Trong Vũ Trụ Lượng Tử- Chúng Ta Mãi Tồn Tại?
________________________________________________________________________
Vĩnh Biệt Người Anh Thương Kính
Vũ Thị Lan Phương
…………….
Hôm nay, Ngày Lễ Tang Anh, 27 tháng 4 năm 2024, Anh hữu hình hữu hạn bất động rồi. Anh Chiêu ơi.
Thần thức của Anh đang ở nơi đâu… Và sẽ đi về đâu…
Nghiệp duyên đưa Anh về đâu giữa trùng trùng duyên khởi, trùng trùng nghiệp khởi này…
Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu:
“Bồ tát… thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, DUY TUỆ THỊ NGHIỆP “.
Bao năm nay, Anh thường ngày an nhiên vui với cảnh thanh đạm, chỉ miệt mài vun đắp những công trình sử học, phát huy trí tuệ làm sự nghiệp một đời – Phẩm Hạnh Bồ Tát.
Có lẽ ngoài kia, vũ trụ thiên cầu vô cùng vô tận, cõi Miền Chân Như, Tuệ Giác đang đón chờ
……………
____________________________________________________________________________
PHÂN ƯU Nguyên Vũ – Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu
Phân Ưu
Chân Thành Kính Tưởng Nhớ, Tiếc Nuối,
Bạn Chúng Ta
VŨ NGỰ CHIÊU
Nguyên Vũ- Chính Đạo
Sĩ Quan Pháo Thủ QLVNCH – Nhà Văn- Sử Gia- Luật Sư
(1942 –2024)
Đã đi về Cõi Vĩnh Hằng trong Ngày 19 Tháng 4, 2024 tại Houston, TX, Hoa-Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi (1942-2024).
Chúng tôi, nhóm Bằng Hữu dài lâu với Bạn từ ngày đất nước chia phân 20 Tháng 7, 1954 tại Đà Nẵng, Sàigòn, Minnesota, Cali, Houston… khắp nơi trên đất Mỹ, Gia Nã Đại, và Pháp Quốc kể tới hôm nay; chân thành chia buồn với Bà Vũ Ngự Chiêu, Chị Hoàng Đỗ; Anh Vũ Ngự Triệu và toàn gia quyến.
Cầu mong Anh Linh Nguyên Vũ bình an nơi Miền Chính Đạo muôn thuở, cất bỏ bận tâm, nặng lòng của cuộc sống Vòng Tay Lửa từ trần thế Bi Kịch Vàng nầy.
Cố Bác Sĩ Phạm Gia Cổn; Phạm Quốc Bảo; Nam Dao; Phan Diên; Lệ Dung; Vũ Hữu Dũng; Trùng Dương; Tôn Thất Hải; Mộng Hiền; Trần Thanh Hiệp; Nguyễn Văn Hưng; Lê Tự Hỹ; Bùi Đức Lạc; Nguyễn Lô; Hoàng Kiếm Nam; Phan Xuân Nguyệt; Hoàng Khởi Phong; Đặng Nguyệt Phúc; Dương Phục – Vũ Thanh Thủy; Nguyễn Thị Phượng; Nguyễn Xuân Quang; Phan Bá Sáu; Nguyễn Tường Tâm; Nguyễn Quốc Thái; Đặng Nguyệt Thi; Nguyễn Đạt Thịnh; Chế Văn Thức; Võ Thị Thương; Bùi Ngọc Tô; Nguyễn Bá Trạc; Uyên Thao; Ngô Thế Vinh; Phạm Đức Vượng; Võ Ý và Phan Nhật Nam.
Thành Kính Phân Ưu.
___________________________________________________________________________
PHÂN ƯU Sử Gia Vũ Ngự Chiêu, Nhà Văn Nguyên Vũ
PHÂN ƯU
Nhận tin buồn:
Sử Gia Vũ Ngự Chiêu
Nhà Văn Nguyên Vũ
Đã thanh thản ra đi ngày 19 tháng 4 năm 2024, tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi – Sau cả cuộc đời miệt mài trường văn, trận bút mà vẫn say mê cho đến giờ phút lực kiệt, hơi tàn.
Thành Kính Phân Ưu cùng phu nhân Sử Gia, Nhà Văn Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu và tang quyến.
Vũ trụ bao la đón chờ. Xin khóc tiếc thương vĩnh biệt.
Ban Biên Tập Minh Triết Việt.
____________________________________________________________________________
CÁO PHÓ
Gia đình chúng tôi rất đau buồn và thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc :
Chồng, Cha, Ông, Em, Anh, Chú, Bác của chúng tôi:
Cụ Ông VŨ – NGỰ – CHIÊU
Nhà văn NGUYÊN-VŨ
Tiến-Sĩ Sử Học, Đại Học Madison, WI, Hoa-Kỳ
Tiến-Sĩ Luật Khoa, Đại Học Houston, TX, Hoa-Kỳ
Cử-Nhân Giáo-Khoa Triết-Học Đông-Phương, Đại-Học Văn-Khoa Saigon, Vietnam
Cựu Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức Khóa 16; Cựu Sĩ-Quan Pháo Binh Nhẩy Dù / QLVNCH
Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN.
Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ.
Hưởng thọ 82 tuổi.
Linh cữu hiện quàn tại Winford Funerals Northwest 8588 Breen Rd, Houston, TX 77064
Lễ Tang sẽ được cử hành từ 13 giờ đến 17 giờ Ngày Thứ Bẩy 27 tháng 4 năm 2024
TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO
Bà Quả Phụ Vũ Ngự Chiêu – Nhũ Danh Đỗ-Thị-Hoằng
Trưởng Nam: Vũ-Thái-Dũng, vợ và các con
Đích tôn: Vũ-Thái-Khiêm
Thứ Nam: Vũ Lê David, vợ và con
Thứ Nam: Vũ Minh Daniel
Bào huynh : Vũ-Ngự-Triệu, vợ và các con cháu
Bào muội: Vũ-Thị-Lan-Phương và con
Bào muội: Vũ-Thị-Loan-Phượng, chồng và con
Bào muội: Bác Sĩ Vũ-Thị-Hằng-Nga
Cáo Phó này thay thế thiệp tang . Xin miễn phúng điếu và vòng hoa .
Giỗ Tổ Hùng Vương
Trích : Kinh Hùng Khải Triết – Triết Gia Kim Định
Hôm nay chúng ta hội nhau để Giỗ Tổ Hùng Vương, một lễ trọng đại hơn hết của Việt Nam vì bao hàm không những TỔ QUỐC mà luôn cả TỔ NGƯỜI. Càng trọng thể hơn nữa vì đây là một lễ đặc trưng của Việt Nam không một nơi nào khác trên thế giới có cả, các nơi chỉ có ngày Quốc Khánh hầu hết là để kỷ niệm một biến cố lịch sử nào đó như phá ngục Bastille của Pháp, hay ngày 4th July của Mỹ, cũng chỉ là ăn mừng Độc Lập chứ không phải là giỗ tổ theo hai nghĩa trên nói lên sự độc lập cả hàng dọc đối với đất trời, cũng như hàng ngang đối với các bạo lực chuyên chế. Chính vì nét đặc trưng đó, nên chúng tôi xin nói ít lời về hai ý nghĩa trên. Vậy trước hết là Giỗ TỔ NGƯỜI.
Ngày Giỗ Tổ của Việt Nam có thể gọi được là ngày Sinh Nhật của Con NGƯỜI mà Hùng Vương là một điển hình, một mẫu mực cổ sơ tức một mô thức phổ biến của con người Đại Ngã Tâm Linh được Việt Nho quan niệm như là ‘nơi quy tụ Đức của Trời cùng Đất’ (nhân giả kỳ thiên địa chi đức), nghĩa là một vật Lưỡng Thê sống cả hai chiều kích: cả Tâm lẫn Vật. Chính vì thế mà Hùng Vương sinh ra từ mẹ Tiên và cha Rồng tức là đức Trời Đất đã hàm ngụ ngay từ trong thân mẫu. Đến ngày sinh thì được an định vào mồng 10 tháng 3 cùng một ý đất trời lưỡng hợp vì mồng mười là thập thiên can chỉ đức Trời
The Outbreak of War
Vũ Ngự Chiêu, Ph.D, J.D.
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said:
The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks.
