…..

Doãn Quốc Sỹ
Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến
Phần I
Chương 4
ÔNG CHỦ BÁO


Thật ra kể từ ngày bỏ “ngoài kia” vào thành một tháng sau, Kha và Hiển đều nhìn thấu thực trạng (cũng như Hãng trước đây). Trong cuộc sống mấy ai chịu dời bỏ hy vọng, nhưng ba chàng đều ngầm cảm thấy hy vọng quả là hết sức mong-manh, họ luôn luôn ở thế xoạy lưng không dám nhìn vào thực trạng tuyệt vọng của xã-hội. – Ngày đó – chưa về làng – Kha cứ phải luôn luôn nghĩ đến cảm tình của chàng với Miên, ôn lại tình yêu cũ của chàng với Vân, rồi ao ước muốn được gặp Thi để xem người con gái yếu đuối về thần kinh ấy ngày nay khác xưa thế nào … Tất cả những ý nghĩ đó, Kha cố tình làm cho ra vẻ bận rộn để khỏi nhìn xuống vực thẳm mà chàng cùng một số bạn thân đã bị tình thế xô tới đứng chênh-vệnh ngay trên bờ.
Từ sau ngày về làng, chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh trên cảnh vật và nhất là trên những tâm hồn thuần phác của quê hương, tình cảm Kha bỗng chồm lên như con thú dữ bị thương. Với sự lồng-lộn đó, Kha vừa chống đối với hoản cảnh, vừa chống đối với chính minh (chống đối vì cái gì, chính chàng cũng chẳng cần soi-mói cho rõ) những mong tìm được một lối thoát. Nhưng rồi sinh lực và niềm tin thâu nhận được tự quê nhà sớm tản-mát mất hút sau máy ngày trở lại Hà-Nội, chẳng khác một cụm bọt sà-phòng lớn thoạt rơi trên mặt nước rồi lăn tăn… lăn tăn… tụt dần xuống, thu nhỏ lại cho đến khi tan biến hẳn vào khối nước lạnh-lùng, lạnh-lùng như định mệnh. Ôi cuộc đời phơi mặt nơi đây có biết bao điều ghê tởm: những bộ mặt chính khách được treo đèn kết hoa đón rước, nhưng lũ hình nộm được thực dân bôi mặt vẽ hề đó, chúng có xương đâu mà đứng vững, có hồn đâu mà thương dân; những khuôn mặt lọc-lừa của lũ con buôn đô thành, lũ gà què ăn lần cối xay, bốn bề là khói lửa; những hình ảnh lam-lũ của lũ người dời bỏ miền quê xa-xôi, tìm tới ánh sáng kinh thành, bám lấy cuộc sống chênh-vênh, những khuôn mặt gái quê rũ vẻ chân phương sớm thành bệ-rạc vì cam chọn đường bán trôn nuôi miệng.
Không còn dối mình được nữa, nhìn vào đâu Kha cũng chỉ thấy những đổ vỡ, cái gì còn tạm đứng được đều là đứng một các lủng-liểng, cô-độc, mỏng-manh tạm-bợ, giá trị không bằng con chó rơm. Cả guồng máy chính quyền bù nhìn tại thủ đô là hình ảnh một người khuôn mặt thì hủi, tai điếc, mắt thông manh, chân tay hậu đậu, phổi ruỗng nát, tim sưng, mạch máu hết co rân, ruột ung thư … Ban ngày đi vào sự ồn-ào của thành phố mà là đi vào sa-mạc của tâm hồn. Đêm đến nghe tiếng súng ầm-ì vọng lại tự các miền ngoại ô hạy tự bên kia bờ sông, mỗi tiếng súng bùng lên như một cái gì rứt đi tự trái tim để rồi rội mạnh trở lại tàn phá chính xuất phát điểm đó.
Vừa may lúc Kha, Miên, Hãng gặp Khiết, rồi Khoá, rồi Hãng kết họp lại thành gia đình Văn-Hoá. Cùng giả tắc biến! Cuộc đời máy ai chịu bước đường cùng?
Hôm đó vào buổi chiều thứ bảy, Miên đương sửa-soạn bữa cơm chiều khá thịnh soạn vì Hãng đã nhận lời tới ăn.
“Phải đấy – lời Hãng khi nhận lời – nên có sự hội-họp như vậy, nhìn mặt nhau cho ấm lòng!”
Ba người vừa gặp nhau được một lúc thì có tiếng xe Jeep rồ máy ngoài cổng, máy tắt, tiếng ai gọi lớn:
– Có phải Kha ở đây không, Kha ơi!
Kha reo:
– A Luận!
Cả Kha, Hiển, Hãng cùng ra sân đón Luận vào với một người đứng tuổi, trạc băm sáu, băm bẩy, đeo kính trắng gọng vàng.
Luận giới thiệu ngay để phá tan bầu không khí ngỡ-ngàng:
– Xin giới thiệu với các anh đây là anh Khiết, chủ bút tuần báo VĂN-HOÁ (cười) tờ tuần báo trí thức và ưu thời mẫn thế nhất Hà-Nội ngày nay (với Kha) anh Khiết muốn gặp cậu để nói chuyện.
Khiết nói ngay:
– Thật ra câu chuyện đó cũng là câu chuyện chung, được gặp các anh đông vui thế này tưởng không gì hơn nữa.
Sau mấy phút mọi người tự giới thiệu một loạt, Khiết vào chuyện hướng về Kha, giọng ấm và trong, rõ ra là người không bao giờ có ý trong những giao thiệp bằng hữu:
– Qua lời giới thiệu của Luận về anh rồi được đọc mười bài thơ của anh mà tôi nhất quyết giữ lại, tôi được biết anh – cũng như tất cả chúng ta đây – có mang nhiều thắc-mắc thời đại và là người có … (Khiết lắc đầu cười) xin lỗi anh, tôi định nói “và là người có tâm huyết” nhưng sợ xúc phạm đến anh bởi mọi danh từ cao đẹp của chúng ta ngày nay đều bị ô uế cả mất rồi, anh cho phép tôi tạm nói là anh không vô tình với thời cuộc. Tôi còn được biết thêm hậu phương anh có phụ trách về văn nghệ, chúng ta nên họp tác anh ạ, hẳn anh cũng đồng ý với tôi là nếu chỉ một mình đơn thương độc mã, chắc-chắn chúng ta không ai có thể làm nên trò-trống gì…
Nước da Khiết trắng, khi chàng nói máu dồn lên mặt làm cho đỏ hồng, đôi mắt chàng lấp-lánh sau cặp kính trắng gọng vàng. Khiết hơi thấp nên chàng luôn luôn dướn người lên cố cho cao ngang tầm mắt Kha như để cho lời nói chí tình của mình dễ đi thẳng vào tâm hồn Kha. Vừa rồi – Khiết tiếp – Luận có giới thiệu tuần báo Văn- Hoá là tờ báo trí thức và ưu thời mẫn thế nhất Hà-Nội ngày nay, mong lắm thay, vì thưa các anh tờ báo đó chỉ mới được giấy phép thôi, có chăng nửa tháng nữa mới ra chào đời.
– Ủa báo của anh chưa ra? – Kha ngạc nhiên hỏi.
– Vâng chính thế. Tôi vào nghề luật sư tập sự được hơn một năm nay, nghề đó chỉ để nuôi sống, tôi còn phải hoạt động nữa chứ và … và lần này tôi đã nghĩ chín, nhát định hoạt động văn hoá. Nhân dịp tôi vừa lên cãi một vụ ở Vĩnh-Yên, gặp Luận, chú em họ, Luận khoe với tôi mười hai bài thơ của anh, đọc xong tôi có ý kiến liền, nếu anh ưng chúng ta sẽ “đào viên kết nghĩa” vào dịp này.
Kha giơ tay làm một cử chỉ gồm cả Hãng, Hiển và chàng rồi đáp lời Khiết cũng bằng giọng chân tình:
– Thưa anh, chúng tôi phải lấy làm xấu hổ mà thú thực với anh rằng kể từ ngày chúng tôi ở “ngoài kia” vào đâỵ, chúng tôi chưa có can đảm nhìn thẳng vào thực tại. Nhưng xét cho cùng, dù muốn hay không rồi thực tại nó cũng chọc vào mắt mình cho kỳ mình phải tỏ thái độ. Cũng xin thú thực, ở “ngoài kia” tôi có đôi lần phụ trách văn nghệ, nhưng, xin anh lưu ý, có chỉ là những nội san xoàng thôi. Ngày nay được anh mời cộng tác tôi tự thấy lúng-túng, lúng-túng thật chứ không phải nói khách sáo, trước sự thành-thực giản-dị của anh, tôi sẽ không xứng đáng với anh chút nào nếu tôi khách sáo, lúng-túng vì cảm thấy minh đương bơi giữa sự đau khổ rộng lớn như đại dương của dân tộc, biết viết gì bây giờ, thưa anh? Bất lực! Bất lực! Chép nguyên sự thực thì phải một pho sách hàng vạn trang, nhưng nghệ thuật đâu phải là chep nguyên sự thực?

