Làm Một Cái Gì Cho Dân Mình Ngóc Đầu Lên Đi Chứ
Linh Mục Trần Cao Tường

Sống để mà chết là tiến trình văn hóa loài vật và của những người làm cho mình trở thành con vật kinh tế như Karl Marx khẳng định. Nhưng chết để mà sống là tiến trình văn hóa làm người. Ðạo sống Việt mình gọi giờ chết là sinh thì, là giờ bắt đầu sống thật, là giờ nhiều người tưởng phải lìa bỏ cõi có để đi vào cõi không, nhưng thực ra là bắt đầu vượt cõi không để đi vào cõi có, vượt bờ sinh tử để hòa nhập vào cõi Vĩnh Hằng là chính Thiên Chúa như Tin Mừng của Ðức Giêsu: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Gioan 11: 25-26).
Chính trong niềm thao thức muốn đóng góp xây dựng văn hóa làm người, và nhất là đi tìm ra thực chất gốc rễ Triết Việt và nét văn hóa Việt, mà giáo sư Kim Ðịnh đã dành trọn cả đời cho triết lý, và đặc biệt đã để lại mấy chục cuốn sách xây dựng nền Triết Việt. Vì đây là điều mệnh hệ cho dân tộc mình: Đạo mất trước, nước mất sau.
Ngày Giỗ Thầy – 25/03/2023 – ôn lại bài viết Người Học Trò Xưa : Những Sai Lầm Ngộ Nhận Về Cố Triết Gia Kim Định
Lê Việt Thường
Chúng ta thường nghe câu :”Thiên Tài thường Cô Ðơn”. Lý do là vì THIÊN TÀI (gồm những nhà Tư Tưởng Lớn, những người có sức Sáng Tạo Phong Phú trong nhiều lãnh vực khác nhau) thường ÐI TRƯỚC người đương thời hàng năm, hàng chục, hàng trăm năm..Hậu quả là thường xẩy ra những điều Sai Lầm, NGỘ NHẬN xoay quanh cuộc đời, tác phẩm của họ. Và số lượng của những điều sai lầm, Ngộ Nhận có lẽ có Tỷ Lệ Thuận với sự LỚN LAO của Thiên Tài.
Hiện tượng trên bắt nguồn từ sự hiểu lầm, ngộ nhận Thực Sự, nhưng cũng có thể đến từ sự Ác Ý do tính ganh ghét, đố kỵ của những Ðồng Nghiệp hay của những người khác, hoặc do tính điêu ngoa, gian dối của những kẻ theo Cơ Hội Chủ Nghĩa định lợi dụng Thiên Tài cho những mưu đồ Danh Lợi không mấy chính đáng của họ!
Cố Triết Gia Kim Ðịnh không thoát khỏi THÔNG LỆ trên!
LỤC CĂN – LỤC TRẦN – LỤC THỨC 18 CẢNH GIỚI
Truyền Bình

Lục căn, lục trần, lục thức là bộ phận quan trọng của thuyết Thập nhị nhân duyên Phật giáo nhằm giải thích thực tướng của thế giới. Căn bản nhất là vô minh, đó là nhân duyên đầu tiên của chuổi 12 nhân duyên. Vô thủy vô minh và Nhất niệm vô minh là hai chìa khóa mở ra vũ trụ vạn vật, thế giới, con người… Khoa học giải thích vũ trụ bắt đầu từ Big Bang. Trước Big Bang là một vũ trụ khác. Sau Big Bang là vũ trụ mà ta đang sống. Theo Phật giáo, Big Bang và những gì diễn ra sau đó đều là vô thủy vô minh. Vô thủy là không có bắt đầu. Vô minh là không sáng tỏ, là mê mờ, đó chính là nhân duyên số một làm phát sinh vũ trụ vạn vật. Thuật ngữ vô thủy vô minh là ý nói tất cả chỉ là hiện tượng tâm lý, là không có thật. Vì không có thật nên không có bắt đầu, không có kết thúc, không có sinh diệt. Vì vô minh nên thấy có vũ trụ vật chất, có sinh diệt, vì vậy mới có sinh tử luân hồi, mới có khổ sướng. Đức Phật dựa trên tâm lý mê muội của chúng sinh mà tiêu biểu là con người, thuyết giảng 12 nhân duyên để chúng hiểu đại khái vì sao từ Không, không có gì cả mà thành ra có Tam giới.