Một Ngôi Trường Khác Cho Nguyễn Tất Thành
Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh

Tập sách nhỏ này được xuất bản tại Pháp, năm 1983, cách đây vừa tròn 40 năm, viết bằng ba thứ tiếng : Việt, Pháp và Anh. Sử gia Vũ Ngự Chiêu, lần đầu tiên khám phá và công bố sử liệu này về Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) lưu trữ tại Văn Khố quốc gia Pháp.
Tư liệu quý giá này cần thiết cho bất cứ ai, trên bước khởi đầu con đường đi tìm sự thực về lịch sử cận đại.
Minh Triết Việt xin trân trọng cảm tạ hai sử gia Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh và xin phép chụp lại sách ” Một Ngôi Trường Khác Cho Nguyễn Tất Thành” để lưu truyền hậu thế.
Cuộc Chiến VN: Bàn Về Chủ Nghiã Dân Tộc và Chủ Nghiã CS
BBC News Tiếng Việt
Vào năm 1908, Việt Nam có phong trào Đông Du khi các thanh niên chịu ảnh hưởng từ Phan Bội Châu sang Nhật du học. Họ xem triều đại nhà Nguyễn đã không bảo vệ nhà nước, dân tộc Việt Nam hiệu quả trước sức ảnh hưởng của thực dân Pháp. Trong khi đó Hồ Chí Minh không làm như vậy.”
“Ông ấy đã đến Pháp. Và có hai lá thư ông ấy viết vào năm 1911. Khi đến Pháp, ông ấy viết thư cho Tổng thống Pháp và lá thư cho bộ trưởng thuộc địa nói ông ấy muốn nhập học Trường Thuộc địa của Pháp, trường đào tạo những quan chức phục vụ. Hồ Chí Minh muốn phục vụ nước Pháp với vai trò một thanh niên. Đó không phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc.”
Giáo sư Stephen B. Young cho rằng sau năm 1946, Hồ Chí Minh và Việt Minh đã “che dấu” chủ nghĩa cộng sản bằng các tuyên bố nhấn mạnh đến nền độc lập cho nhân dân.
“Nếu xem lại những gì ông ấy và Việt Minh nói, họ không bao giờ nói về chủ nghĩa dân tộc, mà chỉ nói về độc lập. Cụm từ nổi tiếng của Hồ Chí Minh là độc lập, tự do, hạnh phúc. Hồ Chí Minh không thật sự nói về tinh thần dân tộc của người Việt.”
“Vì vậy theo tôi, ưu tiên hàng đầu của Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng quốc tế của chủ nghĩa cộng sản. Và để thành công, ông ấy đã áp bức những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, như Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Duy Dân, Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Phật giáo để Đảng Cộng sản Việt