 

Miên đã khuân máy chiếc ghế của nhà ra sân. Hiển muợn thêm mấy chiếc nữa bên nhà ông Cai, mọi người đã ngồi xuống, trừ Kha và Khiết còn tiếp tục câu chuyện.
Khiết gật đầu:
– Tôi rất đồng ý với anh ở điểm “biết nói gì về nỗi đau khổ rộng lớn như đại dương của dân tộc bây giờ”, tôi chỉ biết là từ sau khi gặp Luận để gián tiếp biết về anh, không hiểu tại sao tôi muốn đặt một lòng tin vô bờ vào anh, không phải là tin ở tài năng văn nghệ – con đường nghệ thuật vô cùng biết thế nào mà đặt mốc tài năng, thưa anh – nhưng là tin ở sự thanh khiết tâm hồn thể hiện qua lời thơ của anh. Thời buổi này sau khi đã kinh qua bao hiện thân của lọc-lừa phản trắc, mỗi khi tìm được thấy người để tin, quý hoá lắm anh ạ.
Kha mỉm cười, nụ cười hơi héo-hắt, chàng thoạt không biết nói gì để đáp lời Khiết. Từ chối lời khen ư? E rằng khách sáo. Yên lặng nhận lời khen ư? Kể cũng không sao, nhưng kể cũng đáng buồn cho tình trạng đầy lọc lừa phản-bội của đất nước.
May sao Miên vừa bưng nước ra, Kha mời Khiết ngồi xuống, mọi người cùng khoan thai nhắp chén trà, bắt đầu vào câu chuyện chung. Hiển nói:
– Chúng ta ngồi nói chuyện ở sân thế này cho mát, hôm nay tiện thể giữ anh Luận và anh Khiết ở lại cùng ăn cơm với chúng tôi, chả chiều thứ bảy cô em tôi có làm được mấy món đặc biệt. Cũng là bữa tiệc nhỏ để chào mừng tuần báo Văn-Hoá sắp ra đời.
Khiết cười ha hả nói: “Được lắm! được lắm!” cùng lẫn với lời Luận “D’accord! D’accord!”
Và Luận thở phào:
– Thế là tôi làm tròn phận sự của một tên … chỉ điểm văn nghệ!
Mọi người cùng cất tiếng cười vui-vẻ.

 

II 

 

Khi mọi người đã vào cả trong nhà ngồi quây quần quanh bàn ăn, Khiết nói:
– Tôi đã thất bại trên con đường chính trị các anh ạ, vì hoàn cảnh cũng có, vì không hoàn toàn hợp với sở nguyện cũng có.
– Anh nói không hoàn toàn hợp với sở nguyện là sao? – Hiển hỏi.
Tôi muốn nói mình luôn luôn có khuynh hướng dùng vương đạo, mà gặp toàn bá đạo.
Cẩu đạo thì đúng hơn – Luận nói và mọi người cười ồ.
Khiết tiếp:
– Nhưng đã chót vào con đường chính-trị biết những ngộ ngách của nó, âu cũng thành nghiệp chướng của mình, khó bỏ lắm các anh ạ, nhất là khi minh muốn truyền bá vương đạo chống bá đạo. Tôi với cô nàng Chính-Trị bây giờ như anh chồng trẻ lấy cô gái già hơn minh nhưng có sức mê hoặc, cô ta nắm vững nghệ thuật chiều chồng lại biết hờn giỗi đúng mức nữa khiến mình đành chịu bỏ tay trong cái vẻ đắm say của mê hồn trận đó.
Kha cười:
– Nghe anh nói tôi cũng mê chính-trị luôn.
Sau khi đã thất bại – Khiết tiếp – trở về đây vào nghề luật sư tập sự, đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ… suy nghĩ lung lắm hơn một năm giời, tôi thấy rằng mình còn một con đường để dung hoà với chính mình, đó là con đường văn hóa, chỉ có con đường này giúp ta vươn lên cao hơn mọi khuynh hướng chính trị làm một cuộc tổng hợp, chỉ có con đường này giúp ta vươn tới trước mà thỏa sức vùng-vẫy bơi lội trong lý tưởng của mình. Chọn cái thế giới thuần tinh thần này thoạt tôi tự hỏi có phải mình đã đào ngũ với chính mình. Không, tôi không hề phụ cái “nghiệp dĩ’ của tôi, trái lại trong khi thấy rằng vương đạo còn thiếu thiên thời, địa lợi, nhân hoà thì vào lĩnh vực văn hoá tôi vẫn đợi thời mà là hoạt động, nói một cách khác, đợi thời một cách tích cực, đợi thời mà tạo thời.
Hãng gật đầu:
– Anh nói đúng!
Thức ăn đã được Miên mang lên dần, bày đủ, mọi người giúp nhau cho đá vào ly, mở biạ, rót bia, nâng ly, đụng ly chúc tụng… Phút ồn-ào đầu bữa ăn đã ngơn- ngớt, Khiết lại dẫn đầu câu chuyện, suốt bữa ăn:
– Thực ra, thưa các anh, đây không phải là lần đầu tiên tôi làm báo, khoảng 1936 tôi đã là chủ nhiệm tờ báo Pháp ngữ: LA VOIX DES JEUNES. Dạo đó tôi vừa học xong Luật, nhưng không học thi tri huyện, mà ra dạy học, mặc dầu bị thầy tôi chửi thậm tệ – (Khiết là con một ông tuần phủ). Tôi dạy ở trường tư thục lớn kia, giáo sư gồm toàn những “cây” cách mạng sau này. Tôi còn nhớ giá giờ ngày đó: 1e année chín hào, 2e année một đồng mốt, 3e année một đồng ba, 4e année một đồng rưỡi. Tôi có mấy anh bạn đồng chí trước cùng ở Học-Sinh-Đoàn trong Việt-Nam Quốc-Dân Đảng, rồi vào năm 1931 lại cùng tham gia Mặt Trận Phản Đế mà cáp lãnh đạo tối cao là một số chính khách ngày nay còn sống như U-Nu của Miến-Điện, Soekarno của Nam-Dương… Chúng tôi hùn tiền lương dạy học lại, làm báo. Báo Pháp ngữ ngày đó không phải kiểm duyệt, không phải xin phép, chỉ cần báo trước hai mươi bốn tiếng đồng hồ và khi in xong thì nạp bản: hai tờ ở Biện-Lý-Cuộc, hai tờ ở toà Đốc-Lý…
Kha hỏi:
– Sao thực dân Pháp đặc ân cho báo Pháp ngữ hậu-hĩ thế anh?
– Bởi vì tụi chúng biết báo Pháp ngữ chì bọn trí thức đọc, mà bọn này thì đã được thực dân cho hưởng nhiều đặc quyền rồi, tinh thần cách mạng còn mấy? Tờ LA VOIX DES JEUNES (bốn trương) in mỗi tuần ba ngàn tờ hết bốn mươi đồng. Theo dõi hai số đậu, mật thám Pháp biết bọn tôi nhật định chống đối chúng, chúng lại biết chúng tôi rất nghèo nên làm ngơ cho ra đến số 3 rồi dự định tịch thu vào số 4, tịch thu vào lúc đó mới thật ác vì chúng tôi sẽ bị các đại lý thực hiện câu “dậu đổ bìm leo” mà quỵt hết tiền. Tin đó tôi được người bạn làm trong toà Thống-Sứ báo ngầm cho biết trước. Thường thì LA VOIX DES JEUNES phát hành vào chiều thứ hai, kỳ đó chúng tôi làm việc suốt buổi chiều thứ bảy, bài viết chửi thực dân thật kịch liệt, máy in chạy suốt đêm, sáng chủ nhật xong, chúng tôi gói cả báo cũ còn lại với báo mới gửi bằng xe hàng đến đại lý các tinh. Sáng thứ hai, mười tên mật thám – mười ta, hai Tây – ạp lại toà báo với hai chiếc cam-nhông.
Khiết cất tiếng cười, đôi mắt chàng long-lanh sau cặp kính trắng gọng vàng, cả khuôn mặt ngời sáng một vẻ ranh-mãnh đáng yêu. Chàng thuật tiếp:
