TRUNG CỘNG ĐÃ BUỘC NHẬT PHẢI TUỐT GƯƠM KHỎI VỎ

INK.303

Phản ứng trước chuyến công du Mỹ của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và đặc biệt là trước thỏa thuận liên minh mới giữa Nhật Bản và Mỹ, trong đó có những thỏa thuận về quân sự và quốc phòng mới, Trung cộng như thường lệ lại đưa ra những lời phản đối. Chỉ có điều, lần này sự phản đối của Trung cộng đã rơi vào im lặng.

Gần như không có một tiếng nói đồng tình nào với Trung cộng về sự trỗi dậy về quân sự của Nhật Bản có thể trở thành một mối nguy hiểm với khu vực, kể cả Nam Hàn. Sự trỗi dậy về quân sự và quốc phòng của Nhật Bản đã là điều không thể ngăn cản. Và Trung cộng đang tỏ ra là người lo ngại nhất. Vì hơn ai hết, Trung cộng hiểu rõ sức mạnh quân sự thực sự của Nhật Bản đáng sợ như thế nào.

Thế chiến hai kết thúc cách đây đã được 70 năm và đưa thế giới quay trở lại quỹ đạo hòa bình. Nhưng có một quốc gia duy nhất đến tận bây giờ vẫn phải gánh chịu những hệ quả từ cuộc đại chiến thế giới, đó là Nhật Bản. Nhật gần như là nước duy nhất trên thế giới không được phép thành lập quân đội và phát triển quốc phòng sau khi thế chiến hai kết thúc, trong khi hầu hết các nước bại trận khác kể cả Đức đều không phải gánh chịu sự ràng buộc này.

Bề ngoài, lý do chính thức được đưa ra là cảm giác hối hận về những điều mà quân đội Nhật Bản đã gây ra trong thế chiến và sự khao khát hòa bình đủ để người Nhật sẽ không bao giờ tái vũ trang quân đội. Thậm chí, điều này còn được ghi vào Hiến pháp Nhật. Nhưng thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên do chủ yếu nhất là trình độ phát triển công nghệ quân sự của Nhật Bản đã ở mức quá cao và gây lo ngại cho thế giới phương Tây, trực tiếp nhất là Mỹ – quốc gia đã nếm thử sức mạnh của quân đội Nhật trong thế chiến.

Nhắc đến sức mạnh quân sự của Nhật Bản trong thế chiến hai, đến giờ nhiều nhà nghiên cứu vẫn coi đó là một huyền thoại mà sẽ rất lâu nữa mới có một quốc gia châu Á khác bì kịp. Nhật Bản là một nước châu Á canh tân theo mô hình phương Tây từ nửa sau thế kỷ 19, khi hầu hết các nước phương Tây khác đã công nghiệp hóa và đi xâm chiếm thuộc địa khắp thế giới. Nhưng chỉ chưa đầy 100 năm sau, Nhật Bản đã là một cường quốc hàng đầu trên thế giới, khiến hàng loạt cường quốc phương Tây phải kính nể. Tột đỉnh cho sức mạnh tổng hợp của người Nhật là giai đoạn trước thế chiến hai, khi Nhật cùng với Mỹ và Anh là ba quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới.

INK.304

Khi mà sang thế kỷ 21, Trung cộng mới có chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình vốn chế biến từ một đống phế liệu mua về và coi nó là biểu tượng cho sức mạnh quân sự quốc gia, thì cách đây 70 năm Nhật Bản đã tự sản xuất được những hàng không mẫu hạm lừng danh. Sức mạnh hạm đội Nhật khi đó mạnh đến nỗi, đã có thời điểm Nhật ngang ngửa với Mỹ trong những trận chiến trên mặt biển. Và giờ đây, khi mà khoảng cách giữa hải quân Mỹ với phần còn lại của thế giới đã trở nên quá lớn, thì người ta cũng hình dung ra được phần nào sức mạnh khủng khiếp của hạm đội Nhật từ cách đây 70 năm.

Trung cộng, hơn ai hết là người hiểu rõ sức mạnh quân sự của Nhật Bản đáng sợ như thế nào. Trước khi xâm lăng Trung cộng vào năm 1937, Nhật đã đánh bại Trung cộng trong cuộc đọ sức giữa hạm đội Nhật và hạm đội nhà Thanh, chiến thắng đó đã đem lại cho Nhật đảo Đài Loan, bàn đạp để xâm lăng Trung Quốc sau này. Sự chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là trình độ quân sự và quốc phòng, đã khiến cho Trung cộng dù đã vượt qua Nhật về quy mô kinh tế nhưng vẫn bị đánh giá là dưới cơ so với hải quân Nhật khá nhiều.

So với những cuộc tranh chấp lãnh hải ở biển Đông, thì cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản của Trung cộng vất vả hơn rất nhiều. Một hạm đội Nhật Bản bị giới hạn năng lực phát triển trong 70 năm qua vẫn được đánh giá là mạnh hơn hạm đội Trung cộng, thì một khi Nhật Bản được nới dây và thoải mái phát triển kỹ nghệ quốc phòng, không ai có thể hình dung được khoảng cách khi đó giữa Nhật và Trung cộng sẽ lớn như thế nào.

Sự lo ngại của Trung cộng về một sự trỗi dậy về sức mạnh quân sự của Nhật Bản là có lý, khi mà chỉ vừa sau khi thỏa thuận liên minh mới giữa Mỹ và Nhật được thông qua, thì Nhật Bản đã ngay lập tức hành động. Trong hành động mới nhất, Nhật được xem là nước có ưu thế lớn nhất trong việc cung cấp tàu ngầm mới cho hải quân Australia so với hai đối thủ cạnh tranh khác là Đức và Pháp. Cuộc cạnh tranh cung cấp tàu ngầm cho hải quân Australia là thương vụ đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nhật kể từ sau thế chiến hai, ngoại trừ những trao đổi công nghệ giữa Nhật với đồng minh là Mỹ.

Việc lớp tàu ngầm Soryu của Nhật được đánh giá cao hơn lớp tàu ngầm Type-214 Diesel của Đức và Scorpene của Pháp đang cho thấy, người Nhật đã không hề bỏ phí thời gian trong 70 năm qua. Kỹ nghệ quốc phòng của Nhật vẫn phát triển rất mạnh, thậm chí còn trội hơn Đức trong lĩnh vực tàu ngầm – vốn là lĩnh vực sở trường của Đức từ thế chiến hai.

INK.305

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, Nhật Bản một khi được cởi trói sẽ quay trở lại vị trí một trong những quốc gia có nền quốc phòng mạnh nhất thế giới. Với nền tảng vượt trội từ thế chiến hai, và được liên tục phát triển trong 70 năm với điển hình là lĩnh vực phát triển tàu ngầm, Nhật Bản sẽ nhanh chóng tạo được một trong những hạm đội mạnh nhất thế giới nếu muốn. Một khi giành được chiến thắng với hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho hải quân Australia trị giá lên tới 50 tỷ USD, Nhật Bản sẽ trở thành một trong những nước cung cấp vũ khí và công nghệ quốc phòng lớn nhất trên thế giới.

Điều này đặc biệt ý nghĩa khi Nhật đang được xem là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới trong khá nhiều lĩnh vực kỹ nghệ quốc phòng, từ việc chế tạo tàu ngầm, cho tới thiết lập những khu trục hạm lớn và các hàng không mẫu hạm vốn rất nổi danh trong thế chiến hai. Khá nhiều quốc gia hiện đang rất chú ý đến lĩnh vực kỹ nghệ quốc phòng của Nhật Bản, như Anh, Pháp, Ấn Độ và Indonesia. Có nguồn cung cấp từ Nhật, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới sẽ không phải phụ thuộc vào những nguồn cung cấp cố hữu như Mỹ, Nga hay Đức và Pháp.

Sự phát đạt của kỹ nghệ quốc phòng sẽ không chỉ tạo điều kiện để Nhật Bản tái vũ trang lại quân đội, mà còn được xem là một bàn đạp hữu dụng để giúp quá trình cải tổ nền kinh tế Nhật của thủ tướng Shinzo Abe diễn ra hiệu quả hơn.

Nhàn Đàm 

( Nguồn: The Diplomat)

[Lãnh Vực]

Tìm Kiếm