ING.728,…..

TRIẾT ĐÔNG VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ ĐƯỢC XÁC NHẬN BỞI TRIẾT HỌC KHOA HỌC TÂN TIẾN NHẤT NGÀY NAY

ING.616Hoàng Ngọc Hiến viết tiếp: “Một điều đáng chú ý là ngày nay để tìm hiểu phương Đông không thể không sử dụng những công cụ khái niệm của phương Tây. Trong thế kỷ này, ở nước ta, không có một nhà Đông phương học nào hẳn hoi mà lại không có Tây học vững vàng. Việc phương Tây ngày càng quan tâm, tìm đến phương Đông dễ gây ảo tưởng về một ưu thế huyền bí của phương Đông. ảo tưởng này thế tất dẫn đến tình trạng tù tù mù cả Đông lẫn Tây. Vả chăng, cũng cần xem lại phương pháp luận nghiên cứu so sánh văn hóa Đông – Tây, có những cách tiếp cận đã trở thành lối mòn và không có hiệu quả: người nghiên cứu “quẩn quanh trong sự suy tư về những chỗ giống nhau và khác nhau” hoặc lâm vào thế bị kẹt “giữa một kiểu tư duy duy lý một cách hạn hẹp và ảo ảnh của một kiểu tư duy huyền bí thấm đượm chất phương Đông là mặt trái của kiểu tư duy trên”… Trong những công trình gần đây của François Jullien (tiêu biểu là tiểu luận “Một giải kết cấu từ bên ngoài.Từ Hy lạp đến Trung Quốc, hay là làm thế nào lần ngược  trở lên những định kiến của Lý trí châu Âu” được phác ra những đường hướng lý luận (và phương pháp luận) mới mẻ, có thể nói là độc sáng trong  nghiên cứu so sánh văn hóa-tư tưởng Đông,Tây.Những vấn đề và ý kiến về những sự “chênh” giữa văn hóa-tư tưởng Đông và Tây được trình bày dưới đây được rút ra từ tiểu luận này.

 Táo bạo và sáng giá nhất trong phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa-tư tưởng Đông Tây của tác giả là thao tác dàn dựng, thiết kế  đem đối diện những quan niệm, ý tưởng của Đông và của Tây về một loạt vấn đề, chọn  những vấn đề nào là một quá trình tìm tòi, mò mẫm…, phải là những  vấn đề có ý nghĩa nhân sinh quan trọng đồng thời  làm nổi bật được sự “chênh” (écart) giữa văn hóa-tư tưởng Đông và Tây, chẳng hạn như:

 -sự chênh giữa sự thiên về “chân lý” (tức là phân biệt đúng, sai) của phương Tây và sự thiên về “thông lý” (tức là phân biệt “thông”/”bĩ” hoặc “thông”/ “cùng” ) của phương Đông. “Thông lý” phương Đông có quan tâm đến đúng,sai nhưng quan tâm hơn cả đến sự thỏa đáng,cốt sao tiến trình khai thông lại tiếp tục vận động tự nhiên nhi nhiên.

-sự chênh giữa thiên về trực tiếp tạo “hiệu quả” của phương Tây và thiên về sự thực hiện “hiệu năng” bằng cách gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi  của phương Đông.

Tính hiệu quả Hy Lạp (nôi của văn hóa châu Âu) dựa vào sự mô hình hóa, nó thực hiện thông qua tương quan phương tiện/cứu cánh Trên đại thể như sau:sau khi lập được mô hình lý thuyết thì đem nó phóng chiếu vào thực tiễn thành ra dự án (projet).Một khi dự án được khẳng định như là mục tiêu (cứu cánh) thì người ta tìm những phương tiện để thực hiện nó.

 Còn cái  gọi là hiệu năng Trung Quốc, đó là khả năng dò tìm tiềm lực của tình thế (tức là thế)và từng bước đưa nó phát triển, không phải là mô hình hóa rồi hành động mà là nương theo những nhân tố thuận lợi, những nhân tố có sức chuyển đưa, để khai thác chúng.Đó là khả năng phụ vào “cái tự nó đến”, theo cách nói của Lão tử: nói một cách khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cái gì thuận lợi  đối với ta

-sự chênh giữa  thiên về tư duy “bố cục” của phương Tây và thiên về tư duy “tương liên” của phương Đông…Tư duy bố cục lấy tương quan  bộ phận/toàn thể làm rường mối. nhưng Trung Quốc đã không đi qua ngả tương quan bộ phận/toàn thể; nó thao tác bằng sự tương liên, tức là cái này gọi cái kia, cái này đáp lại cái kia, trong một tương quan vừa là đối lập vừa là bổ sung (tiêu biểu là tương quan giữa âmdương)

 -sự chênh giữa quan niệm phương Tây về cơ thể con người như một “cấu trúc giải phẫu” và cách phương Đông quan niệm đối tượng này như một “cấu trúc năng lượng” (chẳng hạn, một hệ thống kinh lạc kinh khí tuần hành)…Sự chênh này giải thích vì sao nghệ thuật tạo hình phương Tây (từ điêu khắc …đến nhiếp ảnh) …..thiên về sự hiện thân cái Đẹp trong sự miêu tả con người; còn ở Trung quốc, với quan niệm “con người là sự kết tinh nhất thời của nguyên khí vũ trụ” và cái khí lưu hành trong cơ thể con người vừa là năng lượng vật chất vừa là tinh thần, mỹ học miêu tả con người coi trọng sự  “truyền thần” hơn là sự hiện thân cái đẹp.

……….

 Căn cốt của những sự chênh về mặt văn hóa-tư tưởng giữa Đông và Tây thuộc lĩnh vực triết lý văn hóa, lĩnh vực của những phương thức tư duy tổng quát và phổ quát nhất đã được F.Jullien  xác định như sau:

 Ở Hy Lạp cũng như ở Trung Hoa, người ta đều nói đến những điều trái ngược: “người ta bao giờ cũng bắt đầu tư duy xuất phát từ những trái ngược – người ta không thể làm khác được. Người ta tư duy xuất phát từ nóng và lạnh, từ cao và thấp, v.v… Ở phía Trung Hoa là từ âm và dương.”

 Sự chia nhánh giữa Hy Lạp và Trung Hoa bắt đầu khi:

     -Tư duy Hy Lạp “dựng những trái ngược lên thành những “vật tự nó”,  biến những “vật tự nó” này thành những bản chất loại trừ nhau”

    -Tư duy Trung Hoa – cũng tư duy xuất phát từ những trái ngược –  đã không trừu xuất chúng khỏi dòng chảy của những quá trình; nó đã” duy trì chúng trong một thứ liên can với nhau, không bị cuốn vào thao tác cắt đứt và loại trừ mà tư duy Hy Lạp đã khai thác để kiến tạo một thế giới lý tưởng (idéalité),một bình diện lý tưởng không có trên đời này.”(1)

Trước khi thử phân tích nhằm đưa ra một kết luận về phần trình bày trên đây của Hoàng Ngọc Hiến về PHƯƠNG PHÁP So Sánh giữa hai nền Tư Tưởng ĐÔNG-TÂY, CŨ –MỚI của François Jullien, Gs Triết tại ĐH Sorbonne,  để “rộng đường luận giải” , thiết tưởng nên trình bày thêm PHƯƠNG PHÁP So Sánh của ba Thức Giả khác cùng một vấn đề như sau:

1) CƠ CẤU LUẬN

Lý thuyết đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm đến có lẽ là CƠ CẤU LUẬN (Structuralisme) của Claude Lévi – Strauss. Những nhà Dân Tộc học phương Tây trước Lévi- Strauss, có lẽ do đầu óc Thực Dân, Đế Quốc thời đó, có thái độ Miệt  Thị và mang nhiều NGỘ NHẬN về những Dân Tộc DA MÀU.