– Tên mật thám Tây chào tôi rất lễ phép, thứ lễ phép của mèo tin rằng đã cầm lỏng chuột trong tay, rồi xuất trình giấy cho phép tịch thu báo: “Thưa ông chúng tôi được lệnh đến tịch thu báo của ông”. Tôi cũng cười rất xã giao và rát lễ phép đáp: “Thưa ông, tiếc là ông đến hơi muộn, chúng tôi đã cho phát hành”. Qua đi một giây chưng-hửng, tên đó giữa lại được sắc diện điềm nhiên ngay: “Nếu vậy xin ông cho chúng tôi tịch thu số còn lại.” Tôi chỉ lên bàn giấy: “Thưa ông còn lại đúng hai tờ đây, xin ông cho tôi giữ lại một tờ làm kỷ niệm!”
“Chúng tôi được lệnh tịch thu tất cả những báo cũ.”
“Thưa ông báo cũ chúng tôi cũng gửi đi cho hết rồi!”
Khiết lạị cất tiếng cười đắc ý như muốn ngừng ờ đáy, Luận ra chiều nóng ruột “ Rồi sau ra sao anh?
Chúng nó đành phải lên xe chứ sao. Đúng lúc xe chuyển bánh, tên mật thám Tây còn giơ tay chào tôi một lần cuối-cùng với lời nói:
– Bien joue! A la prochaine… (Chơi vố giỏi đấy, hẹn lần sau…)
Về sở chúng gọi giây nói ra ngay nhà bưu điện bảo ngừng gửi tất cả những kiện báo LA VOIX DES JEUNES, nhưng đã biết trước vậy chúng tôi đâu có dại gửi bằng đường bưu chính, chúng tôi gửi theo xe hàng kia.
Nụ cười dí-dỏm còn đọng sáng vành môi dưới, nhưng Khiết khẽ chớp mắt và lắc đầu ngao-ngán:
Về tinh thần thì thắng nhưng về vật chất thì mình vẫn thua, thua to. Đúng như họ đã dự tính trước, đợi đến số bốn mới ra nghị định tịch thu, các đại lý báo “dậu đổ bìm leo… lở đào cao đắp” tức khắc, không một đại lý nào chịu thanh toán sòng phẳng, tụi mấy thằng chúng tôi nhẵn túi lương dạy học!
Hãng rót thêm bia cho Khiết, nói:
– Đó là bước đầu văn-hoá thất bại của anh!
– Ấy kế tiếp bước đầu văn-hoá thất bại đến bước đầu chính trị nữa chứ.
– Cũng thất bại? – Hiển cười hỏi.
– Cũng thất bại! – Khiết cười đáp.
Nhấp xong một ngụm bia, Khiết tiếp:
– Sau khi đã thất bại về ‘báo bổ” cuối năm đó chúng tôi đi sát với các anh em thợ xẻ ở phố Bắc- Ninh, xui được các anh đình công chống chủ Pháp bóc lột, nhưng nào tụi tôi đã có kinh nghiệm gì, chĩ chú trọng vào việc đình công mà quên khuấy việc lập quỹ cứu cấp để giữ vững tinh thần anh em trong một thời gian tối thiểu. Đình công được ba hôm, thợ xin đi làm lại…
Miên hỏi khẽ:
– Chắc các anh phải đến chia buồn cùng họ?
Khiết trợn mắt một cách khôi hài:
– Chết, cô lại xui dại chúng tôi đến chia buồn cùng họ ư? Chúng tôi trốn chí chết, đến hàng năm sau không dám gặp họ. Gặp là họ đánh ạ! họ cho là mình lừa họ, là mình xui… “trẻ con ăn cứt gà” mặc dầu trong số thợ xẻ có người xấp-xỉ tuổi ông cụ thân sinh tôi.
Mọi người lại một dịp cười vang…
Kha hỏi:
– Hết “báo bổ” đến chính trị, hết chính trị đến gì hở anh?
– Ấy hết chính trị đến quân sự!
Thấy mọi người không kìm được loạt cười ồ, Khiết sắp gắp thức ăn lên miệng bèn ngừng lại giơ cao đầu đũa làm hiệu gõ gõ vào không khí rồi nói bằng giọng nghiệm trăng:
– Dạ dạ, quân sự thật ạ, không phải chuyện bỡn! số là vào những năm 1942- 43 tổ chức thanh niên hương thôn được quân Nhật cho hoạt động công khai, tôi bèn nảy sáng kiến nương vào thời cơ đó tổ chức đoàn Thanh-Niên Hưng-Quốc, một mặt tuyên truyền chống việc Nhật-Pháp thu thóc, chống việc Nhật bắt dân quê nhổ mạ để trồng bông và trồng đay, mặt khác bí mật mua súng ống chống lại cả Nhật lẫn Pháp. Xin nhớ là những hoạt động đó hoàn toàn do sáng kiến của tôi chứ không ăn nhằm gì với đoàn thể Việt-Minh cả. Thanh-Niên Hưng-Quốc Đoàn sau này hỗn hợp làm một với Quốc-Gia Thanh-Niên Đoàn, một tổ chức ngoại vi của Quốc-Dân Đảng.
Tiệc tàn. Miên đã chuyển dần bát đĩa xuống bếp và mang đồ nước lên. Khuôn mặt Khiết bỗng đượm buồn, lời Khiết cũng bắt đầu trở thành nghiêm trọng, giọng chàng thủ thỉ chỉ vừa đủ nghe khiến Hãng ngồi ở đầu bàn nhiều khi phải hơi nghiêng tai lắng nghe mới theo rõi được câu chuyện:
Đại tướng G. ngoài kia chính là bạn học với tôi. Hắn thông minh xuất-sắc và được tên Chánh Mật-Thám Pháp M. nhận làm con nuôi, âu cũng là kế mua chuộc cùa thực dân để đầu độc nhân tài của ta. Nhà G. đầy hai tủ sách Mát-xít… Các anh nên nhớ ngày đó mật thám Pháp bắt được ai toa trữ sách Mác-xít, người đó có thể bị từ sáu tháng đến ba năm tù, ấy là chưa kể thời gian điêu-đứng bị chúng thảm vấn. Nhưng G. đây là con nuôi M. câu chuyện tất nhiên khác hẳn.

 

Khiết khẽ lắc đầu ngừng câu chuyện lại đến một phút rồi mới tiếp:
– Lịch sử tám mươi năm thực dân Pháp cai trị mình, chúng luôn luôn bị những vố “lộng giả thành chân”, o bế trí thức để giới này cam phận tay sai, thì về sau chính giới trí thức lãnh đạo cách mạng, tham gia cách mạng làm gương cho quần chúng ; nghị định số 82 ngày 6-4-1878 của Thống Đố Nam-Kỳ Laíont bắt các nhân viên thừa hành phải đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ để dễ bề sai bảo thì sau này chữ quốc ngữ lại biến thành một lợi khí văn-hoá nhiệm mầu cho người mình chống ngoại xâm, xây quốc học. Đến như M. o-bế G. để rồi G. thành mác-xít thật, âu cũng ià một vố “lộng giả thành chân” nhỏ. Thành thử khôn ngoan đến như thực dân mà rồi cũng chẳng cái dại nào giống cái dại nào.
Hiển đặt sâu cái nhìn bỡ-ngỡ lên khuôn mặt đượm buồn của Khiết, hỏi:
– Anh là bạn thân với G.?
Khiết lắc đầu:
– Thân thì không hẳn là thân lắm, mà cũng không đến nỗi sơ. Biết là G. có trong tổ chức mát-xít nhưng thoạt tôi cũng không ác cảm gì với hắn cho lắm. Vào lúc bầu không khí cách mạng đang xục-xôi nhất – sau ngày 19-8 – người Pháp ờ Hà-Nội phải tổ chức thành nhóm để tự bảo vệ cho nhau, họ có bảo bà M. nên dời nhà riêng ở phố Hàng Đay đến ở với họ, bà từ chối vì bà bảo: “G. là con nuôi tôi, nó phải bảo vệ tôi chứ”. Bà bị giết ngay hôm sau. Ở đây tôi hãy bỏ cái điểm bà M. là người Pháp, bà M. là vợ tên chánh Mật Thám thực dân, chồng bà ấy làm mật thám sao lại bắt bà ấy chịu trách nhiệm, tôi chỉ đứng trên quan điểm nhân loại mà phán xét. Hỏi rằng người dân quê Việt-Nam nào mà không biết căm thù thực dân Pháp, nhưng đến sau ngày 9-3-45 Pháp bị Nhật hất cẳng, nhiều toán lính Pháp lẩn trốn vào rừng trung du mấy ngày đói khát, buổi sáng kia có tên ra đón đường làm hiệu xin cơm một người đàn bà Việt đương gồng-gánh tới chợ. Từ tâm xúc động, bà không nhìn y là kẻ thù, mà chì biết trước mắt bà lúc đó là một người thất thế đói khát rách rưới, bà ân cần trao cho y nắm cơm, rơm rớm nước mắt. Người Việt minh biết căm hờn nhưng lại biết tha thứ, đáng quý ở chỗ đó. Để cho đàn em giết một người đàn bà mà mình đã nhận làm mẹ nuôi và nhất là vì người ta quá tin mình trên phương diện tinh cảm mà không đề phòng, tôi thấy kém nhân nghĩa. Nhưng thôi, hãy cho việc đó G. không biết, hoặc biết mà không kịp ngăn, điều này mới khiến tôi quyết định xa hẳn G. Sau cách mạng tháng tám tôi đương làm chủ-tịch tỉnh Kiến-An thì đựơc G. mời về giữ chức chánh văn phòng bộ Nộị-Vụ, bộ hắn phụ trách. Giời ơi, tôi về có mấy ngày mà đơn khiếu nại từ các nơi gửi về hết chồng này đến chồng khác, rồi những người khăn sô áo ngang kéo tới đầy Bắc-Bộ-Phủ, con khóc cha, vợ khóc chồng, anh khóc em, đòi đền mạng. Thê thảm vô cùng! Tôi trợn tròn mắt đòi G. cấp tốc giải quyét ổn thỏa, cấp tốc trừng trị những tên làm láo ỷ thế giết người để trả tư thù, cấp tốc ra chỉ thị cho cấp dưới phải thận trong việc lên án tử hình… G. nói: “Nước Nga trước đây hy sinh tám triệu cho cách mạng thành công thì mình cũng có thể hy sinh nửa triệu chứ sao?” Hắn nói đến thế thì thật hết rồi! Dân số mình ít-ỏi, một người ngã là máu chảy ruột mềm, gương ông cha xưa hết sức tiết-kiệm máu suốt dòng lịch sử chống Tàu là thế, mà nay hắn cầm bằng hy sinh nửa triệu, các anh hãy tưởng tượng con cháu nửa triệu đồng bào sáu số đó khăn xô áo ngang…
(Sau này khi hay tin tại Điện Biên Phủ G. áp dụng chiến thuật biển người của Tàu, Khiết đã thật không láy làm lạ)
Khiết tiếp:
– Tôi từ chức chánh văn phòng, nói với hắn: “anh quan niệm như vậy tôi không thể hợp tác với anh được!” Chính phủ Liên Hiệp thành lập xong, cử một phái đoàn thiện chí sang Trùng Khánh yết kiến Tưởng-Giới-Thạch, chúng tôi dùng áp lực bắt Việt-Minh phải để cho ông Bảo-Đại cùng đi nói là để thêm uy tín và càng sáng tỏ thiện chí, kỳ thực để sẽ tôn ông lên làm “minh chủ” làm bình phong cho một mặt trận quốc gia thống nhát sau này, như thế tiện bề ngoại giao với liệt cường bên thế giới tự do. Đại biểu các đoàn thể quốc gia sẽ tuỳ theo phương tiện mà từ các ngả đổ về tạp trung tại Nam-Kinh.
Một số lớn đại biểu Quốc-Dân-Đảng theo quân đội rút lui từ Yên-Báy tới Lao-Kay để rồi tới Nam-Kinh bằng con đường ngang qua Côn-Minh.
Một đại biểu tham chính thì dùng đường hàng không từ Hà-Nội qua Côn-Minh, qua Trùng Khánh, sẽ gặp ông Bảo Đại ở đây, cố thuyết phục ông tới Nam-Kinh phó hội.
Một toán đại biểu khác đi đường Móng-Cáy, qua Đông-Hưng, rồi tới Nam-Kinh bằng con đường ngang qua Ngô-Châu.
Một toán đại biểu khác nữa đi đường Lạng-Sơn qua Liễu-Chau để tới Nam-Kinh.
Còn toán do tội cầm đầu thì dời Hải-Phòng bằng đường thuỷ, qua Hương-Cảng, tới Thượng-Hải, rồi từ Thượng-Hải chúng tôi tới Nam-Kinh bằng xe hoả.
Khiết mím môi gật-gù nhưng chưa nói tiếp, Hãng hỏi:
– Các anh gặp ông Bảo-Đại ờ Nam-Kinh?
Khiết lắc đầu:
– Không, ông không đến.
– Sao thế? – Hiển hỏi:
– Vì Uỷ-Ban Giải-Phóng của ông thành lập với cụ Trần-Trọng-Kim không được thống chế Trưởng-Giới-Thạch và tướng Marshall ủng hộ.
– Vì sao thế anh? – vẫn lời Hiển.
– Dạo đó Mỹ còn ngây thơ lắm, tin ông Hồ là người có tinh thần quốc gia. Biết cơ sự như vậy, ông Bảo-Đại dời Trùng-Khánh về Hương-Cảng, nơi đây hình như ông nhờ Anh trung gian cho tiếp xúc với Pháp, không phải ông muốn đầu hàng Pháp mà là muốn tìm một giải pháp dung hoà nào đó.
Còn các anh ở lại Nam-Kinh?

 

