ING.722                
TỪ TRÒ “HÒA GIẢI HÒA HỢP” DỎM ĐẾN MÀN “THỰC TIỄN CHỦ NGHĨA” TRÁ HÌNH : Trường Hợp NGUYỄN  GIA KIỂNG & THÔNG LUẬN

IMG.495Trong bài viết tháng rồi, chúng tôi có phát biểu như sau:” Để tóm tắt phần trình bày nêu trên bằng một hình ảnh ví von là những cái gọi là “giải pháp” mà giới Trí Thức CSVN gọi là “phản tỉnh”  hoặc  Tây Học “nửa vời” như Nguyễn Gia Kiểng đề nghị cho đến nay, phần đông có tính cách PHI DÂN TỘC nên thiếu cái nhìn trung thực, đúng đắn về Quá Khứ Dân Tộc khiến  họ đánh mất cơ hội học hỏi những Kinh Nghiệm quý báu của Tiền Nhân  , mà hệ quả là việc làm của họ  cũng giống như trường hợp một người lái xe hơi mà Thiếu kiếng chiếu hậu vậy nên không có chỗ y cứ  , thì hậu quả không thể tránh khỏi nếu lỡ dại áp dụng những cái gọi là  “giải pháp” mà họ đề nghị là sẽ có nguy cơ  đưa cả Dân Tộc xuống hố !” (1)

Hơn nữa, cũng giống như giới Văn Học Miền Bắc VN trước 1975 và CSVN sau 1975, loại Tây Học “nửa vời” như Nguyễn Gia Kiểng KHÔNG  nắm vững Khuynh Hướng của Trào Lưu Văn Hóa Thế Giới sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Thật vậy, ở giai đoạn trước Thế Chiến thứ nhì “mà nói đến dân tộc thì dễ bị coi như người cổ lỗ, đi bàn những chuyện trái với đà tiến của loài người đang cần vượt qua mọi giới mốc của làng của nước để băng mình vào đại dương nhân loại, để cho tình yêu con người không còn bị ràng buộc trong những giới mốc nhỏ hẹp”…vvv…(2)

Trái lại, sau những mất mát đổ vỡ trong Thế Chiến thứ Hai do các trào lưu Quốc Tế như Phát Xít, Cộng Sản gây ra, “đã có rất nhiều học giả, triết gia nhận ra chính đó là một hướng tiến tai hại cần phá đổ và dồn sức vào việc bênh vực không những Dân Tộc mà còn cả những đoàn thể nhỏ làm nên quốc gia như làng xã, gia đình, vì đấy là những gốc rễ thực sự của dân tộc, mà thiếu nó con người dễ trở nên đoàn lũ tức những con người thiếu phẩm tính rất dễ bị thác loạn tinh thần, và dễ dàng trở nên những con vật ngoan ngoãn để nhà nước chăn nuôi trong những chuồng trại khổng lồ”.(3)

Ngoài ra, như chúng tôi đã có dịp trình bày trong bài viết “Hiện Tượng Kỳ Quái ‘Tổ Quốc Ăn Năn”, những khẳng định của Nguyễn Gia Kiểng và ‘Thông Luận’ KHÔNG phải là kết quả của một công việc nghiên cứu nghiêm túc mà chỉ là một ‘sản phẩm’ của ĐẠO VĂN.

Như chẳng  hạn qua đoạn văn sau đây  “Do ảnh hưởng của văn hóa Khổng Giáo suốt 2000 năm qua nên cứ nói đến “đấu tranh”, kể cả “đấu tranh chính trị” thì ai cũng nghĩ rằng đây là một cuộc đấu tranh dùng bạo lực để lật đổ chính quyền hiện tại và thay thế bằng một chính quyền khác”, (4) tay đàn em ‘cò mồi’ cũng chỉ COPY đoạn văn sau đây của Nguyễn Gia Kiểng trong ‘Tổ Quốc Ăn Năn’.

“Sự hấp dẫn của bạo lực đối với chúng ta quá mạnh. Mạnh đến nỗi ta không những chấp nhận mà còn mơ ước bạo lực. Khi không có bạo lực, ta phải cố bịa đặt để tưởng tượng là mình có bạo lực”. (5)

Đến đây tới phiên Nguyễn Gia Kiểng lại COPY đoạn văn sau đây của một tác giả ngoại quốc , Alan Peyrefitte trong tác phẩm ‘Le Mal Français’:

 “Trong tất cả các nước ở Âu Châu thì Pháp là quốc gia có lịch sử tranh chấp nhiều nhất với các nước khác. Là quốc gia mà số năm có chiến tranh vượt xa số năm có hòa bình”.(6)

“Theo tác giả Strabon, ‘dân Pháp là dân có ‘máu’ chiến tranh đến trình độ không bình thường, rất dễ tức giận và thích ấu đả” (7).

Trong khi câu phát biểu  của Alan Peyrefitte là kết quả của một công trình  nghiên cứu nghiêm túc kèm với nguồn tư liệu hẳn hoi và áp dụng cho nước Pháp, thì cái LƯU MANH của Nguyễn Gia Kiểng và ‘Thông Luận’ ở đây là COPY câu kết luận của Alan Peyrefitte để áp dụng cho Việt Nam. Âm mưu Xuyên Tạc của Nguyễn Gia Kiểng. trong nhiều trường hợp đạt tới mức độ TÁO TỢN không thể tưởng tượng nổi, là dám cả quyết rằng ‘tính xấu’ liên hệ là của người VN, người Pháp không có, trong khi Alan Peyrefitte lại khẳng định NGƯỢC LẠI rằng ‘tính xấu’ nêu trên trước tiên là của người Pháp !!!

Những thí dụ tương tự RẤT NHIỀU trong cuốn sách của NGK đến nỗi có thể nói “Tổ Quốc Ăn Năn” của Nguyễn Gia Kiểng chỉ là BẢN SAO của “Le Mal Français” của Alan Peyrefitte mà thôi ! Có lẽ cần nói thêm ở đây, Alan Peyrefitte thuộc Hàn Lâm Viện Pháp là một chính trị gia và một nhà văn Thứ Thiệt, trong khi Nguyễn Gia Kiểng chỉ là chính trị gia, nhà văn loại DỎM !!!

Ngoài ra, sau đây là một chứng cớ của một Sử Gia hàng đầu thế giới, Will Durant về tình trạng BẠO LỰC trong môi trường chính trị của Âu Châu nói chung và của nước Pháp nói riêng trong thời gian tương tự khoảng thời gian mà tay đàn em cò mồi đề cập đến đối với VN:

“  Tác giả đã quả quyết thế vì đời Trung cổ Âu Châu không thiếu loạn lạc. Người ta tính ra bên Nga từ năm 1054 đến năm 1224 nghĩa là chưa đầy hai thế kỷ có tất cả 83 trận nội chiến, 46 lần bị ngoại xâm, 16 lần nước Nga đi đánh các nước lân cận, 293 ông hoàng tranh ngôi trong 64 tiểu bang. (Will Durant, Histoire de la Civ. L’âge de la Foi, t.III p.100) “Vua chúa lúc nào cũng có quyền xông vào đất lân cận để ăn hàng…” Trong thế kỷ 12 hầu như chẳng sáng nào lại không có đánh nhau trong cái miền là nước Pháp ngày nay, Berthold de Ratisbonne phàn nàn vì “rất ít vua chúa sống hết tuổi trời, hay được chết cái chết tự nhiên”. (LVT viết chữ nghiêng) (8)

Tóm lại, ở thời xa xưa, tình trạng BẠO LOẠN trong môi trường chính trị hiện hữu khắp  nơi, nhưng có lẽ ở Âu Châu nhiều hơn ở các nơi khác, vì ở Âu Châu, ngoài lý do tranh chấp do tham vọng của các cá nhân, dòng tộc như ở các nơi khác, còn có những lý do khác như KỲ THỊ Tôn Giáo (Công Giáo-Tin Lành), Chủng Tộc (Âu Châu-Do Thái). Tình trạng BẠO LOẠN càng tăng thêm theo dòng lịch sử với các cuộc Thánh Chiến (Thiên Chúa Giáo-Hồi Giáo), chính sách Thực Dân Diệt Chủng rất tàn ác của người Tây Phương  sau này đối với các dân Bản Thổ  (như dân Da Đen tại Phi Châu, dân Da Đỏ tại Mỹ Châu, dân Aborigines tại Úc Châu)…vvv…

Đó là những thực tế mà bất cứ ai có chút kiến thức Lịch Sử đều hay biết, còn Nguyễn Gia Kiểng và  đám ‘Thông Luận’  thì lại làm lơ không muốn biết đến , có lẽ vì loại ý thức hệ khép kín , lối lý luận MỘT CHIỀU, những thành kiến lâu đời cố ý tự nhồi nhét trong đầu mình  về văn hóa Dân Tộc,  thì như những kẻ MÙ LÒA đối với các thực tế nêu trên, bọn họ THẬT giống như những con ngựa bị người ta che mắt nên không thấy cảnh vật chung quanh, mà chỉ còn thấy một con đường duy nhất trước mắt là HÚC vào những ai thực sự có Tinh Thần Dân Tộc, thực sự Yêu Nước,  bằng cách Xuyên Tạc Sự Thật với những Sáo Ngữ lập đi lập lại, với những từ ngữ “đao to búa lớn”, nhưng rỗng tuếch được xử dụng theo lối “sơn đông mãi võ” , không thực sự chuyên chở một nội dung cụ thể nào  , về nhưng cái gọi là Văn Minh, “Dân Chủ Đa Nguyên”, Nhân Quyền …vvv…

Ngoài ra, Nguyễn Gia Kiểng hình như thường tỏ ra không mấy thiện cảm  đối với những người có bằng cấp cao, đến nỗi có vẻ như bị “ ám ảnh” bởi vấn đề đó , vì vậy NGK thường  có thái độ HẰN HỌC  đối với những người này. Tuy nhiên, ngay đến việc chỉ trích cái gọi là  Thói Tôn Sùng Bằng Cấp, NGK cũng COPY Alan Peyrefitte như sau:

NGK viết: ““Hình như đối với người Việt, bằng cấp là quan trọng nhất, và một con người trước hết được đánh giá qua những bằng cấp mà mình có”.(9)

Thì rất lâu trước đó, Alan Peyrefitte cũng đã viết “Có lẽ không có một quốc gia nào mà bằng cấp được quý chuộng và giá trị cũng như ảnh hưởng của nó được kéo dài như ở Pháp. Ở Hoa Kỳ văn bằng Đại học chỉ giúp bạn ở bước khởi đầu » «.Ở Pháp, bằng cấp là một loại «hỏa tiển tầm xa» thông thường giúp chủ nó một cách đắc lực trong bước đường công danh cho đến khi mãn phần” (10)

Cái ĐỀU CÁNG của NGK ở đây như đã đề cập ở trên, là cố tình cho độc giả hiểu là chỉ người VN, chứ người Pháp không có “tính xấu” này, trong khi Alan Peyrefitte thì tuyên bố NGƯỢC LẠI.

Hơn nữa,

–         Nếu thực sự quan niệm rằng vì lý do việc trau dồi nhân cách và học vấn là một vấn đề dài hơi, kéo dài suốt cả một đời người, do đó điều quan trọng ở đây là thái độ của đương sự  đối với việc học hỏi, nghiên cứu cách chung trong khoảng đời hậu đại học hơn là số bằng cấp đạt được trong một lãnh vực nào đó…..

–         Nếu quan niệm rằng Bằng Cấp thường đạt được hoặc do chút khả năng trong một bộ môn , hoặc do cơ hội mà đương sự có trong lãnh vực liên hệ , hoặc do sự trì chí trong một lãnh vực chuyên môn….

–         Nếu quan niệm rằng tư cách và tài năng của một con người có thể được thử thách bằng nhiều con đường khác nhau hơn là chỉ giới hạn trong lãnh vực bằng cấp….

thì đương sự cứ Tự Tin vào con đường mà mình đã lựa chọn để  hành động, cớ sao như Nguyễn Gia Kiểng  cứ luôn  chỉa mũi dùi vào những người có bằng cấp cao, như Nguyễn Mạnh Tường chẳng hạn, hình như  chỉ vì ông Tường có cái mỗi một cái “tội” mà NGK không thể chấp nhận được là có đến hai văn bằng Tiến Sĩ, hoặc như Trần Đức Thảo vì lý do ông này là một nhà Triết Học nổi tiếng và tốt nghiệp  École Normale Supérieure, một trường hàng đầu của Pháp, về Triết Học là bộ môn mà NGK đã từng thú nhận rằng mình không có khiếu (“Triết Học trừu tượng không phải là sở thích của tôi”). Vậy mà NGK (theo sự tiết lộ của tay đàn em cò mồi kiểu “nâng bi” ẨU) lại có tham vọng trở thành một “nhà Tư Tưởng” ???!!! , mà không biết rằng đương sự vì không có khiếu về Triết Học thì RẤT KHÓ  mà trở thành một “nhà Tư Tưởng” đúng nghĩa , giỏi lắm  thì có thể trở thành một loại “ bình loạn gia ” vớ vẫn không có chút căn bản học thuật nào cả , lại chuyên xử dụng những từ ngữ “đao to búa lớn” nhưng đáng tiếc, chỉ chứa đựng những ý tưởng thật “nông cạn” như Thực Tế đã nhiều lần chứng minh!!!

Ngoài ra, NGK bị “ám ảnh” bởi vấn đề Bằng Cấp đến nỗi nổi “ám ảnh” kéo dài lâu năm nên có vẻ như đã  trở thành một loại  “Mặc Cảm” ăn sâu vào tận tâm can của đương sự,  như sự việc gần đây cho thấy.

NGK tốt nghiệp Kỹ Sư tại Pháp và gần như suốt đời mưu sinh bằng nghề Kỹ Sư này. Nhưng có lẽ theo chủ quan của NGK, văn bằng Kỹ Sư tuy giúp NGK về phương diện sinh nhai, nhưng lại  không giúp được gì trong việc  NGK “đánh bóng” Lý Lịch của  NGK về mặt Chính Trị là điều mà đương sự hiện nay  có cảm tưởng là đang cần. Cái “Mặc Cảm” kéo dài lâu ngày nêu trên khiến NGK, một cách hữu thức hay vô thức, có vẻ như  “” rằng  mình có khả năng hay cơ hội có được một văn bằng cao cấp trong lãnh vực nào đó có thể giúp NGK  “đánh bóng”  cái lý lịch của mình hiện giờ cũng chưa lấy gì làm “ghê gớm” lắm,  như  bộ  môn Kinh Tế chẳng hạn   (mặc dầu bên ngoài, NGK luôn luôn tỏ vẻ đả kích những người có bằng cấp cao).

Chính cái “Mặc Cảm” có tính cách dai dẵng nêu trên cộng với “tham vọng chính trị” khiến NGK trở nên “mù quáng”  và điều này giúp giải thích tại sao NGK là kẻ tuy hay “lạm dụng” trong việc xử dụng từ ngữ “Trí Tuệ” lại làm một việc thật DẠI DỘT là KHAI LÁO với độc giả rằng đương sự đã có thời làm “Phụ Tá Bộ Trưởng Kinh Tế với hàm Thứ Trưởng” ở thời kỳ VNCH trước 1975 trong giai đoạn 1974-1975 (sau cuộc cải tổ  chính phủ 1974) mà trên thực tế Bộ Kinh Tế không còn hiện hữu nữa ?!

