THẾ SỰ XOAY VẦN

Lê Việt Thường

ING.908Trước khi bắt đầu với đề mục mới này của “Minh Triết Việt” và sau khi “đánh” một vòng mạng Internet để thu thập dữ kiện cho bài viết đầu tiên, thì một ý tưởng thoáng hiện trong đầu, gợi cho chúng tôi cái Tựa Đề bằng tiếng Anh là “VIỆT Bashing” tạm dịch “VN bị ‘đánh hội đồng’ ”.

Để dẫn chứng, chúng tôi xin đưa ra hai thí dụ điển hình, mà trường hợp thứ nhất sẽ được trình bày trong tháng này.

…..

Trường Hợp Thứ Nhất:

Đại khái tác giả của một bài viết mới đây tuyên bố rằng Việt Nam KHÔNG có gì đáng Tự Hào cả !

1)Về Truyền Thống & Văn Hóa chẳng hạn, tác giả viết: “chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm” (1)(LVT viết chữ nghiêng và nhấn mạnh).

Đến đây, chúng ta biết tầm quan trọng của sự xuất hiện của văn minh Nông Nghiệp là một bước tiến quyết liệt nhất của loải người, kéo theo những phát minh khác như biết làm nhà, dệt vải, làm đồ gốm… Tất cả có được là do sự gieo trồng. Việc này rất quan trọng, nó giữ chân con người không cần đi lang thang hái lượm như trước đó , hoặc phải có một cuộc sống “ngày đây mai đó” của sắc dân Du Mục, mà trái lại có thể ở lại định cư nên cần làm nhà cũng như mọi đồ dùng khác. Vậy đó là cửa mở vào thời đại VĂN HÓA.

Có lẽ chúng ta có thể đặt câu hỏi : “Ai lả CHỦ của nền văn minh Nông Nghiệp (lúa nước) vừa được đề cập ?” Và tác giả bài viết ở trên có thể trả lời giùm chúng ta câu hỏi vừa nêu trong một vài viết khác của chính tác giả này cách đây cũng không lâu lắm như sau:

…những kết quả của các nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho chúng ta để phát biểu một giả thuyết mới, rằng người Hoa ngày nay có thể xuất phát từ phía Nam, mà cụ thể hơn là Đông Nam Á; và có bằng chứng [tuy chưa đầy đủ] cho thấy người Việt có thể là một dân tộc cổ nhất trong vùng Đông Nam Á; cho nên có thể người Việt cũng có thể chính là tổ tiên của người Hoa ngày nay, nhất là các sắc dân ở miền Nam Trung Quốc” (2) (LVT viết chữ nghiêng).

Do đó, rất nhiều cơ may là người Cổ Việt đã đặt NỀN MÓNG đầu tiên cho văn minh Nông Nghiệp (lúa nước) ở Viễn Đông.

Câu hỏi kế tiếp là: “Phải hiểu thế nảo vể nhóm chữ “ảnh hưởng của văn hóa Tàu” mà tác giả đề cập ở trên ? ”

Chúng tôi xin được trình bày vấn để này một cách rất vắn tắt , căn cứ trên nội dung của hai tác phẩm “The Origins of Chinese Civilisation” (Berkeley 1980 University of California Press 1983) và “The Chinese Heritage” ( by K.C.Wu Crown Publisher Inc. New York 1982) và một ít tài liệu khác.

Theo đó, nước Tàu mới có từ quãng 20 thế kỷ trước công nguyên gồm ba nhà Hạ, Thương, Chu:

Nhà Hạ kéo dài 439 năm (2205-1898). Tiếng Hạ không phải là tên chủng tộc mà chỉ là một mảnh đất nhỏ ở Mạn Nam sông Hoàng Hà đối với người ở Mạn Bắc thì kể là mùa hạ.

Nhà Thương kéo dài 612 năm (1766-1154). Về văn hóa thì phát xuất từ Hoài Di tức theo văn hóa Di Việt. Bà Giản Địch đẻ tổ nhà Thương theo lối dã hợp của Di, cũng theo mẫu hệ: gọi tên theo lối Việt như vua Đế Ất (thay vì “Ất Đế”), khi đánh với nhà Chu thì hầu hết là nhờ quân các nước Di…..mà Di với Việt có liên hệ chặt chẽ cả về tiếng nói cùng một gốc Nam Á (Austro-Asiatic) (xem Origins tr.437-442 sách đã dẫn). “Thế mà đất của Di rất bao la gồm Sơn Đông, Đông Hà Nam, Bắc Giang Tô, Đông Bắc An Huy, có thể cả miền duyên hải Hà Bắc và Trực Lệ, hai bên Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên … tất cả đều liên hệ với Di. Những biến cố lớn đời nhà Hạ là những cuộc đụng chạm với Di”.(Origins tr.498). Cho đến hết nhà Thương thì chưa có gì được gọi là văn hóa Tàu cả. Tất cả còn là Di, chỉ tự nhà Chu mới có sự khác biệt về văn hóa.

Nhà Chu kéo dài 897 năm từ 1122-225 phát xuất từ Tây Di, họ Cơ thuộc bộ tộc Nhung (hoặc Khương). Về văn hóa sút hơn nhà Thương rất nhiều, tuy nhiên chính nhà Chu đã biến đổi văn hóa Di Việt thành ra văn minh Tàu là do đến sau và cai trị lâu năm, và nhất là vì có tính cách du mục: phụ hệ, võ biền: đưa vào văn hóa Di Việt nhiều yếu tố du mục như chức thiên tử (ghé sang vua thần) quân đội chuyên nghiệp, luật hình, hoạn quan,…..đàn áp đàn bà, khinh miệt dân chúng gọi là lê dân…Tàu tuy xuất phát từ Tứ Di, nhưng khi đã chinh phục được Tứ Di rồi thì quay lại khinh dể gốc của mình.

Nhà Tần kéo dài 49 năm từ 255-206, nhưng chiếm toàn cõi nước Tàu nhất là Sở, Việt, Ngô và xưng là Tần Thuỷ Hoàng Đế thì mới từ năm 221 trước công nguyên. Tuy cai trị vắn nhưng đã để lại một hình ảnh nước Tàu to lớn thống nhất, nên từ ấy về sau các nhà viết sử bám vào hình ảnh này mà quên đi những quãng đầu lúc nước Tàu còn nhỏ xíu. Từ Tần Thủy Hoàng nước Tàu mới có như nay nhưng vẫn phải mượn tên Tần để gọi nước. Người Tàu đọc Tần là Tsin thành ra Chine, China. Tần là một trong Tứ Di, nhưng vì tiếp cận với du mục quá lâu nên đi theo hướng du mục, chuyên chế.

Nhà Hán chia hai là tiền Hán 174 năm (206-35 tr.c.n) cũng phát xuất từ Tứ Di, miền Giang Tô. Khi mới lên ngôi còn tế Ly Vưu và xưng mình là Hán Man. Chữ Hán chỉ là hình dung từ nghĩa cao sang vinh hiển, chứ không là tên dòng tộc, y như chữ Hạ và Hoa đều thế. Vì Tàu chỉ từ Tứ Di phát xuất chứ không có dòng tộc riêng nên không có tên riêng. Trước đây người ta tưởng là Hoa hay Hạ là tên dòng tộc nhưng mới đây ông Wu (tr.106-110 sách đã dẫn) đã chứng minh là không phải thế mà là tên mới từ đời nhà Chu thêm hình dung từ Hoa vào Hạ để chỉ sự hiển vinh, lâu rồi người ta dùng chữ Hoa bỏ chữ Hạ. Đến đời mới vì Tần nổi quá nên người Mông Cổ gọi Tàu là Tần và tên này dính luôn.

Những điều này chứng tỏ Tàu KHÔNG là một chủng tộc riêng mà chỉ do tự Tứ Di phát xuất. Điều này đã trở thành hiển nhiên khi xem mấy vị thuỷ tổ như Phục Hy, Nữ Oa đều xuất thân từ Di (miền Châu Từ, sông Hoài… Thần Nông thì có lưu truyền phát xuất từ miền Tibet đi vào Tàu qua ngã Tứ Xuyên và định cư ở Hồ Bắc bên bờ Dương tử giang. Còn vị nổi nhất là Bàn Cổ thì nay đã tìm ra là người Việt họ Bàn đọc là Bàng (Hồng Bàng) là Bành (Bành tổ) theo lối đọc miền Nam mấy âm đó xuýt xoát….. Tương truyền mồ mả ông còn đâu đó trong miền rừng núi tỉnh Quảng Đông, ông mới được đưa vào Tàu đời Tam quốc trong quyển “Tam ngũ lược kỳ” của Từ Chỉnh và đến đời Tống thì được đưa vào Triết.