– Chúng tôi tiếp tục chờ đại biểu các đoàn thể kháng chiến quốc gia từ miền Nam tới để chuẩn bị thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống-Nhất Toàn Quốc. Trong thời gian đó, một lần chúng tôi thành lập một phái đoàn nhỏ, đệ cử một vị lão thành cách mạng làm trưởng đoàn, cùng đến Trùng-Khánh xin yết kiến thống chế Tưởng- Giới-Thạch để tỏ bày lập trường cùng mọi lẽ thiệt hơn, mong được sự ủng hộ tích cực hơn của Quốc-Dân Đảng Tàu. Tới gặp được thống chế Tưởng-Giới-Thạch thì vị lão thành của chúng ta – người rất đạo đức nhưng quá thật-thà và còn cổ quá – khề khà nói: “ít khi được dịp gặp Tưởng Tổng-Tài, nay được hân hạnh đó xin có một bài thơ tặng Tưởng Tổng-Tài”.
Thống chế Tưởng-Giới-Thạch tuy ngạc nhiên nhưng cũng cười xã giao đợi nghe. Rồi đọc thơ, rồi vài lời giải thích thêm ý nghĩa. Thời gian tiếp khách đã được án định trước, đến giờ viên Sứ-Trưởng – tựa như trưởng ban nghi lễ của ta – ra thựa nhỏ với Tưởng Thống Chế là phái đọân Tây-Tạng hiện đương đợi được yết kiến. Thế là việc chính chưa bàn được máy, coi như viên gạch nhỏ ném mất hút xuống sông sâu.
Mọi người vẫn yên lặng theo rõi câu chuyện Khiết thuật với một nhịp điệu trầm buồn. Tiếng Kha:
Rõ hoài!
Khiết cải chính:
– Chẳng hoài đâu, ờ Nam-Kinh một thời gian tôi đã có dịp quan sát, nghe- ngóng và thấy rằng Quốc-Dân Đảng Tàu đã hủ hoá quá rồi. Một anh tỉnh trưởng mới lên – tỉnh bên họ lo bằng cả nước mình – thôi thì mang cả họ hàng làng nước đặt vào guồng máy chính quyền, ấn hành tiền tệ mới, thu vét vàng về… cứ như thế, tại mỗi miền mỗi lần thay đổi người cầm đầu, là toàn thể cánh cũ lật nhào, quan tân chế độ tân mà! Nhưng thôi việc mình mình cứ làm, chúng tôi vẫn chuẩn bị thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thổng-Nhất Toàn Quốc Toàn Quốc. Trong khi chờ đợi tôi viết báo, viết cho Courrier de Shanghai và North Chiana Morning Post ( Hoa-Bắc Chiêu Báo). Tôi vừa làm cái thoi liên-lạc với các anh em giữa Nam-Kinh với Thượng-Hải vừa làm quản lý cho cả hai nơi, vì vậy tôi cũng biết kinh doanh tí ti. Nam-Kinh có món hàm- ạp, vịt muối để hấp với sôi, ngon nhất thế giới; mỗi khi từ Nam-Kinh đi Thượng-Hải tôi mang theo vài tá hàm-ạp, cứ bán hết mười hai con như vậy thì được lãi hai con ; ở Thượng-Hải về Nam-Kinh tôi mang theo gấm Thượng-Hải dạ Thượng-Hải…
Giọng Miên phát biểu vui hẳn, như một luồng gió muốn thổi quang bầu trời u-ám: “Anh kinh doanh giỏi thế thì nền tài chính cách mạng rồi-rào quá rồi anh nhỉ?”
– Không đâu cô ơi, bởi tôi phải nuôi một số anh em khá đông nên nhiều khi còn ít tiền quá, anh em bèn kéo nhau đến “nhậm-xà” tại Tân-An Mỹ-Quán trước Bộ Ngoại Giao đường Tôn-Trung-Sơn làm ra vẻ phong lưu tài tử một lũ, kỳ thực đến gọi thật nhiều lạc rang, ăn thứ đó chả chóng đầy, rồi về nhà mỗi anh làm thêm một bát cơm với món gắp duy nhất, món dưa góp ca-la-thầu măn-mặn nữa là… bế mạc!
Khiết cười, đứng dậy nói:
– Thôi chúng ta cũng nên tạm bế mạc cuộc họp mặt ở đây, chứ cứ nói chuyện mãi về cuộc đời hoạt động hải ngoại của tôi thì… chán lắm!
Hãng cũng đứng dậy nói:
– Bây giờ còn sớm (chàng nhìn đồng hồ) mới tám giờ rưỡi, chúng ta hãy mỗi người kéo một ghế ra sân ngồi cho mát, nói chuyện thêm một lúc nữa.
– Vâng thì ra! – Khiết đáp và mỗi người lôi xành-xạch một ghế ra sân.
Hiển vươn vai sung-sướng:
– Chà mát thật, thoáng thật.
Kha hỏi Khiết:
