AN VI và Tranh Thập Mục Ngưu Đồ
Đông Lan
Với Thiền, tu thì Tiệm, mà chứng thì Đốn. Nghĩa là, sự tu tập thiền vẫn cần đặt ra trong chiều thời gian mà đi đến từ từ, nhưng chứng là một biến cố ngoài thời gian. Thập Mục Ngưu Đồ ( mười bức tranh chăn trâu) của Thiền Tông cũng ghi lại bước tiến từng thứ bậc ấy.
Bước tiến ấy theo ba đoạn đường: Hữu Vi- Sai Tâm bắt Tâm; Vô Vi- Tâm Vô Tâm; An Vi- Bình Thường Tâm.
……….Chú mục đồng trở về với trời đất, có trời trong ta mà cũng có đất trong ta. Thế gian này trong muôn vật phân chia vọng động mà ta vẫn Bình An Thanh Tịnh, nếu không có cảnh Sắc này làm sao ta liễu ngộ cảnh Không? Ô kìa, núi vẫn là núi, mà mây cũng vẫn là mây, Tâm Hư Không mà đâu đâu không là cảnh hư không, nhìn hư huyễn trong sắc giới, thấy (kiến) Chân Như giữa đời thường, Tâm Bình An chính trong vọng động. Ôi, con đường đi của Thiền giả, bước Nghĩa Hành Trí Thức An Vi…“Vào rừng mà không khua lá, vào nước không quậy sóng”… Tu mà không biết mình tu, làm mà không thấy mình làm, trở về với trời đất để thấy Tâm ta là Tâm vũ trụ mà Tâm vũ trụ cũng là Tâm ta (tranh 9: Trở về nguồn cội). Và nữa, trở về với cuộc đời, với thế tục, trở về với cái Tâm Bình Thường, đất bụi đời không lem lấm được Tâm ta, thần linh hiển thánh trong từng nhất ý, nhất động của Ngôi Lời Nhập Thể và Nhập Thế (tranh 10: Thõng tay vào chợ), đâu đây lời Thánh Ca vang lên ngút ngàn