ING.726LỐI NGỤY BIỆN LẪN LỘN CÁI “GIẢ” VỚI CÁI “THẬT”CỦA ĐÁM VĂN NÔ CSVN (Phần Bốn)

ING.616Hoàng Ngọc Hiến viết tiếp:

“Tình nghĩa trong làng xã là một truyền thống lâu đời có gốc rễ bền sâu trong lịch sử văn minh Việt Nam. Từ truyền thống “tình làng nghĩa xóm” đã được kết tinh một giá trị độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc: tình nghĩa. ([43]). Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta, “tình sâu nghĩa nặng”, “trọn tình vẹn nghĩa” đã trở thành một trong những giá trị nhân văn cao quý nhất. . Đối với người Việt Nam, khái niệm tình nghĩa gần hơn khái niệm “nhân nghĩa”. . “ Nhân , nghĩa” là một tư tưởng lớn của Nho giáo , khái niệm “ nhân , nghĩa” có phần trùng hợp và có khác khái niệm “ tình nghĩa”  . Chữ “ Nhân” , chữ “ Nghĩa” ở trong một hệ thống nhiều đầu mối ( bốn , năm hoặc nhiều hơn ) , chẳng hạn trong học thuyết của Mạnh Tử , chữ “ nhân “ , chữ “ nghĩa “ được đặt trong một hệ thống 4 đầu mối ( tứ đoan) : nhân , nghĩa , lễ , trí . Có Nho gia nhấn mạnh chữ Nhân ( Khổng Tử ) , có Nho gia nhấn mạnh chữ Nghĩa ( Mạnh Tử ) . Như vậy , giữa Nhân và Nghĩa không nhất thiết có quan hệ cốt yếu . Tình và Nghĩa làm thành một hệ thống nhị đoan , thường xuyên đi với nhau , có quan hệ cốt yếu với nhau . Khái niệm “ tình “ có một ý nghĩa đơn giản , xác định : đó là sự thương cảm , sự thông cảm với người khác , với những người đồng loại . Khái niệm “ nhân” của Nho giáo không chỉ có nghĩa là thương người , nó có một nội hàm phong phú , đa nghĩa , khó xác định hơn

       Một điều rất đáng suy nghĩ là Hồ chủ tịch đã nêu lên “tình nghĩa” để xác định quan niệm riêng của mình về tinh thần đích thực của chủ nghĩa Mác – Lê nin

“ Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin – Hồ Chủ Tịch viết – là phải sống với nhau có tình có nghĩa . Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình , có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được” ( Xem Hồ Chí Minh , tuyển tập , tập 10 , NXB Sự Thật , H. 1989 , tr. 662 ) Chúng ta đều biết cái “danh” (hoặc “tên gọi”) của một khái niệm nhiều khi chỉ là cái “vỏ”, “cách hiểu” khái niệm mới là “ruột” của nó.Nội dung của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã được xác định bằng một hệ thống hoành tráng những nguyên lý, những khái niệm được xem là kinh điển.Hồ Chí Minh đã không ngần ngại lấy minh triết “tình nghĩa” Việt Nam vốn có từ hàng ngàn năm nay làm “ruột” cho chủ nghĩa Mác Lê nin, một học thuyết phương Tây hiện đại. Một khi bị rỗng ruột “tình nghĩa”, thì không cứ gì “chủ nghĩa Mác- Lênin” ,mà mọi ý thức hệ tín ngưỡng  và triết học, mọi học thuyết khoa học xã hội, nhân văn, dù hệ thống lý luận có kiên cố nguy nga  đến đâu đi nữa, thì  cũng chỉ là những cái “vỏ” màu mè,hão huyền,   những  bong bóng có thể vỡ tan bất cứ lúc nào” (1)

 

Quả Thật Không Sai ! khi trong một bài viết trước đây, chúng tôi có dịp so sánh Hồ Chí Minh  với Nhạc Bất Quần, một nhân vật tiểu thuyết mà nhà văn Kim Dung mô tả với những đường nét ĐIỂN HÌNH nhằm biểu lộ tính cách ĐẠO ĐỨC GIẢ của nhân vật. (2)

Thật vậy, về khía cạnh ĐẠO ĐỨC GIẢ, khó có ai vượt qua nổi Nhạc Bất Quần trong thế giới Văn Chương , cũng như Hồ Chí Minh trong thực tế Cuộc Đời  vậy! Ngoài ra, Hoàng Ngọc Hiến hoàn tất cuốn sách “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết Việt” mới cách đây khoảng vài năm, tức vào một giai đoạn lịch sử mà các tài liệu thông thường cũng như “giải mật” về Hồ Chí Minh và đảng CSVN “tràn ngập” trên các phương tiện truyền thông  nhất là Internet, mà lại một cách trâng tráo, ngang ngược vô liêm sỉ, xử dụng câu tuyên bố của “ông vua” NÓI LÁO  là Hồ Chí Minh, sau đây “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin…..là phải sống với nhau có tình có nghĩa . Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình , có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được”  nhằm HAI LẦN “nói láo”, một lần về Hồ Chí Minh và một lần  về chủ nghĩa Mác-Lénin!

Quả Đúng Là “Hết Thuốc Chữa” ! Hoàng Ngọc Hiến làm như đương sự không hay biết gì về vụ cô Nồng Thị Xuân bị Hồ Chí Minh LƯỜNG GẠT bằng cách lợi dụng thân xác lẫn tình cảm  của cô Xuân cũng như cuối cùng để phi  tang sai đàn em giết chết sau khi  tên vô lại này lợi dụng thân xác nạn nhân một lần chót , về vụ bà Nguyễn Thị Năm , một ân nhân của HCM và đảng CSVN bị đưa ra đấu tố đến chết, sau khi HCM một cách hèn nhát dấu tên và lấy bút hiệu là C.B. viết một bài nhằm  buộc tội bà Năm một cách oan uổng đối với nạn nhân, trước công luận, cũng như sau đó  như thường lệ, nhỏ một vài giọt nước mắt “cá sấu” cho đúng lễ bộ !

Bàn vê vấn đề “Tình Nghĩa” mà  lấy Hồ Chí Minh, đảng CSVN và chủ nghĩa Mác- Lénine ra làm thí dụ thì có lẽ phải loại VĂN NÔ ngoại hạng như Hoàng Ngọc Hiến mới có cái “can đảm” làm chuyện “động trời” này!

Ngoài ra, thử xem ai hay những ai tình nguyện hoặc “được” hay “bị” chỉ định tiếp tục công việc của HNH có thái độ hay hành vi  loại gì , tức  có khá hơn HNH một chút nào hay cũng chỉ “cá mè một lứa”, cùng một loại bài bản như nhau?!

Về câu hỏi nêu trên, mới đây liên quan đến lời tuyên bố của Hồ Chí Minh cách đây 60 năm  trước khi tiếp quản Hà Nội “   Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân,thực hiện dân chủ thật sự thì có người phát biểu về vấn đề này như sau: “Phải nói là năm ấy, công thức đó rất hay. Tuyệt vời đấy. Một công thức tuyệt đấy. Cải cách xã hội, nâng cao đời sống cho dân và thực hiện dân chủ thật sự. Cải cách xã hội để tạo ra được 2 mục đích ấy tuyệt quá rồi còn gì nữa!….. Cho nên là những lời hứa ấy nó không mang lại kết quả như ý…..Từ cụ Hồ đến học trò yêu quí, xuất sắc của cụ như đòi các tổng bí thư càng ngày càng xuống cấp theo đúng như câu tục ngữ của Tàu là “Thế giáng dũ hạ” nghĩa là đời sau kém hơn đời trước. Sự thật nó rõ ràng như vậy.Cho nên kết luận lại của tôi là 60 năm chúng ta nói rất hay, nhưng chúng ta làm rất kém”.(3)

Vẫn là luận điệu cũ rich của các tay Phản Tỉnh, Dân Chủ CUỘI trong và ngoài nước, cố tình “nhồi nhét” trong đầu óc quần chúng “huyền thoại” về cái gọi là một thời kỳ “lý tưởng?! lúc ban đầu của đảng CSVN với Hồ Chí Minh và các tay đảng viên kỳ cựu mà theo ý kiến chủ quan của bọn họ, KHÁC với tình trạng hiện nay  mà bọn họ cho  là “tha hóa” , “xuống cấp” so với trước kia ,  nhằm  biện minh, bào chữa cho  “thần tượng” của giới lãnh đạo  đảng CSVN, tức những  “ông chủ”  thực sự của bọn họ.

Có thật như vậy hay không ?

Sau đây là câu trả lời gián tiếp về câu hỏi nêu trên qua hai câu thơ của một nhân vật tương đối có địa vị trong giới cầm quyền CSVN trước đây, Ts Trần Nhơn nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi:

Chẳng phải khi xưa đảng tuyệt vời

Chẳng qua chưa bị lộ đấy thôi(4)

Ngoài ra. về  một câu phát biểu khác của cùng “nhân vật” vừa nêu trên:Đây là một bi kịch lớn đó. Khi cụ Hồ nói được những điều tử tế thì cụ đang nghĩ với một đâu óc khác, đang theo một định hướng khác. Khi bước vào hành động, đầu óc của cụ đã bị tẩy não rồi. Đã bị nhồi sọ rồi và bị lũng đoạn rồi. Người quan thày cùa cụ, đàn anh của cụ ngồi ở Bắc Kinh, ở Mạc Tư Khoa đã lệnh cho cụ không được làm theo cái ý nghĩ đúng của mình nữa và phải lái”(5)

 

Cũng lại là một luận điệu cũ rich khác của các tay VĂN NÔ CSVN nhằm chạy tội cho Hồ Chí Minh và đồng bọn.

Ngoài những Thủ Đoạn Lường Gạt mà tính cách MA GIÁO thường vượt trí tưởng tượng của một con  người bình thường nhằm phục vụ cho những quyền lợi ích kỷ trước tiên của chính bản thân HCM và sau đó của đảng CSVN, câu hỏi được đặt ra ở đây là có bao giờ HCM nghĩ hay làm điều gì thực sự “Tử Tế” như tay VĂN NÔ “Cò Mồi” của Hoàng Ngọc Hiến và đảng CSVN vừa phát biểu ở trên , cho Tổ Quốc và Nhân Dân Việt Nam ?!

Thật vậy, hoàn toàn ngược lại sự tuyên truyền LỐ BỊCH của đảng CSVN với âm mưu  dựng đứng   “huyền thoại” Hồ Chí Minh nhằm  đề cao cái gọi là ‘lòng yêu nước” của họ Hồ thì việc  soi tìm, truy cứu các dữ kiện lịch sử liên hệ  không cho thấy  dấu  tích gì về cái gọi là Bác ra đi tìm đường cứu nước” thường được xử dụng cho âm mưu nêu trên.

Các tài liệu lịch sử cho thấy sau khi cha của Nguyễn Sinh Cung tức HCM là Nguyễn Sinh Huy (Sắc) bị bãi chức Tri Huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định vì  đã đánh anh nông dân Tạ Đức Quang bằng roi gậy đến nỗi làm cho anh này chết….. nên Cung  (HCM) không nơi nương tựa. Cảnh sống nghèo nàn, cha mất việc, lâm vào tình trạng túng quẩn, gia đình Cung bị xóm giềng khinh rẻ, nên Cung liều bỏ nước ra đi tha phương cầu thực…..

Từ chen lòn xin được một chỗ trên chiếc thương thuyền Amiral Latouche-Tréville của hãng Chargeurs Réunis, Nguyễn Tất Thành đã chấp nhận lưu lạc trùng dương sóng gió trên chiếc thương thuyền Pháp từ Cảng Hải Phòng…..lênh đênh ven bờ Đại Tây Dương vào các hải cảng miền Nam và Tây Bắc nước Pháp (Le Havre, Marseille…)

Năm 1911, Nguyễn Tất Thành  hai mươi tuổi, sống tại Cảng Marseille. Chính tại nơi này, khi ước muốn trở thành quan cai trị  lên cực điểm, Tất Thành viết một lúc hai lá đơn đề cùng ngày 15.09.1911, một đệ lên Tổng Thống Pháp và một đệ lên Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa, thiết tha xin được nhập học trường Thuộc Địa với tư cách nội trú…..với lý do viện dẫn là “khao khát học hỏi, ước muốn trở thành người hữu dụng cho nước Pháp và đem lợi ích cho nền học vấn Việt Nam thuộc địa”.(6)

Từ một  “mơ ước” thật tầm thường ích kỷ như vậy, các tay “phù thủy CSVN” đã biến thành “huyền thoại” về HCM theo  một cung cách  thật LỐ BỊCH về cái gọi là   “Bác ra đi tìm đường cứu nước

Thật vậy,  vì mục tiêu thực sự của HCM là “đi tha phương cầu thực” để mong kiếm chút bả Danh Lợi  và vì đơn xin làm TAY SAI cho Thực Dân TRẮNG (Pháp) bị từ chối như phần trên cho thấy , do đó  Hồ Chí Minh  xin tình nguyện làm TAY SAI  cho Thực Dân ĐỎ (Nga rồi Tàu) và lần này được nhận. CHỈ CÓ VẬY THÔI ! Và đó là THẢM KỊCH cho Dân Tộc Việt Nam !

Vì câu chuyện làm NÔ LỆ cho Nga Tàu của HCM là điều TỰ NGUYỆN , nên việc làm theo lệnh của quan thầy của HCM, đàn anh  của HCM ở Bắc Kinh  và Mạc Tư Khoa là điều mà HCM mong muốn VÀ CÒN MUỐN LÀM HƠN THẾ NỮA ĐỂ LẬP CÔNG, do đó thiết nghĩ  HCM khỏi cần PHẢI LÁI như tay đàn em “Cò Mồi” của Hoàng Ngọc Hiến và đảng CSVN vừa phát biểu ở trên !

Trong khi đó, mới cách đây khoảng hơn một năm, vào dịp người dân VN trong và ngoài nước hồi tưởng lại ngày  BI THẢM nhất  trong Lịch Sử VN Cận Đại, Ngày QUỐC HẬN 1975, thì cũng tay này viết một bài báo với một giọng điệu rất “hồ hởi phấn khởi” và với một tựa đề gây tai tiếng Dân vận hôm nay nghĩ từ những giá trị minh triết Hồ Chí Minh cũng như bằng những luận điệu Rẻ Tiến như sau:

“Nước Độc lập – Thống nhất – Hòa bình, sánh vai với năm châu. Minh Triết Hồ Chí Minh mách bảo một nền Độc lập bền vững đi đôi với Hòa bình, gắn liền với “liên lập” làm bạn với năm châu” Hoặc

“Nước được độc lập, thống nhất mà Dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì chẳng nghĩa lý gì. Minh Triết Hồ Chí Minh mách bảo phải có kế hoạch thật tốt. Người ta thường chỉ nghĩ đến kế hoạch nhưng ít chú ý đến ý nghĩa của hai chữ “thật tốt”. Hoặc

“Nước ta là nước Dân chủ. Vì Dân là chủ”. Hoặc

“Nói học theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thì tư tưởng, đạo đức yêu dân, kính dân, trọng dân phải được thực hiện thật thà và nghiêm túc.”

“Cho nên Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”?!(7)

 Qua phần trình bày nêu trên, ĐÚNG LÀ LÃNH TỤ NÀO, THUỘC HẠ NẤY  nhất là về khía cạnh  Gian Dối, Xảo Trá, Đạo Đức Giả !!!

Tóm lại. cũng là loại “Cá Mè Một Lứa”, một VĂN NÔ ngoại hạng như Hoàng Ngọc Hiến!!!

 

Tuy nhiên, sự Thiếu Nhất Quán và “Trí Nhớ Yếu Kém” có lẽ  KHÔNG là “Độc Quyền” của tay đàn em “Cò Mồi” của Hoàng Ngọc Hiến và đảng CSVN nêu trên vì hình như nhiều người trong cái gọi là “giới Dân Chủ Phản Tỉnh” ở VN hiện nay cũng đang mắc phải.

Chẳng hạn mới đây ở trong nước, giới Trí Thức CSVN lao xao bàn tán chung quanh câu tuyên  bố của  tên Tổng Bí Thư  CSVN Nguyễn Phú Trọng: Bác Hồ đã dạy rồi, cha ông ta đã dạy rồi đánh con chuột đừng để vỡ bình” thì có một nhân vật phát biểu như sau: . Nhưng trong bài mới viết tôi đã nói rằng chính ông Hồ mới là trung tâm sinh ra những cái xấu như bây giờ. Từ lâu tôi đã nghĩ như vậy nhưng số anh em xung quanh vẫn còn suy nghĩ hoặc viết lách kiểu cải lương nửa vời, muốn nói hết phải tìm lúc, tìm cách (8)tức kiểu “Tôi đã bảo mà !

Nhưng hình như Trí Nhớ của Vị này cũng không được tốt lắm !

Thật  vậy, chỉ vài năm trước đây thôi, một Vị khác khá thân cận với Vị này, có viết một bài báo nhằm đúc kết các ý kiến liên quan đến đương sự và được đăng trên chính trang mạng của Vị này, có câu kết luận về bạn mình như sau;

Nhưng, để tỏ vẻ công bằng và không cực đoan, cũng như phần đông các nhà trí thức trong nước, đã từng theo kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, ông cho rằng đảng có công trong việc đánh thắng thực dân Pháp. Ông cũng không dám phủ nhận công của chủ nghĩa Mác đã là con đường, là phương tiện hữu hiệu trong công cuộc kháng chiến thắng lợi đó. Cũng như ông vẫn công nhận dầu sao ông Hồ Chí Minh vẫn là con người đạo đức, có công trong việc giành độc lập cho tổ quốc.” (9)(LVT viết chữ nghiêng và nhấn mạnh)

Trở lại lập luận mới đây của Vị này vừa đề cập ở trên rằng chính ông Hồ mới là trung tâm sinh ra những cái xấu như bây giờ  nhưng lại không nói rõ lý do TẠI SAO như vậy ?, thì theo thiển ý,tính  ĐẠO ĐỨC GIẢ là khuyết điểm nghiêm trọng nhất của Hồ Chí Minh ( mà như đã nói ở trên, có lần chúng tôi so sánh với Nhạc Bất Quần, một “nhân vật” tiểu thuyết nồi tiếng về phương diện này, của nhà văn Kim Dung), nhất là trong truyền thống Văn Hóa VN xem TƯ CÁCH ĐẠO ĐỨC như Tiêu Chuẩn HÀNG ĐẦU trong việc  chọn lựa hoặc đánh giá một Lãnh Tụ. Lý do dễ hiểu là vì THƯỢNG BẤT CHÍNH  HẠ TẤT LOẠN ! Và có lẽ đó là lý do chính yếu (lẽ dĩ nhiên cộng với không biết bao nhiêu tính xấu khác của đương sự như ÁC ĐỘC, XẢO TRÁ, ĐIÊU NGOA, LỪA ĐẢO, DÂM DẬT,PHẢN QUÔC, HẠI DÂN…..)  khiến Hồ Chí Minh mới là trung tâm sinh ra những cái xấu như bây giờ như lập luận của Vị này ở trên!

Vậy nên, chúng tôi thiết nghĩ hai câu văn nêu trên rằng  ông vẫn công nhận dầu sao ông Hồ Chí Minh vẫn là con người đạo đức chính ông Hồ mới là trung tâm sinh ra những cái xấu như bây giờ hình như KHÔNG được NHẤT QUÁN với nhau lắm!!!

***

NGHỆ THUẬT TỐI THƯỢNG CHE DẤU NGHỆ THUẬT, TỔ CHƯC TỐI THƯỢNG CHE DẤU TỔ CHỨC

Sau ba trường hơp nêu trên, sau đây chúng tôi xin trình bày một trường hợp NGỤY BIỆN khác liên quan đến Nguyễn Gia Kiểng và Thông Luận. Đương sự viết trong một bài báo gần đây như sau:

Cuộc đấu tranh của thanh niên Hồng Kông không đột xuất, phong trào Hòa Bình Chiếm Trung không tự phát và cũng không phải chỉ mới có từ tháng 3/2013. Hoàng Chi Phương (Joshua Wong) không phải là một thần đồng tự nhiên xuất hiện. Tất cả nằm trong kịch bản của một cuộc đấu tranh có tổ chức và được chuẩn bị từ rất lâu rồi, ngay trước khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc. Chúng ta có thể tin như vậy khi nhìn cách mà họ tổ chức những cuộc biểu tình và chiếm đóng, cách mà họ cùng hô những khẩu hiệu, những diễn văn đã được nói và những tuyên ngôn đã được công bố. Năm 2003 họ đã động viên được 500.000 người…..

Chúng ta có nhiều kết luận bổ ích có thể rút ra từ những gì đã và sẽ còn xảy ra tại Hồng Kông nhưng kết luận quan trọng nhất vẫn là điều mà đáng lẽ chúng ta phải biết từ lâu rồi: đấu tranh chính trị luôn luôn chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức, và tổ chức chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh và kiên trì trong nhiều năm; động viên quần chúng biểu tình chỉ là giai đoạn cuối cùng của lộ trình vận động dân chủ.

Như vậy điều quan trong nhất trong lúc này là xây dựng tổ chức, cả tổ chức chính trị lẫn tổ chức xã hội dân sự. Phần còn lại chỉ là thứ yếu, hoặc phù phiếm.” (LVT  viết chư nghiêng)(10)

Chắc Quý Độc Giả cũng biết đó là luận điệu ĐIỂN HÌNH mà NGK và Thông Luận “nhai đi nhai lại” từ năm này qua năm khác, từ bài  viết này qua bài viết khác  về cái gọi là “Văn Hóa Tổ Chức”, làm như đó là một khám phá độc đáo của bọn họ!

Chúng tôi có thể nói ngay rằng  tuy Tổ Chức tỏ ra CẦN THIẾT cho một Đạo Binh, một Đoàn Thể nhất là trong địa hạt Chính Trị, NHƯNG CŨNG CẦN NÊN  NHỚ RẰNG TỔ CHỨC KHÔNG LÀ TẤT CẢ CŨNG NHƯ KHÔNG LÀ YẾU TỐ HÀNG ĐẦUTHƯỜNG KHÔNG LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH

Chúng tôi  xin đơn cử sau đây một vài thí dụ trong lãnh vực Quân Sự cũng như Chính Trị nhằm hỗ trợ cho lập luận nêu trên.

Trước tiên xin được đề cập đến trường hợp các Danh Tướng với các chiến thắng lẫy lừng trong Sử VIỆT để xem ĐÂU LÀ YẾU TỐ HÀNG ĐẦU CÓ TINH CÁCH QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC CHIẾN THẮNG CỦA CÁC VỊ NÀY ?

Phải nói ngay rằng vì là những Danh Tướng thì lẽ dĩ nhiên các Vị này có Tàĩ TỔ CHỨC, nhưng trong các bài HỊCH nhằm động viên Tinh Thần của Tướng Sĩ, các Ngài KHÔNG  cần phải đề cập đến lãnh vực nêu trên hoặc  lải nhải về cái gọi là “Văn Hóa Tổ Chức” như Nguyễn Gia Kiểng và Thông Luận thường làm  trong cái gọi là “Dự Án Chính Trị” của bọn họ. Chúng ta thử xem sau đây các Ngài đã hành động như thế nào để đạt được Chiến Thắng ?

Trước tiên là Danh Tướng LÝ THƯỜNG KIỆT.  Xin được tóm tắt các sự kiện lịch sử liên quan đến Vị này

Năm 1076, (tức đời Tống Hy Ninh năm thứ 9). nhà Tống sai Quách Quỳ làm Chiêu Thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, hợp với Chiêm Thành và Chân Lạp sang xâm lấn nước ta. Ba mặt giáp công. Trong lần đánh phục hận này, Quách Quỳ nhận sứ mệnh phải  “đánh thắng bằng mọi giá ” nhằm thị uy với các nước phương bắc láng giềng của Tống. Thế nên khí thế tấn công của quân Tống rất mạnh. Không bao lâu sau họ đã đến bờ bắc của sông Như Nguyệt, cách kinh thành Thăng Long chừng vài chục dặm.Quân ta vất vả giữ vững trận địa. Quân Tống dùng súng bắn đá bắn xối xả vào bờ nam làm thuyền bè ta bị vỡ nát không ít. Hai hoàng tử đã hy sinh và vài tướng cũng bị tử thương. Thương vong cao.

Trong thế trận tưởng đã nghiêng về phía quân Tống, bổng đảo chiều khi binh sĩ nghe bài thơ phát ra từ miếu Thần. Sử viết Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền của Trương tướng quân là Thần sông Như nguyệt, có tiếng đọc to rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

(Nước non Nam Đế Nam hùng cứ!/Phân định sách trời xưa tỏ nay/Lỗ mãng! cớ sao sang lấn phạm,/Ngữ bây thất bại chắc trong tay !)

Liền tức thì khí thế quân Nam trở nên bừng bừng như có Thần Nhân hỗ trợ và quân Tống lấp tức bị chận lại. Tống quân bị tổn thất nặng nề. Quân Tống tiến thoái lưỡng nan từ dạo ấy. Lý tướng quân đề nghị giảng hòa nhằm giảm sự khổ đau cho nhân dân. Quách Quỳ thấy kéo dài là thua chắc nên thuận lui binh. (11)

Phần trình bày trên đây cho thấy rằng yếu tố QUYẾT ĐỊNH trong trận chiến này KHÔNG phải là Tổ Chức.  Lý do là  quân Nam thường là Dân Binh (thời Bình làm ruộng, thời Chiến mới ra trận) tức là  không phải lính chuyên nghiệp, do đó về mặt Tổ Chức trên nguyên tắc không bằng quân Tống, nhất là tướng Tống Quách Quỳ đã nhận lệnh của vua Tống  phải  “đánh thắng bằng mọi giá ” để rửa hận cho lần thua trước nên phải Tổ Chức rất kỹ lưỡng trận đánh. Ngoài ra,  trên chiến trường,lần này  thế trận đang  nghiêng về phía quân Tống, thì bài THƠ phát ra đúng lúc nhấn mạnh đến CHÍNH NGHĨA của Quân Dân VIỆT và nhờ vậy đảo ngược được tình thế !

Trong chiến thắng năm trước( 1075), trước khi xuất quân, Lý Thường Kiệt cũng đọc một bài HỊCH có đoạn như sau: “…. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng biết tuân theo phép thánh…..lại tin kế của An Thạch tham tà, bày những phép “thanh miêu”, “trợ dịch”….. khiến trăm họ mệt nhọc lầm than, mà riêng thoả mãn nuôi mình béo mập. Bởi trăm tính mệnh muôn dân, đều phú bẩm tự Trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le độc hại, lượng kẻ ở trên cố nhiên phải xét ,,,, thấy ngay trước mắt, (quân Tống) cầm chắc lấy thất bại hoàn toàn”(12)

Tóm lại, liên quan đến các cuộc hành quân của quân dân ta sang đất Tống dưới Triều Lý , hình như Tổ Chức KHÔNG có tinh cách then chốt, trái lại CHÍNH NGHĨA Dân Tộc  của quân dân Đại Việt được nêu lên đúng lúc qua bài thơ “Nam Quốc Sơn  Hà Nam Đế Cư”,   đã làm nức lòng Tướng Sĩ  và giúp đảo ngươc tình thế,  và đó chính là yếu tố có tính cách QUYÊT ĐỊNH cho các chiến Thắng của danh tướng Lý Thường Kiệt vậy!

Sau Lý Thường Kiệt, chúng tôi xin đề cập đền trường hợp TRẦN HƯNG ĐẠO.

Chúng ta ai cũng biết đến các chiến công hiển hách của Hưng Đạo Vương 3 lần đại phá quân Nguyên vào những năm 1258; 1285; và 1288. Và mới đây, vào năm 1984, các nhà bác học và quân sự gia thế giới họp tại Luân Đôn (Anh) đã ghi Trần Hưng Đạo vào danh sách Mười nhà Quân Sự Tài Ba Nhất Thế Giới.(13)

Nay thì với vinh dự nêu trên, Thiên Tài Quân Sự của Hưng Đạo Vương đã được toàn thế giới công nhận, vậy đến lượt chúng ta thử đặt câu hỏi yếu tố nào NỔI BẬT NHẤT làm nên Thiên Tài của Vị này ?

Phải chăng đó chỉ là Tài Tổ Chức Lẽ dĩ nhiên, giống như đối với các Danh Tướng khác, yếu tố “Tổ Chức”  đóng một vai trò quan trọng đối với Hưng Đạo Vương, nhưng nên nhớ đó chắc chắn KHÔNG  phải là yếu tố Duy Nhất và có lẽ KHÔNG là yếu tố Nổi Bật Nhất trong trường hợp này.

Thật vậy, ở trên chúng tôi có đưa ra lập luận rằng quân Nam là loại Dân Binh, không phải lính chuyên nghiệp do đó về mặt Tổ Chưc trên nguyên tắc không bằng quân Tống. Thì điều này còn đúng hơn nữa với quân Mông Cổ!

Sử gia danh tiếng thế giới Will Durant khi  so sánh Mông Cổ với Âu Châu vào cùng một giai đoạn lịch sử về khía cạnh TỔ CHỨC, có đưa ra nhận xét  như sau: “Lối thế kỷ 11-13, Âu Châu đã dẫn thập tự binh sang đánh Ả Rập, lần đông nhất cũng chỉ tới 5 vạn quân mà một trong những lý do thất bại là tại không tổ chức nổi việc tiếp tế (Civ XII. 40). Trong khi đó quân Mông Cổ từng 30 đến 50 vạn đi lại trên đường hiểm trở và xa gấp ba bốn lần”(14)

Như vậy, yếu tố Nổi Bật Nhất làm nên Thiên Tài Quân Sự của Hưng Đạo Vương có lẽ nằm ở chỗ khác hơn là chỉ ở khía cạnh Tổ Chức

Tóm tắt ý kiến của các Sử gia, thì Tài Năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở chỗ Ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước, do đó chủ trương  Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”.

 

Với Hưng Đạo Vương, lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với quân các lộ và dân binh, tiêu diệt quân địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng quân thù.

Hơn nữa, Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng

Những quan điểm tư tưởng chính trị – quân sự của Ông về dựa vào dân, khoan thư sức cho dân, về xây dựng khối đại đoàn kết trong hoàng tộc và triều đình, trong toàn quân và cả nước, về phương châm chiến lược “dĩ đoản chế trường”, “quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con…” là những tư tưởng tiên tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại, mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị.

Ngoài ra, Ông  luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng Trung Nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tôn thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội nguồn của thắng lợi. Ông chủ trương “bạt dụng lương tướng”, dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước.(15)

Nhắm khích động lòng Yêu Nước của Tướng Sĩ, sau đây là một đoạn trong “Hịch Tướng Sĩ” của Đại Nguyên Súy Trần Hưng Đạo: “… Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết nghẹn; trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn; thân làm tướng, phải hầu giặc mà không biết uất; tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm tiêu khiển; … Nay ta bảo thật các ngươi nên cẩn thận nơi củi lửa, giữ gìn như kẻ húp canh, dạy bảo quân sĩ, luyện tập cung tên, khiến người nào cũng có sức khỏe như Bàng Mông và Hậu Nghệ, thì mới có thể dẹp tan được giặc mà lập nên được công danh …”(16)

 

Tóm lại, chính sự PHỐI HỢP nhuần nhuyễn giữa những  yếu tố vừa nêu trên, giữa TÀI và ĐỨC, giữa Lý Thuyết quân sự với Thực Tế chiến trường, giữa Chiến Lược “dĩ đoản chế trường” với Chiến Thuật “chuyển tình thế từ hiểm nghèo sang thuận lợi, xoay chuyển thế trận, tạo nên thời cơ”, giữa sức mạnh của quân triều đình khi truy kích địch trong những trận lớn với sức kháng cự của dân binh địa phương nhằm cản bước tiến của quân thù…..cộng với Tài Thao Lược toàn diện của Hưng Đạo Vương mà nét NỔI BẬT NHẤT   tính chủ động và linh hoạt “biết người, biết mình”, chủ động điều địch, chủ động đánh địch, “xem xét quyền biến… tùy thời gian mà làm…vvvv…… làm nên những Chiến Thắng lẫy lừng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trước đoàn quân mạnh nhất thời đó!

 

Tất cả các điều vừa nêu trên được đặt trên NỀN TẢNG của nhận thức rất rõ ràng  của Hưng Đạo Vương  rằng NHÂN DÂN LÀ NGUỒN SỨC MẠNH GIỮ NƯỚC  và là đầu mối của chính sách  Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước

 

CHỨ KHÔNG CHỈ  DỰA TRÊN MỘT YẾU TỐ DUY NHẤT LÀ TỔ CHỨC nhất là trước đoàn quân Mông Cổ  “bách chiến bách thắng” mà Tài Tổ Chức của các Tướng Mông Cổ đã từng nổi tiếng khắp  năm châu!

Sau Trần Hưng Đạo đến LÊ LỢI-NGUYỄN TRÃI

Về Lê Lợi, vừa là nhà tổ chức và chỉ đạo chiến lược về chính trị, quân sự, vừa là vị tướng cầm quân mưu trí, quả quyết, Lê Lợi đã vận dụng lối đánh “vây thành diệt viện” theo lý thuyết quân sự  mà Ông nghiền ngẫm (với sự đóng góp của Nguyễn Trãi). Đánh thành là hạ sách. Ta đánh thành kiên cố hàng năm, hàng tháng không lấy được, quân ta sức mỏi, khí nhụt, nếu viện binh giặc lại đến thì ta đằng trước, đằng sau đều bị giặc đánh, đó là đường nguy. Chi bằng nuôi sức khỏe, chứa khí hăng để đợi quân cứu viện tới. Khi viện binh bị phá thì thành tất phải hàng”. Chiến thuật “Vây thành diệt viện” của Lê Lợi kết hợp với chủ trương “Mưu phạt nhị tâm công“, uy hiếp, phân hóa, chiêu dụ địch của Nguyễn Trãi tạo nên một phương thức độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.(17)

Phần trình bày trên cho thấy cả Lê Lợi lẫn Nguyễn Trãi đều ý thức rằng Kỹ Thuật Chiến Tranh (trong đó lẽ dĩ nhiên có yếu tố Tổ Chức) tự nó không đủ để thắng quân Minh, Do đó, chiến thuật “Vây thành diệt viện” của Lê Lợi, phải được bổ túc bằng phương pháp TÂM CÔNG trên bình diện Tinh Thần, làm nên  nội dung của tác phẩm “Bình Ngô Sách” của Nguyễn Trãi, mà theo lời đề tựa của Ngô Thế Vinh  trong “Ức Trai di tập” đó là sách đã “hiến mưu chước lớn, không nói đến việc đánh vào thành mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”.

“Bình Ngô Sách” tuy nay đã thất lạc, nhưng dựa vào những ghi chép tản mạn của thư tịch cổ, nội dung căn bản của “Bình Ngô Sách” có thể tạm thời được tái tạo lại như sau:

-Về lực lượng và quy mô của khởi nghĩa Lam Sơn, theo Nguyễn Trãi là phải tập hợp và huy động cho bằng được sức mạnh cũng như trí tuệ của nhân dân cả nước…..Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi cuối cùng của Lam Sơn

– Để có thể tập hợp và huy động được sức mạnh cũng như trí tuệ của nhân dân cả nước vào sự nghiệp đánh đuổi quân Minh, theo Nguyễn Trãi, là phải thực hiện chiến lược đánh vào lòng người

-Để nhân dân không quản ngại gian khổ, kể cả hi sinh, một lòng một dạ trung thành với ngọn cờ của Bình Định Vương Lê Lợi, việc kích động lòng yêu nước thiết tha phải bắt đầu từ hai nội dung cốt yếu nhất.

+Một là khơi dậy niềm Tự Hào về  Dân Tộc, về nền Văn Hiến cổ kính của nước nhà

 Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Bắc – Nam bờ cõi đã chia,

Phong tục mỗi nơi một khác”

+Và nội dung thứ hai là, phải làm sao để nhân dân nhận thức được một cách đầy đủ và sâu sắc rằng, cứu nước tức cũng là cứu nhà,

– Về phương châm tiến hành, Nguyễn Trãi cho rằng, chiến lược đánh vào lòng người phải được thực hiện bằng cách phối hợp một cách nhịp nhàng giữa ba mặt trận rất lợi hại khác nhau, đó là: chính trị, binh vận và ngoại giao. Tác dụng phi thường của cả ba mặt trận này sẽ thật khó mà hình dung hết được:

                                           “Ngã mưu phạt nhị công tâm,

                                                    Bất chiến tự khuất” (3).

(Nghĩa là: Ta bày kế đánh vào lòng, không xông trận mà vẫn khuất phục được đối phương).(18)

Tóm lại, với Lê Lợi-Nguyễn Trãi,  một lần nữa, Nghệ Thuật  Dụng Binh chống giặc xâm lăng  nhằm “đánh vào lòng người hơn là đánh vào thành, tức là nhấn mạnh đền yếu tố TINH THẦN, LÒNG NGƯỜI  hơn là Kỹ Thuật, Tổ Chức.

Hết Lê Lợi-Nguyễn Trãi đến QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ

Tổng kết các ý kiến của các chuyên gia về Quang Trung Nguyễn Huệ, “quân đội Tây Sơn là một trong số rất ít đội quân được tổ chức, huấn luyện thuộc loại tốt nhất thế giới vào thế kỷ 18. Đội quân này dưới sự chỉ huy của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ hễ xuất binh là đánh thắng. Đặc điểm nổi trội của quân Tây Sơn là: được huấn luyện tốt, hành binh thần tốc, tác chiến cơ động, luôn đánh trúng những điểm mà đối phương không ngờ nhất, đánh là thắng lớn, chiến thắng mang lại hiệu quả lâu dài bởi đã gây cho đối phương nhiều thiệt hại sinh lực vật chất, quân lực và tâm lý”

 “Khi phân tích, bình luận các trận đánh mà quân đội Tây Sơn tiến hành có một điều mà các nhà quân sự ngày nay đều thống nhất – quân Tây Sơn biết rất rõ về đối phương, hạn chế rất tốt hiểu biết của đối phương về mình. Việc sử dụng đội quân bí mật trong quân đội Tây Sơn diễn ra rất linh hoạt với nhiều nhiệm vụ, nhiều mục đích khác nhau…và được phát triển trên tầm chiến lược”.

Như đã nói ở trên, Quân đội Tây Sơn dưới sự chỉ huy của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ hễ xuất binh là đánh thắng.. “Những thành tựu kể trên  sẽ không thể có được nếu đội quân tình báo không đuợc tổ chức tốt. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa tiêu diệt 20 vạn quân Thanh xâm lược là ví dụ kinh điển để phân tích về nghệ thuật hành quân thần tốc, công thành cấp tập, tiêu diệt kẻ thù chớp nhoáng. Trong bài học kinh nghiệm rút ra, các chuyên gia quân sự thường gặp nhau ở điểm – trận thắng lớn đã được khởi động rất tốt bởi đội quân tình báo-phản gián Tây Sơn đã làm việc rất tích cực hiệu quả. Nhờ thông tin tình báo kịp thời, Hoàng đế Quang Trung đã xây dựng được phương án tối ưu trong đó mọi chi tiết, biến động chiến trường đều được định liệu trước một cách chính xác và Ông đã dám tuyên bố trước ngày hoàn tất chiến thắng của mình trước ba quân tướng sĩ.

Ngoài ra, “Lịch sử quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Trung Hoa cho đến giai đoạn ấy, chưa triều đại nào có được vị trí cao, có tư thế vững chắc, tự chủ mạnh mẽ như Tây Sơn. Chính sách ngoại giao của vương triều Tây Sơn rất khéo léo nhưng cương quyết giữ vững lập trường của mình. Sự uyển chuyển trong đối sách ngoại giao của vương triều Tây Sơn linh hoạt tùy thời điểm, tùy sự kiện, cũng chứng tỏ rằng đội quân bí mật đã hoạt động với hiệu quả rất tốt”.(19)

Phần trinh bày trên cho chúng ta thấy Thiên Tài Quân Sự của Quang Trung Nguyễn Huệ. Tuy là Anh Hùng Vô Địch “trăm trận trăm thắng’ do đó  nắm rất vững Kỹ Thuật Chiến Tranh (trong đó có yếu tố TỔ CHỨC), nhưng Vua Quang Trung không bao giờ xao lãng việc đề cao CHÍNH NGHĨA Dân Tộc. Chẳng hạn trước khi kéo quân ra Bắc Hà sau khi được tin quân Thanh xâm lăng nước ta, Ông đã đọc trước ba quân bài “Hịch Tướng Sĩ” có đoạn như sau:

Trong vòng trời, đất chia theo phận sao Dực, Chẩn, Nam Bắc vẫn riêng một non sông. Người nước Bắc không phải nòi giống ta thì tất khác dạ…..

Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Lê Đại Hành : đời Nguyên có Trần Hưng Đạo ; đời Minh có Lê Thái Tổ. Các Cụ không chịu bó tay ngồi nhìn quân ngoài tàn bạo, nên phải thuận lòng người, dấy quân nghĩa, đánh thắng rồi đuổi chúng về. Trong những khi ấy, Nam Bắc đâu lại phận đó, bờ cõi yên ổn, vận nước lâu dài . Từ nhà Đinh tới nay, chúng ta không đến nỗi phải cải khổ Bắc thuộc. Đó, lợi, hại, được, thua : chuyện cũ rành rành là thế.”(20)

Và nhất là Bài Thơ với đầy Nghĩa Khí được đọc trước khi quân Tây Sơn đánh trận Ngọc Hồi:

Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”(21)

 

Tóm lại cách chung, khi nhìn lại Lịch Sử VIỆT từ Lý Thường Kiệt qua Trần Hưng Đạo, Lê Lợi-Nguyễn Trãi cho đến Quang Trung Nguyễn Huệ hoặc trước hay sau các Vị này, thì hình như có một Dòng Sống TÂM LINH VIỆT ngầm chảy xuyên qua qua các đời, từ đó khi Vận Nước thuận lợi, phát sinh ra những trang ANH HÙNG HÀO KIỆT đã làm nên  những chuyện “Kinh Thiên Động Địa” trong Lịch Sử DỰNG NƯỚC và GIỮ NƯỚC của Dân Tộc VIỆT.

Còn nếu giới hạn vào đề tài hôm nay với 4 Vị Danh Tướng vừa nêu trên thì có thể nói rằng Dòng Sống  TÂM LINH VIỆT làm nên MẪU SỐ CHUNG cho Sự Nghiệp của  các Vị này mà  bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư” của Lý Thường Kiệt thường được xem  như  bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của nước Đại Việt còn với Trần Hưng Đạo thì xuất hiện  một học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi – Nguyễn Trãi phát triển thành công học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giải phóng; Nguyễn Huệ tiếp tục phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa của nông dân, cũng như  trong chiến tranh giữ nước.”

 

Tuy nhiên, điều QUAN TRỌNG NHẤT có lẽ là tuy các Vị này có Tài Tổ Chức RẤT CAO cũng như  NẮM RÂT VỮNG Kỹ Thuật Chiến Tranh, nhưng tất cả các Vị hình như đều đồng ý  rằng yếu tố QUYẾT ĐỊNH Chiến Thắng  nằm ở chỗ khác, như ở LÒNG DÂN, hay TINH THẦN TƯỚNG SĨ !

 

Sau lãnh vực QUÂN SỰ, chúng tôi xin được đề cập đến lãnh vực CHÍNH TRỊ trong thời Cận và Hiện Đại, đặc biệt trong môi trường Chính Trị của các Đảng Phái QUỐC GIA.

Về các Đảng Phái Quốc Gia trong thời cận đại và hiện đại, đại đa số theo Chủ Trương QUỐC GIA DÂN TỘC. Tuy nhiên, vì  các Lãnh Tụ của các Đảng Phái Quốc Gia vào thời kỳ này, đa số thuộc giới Tây Học nên trong hình thức và lề lối Lãnh Đạo, họ chịu ảnh hướng rất lớn của Văn Hóa và Chính Trị TÂY PHƯƠNG. Ngoại lệ có lẽ là trường hợp HUỲNH GIÁO CHỦ của Phật Giáo Hòa Hảo liên quan đến Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng còn gọi là Đảng Dân Xã.

Theo Cố Triết Gia Kim Định. Đảng Dân Xã với Huỳnh Giáo Chủ là Đảng Việt Nam duy nhất  mà Tư Tưởng đã vượt  qua đợt Ý Thức Hệ của các lý thuyết chính trị thông thường để đạt  tới trình độ TÂM LINH  nên đã trở thành một CHỦ ĐẠO (cùng với Việt Nho).

Nội dung Chủ Đạo của Huỳnh Giáo Chủ dựa trên căn bản TAM GIÁO  được đúc kết bằng thuật ngữ “học Phật tu Nhân” và thuyết “Tứ Ân”:

  1. Ân Tổ tiên Cha Mẹ
    2. Ân Đất Nước
    3. Ân Tam bảo
    4. Ân Đồng bào Nhân loại

mà theo Cố Triết Gia, là Dịch Bản theo cung cách PGHH của  4 bước “Tu Tề Trị Bình” của Nho Giáo

Tu ở tu nhân
Tề ở ân tổ tiên cha mẹ
Trị ở ân đất nước
Bình ở ân đồng bào nhân loại(22)

Về CHỦ THUYẾT:” Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng phát sanh từ quan niệm căn bản: dung hòa ưu điểm của chủ thuyết dân chủ tự do với ưu điểm của chủ thuyết kinh tế xã hội hóa. Việt Nam không thể là một xã hội vô sản như chủ thuyết cộng sản, cũng không thể là một xã hội tư bản để kẻ mạnh hiếp đáp bóc lột kẻ yếu kém. Chủ thuyết dân chủ xã hội nhằm thực hiện một xã hội dân chủ có tự do cho con người, đồng thời có công bằng về quyền lợi kinh tế.”(23)

Như vậy, về khía cạnh Triết Lý Chính Trị, Đảng Dân Xã với Huỳnh Giáo Chủ có vẻ đi CÙNG CHIỀU HƯỚNG với Việt Nho, khi chúng tôi có dịp trình bàytrước đây  về nội dung của Triết Lý BÌNH SẢN của Tổ Tiên VIỆT khi đem so sánh  với hai chế độ TƯ BẢN và CỘNG SẢN của Tây Phương . như sau:

“Nói cách chung, chủ nghĩa Tư Bản thì quá TƯ RIÊNG, còn Cộng  Sản thì quá CÔNG CỘNG, mà điều trên là hậu quả của nền Văn Hóa MỘT CHIỀU của Tây Phương, còn Văn Hóa Việt Nam vì chủ trương HAI CHIỀU như “Âm-Dương”, “Thiên-Địa”  nên với thể chế BÌNH SẢN chẳng hạn, Tiền Nhân ta quan niệm là phải có sự Quân Bình giữa Đất CÔNG và Đất TƯ. Một mặt, người Nông Dân VN trước kia được quyền Sở Hữu trên bình diện Pháp Lý, mặt khác, những thành phần KHÔNG có đất TƯ thì cứ định kỳ được Làng Xã cấp cho một phần đất CÔNG để cày bừa, trồng trọt và hưởng phần hoa lợi do công lao mình tạo ra, tránh được khủng hoảng do tâm lý tiêu cực bắt nguồn từ sự kiện  trong xã hội CS, mọi sự được xem là “của chung” (chỉ trên nguyên tắc thôi  nhưng đó là một vấn đề khác). Nhưng vì thông thường không ai dại gì bỏ hết tâm huyết vào cái gọi là “của chung” đó vì lý do như ai cũng biết,  “cha chung không ai khóc” nên có lẽ đó là một nguyên nhân chính yếu gây ra sự thất bại KINH TẾ và sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản.

Ngoài ra, cũng khác với  TƯ BẢN Nguyên Thủy, vì quá đề cao cái TƯ RIÊNG, và với chủ trương quyền Tư Hữu Tuyệt Đối, nên để thiểu số ưu đãi thống trị và chiếm hữu phần lớn tài sản của quốc gia, đã gây ra những bất công trầm trọng là nguyên nhân của sự ra đời của phong trào CỘNG SẢN, thể chế BÌNH SẢN đã dự trù những biện phápTránh tình trạng ĐỘC QUYỀN của giai cấp Thống Trị trên tài sản quốc gia, như cách thức được áp dụng dưới thời Vua Minh Mạng chẳng hạn, chính phủ Trung Ương canh chừng giới Hào Mục tự tiện BIẾN đất CÔNG thành đất TƯ, hay phương thức mua lại số đất TƯ thặng dư của Tư Nhân để QUÂN BÌNH với số đất CÔNG hiện hữu hoặc như tập tục của Làng Xã VN trước đây nhằm khuyến khích giới Hào Phú Xã Thôn chia xẻ của cải giàu sang với các thành phần khác không được may mắn như họ”.(24)

Phần trình bày ở  trên cho thấy Thiên Tài của Huỳnh Giáo Chủ có lẽ bắt nguồn từ cùng Dòng Sống TÂM LINH VIỆT của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi-Nguyễn Trãi, Quang Trung Nguyễn Huệ….. do đó có khả năng đánh động được Lòng Ngươi, nhất là từ giới NÔNG DÂN thời nào cũng làm nên thành Phần CHỦ LỰC của Quốc Gia Dân Tộc VIỆT.

Không lạ gì mà chỉ trong một thời gian ngắn ngủi,  Huỳnh Giáo Chủ với Đảng Dân Xã đã thu hút được một số Thành Viên kỷ lục VƯỢT XA các Đảng Phái Quốc Gia khác. Thật vậy tại Việt nam , trong lịch sử hình thành chánh đảng, chưa bao giờ có sự kiện đặc biệt như tiến trình thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, lập tức có ngay trên một triệu đảng viên (25) và con số này còn  tiếp tục gia tăng, lên đến khoảng 2 triệu đảng viên, bao gồm cả những thành phần KHÔNG phải là Tín Đồ của PGHH,  vào khoảng cuối thập niên 1940.

Ngoài ra, giống như các bậc Tiền Nhân Lý Thường Kiệt, Trấn Quốc Tuấn, Lê Lợi-Nguyễn Trãi, Quang Trung Nguyễn Huệ…. Huỳnh Giáo Chủ còn nổi tiếng về Tài Thao Lược, Óc Tổ Chức, nhưng cũng như các bậc Tiền Bối vừa nêu trên, Huỳnh Giáo Chủ không nhấn mạnh đến khía cạnh Tổ Chức, Điều Hành, mà đến Chủ Đạo VIỆT, CHÍNH NGHĨA Dân Tộc , đồng thời  quan tâm đến Cuộc Sống cụ thế  của người Dân, nhất là Thân Phận của giới  Nông Dân là thành phần xã hội thường bị bạc đãi nhất.Cuối cùng trung thành với chủ trương “Tri Hành Hợp Nhất” của Văn Hóa Đông Phương , song song với   các suy tư, sáng tác, thuyết giảng của mình, Huỳnh Giáo Chủ còn lấy chính Bản Thân, Hành Động và cả Cuộc Đời của mình  ra để LÀM GƯƠNG cho Đảng Viên DÂN XÃ cũng như Tín Đồ PGHH.

THẬT KHÁC XA với Nguyễn Gia Kiểng và Thông Luận  mà với mấy thập niên hoạt động ở Hải Ngoại kèm với Tham Vọng chính trị của các đương sự nhằm tìm cách  bành trướng ảnh hưởng tại  nhiều nơi, đặc biệt Hoa Kỳ, nhưng đi tới đâu, NGK và Thông Luận  cũng bị Đồng Bào tẩy chay tới đó cuối cùng THẤT BẠICo Cụm” lại còn “mấy mống”  tại Paris! Mà lý do dễ hiểu là KHÁC với trường hợp của các Bậc Tiền Bối VIỆT vừa nêu trên, , chủ trương của NGK và Thông Luận có tính cách vừa PHI NHÂN BẢN vừa PHI DÂN TỘC vì  ĐI NGƯỢC lại với Dòng Sống TÂM LINH VIỆT, do đó tỏ ra  KHÔNG Thích Hợp với Môi Sinh Tinh Thần của Giòng Giống VIỆT.

Điều mỉa mai ở đây là những kẻ tối ngày ra mặt kẻ cả  đòi dạy người này, người khác về cái gọi là “Văn Hóa Tổ Chức” thì lại gặp phải THẤT BẠI  do TỔ CHỨC DỞ &DỎM của các đương sự và nhiều Lý Do khác!

Vì như chúng ta thương nghe hay đọc trong lãnh vực Văn Học câu châm ngôn tiếng Pháp của Joseph Joubert: “L’ art c’est de cacher l’art”  tạm dịch “NGHỆ THUẬT TỐI THƯỢNG CHE DẤU NGHỆ THUẬT‘, thì một cách tương tự trong lãnh vực Quân Sự, Chính Trị, TỔ CHƯC TỐI THƯỢNG CHE DẤU TỔ CHỨC

Một nhận xét chót là với kinh nghiệm học hỏi và tiếp xúc của riêng mình trong  quá khứ, chúng tôi chỉ gặp một vài cá nhân ít oi (học sinh hay sinh viên) trong các lớp Quản Trị Nhập Môn, có thể  bị gây ấn tương một chút lúc ban đầu bời cái mà NGK và Thông Luận gọi là “Văn Hóa Tổ Chức”, nhưng chúng tôi chưa hề thấy một trường họp nào đạt tới trình  trạng  BÊNH HOẠN như Nguyễn Gia Kiểng và Thông Luận đến độ các đương sự  cứ bị ÁM ẢNH mãi bởi đối tượng do đó  cứ “lải nhải”  hết ngày tới đêm. quanh năm suốt tháng về cái gọi là “Văn Hóa Tổ Chức! Hiện tương này nếu cứ tiếp tục lâu ngày,  sẽ gây ra cho các đương sự những TRIỆU CHỨNG Bất Thường có nguy cơ  dẫn tới ĐIÊN LOẠN!

Lê Việt Thường

CHÚ THÍCH

 Trở Về

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tìm Kiếm