– Con đường Nam-Kinh Thương-Hải dài bao nhiêu cây số hở anh?
– Chừng hơn ba trăm cây gì đó. Từ Nam-Kinh đi Thượng-Hải tuần tự qua máy thị trán chính này: qua Tô Châu, gái Tô-châu đẹp có tiếng đấy, đôi má cứ tự nhiên hồng lên, khí hậu nơi đây thế, qua Trần-Giang, qua Vô-Tích rồi đến Thượng- Hải trong ra cửa bể Ngô Tùng.
– Có đúng địa danh Vô-Tích trọng truyện Kiều của cụ Nguyễn-Du: Hoạn Thư sai Khuyển, Ưng đến Lâm-Chuy bắt Kiều về Vô-Tích?
– Chính thị!
Kha gật gù vẻ mơ-màng:
– Thích nhỉ, anh đi qua những nơi mang những tên gợi cảm lạ.
– Chà có tâm hồn thi sĩ thì chẳng phải đi đâu xa, cứ ờ ngay Nam-Kinh anh cũng ngắm được nhiều cảnh, nghe được nhiều tên gợi cảm.
Thế là tưởng ra sân để thay đổi câu chuyện, rồi cũng trở lại chuyện Nam-Kinh, nhưng lần này Khiết đã khéo chuyển hướng câu chuyện, chứng tỏ “nhà chính khách có khuynh hướng vương đạo” này cũng có tâm hồn nghệ sĩ lắm (có thể mới vương đạo được chứ). Khiết nói:
– tháy Nam-Kinh còn vượng địa e đế vương còn có thể xuất hiện nơi đây, bèn sai lấy vàng yểm cho hết vượng khí, vì vậy có tên Kim-Lăng. Phía Bắc Nam-Kinh có cái đồi gọi là Kê-Minh-Sơn trên Kê-Minh-Sơn có một ngôi chùa nhỏ gọi là Kê-Minh-Tự. Tương truyền Vũ-Đế cất quân đi dẹp giặc đến đây hạ lệnh cho quân nghỉ, định đến sáng hôm sau mới bắt đầu tiến đánh. Vào canh hai Vũ-Đế sực dậy nghe có tiếng gà gáy ngỡ sắp sáng bèn hạ lệnh cho quân sĩ dậy. Giặc ập tới cướp trại, Vũ-Đế không bị đánh bất ngờ, trái lại còn nắm đựợc thế chủ động để tận diệt địch. Sau đó Tề-Vũ-Đế nằm mộng thấy một ông già chống gậy tới cho hay ông là thần núi đã làm cho gà gáy để nhà vua hạ lệnh quân sĩ chuẩn bị kịp thời. Do đó Tề-Vũ-Đế đặt tên núi này là Kê-Minh-Sơn và cho xây Kê-Minh-Tự để tạ ơn thần. Dưới chân Kê-Minh-Tự có một cái giếng cạn gọi là Yên-Chi-tỉnh, sát miệng giếng là một phiến đá lớn rất nhẵn, lấm tấm đỏ màu máu. Lại tương truyền rằng Trần-Hậu- Chủ đời Lục-Triều vì mê yến ẩm với nàng Trương-Quí-Phi, mê khúc Ngọc-Thụ Hậu- Đình-Hoa, mà rồi cơ nghiệp nhậ Trần tan vỡ. Vào lúc tình thế đã nguy khốn quá rồi, quần thần cương quyết đòi giết nàng Trương khiến nàng phải lẩn xuống Yên-Chí- Tỉnh trốn, quân sĩ tìm được, lôi lên chặt đầu trên phiến đá…
Kha nói:
– Ờ cũng tương tự chuyện Đường-Minh-Hoàng với Dương-Quý-Phi.
Khiết gật đầu:
– Vâng, đại khái vậy. Anh xem tôi cũng chịu khó nhớ sử tích Nam-Kinh đấy chứ, tôi ở đấy hơn một năm còn gì! Người ta còn nói Trần-Hậu-Chủ đã cho xây trên núi này khá nhiều cung điện mà di tích ngày nay chỉ còn lại cái nền Bắc-Cực-Các, đứng ở đây trông tháy toàn thể Nam-Kinh. Phía Nam Nam-Kinh xưa có Minh-Cố- Cung rộng mênh-mông, nơi chứa ba ngàn cung nữ nhưng nơi này cũng bị tàn phá hệt vào hồi có loạn Thái-Bình Thiên-Quốc (1850-64). Di tích xưa, nay chỉ còn chiếc cầu gọi là Ngũ Long Kiều. Trên đồi phía Tây Nam-Kinh có Mạc-Sầu-Hồ – Hồ không bao giờ buồn – tương truyền có từ đời Nam Tề. Ngoại thành cũng về phía Tây còn có Huyền-Vũ-Hồ, đặt tên vậy vì tương truyền đời Tống người ta có thấy một con rồng đen xuất hiện ở đây. Huyền-Vũ-Hồ đặc biệt có một thứ sen hoa tím và vàng rất lớn, trong hồ có năm hòn đảo nhỏ gọi là Ngũ Châu. Sau cùng về phía Tây-Bắc, ngay trong thành Nam-Kinh, còn một sử tích đáng nhớ nữa là núi Dã-Thành nơi xưa Ngô- Vương đúc kiếm báu. Chữ “dã” đây nghĩa là đúc. Lẽ cố nhiên đó cũng chỉ là một cái đồi thôi.

 

Khiết ngả người lên thành ghế, ngửa cổ nhìn trời, dáng hơi mơ-mộng tiếp:
– Nhưng mang nặng màu sắc văn nghệ ở đát Tràng-An này phải kể đến một phụ lưu nhỏ của sông Dương-Tử chảy qua nơi đây, sông Tần-Hoài. Trên bò’ sông có Phu-Tử Miếu, nhưng điều khôi hài là quây xung quanh ngôi đền thờ đức vạn thế sự biểu, nhan-nhản những trà lâu với các ca nữ chào đón khách tìm hoa.
Người Việt chúng ta nhiều người thuộc hai câu thơ của Đỗ-Mục:
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu-Đình-Hoa.
Trích ở bài “Bạc Tần-Hoài” – đậu thuyền ở bến Tần-Hoài – chính là con sông Tần-Hoài này phát nạuyên từ tình Giang-Tô, chảy ngang qua Nam-Kinh, rồi theo hướng Tây-Bắc mà đo vào Dương-Tử-Giang.
Khiết bật cười vùng đứng dậy, giọng dứt khoát:
– Nhưng thôi, tôi lại nói chuyện sông Tần-Hoài nữa thì hết đêm mát, chúng ta còn gặp nhau nhiều mà. Tôi định nửa tháng nữa tờ Văn-Hoá ra số đầu, rồi cứ hằng tuần hoặc tối thiểu hai tuần một lần, gia đình Văn-Hoá chúng ta đây họp nhau lại góp ý kiến về tờ báo hoặc đặt bất cứ vấn đề thắc mắc nào của người nào, như vậy vừa thân ái mà vừa tự do, tránh mọi gò bó máy-móc nó làm việc họp thành một cực hình. Các anh nên nhớ là tất cả các anh đây và cô… cô gì nữa, đều thuộc gia đinh Văn- Hoá.
Khiết hướng về Miên lúc đó vừa rửa bát đĩa xong cũng tiến ra sân để sửa-soạn tiễn khách:
– Cám ơn cô đã cho ăn nem, ăn bún chả trong bữa tiệc “đoàn viên kết nghĩa” này!
Miên đã lây bầu không khí cởi mở của đám đàn ông, nàng vui-vẻ đáp:
– Nhưng thưa anh đào viên đã chẳng có cây đào nào, lại những sáu người kết nghĩa, vừa đúng gấp đôi số người xưa.
Khiết cười đáp:
– “Lực lượng đào viên” phải kể thêm ông anh vợ tôi là Khoá, và một đồng chí đã chia bùi sẻ ngọt với chúng tôi nhiều ở Nam-Kinh, anh Hãng, người từng đêm đêm phải đi thổi saxophone tại các bar ở Nam-Kinh để kiếm thêm tiền nuôi anh em, rồi đây tôi sẽ có dịp giới thiệu họ với các anh.
Mọi người đủng-đỉnh tiễn Khiết, Hãng, Luận ra cổng, Kha nói:
– Kể cuộc đời làm cách mạng của các anh ở hải ngoại vui đấy chứ.
Khiết cười ngửa cổ:
– Nghe anh nói “làm cách mạng” mà tôi xấu hổ. Mình biết phận mình tài đức mỏng-manh chỉ mong gặp “minh chủ” để đem hết tài khuyển mã ra phò, ra đến ngoài nhìn các cáp lãnh đạo thì…
Khiết hạ giọng:
– Chỗ này giữa anh em nhà mới dám nói, nhìn các cấp lãnh đạo, người có đạo đức thì thiếu khả năng và cổ quá, người có chút kiến thức thời thế thì tham quyền cố vị, tranh giành nhau, nghi kỵ nhau, giá như tôi được chứng kiến năm “đấng” lãnh tụ thực tình đoàn kết tranh đấu lấy quyền lợi tối cao của quốc gia làm trọng, thì tôi đã không nản. Cho nên ngày đó “Vẹm” nó thắng mình là phải, nó có tổ chức, có huân luyện, cô cán bộ, mình thiếu nhiều quá.
Mọi người đã ra đến cổng. Thấp-thoáng sau rặng cây trước nhà băng Đông- Dương là ánh đèn rực-rỡ của Bắc-Bộ-Phủ. Một bác xích-lô uể oải đạp ngang qua rồi rẽ về hướng hồ Hoàn-Kiếm, một chiếc Citroen màu đen bóng loáng vút về phía bờ sông. Khiết dừng lại, mọi ngưỡng đứng quây xung quanh chàng trên khoảng vỉa hè rộng.
Khiết nói nhanh để chóng tới đoạn kết thúc, cho câu chuyện có đầu có cuối (tính Khiết vốn ưa thế):
– Rồi chúng tôi cũng gắng gượng lập được Mặt-Trận Quốc-Gia Thống-Nhất Toàn-Quốc ỏ’ Thượng Hải vào năm 1947, thoạt dự định hoạt động cả quân sự lẫn chính trị, đồng thời kết nạp và huấn luyện thêm cán bộ, nhưng rồi bỏ giải pháp quân sự mà chỉ chú trọng giải pháp chính trị, cùng dời xuống Quảng Châu (Hoa-Nam), thiết lập trụ sờ ở Hoa-Địa bên kia sông Châu-Giang, cử người bí mật về nước tiếp xúc với các nhân sĩ, dự định triệu tập hội nghị quốc gia ở Hồng-Kông nhưng bị Pháp phá, không thành. Ẳy đó! Tôi tới thăm mộ Phạm-Hồng-Thái vào dịp này mà thấy tủi với tiền nhân.
– Mộ Phạm-Hồng-Thái ở Quảng Châu? – Kha hỏi.
– Vâng. Giữa sông Châu-Giang có đảo Sa-Điện, trên đảo là toà khách sạn Thắng-Lợi Đại-Hạ, nơi Phạm-Hồng-Thái ném bom ám sát trượt toàn quyền Merlin. Tôi được nghe thuật lại, dạo đó thực dân Pháp còn định đòi xác liệt sĩ họ Phạm, nhưng chủ tịch Quảng-Đông là Hồ-Hán-Dân không chịu, cho chôn cất rất trọng thể tại Nhị-Hoa-Cương. Hồ-Hán-Dân còn có sáng kiến cho dựng lên mộ liệt sĩ họ Phạm một tấm bia kỷ niệm hình tạc đạn. Tôi có tới vạch lá đọc bài minh đó để được biết thêm liệt sĩ họ Phạm là người của Việt-Nam Quang-Phục lãnh tụ là cụ Phan-Bội- Châu.
Mọi người nghe giọng Khiết như lạc hẳn đi, đôi chỗ bất ngờ ngừng lại nửa chừng, Khiết quả đã cảm động đến nghẹn-ngào khi nhắc tới kỷ niệm này. Một phút sau đợi cho thật trấn tĩnh, Khiết mới tiếp:
Rồi hay tin ông Bảo-Đại về nước, chắc là ông không tin ở lực lượng quốc gia có thể chống nổi Việt-Minh nên mới đi với Pháp, ông quên rằng có non yếu mới trưởng thành, ông đi với Pháp mới là sai. Rồi Hiệp-Nghị-Thư Hạ-Long ra đời, tiền thân của Hiệp-Định Elysée: thực dân nhận cho mình tự trị trong Liên-Hiệp-Pháp. Buồn ôi là buổn!
Hai tay Khiết cùng phác một cử chỉ theo bề rộng sang hai bên rồi mới tiếp:
– Ngay sau đó một số anh em trẻ chúng tôi nhận thấy rằng nước Tàu không còn là sinh địa cho cách mạng quốc gia Việt-Nam nữa. Cộng-sản Tàu thế lực ngày một lớn, Quốc-Dân Đảng Tàu ngày một hủ hóa, nói là ngày một hủ hoá, sự thực thì sự hủ hoá đó đạt tới tuyệt mức từ lâu rồi, Pháp thì xảo quyệt luôn luôn lợi dụng được tình trạng hủ hoá đó để phá mình. Hơn nữa chúng tôi nhận định rằng Việt-Nam là đơn vị chính yếu của Đông-Nam Á, sau này mọi hoạt động của Việt-Nam tát phải tung hợp với mọi hoạt động của các nước bạn trong cộng đồng Dông-Nam-Á, thi cơ sở cách mạng của ta đặt ở Trung-Hoa, dù là Hoa-Nam đi nữa, cũng xa trung tâm của mội-trường hoạt-động quá. Chúng tôi bèn tính chuyện chuyển trụ sở hoạt động sang Ản-Độ. Tôi có đến Hồng-Kông xin hội kiến với vị lãnh sự Ấn ở đấy và nhờ chuyển một bức tâm thư của chúng tôi tới ông Nehru, được ông này phúc đáp, mời qua New-Delhi. Rủi thay, đúng vào thời này – khoảng giữa 1948 – tại Nam-Bộ phe quốc gia kháng chiến (phần lớn là Bình-Xuyên), bị Việt-Minh ra mặt khủng bố, làm cảnh trên đe dưới búa, đe là thực dân Pháp, búa là Cộng sản hay ngược lại cũng thế!

 

Mọi người cùng cười, Khiết bước vội lên xe Jeep, Luận cũng lên theo và cho mở máy, Khiết thở phào một tiếng cực lớn:
– Thôi muộn quá rồi, chúng ta còn gặp nhau nhiều. Ấy các anh đừng tưởng với ai tôi cũng tâm sự tràng giang đại hải như thế đâu, riêng với các anh thôi, nhất kiến vi cựu, tôi giao thiệp thuần bằng trực giác thế, thấy bầu không khí cởi mở, thấy lời giao tình nồng ám, biết là chơi với nhau được thì tâm sự liền!
Mọi người bắt tay nhau từ biệt. Khi chiếc Jeep đã vút về phía trước, tiếng Khiết còn vang lại:
– Thôi nhé, chào hoạt động Văn-Hoá!

Hết Chương 4. Xem tiếp Chương 5 

Tìm Kiếm