DẠI DỘT vì người ta thường nói” không có điều gì có thể dấu dưới ánh mặt trời ” hoặc “cái kim dấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra thôi” nhất là vào thời buổi  Internet này.

Ngoài ra, Kiến Thức của NGK hiện nay cách chung, và cách riêng trong lãnh vực Kinh Tế, chưa đạt tới trình độ “tầm tầm bậc trung” thì làm sao mà cách đây 40 năm, có ai điên rồ”  đi “mời” NGK ra làm “Phụ Tá Bộ Trưởng Kinh Tế với hàm Thứ Trưởng” ???!!!

THẬT LÀ LỐ BỊCH !!!!

 

Tóm lại, với những hành vi GIAN DỐI vừa nêu trên của Nguyễn Gia Kiểng và “Thông Luân” như ĐẠO VĂN, KHAI LÁO LÝ LỊCH, bọn họ có vẻ KHÔNG Đáp Ứng Nổi với các Tiêu Chuẩn mà chính bọn họ đề ra  về cái gọi là uy tínlương thiện và trong sáng mà tay đàn em “cò mồi” rêu rao trong đoạn văn sau của một bài viết gần đây :

Một con người hay một tổ chức phải có uy tín và uy tín chỉ có thể chứng minh bởi thời gian. Người lãnh đạo cũng như một tổ chức có thể thành công và nhận được sự ủng hộ khi họ là những người lương thiện và trong sáng. Dối trá và lươn lẹo trong hành xử và toan tính thì trước sau gì cũng bị bại lộ và thất bại

Trong khi đó, câu trên đây của chính tay đàn em có vẻ diễn tả THẬT ĐÚNG hậu quả tiêu cực  của các hành vi GIAN DỐI của Nguyễn Gia Kiểng và “Thông Luận” : “Dối trá và lươn lẹo trong hành xử và toan tính thì trước sau gì cũng bị bại lộ và thất bại”

Thì làm sao Nguyễn Gia Kiểng và “Thông Luận” còn chút Uy Tín nào nữa mà  mong thuyết phục Nhân Dân VN ủng hộ cái gọi là “Dự Án Chính Trị” DỎM của bọn họ  ?!

THẤT ĐÚNG LÀ “GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG” !!!

                                                                     

Xin được trở lại vấn đề đang bàn cãi về hai ông Tường và Thảo. Ngoài ra, NGK lại còn chỉ trích hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo (qua trung gian bài viết của tay đàn em)  là Trí Thức hàng đầu mà hai ông lại Sai Lầm đi theo Cộng Sản.(11) Nhưng theo thiển ý, ở đây, hai ông Nguyền Mạnh Tường và Trần Đức Thảo tỏ ra tương đối LƯƠNG THIỆN hơn Nguyễn Gia Kiểng nhiều lần, vì lý do hai ông Tường và Thảo biết rằng mình Sai và nhận rằng mình Sai (mặc dầu Trần Đức Thảo không  có cái Can Đảm của Nguyễn Mạnh Tường vì phải đợi đến cuối đời mới dám nói Sự Thật; tuy nhiên trễ còn hơn không), trong khi Nguyễn Gia Kiểng tuy đã có một nhận thức SAI LẦM về Hồ Chí Minh và đảng CSVN ngay từ đầu, nhưng NGK với lối lý luận HÀNG HAI của những tay chính trị “cơ hội chủ nghĩa”, sáng nói “đi” một  đường thì chiều nói “về” một nẻo, khiến cho người khác không biết chủ trương  của NGK thực sư là gì? Kèm với âm mưu “Đánh Lận Con Đen” để TRỤC LỢI .

Và đó có lẽ là Bản Chất thực sự của con người Nguyễn Gia Kiểng !!!

Phần trình bày trên cho thấy đâu phải chỉ hai ông Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo, mà chính Nguyễn Gia Kiểng đã có nhận định SAI LẦM về HCM và đảng CSVN ngay từ đầu. Có điều so với NGK, như đã nói trên, hai ông Tường và Thảo tương đồi LƯƠNG THIỆN hơn, nhất là  không LẺO MÉP bằng NGK là “chuyên viên” cãi chày cãi cối nhằm che dấu các Sai Lầm của chính mình cũng như , bóp méo sự thật cho mục tiêu Danh Lợi của đương sự !!!

Thật vậy, hãy xem đoạn văn sau đây của NGK:
“Một cách bình tĩnh, ta phải nhận định rằng độc lập dân tộc là điều không thể nhân nhượng và cần được đánh đấu một cách thực mạnh mẽ và long trọng sau gần một thế kỷ ngoại thuộc. Đó là một vấn đề danh dự dân tộc. Cách Mạng Tháng 8 phải có và đảng cộng sản cũng có lý khi nói rằng đó là công lao của họ. Họ là tổ chức chính trị duy nhất có thực lực vào thời điểm đó sau khi đã chiến đấu kiên cường trong suốt giai đoạn Thế Chiến II và đã trả giá rất cao. Điều này phải được nhìn nhận. Ngày 19-8-1945 và ngày 2-9-1945 chắc chắn phải được ghi nhận như những ngày lịch sử lớn”(12).

Chúng tôi đã chứng minh trong một bài viết trước đây rằng ‘Nếu quả thực đảng CSVN là tổ chức chính trị duy nhất có thực lực chung quanh thời điểm 1945 như Nguyễn Gia Kiểng tuyên bố ẩu thì Hồ Chí Minh đã không cần lợi dụng “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” và ông Hồ Học Lãm cũng như sau này lợi dụng “Việt Nam Giải Phóng Đồng Minh Hội” và “Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội”

Ngoài ra , trái với lời tuyên bố ẩu tả của Nguyễn Gia Kiểng nêu trên, “đến tháng 5 năm 1944, Việt Minh không còn chịu nỗi sự khủng bố, càn quét của quân đội Pháp nhằm tiêu diệt thế lực Cách mạng VN “thân Hoa” và cũng để diệt trừ lực lượng nội ứng khi quân đội Trung Quốc tiến vào VN.

Hơn nữa, thế lực Việt Minh phát triển nhờ sự xung đột giữa hai thế lực Pháp và Nhật, nhất là biến cố ngày 9-3-1945. Quân Nhật lật đổ nền thống trị của Pháp tại VN là một cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của Việt Minh (Cộng Sản) (13)

Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất đã giúp HCM cơ hội cướp đoạt chính quyền vào ngày 19 tháng 8 năm 1945.

Tóm lại, ngày 19-8-1945 không phải là một cuộc cách mạng giành được độc lập như NGK ngụ ý trong đoạn văn nêu trên, vì lúc đó Pháp đã bỏ chạy, Nhật đã đầu hàng. Chính phủ Trần Trọng Kim-Bảo Đại là cơ cấu quản trị đất nước, dân tộc Việt Nam đã được độc lập thật sự….Chỉ vì chính phủ Trần Trọng Kim, tự cho mình là yếu kém nên mới khiếp nhược mà nhường quyền lực cho Việt Minh. Chỉ có thế thôi! (14)

Ngoài ra, một lần nữa, trái với lời tuyên bố ẩu tả của Nguyễn Gia Kiểng, chính các Đảng phái Quốc Gia chứ KHÔNG phải đảng CSVN đã chiến đấu kiên cường trong suốt giai đoạn Thế Chiến IIđã trả giá rất cao cho sự Cả Tin của họ đối với phe Cộng Sản, để rồi trở thành nạn nhân, đối tượng của âm mưu LƯỜNG GẠT, PHẢN TRẮC. TRÁO TRỞ của bọn người “lòng lang dạ thú” là HCM và đảng CSVN !!!

…..

Tính Đạo Đức Giả của NGK còn tăng thêm một độ khi giở trò phê bình cái gọi là “chủ nghĩa Thực Tiễn” của Hoa Kỳ và chính quyền Obama, mà NGK “định nghĩa” như sau:“Chủ nghĩa thực tiễn có thể tóm lược như một chọn lựa chính trị dành cho quyền lợi chỗ đứng trước hết và trên hết, nghĩa là mỗi khi có mâu thuẫn giữa quyền lợi và các giá trị đạo đức thì quyền lợi phải được dành ưu tiên”.(15)

NGK làm như điều trên  là một “khám phá” mới mẻ  của mình, trong khi đó là một thực tế thường nhật của các chính quyền Tây Phương từ rất lâu đời. Cứ lấy mốc giới là cuộc Cách Mạng Pháp 1789, mà giới Tây Học, nhất là loại Tây Học “nửa vời” như Nguyễn Gia Kiểng thường lấy làm tiêu chuẩn để lượng định tình trạng Dân Chủ Nhân Quyền trên toàn thế giới.

Thứ nhất, trái với sự Tuyên Truyền của NGK và bè đảng, đó là một trong những cuộc “Cách Mạng” bạo động nhất Lịch Sử Xin được trình bày sau đây một cách  rất sơ lược giai đoạn này của Lịch Sử nước Pháp.

Cách Mạng 1789 Pháp được mở đầu bằng biến cố “phá ngục Bastille”, kéo theo sự kiện  Louis XVI bị phe Cách Mạng xử Tử Hình (chết chém). Phe Bảo Thủ Pháp thời đó xem việc phe Cách Mạng giết Louis XVI như một tội “Phạm Sự Thánh” (sacrilege) trong khi  khoảng hai ngàn năm trước đó, Mạnh Tử đã tuyên bố: « Nghe giết một tên bạo ngược là Kiệt và Trụ, chứ chưa hề nghe giết vua Kiệt vua Trụ bao giờ !” tức theo thuyết Chính Danh của Nho Giáo, thì  vì  Kiệt, Trụ “làm vua”  mà tỏ ra bạo ngược, tức không làm đúng chức năng  của mình, thì có giết đi thì cũng như  giết một tên “phàm phu tục tử” chứ chẳng  “thần thánh” gì cả ! Thật là Sớm Sủa, Tiến Bộ về mặt Tâm Thức chính trị , khi so với với đầu óc “hẹp hòi” của người Tây Phương cách chung và người Pháp cách riêng vào thời Louis XVI !

Luôn tiện, xin được trích dẫn dưới đây nhận định của Cố GS Nguyễn Ngọc Huy( là người mà Nguyễn Gia Kiểng một thời đã từng xem như “Bậc Thầy” hay “Người Anh Cả”,) khi GS Huy so sánh hai nền Quân Chủ Đông-Tây.

GS Huy viết:”Trong tất cả những chủ-trương quân-chủ ngày xưa, chỉ có chủ-trương Nho-giáo là có tánh-cách trọng dân hơn cả. Nhà vua, theo Nho-giáo, vẫn được xem là bực thay mạng Trời mà trị dân. Nhưng ông ta phải hoàn-toàn chịu trách-nhiệm đối với dân. Dân phải nhận chịu quyền vua cai-trị, nhưng bù lại, họ có quyền bắt vua làm điều lành. Khi vua tàn-bạo, dân-chúng có thể lấy cớ vua không còn xứng đáng thay mạng Trời mà trị vì nữa, và có quyền đánh đổ vua, đem người khác lên thay. Vậy, cái quyền khởi loạn chỉ được nói đến ở Âu-châu sau thời Trung-cổ đã được nhà Nho công-nhận mấy thế-kỷ trước công-nguyên rồi…..

Tuy thế, ảnh-hưởng Nho-giáo không phải là không có kết-quả tốt. Từ đời Hán trở đi, xã-hội Trung-Hoa lần lần đi xa chế-độ phong-kiến. Ngoài vua ra, không còn chức-vụ nào thế-tập nữa. Con cháu những người được phong tước-vị chỉ có thể tập-ấm những chức nhỏ hơn, và sau vài đời, nếu không lập nên công trạng gì đặc-biệt nữa, họ lại trở thành bạch-đinh. Ngay đến những nhơn-viên hoàng-tộc cũng có thể lọt vào trong đám dân-chúng tầm-thường khi thế-phổ đã xa nhà vua đang tại vị. Các quan trong triều phần lớn đều xuất-thân trong đám dân-chúng, nhờ những cuộc thi cử hay những công-trạng đặc-biệt đối với quốc-gia.

Người trong xã-hội tuy chia ra làm bốn hạng sĩ, nông, công, thương, nhưng sự phân-biệt này không phải có tánh-cách đẳng-cấp như ở trong xã-hội phong-kiến. Người nào cũng có quyền đổi nghề theo ý muốn, và những kẻ sĩ có thể nhờ sự học-hành mà tham-dự quyền-chánh được. Lịch-sử Trung-Hoa ngày xưa đầy dẫy gương những người nghèo hèn chỉ nhờ cố công đèn sách hay gắng sức luyện-tập võ-nghệ mà ngày sau chiếm được những địa-vị rất cao quí trên nấc thang xã-hội. Như vậy, đại-khái, ai cũng có hy-vọng nhờ nơi tài-lực, đức-tánh cá-nhơn mà cải-thiện đời sống của mình…..

Vậy, cứ công-bằng mà nói, xã-hội Trung-Hoa ngày trước có tánh-cách bình-đẳng và tự-do hơn xã-hội Âu-châu đồng-thời.“ (LVT viết chữ nghiêng và tô đậm).(16)

Đó là lý do tại sao Nho Giáo khi được truyền bá qua Tây Phương từ khoảng thế kỷ 15, đã ảnh hưởng đến các người Cha Tinh Thần của nền Dân Chủ Tây Phương như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Franklin, Jefferson….. dẫn đến  cuộc Cách Mạng Pháp 1789.

Sau biến cố “Phá Ngục Bastille”, Nội Loạn bắt đầu ở Paris và loan tỏa khắp nước Pháp.  “Tại các vùng nông thôn, rất nhiều người có hành động quá mức: một số đốt các chứng từ nợ và đốt phá không ít các lâu đài, coi chúng là một phần của một cuộc tổng khởi nghĩa nông dân được gọi là La Grande Peur (Sự sợ hãi lớn lao). Thêm vào đó, âm mưu tại triều đình Versailles và số lượng lớn người lang thang do thất nghiệp đã dẫn đến các tin đồn bừa bãi và sự hoang tưởng (đặc biệt ở nông thôn), gây ra sự lo sợ và rối loạn trong nước, góp phần vào hiện tượng La Grande Peur (Hibbert, 93).(17)

Mặc dầu Quốc Hội Pháp hoàn tất Bản Dự Thảo Hiến Pháp, nhưng sự lắng dịu tương đối của tình hình chính trị cũng không kéo dài được lâu. Sự rạn nứt xuất hiện và lớn dần  giữa hai phe Cấp Tiến và Ôn Hòa  của Quốc  Hội Pháp vào thời kỳ này trong khi các thành phần Công Nhân, Lao Động bắt đầu cảm thấy bị lảng quên. Sau khi Louis XVI bị bắt trong âm mưu tẩu thoát bất thành thì Quốc Hội Pháp lại càng trở nên chia rẽ hơn.  Phe Ôn Hòa (Girondins) chủ trương giữ lại thể chế Quân Chủ Lập Hiến, trong khi phe Cấp Tiến (Jacobins) lại không muốn vai trò của nhà vua được tiếp tục .

Vài lân bang của Pháp sợ rằng phong trào Cách Mạng sẽ lan ra khỏi biên giới nước Pháp, do đó đã đưa ra bản Tuyên Ngôn Pillnitz yêu cầu Louis XVI phải được trở lại ngôi vua. Các nhà lãnh đạo Pháp đương thời cho đó là một hành động thù địch , do đó, Quốc Hội Pháp dưới sự lãnh đạo của phe “Girondins” tuyên chiến với hai nước Áo và Phổ.

Những hành động đầu tiên của Quốc Ước (Convention Nationale) vừa  mới được chỉ định, là bãi bỏ chế độ Quân Chủ và tuyên bố rằng Pháp là một nền Cộng Hòa. Vào tháng giêng năm 1793, Quốc Ước truy tố và xử tử Loius XVI với tội danh Phản Quốc. Mặc dầu Ủy Ban An ninh Toàn Quốc được thành lập, nhưng cuộc chiến tranh diễn ra một cách bất lợi cho nước Pháp và quân đội của các quốc gia thù địch đã vượt qua biên giới của Pháp. Sự tức giận của người dân đã dẫn đến việc lật đổ Quốc Ước lúc đó với phe đa số  là Girondins để trao cho phe Jacobins do Robespierre lãnh đạo.

Với sự hỗ trợ của Hiến Pháp 1793 mới được thông qua, Robespierre và Ủy Ban An ninh Toàn Quốc bắt đầu chương trình cưỡng bách tòng quân và thi hành luật lệ nhằm ổn định nền Kinh Tế của Pháp. Trong một thời gian, vận mệnh của nước Pháp có vẻ như đang thay đổi . Nhưng Robespierre càng ngày càng trở nên hoang tưởng về cái gọi là ảnh hưởng của các thế lực “phản cách mạng”, do đó khởi xướng  “thời kỳ Khủng Bố” (Règne de Terreur) (1793-1794) là giai đoạn mà Robespierre xử chém khoảng hơn 15000 người, Sau khi quân đội Pháp đẩy lui được các lực lượng vũ trang thù địch  ra khỏi nước Pháp và nền Kinh Tế của Pháp đã được ổn định trở lại thì Robespierre không còn có thể biện minh cho các hành động quá khích của minh nữa, thì tới phiên Robespierre bị bắt và bị xử tử.

Sự phản ứng lại giai đoạn cầm quyền của Robespierre  đưa tới Hiến Pháp 1795 với một Quốc Ước còn bảo thủ hơn trước nhiều. Để kiểm soát các trách vụ, bổ nhiệm của Hành Pháp, một nhóm người có tên là Hội Đồng Đốc Chính (Directoire) được thành hình. Mặc dầu không có thẩm quyền Pháp Lý, nhưng nhóm người này lại tỏ ra lạm dụng quyền lực không kém Robespierre dưới “thời kỳ khủng bố” hay bất cứ “thời kỳ cách mạng” nào mà nước Pháp đã trải qua !  (18)                        )

Với sự thành công của Pháp về mặt  Quân Sự vào giai đọan này, Napoléon đã lợi dụng tình thế để lật đổ “Hội Đồng Đốc Chính’ vào năm 1799  và tự  phong là”  “Tổng Tài thứ nhất” (Premier Consul)  để cai trị cả nước Pháp,  rồi Hoàng Đế vào năm 1804, và do tham vọng “thống nhất Âu Châu”, sự xuất hiện của Napoléon đánh dấu tổng cộng khoảng 20 năm chiến tranh điêu tàn loạn lạc  cho cả Âu Châu.(19)

Đó là thành quả thực tế của cái gọi là “Cách Mạng Pháp 1789 ” mà giới Tây Học, nhất là loại “nửa vời” như Nguyễn Gia Kiểng lấy làm hãnh diện khi nói tới, nhưng phần trình bày trên cho thấy,  trái với những lời tuyên truyền của  bọn họ,  “Cách Mạng 1789 Pháp” được hình thành trong một môi trường cực kỳ BẠO ĐỘNG mà riêng tại Âu Chấu, không những là nguyên nhân của 20 năm chiến tranh loạn lạc  vào thời Napoléon như đã nói trên, mà còn là mầm mống của mối hận thù Pháp-Đức dẫn tới hai cuộc Thế Chiến.

Chưa kể đến khoảng thời kỳ Napoleon III , cháu Napoléon I, lên  cai trị nước Pháp,  Pháp và các nước Tây Phương khác bắt đầu đem chủ nghĩa THỰC DÂN cùng với BẠO LOẠN ra gieo rắc khắp Thế Giới, tạo ra mầm móng cho sự xuất hiện của chủ nghĩa CỘNG SẢN sau này. Nên nhớ, Thực Dân cùng với Cộng Sản đều phát xuất từ nền Văn Hóa “Đấu Tranh Giai Cấp” của Tây Phương mà bản chất rất Bạo Động và là nguyên nhân chính yếu của tình trạng BẠO LOẠN trong môi trường chính trị của Việt Nam cận đại kéo dài đến tận ngày nay , chứ  tình trạng này không liên quan gì đến Nho Giáo hay Lịch Sử VN cả như  đám NGK và ‘Thông Luận” không ngớt xuyên tạc !

Ngoài ra, ở phần trên, chúng tôi có phát biểu về “Chủ Nghĩa Thực Tiễn” như sau:NGK làm như điều trên (tức Chủ Nghĩa Thực Tiễn)  là một “khám phá” mới mẻ  trong khi đó là một thực tế thường nhật của các chính quyền Tây Phương từ rất lâu đời.”

Thật vậy, không cần đi đâu xa, chỉ cần giới hạn từ khoảng thời gian xảy raCách Mạng Pháp1789”  xuyên qua giai đoạn Napoléon III là lúc mà Tây Phương đặc biệt nước  Pháp với chiêu bài “Tự Do-Bình Đẳng-Huynh Đệ” (Liberté-Egalité-Fraternité), bề ngoài là  đi truyền bá cái gọi là “Văn Minh”, nhưng trên thực tế là   đem chế độ Thực Dân-Thuộc Địa đi áp đặt khắp hoàn vũ, tức giả vờ nhân danh các lý tưởng cao đẹp của nhân loại vừa đề cập ở trên, để che dấu đàng sau chủ nghĩa Thực Dân, âm mưu BÓC LỘT  của bọn họ  đối với các nước nhược tiểu mà ai cũng biết, bằng cách mua các Tài Nguyên thiên nhiên của các nước này với giá rất “bèo”, lợi dụng nhân công rẻ mạt và bán lại những sản phẩm công nghệ với giá “cắt cổ” chưa kể rất nhiều thủ đoạn khác của đám Thực Dân và tay sai. Đó không phải “chủ nghĩa Thực Tiễn” thì là gì?

Vì nếu căn cứ trên câu nghĩa của NGK“Chủ nghĩa thực tiễn có thể tóm lược như một chọn lựa chính trị dành cho quyền lợi chỗ đứng trước hết và trên hết, nghĩa là mỗi khi có mâu thuẫn giữa quyền lợi và các giá trị đạo đức thì quyền lợi phải được dành ưu tiên”.

thì cả hàng ngàn, hàng vạn lần, các nước Tây Phương đã thực thi “chủ nghĩa Thực Tiễn” tức chọn lựa chính trị dành cho quyền lợi chỗ đứng trước hết và trên hết” bằng cách  áp đặt chủ nghĩa Thực Dân trên toàn Thế Giới, còn cái gọi là Tự Do-Bình Đẳng-Huynh Đệthườngchỉ là CHIÊU BÀI cho mục tiêu TRỤC LỢI mà thôi

Và cũng đã chưa  lâu lắm , VN đã từng lãnh đủ hậu quả của việc HK áp dụng “chủ nghĩa Thực Tiễn” khi mà vào ngày 30/04/1075, Henry Kissinger đã “bán đứng miến Nam VN”  cho Cộng Sản tức dành cho quyền lợi của HK vào thời kỳ đó một chỗ đứng trước hết và trên hết, mà mục tiêu chính yếu của HK vào thời kỳ này là  mở đầu việc giao thương với Trung Cộng mặc dầu trước đó, không biết bao nhiêu lần, HK đã nhân danh các lý tưởng đạo đức như Tự Do, Nhân Quyền…vvv…để kêu gọi Miền Nam VN Chống Cộng ?!

Đâu cần đợi đến thập niên 2010 để NGK và Thông Luận với dáng vẻ “quan trọng” báo cho độc giả biết cái gọi là  “khám phá”  mà họ cho là “sốt dẻo” lắm, của bọn họ rằng Hoa Kỳ từ thời Bill Clinton, đặc biệt Obama, cho đến nay, đang theo cái gọi là “Chủ Nghĩa Thực Tiễn”.

Trong khi đó, hơn ai hết, NGK và Thông Luận cũng  đang theo chủ nghĩa Thực Tiễn” vì  chủ trương “Hòa Giải, Hòa HợpDỎM của NGK và “Thông Luận” không phải “chủ nghĩa Thực Tiễn” thì là cái gì?.

Chỉ cần căn cứ vào những gì NGK viết để trả lời cái gọi là “Thông Điệp Đầu Năm 2014” của Nguyễn Tấn Dũng mà chúng tôi đã có dịp phân tích trước đây

Trước tiên, NGK giải thích với độc giả về Âm Mưu chính trị của Nguyễn Tấn Dũng như sau:

Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy bản hiến pháp vừa được ban hành đã do chính ông (tức Nguyễn Tấn Dũng) và phe đảng của ông chủ xướng trước đại hội đảng thứ 11, vào lúc mà ông Dũng tin chắc sẽ nắm được chức tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nhưng tình thế đã không diễn ra như ông mong đợi. Quá nhiều vụ bê bối mà ông phải chịu trách nhiệm đã bị phanh phui và ông đã không nắm được chức tổng bí thư. Sau cùng thì bản hiến pháp này trở thành một đe dọa đối với ông bởi vì chức vụ thủ tướng của ông bị mất hết nội dung và mọi quyền lực từ nay thuộc về chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn nuôi hy vọng phản công trong đại hội đảng thứ 12 sắp tới. Và muốn như thế ông cần hậu thuẫn của dư luận”

Đến đây, NGK bắt đầu xử dụng Lý Luận HÀNG HAI (“nghề của chàng” mà!)

Một mặt, Nguyễn Gia Kiểng giở trò HĂM DỌA Nguyễn Tấn Dũng với lời lẽ như sau:

Nhưng còn hai năm nữa mới tới đại hội 12. Từ đây tới đó có thể còn nhiều thay đổi lớn….. Lần này ông hy vọng sẽ giành được thắng lợi trong đại hội 12 bằng những động thái tranh thủ nhân tâm như bài viết này và ông lại lầm to. Năm 2014 và năm 2015 sẽ là những năm cực kỳ đen tối, đời sống nhân dân sẽ suy sụp thê thảm, phẫn nộ sẽ lên rất cao và Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị nhìn như là người chịu trách nhiệm. Ông sẽ mất hết uy tín trước đại hội 12, nếu đại hội này vẫn diễn ra. Phe đảng của ông cũng sẽ tan rã vì nó chỉ là một kết hợp quyền lợi và sẽ bốc hơi nhanh chóng khi không còn quyền lợi để chia chác. Nguyễn Tấn Dũng và những người thân cận của ông sẽ trở thành những con dê tế thần lý tưởng để xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng.

Mặt khác, Nguyễn Gia Kiểng lại tìm cách DỤ DỖ  Nguyễn Tấn Dũng kiểu “chỉ đường cho hưu chạy” như sau:

Ông sẽ chỉ có hy vọng thoát hiểm nếu dám nhanh chóng và táo bạo đứng hẳn vào hàng ngũ dân chủ, đáp ứng một cách quả quyết nguyện vọng dân chủ của nhân dân để được nhìn như nhịp cầu cần thiết bắc sang kỷ nguyên dân chủ…Cuộc vận động dân chủ đang đứng trước một vận hội không thể bỏ lỡ để những khó khăn mà đồng bào ta đang và sẽ còn phải chịu đựng không vô ích…..

Sau khi Hăm Dọa rồi Dụ Dỗ, cuối cùng Nguyễn Gia Kiểng LẬT BÀI cho Nguyễn Tấn Dũng  xem TẨY của mình như sau:

Chúng ta có thể thỏa hiệp về một giai đoạn chuyển tiếp trong một thời gian vừa phải nhưng mục tiêu phải được khẳng định ngay từ đầu là xóa bỏ độc quyền chính trị của đảng cộng sản. Phải khẳng định thái độ đối lập với chế độ độc đảng, đối lập ôn hòa nhưng công khai và quả quyết”.(20)

Mấu chốt của “chủ nghĩa Thực Tiễnđược thực thi theo lối NGK và “Thông Luận” nằm ở  từ ngữ THỎA HIỆP mà nói trắng ra ở đây là NGK và “Thông Luận” giở trò xin xỏ  Nguyễn Tân Dũng chịu ban cho bọn họ MỘT VÀI  GHẾ.

Nếu được toại nguyện , thì NGK và “Thông Luận” “ sẽ xin làm thân khuyển mã” để trở thành một loại NGHỊ GẬT trong Quốc Hội CSVN hầu đảng CSVN  có thể “muôn năm trường trị với lời hứa long trọng của bọn họ rằngĐảng CSVN vẫn có chỗ đứng trong lòng dân tộc!

KHÔNG CÒN GÌ RÕ HƠN !!!

 

Tại sao ở đây, chúng tôi có thể lập luận rằng từ ngữ THỎA HIỆP mà NGK và Thông Luận xử dụng ở trên là Mấu Chốt giúp KHẲNG ĐỊNH rằng bọn họ đang theo “chủ nghĩa Thực Tiễnmặc dầu  bọn họ đã chỉ trích Hoa Kỳ từ Bill Clinton, đặc biệt Obama về  cái gọi là  “chủ nghĩa Thực Tiễn” ?

Xin mời Quý Độc giả đọc kỹ dưới đây Lập Luận của NGK về vấn đề này:

Chủ nghĩa thực tiễn của Obama có thể tóm tắt như sau: thôi nhấn mạnh về dân chủ và nhân quyền trong quan hệ đối ngoại, THỎA HIỆP  thay vì đương đầu với các chế độ hung bạo, tương đối hoá các giá trị và văn hoá, tránh can thiệp khi quyền lợi của Hoa Kỳ không trực tiếp bị đe dọa.(LVT tô đậm và viết chữ nghiệng)(21)

Mấu chốt của lập luận của chúng tôi ở đây là đoạn văn của NGK THỎA HIỆP  thay vì đương đầu với các chế độ hung bạo mà  lý do là qua đoạn văn nêu trên, chúng ta có cảm tưởng rằng NGK và “Thông Luận” đang tự mô tả về chủ trương Hòa Giải, Hòa Hợp” DỎM của chính  bọn họ.

Thật vậy, nếu NGK và Thông Luận chỉ trích HK nói chung và Obama nói riêng là theo chủ nghĩa Thực Tiễn vì lý do là  HK và Obama theo NGK,  THỎA HIỆP  thay vì đương đầu với các chế độ hung bạo như Nga Sô, Trung Cộng… TƯƠNG TỰ NGK và Thông Luận cũng đã theo chủ nghĩa Thực Tiễn từ mấy chục năm nay, vì lý do với chủ trương Hòa Giải, Hòa Hợp” DỎM, bọn họ đã và đang THỎA HIỆP  thay vì đương đầu với chế độ hung bạo CSVN

Quả  Đúng Là  Một Màn “ĐẠO ĐỨC GIẢ” của NGK và “Thông Luận”  Đạt Tới Mức “THƯỢNG THỪA” Không Ai Qua Mặt Nổi !!!

Chót hết, chúng tôi xin được đề cập đến nội dung của một bài viết gần đây của ông Hoàng Ngọc Tuấn: “Bàn Về Thoát Trung

Ông HNT viết

“Văn hóa Trung hoa trong đó có tư tưởng Khổng Nho có một đóng góp vô cùng to lớn trong sự hình thành nên nền văn hóa của các nước như Việt nam, Hàn quốc và Nhật bản …..không phải là nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc của Việt nam với Trung quốc hay nô lệ hóa tầng lớp lãnh đạo đảng CS hiện nay.

Chỉ cần thoáng nhìn qua lịch sử VN thì bất cứ ai cũng nhận ra điều đó: những vị anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ …v v.. đều sinh ra và trưởng thành trong môi trường Khổng Nho nhưng có ai trong các vị đó chịu khom lưng làm nô lệ cho Trung quốc ?…không ai cả..!

Bước qua thế kỷ thứ 20 khi VN còn là thuộc địa của Pháp  và cho đến khi nhà nước Quốc gia Việt nam hình thành ở Miền nam thì những vị như Nguyễn Thái Học, Lý Đông A,…..đều xuất thân từ môi trường Khổng Nho nhưng trong các vị ấy ai là kẻ vong thân , vong bản ?… Không ai cả..

Đến thời Cộng hòa, một số các nhà lãnh đạo đất nước như cụ …..Trần văn Hương, Phan khắc Sửu …đều ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Khổng Nho nhưng ai trong số họ phụ thuộc tư tưởng Trung hoa, nô lệ Trung hoa?…không ai cả…!

Điều này minh chứng văn hóa Khổng Nho không nhất thiết tạo nên những con người nô lệ về tư tưởng và độc tài trong chính trị…

Ngược lại, theo ông Hoàng Ngọc Tuấn, vì bắt chước những gì Mao Trạch Đông đã làm trong thập  niên  1960  đối với Nho Giáo, “Tại VN sau năm 1975 nhà nước CS cũng một thời bài xích văn hóa Khổng Nho khốc liệt nhưng đến hôm nay CSVN cũng chỉ là một “cậu học trò nhỏ” của Mao Trạch Đông và đảng CS Trung hoa”

Ông   HNT viết tiếp: “Nhật bản và Hàn quốc là hai nước “đồng văn đồng chủng” với Trung hoa nhưng họ không  hề lệ thuộc Trung hoa về chính trị và giới lãnh đạo của họ cũng không phải là nô lệ của Trung hoa như lãnh đạo VN.

Sự “đồng văn đồng chủng”  với Trung hoa không ngăn cản Nhật bản và Hàn quốc trở thành  hai nhà nước dân chủ hiện đại bậc nhất khu vực  Á châu… và với họ không hề đặt ra vấn đề “thoát Trung” …(22)

Sau những nhận xét rất XÁC ĐÁNG của ông HNT về vấn đề “Thoát Trung”, thì NGK và “Thông Luận” đã đưa ra những Phản Bác RÂT YẾU ỚT như sau:

 “Có phải là một sự tình cờ mà ba trong bốn nước cộng sản còn lại là những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Khổng Giáo không? Tức Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam mà theo thiển ý, MẪU SỐ CHUNG của ba nước này  là Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN hơn là Nho Giáo, vì nếu đề cập đến Nho Giáo, thì tại sao NGK và “Thông Luận” lại không nhắc đến Đài Loan (thay vì Trung Cộng), Nam Hàn (thay vì Bắc Hàn) cùng với Nhật Bản, Singapore, HongKong là những “Con Rồng Á Châu” vừa Thành Công vượt bực về phương diện Kinh Tế, mà lại không “dị ứng” đối với thể chế Dân Chủ Tự Do ?!

Hoặc Có phải là một sự tình cờ mà chế độ cộng sản Trung Quốc đang cố gắng phục hồi lại Khổng Giáo không?(23) mà không hiểu rằng việc làm của Trung Cộng hiện nay cũng giống như nhà Hán trước đây là XUYÊN TẠC nhằm LỢI DỤNG Nho Giáo cho mục tiêu Chính Trị mà thôi!

Vậy nên, muốn hiểu TINH HOA của Nho Giáo thì phải trở về với NHO GIÁO NGUYÊN THỦY hay VIỆT NHO.

Luôn tiện, xin được đề cập đến một tác giả  khác thỉnh thoảng viết về Văn Hóa Dân Tộc cùng với  Nho Giáo thường với giọng điệu TIÊU CỰC. Điểm đặc trưng của Vị  làkhi viết về khía cạnh Thời Sự, Chính Trị thì có vẻ “chịu khó” đi tìm tài liệu để biện minh có luận điểm của mình. Trái lại, khi viết về Văn Hóa Dân Tộc hoặc Nho Giáo, thì lại chỉ dựa trên những Thành Kiến lâu đời nhất  là từ thời Thực Dân-Thuộc Địa nay đã trở thành “Sáo Mòn” như chẳng hạn câu phát biểu sau đây:

 “Xưa kia Tầu cộng vùi dập ông thánh Khổng bao nhiều thì ngày nay chúng lại tôn thờ ổng bấy nhiêu. Để làm gì? Thưa là để muợn cái đạo lý của ông “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” để giữ vững ngai vàng cho chúng”. (LVT viết chữ nghiêng).

Nếu Vị này nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề này thì sẽ thấy rằng:

Câu “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung” (= vua bảo tôi chết mà tôi không chết là bất trung) là của Thái Tử Phòng Tô, con Tần Thủy Hoàng, trả lời Mông Điềm khi vị Tướng này can Phòng Tô đừng chết ngay vì nghi là Sắc Lệnh do đám Triệu Cao, cận thần của Tần Thủy Hoàng giả mạo để bức tử Phòng Tô. Cho nên câu trên không “ăn nhằm” gì với Nho Giáo hay Khổng Tử  cả!

Còn về đoạn văn sau đây của tác giả:

“Trong sách Luận Ngữ, Khổng Tử thú nhận, ông chẳng có tư tưởng gì, chỉ là sưu tầm, cóp nhặt, và sao chép lại của thiên hạ. Phải thừa nhận ông có công sưu tầm.  Những cái hay, cái đẹp của dân phương Nam, Khổng Tử lượm về recycle thành kinh, thành sách, dậy lại cho Lạc Việt” (24)

chúng tỏ tác giả chưa làm  quen được  với lãnh vực Văn Hóa, do đó có những thành kiến và ngộ nhận  đáng tiếc đối với Nho Giáo và Khổng Tử.

Đoạn văn của Vị nêu trên cũng chỉ là một cách”diễn nôm” với giọng điệu “dè bĩu” của tác giả đối với câu phát biểu “Thuật Nhi Bất Tác” của Khổng Tử

Khi Khổng Tử nói Ngài chỉ thuật lại chớ không sáng tác, một mặt về phấn NỘI DUNG,  “Ngài nói lên một Sự Thực rất lớn lao: tức Ngài không phải là tác giả. Tác giả là toàn thể giới Kẻ Sĩ đi trước Ngài, là toàn thể các Tiên Hiền Bách Việt hữu danh cũng như vô danh. Tuy nhiên, cuối cùng Tác Giả đích thực chính là DÂN GIAN: Viêm Tộc, Bách Việt, Lạc Việt…và là Vô Thức Cộng Thông (Collective Unconscious) của Việt Tộc.

Tuy nhiên, mặt khác, về phần HÌNH THỨC, “nếu không phải là Thiên Tài thì không thể tô tạo những hình thái bất hủ như thế được: những câu Châm Ngôn với hình thức như kiểu ‘Bia Ký’, ‘Thánh Phán’ đi thẳng vào lòng người nhờ đầy nội dung Minh Triết có khả năng soi sáng và làm hướng đạo dẫn dắt những dân tộc lớn qua biết bao thế hệ ! Dân gian chỉ cung cấp có CHẤT, còn việc làm của Tác Giả là cuối cùng tìm ra dạng thức nhất định gọi là VĂN. Biết chọn trong đống tư liệu bộn bề những điều giá trị Trường Cửu và xếp đặt theo một ý nghĩa gọi là Văn sao cho ‘văn chất bân bân thì ngoài Thiên Tài ra không ai làm nổi. Phải là Thiên Tài kiêm Thánh Triết thì mới có thể “THUẬT NHI” tức viết thành ‘Kinh Điển. Thiếu những tư cách ấy thì chất liệu có dồi dào, dữ kiện có phong phú đến mấy cũng không tự nhiên thành Kinh Điển hay Cổ Điển được. Tuy nhiên tài cao đến đâu cũng không lấn át được Chất tức phần đóng góp âm thầm lâu dài và công cộng của Toàn Dân, cho nên những thời mà Trí Thức quá xa lìa với Dân Gian thì không làm nên chuyện gì, thí dụ không có văn học đời Tần hay Sơ Hán vì họ xa dân”.(25)

Đó là lý do tại sao Khổng Tử được tuyên xụng là “Vạn Thế Sư Biểu” cho toàn thể Viễn Đông.

…..

Để Kết Luận,  NGK và “Thông Luận”  không ý thức được rằng những điều bọn họ cố ý  gán ghép cho Nho Giáo đã LỖI THỜI lắm rồi, vì ‘Thời Trang’ Văn Hóa xem Nho Giáo là nguyên nhân khiến các xã hội Á Đông ‘chậm tiến’ đã qua đi từ lâu. Và từ lâu nay, xuất hiện một ‘Thời Trang’ MỚI là làm sao Giải Thích Ảnh Hưởng của NHO GIÁO đối với sự Hiện Đại Hóa VƯỢT BỰC của các ‘Con Rồng’ Á CHÂU như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, HongKong mà mẫu số chung là nền văn hóa Nho Giáo. Do đó, chúng tôi có cảm tưởng rằng  NGK và những người thuộc phe nhóm của đương sự  luôn luôn ĐI TRỄ MỘT CHUYẾN TÀU! (26)

Ngoài ra, muốn hiểu rõ Ảnh Hưởng của Nho Giáo đối với Văn Minh Ngày Nay, xin chớ nhìn Trung Cộng, do  ảnh hưởng TIÊU CỰC của chủ nghĩa CỘNG SẢN đối với nước này, mà như vừa đề cập ở trên  hãy nhìn các “Con Rồng Á Châu” như Nhật Bản, Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Hông Kông…..có mẫu số chung là nền Văn Hóa Nho Giáo.

 

Ngoài ra, tay đàn em “cò mồi” có nhắc đến Nguyễn Trãi như là gương mẫu KẾT HỢP (27) vào gần cuối thời kỳ nhà Minh đô hộ nước ta, mà lại quên rằng Nguyễn Trãi trước tiên  là một NHO SĨ, và sở dĩ Nguyễn Trãi  thành công trong công việc này là nhờ bản thân Ông sống với Đạo Nho cũng như  áp dụng triết lý chính trị  của Nho Giáo (vì Nho còn có nghĩa là NHU):

Đem Đại Nghĩa để  Thắng Hung Tàn

Lấy Chí Nhân để Thay Cường Bạo

chứ KHÔNG phải loại “Hòa Giải Hòa HợpDỎMcủa Nguyễn Gia Kiểng và “Thông Luận” một thời muốn “bành trướng” ra nơi khác , nhất là sang Hoa Kỳ nơi có Cộng Đồng Người Việt Tự Do lớn nhất Hải Ngoại, nhưng với cái gọi là “Văn Hóa Tổ Chức” cũng DỎM không kém, NGK và “Thông Luận” đi tới đâu cũng bị Đồng Bào  Việt Tỵ Nạn CS TẨY CHAY tới đó, cuối cùng THẢM BẠI Co Cụm lại còn “mấy mống” ở Paris!

Nay lại muốn tiếp tục Trò  LƯỜNG GẠT Đồng Bào trong nước với các Chiêu Bài làm bằng những từ ngữ “đao to búa lớn” nhưng nội dung thì Rổng Tuếch , nhất là PHI DÂN TỘC mà như đã nói ở trên, có ai lỡ dại áp dụng loại lý thuyết Dỏm  này của NGKvà “Thông Luận” vào môi trường VN thì có nguy cơ đưa cả Dân Tộc xuống hố một lần nữa !!!

 Lê Việt Thường|

CHÚ THÍCH

(1)   https://minhtrietviet.net/phe-binh-luan-ban-minh-triet-minh-triet-viet-bai-muoi-tam/

(2)   https://minhtrietviet.net/thoi-dai-dan-toc/

(3)   Idem

(4)   http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9193:nh-ng-sai-l-m-c-a-ngu-i-vi-t-v-chinh-tr-va-d-u-tranh-chinh-tr-vi-t-hoang&catid=44&Itemid=301

(5)   Nguyễn Gia Kiểng, «Tổ Quốc Ăn Năn», Paris, 2001, tr. 97

(6)   Alain Peyrefitte,»Le Mal Français», Tome 1 & 2, Plon 1976, tr. 809

(7)   Idem

(8)   https://minhtrietviet.net/may-y-niem-van-hoa-dong-phuong-can-duoc-dieu-chinh/

(9)   NGK, Idem tr.52-53

(10)           AP, idem tr. 636

(11)           http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9688:tri-t-gia-tr-n-d-c-th-o-m-t-tru-ng-h-p-pha-s-n-v-tri-tu-vi-t-hoang&catid=44&Itemid=301

(12)           https://danluan.org/tin-tuc/20130831/nguyen-gia-kieng-cach-mang-thang-8-noi-chien-va-noi-chien-cong-san#comment-96608

(13)            Nguyễn Thuyên, “Việt Nam Điêu Tàn-Bất Hạnh”, Chuông Sài Gòn, Úc, 2008, tr.97-140

(14)           Idem

(15)           http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9735:m-s-gi-i-quy-t-nga-va-trung-qu-c-nhu-th-nao-vi-t-hoang&catid=44&Itemid=301

(16)           Nguyễn Ngọc Huy, “Dân Tộc Sinh Tồn”  Gió Đông Quyển 1, Chương 2,  2006 tr.47-48

(17)           http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1ch_m%E1%BA%A1ng_Ph%C3%A1p

(18)           http://www.sparknotes.com/history/european/frenchrev/summary.html

(19)           http://www.sparknotes.com/history/european/napoleonic/summary.html

(20)           http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=5729:tru-c-h-t-la-m-t-thai-d-nguy-n-gia-ki-ng&catid=43

(21)           http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9735:m-s-gi-i-quy-t-nga-va-trung-qu-c-nhu-th-nao-vi-t-hoang&catid=44&Itemid=301

(22)           http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9486:ban-v-thoat-trung-huynh-ng-c-tu-n&catid=66&Itemid=301

(23)           Idem

(24)           http://www.congdongnguoiviet.fr/index.php?option=com_content&view=article&id=3992:cvncl&catid=76:bladdc&Itemid=99

(25)           https://minhtrietviet.net/nhung-ngo-nhan-lau-doi-ve-nho-giao-phan-hai/

(26)           https://minhtrietviet.net/nhung-ngo-nhan-lau-doi-ve-nho-giao-phan-mot/

(27)           http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=9193:nh-ng-sai-l-m-c-a-ngu-i-vi-t-v-chinh-tr-va-d-u-tranh-chinh-tr-vi-t-hoang&catid=44&Itemid=301

 Trở Về

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

 

Tìm Kiếm