Phần trình bày trên cho thấy đa số những yếu tố có tính cách TÍCH CỰC của cái gọi là “văn hóa Tàu” có nguồn gốc DI VIỆT. Từ đời nhà CHU mới bắt đầu du nhập những yếu tố TIÊU CỰC do ảnh hưởng Du Mục từ phía Tây Bắc (Turc…..)

Riêng về phương diện VĂN MINH, theo Cố Triết Gia Kim Định:
“Tàu học của Việt ở đất Kinh Man rất nhiều nhưng it ai chú ý đến là vì không chú ý đến sự kiện Lạc Việt đã vào nước Tàu trước cả hàng ngàn năm, khiến cho Tàu đến sau phải mượn của Việt khá nhiều cái, ta hãy lên sổ tạm:

1. Trước hết là cái nỏ. Người Tàu dùng cung thiếu cây dọc nên không bắn nhiều tên một trật được như nỏ.

2. Thứ đến là nhà nóc oằn góc mái cong lên trời người Tàu mới làm tự đời nhà Đường, trước kia mái nhà của họ thẳng như khoa khảo cổ chứng minh (xem L’art Vietnamien tr. 32 Bezacier. Hoặc Archéo tr. 99)

3. Đôi đũa ăn cơm. (Naissance de la Chine tr. 307. Hoặc Huard tr. 198).

4. Làm thuyền.
Về điểm này Việt nổi hơn quá nhiều. Lúc Si Vưu thua Hiên Viên thì Lạc Việt đã vượt được biển mà người Tàu mãi tới đời nhà Hạ mới vượt sông Hà ở quãng hẹp nhất nơi cửa sông Vị, chứ chưa dám vượt phía đông rộng hơn.

5. Thủy vận và nghề đánh cá của dân Việt: ông Huard (tr.227) nhận xét ngôn ngữ Việt đầy tiếng về thuyền bè…

6. Cách lợi dụng nước thủy triều để làm ruộng của dân Lạc Việt. Đây là điểm được người Tàu đặc biệt chú tâm coi như liên hệ tới vận số quốc gia của họ thế mà còn phải mượn của Việt thì còn có thể nói đến nhiều cái khác như sơn mài mà người Thái ở Thục hơn Tàu.

Nói chung thì trong hai ngàn năm đầu chỉ thấy có Tàu mượn Việt mà không thấy Việt mượn Tàu. Tàu hơn Việt được cái xe, nhưng Việt không mượn vì chuyên về thuyền. (3)(LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh)


L.Bezacier L’art Vietnamien Ed. Union Francaise. Paris 1954
Kwang – chih – chang The archeology of ancient china,Yale University Press. New haven. 1968.
H. G. Creel Naisance de la Chine Payot, Paris (1937)
Huard: Connaissance du Vietnam. EFEO 1954
________________________________________________________________
Sau khi kiểm kê thêm về phương diện VĂN HÓA, Cố Triết Gia đã đưa ra nhận xét như sau: “Thế là tạm xong, người Tàu có mượn của Việt cả văn minh (nỏ, đũa, thuyền, thủy vận…..) lẫn văn hóa: đạo thờ trời, gia tiên, ngũ hành, giong nói…” (LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh)

Ngoài ra, có hai điểm sau đây đặc biệt Quan Trọng :

“Trước hết là việc Khổng Tử tuyên bố “thuật nhi bất tác” tức chỉ thuật lại đạo cổ xưa chứ Ông không sáng tác và nếu cần xác định là đạo cổ ở phương nào thì Ông bảo ở phương Nam. Trong câu: ”Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo Nam phương chi cường dã, quân ử cư chi” Trung dung 10…..

Hai là trung tâm văn hóa của Tàu luôn luôn ở Hồ Quảng, tức miền của Lạc Việt hoặc thời Khổng Tử là Sơn Đông (Tề, Lỗ) cũng là miền có sự hiện diện lâu đời của Lạc Việt” (4) (LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh).

Tóm lại, như vừa trình bày cũng như theo giả thuyết của chính tác giả bài viết có đề cập sơ qua ở trên thì:

Có rất nhiều cơ may là Tổ Tiên chúng ta đã đăt NỀN MÓNG đầu tiên cho nền văn minh Nông Nghiệp (lúa nước) là một bước tiến quyết liệt mở đẩu cho giai đoạn VĂN HÓA ở Viễn Đông.

Còn về cái gọi là “văn hóa Tàu” như vừa trình bày ở trên, thì ảnh hưởng có tính cách Hỗ Tương HAI CHIỀU, tức có sự Đóng Góp của cả VIỆT lẫn TÀU vào việc Hình Thành Văn Minh, Văn Hóa Viễn Đông, đặc biệt phần Đóng Góp của VIỆT xuất hiện Từ Đầu và có tính cách Nhân Bản, Tích Cực hơn của TÀU!

Đó là một điều rất đáng HÃNH DIỆN về mặt Truyền Thống & Văn Hóa đối với Tổ Tiên Lạc Việt vậy!

…..

Còn về cái gọi là các “Tính Xấu” của người Việt mà tác giả có liệt kê một số như vọng ngoại, chuộng bạo lực, tính vị kỉ, tính khoa trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong, thì chúng tôi có nhận xét như sau:

Trong cái cõi Tương Đối là cuộc đời này, bất cứ Vật gì đều có HAI MẶT tức Hai Khía Cạnh: TÍCH CỰC & TIÊU CỰC. Tính Tình con người cũng nằm trong quy luật này.

Chẳng hạn, tính vọng ngoại là khía cạnh tiêu cực của cùng một tính tinh mà khía cạnh tích cực là sự cởi mở với người ngoài . Ngoải ra, có nhiều yếu tố chi phối tính tình con người khiến một khía cạnh (tiêu cực hoặc tích cực) nổi bật hơn khía cạnh ngược lại (tích cực hoặc tiêu cực).

Đó là lý do tại sao về phương diện VĂN HÓA chúng ta gọi người Việt ngày nay có tính vọng ngoại mà KHÔNG thể áp dụng từ ngữ này cho người Việt ở thời đại Lý Trần chẳng hạn, mặc dầu Tiền Nhân ta ( tức cư dân của nước Đại Việt) vào thời kỳ ấy tỏ ra cởi mở với văn hóa nước ngoài mà bằng chứng là các Ngải đã thành công trong việc du nhập các nguồn Văn Hóa nước ngoài như PHẬT (Ấn Độ), KHỔNG-LÃO (Tàu) bằng một Tổng Hợp mới “Tam Giáo Đồng Nguyên” mà đồng thời KHÔNG đánh mất Bản Sắc Dân Tộc!

Là vì “Tam Giáo Đồng Nguyên” chỉ là một lối quảng diễn mới của Đạo THÁI HÒA của VIỆTTrống Đồng là một Biểu Tượng Chói Chang.

Trong khi đó, Trí Thức ngày nay, khi du nhập các Trào Lưu Văn Hóa Ngoại Lai, đại đa số đã đánh mất Bản Sắc Dân Tộc mình.

Nói một cách khác, vì nhiều lý do, các Thức Giả ở thời đại Lý Trần, tuy tỏ ra cởi mở do đó sẵn sàng du nhập những giá trị tích cực của nước ngoài để làm giàu văn hóa nước nhà, nhưng đồng thời các Ngài có Đủ Tự Tin đối với Bản Săc Văn Hóa của Dân Tộc mình nên mới thành công trong một Tổng Hợp mới lả “Tam Giáo Đồng Nguyên”.

Còn Trí Thức ngày nay, khi du nhập Văn Hóa nước ngoài, đa số vì Thiếu Tự Tin nên đánh mất Bản Sắc Văn Hóa của Dân Tộc mình, mà hệ quả là “sản phẩm” của họ phần lớn chỉ đạt đến trình độ Tổng Cộng lả cùng , do đó thường có tinh cách cóp nhặt, vá víu.