Điển hình là nhà dân tộc học LEVY – BRUHL. Ông này quan niệm rằng những ngôn ngữ Cổ Sơ Thiếu những danh từ và khái niệm Trừu Tượng để kết luận rằng những dân tộc cổ sơ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TƯ TƯỞNG TRỪU TƯỢNG. Về CON SỐ chẳng hạn, theo Lévi-Bruhl, người bán khai «cảm giác, tri giác các con số chứ không thể quan niệm chúng môt cách trừu tượng như người phương Tây».

Lévi – Bruhl kết luận : «người Cổ Sơ không đếm xỉa đến cái mà chúng ta gọi là tương quan Nhân Quả tự nhiên giữa các biến cố, mà chỉ lưu tâm đến những tương quan THÔNG PHẦN Thần Bí….Vỉ vậy ta có thể bảo tâm trí những dân tộc cổ sơ là Tiền Luận Lý (prélogique) hay THẦN BÍ (mystique)»(2)

Claude LÉVI – STRAUSS trái lại, chủ trương Tinh Thần Con Người ĐỒNG NHẤT và người Cổ Sơ cũng có Khả Năng Tư Tưởng TỔNG QUÁT và TRỪU TƯỢNG.

Theo Lévi- Strauss, «người phương Tây đã lầm tưởng khi cho rằng người «dã man» chỉ biết thỏa mãn nhu cầu SINH LÝ hay KINH TẾ bức thiết, mà không biết rằng chính đến lượt họ (người phương Tây) cũng lại bị chính người «dã man» kia chỉ trích ngược lại. Về điểm này, Handy và Pukui đã thú nhận :

«Thổ dân Hạ Uy Di xử dụng tài nguyên thiên nhiên khá hoàn hảo, hơn hẳn cái lối khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi của giới Tư bản phương Tây hiện giờ là chỉ lo ních chặt túi tham, bất kể «sống chết mặc bay» miễn là ‘tiền thầy bỏ túi».»

Theo Lévi – Strauss, «những xã hội thường bị coi là man mọi lại có một tổ chức xã hội và những quy tắc về kế thôn hết sức tế nhị và phức tạp mà các nhà toán học phải hết sức cố gắng mới cắt nghĩa thỏa đáng được. Vũ Trụ luận (Cosmologie) của họ làm ngạc nhiên các Triết gia phương Tây không ít. Chẳng hạn như tổ chức GIA TỘC của thổ dân Úc hay hệ thống luật lệ ở Mélanésie là những Thể Chế HOÀN HẢO NHẤT thế giới». (3)

Do đó, muốn tránh những SAI LẦM Thành Kiến của các Thế Kỷ Trước, người Nghiên cứu, Học hỏi phải có Thái Độ và Phương Pháp KHÁC trước.

Thật vậy, phải TRÁNH có thái độ «CHA CHÚ», như đứng từ Quan Điểm và Giá Trị TÂY PHƯƠNG để đưa ra phán đoán, mà trái lại, phải cố gắng tự ĐẶT mình vào hoàn cảnh và ĐỒNG VĂN của xã hội đang là đối tượng của sự quan sát.

Ngoài ra, TRÁNH So Sánh các Yếu Tố, Giá Trị một cách RIÊNG LẺ vì như ở địa hạt Huyền Sử chẳng hạn, Ý NGHĨA không do những yếu tố riêng lẻ cấu thành, mà do ở CÁCH THỨC những yếu tố này PHỐI HỢP với nhau.

Do đó, CƠ CẤU LUẬN đưa ra 4 Tiêu Chuẩn NỀN TẢNG sau đây:

1) Vượt LÝ TRÍ để đi sang bình diện Tiềm Thức
2) Chú ý tới LIÊN HỆ giữa các Hạn Từ hơn là các Hạn Từ Riêng Lẻ
3) Đứng từ TOÀN CẢNH nhìn vào Từng Phần và Giải Thích Từng  Phần bằng Tương Quan TOÀN BỘ
4) Tìm ra những LUẬT CHUNG từ những MÔ HÌNH Dạng Thức để Suy Diễn và Quy Nạp.

2) TƯ DUY THỐNG HỢP

Một Lý Thuyết Mới Mẻ khác mà chúng ta cũng cần lưu ý là Tư Duy THỐNG HỢP (Systems Thinking). Muốn hiễu rõ loại Tư Duy này, có lẽ nên đối chiếu với Tư Duy PHÂN TÍCH (Analytical Thinking).

Tính chất DUY LÝ của nền Triết Học TÂY PHƯƠNG bắt nguồn từ Socrates, Plato, Aristotle, tới Descartes thì còn «lún sâu» thêm một độ. Thật vậy, nếu một chút Tâm tình, Cảm xúc nào đó còn sót lại với các Triết gia Tiền-Socrates, thì «chút xíu» đó lại bị Descartes «quét sạch», vì ông phân tách Tư tưởng ra khỏi Xác thân bằng cách gạt bỏ Linh hồn vì nó lờ mờ và không đáp ứng những yêu sách của ông là sự HIỂN NHIÊN và PHÂN MINH (Évidence et Distinction)

Vũ trụ quan của Descartes đặt nền móng trên sự phân chia Thế giới ra làm hai Thực thể độc lập và riêng biệt: thực tại Tinh thần (hiểu là Lý trí) và thực tại Vật chất. Thế giới Vật chất, bao gồm cả Sinh vật, theo Descartes là môt «cái Máy» (Machine) mà con người có thể hiểu được một cách trọn vẹn, bằng Phương Pháp PHÂN TÍCH (Analytical Method) nhằm «chẻ nhỏ» ra từng phần nhỏ nhất.

Tuy nhiên, các khám phá và yếu tố mới mẻ của khoa Sinh vật học Hữu cơ (Organismic Biology) trong tiền bán thế kỷ XX đã PHỦ NHẬN những nguyên tắc căn bản của Phương Pháp PHÂN TÍCH, và đặt nền móng cho một lề lối Suy tư Mới Mẻ xuất hiện dưới nhóm chữ Tư Duy THỐNG HỢP (Systems Thinking) với những ý niệm đi kèm như mối Tương quan (Relationship), Liên hệ (Connectedness), Khung cảnh (Context). Theo lối nhìn THỐNG HỢP, những Đặc tính Thiết yếu của một Sinh vật là những Đặc tính của Toàn thể (Whole) mà mỗi từng Phần (Parts) không có, lý do là vì chính những TÁC ĐỘNG và Tương Quan HỖ TƯƠNG (Interactions and Relationships) giữa các «từng Phần» (Parts) làm nảy sinh các Đặc Tính THIẾT YẾU mới mẻ này. Các Đặc tính mới phát sinh này sẽ bị HỦY DIỆT, nếu «Hệ thống» bị PHÂN TÍCH , «Mổ xẻ» thành từng phần RIÊNG BIỆT trên bình diện Lý thuyết lẫn Thực nghiệm. Lý do là TÍNH CHẤT CỦA TOÀN THỂ LUÔN LUÔN KHÁC VỚI SỰ CÔNG LẠI CỦA TỪNG PHẦN.»(4).

Lý thuyết gia Khoa Học Fritjof Capra là người có một đóng góp chính yếu vào việc hình thành Tư Duy Thống Hợp (Systems Thinking).

 

3) PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN

Thật ra, các KẾT LUẬN của hai lý thuyết MỚI MẺ vừa nêu trên đã được Cố Triết Gia Kim Định rút tỉa ra cách đây khoảng hơn 50 năm từ Phương Pháp TỔNG QUAN là một Phát Kiến của Cố Triết Gia. Ngài viết:

« Chính ở đây chúng ta chạm vấn đề quan trọng nhưng xưa rày chưa có một Triết gia nào đề cập: Đó là phương pháp TỔNG QUAN khác biệt với đường lối XÁC ĐỊNH. Triết gia thành công hay thất bại là do dùng lối Tổng Quan hay Xác định. Vì phương pháp này liên hệ đến vận mạng của Triết Lý nên cần chúng ta nghiên cứu kỹ. Phương pháp Tổng Quan là học về TOÀN THỂ, còn Xác Định là học về TỪNG PHẦN.

Trước hết để nhận chân thế nào là TỔNG QUAN, thì cần phân biệt với ĐẠI KHÁI Tổng Lượt (Global). ĐẠI KHÁI chỉ là lối nhìn một vật hay một hoàn cảnh cách Sơ Sài, Phiến Diện, để có ý niệm KHÁI QUÁT, thí dụ nhìn chung cái Radio. Sau đó là cái nhìn Phân Tích XÁC ĐỊNH từng phần của máy, mỗi phần liên hệ với nhau ra sao….Lối nhìn Phân Tích Xác Định này cũng y như lối nhìn Khái Quát vừa nói trên chỉ hợp cho bình diện HIỆN TƯỢNG, tức là Khoa Học THỰC NGHIỆM, KHÔNG THỂ ĐEM VÀO TRIẾT ĐƯỢC. Đây là căn bản tối hệ.

Ở TRIẾT phải dùng lối TỔNG QUAN Phổ Biến không hướng vào từng sự vật lẻ tẻ, nhưng hướng tới TOÀN THỂ vạn vật, toàn thể vũ trụ, nhưng vì mắt người không bao quát nổi vũ trụ vô biên, nên phải «nhìn» theo cái cực nhỏ tế vi đến độ không còn chiếm không gian và thời gian nữa và vì thế Triết ĐÔNG kêu là TÂM, cũng có khi kêu là Huệ Nhãn hay Tâm Nhãn. Tất cả đều chỉ cái ĐIỂM Phi-Thời-Gian cũng là Phi-Không-Gian, ta hãy gọi nó là điểm Tụ Hợp hay là THÁI NHẤT tức là cái NHẤT Siêu Hình, chứ không phải là cái Nhất Toán Học. Còn toàn thể vạn vật thì kể là chu vi rộng nhất được tượng bằng số 9: tất cả các sự vật lẻ tẻ đều nằm ở khoảng giữa 1 và 9 và bị đổ khuôn theo cái nhìn chung đó không có vật nào lọt ra khỏi được.

Đó là môt lối Cụ Thể hóa mối Tương Quan NỀN MÓNG giữa cái «nhìn» của con người với vạn vật. Bởi vì Triết lý không được nhìn sự vật riêng lẻ như nó hiện hình ra trước giác quan ta, đó là cái nhìn không thật gọi là HIỆN TƯỢNG dành cho Lương Tri và Khoa Học. Còn cái nhìn của Triết Lý là SIÊU LINH theo nghĩa VÔ HÌNH nên nó khuôn theo và đổi thay cùng với sự mở ra của TÂM THỨC.  Khi Tâm Thức đã mở đến cực độ, thì cái nhìn cũng đạt cực độ không thể đi xa hơn, nên cũng trở thành «chân xác».

Sở dĩ cái nhìn của KINH DỊCH vẫn giữ được giá trị là đã biết đưa tới 1 và 9 hay nói khác đã đạt tới cái Cực Nhỏ cũng như cái Cực Lớn gọi chung là Thái Cực. THÁI CỰC có hai đầu, một là CỰC NHỎ đến độ không gì có thể ở lại bên trong, dù tế vi như thanh sắc, nên gọi là «vô thanh, vô xú, vô ảnh, vô hình»; nhưng đầu kia lại CỰC LỚN đến độ không vật nào có thể ở ngoài, nhưng tất cả ở trong như những phần của NHẤT THỂ, của Đại Vũ Trụ(5).

Tóm lại, ba lý thuyết vừa được trình bày ở trên : Cơ Cấu luận của Claude Lévi-Strauss, Tư Duy Thống Hợp của Fritjof Capra, Phương Pháp Tổng Quan của Cố Triết Gia Kim Định có nhưng điểm TƯƠNG ĐỒNG như sau:

Nhấn mạnh đến TOÀN THỂ hơn là  “Từng Phần

Nhấn mạnh đến TƯƠNG QUAN giữa các Sự Vật hơn là các sự vật Riêng Lẻ

Mà lý do là Tính Chất của TOÀN THỂ luôn luôn KHÁC với sự CỘNG LẠI của “Tưng Phần”

 

Các Kết Luận CHUNG của ba Lý Thuyết vừa đề cập ở trên là những Đặc Tính lâu đời của Truyền Thống Văn Hóa và Triết Lý ĐÔNG PHƯƠNG, đi CÙNG CHIỀU HƯƠNG với các Lý Thuyết Khoa Học Tân Tiến nhất ngày nay, nhưng lại NGƯỢC CHIẾU với dòng Văn Hóa và Triết Học Truyền Thống DUY LÝ của  TÂY PHƯƠNG.

Dưới Ánh Sáng của các Kết Luận  nêu trên, thử nhận định về phần trình bày của Hoàng Ngọc Hiến về   François Jullien.

Nhận xét sơ khởi  là KHÁC với lối trình bày của ba Vị vừa nêu trên là Claude Lévi- Strauss, Fritjof Capra và Cố Triết Gia Kim Định cả ba Vị đều đề cập đến các điểm Cốt Yếu, Nền Tảng của nền Văn Hóa, Triết Học ĐÔNG PHƯƠNG mà như vừa nói ở trên , nhấn mạnh đến TOÀN THỂ hơn là  “Từng Phần”, mối TƯƠNG QUAN giữa các Sự Vật hơn là chính  các sự vật, phương pháp  TỔNG QUAN  hơn là lề lối Phân Tích Xác Định….. thì trái lại, lối trình bày của François Jullien vì nhiều lý do, có vẻ KHÔNG  Thuyết Phục bằng ba Vị nêu trên!.

Thật vậy, tuy  François Jullien có đưa ra  nhiều điểm KHÁC NHAU giữa Đông Phương và Tây Phương trên bình diện Văn Hóa, Triết Học, nhưng có lẽ vì những điều được  đề cập đến KHÔNG có tính cách Cốt Yếu, Nền Tảng, nên KHÔNG làm nổi bật được tính cách  NHẤT QUÁN của các điều mà tác giả muốn trình bày, mà hệ quả là một độc già bình thường có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt các Ý Tưởng cũng như lối lý luận của Tác giả.

Chúng tôi xin mạn phép đưa ra một vài thí dụ dưới đây.

Thí dụ thứ nhất liên quan đến đoạn văn sau đây của tác giả:

“-sự chênh giữa sự thiên về “chân lý” (tức là phân biệt đúng, sai) của phương Tây và sự thiên về “thông lý” (tức là phân biệt “thông”/”bĩ” hoặc “thông”/ “cùng” ) của phương Đông. “Thông lý” phương Đông có quan tâm đến đúng,sai nhưng quan tâm hơn cả đến sự thỏa đáng,cốt sao tiến trình khai thông, lại tiếp tục vận động tự nhiên nhi nhiên”

độc giả có thể thắc mắc ở đây về  lý do tại sao  tác giả phát biểu rằng phương Tây  thiên về “chân lý”, còn phương Đông lại thiên về “thông lý” ? chân lý” là gì? “thông lý” là gì?

Như phần trình bày trên đây cho thấy, trong mối LIÊN HỆ giữa TỔNG QUAN và XÁC ĐỊNH trên bình diện  Phương Pháp luận, hoặc giữa hai khía cạnh TOÀN THỂ và “TỪNG PHẦN”, hoặc về mối TƯƠNG QUAN giữa các Sự vật với  các Sự vật riêng lẻ, thì Đông Phương có vẻ thiên về  phương pháp TỔNG QUAN, các khía cạnh  TOÀN THỂ, TƯƠNG QUAN, còn Tây Phương thì trái lại, có lẽ do vai trò Độc Tôn của LÝ TRÍ , nhấn mạnh đến phương pháp Phân Tích XÁC ĐỊNH , kéo theo yếu tố “TỪNG PHẦN”  cùng với các Sự Vật RIÊNG LẺ.

Vì Tây Phương nhấn mạnh đến phương pháp XÁC ĐỊNH, do đó thiên về “chân lý” (tức là sự phân biệt đúng, sai) dựa trên tiền đề là LÝ TRÍ có khả năng vượt  qua được thế giới Hiện Tượng nhằm vươn lên đến tận cõi Siêu Hình. Nhưng đó chỉ là một ẢO TƯỞNG ! Vì như nhận xét của Triết Gia lớn nhất của Tây Phương cận đại là Martin Heidegger,  cái mà trước đây  Triết Cổ Điển Tây Phương gọi là “Siêu Hình” KHÔNG thực sự là Siêu Hình mà  CHỈSiêu Thị (vượt lên con mắt) hay Siêu Giác (vượt lên giác quan), do đó Hoạt Trường của LÝ TRÍ theo Heidegger, chưa thoát ra khỏi vòng  Hiện Tượng, mà hệ quả là cái gọi là  chân lý” (tức là sự phân biệt đúng, sai) trong Triết TÂY có tính cách rất  TƯƠNG ĐỐI kiểu “Sự Thật bên này núi Pyrénées là sự Sai Lầm ở bên kia”.Đó cũng là lý do Heidegger tóm tắt 25 thế kỷ lịch sử Triết Tây bằng nhóm chữ  “Hiểu Lầm”, “Dùng Lầm” !

Vì cơ năng Lý Trí vẫn vận hành trong cõi Hiện Tượng, do đó Vũ Trụ Quan của Triết TÂY Cổ Điển có tính cách TĨNH CHỈ với sự chi phối của nguyên lý ĐỒNG NHẤT qua đó  “không thể vừa a vừa không a” hay “không thể vừa đúng vừa sai”

Nhưng các khám phá mới mẻ nhất của Khoa Học Lượng Tử  và Hạ Nguyên Tử  lại xác nhận sự ĐÚNG ĐẮN của Vũ Trụ quan DỊCH LÝ về một Thế Giới ĐỘNG ĐÍCH với sự chi phối của nguyên lý ĐỒNG THỜI qua đó có thể vừa a vừa không a” vì “cái Đúng hôm nay có thể là cái Sai ngày mai” hoặc ngược lại !

Đó là lý do  Đông Phương thiên về “Thông Lý” [tức là cái Thiên Lý hay viết hoa chi phối tất cả diễn trình TIẾN HÓA của Vũ Trụ Vạn Vật Con Người, (như Lý Biến Dịch của Kinh Dịch) ,riêng về con người chẳng hạn không dừng lại ở đợt Lý Trí mà trái lại,  liên hệ với tất cả các cơ năng khác trong con người  như Tình cảm, Cảm xúc, Bản năng, Tiềm thức, Vô thức, Siêu thức… chứ Đông Phương KHÔNG thiên về  “chân lý” như Tây Phương tức cái đúng-sai “bé nhỏ” của LÝ TRÍ vẫn còn vận hành trong cõi Tương Đối của thế giới Hiện Tượng, do đó bị chi phối bởi cái Khung KHÔNG-THỜI của các Sự Vật Riêng Lẻ.

Mà hệ quả là  “ phương Đông có quan tâm đến đúng,sai nhưng quan tâm hơn cả đến sự thỏa đáng,cốt sao tiến trình khai thông  lại tiếp tục vận động tự nhiên nhi nhiên”.

Còn về đoạn văn sau đây của Hoàng Ngọc Hiến viết về François Jullien:

“ -sự chênh giữa thiên về trực tiếp tạo “hiệu quả” của phương Tây và thiên về sự thực hiện “hiệu năng” bằng cách gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi  của phương Đông.

Tính hiệu quả Hy Lạp (nôi của văn hóa châu Âu) dựa vào sự mô hình hóa, nó thực hiện thông qua tương quan phương tiện/cứu cánh Trên đại thể như sau:sau khi lập được mô hình lý thuyết thì đem nó phóng chiếu vào thực tiễn thành ra dự án (projet).Một khi dự án được khẳng định như là mục tiêu (cứu cánh) thì người ta tìm những phương tiện để thực hiện nó.

 Còn cái  gọi là hiệu năng Trung Quốc, đó là khả năng dò tìm tiềm lực của tình thế (tức là thế) và từng bước đưa nó phát triển, không phải là mô hình hóa rồi hành động mà là nương theo những nhân tố thuận lợi, những nhân tố có sức chuyển đưa, để khai thác chúng.Đó là khả năng phụ vào “cái tự nó đến”, theo cách nói của Lão tử: nói một cách khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cái gì thuận lợi  đối với ta “

ở đây cũng vậy,một  độc giả bình thường có thể thắc mắc về mối TƯƠNG QUAN giữa Hiệu Quả của phương TÂY và Hiệu Năng của phương ĐÔNG.

Do đó, có lẽ cần phải LIÊN HỆ mối Tương Quan này  với nhận xét ở trên của chúng tôi  rằng” Đông Phương có vẻ thiên về  phương pháp TỔNG QUAN, các khía cạnh  TOÀN THỂ, TƯƠNG QUAN, còn Tây Phương thì trái lại…..nhấn mạnh đến phương pháp Phân Tích XÁC ĐỊNH , kéo theo yếu tố “TỪNG PHẦN”  cùng với các Sự Vật RIÊNG LẺ”.

Đến đây, chúng ta thử  LIÊN HỆ cặp đối tác “ Hiệu Quả-Hiệu Năng” với cặp đối tác “Toàn Thể-Từng Phần” qua trung gian của hai cặp đối tác “Tâm-Vật” và “Chủ Thể-Đối Tượng” chẳng hạn, nhằm tìm hiểu  tại sao François Jullien qua trung gian của Hoàng Ngọc Hiến cho rằng phương Tây thiên về tính Hiệu Quả, còn phương Đông thiên về tính Hiệu Năng.

Nhận xét đầu tiên là có một mối LIÊN HỆ giữa phương ĐÔNG với các ý niệm ‘Toàn Thể”, “Tâm”, “Chủ Thể” cũng như giữa phương TÂY với các ý niệm “Từng Phần”, “Vật”, Đối Tượng”.

Thứ hai, theo Cố Triết Gia Kim Định, Đông Phương trên bình diện Phương Pháp luận“dùng lối TỔNG QUAN Phổ Biến không hướng vào từng sự vật lẻ tẻ, nhưng hướng tới TOÀN THỂ vạn vật, toàn thể vũ trụ….”

Kế đến, cũng theo Cố Triết Gia “…..nhưng vì mắt người không bao quát nổi vũ trụ vô biên, nên phải «nhìn» theo cái cực nhỏ tế vi đến độ không còn chiếm không gian và thời gian nữa và vì thế Triết ĐÔNG kêu là TÂM…..chỉ cái Điểm Phi-Thời-Gian cũng là Phi-Không-Gian”

Đó có lẽ cũng là lý do học giả James Legge dịch chữ “TÂMra tiếng Anh làWholemindđược hình thành bởi sự kết hợp của hai từ ngữ “Mind” có nghĩa là “tâm trí, tinh thần” và “Whole” là TOÀN THỂ

Còn về mối Liên Hệ giữa TÂM hay TOÀN THỂ với ý niệmChủ Thể”, Tuân Tử có lời phát biểu như sau:

TÂM  là vua hình thể, là CHỦ THỂ  của thần minh, ra lệnh mà không chịu lệnh ở đâu cả. Tự cầm lấy, tự chiếm lấy, tự cướp lấy, tự lấy lấy, tự làm, tự thôi”. (*)

(*) Tâm giả hình chi quân dã, như thần minh chi CHỦ  dã, xuất lệnh nhi vô sở thụ lệnh, tự cấm dã, tự đoạt dã, tự thủ dã, tự chỉ dã (chương Giải Tế).(6)

Còn về mối LIÊN HỆ  giữa phương TÂY với các ý niệm “Từng Phần”, “Vật”, Đối Tượng”, riêng về ý niệm “TỪNG PHẦN”, Cố Triết Gia Kim Định có nhận xét như sau: “ Nếu phương pháp Tổng Quan là học về TOÀN THỂ, thì Phân Tích  Xác Định là học về TỪNG PHẦN”. Và đó là công việc của LÝ TRÍ mà điển hình là Descartes với Phương Pháp PHÂN TÍCH (Analytical Method)  đã đi đến chỗ cùng cực của sự Phân Tích bằng cách «chẻ nhỏ» ra từng phần nhỏ nhất nhằm đáp ứng với yêu sách của ông  là sự HIỂN NHIÊN và PHÂN MINH (Évidence et Distinction).

ĐỐI TƯỢNG của công việc Phân Tích Xác Định ra TỪNG PHẦN  là SỰ VẬT, do đó Triết Cổ Điển Tây Phương còn có tên là Triết Lý ĐỐI VẬT, nghĩa là Đối Tượng của Triết TÂY là Sự Vật được thấy trongcâu định nghĩa sau đây của Aristotle qua đó Triết Học được xem như “một khoa học hiển minh và chắc mẩm về những SỰ VẬT, biết cho tới tận những lý lẽ, những căn nguyên sâu xa nhất”.

Đến đây,xin được trở lại với đề tài của chúng ta là mối TƯƠNG QUAN giữa tính Hiệu Quả của phương TÂY và tính Hiệu Năng của phương ĐÔNG trong đồng văn của những điều mà chúng tôi vừa trình bày ở trên.

Mối TƯƠNG QUAN giữa phương TÂY với các ý niệm “Từng Phần”, “Vật”, Đối Tượng có liên hệ  với tính HIỆU QUẢ  (Efficiency) là một khái niệm có tính cách “đo đếm”, “lượng số” được định nghĩa  bởi tỷ lệ (ratio) của sản lượng đạt được (output) đối với số lượng cung cấp (input) (7) trong một  Dư Án LỚN  thường được Xác Định  và phân  chia ra thành những dư án NHỎ (là Từng Phần của dự án Lớn) mà Đối Tượng thường là những lợi lộc Vật Chất.

Cũng như mối TƯƠNG QUAN giữa phương ĐÔNG với các ý niệm ‘Toàn Thể”, “Tâm”, “Chủ Thể” có liên hệ với tính  HIỆU NĂNG (Effectiveness) (8) là một khái niệm KHÔNG có tính cách  “định lượng” nhấn mạnh đến việc đạt được Cứu Cánh, Mục Tiêu một cách  Toàn Thể  hơn  là các Kết Quả cụ thể Từng Phần, cũng như liên hệ đến Chủ Thể là Con Người, là Tác Nhân hơn  chính các dư án thường chỉ là Đối Tượng Vật Chất. Riêng đối với Tác Nhân, việc thẩm định KHÔNG giới hạn ở yếu tố  Tài Năng mà còn bao trùm các khía cạnh khác như Tư Cách, Đạo Đức của đương sự…., nói cách khác liên quan đến Toàn Thể con người của Chủ Thể, của Tác Nhân, mà Đông Phương tóm tắt bằng chữ TÂM.

Riêng về tiểu đoạn sau đây của đoạn văn nêu trên:

“Tính hiệu quả Hy Lạp (nôi của văn hóa châu Âu) dựa vào sự mô hình hóa, nó thực hiện thông qua tương quan phương tiện/cứu cánh Trên đại thể như sau:sau khi lập được mô hình lý thuyết thì đem nó phóng chiếu vào thực tiễn thành ra dự án (projet).Một khi dự án được khẳng định như là mục tiêu (cứu cánh) thì người ta tìm những phương tiện để thực hiện nó”

Ở đây, François Jullien qua trung gian của Hoàng Ngọc Hiến, giống như nhiều tác giả khác trong lãnh vực liên hệ, có khuynh hướng đề cao quá đáng vai trò của Văn Minh Hy Lạp.

Cái được trình bày trong tiểu đoạn trên là sự mô tả  của tác giả về Phương Pháp Khoa Học mà sự hình thành kéo dài rất lâu ở phương Tây, do đó chưa thực sư xuất hiện  với Văn Minh Hy Lạp.

Thật vậy, cho đến khi Francis Bacon xuất hiện  vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, lối Lý Luận mà giới Trí Thức Tây Phương xử dụng là Diễn Dịch pháp (Deduction) bắt nguồn từ Tam Đoạn luận của Aristotle.

Về Phương Pháp luận, cái đóng góp chính yếu của Francis Bacon là Quy Nạp pháp (Induction). Tuy nhiên,  phải đợi đến thế kỷ 18 (thế kỷ Ánh Sáng), Quy Nạp pháp của Bacon mới bắt đầu được phổ biến một cách rộng rãi, và đến thế kỷ 19 mới bắt đầu được áp dụng nhiều trong Khoa Học. (9) Quy Nạp pháp (Induction) của Bacon kết họp với Diễn Dịch pháp (Deduction) làm Nền Tảng cho việc hình thành Phương Pháp Khoa Học (Scientific Method)

Đó là một thí dụ điển hình về những Thành Kiền sai lầm của nhiều nhà nghiên cứu Tây Phương  về sự Đóng Góp thực sự của Văn Minh Hy Lạp đối với  Lịch Sử Khoa Học Thế Giới.

Những người này thường đề cao quá đáng vai trò của Văn Minh Hy Lạp, mà “quên” hay không biết đến phần đóng góp quan trọng của Ả Rập, toán học của Ấn, thiên văn của Babylon. Hy Lạp thành công duy có ở hình học. Và chính nhờ sự tiếp xúc với các dân khác Hy Lạp mới tiến trong khoa học…..”

Hơn nữa, theo Nietzsche, Socrates đề cao “ý niệm sự vật chung, trừu tượng, mà trừu tượng là cái bóng dáng, cái tưởng tượng về sự vật, như vậy là xa thực tại, xa đời sống, xa cụ thể. Đó là lý do khiến Nietzsche tố cáo Socrates là người tiêu diệt Khoa Học và nếu thế kỷ thứ ba sau này không nhờ được sự tiếp xúc với bầu khí cởi mở bên Alexandre, thì khoa học Hy Lạp đã bị tiêu ma lâu rồi”(10)

Tóm lại, theo các Sử Gia lớn cận đại. trươc kia “người ta quá tâng bốc Hy Lạp lên, nhưng xét kỹ lại thấy việc đóng góp của Hy Lạp cũng là thường lệ. Trong quyển “Technique” (Kỹ thuật), ông Ellul đã chứng minh Hy Lạp đóng góp được có một cái đinh ốc…..Y học của Hypocrate còn kém hơn khi tiếp nhận của Egypte. Thiên văn bị cấm. Hội họa chưa sâu sắc bằng tranh Tàu, tượng chưa chín chắn bằng tượng của Egypte. Toán học chưa biết đến đại số…”(11)

Còn về tiểu đoạn sau đây: “Còn cái  gọi là hiệu năng Trung Quốc, đó là khả năng dò tìm tiềm lực của tình thế (tức là thế) và từng bước đưa nó phát triển, không phải là mô hình hóa rồi hành động mà là nương theo những nhân tố thuận lợi, những nhân tố có sức chuyển đưa, để khai thác chúng.Đó là khả năng phụ vào “cái tự nó đến”, theo cách nói của Lão tử: nói một cách khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cái gì thuận lợi  đối với ta “

François Jullien, bàn về Trung Quốc  thường chỉ trích dẫn Lão Giáo với Lão Tử, mà   “quên” Nho Giáo với Khổng Tử, trong khi trong thực tế, có một sự KHÁC BIỆT quan trọng giữa Khổng với Lão! Vậy nên khi François Jullien, qua trung gian của Hoàng Ngọc Hiến viết: “không phải là mô hình hóa rồi hành động mà là nương theo những nhân tố thuận lợi, những nhân tố có sức chuyển đưa, để khai thác chúng.Đó là khả năng phụ vào “cái tự nó đếncó thể đúng với Lão Giáo nhưng chưa chắc đúng với Khổng Tử.

Lý do  là vì Khổng Tử  chủ trương “Tận nhân lưc nhi quy thiên số có hai vế “Tận nhân lực” và “nhi quy thiên số”.  Vậy nên, trước khi Ngài quyết định “phụ vào “cái tự nó đến như Lão Giáo, được thấy trong vế thứ hai “nhi quy thiên số” thì trong vế thứ nhất, Khổng Tử tuyên bố trước tiên phải TẬN NHÂN LỰC cái đã, điều này có nghĩa là phải thực hiện một loại MÔ HÌNH HÓA nào đó trong thực tế để tiến tới HÀNH ĐỘNG chứ KHÔNG PHẢI buông tay từ đầu” như Tác Giả có vẻ ngầm cho Độc Giả hiểu !

Về đoạn văn kế tiếp

“-sự chênh giữa  thiên về tư duy “bố cục” của phương Tây và thiên về tư duy “tương liên” của phương Đông…Tư duy bố cục lấy tương quan  bộ phận/toàn thể làm rường mối. nhưng Trung Quốc đã không đi qua ngả tương quan bộ phận/toàn thể; nó thao tác bằng sự tương liên, tức là cái này gọi cái kia, cái này đáp lại cái kia, trong một tương quan vừa là đối lập vừa là bổ sung (tiêu biểu là tương quan giữa âmdương)”

ở đây một lần nữa, có lẽ vì KHÔNG móc nối được với  các điểm Cốt Yếu, Nền Tảng của lãnh vực liên hệ  nên tác giả KHÔNG làm nổi bật được sự KHÁC BIỆT giữa Đông Phương và Tây Phương.

Trong khi như phần trình bày ở trên cho thấy,   Tây Phương nhấn mạnh đến TỪNG PHẦN hơn Toàn Thể, thì tác giả lại xử dụng từ ngữ “Toàn Thể” (trong nhóm chữ  bộ phận/toàn thể) để  áp dụng vào Tây Phương. Trái lại, trong khi Đông Phương nhấn mạnh đến TOÀN THỂ hơn Từng Phần thì lại KHÔNG thấy tác giả xử dụng từ ngữ “Toàn Thể” để mô tả các nét Đặc Trưng của Đông Phương!

Về đoạn văn tiếp theo:

“ -sự chênh giữa quan niệm phương Tây về cơ thể con người như một “cấu trúc giải phẫu” và cách phương Đông quan niệm đối tượng này như một “cấu trúc năng lượng” (chẳng hạn, một hệ thống kinh lạc kinh khí tuần hành)…Sự chênh này giải thích vì sao nghệ thuật tạo hình phương Tây (từ điêu khắc …đến nhiếp ảnh) …..thiên về sự hiện thân cái Đẹp trong sự miêu tả con người; còn ở Trung quốc, với quan niệm “con người là sự kết tinh nhất thời của nguyên khí vũ trụ” và cái khí lưu hành trong cơ thể con người vừa là năng lượng vật chất vừa là tinh thần, mỹ học miêu tả con người coi trọng sự  “truyền thần” hơn là sự hiện thân cái đẹp”

ở đây cũng vậy, nếu tác giả căn cứ trên cặp đối tác “Toàn Thể-Từng Phần”  trong việc so sánh  thì sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn tại sao phương Tây quan niệm cơ thể con người như một  “cấu trúc giải phẫu”, còn phương Đông thì xem  như một  “cấu trúc năng lượng” !

Với Tây Phương mà điển hình là Descartes đã đi đến chỗ cùng tột là xem Sinh Vật (trong đó có Con Người) như một “cái Máy” . Vậy nên, giống như một “cái Máy”Tổng Cộng của nhiều Bộ Phận cơ khí  khác nhau, thì phương Tây có khuynh hướng xem Cơ Thể con người như là Tổng Cộng của nhiều Cơ Quan (hay Bộ Phận sinh lý) khác nhau, nói cách khác  như một “cấu trúc giải phẫu” gồm những “Từng Phần” (tức các Cơ Quan) khác nhau !

Trái lại, Đông Phương có một cái nhìn Toàn Thể một cách tổng quát cũng như khi áp dụng vào lãnh vực Y Học, mà hệ quả là bên cạnh  các nguyên lý Âm Dương, Ngũ Hành của Triết Đông,  cơ sở lý luận Đông y còn bao gồm: học thuyết “Thiên Nhân hợp nhất”, học thuyết “Kinh lạc,Kinh khí tuần hành”,  Bát cương, học thuyết Tạng tượng…(12)

Trong viễn tượng đó, con người được xem như một “Tiểu Vũ Trụ”  còn  cơ thề con người như một “cấu trúc năng lượng” . Và quan niệm về Sức Khỏe của Đông Y có thể được tóm tắt như sau: “Âm Dương, Ngũ Hành Cân Bằng thì cơ thể khỏe mạnh. Bệnh tật xảy đến khi cơ thể đánh mất sự cân bằng. Việc chữa trị  nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó”. (13)

Trở lại với phương Tây lần này về quan niệm Mỹ Học. Phương Tây vì nhấn mạnh đến “Từng Phần” hơn “Toàn Thể” nên về phương diện Mỹ Học, bị chi phối bởi chủ trương duy thực (réalism) của Aristotle  ảnh hưởng vào khuynh hướng Miêu Tả nhằm sao chép từng nét tỷ mỷ của thiên nhiên(hay con người).(14)

Trong khi đó, phương Đông vì nhấn mạnh đến Toàn Thể hơn Từng Phần nên xem con người tự thân là một “Toàn Thể”, một  “Tiểu Vũ Trụ”, nhưng đồng thời là một thành phần  trong  một “Toàn Thể” lớn hơn, Vũ Trụ vạn vật hay “Đại Vũ Trụ”. Mà hệ quả là khác với Tây Phương, Mỹ Học bên Đông Phương KHÔNG giới hạn vào việc Miêu Tả từng chi tiết thiên nhiên (hay con người), nhưng đặt  Con người trong đồng văn, toàn cảnh của Thiên nhiên vũ trụ vạn vật.

Vậy nên, bên Đông Phương, “Nghệ thuật cũng như Minh triết đều nhằm một mục đích như nhau là cảm thông được với nguồn suối tâm linh bát ngát đang ngầm chảy trong mọi người cũng như trong muôn vật….. Nghệ sĩ chính tông phải đem hết tâm hồn ý chí dồn vào việc cảm thông tiếp xúc được với nguồn Mỹ cảm tự tại đó, và nghệ phẩm phải biểu hiện ra được một “làn khí” thiêng liêng khôn tả đó để giải bày cho người phàm tục được thấy một chút gì của thế giới vi tế diệu huyền. Như vậy nghệ sĩ trung thực KHÔNG đặt trọng tâm (vào sự Miêu Tả tỷ mỷ từng chi tiết hoặc) hay vào  Kỹ Thuật phải được coi là phương tiện tuỳ phụ nhưng phải chú tâm vào điểm nhập thần vật hóa (extase) để cho Thần được thức mà rung cùng nhịp với tiết điệu của vũ trụ của nguồn sống thống nhất sáng tạo(15)

Đó là lý do bên Đông Phương “Mỹ học miêu tả con người coi trọng sự  “truyền thần” hơn là sự hiện thân cái đẹp”

Về đoạn văn cuối cùng trong phần trình trích dẫn François Jullien, qua trung gian của Hoàng Ngọc Hiến ở trên :

“Ở Hy Lạp cũng như ở Trung Hoa, người ta đèu nói đến những điều trái ngược: “người ta bao giờ cũng bắt đầu tư duy xuất phát từ những trái ngược – người ta không thể làm khác được. Người ta tư duy xuất phát từ nóng và lạnh, từ cao và thấp, v.v… Ở phía Trung Hoa là từ âm và dương.”

 Sự chia nhánh giữa Hy Lạp và Trung Hoa bắt đầu khi:

     -Tư duy Hy Lạp “dựng những trái ngược lên thành những “vật tự nó”,  biến những “vật tự nó” này thành những bản chất loại trừ nhau”

    -Tư duy Trung Hoa – cũng tư duy xuất phát từ những trái ngược –  đã không trừu xuất chúng khỏi dòng chảy của những quá trình; nó đã” duy trì chúng trong một thứ liên can với nhau, không bị cuốn vào thao tác cắt đứt và loại trừ mà tư duy Hy Lạp đã khai thác để kiến tạo một thế giới lý tưởng (idéalité),một bình diện lý tưởng không có trên đời này.”

Thật ra, TRIẾT ở phương Đông hay ở phương Tây xưa kia không khác nhau bao nhiêu khi mà  ở cả hai nơi, Triết còn gắn liền với MINH TRIẾT mà từ ngữ được  dùng để  chỉ  “sự Khôn Sáng của các Thánh Hiền đã được kết tinh vào những câu Triết Ngôn thuộc Truyền Thống tinh thần”

Vì Minh Triết bàn về những vấn để của Toàn Thể cuộc sống nhằm hướng dẫn đời sống Tinh Thần của Nhân Loại, cho đến khi bên Tây Phương xuất hiện Socrates.

Socrates là người mà Nietzsche cáo buộc đã cắt đứt với dòng Truyền Thống Tâm Linh CHUNG của  Nhân Loại Đông cũng như Tây.

Lý do là  theo Nietzsche, lổi lầm chí tử của Socrates là nâng LÝ TRÍ lên địa vị Độc Tôn khiến Triết Tây trở thành DUY LÝ mà hệ quả là bị loại ra khỏi Triết Học các bộ môn như  Thơ, Nhạc và toàn bộ nghệ thuật. Từ đó, bên trời Tây, Triết KHÔNG còn gắn liền với MINH TRIẾT nữa để bàn về những vấn để của Toàn Thể cuộc sống. Trái lại, Triết TÂY bị chia cắt thành Tưng Phần  là những môn học chuyên biệt như Siêu Hình, Tri Thức, Đạo Đức, Tâm Lý…..toàn bàn về những vấn đề Giả Tạo không còn “ăn nhằm” gì đến Thực Tế của cuộc sống cả !

Sau đó, xuất hiện  Plato là người  chủ trương chia Thưc Tại ra làm hai  phần: LÝ GIỚI tức thế giới của các Ý Niệm (le monde des Idées)  và TRẦN GIỚI hay thế giới của Cảm Xúc (le monde Sensible). Mà theo Plato, Lý Giới mới có THỰC, còn Trấn Giới chỉ là bóng hình , là bản sao, là bọt bèo, tức theo Plato là “không có Thực”.

Vì Plato xem LÝ GIỚI hay thế giới của các Ý Niệm  là “có Thực”, do đó  xem sự Trái Ngươc  giữa  hai Ý Niệm (như “Tư Bản” và “Công Sản” chẳng hạn) cũng là “có Thực” .mà  hệ quả của tình trạng này là dẫn đến Xung Đột thực sư !

Như vậy, Tư duy Hy Lạp “dựng những trái ngược lên thành những “vật tự nó”,  biến những “vật tự nó” này thành những bản chất loại trừ nhau”. Và đó có lẽ là NGUỒN GỐC của chiến tranh Ý Thức Hệ bên trời Tây vậy!

Tóm lại, vì Tây Phương xem sự KHÁC NHAU (như sự Trái Ngươc giữa hai Ý Niệm “Tư Bản” và “Cộng sản” chẳng hạn )  là có Thực”, nói cách khác xem sự TRÁI NGƯỢC nêu trên  với cái nhìn  “Tuyệt Đối Hóa” nên mới dẫn đến XUNG ĐỘT hay chiến tranh Ý Thức Hệ.

Trái lại, Tư duy Viễn Đông  “- cũng tư duy xuất phát từ những trái ngược –  đã không trừu xuất chúng khỏi dòng chảy của những quá trình; nó đã” duy trì chúng trong một thứ liên can với nhau”, nói cách khác, Viễn Đông  “Tương Đối Hóa” sự KHÁC BIỆT nhằm  tìm một Giải Pháp DUNG HÒA lập trường của hai bên.

Điển hình là Triết Lý BÌNH SẢN của Tổ Tiên Lạc Việt có khả năng  VƯỢT QUA được  hai Lý Thuyết đối nghịch nhau  của Tây Phương: Tư Bản thiên về RIÊNG, Cộng Sản chủ  về CÔNG, bằng một Giải Pháp DUNG HÕA  Riêng với Công.

…..

Để Kết Luận, chúng tôi thử tự hỏi không hiểu tại sao Hoàng Ngọc Hiến lại tỏ ra rất “Hồ Hởi Phấn Khởi” khi đề cập đến François Jullien như sau:

Trong những công trình gần đây của François Jullien …..được phát ra những đường hướng lý luận (và phương pháp luận) mới mẻ, có thể nói là độc sáng trong  nghiên cứu so sánh văn hóa-tư tưởng Đông,Tây” Hoặc

Táo bạo và sáng giá nhất trong phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa-tư tưởng Đông Tây của tác giả là thao tác dàn dựng, thiết kế  đem đối diện những quan niệm, ý tưởng của Đông và của Tây về một loạt vấn đề…..”(LVT viết chữ nghiêng)

Thật ra, theo thiển ý, François Jullien có thể có chút tính ĐẶC THÙ ở khía cạnh HÌNH THỨC trong lề lối cách thức Trình Bày đề tài. Tuy nhiên, về khía cạnh NỘI DUNG, chúng tôi KHÔNG thấy điều gì trong  Bài Viết của  Hoàng Ngọc Hiến về  François Jullien, , có thể gọi là mới mẻ,độc sáng, táo bạo sáng giá cả ?!

Chẳng hạn, khi François Jullien qua trung gian của Hoàng Ngọc Hiến  đề cập ở trên vê sư KHÁC BIỆT giữa Đông Phương và Tây Phương như:

– Tây Phương thiên về “Chân Lý” và Đông Phương thiên về “Thông  Lý

– Tính Hiểu Quả của Tây Phương và tính Hiệu Năng của Đông Phương

Tư duy “bố cục” của phương Tây và tư duy “tương liên” của phương Đông

Cấu trúc giải phẫu” của phương Tây và Cấu trúc năng lượng của phương Đông

– Sự hiện thân cái Đẹp” của phương Tây và sự Truyền thần của phương Đông

Hoặc

    “ -Tư duy Hy Lạp “dựng những trái ngược lên thành những “vật tự nó”,  biến những “vật tự nó” này thành những bản chất loại trừ nhau” trong khi

   “ -Tư duy Trung Hoa – cũng tư duy xuất phát từ những trái ngược –  đã không trừu xuất chúng khỏi dòng chảy của những quá trình; nó đã” duy trì chúng trong một thứ liên can với nhau,

thì đó là những điều mà các nhà Nghiên Cứu đã nói từ lâu về Đông Phương và Tây Phương,

Chứ KHÔNG có điều gì thực sự là MỚI MẺ, là ĐỘC SÁNG, là TÁO BẠO là SÁNG GIÁ cả như Hoàng Ngọc Hiến tuyên bố ẨU!

Trái lại, không biết François Jullien có nắm vững đề tài không mà lối Trình bày KHÔNG được NHẤT QUÁN lắm !

Sở dĩ chúng tôi đặt vân đề như trên là vì trong khi Claude Lévi- Strauss, Fritjof Capra và Cố Triết Gia Kim Định từ ba ‘Chân Trời” khác nhau trong lãnh vực Nghiên Cứu: Nhân Chủng, Lý Thuyết Khoa Học, Triết Học, lại đi đến một Kết Luận rất  giống nhau như sau:

Nhấn mạnh đến TOÀN THỂ hơn là  “Từng Phần

Nhấn mạnh đến TƯƠNG QUAN giữa các Sự Vật hơn là các sự vật Riêng Lẻ

Mà lý do là Tính Chất của TOÀN THỂ luôn luôn KHÁC với sự CỘNG LẠI của “Tưng Phần”

thì François Jullien tuy là Gs Triết tại ĐH Sorbonne,  lại có khuynh hướng đi  “lan man”  mô tả một cách chi li các điểm Khác Nhau giữa phương Đông và phương Tây mà không biết hay “Quên” không cho độc giả thấy cái LÝ NHẤT QUÁN bao trùm các điều vừa được trình bày ở trên NẰM Ở ĐÂU ? trong khi Tính NHẤT QUÁN lại là Đức Tính Nền Tảng Nhất của ÓC TRIẾT LÝ !

Đó cũng là Ý Nghĩa của câu Châm Ngôn triết lý của Khổng  Tử:

“Ngô Đạo NHẤT Dĩ Quán Chí”

 tạm dịch “Đạo của ta chỉ MỘT lời có thể quán triệt hết thảy” !

Lê Việt Thường

CHÚ THÍCH

  • Hoàng Ngọc Hiến, “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, NXB Tri Thức, Hà Nội, VN, 2011, tr. 113-116
  • Trần Đỗ Dũng, «Luận Lý và Tư Tưởng trong Huyền Thoại», Trình Bày, SG,VN, 1967, tr.70 – 74
  • Idem, tr.77 & từ trang 113….
  • J.Capra, «The Web of Life», Harper & Collins, London, UK, 1998
  • Kim Định, «Định Hướng Văn Học», Ra Khơi Nhân Ái, SG, VN, 1969, tr.39-42
  • Kim Định “Nhân Chủ” IV Nhân Khởi http://vietnamvanhien.net/nhanchu.html
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Efficiency
  • Idem
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Francis_Bacon

10)Kim Định “Nhân Chủ”III Địa Khởi http://vietnamvanhien.net/nhanchu.html

(11) https://minhtrietviet.net/may-y-niem-van-hoa-dong-phuong-can-duoc-dieu-chinh/

(12) http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_y

(13) Idem

(14) Kim Định “Cửa Khổng” IV Công Cụ Giáo Dục của Khổng Tử 4) Đạo Nghệ http://vietnamvanhien.net/nguyennho2.html

(15) Idem

 Trở Về

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm