ÔNG NGÔ ĐÌNH KHẢ,

THÂN-SINH ÔNG DIỆM

LÀ NGƯỜI THẾ NÀO?

 

        Sinh năm 1850; quán làng An-Xá, tổng Đại-Phong, huyện Lệ-Thủy, tỉnh Quảng-Bỉnh.  Con ông Ngô Đình Dinh.  Được một cố đạo nhận làm con nuôi, gửi qua Penang (Hạ Châu) ở Mã Lai Á (Malaysia) học trường nhà dòng.  Bỏ tu, đi làm thông-sự cho Pháp, thăng chức Chánh Phòng thông sự ở Dinh Khâm-Sứ tại Huế dưới thời Khâm-Sứ Trung-Kỳ Pierre Paul Rheinart.

Tháng 6-1895: Theo Nguyễn Thân đi đánh dẹp tổ-chức “Văn Thân” của Phan Đình Phùng ở vùng Hà-Tĩnh/Nghệ-An.

Tháng 12-1895: Ngự-sử Phan Đình Phùng từ-trần, Ngô Đình Khả cho đào mộ Phan Đình Phùng, đốt xác, trộn tro với thuốc súng mà bắn đi.

Tháng 2-1896: Được phong Thái Thường Tự Khanh (Chánh Tam Phẩm), giữ chức Thương-Biện Viện Cơ-Mật.

Năm 1905: Được cất nhắc lên chức Tổng-Quản Cấm-Thành (Surintendent du Palais) và có ảnh-hưởng lớn với Vua Thành-Thái.

Năm 1907: Vận-động chống-đối việc hủy-bỏ chế-độ quân-chủ ở Huế; do đó, bị thất-sủng.  Về hưu.  Chết năm 1914.

*

Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu có tìm thấy được trong Văn-Khố Pháp, vào tháng 1-1983, nhiều tài-liệu liên-quan đến gia-đình họ Ngô, trong đó có một bức thư của Ngô Đình Thục, Giám-Mục Vĩnh-Long, gửi cho Toàn-Quyền Jean Decoux vào mùa hè năm 1944, sau khi Mật-Thám Pháp khám-phá ra tổ-chức “Đại-Việt Phục-Hưng” rồi truyền lệnh truy-nã Ngô Đình Diệm, và câu-lưu tại-gia Ngô Đình Khôi cùng Ngô Đình Nhu.

Nội-dung bức thư có đoạn tạm-dịch ra Việt-ngữ là:

“Nếu hoạt-động của hai em tôi được chứng-tỏ là có hại cho quyền-lợi của nước Pháp, thì – với tư-cách của một giám-mục, của một người An-Nam, và với tư-cách là người con của một gia-đình mà phụ-thân tôi (Ngô Đình Khả) đã nhiều lần liều mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành-quân mà cha tôi đã cầm đầu dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ-huy, tại Nghệ-An và Hà-Tịnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp-nhận (hoạt-động của các em tôi)…

“Có thể tôi lầm, tuy nhiên tôi xin thú thực là không tin – rằng các em tôi đã phản lại truyền-thống của gia-đình chúng tôi, một gia-đình đã tự gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan-lại bây giờ hầu hết đều chống lại Pháp và chỉ quyết-định thiên về Pháp-quốc khi thấy có lợi riêng…

“Tôi nêu ra điều này khi xét thấy rằng phụ-thân tôi (Ngô Đình Khả) đã từng được vinh-dự phục-vụ nước Pháp dù sinh-mạng bị hiểm-nguy, và khi xét đến quá-trình lâu dài của các em tôi (Khôi, Nhu), một quá-trình được hình-thành bằng lòng tận-tụy vô-bờ của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ phải hy-sinh mạng sống của mình cho nước Pháp…”

ING.512

Thành-tích đánh giết các nhà ái-quốc chống Pháp (một cách độc-địa, hèn-hạ như trên) thì bọn thực-dân cũng như dân-chúng đã thấy rõ-ràng.  Còn về thành-tích do-thám phá-hoại nội-tình triều-đình Việt-Nam thì sao?

Ông Ngô Đình Khả được Pháp phong chức “Tổng-Quản Cấm-Thành” tức là Cảnh-Sát Công-An Đại-Nội.  Trong một cuộc họp tại Tòa Khâm-Sứ Pháp vào lúc 4:15 chiều ngày 14-8-1906, có mời các Thượng-Thư Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình, và Bộ Công của triều-đình Việt Nam tham-dự, tài-liệu của Pháp có ghi:

“Ngài Thượng-Thư Bộ Lại lưu ý là ông Ngô Đình Khả, chỉ-huy Thị-Vệ, đảm-trách tổng-cai-quản hoàng-cung, sẽ phải được mời tham-dự, để ông ấy cung-cấp tất cả các tin-tức tài-liệu liên-quan đến các nhân-vật kia, mà ông ta hiểu-biết tận-tường hơn bất-cứ người nào khác…”

ING.513

Nhất cử nhất động của Vua Thành-Thái đều bị ông Ngô Đình Khả theo-dõi, ghi-nhận, và báo-cáo lên quan thầy Pháp.

Nếu Pháp đày Vua Thành-Thái (ra khỏi hoàng-thành) thì ông Khả sẽ mất hoàn-cảnh và cơ-hội rình-rập vị vua yêu nước này, để lập-công với chủ (như Giám-Mục Ngô Đình Thục sau này đã kể công).

Trở Về

Tìm Kiếm