…..

Bị hạ quá dễ dàng, huyền thoại Su-24 dọa tàu chiến Mỹ đã chấm dứt

 

Trong quá khứ, đã nhiều lần Quân đội Nga đưa ra tuyên bố đầy tự hào về khả năng xâm nhập siêu việt của máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, có thể kể ra đây một vài ví dụ sau.

Ngày 17/10/2000, trên khu vực eo biển Triều Tiên, 2 chiếc Su-24MR (biến thể trinh sát của Su-24 Fencer) đã xuyên qua cả rừng bảo vệ gồm các tàu khu trục Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga để tiếp cận tàu sân bay USS Kitty Hawk trong sự ngỡ ngàng của các thủy thủ Mỹ.

Sự việc trên còn tái diễn vào ngày 9/11/2000 trên vùng biển Nhật Bản, đối tượng tiếp cận hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk vẫn là Su-24MR và Su-27.

Ngày 12/4/2014, sự việc ồn ào nhất từ trước đến nay liên quan đến Su-24 đã diễn ra tại biển Đen, khi một chiếc Fencer 12 lần bay qua đầu khu trục hạm USS Donald Cook ở cự ly gần và nhiều lần thực hiện các động tác mô phỏng một cuộc tấn công trên đầu chiến hạm Mỹ.

Khôi hài hơn, sau đó trên các phương tiện truyền thông đã xuất hiện thông tin 27 thủy thủ của tàu Donald Cook đã nộp đơn từ chức và xin thôi việc, do không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình.

Chuyên gia quân sự Nga thì tự hào rằng máy bay của họ được trang bị các hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến nhất, đã làm nhiễu radar của USS Donald Cook. Thủy thủ chỉ có thể nhìn thấy Su-24 bằng mắt thường, còn trên màn hình radar thì không có một chút tín hiệu cảnh báo gì.

Lần gần đây nhất là vào tháng 5/2015, Hải quân Nga cho biết do chịu sự uy hiếp của Su-24, khu trục hạm USS Ross đã phải rời bỏ hải trình định trước và tháo chạy khỏi khu vực biển Đen.

 Hai chiếc cường kích Su-24 của Không quân Nga

Hai chiếc cường kích Su-24 của Không quân Nga

Tuy nhiên, những tuyên bố trên của Không quân và Hải quân Nga luôn khiến cho giới quân sự quốc tế nghi ngờ.

Đại tá Steven Warren, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ từng nói với hãng thông tấn AFP: “Tàu USS Donald Cook chưa bao giờ gặp nguy hiểm, nó có thừa khả năng phòng thủ trước 2 chiếc Su-24. Đây đơn thuần chỉ là một hành động khiêu khích”.

Tương tự như vậy, việc phi đội Su-24MR và Su-27 bay đàng hoàng từ ngoài vào và vô hiệu hóa được tầng tầng lớp lớp phòng thủ của tàu USS Kitty Hawk cũng bị coi là một việc hoang đường. Điều này chỉ có thể lý giải là do Hải quân Mỹ đã tránh đụng độ không cần thiết.

Và mới hôm kia, việc “Siêu cường kích Su-24″ bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi từ xa và bắn hạ rất dễ dàng khi nó mới vượt qua biên giới đã cho thấy năng lực thực sự của các hệ thống tác chiến điện tử mà Nga trang bị cho “Kiếm sĩ”.

Ngoài ra cũng cần nói thêm rằng, những tổ hợp radar cảnh báo sớm mà Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tại biên giới giáp Syria còn xa mới tiệm cận được hệ thống tác chiến Aegis của tàu chiến Mỹ.

Do vậy, rõ ràng từ nay trở đi huyền thoại bất khả xâm phạm của cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24 đã chính thức chấm dứt!

(Theo Trí Thức Trẻ)

[Lãnh Vực]

Tìm Kiếm