You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.1
Vo Nguyen Giap’s order for a war of national resistance was also broadcast, in which he reportedly instructed the Viet Minh forces to “fight as long as possible [and] by all means available.”2 These declarations, accompanied by violent anti-French slogans and emotional mottoes, were aired two days after what was later labeled as “the Viet Minh coup” in Hanoi. At any rate, the Viet Minh attack on French garrisons north of the 16th parallel on the evening of December 19, 1946 was one of the most crucial events in Vietnamese history. It marked not only the end of Ho’s fledging diplomatic career, but also the beginning of one of the bloodiest phases of the Vietnamese struggle for independence, during which Viet Nam was torn apart by war and ideological conflict.
Phụ Bản: I – A (Road To War – The Hai Phong Massacre)
..Tưởng Niệm Mùa Lễ Giỗ Thầy 25-03-2024
Những Sai Lầm Ngộ Nhận Về Cố Triết Gia Kim Ðịnh
Chúng ta thường nghe câu :”Thiên Tài thường Cô Ðơn”. Lý do là vì THIÊN TÀI (gồm những nhà Tư Tưởng Lớn, những người có sức Sáng Tạo Phong Phú trong nhiều lãnh vực khác nhau) thường ÐI TRƯỚC người đương thời
hàng năm, hàng chục, hàng trăm năm..Hậu quả là thường xẩy ra những điều Sai Lầm, NGỘ NHẬN xoay quanh cuộc đời, tác phẩm của họ. Và số lượng của những điều sai lầm, Ngộ Nhận có lẽ có Tỷ Lệ Thuận với sự LỚN LAO của Thiên Tài. Hiện tượng trên bắt nguồn từ sự hiểu lầm, ngộ nhận Thực Sự, nhưng cũng có thể đến từ sự Ác Ý do tính ganh ghét, đố kỵ của những Ðồng Nghiệp hay của những người khác, hoặc do tính điêu ngoa, gian dối của những kẻ theo Cơ Hội Chủ Nghĩa định lợi dụng Thiên Tài cho những mưu đồ Danh Lợi không mấy chính đáng của họ!
Cố Triết Gia Kim Ðịnh không thoát khỏi THÔNG LỆ trên!
.Tưởng Niệm Mùa Lễ Giỗ Thầy 25-03-2024
LÀM MỘT CÁI GÌ CHO DÂN MÌNH NGÓC ĐẦU LÊN ĐI CHỨ!
Sống để mà chết là tiến trình văn hóa loài vật và của những người làm cho mình trở thành con vật kinh tế như Karl Marx khẳng định. Nhưng chết để mà sống là tiến trình văn hóa làm người. Ðạo sống Việt mình gọi giờ chết là sinh thì, là giờ bắt đầu sống thật, là giờ nhiều người tưởng phải lìa bỏ cõi có để đi vào cõi không, nhưng thực ra là bắt đầu vượt cõi không để đi vào cõi có, vượt bờ sinh tử để hòa nhập vào cõi Vĩnh Hằng là chính Thiên Chúa như Tin Mừng của Ðức Giêsu: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Gioan 11: 25-26).
Chính trong niềm thao thức muốn đóng góp xây dựng văn hóa làm người, và nhất là đi tìm ra thực chất gốc rễ Triết Việt và nét văn hóa Việt, mà giáo sư Kim Ðịnh đã dành trọn cả đời cho triết lý, và đặc biệt đã để lại mấy chục cuốn sách xây dựng nền Triết Việt. Vì đây là điều mệnh hệ cho dân tộc mình: đạo mất trước, nước mất sau.
Tưởng Niệm Mùa Lễ Giỗ Thầy 25-03-2024.
HÀNH TRÌNH KIM ĐỊNH Và AN VIỆT
Ngay sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm ổn định được miền Nam Việt Nam, sinh viên du học nước ngoài lục tục kéo về xây dựng đất nước. Trong số những người tôi biết hồi đó có Cha Vũ Khánh Tường, Cha Lương Kim Định, Cha Trần Thái Đỉnh, Cha Lê Tôn Nghiêm và Thầy Hải Linh. Cha Tường tiến sĩ giáo sử, về Việt Nam năm 1956 làm bí thư cho Đức Cha Phạm Ngọc Chi, lúc đó là Tổng Ủy Trưởng Di Cư do Tổng Thống Diệm đề cử ổn định việc định cư các gia đình từ miền Bắc vào Nam, trong số này nhiều phần là người Công Giáo. Các khu di cư này phần nhiều về phá rừng, khai khẩn đất đai vùng Hố Nai Biên Hòa, Hốc Môn, Gò Vấp, Cái Sắn v.v …. Cha Tường sau đó cũng được đề cử làm Hiệu Trưởng Trung Học Nguyễn Bá Tòng Saigòn.
Tưởng Niệm Mùa Lễ Giỗ Thầy 25-03-2024
TIỂU SỬ CỐ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ÐỊNH
Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh ngày 15-06-1915 tại làng Trung Thành tỉnh Nam Ðịnh. Sau khi tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện Saint Albert le Grand, Ngài dạy Triết Tây Phương tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu từ năm 1943-46 và viết tác phẩm đầu tiên “ Duy Vật và Duy Thực” ( Sách sau này bị thất lạc) . Sau đó, năm 1947 Ngài được cử đi du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và Nho Giáo tại Học Viện Cao Học Trung Quốc Học ( Institut des Hautes Études Chinoises, Paris).
Trở về nước năm 1958, Ngài dạy Triết Học tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh. Từ năm 1961-1975 , Ngài là Giáo Sư Triết Ðông Phương tại Ðại Học Văn Khoa Sàigòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang. Trong thời gian này, Ngài đã sáng tác 19 tác phẩm Triết Học với nội dung xây dựng một Chủ Ðạo Việt cho Dân Tộc, có tên ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’.
Hình ảnh một vị Giáo Sư du học từ Âu Châu về, nhưng lúc nào cũng chỉ với chiếc áo dài trắng của một nhà Nho đi dạy học giữa khung cảnh Tây, Mỹ hoá của các trường Ðại Học tại miền Nam; mười lăm năm với biết bao Tâm Tình, Trí Tuệ gửi gấm vào một Bộ Sách ‘Triết Lý An Vi’, Giáo Sư Kim Ðịnh đã khơi sáng Ngọn LỬA VIỆT nhiệm mầu trong trái tim những người tuổi trẻ ưu tư giữa bao trào lưu vọng ngoại.
Vào cuối tháng 04/ 1975, giữa cơn quốc nạn, một người môn sinh Trung Nghĩa đã tìm… Continue reading
HO CHI MINH – THE DIPLOMAT
Vũ Ngự Chiêu
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
Cuộc Cách Mạng 1/11/1963
Vũ Ngự Chiêu
LTG: 60 năm đà trôi qua sau ngày tàn của chế độ Đệ Nhất VNCH. Hầu hết tài liệu văn khố các quốc gia liên hệ, đặc biệt là Mỹ và VNCH, đã giải mật. Năm 1963, chính phủ Kennedy đã chủ trương loại bỏ vợ chồng Ngô Đình Nhu và tìm thêm những lãnh đạo mới để có thể duy trì một miền Nam chống Cộng. Nhưng anh em họ Ngô quyết bảo vệ quyền lợi gia tộc đến cùng, đưa đến cái kết cuộc bi thảm 1-2/11/1963.
Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt
Indochina And The Big Two
Vũ Ngự Chiêu
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
Dòng Ca Dao Triết Việt An Vi
Đông Lan
Điểm cuối cùng và cũng là thành tựu của ca dao không còn nằm trên bình diện chuyên chở xuông những ý, tình, trí. Thuyền tình ca dao phải cập bến. Trí hiểu của ca dao cũng phải tới một cùng đích của nó dù mơ hồ hay rõ nét, dù ở mặt tiềm thức khó nhận ra hay ở mặt ý thức rõ rệt. Con đường Tu Thân, sửa mình để cuộc nhân sinh được giao hòa trong mối tình thâm, nghĩa nặng trong tất cả quan hệ, nam nữ, vợ chồng, cha mẹ con cái, ruột thịt, bạn bè, thầy trò, người và người…chính là kết quả của nền ca dao với một chữ Tình. Chữ dũng được dùng ở đây là cái lòng cương quyết thực hành tình nghĩa, cái chí nhất định giữ vững nền tảng Tương quan Hoà hợp trong mọi quan hệ xã hội, là Tâm tư là một với chân lý tự nhiên. Sống thuận theo lẽ sinh hóa của tự nhiên, đó là cái sức mạnh, cái bền vững của con người bình yên nơi đạo lý. Đó là cái sức mạnh của Tính thể hội nhập nơi cá thể. Đó là cái dũng của bậc chân nhân. Đó là Nghĩa Dũng. Điểm cùng cực của ca dao là chở con người về bến bờ nghĩa dũng. Bến bờ của sự cảm hóa đích thực là tiến về cõi vô biên. Bến bờ của những người hi hiến thân tâm cho Văn Hóa – Văn Hiến. Cho nên, ca dao đã đưa con người trở thành những Văn Hiến. Ca dao đã Vinh Danh Dân Tộc ta là “Văn Hiến Chi Bang”.
Triết Lý và Thi Ca
Lê Việt Thường
Trước tiên, có lẽ chúng ta nên thử tự hỏi hai từ ngữ TRIẾT LÝ và THI CA gợi trong trí óc của con người hôm nay những hình ảnh hay ý tưởng gì. Thoạt trông, chúng ta thấy không có gì KHÁC BIỆT nhau bằng Triết Lý và Thi Ca!
Thật vậy, các từ ngữ “Tư Tưởng”, “Triết Lý” và nhất là TRIẾT HỌC khiến chúng ta liên tưởng đến những Chuỗi Lý Luận có tính chất Khô Khan, Khó Hiểu, mà những người học TRIẾT, thường dùng trong những lúc “trà dư tửu hậu” để bàn về các Vấn Đề Trừu Tương Xa Vời thực tế.
Trong khi đó, THI CA lại gợi cho ta hình ảnh Ướt Át, Gần Gũi của những bài Thơ mà nhiều người trong chúng ta có lẽ đã có dịp làm vào tuổi mới lớn hay sau đó trong suốt cuộc đời để diễn tả những Cảm Xúc, Tình Cảm của mình đối với những Đối Tượng Yêu Thương. Mà Đối Tương của Thi Ca có thể là Tình Trai Gái, Nghĩa Vợ Chồng, Tính Hiếu Để, Lòng Yêu Quê Hương, Thiên Nhiên hay Tôn Giáo.
……
Tóm lại, chủ trương Ý-TÌNH- CHÍ của VIỆTNHO có vẻ đi rất đúng đường TIẾN HÓA của Khoa Học và Triết Học ngày nay. Triết Gia Heidegger cũng có nhận định như sau “Chỉ duy nhất có THI CA mới đứng trên cùng bình diện với TRIẾT LÝ và Suy Tư Triết Lý”.(10) Và có lẽ chỉ Ở TRÊN ĐỈNH CAO VÚT CỦA TRIẾT LÝ và THI CA NGƯỜI TA MỚI BẮT GẶP ĐƯỢC MINH TRIẾT.
Nguyễn ái Quốc: Người Việt đầu tiên đến Mỹ?
Vũ Ngự Chiêu
Vào hạ bán thế kỷ XX, xuất hiện ở Nam Việt Nam một huyền thoại là dưới triều Nguyễn Phước Thời (1847-1883), niên hiệu Tự Ðức, Bùi Viện đã hai lần đến Mỹ, và năm 1873 (Quí Dậu) được đích thân Tổng thống Ulysses S. Grant (1869-1877) tiếp đón. Trước năm 1975, tại quận 2 Sài Gòn cũng có một đường nhỏ đặt tên Bùi Viện—nơi khách ăn nhậu bình dân ưa hẹn hò thưởng thức những món đặc thù miền Nam như lươn, cá, v.. v… Năm 1967, khi tiếp kiến đại sứ Việt Nam Cộng Hòa, Tổng thống Lyndon B Johnson (1963-1969) cũng nhắc đến “sứ thần” đầu tiên người Việt là Bùi Viện. Dù thực ra chẳng mấy người biết hay mất công tìm hiểu Bùi Viện là ai.
Tuy nhiên, cho tới đầu thế kỷ XXI, chuyến đi Mỹ của Bùi Viện vào thập niên 1870 còn là dấu hỏi lớn.
Lời Nguyện Cầu
Triệu Vũ
Thế hệ chiến sĩ cao tuổi chúng tôi, sẽ lui về phía sau và mờ nhạt dần; kiếm giao lại cho hậu thế và việc gánh vác sơn hà nay nhờ vào đôi vai những thế hệ tiếp nối. Là một chiến binh già, tôi mượn những lời văn đơn sơ, mộc mạc trong bài viết này, như những “lời nguyện cầu”. Là con cháu dòng giống Lạc Hồng, luôn ghi nhớ: Bích Ngọc kiếm thần rùa trao cho, không đơn giản là một kiếm báu. Đây là biểu tượng hồn thiêng sông núi, là sức mạnh vô địch, là vũ khí uy lực nhiệm màu gìn giữ giang sơn gấm vóc, bảo quốc an dân. Hãy cất giữ kiếm báu ở nơi thật an toàn, canh phòng cẩn mật. Tuyệt đối không để xảy ra việc đánh tráo, giống như “nỏ thần” thời An-Dương-Vương xa xưa…
The August Revolution : The Man From Prisons, Jungles, Mountains, and Foreign Countries
Vũ Ngự Chiêu
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi’s inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the “Viet Minh” government on August 24.[1]
It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was.[2] However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type “revolutionary” uniform — immediately caught the people’s attention with his historic Declaration of Independence.
GS Nguyễn Ngọc Huy Nhà Hoạt động Chính Trị
Nguyễn Quang Duy
“Nếu sanh ra trong một nước Việt Nam độc lập, tự do và thái bình, thì tôi đã theo hoài bảo lúc nhỏ của tôi là làm thi sĩ Đằng Phương chuyên viết thơ hùng tráng; có cần phải thêm một việc làm để mưu sinh thì tôi lấy bằng của Đại Học Văn Khoa và làm giáo sư văn khoa. Vì sanh trong một nước Việt Nam không độc lập, thiếu tự do và chìm đắm trong sự loạn lạc, nên tôi phải dấn thân vào cuộc tranh đấu chính trị và do đó mà phải học về chính trị, dạy về chính trị, và đứng ra lãnh đạo một đoàn thể chính trị. Dầu cho có được làm lại cuộc đời từ đầu mà hoàn cảnh Việt Nam không khác hoàn cảnh tôi đã trải qua, thì tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm.”
( Trích Lời GS. Nguyễn Ngọc Huy )
Hoạt Động Của Tâm Thức và Não Bộ Là Một Hay Khác?
Huỳnh Kim Quang
Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình.
Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?
Từ vấn nạn trên đưa chúng ta đến những câu hỏi khác tiếp theo. Phải chăng những hoạt động của tâm thức con người, gồm tư duy, cảm thọ và ký ức, chỉ là sản phẩm của hoạt động não bộ? Hay ngược lại, có phải các hoạt động của não bộ đều bị chi phối và điều khiển bởi tâm thức của chúng ta? Hoặc một cách khác, phải chăng có một cái tâm tồn tại và hoạt động riêng rẽ với thân xác của con người?
Mùa Phật Đản Đẫm Máu
Chính Đạo
Mùa Phật Ðản 2507 (1963) đã đi vào lịch sử Phật giáo Việt Nam như một trong những trang bi hùng nhất. Bảy ngọn lửa cúng dường cho đạo pháp của tăng ni làm rúng động lương tâm nhân loại, ngoại trừ anh chị em nhà họ Ngô và nha trảo, trong “cơn điên cuồng tập thể của một gia đình cai trị chưa từng thấy từ thời các Nga hoàng.” (195)
Ðây là lần đầu tiên Phật Giáo đã vượt ra ngoài thế thụ động “xuất thế ” quen thuộc, đứng lên tranh đấu cho quyền tự do và bình đẳng tín ngưỡng của mình. So với đồng đạo ở phía Bắc vĩ tuyến 17, lãnh đạo Phật Giáo miền Nam đã chứng tỏ một lòng vì đạo cao sâu hơn nhiều bậc. Họ đã giành đoạt được quyền tự do và bình đẳng tôn giáo bằng máu, nước mắt và mồ hôi, mà không chờ đợi, van vái ân sủng của nhà cầm quyền.
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam trong năm 1963, qua những tài liệu văn khố hiện đã giải mật, nặng tính chất tôn giáo hơn chính trị. Mặc dù chế độ Diệm-Nhu-Thục cố tình diễn giải cuộc tranh đấu của Phật Giáo dưới góc cạnh xấu xí nhất–như nặng mang tính chất chính trị hơn tôn giáo, có bàn tay Cộng Sản giật giây, có bàn tay ngoại cường (hiểu như người Mỹ), v..v…- Tính cách phi chính-trị của cuộc tranh đấu khiến người Mỹ, đặc biệt là Cố vấn ANQG Bundy và Ðại sứ Lodge ra sức tiếp trợ. Ngay đến đại diện Vatican ở Sài Gòn cũng phải cảnh cáo Diệm rằng việc đàn áp Phật Giáo là một tội ác, làm giảm uy tín giáo hội Ki-tô.
Tổng Quan Về Hiện Trạng Trái Đất
Tâm Tịnh
Trái Đất đang lâm bệnh nặng. Vì sao biết? Vì bốn thành tố cơ bản cấu thành của nó: Đất, Nước, Gió, và Lửa đều bị tổn thương trầm trọng trong mấy chục năm qua, và ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, khiến cuộc sống của con người, của hết thảy hữu tình lẫn vô tình đều khốn khổ, mệt nhọc, phiền não chồng chất, bệnh tật cùng khắp, đau thương khắp chốn. Con người thường đổ thừa ông trời bất công với mình mà quên tự hỏi, mình đối xử với thiên nhiên có công bằng hay chưa? Hay mình chỉ biết bòn rút kiệt quệ Đất Mẹ, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích và quyền lợi của mình mà quên đi bổn phận chăm sóc và bảo vệ Đất Mẹ. Có thể thấy sự ngược đãi của con người với Mẹ Hiền Thiên Nhiên qua sự đối xử tệ bạc, bạc bẽo với bốn thành tố làm nên hình hài, thân thể Trái Đất.
Một Ngôi Trường Khác Cho Nguyễn Tất Thành
Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh
Tập sách nhỏ này được xuất bản tại Pháp, năm 1983, cách đây vừa tròn 40 năm, viết bằng ba thứ tiếng : Việt, Pháp và Anh. Sử gia Vũ Ngự Chiêu, lần đầu tiên khám phá và công bố sử liệu này về Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) lưu trữ tại Văn Khố quốc gia Pháp.
Tư liệu quý giá này cần thiết cho bất cứ ai, trên bước khởi đầu con đường đi tìm sự thực về lịch sử cận đại.
Minh Triết Việt xin trân trọng cảm tạ hai sử gia Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh và xin phép chụp lại sách ” Một Ngôi Trường Khác Cho Nguyễn Tất Thành” để lưu truyền hậu thế.
Cuộc Chiến VN: Bàn Về Chủ Nghiã Dân Tộc và Chủ Nghiã CS
BBC News Tiếng Việt
Vào năm 1908, Việt Nam có phong trào Đông Du khi các thanh niên chịu ảnh hưởng từ Phan Bội Châu sang Nhật du học. Họ xem triều đại nhà Nguyễn đã không bảo vệ nhà nước, dân tộc Việt Nam hiệu quả trước sức ảnh hưởng của thực dân Pháp. Trong khi đó Hồ Chí Minh không làm như vậy.”
“Ông ấy đã đến Pháp. Và có hai lá thư ông ấy viết vào năm 1911. Khi đến Pháp, ông ấy viết thư cho Tổng thống Pháp và lá thư cho bộ trưởng thuộc địa nói ông ấy muốn nhập học Trường Thuộc địa của Pháp, trường đào tạo những quan chức phục vụ. Hồ Chí Minh muốn phục vụ nước Pháp với vai trò một thanh niên. Đó không phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc.”
Giáo sư Stephen B. Young cho rằng sau năm 1946, Hồ Chí Minh và Việt Minh đã “che dấu” chủ nghĩa cộng sản bằng các tuyên bố nhấn mạnh đến nền độc lập cho nhân dân.
“Nếu xem lại những gì ông ấy và Việt Minh nói, họ không bao giờ nói về chủ nghĩa dân tộc, mà chỉ nói về độc lập. Cụm từ nổi tiếng của Hồ Chí Minh là độc lập, tự do, hạnh phúc. Hồ Chí Minh không thật sự nói về tinh thần dân tộc của người Việt.”
“Vì vậy theo tôi, ưu tiên hàng đầu của Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng quốc tế của chủ nghĩa cộng sản. Và để thành công, ông ấy đã áp bức những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, như Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Duy Dân, Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Phật giáo để Đảng Cộng sản Việt
Ai Là Tổ Của Dân Việt?
Lĩnh Nam ẩn sĩ
Hai câu thơ ngắn dưới đây đã ghi sâu vào lòng dân tộc :
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”.
…..
Nếu bạn muốn hiểu nguồn gốc dân tộc Việt, điều kiện tiên quyết bắt buộc là phải hiểu nguồn gốc dân tại vùng Thái Bình Dương cùng những biến chuyển thay đổi về khí hậu, địa lý tại vùng nầy. Ðây là phần chuyển nhập trước khi vào truyền thuyết họ Hồng Bàng. Nếu không hiểu phần chuyển nhập nầy, thì khó mà thông hiểu truyền thuyết họ Hồng Bàng.
Phần chuyển nhập nầy cho chúng ta hiểu sự di chuyển của người Ðông-Nam-Á trong đó bao gồm tiền nhân người Việt vào thời trước khi hình thành dân tộc, đã từ vùng đất liền Ðông-Nam-Á đi qua Phi-Luật-Tân và xuống tận Úc Châu, đồng thời đi lên tận phía Bắc Trung Hoa đến Nhật Bản. Những điều ghi trên đã được tôi trình bày và chứng minh trong một số bài viết, qua khảo cổ như chứng minh xương súc vật của vùng Ðông-Nam-Á đã lên đến tận phía Bắc Trung Hoa mà các nhà khảo cổ đã tìm được chung với các loại sọ người Công Vọng Linh 公望玲( Kung-wang-ling ) nằm không xa người Lam Ðiền 藍田人(Lantian man) ở tỉnh Thiểm Tây và người Bắc Kinh (Peking man) ở tỉnh Hà Bắc của Trung Hoa.
Câu đối Đền Hùng và Tâm Thức Việt Nam
Nguyễn Khắc Xương
Đến cổng đền Hùng, ngước nhìn lên thấy trang nghiêm như tỏa sáng hào quang 4 chữ “Cao sơn cảnh hành”. Đây là câu rút ra từ Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ, có nghĩa là: “Núi cao ta ngẩng trông, đường rộng lớn ta đi tới”. “Núi cao ta ngẩng trông” là hướng về cội nguồn như núi cao sừng sững bền vững muôn đời. Còn “đường lớn ta đi tới” là chỉ về tương lai rộng lớn của cả dân tộc. Khổng Tử khi biên tập các câu hát và thơ dân gian để làm thành bộ Kinh Thi có khen câu thơ trên: “Người làm thơ yêu thích cái đạo nhân hậu đến như thế”. Khen “nhân” là vì đã nghĩ đến cái gốc, khen “hậu” vì đã nghĩ đến những thế hệ mai sau.
Quốc Tổ Hùng Vương
Quốc Thành ( Nguyễn Việt An)
Nhân dịp mùng 10 tháng 3 Việt Lịch 4902, ngày giỗ các Vị Vua Hùng, cũng là Chư Vị khai sáng ra Văn Lang quốc, đứng đầu giống Lạc Việt. Trong suốt giòng lịch sử đã trải qua bao thăng trầm từ quốc hiệu Văn Lang cho tới Việt Nam, con cháu các vị cũng chịu bao thử thách trước họa diệt vong, nhưng chưa bao giờ nguy khốn như hiện tại…..nay chúng ta còn dịp họp nhau để Giỗ Tổ, còn viết lại ngày này, mong cố gắng tìm hiểu ý nghĩa ngày Giỗ Tổ với sự cẩn trọng và sâu hơn với mục đích: nhớ ơn Tiền Nhân và bảo tồn di sản Tiên Tổ để lại.
Mất Nhiều Sách Quý ở Viện Hán Nôm
Tin BBC
13 tháng 4 2023
Việt âm thi tập, bản in năm 1729 là một trong 121 quyển sách quý bị mất
121 quyển sách cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm được xem là kho báu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đã bị phát hiện mất cắp vào giữa tháng Ba. Trong khi hàng trăm quyển khác hư hỏng không thể phục hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết những cuốn sách đã mất là các cổ vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, và đều có tuổi đời từ một trăm năm tuổi trở lên.
Đây là vụ mất sách với số lượng lớn chưa từng xảy ra tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong 53 năm qua, kể từ ngày thành lập.
Vụ việc đã gây sự bức xúc lớn trong giới sử học vì di sản Hán Nôm là những tài liệu không thể thay thế được như ‘Việt âm thi tập’, bản in năm 1729, hay ‘Hoàng Việt địa dư chí’ có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.