Phải chăng đó là lý do khiến người Việt ngày nay bị mang tiếng là Vọng Ngoại ?

Ngoài ra, nói theo ngôn ngữ của người xưa, khi nước có đạo thì khía cạnh tích cực của mọi sự phát triển như ở thời đại Lý Trần chẳng hạn.

Còn khi nước vô đạo thì khía cạnh tiêu cực của mọi sự phát triển như thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa của đảng CSVN của Hồ Chí Minh là một thí dụ.

Còn về cái gọi là tính chuộng bạo lực thì có lẽ KHÔNG phài tính truyển thống của Văn Hóa VIỆT: Bằng chứng là ngay Khổng Tử còn khen các dân tộc phương NAM là “Khoan nhu dĩ giáo” (= lấy điều nhu thuận mà giáo hóa) ngược lại với các dân tộc phương BẮC.

Còn dùng “Lực” để Tự Vệ, để chống xâm lăng thì gọi là tính quật cường chứ KHÔNG thể gọi là chuộng bạo lực được.

Tuy nhiên, khi nước trở thành vô đạo như dưới chế độ CSVN ngày nay thì tình thế có thể KHÁC. Thật vậy, tiếp cận với ý thức hệ Mác Xít mà tính PHI NHÂN BẢN đã đạt tới trình độ chưa từng có trong lịch sử loài người, thì chúng ta không nên ngạc nhiên khi người CSVN. vì đi ngược lại Truyền Thống Văn Hóa Việt, đã trở thành chuộng bạo lực khi nào không hay !

Ngoài ra, trong một xã hội vô đạo như môi trường XHCN ngày nay, thì sự kiện tính vị kỉ gia tăng KHÔNG phải là chuyện lạ và điều này cũng đi ngược lại với Truyền Thống bầu ơi thương lấy bí cùng của Văn Hóa Việt, đồng thời cũng gia tăng tính khoa trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong,

Tóm lại, về cái gọi là các “Tính Xấu” của người Việt mà tác giả để cập đến trong bài viết, phần lớn là những Tính Xấu của con người XHCN của nhà cầm quyền CSVN ngảy nay như người Việt ăn cắp trong các siêu thị ở Nhật, Singapore, Úc, v.v như người Việt hám ăn và phung phí như người Việt ăn cắp ở nước ngoài là những người có học, là quan chức đang làm việc trong cơ quan công quyền, thậm chí đang hành nghề giảng dạy về đạo đức sống! như VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây như chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội! như tự hào rằng VN đã đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhất như Tàu, Pháp, và Mĩ.như chiến tranh nhân danh chủ nghĩa và đánh thuê hay đánh dùm cho kẻ khác thì càng chẳng có gì để tự hào…vvv…

Ngoài ra, các vấn đề khác mà tác giả có đề cập đến, phần lớn cũng liên quan đến con người, môi trường XHCH hoặc nhà cầm quyền CSVN như:
-Thất bại về kinh tế
– Giáo dục và khoa học làng nhàng
– Xã hội bất an
– Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng
– Đã ăn xin và đi vay mà lại còn tham nhũng và hối lộ.
– Hối lộ trở thành một văn hoá sống và làm việc ở VN…vvv…(5)

Bằng chứng là trong lãnh vực GIÁO DỤC chẳng hạn, trong một bài viết gần đây,tác giả đã phát biểu như sau:

Bây giờ nhìn lại và nói cho công bằng, những bậc tiền nhân Việt Nam Cộng Hòa đã tạo được “nền móng” tốt cho nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa. Trường học phát triển khắp nơi. Thời đó đã có những trường cao đẳng cộng đồng. ở nhiều tỉnh vùng. Mỗi tỉnh có một trường kĩ thuật (như Nông Lâm Súc – đại học Nông Lâm ngày nay). Sinh viên được tuyển chọn thích hợp và khắt khe, nên đến năm 1975 cũng chỉ có 150 ngàn người. Sinh viên sư phạm được tuyển chọn rất nghiêm ngặt, và khi tốt nghiệp họ được xã hội kính trọng, đúng với tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Các giáo sư (rất ít) được tiến phong đàng hoàng. Đặc biệt là giáo dục đại học đã được tự chủ (khái niệm mà bây giờ Việt Nam đang bàn cãi !) Đặc biệt quan trọng là nền giáo dục đó có tự do học thuật khá tốt, chứ không bị chính trị hóa như hiện nay. Đọc đoạn cuối (tôi trích trong note) chúng ta thấy ngay cả ông tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng phải chào thua quyết định của hiệu trưởng Đại học Đà Lạt. Thời đó dĩ nhiên không có chuyện “cử tuyển” hay “nâng cấp”. Chúng ta còn nhớ Gs Phạm Biểu Tâm không nhận con gái của ông Ngô Đình Nhu vào học trường y vì cô ấy thiếu điểm.

Nhìn lại mà thấy luyến tiếc. Nếu nền giáo dục đó còn tồn tại, biết đâu ngày nay Việt Nam đã thành “rồng” hay “cọp” theo cách nói của báo chí phương Tây” (6)(LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh).

Chưa hết, tác giả còn có vẻ hãnh diện khi tuyên bố: Tôi là một “sản phẩm” của nền giáo dục miền Nam thời trước 1975 (Việt Nam Cộng Hòa).(7) (LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh).

Như vậy, cũng là “Việt Nam” cả, nhưng có nhiều loại VN khác nhau: VN của thời đại Hồng Bàng, VN của thời đại Hùng Vương, VN của thời đại Lý Trần, VN của thời đại Lê Thánh Tông, VN của thời đại Quang Trung, VN của thời đại Việt Nam Cộng Hòa, VN của thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa, …vvv…

VN của thời đại Việt Nam Cộng Hòa tuy chưa phải là “lý tưởng” mà theo tác giả bài viết, đã có sự Khác Biệt lớn lao như vậy: một bên đang “cầm cờ đỏ”(XHCN), bên kia có thể trở thành “cọp” hay “rồng” (VNCH). Huống gì khi chúng ta có dịp so sánh các thời đại thực sự HUY HOÀNG của Việt Nam với các dân tộc khác đồng thời !

…..

Và điều khiến chúng tôi THẤT VỌNG NHẤT về bài viết của tác giả khi đề cập đến cái gọi là “Tính Xấu VN” là sự kiện tác giả “chỉ chỏ” VN một cách “khơi khơi”KHÔNG dám chỉ đích danh THỦ PHẠM lả Hồ Chí Minh & đảng CSVN, vì như đã nói ở trên, đại đa số cái gọi là Tinh Xấu VN” trong bài viết của tác giả thuộc về con người VN của XHCN !

Còn về điều mà ông Henri Oger từng nhận xét về người Việt vào đầu thế kỉ 20 rằng:

“Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kĩ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không có những phẩm chất đã khiến cho người thợ ở châu Âu trở thành nghệ sĩ.”

Thì cũng bình thường thôi ! : Vào đầu thế kỷ 20, VN vẫn còn là một nước nông nghiệp, trong khi các quốc gia Âu Châu đã bước vào giai đoạn kỹ nghệ hóa từ lâu rồi, thì không phải chuyện lạ khi ông Oger phát biểu như trên.

Có điều là nếu căn cứ trên giả thuyết của chính tác giả bài viết rằng nếu VNCH có thể tiếp tục sau 1975 đề trở thành “cọp” hay “rồng thì các khuyết điểm của người Thợ VN từ đầu thế kỷ 20 mà ông Oger đề cập ở trên có thể đã được sửa chữa từ lâu rồi !.

Trái lại, trên thực tế, không phải VNCH mà là VNXHCN tiếp tục sau 1975, mà hệ quả là khuyết điểm cùa người Thợ Việt ở đầu thế kỷ 20, không những không được cải thiện, mà còn bị làm trầm trọng hóa thêm với VNXHCN đến nỗi như tác giả bài viết kể lại “Gần đây khi công ti thời trang Hermes muốn làm một cái cổng cho cửa hàng ở Hà Nội mà hết 5 đợt thợ VN làm đều không đạt, và cuối cùng họ phải nhờ đến một nhóm thợ từ Pháp sang để làm” ! (LVT viết chữ nghiêng)

Còn về vấn đề “thiếu sáng tạo”mà tác giả bài viết có để cập đến, thì không chỉ riêng người VN , mà ngưởi Á Châu nói chung cũng thường hay bị chỉ trích vể khía cạnh này. Tuy nhiên, những người chỉ trích không chịu hiểu rằng, vì khởi thủy đã có một khoảng cách lớn lao về trình độ Văn Minh giữa người Tây Phương và người Á Châu, đồng thời phương pháp nhanh nhất để lấp đầy khoảng cách ấy, ít nhất ở giai đoạn đầu, là BẮT CHƯỚC, mà hệ quả là do nhu cầu bắt kịp người Tây Phương một cách nhanh chóng nhất, người Á Châu phải áp dụng những điều vừa nói ở trên, do đó mới bị chỉ trich là thiếu sáng tạo.

Và chỉ khi người Á Châu phần nào bắt kịp được người Tây Phương về trình độ Văn Minh , thì lúc đó họ mới có thể chuyển qua giai đoạn gọi là “sáng tạo” được.

Tiến trình này đã xảy ra đối với người Nhật, đồng thời giải thích sự KHÁC BIỆT lớn lao giữa người Nhật ngày nay và người Nhật cách đây khoảng vài thập niên chẳng hạn.

…..

Riêng với trường hợp người Việt đối với người Tàu về khía cạnh Sáng Tạo” trong lịch sử Viễn Đông, vẫn còn có nhiều điều NGỘ NHẬN. Ở phần trên, Cố Triết Gia Kim Định có đưa ra nhận xét: “Tàu học của Việt ở đất Kinh Man rất nhiều nhưng ít ai chú ý đến là vì không chú ý đến sự kiện Lạc Việt đã vào nước Tàu trước cả hàng ngàn năm, khiến cho Tàu đến sau phải mượn của Việt khá nhiều cái, ta hãy lên sổ tạm….”(LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh).
Và Ngài đã tạm liệt kê ra 6 món sau đây:
1 cái nỏ
2. nhà nóc oằn góc mái cong
3. Đôi đũa ăn cơm
4. Làm thuyền.
5. Thủy vận và nghề đánh
6. Cách lợi dụng nước thủy triều để làm ruộng

Ngoải ra, từ đó đến nay, các khám phá mới mẻ nhất của Khoa Học hiện đại cho thấy rằng còn nhiều Phát Minh khác của Tổ Tiên Lạc Việt đã bị người Tàu “đánh tráo” bằng cách cạo sửa các chứng cớ lịch sử.
Âm mưu Xuyên Tạc lịch sử nêu trên của người Hoa Hán sẽ lần lượt bị “phanh phui” và đưa ra ánh sáng !

Riêng về Tính Sáng Tạo cách chung chung, tháng rồi có một mẩu tin đáng chú ý liên quan đến một người Việt ở hải ngoại được Web “Minh Triết Việt” tóm tắt như sau:

Tiến sĩ gốc Việt, ông Võ Đình Tuấn vừa được Creators Synectics, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu, đánh giá xếp hạng 43/100 trong danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới”.

Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, Ts Tuấn là tác giả của trên 30 bằng phát minh và sáng chế đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực môi trường, sinh học, y học… Các viện nghiên cứu lớn đã sử dụng kĩ thuật của ông như Viện Ung thư quốc gia Hoa Kì và hầu như tất cả bệnh viện của Mỹ đều áp dụng phương pháp và thiết bị chẩn đoán của ông.

Ts Tuấn đã đoạt năm giải thưởng nghiên cứu và phát triển (R&D) vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996. Năm 1988, ông vinh dự được Hiệp hội Quang phổ học ứng dụng trao tặng huy chương vàng; năm 1989, ông là người đoạt giải Languedoc-Rousillon của Pháp. Ông cũng là người 2 lần đoạt giải chuyển giao công nghệ của Federal Laboratory Consortium (năm 1986 và 1995)…..”(8)

Vể tin này, chúng tôi có nhận xét sau đây: “Nhiều người Việt ở hải ngoại theo con đường hàn lâm, khoa bảng và trong lãnh vực này, một số đã trở thành Giáo Sư ĐH. Một số ít hơn theo con đường tìm tòi nghiên cứu và đạt một số kết quả.

Tuy nhiên, trong lãnh vực sau, hiếm người có được một bản Lý Lịch tương đương với Ts Võ Đình Tuấn, nhất là vể thành tích đáng nể qua việc ông được xếp hạng 43/100 trong danh sách “100 thiên tài đương thời thế giới”.

Theo lý lịch, Ts Tuấn có vẻ là “sản phẩmcủa nền Giáo Dục VNCH được bổ túc bởi các năm tháng theo học các Đại Học nước ngoài, và chắc chắn có “genes” Sáng Tạo của Tổ Tiên Lạc Việt.

VÀ ĐÓ LÀ MỘT ĐIỀU ĐÁNG HÃNH DIỆN !

Tuy nhiên, Tính Sáng Tạo của Tổ Tiên Lạc Việt được thể hiện không chỉ ở khía cạnh VĂN MINH, mà còn và nhất là trên bình diện VĂN HÓA:

chẳng hạn liên quan đến hiện tượng “Tam Giáo Đồng Nguyên” của thời đại Lý Trần vừa đề cập ở trên, mà hệ quả của hiện tượng này là Đức TƯƠNG DUNG (Tolerance) đã trở thành Nét Đặc Trưng của Việt Tộc và cả miền Viễn Đông vào thời kỳ lịch sử nhân loại khi mà sự BẤT TƯƠNG DUNG (Intolerance) hiện diện khắp mọi nơi, nhất là tại các nước Tây Phương với các cuộc “Thánh Chiến” giữa Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, giữa Công Giáo và Tin Lành trong lòng Thiên Chúa Giáo…..

hoặc như dưới triều đại Vua Lê Thánh Tông, với Luật Hồng Đức (1483), nước Đại Việt đã thực hiện “Bộ Luật Nhân Quyền Đầu Tiên” của Nhân Loại ĐI TRƯỚC Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) của Liên Hiệp Quốc khoảng 5 thế kỷ…vvv…

VÀ ĐÓ LÀ NHỮNG THÀNH TÍCH VĂN HÓA CỦA TỔ TIÊN LẠC VIỆT ĐÁNG HÃNH DIỆN LẮM CHỨ !

…..

Tác giả viết tiếp: “Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai; nói đến Nhật người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Mazda, Sony, Panasonic, Toshiba và vô số các thương hiệu khác; còn nói đến VN chúng ta không có bất cứ một thương hiệu nào trên thế giới. Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất đạt chất lượng.” ….”(LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh).

Thật là đáng xấu hố, nhưng nên nhớ đó là do Lỗi Lầm của nền Giáo Dục XHCN của Hồ Chí Minh & đảng CSVN.

VÀ CÁC THỦ PHẠM PHẢI BỊ ĐIỂM MẶT VÀ LÊN ÁN !

Tác giả còn viết:” Bất cứ so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng cần phải nhắc lại yếu tố thời gian rằng nước Nhật chỉ cần 20 năm là đạt được trình độ phát triển của các nước Âu Mĩ, Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến…..” (LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh).

Đành rằng do tính chất NGU DÂN trong chính sách Giáo Dục của đảng CSVN mà VNXHCN ngày nay “Tụt Hậu” so với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác, huống gì là Hàn Quốc ! Và đó là một trường hợp “cùng cực” (extreme)

Tuy nhiên, mặt khác, theo Minh Triết Việt, bất cứ “Vật” nào trên cõi đời tương đồi này cũng đểu có HAI MẶT: mặt Phải và mặt Trái.

Ngay phương Tây cũng có câu châm ngôn gốc Ý được du nhập vào nước Pháp ở thế kỷ 16 mà chúng ta thường nghe hay đọc: “Toute médaille a son revers” (tạm dịch: “tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó”).

Vì thời trang hiện nay trong nước có vẻ hướng về Hàn Quốc , nhất là về khía cạnh Thành Tích Kinh Tế mà tác giả bài viết vừa đề cập ở trên như “Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai’ hoặc Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến…..” (LVT viết chữ nghiêng vả nhấn mạnh), do đó chúng ta thử đặt câu hỏi ở đây rằng cái giá mà quốc gia liên hệ phải trả để có được các thành tích nêu trên hoặc nói cách khác, cái mặt trái của tấm Huy Chương “đẹp như mơ” của Hàn Quốc vừa đề cập là cái gì ?

Lướt qua mạng Internet, bài đầu tiên đập vào mắt chúng tôi trong số mười mấy bài viết bàn về cùng một đề tài’ có Tựa Đề như sau: “Hàn Quốc : Thủ Đô Thế Giới của Hiện Tượng “Tự Sát” mà nội dung có thể tóm lượt như sau:

“Tự Tử là một vấn đề xã hội chủ yếu hiện nay tại Hàn Quốc với tỷ lệ Tự Sát gia tăng gần 20% từ 12,270 năm 2008 lên đến 14,579 vào năm 2009. Con số người Tự Sát gia tăng gấp đôi trong thập niên cuối này.

Các nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lớn lao của số người Tự Tử tại Hàn Quốc, theo ý kiến của các nhà xã hội học, bao gồm các yếu tố như bầu khí xã hội cạnh tranh quá mức, tương lai bất trắc, suy trầm kinh tế và sự đổ vỡ của các giá trị xã hội cổ truyền.

Tự Tử trở thành một “dịch bệnh” tác động đến mọi giai tầng xã hội Hàn Quốc bất chấp bạn là ai ? bất chấp địa vị của bạn về phương diện xã hội hay kinh tế, bất chấp mức độ nổi tiếng của bạn !

Trẻ nít và tầng lớp thanh thiếu niên đổ lỗi cho áp lực nặng nề đối với họ, phải sống trong một xã hội mà tình trạng cạnh tranh đạt tới mức độ “khốc liệt”, như là nguyên nhân chính yếu khiến họ nghĩ đến hoặc thực sự đi đến hành động Tự Sát. Những người thuộc thế hệ lớn tuổi hơn thì đổ lỗi cho sự thay đổi nhanh chóng của các nguyên tắc đạo đức trong xã hội Hàn Quốc ngày nay, cùng với sự xói mòn của các giá trị cổ truyền như là nguyên nhân Tự Sát trong thành phần cao niên.

Tự Tử là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết trong thành phần dưới 40 tuổi tại Hàn Quốc . Và trung bình mỗi ngày có 40-43 cuộc Tự Sát thuộc mọi lứa tuồi, khiến Hàn Quốc có tỷ lệ Tự Tử cao nhất trong các nước thuộc “Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế”. OECD, cũng như có một trong những tỷ lệ Tự Tử cao nhất trên toàn thế giới”(9)

Ngoài ra, cũng cần nên nhớ rằng có một thời kỳ, trước khi xảy ra cái gọi là “phép lạ kinh tế Hàn Quốc”, nước này là một trong những nước có tỷ lệ Tự Sát thấp nhất thề giới.

…..

Phẩn trình bày trên cho chúng ta dịp chứng kiến hai trường hợp “cùng cực” (extreme) hoàn toàn tương phản nhau : một bên VNXHCN, bên kia Hàn Quốc.

Đối với VNXHCN, vào thời điểm 1975, khi CSVN xâm chiếm Miền Nam VN thì Miền Nam tuy chưa bằng Hàn Quốc nhưng , mặc dẩu tình trạng chiến tranh, cũng đã đạt mức độ phát triển “xấp xỉ” với phần lớn các quốc gia Đông Nam Á khác trong lãnh vực Kinh Tế.

Còn nay, sau 40 năm áp dụng chính sách giáo dục “đỉnh cao trí tuệ loài người” của “Bác & Đảng”, VNXHCN hiện đang “cầm cờ đỏ” về mặt Kinh Tế trong vùng ĐNÁ. Và như tác giả bài viết có đề cập ở trên, “Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất đạt chất lượng.”

Còn Hàn Quốc, cũng theo lời tác giả bài viết, cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến…..

Tuy nhiên, song song với thành tích kinh tế huy hoàng nêu trên, Hàn Quốc cũng đạt được một thành tích khác KHÔNG đươc huy hoàng lắm là nước này hiện nay có tỷ lệ Tự Tử cao nhất trong các nước thuộc “Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế” OECD, cũng như một trong những tỷ lệ Tự Tử cao nhất trên toàn thế giới!

LÀM SAU ĐÂY ?

…..

Nhận xét đẩu tiên là VNXHCN và Hàn Quốc, mới xem có vẻ hoàn toàn tương phản nhau, tuy nhiên nếu xét kỹ lại vấn đề, thì ta có thể tìm ra các điểm giống nhau giữa hai nước này mà điểm đầu tiên là như đã nói ở trên, cả hai là những trường hợp “cùng cực” (extreme) và cái làm nên mẫu số chung của hai xã hội VNXHCN và Hàn Quốc là cả hai đều đang ở trong tình trạng Bất Quân Bình trầm trọng, mặc dầu vì những lý do khác nhau !

Muốn tỉm ra giải pháp cho vấn đề nảy , có lẽ phải trở vể với nền Minh Triết Việt quan niệm rằng mọi sự, mọi vật trong vũ trụ vạn vật cũng như trên cõi đời này đều có HAI CHIỀU mà hệ quả của điều trên là bản chất con người cũng có tính cách “lưỡng thê” (= amphibious) bao gồm trong mỗi con người hai loại nhu cẩu có vẻ trái ngược nhau, nhưng cả hai loại nhu cầu này đều cần phải được điều tiết, cân bằng thỏa mãn song song thì con người mới đạt được Hạnh Phúc. Mà công thức nhằm tiến tới việc hiện thực điều trên là phải biết “ăn với đất, vui với trời”

Riêng đối với VNXHCH, ngay ở “vế” đầu tiên “ăn với đất”, đảng CSVN cũng đã thất bại một cách thảm hại ! Mà lý do là vì cấp lãnh đạo CSVN thì ngu dốt, tham lam, tàn bạo, độc ác, dối trá, cuồng tín, giáo điều, đạo đức giả…..do đó, sau 1975, thay vì lo động viên toàn dân để phát triển kinh tế, canh tân đất nước, theo tinh thần “có thực mới vực được đạo” của Tổ Tiên Việt, thì bọn họ , ngoài việc tìm cách đày đọa thành phần quân dân cán chính VNCH trong các cái gọi là “trại cải tạo”, lại mải mê đi thực hiện cái gọi là “nghĩa vụ quốc tế”, mà trên thực tế là đi làm nô lệ , lính đanh thuê cho hai đàn anh Nga Tàu !

Còn Hàn Quốc, tuy thành công ở “vế” thứ nhất “ăn với đất” với các Thành Tích về mặt Kinh Tế ,nhưng vì nước này đang chịu ảnh hưởng nặng nề tính chất MỘT CHIỀU của Văn Hóa Tây Phương ( mà theo thuật ngữ của Triết Gia lớn nhất của Tây Phương cận đại là M. Heidegger, thì Tây Phương đã và đang đánh mất cái mà ông gọi là “Nét Gấp Đôi” ), mà hệ quả là dẫn tới tình trạng Cạnh Tranh “Khốc Liệt” trong lòng xã hội Hàn Quốc, tạo nên một bầu khí BẤT AN thường trực cho mọi giai tầng xã hội của nước này, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với Sức Khỏe Tâm Thần của người dân Hàn Quốc như vừa trình bảy ở trên.

Hàn Quốc do tham vọng trở thành “cọp” hay “rồng” về mặt Kinh Tế trong một thời gian ngắn, có thể là một trường hợp “thái quá”, “cùng cực”, tuy nhiên nước này KHÔNG phải lả quốc gia duy nhất nhận chịu những ảnh hưởng thực sự tiêu cực bắt nguồn từ nền văn minh vật chất MỘT CHIỀU ngày nay.

Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy một tỷ lệ rất cao gần 40% hay 165 triệu dân số Âu Châu đang bị vướng mắc đủ các thứ chứng bệnh Tâm Thần!(10)

Trên đây là hai trường hơp điển hình (Hàn Quốc & Âu Châu) mà chúng tôi đưa ra làm thí dụ mà thôi, vì những gì vừa được trình bảy ở trên không chỉ giới hạn ở hai trường hợp này , mà còn là Bức Tranh tổng thể của thực tế cuộc sống có thể áp dụng cho toàn thể xã hội con người ngày nay và là cái giá rất đắt vể mặt Môi Sinh và Hạnh Phúc mà nhân loại hiện đang phải trả cho sự Tiến Bộ Vật Chất MỘT CHIỀU

…..

Để Kết Luận , phần trình bày ở trên cho thấy Khoa Học & Kinh Tế tuy CẦN nhưng KHÔNG ĐỦ và cái mà nhân loại hiện nay còn thiếu là MINH TRIẾT tức một nền Triết Lý Nhân Sinh đích thực có khả năng giải quyết vả dàn hòa hai loại nhu cẩu có vẻ trái ngược nhau hầu đem lại Hạnh Phúc cho con người.

Và cũng xin đừng quên rằng “công thức” nhằm dẫn đến Hạnh Phúc vừa nêu trên của Tổ Tiên Lạc Việt gồm hai “vế ăn với đất”vui với trời”.

Và nhân loại ngày nay với Khoa Học & Kinh Tế đã bắt đầu giải quyết phần nào các vấn đề của “vế” thứ nhất “ăn với đất” nhưng một cách chưa thấu triệt vì lý do trên thế giới , vẫn còn quá nhiều Bất Công trong việc phân phối của cải được làm ra trong xã hội con người ngày nay!

Đó có lẽ lả một trong những lý do chính yếu khiến nhân loại chưa thực sự bắt đầu nghĩ đến việc giải quyêt các vấn đề của “vế” thứ hai “vui với trời” nằm trong “cẩm nang” Hạnh Phúc của Tổ Tiên Lạc Việt.

Bây giờ,” nếu có phép lạ”, thử tưởng tượng chúng ta có thể trở lại thời điểm 1975 kèm theo giả thiết rằng VNCH có thể tiếp tục sau 1975, thì chúng ta sẽ hành động như thế nào ?

Sau 1975, Việt Nam mới vừa chấm dứt chiến tranh, do đó ưu tiên vào thời điểm này phải là phát triển Kinh Tế (vì “dân dĩ thực vi tiên”) và xây dựng lại các hoang tàn đổ nát do chiến tranh gây ra. Khổng Tử và Mạnh Tử nếu bị đặt vào tỉnh thế tương tự có lẽ cũng không hành động khác, vì Khổng Tử đặt “Phú Chi” (= làm giàu dân) trước “Giáo Chi” (= dạy dỗ dân). Cũng như không có sách nào trong triết học tha thiết về vấn đề làm giàu dân bằng cuốn “Mạnh Tử”.

Tuy nhiên, các điều vừa được trình bày ở trên chỉ là những vấn để cấp bách và những ưu tiên ngắn hạn mà thôi.

Song song, giới lãnh đạo cần phải biết hoạch định một chính sách Phát Triển dài hạn nhằm đáp ứng với các nhu cầu có tính cách Toàn Diện của con người , chứ không chỉ giới hạn vào một hai khía cạnh đơn lẻ.

Về mặt VẬT CHẤT nằm ở “vế” “ăn với đất” chẳng hạn, tuy không xao lảng công việc phát triển Kinh Tế, nhưng người hoạch định hay áp dụng Chính Sách phải biếtcanh cánh bên lòng” chân lý sau đây : “không sợ thiếu cho bằng sợ chia không đồng đều” (bất hoạn quả nhi hoạn bất quân) là Tinh Hoa của nền Triết Lý BÌNH SẢN của Tổ Tiên Lạc Việt.

Nghĩa là, chính sách Phát Triết KHÔNG dành ưu tiên cho một phe nhóm hay giai cấp nào, mà là để Phục Vụ TOÀN DÂN mà hệ quả là đường lối của Việt Nam trên lý thuyết cũng như thực tế, KHÔNG nhất thiết là để trở thành “cọp” hay “rồng”, mà phải nhắm đến mục tiêu sau đây là trong lãnh vực Kinh Tế, càng có nhiểu người được “đủ ăn đủ mặc ” thì càng tốt và nhà cầm quyền lẫn người dân cần được khuyến khích trong chiều hướng này. Tuy nhiên, cũng cần PHẢI BIẾT NGỪNG (Tri Chỉ) nhằm TRÁNH những “cạm bẫy” của lòng “Tham Vô Đáy” , vì điều này đi ngược lại với Hạnh Phúc của đương sự.

Do đó, chính sách Phát Triển không chỉ dừng lại ở khía cạnh Sản Xuất , mà còn bao gồm một “địa bàn” rộng lớn hơn là vấn đề Phúc Lợi và sức khỏe Tâm Thần của người lao động. Mà hệ quả trên thực tế là chính quyền hay chủ nhân KHÔNG được “Ép” người Dân vào một công việc duy nhất là chỉ biết “hùng hục” Sản Xuất “hết ngày qua đêm, quanh năm suốt tháng” mà còn phải biết hoạch định song song một “thời khóa biểu” cho việc Nghỉ Ngơi THƯ GIẢN xen kẽ với thời gian Làm Việc cũng như có bổn phận phải chăm lo khía cạnh Phúc Lợi và sức khỏe Tâm Thần của người lao động.

Thật vậy, nếu biết hoạch định và áp dụng đúng mức chính sách Phát Triển Toàn Diện, thì hai khía cạnh vừa nêu trên: Sản Xuất & Thư Giản ,mới xem qua có vẻ mâu thuẫn , nhưng trên thực tế có thể dung hòa được với nhau cũng như nương nhau để cùng tiến.

Ngoài ra, nhằm giúp người lao động giữ được sự Quân Bình Tâm Lý, ngoài những biện pháp nêu trên, đương sự còn cần một Đạo Lý Sống mà đối với người lao động Việt là học hỏi về nền Minh Triết của Tổ Tiên Lạc Việt hầu tìm ra được Ý Nghĩa ngay trong các sinh hoạt đời thường của mình, giúp đương sự cảm nhận ra rằng: Quả thật Cuộc Đời thực sự Đang Sống !

Được như vậy thì người dân Việt sẽ vừa có ÂM NO lẫn HẠNH PHÚC , đáp ứng với hai nhu cầu thực sự bổ túc cho nhau là ” “ăn với đất” và “vui với trời” trong Triết Lý Sống của Tổ Tiên Lạc Việt.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề…..”

Còn không thì như trường hợp Hàn Quốc ngảy nay, tuy đạt được những Thành Tích vượt bực trong một thời gian ngắn ở lãnh vực Kinh Tế, nhưng đồng thời cũng đã trở thành “Thủ Đô Thế Giới của Hiện Tượng “Tự Sát”!!!

Lê Việt Thường

PHỤ LỤC

Có người mới đây bàn về cái gọi là “Đạo Đức Giả”. (11) Nói đến GIẢ thì cũng phải nói đến THẬT để có mà BẮT CHƯỚC chứ ! Cái “Thật” càng có Giá Trị thì càng có nhiểu người Bắt Chước, hâm mộ, mua sắm (nếu là đồ vật và gọi là “đồ xịn”) . Trong lãnh vực “nước hoa” chẳng hạn, thì phải những thương hiệu nổi tiếng như Chanel, Dỉor, Gucci, Versace….., còn về máy bay “tàng hình” thì phải cỡ F35 của hãng Lockheed Mỹ hiện đã có 11 nước đặt mua, chứ không ai dại đi “chiếu cố” tới các hàng nhái cỡ J 20 hay J31 của Trung Cộng cả!

Trong lãnh vực VĂN HÓA cũng vậy ! Và đó là trường hợp của “Nho Giáo cùng với Khổng Tử đã ra với Quốc Tế khoảng 4 thế kỷ nay rồi, chứ không phải đứng ở “xó nhà” mà nói lý thuyết! Và đã gây Ảnh Hưởng cũng như đã nhận được sự Hâm Mộ của không biết bao nhiêu Học Giả, Triết Gia, Khoa Học gia, Chính Trị gia …..Quốc Tế như :

– Triết Gia kiêm Toán Học gia….. Leibnitz (Đức) với hệ nhị phân (binary system), mà nếu không có “đồ tròn đồ vuông” của Thiệu Khang Tiết thì có lẽ Leibnitz cũng không thể nào hoàn chỉnh được hệ nhị phân của mình, và chắc chắn cũng sẽ không có khoa Tin Học phát triển rực rỡ như ta thấy ngày hôm nay .

-Ngôi Sao của Văn Đàn Pháp Voltaire, người được xem là Đại Diện cho “Thế Kỷ Ánh Sáng” mà Tư Tưởng của thế kỷ 18 đã một phần chịu ảnh hưởng của Nho Giáo cũng như đã đặt nền móng cho nền Văn Minh Tây Phương sau này.

Quesnay và nhóm “Physiocrates” chuyên về lãnh vực GIÁO DỤC, đã “nhập cảng” chế độ THI CỬ của Viễn Đông trực tiếp vào Pháp và gián tiếp vào Âu Châu và Hoa Kỳ và điều này được người Tây Phương thời đó hoan nghênh nhiệt liệt vì được xem như lá cờ TIỀN PHONG cho Bình ĐẳngDân Chủ.

– Hai Chính Trị gia Anh: dân biểu Eustace (1731) và dân biểu Goldsmiths (1762) đả kích gắt gao chế độ Đẳng Cấp Quý Phái thế tập bên Anh, và nhờ những cuộc vận động ráo riết của hai Vị này mà cuối cùng Chính Phủ Anh Đã Chấp Nhận Phép Thi Cử Theo Lối Viễn Đông

– Hai Học Giả , Chính Trị gia và “Khai Quốc Công Thần” (Founding Fathers) lừng danh của Hoa Kỳ Franklin (1767) và Jefferson (1779) đã chịu ảnh hưởng của Nho Giáo, đặc biệt đối với việc cải tổ nền Giáo Dục Hoa Kỳ vào thời kỳ đó, nhất là về phương diện Thi Cử…vvv…”(12)

Trên đây chỉ liệt kê sơ qua một cách tượng trưng một vài nhân vật Quốc Tế điển hình đã tỏ ra hâm mộ và chịu ảnh hưởng của Nho Giáo và Khổng Tử, trong số không biết bao nhiêu Nhân Vật trong đủ lãnh vực dọc dài Lịch Sử.

Trở lại thí dụ ở trên, nếu ngày nay có nhiều khách hàng “chiếu cố” đến máy bay “tàng hinh” F35 của Hoa Kỳ thì điều này chứng tỏ đó là “Đồ Thật’, “Thứ Xịn”. Một cách tương tự, sự Hâm Mộ lớn lao và liên tục từ khoảng 4 thế kỷ nay cùa giới Trí Thức Quốc Tế đủ mọi thành phần (Học Giả, Triết Gia, Chính Trị Gia Khoa Học Gia đủ mọi ngành) cùng với sự xuất hiện thường xuyên của Nho Giáo cùng với Khổng Tử trên các Diễn Đàn QUỐC TẾ với hạng Tối Danh Dự thì điều trên chứng tỏ đó là những GIÁ TRỊ THẬT, ĐẠO ĐỨC THẬT, đồng thời giúp chúng ta hiểu được một cách tương đối đầy đủ TẦM VÓC của Nho Giáo và Khổng Tử trên Thế Giới ngày nay trong các lãnh vực liên hệ , như chúng tôi đã từng nhắc lại nhiều lần về Hội Nghị Triết Học Thế Giới tại Honolulu (1949), nơi đây Khổng Tử đã được bầu làm “Nhạc Trưởng” cho cuộc “Hòa Tấu Văn Hóa Đông Tây” mai hậu, hoặc gần đây hơn, Hội Nghị Quốc Tế Đầu Tiên qui tụ hơn 75 nhà Nghiên Cứu được giải thưởng Nobel tại Paris (1988) mà đa số thuộc giới Khoa Học gia với lời Tuyên Bố kết thúc Hội Nghị như sau “Nếu Nhân Loại không sống theo nội dung Triết Lý của Khổng Tử thì chắc khó mà có thể sống còn được”!(13)

Đó là chưa kể đến các Hội Nghị Quốc Tế về Nho Giáo và về “Nho Giáo với Thế Giới Ngày Nay” qui tụ các nhà Nghiên Cứu và Học Giả khắp nơi đã được tổ chức nhiều lần tại Đài Loan và các nơi khác trên Thế Giới”.

Đến đây, thử bàn về cái gọi là “Đạo Đức Giả” mà đối với lịch sử Viễn Đông, phần nào có thể xem là bắt đầu từ vương triều nhà Hán. Số là tới đời Hán, Nho Giáo đã trở thành phổ biến trong dân gian; do đó mới nảy sinh âm mưu dưới triều đại này về cái mà người ta thường gọi là “nội pháp ngoại nho”, liên quan đến chính sách của vương triều Hán bề ngoài làm ra vẻ đề cao Nho Giáo để lấy lòng dân, nhưng trong thực tế áp dụng đường lối “trung ương tập quyền” của phe Pháp Gia.

Thật vậy, “đến thời Vũ Đế thì nhà Hán bắt đầu sử dụng Nho Giáo với Đổng Trọng Thư như công cụ củng cố quyền lực. Hán Vũ Đế sai Lưu Hâm sửa kinh sách cũ của cổ nhân , gọi là bí thư trong thư viện Thạch Cừ của triều đình. Các nhà Thái Học ở kinh đô đều phải dùng ngụy kinh ở thư viện Thạch Cừ. Sau này các triều đại của Tàu tiếp tục con đường của nhà Hán, cứ pha chế thêm các yếu tố của họ vào Nho, đó là tính chất DU MỤC phía Tây Bắc.(14)

Tuy nhiên, nên nhớ rằng thể chế Dân Chủ xuất hiện mới đây thôi, mà như phần trình bày ở trên cho thấy, là với sự đóng góp quan trọng của Nho Giáo.

Ngoài ra, có lẽ trừ một vài ngoại lệ hiếm hoi, đâu đâu xưa kia cũng theo chế độ Quân Chủ cả, đâu đâu nhà cầm quyển cũng tuyên bố “thay mạng Trời mà trị dân” với vương quyền tuyệt đối chứ không riêng gì ở Viễn Đông !

Hơn nữa, chúng ta đang sống trong một thế giới Tương Đối và để giúp cho sự Tiến Bộ của con người cách chung, KHÔNG thể phát biểu một cách “hổ lốn” rằng nền Quân Chủ nào cũng giống nhau, hoặc “vua hiền” hay “vua ác” thì cũng vậy !

Là vì có sự KHÁC BIỆT giữa “minh quân” Lê Thánh Tông và “hôn quân” Lê Long Đỉnh chứ !

Cũng như có những BẢN CHẤT, TRÌNH ĐỘ khác nhau liên quan đến các chế độ Quân Chủ khác nhau! Sau đây, chúng tôi xin được trích dẫn Nhận Xét của một nhà Chính Trị nổi tiêng và có uy tín, đồng thời cũng là một Học Giả thâm cứu, Cố Gs Nguyễn Ngọc Huy, bàn về sự KHÁC BIỆT giữa hai nền Quân Chủ ĐÔNG và TÂY.

GS Huy viết:”Trong tất cả những chủ-trương quân-chủ ngày xưa, chỉ có chủ-trương Nho-giáo là có tánh-cách trọng dân hơn cả. Nhà vua, theo Nho-giáo, vẫn được xem là bực thay mạng Trời mà trị dân. Nhưng ông ta phải hoàn-toàn chịu trách-nhiệm đối với dân. Dân phải nhận chịu quyền vua cai-trị, nhưng bù lại, họ có quyền bắt vua làm điều lành. Khi vua tàn-bạo, dân-chúng có thể lấy cớ vua không còn xứng đáng thay mạng Trời mà trị vì nữa, và có quyền đánh đổ vua, đem người khác lên thay. Vậy, cái quyền khởi loạn chỉ được nói đến ở Âu-châu sau thời Trung-cổ đã được nhà Nho công-nhận mấy thế-kỷ trước công-nguyên rồi…..

Tuy thế, ảnh-hưởng Nho-giáo không phải là không có kết-quả tốt. Từ đời Hán trở đi, xã-hội Trung-Hoa lần lần đi xa chế-độ phong-kiến. Ngoài vua ra, không còn chức-vụ nào thế-tập nữa. Con cháu những người được phong tước-vị chỉ có thể tập-ấm những chức nhỏ hơn, và sau vài đời, nếu không lập nên công trạng gì đặc-biệt nữa, họ lại trở thành bạch-đinh. Ngay đến những nhơn-viên hoàng-tộc cũng có thể lọt vào trong đám dân-chúng tầm-thường khi thế-phổ đã xa nhà vua đang tại vị. Các quan trong triều phần lớn đều xuất-thân trong đám dân-chúng, nhờ những cuộc thi cử hay những công-trạng đặc-biệt đối với quốc-gia.
Người trong xã-hội tuy chia ra làm bốn hạng sĩ, nông, công, thương, nhưng sự phân-biệt này không phải có tánh-cách đẳng-cấp như ở trong xã-hội phong-kiến. Người nào cũng có quyền đổi nghề theo ý muốn, và những kẻ sĩ có thể nhờ sự học-hành mà tham-dự quyền-chánh được. Lịch-sử Trung-Hoa ngày xưa đầy dẫy gương những người nghèo hèn chỉ nhờ cố công đèn sách hay gắng sức luyện-tập võ-nghệ mà ngày sau chiếm được những địa-vị rất cao quí trên nấc thang xã-hội. Như vậy, đại-khái, ai cũng có hy-vọng nhờ nơi tài-lực, đức-tánh cá-nhơn mà cải-thiện đời sống của mình…..
Vậy, cứ công-bằng mà nói, xã-hội Trung-Hoa ngày trước có tánh-cách bình-đẳng và tự-do hơn xã-hội Âu-châu đồng-thời.“ (LVT viết chữ nghiêng và tô đậm).(15)

Còn về quan niệm” “trọng nam khinh nữ” thì đâu phải “độc quyền” của ngươi Tàu! Nên nhớ cho đến thế kỷ 18 bên Âu Châu và tại Hoa Kỳ , mãi tới năm 1890 nhiều tiểu bang mới sửa đổi và một số tiểu bang vần còn áp dụng học lý Femme Couverte của Thông Luật, theo đó NGƯỜI VỢ LÀ VẬT SỞ HỮU CỦA CHỒNG và không có quyền pháp lý đối với lợi tức do chính bà kiếm ra cũng như đối với con cái và tài sản của bà, trừ khi hai vợ chồng ký hôn khế trước đặt tài sản của họ dưới chế độ giám hộ(trust). Cao trào phụ nữ (Feminism) chỉ thực sự lên cao tại Hoa Kỳ vào thập niên 1960 và thu thành quả tích cực vào những năm 1990 !!! (16)

Ngoài ra, tình trạng “ trọng nam khinh nữ” vẫn tiếp tục trong các xã hội tiền tiến ngày nay như trường hợp cách đây không lâu lắm , với Nội Các của chính phủ Tự Do của Tony Abbot tại Úc gồm đến 19 người Đàn Ông và chỉ một người Phụ Nữ DUY NHẤT là Julie Bishop hoặc các trường hợp “Kỳ Thị Phụ Nữ” đủ loại có thể ít lộ liễu hơn xưa mà thôi!

Mới đây, vì uy tín của Thủ Tướng lẫn Chính Phủ Tony Abbot bị xuống quá thấp, do đó một phụ nữ thứ hai Sussan Ley mới được đề cử vào Nội Các Abbot với chức vụ Tổng Trưởng Y Tế !

Còn về trường hợp Trung Cộng, như chúng tôi đã có dịp phát biểu trước đây: “Bất cứ điều gì của Nhân Loại nói chung có chút giá trị nào đó,mà nếu không may “sa” vào các “tay phù thủy Mác-Xít” thì trở thành Điều GIAN DỐI, TRÁ NGỤY ngay lập tức, thì không lạ gì Trung Cộng đang lợi dụng Đạo Lý của Nho Giáo cũng như Uy Tín của Khổng Tử đối với Thế Giới ngày nay cho những Âm Mưu Chính Trị Đen Tối của bọn họ.

TRUNG CỘNG MÀ LÀM NGƯỢC LẠI CÁC ĐIỀU KỂ TRÊN THÌ MỚI LÀ CHUYỆN LẠ !!!

Ngoải ra, trong công việc Viết Lách, nhất là trong lãnh vực Văn Hóa, cần phải CẬP NHẬT Thường Xuyên mớ Kiến Thức của mình, còn KHÔNG thì cứ lập đi lập lại những điều đã trở thành CỔ LỖ SĨ từ lâu rồi!

Chẳng hạn, câu phát biểu “quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” (= vua bảo tôi chết mà tôi không chết là bất trung). Câu này của Thái Tử Phòng Tô, con Tần Thủy Hoàng, trả lời Mông Điềm khi vị Tướng này can Phòng Tô đừng chết ngay vì nghi là Sắc Lệnh do đám Triệu Cao, cận thần của Tần Thủy Hoàng giả mạo để bức tử Phòng Tô. Cho nên câu trên không “ăn nhằm” gì với Nho Giáo cả!(17)

Hoặc câu “Trong lịch sử xâm lược và mộng thôn tính Việt Nam…còn có” thái thú” hiền như Tế Quang, Nhâm Viên, Sĩ Nhiếp…mà dân bị cai trị cho là có công dạy cho dân ta cày cấy”.

Dữ kiện trên đã bị VƯỢT QUA từ lâu, vì căn cứ trên những Khám Phá Khoa Học mới nhất, Bs Stephen Oppenheimer đã kết luận về vấn đề Lúa Nước như sau: “Nay chúng ta có một hình ảnh mới, lạ lùng là : thay vì cái mô thức cho Trung Hoa là nơi phát sinh kỹ thuật trồng lúa nước, ta thấy chính giống người nói tiếng Nam Á ở Đông Dương thường bị coi là giống Man Di lại dạy cho người Trung Hoa kỹ thuật thuần hóa Lúa Nước”.(18)

Tóm lại, cái gọi là “Đạo Đức Giả”, NẾU CÓ, liên quan đến Nhà Hán, các Vương Triều kế tiếp hay Trung Cộng, chứ KHÔNG “ăn nhằm” gì đến Khổng Tử, Việt Nho hay Nho Giáo Nguyên Thủy cả !!!

CHÚ THÍCH
(1) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/09/tai-sao-kho-co-tu-hao-la-nguoi-viet-nam.html
(2) http://www.mevietnam.org/NguonGoc/nvt-duonghuongnghiencuu.html
(3) Kim Định, Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam .I)NỀN MÓNG CỦA VIỆT NHO A) NHỮNG YẾU TỐ VĂN MINH CỦA LẠC VIỆT http://vietnamvanhien.net/nguongocvanhoavietnam.pdf
(4) Idem
(5) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/09/tai-sao-kho-co-tu-hao-la-nguoi-viet-nam.html
(6) https://anhbasam.wordpress.com/2015/01/04/3251-gs-nguyen-van-tuan-nen-giao-duc-mien-nam-1954-1975/
(7) Idem
(8) https://minhtrietviet.net/tien-si-goc-viet-lot-vao-danh-sanh-100-thien-tai-duong-dai/
(9) http://beyondhallyu.com/culture/south-korea-the-suicide-capital-of-the-world/
(10) http://www.reuters.com/article/2011/09/04/us-europe-mental-illness-idUSTRE7832JJ20110904
(11) http://www.tinparis.net/thoisu15/2015_01_16_DaoDucGiaTutuongKhongTu_TMinhHoa_CoivaymaKPVay.html
(12) Kim Định, Nguyên Nho X. NHỮNG ẤN TÍCH TRIẾT NHO LƯU LẠI TRÊN ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI CỦA TÂY ÂU. 3. Lịch trình thiết lập chế độ thi cử http://vietnamvanhien.net/nguyennho4.html
(13) James Legge, “The Wisdom of Confucius”, Axiom Publish Inc.,Australia, 2002, tr.5
(14) Đông Lan, https://minhtrietviet.net/su-khac-biet-giua-han-nho-va-viet-nho/

(15) Nguyễn Ngọc Huy, “Dân Tộc Sinh Tồn” Gió Đông Quyển 1, Chương 2, 2006 tr.47-48
(16) https://minhtrietviet.net/nhan-quyen-trong-luat-hong-duc-niem-tu-hao-dan-toc/
(17) https://minhtrietviet.net/nhung-ngo-nhan-lau-doi-ve-nho-giao-phan-hai/
(18) S. Oppenheimer, “Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia”, Phoenix, London UK. 1998, tr.71

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm