định, Pho Tượng Đẹp Nhất của Vìệt Tộc, H.T. Kelton, Cali.USA, tr. 72
(52) Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên, Idem tr. 154-156
(53) Ðông Lan,” “”Rắc Vài Hạt Ðậu Văn Hóa Trên Nồi Xôi Chính Trị”” , Việt Nam Nhật Báo, San Jose, 15-04-200
(54) James Legge, “The Wisdom of Confucius” Axiom, 2003, tr.5

[Tác Giả] [ Lãnh Vực]

Tìm Kiếm