Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Bảy)

Con đường hành động Phật Giáo qua hành trạng của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

…..

Dù Huỳnh Phú Sổ là một triết gia, theo The New Encyclopaedia Britannica, dù Ông là một nhà tư tưởng đã đề cập đến nhiều lãnh vực một cách thông thái, uyên bác, dù Ông là một nhà Phật học đã đưa ra được cả một hệ thống tư tưởng Phật học bao quát, mới lạ, làm nền tảng cho một cuộc cách mạng Phật giáo, có giá trị thời đại hơn hẳn các nhà Phật học đương thời, nhưng Huỳnh Phú Sổ chính là một nhà hành động hơn là một lý thuyết gia.

Những thành tựu của Ông, qua tư tưởng, thật ra không đáng kể so với những thành tựu qua hành động của Ông.

Vắng bóng năm 27 tuổi, tính ra Ông chỉ hoạt động có 7 năm, và phần lớn của thời gian ngắn ngủi này, Ông đã bị thực dân Pháp quản thúc hay phải ẩn dạng cô lập không tiếp xúc với ai, hay phải kháng chiến trong bưng biền, rừng núi, và một phần lớn thời gian khác là phải đối phó với thời cuộc, họp hành với các tổ chức chống Pháp, giải quyết những việc hàng ngày của các đoàn thể tôn giáo và chính trị mà Ông sáng lập và lãnh đạo, nhưng sự nghiệp Ông để lại rất lớn lao, ít người sánh kịp.

Có thể nói, trong hàng ngũ các lực lượng dân tộc và dân chủ Việt Nam, không có một người Việt Nam nào trong thế kỷ này có một sự nghiệp lớn lao, ngang tầm với sự nghiệp của ông. Qua việc phác họa, trình bày các tổ chức, đoàn thể mà ông đã sáng lập và lãnh đạo, với tư cách một lãnh tụ Phật giáo, và đồng thời là một lãnh tụ chính trị, ta sẽ thấy rõ con đường hành động Phật giáo. Con đường hành động này không những khẩn cấp, cần thiết trong giai đoạn lịch sử của thập niên 40, mà còn có giá trị lâu dài cho nhiều thế hệ Phật tử Việt Nam hôm nay và mai sau.

A) Tranh đấu cho độc lập, thống nhất của đất nước, cho hòa giải và đoàn kết của dân tộc.

Hai tổ chức đầu tiên mà Huỳnh Phú Sổ thành lập, tham gia và lãnh đạo là Việt Nam Độc Lập VậnĐộng Hội và Việt Nam Ái Quốc Đảng. Ái quốc, và tranh thủ độc lập, đó là tấm lòng và ưu tư hàng đầu của mọi người dân Việt Nam trong thời đó. Có thể nói suốt cả thời gian công khai hoạt động vì nước, từ năm 1945 đến khi bị ám hại năm 1947, yêu nước và tranh đấu cho nền độc lập của đất nước là động lực duy nhất và mục đích duy nhất của Ông.

Đầu năm 1945, từ Sài gòn, sau khi quân đội Nhật đảo chánh Thực Dân Pháp vào ngày 10 tháng 3, chiếm giữ chính quyền trên toàn cõi Việt Nam và gông cùm Thực Dân được nới lỏng phần nào, ông ban hành huấn lịnh sau đây:

Hỡi tất cả thiện nam tín nữ. Ngày mà chúng ta chịu khổ dưới gót giày của người Pháp và bọn quan lại hung tàn đã vừa qua. Kể từ nay tôn giáo của chúng ta sẽ được tự do truyền bá. Vậy tôi nhân cơ hội này tỏ cho các người được hiểu rằng: Đạo Phật là đạo từ bi bác ái, dĩ đức háo sanh khoan hồng đại độ, tuy tình thế đổi thay chớ tấm lòng nhơn chẳng đổi. Vậy hãi coi toàn dân cũng như anh em một nhà, mong họ liên kết với chúng ta để kiến thiết quê hương cùng nền đạo nghĩa. Những kẻ bạo tàn từ trước đến giờ nay hãy ăn năn giác ngộ thì hãy dĩ đức nhiêu dung tội trạng của họ, để sau này quốc gia định đoạt, còn mình chỉ khuyên họ trở lại đường lành, chớ chẳng nên làm điều gì thái quá mà động đến từ tâm của Chư Phật. Mong các người hãy tuân theo huấn lệnh này“.

80 năm Thực Dân Pháp và các phần tử tay sai thống trị, bóc lột dã man nhân dân Việt Nam, chúng đã gây biết bao tội ác, bao thảm cảnh cho dân tộc, thế nhưng với tấm lòng từ bi của người Phật tử, với viễn kiến nhìn xa thấy rộng nhân ái, khoan dung và khôn ngoan của nhà chính trị có trách nhiệm, ông đã khuyên mọi người nên xóa bỏ hận thù, hòa giải và đoàn kết dân tộc.

Nạn nội chiến nồi da xáo thịt, lẫn nạn chiến tranh tái xâm lăng của Thực Dân và sự chia cắt, xé nát dân tộc, đưa toàn dân vào biển máu lửa, hận thù, tàn sát nhau như những con thú rừng hoang dại, man rợ và sự kiệt quệ, đói khổ, chậm tiến của đồng bào suốt gần 50 năm trời sau đó, phải chăng một phần lớn là người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo, đã thiếu từ tâm và sự khôn ngoan chính trị này? Vì họ đã trả thù, chém giết bừa bãi, thiếu khoan hồng độ lượng theo truyền thống nhân nghĩa của Việt Nam. Những lời kêu gọi lấy tình thương xóa bỏ hận thù để đoàn kết và xây dựng quê hương này làm ta nghĩ ngay đến thái độ nhân từ, khôn ngoan của các vị quân vương – Phật tử đời Trần.

Sau lời huấn lịnh trên, ông đưa ra một lời gọi khác tiếp tục kêu gọi hòa giải, đoàn kết để tranh thủ độc lập thật sự, sau khi vua Bảo đại xé bỏ các hiệp ước với Thực Dân Pháp và tuyên bố Việt Nam độc lập trên danh nghĩa, thực chất là vẫn lệ thuộc vào quân đội Nhật:

Hỡi đồng bào Việt Nam. Nước nhà đã tuyên bố độc lập. Kẻ thù giết cho ông chúng ta hầu hết đã bị giam cầm. Giờ đây, bổn phận của mỗi người Việt Nam cần phải làm thế nào cho sự độc lập hoàn toàn của nước nhà chóng thực hiện, vậy tôi khuyên tất cả đồng bào muốn tỏ ra xứng đáng với một người dân một nước tự do thì chúng ta hãy nên đoàn kết chặt chẽ cùng nhau, hãy quên hết những mối thù hiềm ganh ghét, đừng bày ra cái họa nồi da xáo thịt khiến ngoại nhân khinh bỉ một dân tộc như dân tộc Việt Nam ta đã có nhiều tầm lòng nhân hậu và những trang sử vẻ vang…

Lo trả thù riêng, đốt phá nhà cửa, hoặc trộm cướp sát nhân, làm rối trật tự, có hại cho sự kiến thiết quốc gia. Kẻ yêu nước không nên làm… Bình tỉnh hiệp tác chặt chẽ với nhà đương cuộc, giữ sự an ninh cho dân chú,g có lợi cho sự kiến thiết quốc gia. Kẻ yêu nước nên làm. Nhân danh Việt Nam độc Lập Vận động Hội kiêm Cố Vấn Danh Dự Việt Nam ái Quốc đảng,

ký tên Hòa Hảo,

Sài Gòn, tháng 3 ất Dậu (1945)“.

Một thanh niên 25 đã có những lời kêu gọi nhân từ, đức độ, trí tuệ và viễn kiến xa rộng như vậy sao? Phải chăng bằng tuệ giác, ông đã tiên tri Việt Nam sẽ có nạn huynh đệ tương tàn đẫm máu, anh em ruột thịt bắn giết nhau như loài dã thú hết sức bi thương, đau đớn, nên mới thốt lên những lời thống thiết như thế?

Ngoài ra, ông còn viết một lá thư riêng gởi cho các tín đồ nhấn mạnh không được trả thù. Lời lẽ hết sức mạnh mẽ, nghiêm khắc:

Lời riêng cho bổn đạo.

Tôi lấy làm chẳng vui mà thấy một vài người trong đạo và ngoài đời nhận lấy cái danh từ của tôi mà làm một ít cử chỉ trả thù không có xứng đáng với tấm lòng đạo đức từ bi: trước kia chúng nó hà khắc ta, chúng đành, ngày nay ta hà khắc lại, sao đành. Vì lòng chúng nó đầy dự hung tàn, còn lòng ta đầy nhân ái. Nên kể từ nay, kẻ nào trong đạo còn làm điều gì không có mạng lịnh sẽ bị loại bỏ ra khỏi đạo và giao nhà đương cuộc xử một cách gắt gao.

Ký tên: Hòa Hảo,

Sài Gòn, tháng 2 ất Dậu (1945)“.

Với lòng yêu nước thiết tha, với một ý thức sáng rực về một vận hội mới đang đến với quê hương và đồng thời những nguy cơ mới đang rình rập, đe dọa tổ quốc, với một quyết tâm tranh thủ cho kỳ được tự do độc lập hoàn toàn, dù không ở vị thế lãnh đạo như vua Bảo đại, như Thủ Tướng Trần Trọng Kim lúc đó và trước cả Chủ Tịch Hồ Chí Minh, ông cất cao lời hiệu triệu toàn dân hãy dốc toàn lực đoàn kết hy sinh tất cả, hiến dâng tất cả cho đất nước. Như sóng nước sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long trong mùa mưa lũ, như sóng thủy triều của biển Thái Bình trong mùa biển động, ông để cho tấm lòng yêu nước nóng hổi, cho quyết tâm giành lại độc lập, tự do tuôn trào cuồn cuồn:

Hiệu triệu.

Hỡi đồng bào Việt Nam. Vì một cái chánh sách sai lầm của tiền nhân ta mà đế quốc Pháp có cơ hội tốt để chiếm đoạt lãnh thổ nước Việt Nam. Gần ngót trăm năm nay, đồng bào ta trải biết bao cay đắng: lớp kẻ thù giày đạp, lớp quan lại tham ô, vì thế nên người dân Việt Nam gách vác biết bao nhiêu sưu thuế nặng nề. Kẻ thù đã lợi dụng chánh sách ngu dân để nhồi sọ quần chúng, gây mầm chia rẽ Bắc, Nam, Trung, phá rối sự đoàn kết, hầu mong cho cuộc đô hộ được vĩnh viễn trên giải non sông đất nước mà Tổ Tiên ta phải phí biết bao máu đào mới gần dựng được. Vả lại từ trước cho đến nay các bực anh hùng, các nhà chí sĩ khắp ba kỳ đã bao phen vùng vẫy chống lại quân thù mng gầy dựng lại nền độc lập cho quê hương đất Việt. Nhưng than ôi. Chỉ vì thiếu khí giới tối tân, chỉ vì sơ đường luyện tập mà giọt máu anh hùng đành hòa với bao nhiêu giọt lệ, khóc phúc sa cơ, để lại cho người đồng thời và cho đoàn hậu thế muôn vàn tiếc thương ân hận. Cách đây bốn năm, đế quốc Pháp đã tan tành gãy đổ… Giai đoạn đấu tranh đã đến hồi quyết liệt…

Hỡi đồng bào Việt Nam. Chúng ta đã bước và đang bước đến một khúc nghiêm trọng trên lịch sử. Giờ đây ta đã có thêm nhiều đặc quyền lo lắng đến cái giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên ta di truyền lại. Vận động cuộc độc lập. Vận động cuộc độc lập. Phải, toàn quốc phải liên hiệp vận động cho cuộc độc lập. Đấy là cái chủ trương duy nhất của Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội. Việt Nam Hoàn Toàn Tự Do Độc Lập. Đấy là cái khẩu hiệu duy nhất của người Việt Nam.

Hỡi các đồng chí thân yêu, từ khi quốc gia bị khuynh đảo đến nay, chúng ta chỉ hợp từng đoàn thể nhỏ hoặc độc thân đấu tranh và phải bao phen thất bại một cách đắng cay chỉ vì thiếu tinh thần đoàn kết, thiếu sức bền bỉ dẻo dai để chống lại kẻ xâm lăng vô cùng tàn bạo. Thời giờ này ta đã học hỏi được nhiều rồi, ta đã thâu thập kinh nghiệm khá hơn rồi, vậy ta nên đồng nhận chân ý thức như nhau, nắm tay nhau quả quyết mạnh dạn tiến bước trên con đường tranh đấu.

Hỡi các bạn trí thức Việt Nam, các bạn có bị cái thứ văn minh cặn bã cám dỗ chăng? Các bạn có quên tinh thần quốc gia hùng dũng của Việt Nam chăng? Không, không, chúng tôi chắc chắn hẳn rằng không vậy. Các bạn cũng biết cái cặn bã của nền văn minh Pháp nhồi nắn rất nhiều đồng bào ta trở thành những bộ máy của bọn xâm lăng. Các bạn đã ôn nhuần những trang lịch sử vẻ vang mà từ ngàn xưa đến giờ tiền nhân ta viết ra bằng tâm cơ và bằng huyết hoãn, vẫn còn đầm đìa trên mặt giấy. Vậy ngày nay, các bạn nên lợi dụng thời cơ thuận tiện để đem tất cả trí năng, đức hạnh tham gia vào Hội, lãnh đạo nhân dân hầu huấn luyện cho nhau tinh thần quốc gia kiên cố.

Hỡi các bạn thanh niên… Các bạn hãy để tinh thần tráng kiện ấy vùa giúp vào công cuộc kiến thiết nền độc lập cho giang sơn đất Việt…

Hỡi các cụ đồ Nho, hỡi các nhà sư. Các cụ đồ Nho. Từ trước đến nay, luôn luôn các cụ vẫn hoài bảo một nhiệt vọng cho sự độc lập của nước Việt Nam, luôn luôn các cụ vẫn nuôn nấng một tinh thần quốc gia cùng ngày càng mạnh mẽ. Cái ngày mà các cụ mong mỏi, thiết tha đã đến và ngày giờ này các cụ rất khoan khoái được thấy cái nguồn sanh lực của nước Việt Nam tái phát. Bao nhiêu tiết tháo của thời xưa vẫn còn in sâu trong tâm não, bao nhiêu thành tích vẻ vang hùng tráng của thời xưa đã chép ra mà nét chữ vẫn chưa mờ, còn lưu lại nơi trí óc các cụ những kỷ niệm liệt oanh, rực rỡ. Hỡi các cụ đồ Nho, hãy tham gia vào phong trào mới của nước nhà để khích lệ nhân tâm.

Các bực Tăng Sư, Thiền đức. Các cụ có nhớ chăng? Trên lịch sử Việt Nam thời xưa nhà đại đức Khuông Việt dầu khoác áo cà sa, rời miền tục lụy, thế mà khi quốc gia hữu sự cũng ra tay gánh bác non sông. Từ khi người Pháp qua chiếm đất ta, bề ngoài gọi rằng cho ta tự do tín ngưỡng, nhưng bên trong dùng đủ mọi cách âm thầm chia rẽ, phá hoại cho tín đồ nhà Phật không có sức đoàn kết chấn hưng hầu bài trừ cái lưu lệ mê tín dị đoan. Đã vậy lại không có cơ quan tuyên truyền thống nhất, cũng chẳng có trường chung đào luyện tăng sư. Các cụ nên biết: hễ nước mất thì cơ sở của đạo phải bị lấp vùi, nước còn nền đạo được phát khai rực rỡ. Chúng tôi mong ước các cụ noi gương đại sư Khuông Việt tự mình gia nhạp VNđLVđH để làm gương, hay là để khuyến khích các môn nhơn đệ tử mau tham gia vào phng trào mới hầu chấn chỉnh quốc gia ta. Khi nào nước nhà được cường thạnh, đạo Phật mới đặng khuếch trương tự do hầu gieo rắc tư tưởng Thiện Hòa và tinh thần Từ Bi, Bác Ái khắp bàng nhân bá tánh…

Hỡi các nhà thương mãi, nông gia, thợ thuyền, dưới sự kềm chế của bọn xâm lăng nền thương mãi quốc gia bị đắm chìm kiệt quệ, cơ hồ bị tay người ngoại quốc chiếm hẳn. Vì thế dưới sự chi phối của bọn đế quốc Pháp, các nền kinh tế, thương mãi của người Nam không có cơ ngóc đầu dậy nổi. Các nền tiểu công nghệ, thủ công nghệ bị uy hiếp nặng nề cho đến nỗi những nhà tiểu tư sản đều bị vô sản hóa, lâm vào một tình trạng vô cùng lầm than khổ não. Thương gia Việt Nam đành bó tay không phương giải cứu. Muốn cho nền thương mãi đặng phát triển, thương gia đặng thạnh vượng, phi trừ sự độc lập của nước nhà ra chẳng có cái gì có thể vãn cứu.

Các nông gia bị cái áp bức bất công của bọn thực dân người Pháp và những kẻ quan lại kiêm địa chủ hiếp bức đủ mọi phương diện, đều bị bốc lột rất quá đáng… Kẻ làm ruộng vì vậy mà nghèo hèn đói rách… 80 năm nay nghề nông ta vẫn còn nằm trong vòng ấu trĩ phôi thai với những khí cụ của ông bà ta để lại… Nền kỷ nghệ trong xứ… bị ngăn cấm khiến cho sự nhu cầu của dân chúng thiếu thốn mọi bề, từ một cái kim may cho đến một cơ khí tinh xảo… Thợ thuyền nhơn công cũng ở dưới sự bạc đãi, bức bách như nông dân, họ sống cuộc đời luôn luôn thiếu kém và vẫn rụt rè khép nép với bọn chủ xưởng người Tây, vẻ mặt đầy hung ác. Nhiều khi lắm người nhân công bị hành hạ tàn nhẫn, giết chết biệt thây, hoặc bị sốt rét hút hết méu me nơi cánh rừng cao su bát ngát, hoặc chết dưới những hầm mỏ âm u mà nào ai có mở cuộc điều tra, nào ai dám mở lời kêu ca thống trách và luật pháp vẫn bỏ mặc tình, chẳng một điều gì chở che bảo bọc, ấy cũng tại nguyên nhân nào? Nếu chẳng phải tại nước mất nhà tan nên dám người vong quốc ấy phải ngậm ngùi với biết bao điều ân hận.

Hỡi các thương gia, nông dân, thợ thuyền. Cố gắng lên, hùng mạnh lên. Và liên kết cổ động tranh đấu cho nền độc lập hoàn toàn của quốc gia hầu vãn cứu đồng bào mình cùng quyền lợi mình… Mỗi người công dân Việt Nam đều phải nghĩ đến xứ sở mình, đến tương lai đất nước mình, đến sự sống còn của dân tộc mình, vì mặc dầu đã bị triệt hạ trên giải đất đông Dương, Đế Quốc Pháp bên kia trời cũng vẫn còn hoài bảo cái mộng tưởng khôi phục lại quyền chủ trị, vậy thì đồng bào hãy cố gắng lên. Chúng tôi mong rằng các bậc lão thành, các hàng trí thức, các thanh niên nam nữ, các đồng bào vì đất nước chung, vì mục đích chung, hợp sức cùng nhau để đạt cái nhiệt vọng tối đại tối cao thì tiền nhân ta mới đành ngậm cười nơi chín suối. Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội ủng hộ triệt để các đảng ái quốc chân chính, bài trừ triệt để bọn mọt nước sâu dân.

Saigon, tháng 3 dl. 1945″.

 

Thế rồi từ đó Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ PGHH, xông pha vào cuộc đời gió bụi, hy sinh đấu tranh cho nền độc lập tự do, trong khi đó có những tu sĩ của các tôn giáo khác, không những trùm chăn an phận, mà còn cộng tác với quân xâm lăng cướp nước:

Tăng sĩ quyết: chùa am bế cửa,

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha.

Đền xong nợ nước thù nhà,

Thiền môn trở gót Phật đà nam mô

Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật

Bụi hồng trần rứt sạch cửa không

Chuông linh ngân tiếng đại đồng

Ta bà thế giới sắc không một màu…

(Bài thơ nhan đề Tặng Thi Sĩ Việt Châu, xuất khẩu làm trên đường về Sài Gòn sau khi đi khuyến nông ở Lục Tỉnh, tháng sáu năm 1945).

Trước gần 2 năm lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của chính phủ Hồ Chí Minh, ông đã tiên tri Pháp sẽ xâm lăng trở lại và kêu gọi mọi người đoàn kết chuẩn bị kháng chiến. Ngoài ra ông còn sáng tác nhiều thơ văn ái quốc, kêu gọi thanh niên, phụ nữ và toàn dân cùng đứng lên cứu nước và giữ nước:

Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn chiến sĩ

Nhìn thời xưa hùng vĩ nước nhà ta.

Bắc Nam một giải san hà

Mồi hôi giọt máu ông cha tài bồi

Trãi qua cũng lắm hồi vận bỉ

Rồi anh hùng tráng sĩ đứng lên

Liều mình đục pháp xông tên

Tiếng roi lại bình Ngô sát đát

Sử xanh còn gnào ngạt hương thơm

Trông phường giá áo túi cơm

Trông phường quý tử mà nhờn đi thôi

Nay vận nước đến hồi thịnh thái

Chí anh hùng ta hãy noi gương

Một mai nước được phú cường

Tấm thân tráng sĩ cột rường nhà Nam”

 

(Gọi đoàn Tráng Sĩ)

 

“Chị em ôi, Bắc Nam là một

Chị em là rường cột giống nòi

Dở sử xanh Nam Việt mà coi

Gương Trưng, Triệu còn soi muôn thuở…

Chí anh hùng của khách quần thoa

Đâu có kém bực tu mi nam tử

Sách Thánh Hin truyền lưu mấy chữ

Thất phu còn trách nhiệm với non sông

Cả tiếng kêu bạn gái má hồng

Đem son phấn điểm tô Tổ Quốc”

(Gọi đoàn Phụ Nữ)

 

 

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha cho nền độc lập nước nhà, qua các tổ chức yêu nước Việt Nam độc Lập Vận Động Hội, Việt Nam Ái Quốc Đảng, Việt Minh, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc, Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ đã đi trong cuộc tranh đấu máu lửa và đi trước làn tên mũi đạn, với tâm thức, hạnh nguyện của một Bồ Tát cứu đời.

Ông đi trong truyền thống hành động của Phật giáo Việt Nam và của nhân dân Việt Nam, sinh phong hùng vĩ của Ông là sinh phong của các anh hùng, các thiền sư, các thế hệ tăng, ni, Phật tử Việt Nam, của Lý Nam Đế, Lý Thường Kiệt, Tuệ Trung, Nguyễn Trãi.

Mùa xuân cuối cùng và ngày tết cuối cùng mà Ông đã hành hoạt trên quê hương Việt Nam là một mùa xuân trong bưng biền, chiến đấu chống quân xâm lăng Pháp và là ngày tết trong chiến khu, đổ máu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ta hãy đọc bài thơ Tết ở Chiến Khu sau đây của Ông để nghe tiếng cười lạc quan, yêu nước yêu đời của một thanh niên vừa bước qua 26 tuổi, đồng thời là người lãnh tụ tối cao của tất cả các lực lượng kháng chiến không Cộng Sản tại Nam Bộ và đó là lực lượng kháng chiến đã liều chết chống quân xâm lăng tại miền Nam (Lực lượng kháng chiến Việt Minh, lúc đó, sau khi Trần Văn Giàu bỏ chạy qua Thái Lan, tướng Nguyễn Sơn mới được cử về thay thế, chỉ lo tái tổ chức, chưa đánh được một trận lớn nào cả). đây là bài thơ gần cuối cùng của Ông, viết ngày 2/1/1947, chỉ trước bài thơ sau cùng là bài Kỷ Niệm Rừng Chà Là viết vào tháng 2/47, chỉ vài tháng sau đó, trên đường về miền Tây hòa giải những sự xung đột giữa PGHH và Việt Minh và để xây dựng sự đoàn kết dân tộc để chống kẻ thù chung như nguyện vọng chân thành, mãnh liệt của Ông, Ông đã bị một cán bộ Việt Minh ám hại khi bất chấp nguy hiểm tham dự một phiên họp hòa giải theo lời mời của đại diện Việt minh, trong đêm 16/4/1947.

“Tặng bạn ngày xuân chén rượu nồng

Uống rồi vùng vẫy khắp Tây Đông

Đem nguồn sống mới cho nhơn loại

Để tiến, tiến lên cõi đại đồng

Rượu xuân càng nhấp càng say

Gió xuân càng thổi thì tài càng tăng

Ngày tết năm nay ở chiến khu

Bưng biền gió lốc tiếng vi vu

Xa xa súng nổ thay trừ tịch

Dân Việt còn mang nặng mối thù

Mối thù nô lệ chưa trả xong

Pháp tặc còn trên giống Lạc Hồng

Dùng thói dã man mưu thống trị

Thì ta quyết chiến dễ nào không

Dễ nào không dám gắng hy sinh

Giữ vững non sông đất nước mình

Tự lập nghìn xưa gương chói rạng

Anh hùng khởi xuất chốn dân binh

Dân binh Nam Việt mấy ai bì?

Không súng, tầm vong cũng vác đi

Xông lướt trận tiền ngăn giặc mạnh,

Liều thân cứu nước lúc lâm nguy

Nước lúc lâm nguy há đứng nhìn

Lòng mang Đại Nghĩa để thân khinh

Màu đào xương trắng phơi đầy nội

Quyết đổi tự do mới thỏa tình

Thỏa tình được sống dưới trời đông

Tổ phụ ngày xưa rất đẹp lòng

Nhìn thấy cháu con không thẹn mặt,

Từ đây non nước thoát nguy vong”.

Như truyền thống yêu nước anh hùng của nhân dân Nam Bộ, như các sĩ phu ái quốc, bất khuất của thế hệ Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Thành, Nguyễn Đình Chiểu… Ông thề thà chết chớ không chịu làm nô lệ và chấp nhận hy sinh tất cả để giành cho được độc lập:

“Ách nô lệ dân ta đà chán biết

Nên quyết lòng nổi dậy chống xâm lăng

Chỉ quân Tây thề một tiếng rằng:

Thà cam chết chớ không làm dân bị trị…

Chờ cơ hội quét tan loài xâm lược

Tranh độc lập để bảo tồn non nước…”

Muốn tự do, độc lập, phải hy sinh đấu tranh. Tư tưởng yêu nước đại hùng, ađ5i lực của bao thế hệ tăng, ni, Phật tử Việt Nam và của dân tộc Việt Nam bao thời đại được thể hiện hùng hồn trong bài “Quyết Rứt Cà Sa” sau đây:

Quyết Rứt Cà Sa

“Thấy dân thấy nước nghĩ mà đau

Quyết rứt cà sa khoát chiến bào

Đuổi bọn xâm lăng gìn đất nước

Ngọn cờ độc lập phất phơ cao

Ngọn cờ độc lập phất phơ cao,

Nòi giống Lạc Hồng hiệp sức nhau.

Tay súng tay gươm xông trận địa,

Dầu cho giặc mạnh há lòng nao.

Dầu cho giặc mạnh há lòng nao,

Nam Việt ngàn xưa đúc khí hào.

Lúc giặc xâm lăng mưu thống trị,

Anh hùng đâu sá cảnh gian lao.

Anh hùng đâu sá cảnh gian lao,

Chiến tranh giao phong rưới máu đào.

Miễn đặng bảo tồn non nước cũ,

Giữ an tánh mạng cả đồng bào”.

 

Với tôn chỉ “đặt quyền lợi tổ quốc trên tất cả”, với ý thức hòa giải đoàn kết dân tộc, với tinh thần hy sinh tôn giáo linh thiêng, cho mục tiêu chung cao cả là tự do, độc lập và thống nhất của Việt Nam, ông đã ra đi chiến đấu chống quân thù xâm lăng như một chiến sĩ, nhưng đau đớn thay, có những kẻ đặt quyền lợi của chủa nghĩa, đảng phái cao hơn quyền lợi của Tổ Quốc, như Trần Văn Giàu, người lãnh đạo Việt Minh ở Nam Bộ, lại là kẻ cộng tác với giặc Pháp và khởi động cuộc chiến nồi da xáo thịt khi quyết dùng mọi thủ đoạn, bạo lực để triệt hạ tất cả những người kháng chiến không Cộng Sản. Giàu đã ra lịnh thủ tiêu nhiều nhà cách mạng dân tộc và định ám hại Huỳnh Phú Sổ trong đêm 9/9/1945 khi Ông đang ở trên đường Miche, Sài Gòn. May rằng ông đã trốn thoát và không bị bắt và bị thủ tiêu vào lúc đó.

Điều mỉa mai là chính Huỳnh Phú Sổ, ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp vào đầu năm 1945 đã gợi đại diện là ông Nguyễn Xuân Thiếp tháp tùnh phái đoàn Nam Bộ đi dự hội nghị Tân Trào của Mặt Trận Việt Minh, để tiện tiếp xúc, cộng tác với Việt Minh, và đã được Tổng Bộ Việt Minh thừa nhận ông Huỳnh Phú Sổ là đại diện Việt Minh tại Nam Bộ. Sự kiện này đã được ông Hoàng Quốc Việt và ông Cao Hồng Lãnh, hai người đại diện Tổng Bộ Việt Minh, chính thức xác nhận trong phiên đại hội các đảng phái, đoàn thể chính trị, tôn giáo miền Nam họp tại Sài Gòn trong đêm 7/9/1945.

Thế nhưng hai ngày sau, Việt Minh lại định ám hại Huỳnh Phú Sổ. ông trốn thoát và không hề phản ứng trả đủa, dù khi đó sau lưng ông đã có hàng trăm ngàn tín đồ trung kiên, có tinh thần quyết tử, không những thế có người định sám sát Trần Văn Giàu, ông lại hết sức khuyên can để tránh họa tương tàn giữa anh em với nhau. ông chỉ tạm lánh mặt, mai danh ẩn tích ở Bà Rịa, giả dạng làm người Thượng để tránh sự theo dõi của nhóm Trần Văn Giàu và chờ sự giải quyết của Tổng Bộ Việt Minh ở ngoài Bắc.

ít có ai có thể ẩn nhẩn, hy sinh cao đẹp như thế khi bị kẻ nội thù đâm sau lưng ám hại. ông đã tha thứ, bỏ qua vì quyền lợi tối thượng của Tổ Quốc, vì quyết tâm đoàn kết chống xâm lăng, giành độc lập, và vì tấm lòng từ bi của một Phật tử. ông viết những vần thơ đau đớn nhưng vẫn sôi nổi tinh thần ái quốc cao độ:

“… Nước non tan vỡ bởi vì đâu?

Riêng một ta mang nặng khối sầu.

Lòng những hiến thân mong độc lập,

Nào hay tia họa áp bên lầu…

Từ ấy lao mình vượt khốn nguy

Băng rừng lội suối giả man di.

Ngày mong ải Bắc oan này giải,

đem sức ra nâng lá quốc kỳ.

Nhưng khổ càng mong càng vắng bặt,

Trời Nam tràn ngập lũ Tây di.

Biết bao đồng chí phơi xương máu,

Thức giả nhìn nhau hỏi tội gì?…”

Tàn sát những lực lượng kháng chiến khác chính kiến, thủ tiêu những nhà ái quốc không Cộng Sản, châm ngòi cho cảnh nồi da xáo thịt, huynh dệ tương tàn và sau đó là cuộc nội chiến khốc liệt, rùng rợn, thê thảm nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 và đó là nguyên nhân chính của những thảm họa trong suốt 50 năm trời mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu. Ai đã trực tiếp chủ động gây nên những tai họa tầy trời này cho dân tộc Việt Nam?

Là nạn nhân ngay từ buổi đầu của cường quyền, bạo lực và độc tài chính trị, theo kiểu Stalin, Huỳnh Phú Sổ với lòng yêu nước vô bờ và lòng nhân ái vô biên đã thấy rõ những tai họa của chủ trương độc quyền yêu nước, độc quyền kháng chiến và giết hại bừa bãi của Cộng Sản Việt Nam, đứa con nô lệ, cuồng tín của tư tưởng Cộng Sản Stalin. Trần Văn Giàu tàn sát tất cả các lực lượng kháng chiến quốc gia rồi sau đó khi quân Pháp tấn công, y bỏ chạy qua tuốt bên Thái Lan. Chỉ có những kẻ nô lệ ngoại bang, tự đánh mất bản chất nhân ái, tình tự dân tộc và truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông mới hành động một cách vô lương tâm, vô đạo đức, vô trách nhiệm như thế. Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản để mất thành phải tự sát.

Đâm sau lưng những người đang kháng chiến chống giặc rồi bỏ hết thành trì cho giặc chiếm đóng để chạy thoát thân, Trần Văn Giàu và nhóm lãnh đạo Việt Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam lúc đó đáng bị kết án tội phản quốc. Miền Nam không phải là một ngoại lệ, tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung cũng đều như thế: Trong thời điểm 45, 46, Việt Minh và Cộng Sản không dốc toàn lực kháng chiến chống pháp mà chỉ giành độc quyền lãnh đạo bằng cách tàn sát, giết hại, thủ tiêu tất cả những người yêu nước, những lực lượng kháng chiến không Cộng Sản theo đúng chủ trương bạo lực, khủng bố của Stalin.

Cảnh huynh đệ tương tàn, từ khi mới bùng nổ do Cộng Sản khởi xướng vào các năm 45, 46, Huỳnh Phú Sổ đã thấy rõ tất cả những hậu quả tàn khốc của nó, đối với cuộc kháng chiến trước mắt và cả hàng thập niên sasu đó. Ông, với lòng yêu nước, yêu đồng bào vô hạn, đã thiết tha lên án và kêu gọi mọi người hồi tâm, hòa giải và đoàn kết để chống xâm lăng.

“Người đồng đảng giết người đồng đảng,

Ai Việt Minh, Cộng Sản là ai?

Đương cơn quyền lợi đắm say,

Anh hùng, chí sĩ râu mày thế ư?

Đường muôn dặm lời thư một khúc,

Giờ giặc đà tá túc nhà ta.

Ai ra nưng đỡ sơn hà?

Ai ra cứu vớt nước nhà lâm nguy?

Phát Xít sẽ tầm truy tàn sát,

Không đảng nào mà thoát tai ương.

Nghĩ càng bực tức đau thương,

Giết nhau để lợi cho phường xâm lăng.

 

(Đồng Đảng Tương Tàn, miền đông, 1946)

Huỳnh Phú Sổ, một thanh niên 25 tuổi, đương đầu với cả một guồng máy giết người có tính cách quốc tế và mức độ phi nhân vượt qua sự tưởng tượng của dân tộc Việt Nam, đã rất đau buồn vì thấy rõ những hành động vô minh, hận thù, chém giết, vu cáo chỉ làm lợi cho giặc pháp và tay sai của chúng. Vì những người yêu nước không Cộng Sản tham gia kháng chiến đều bị Cộng Sản sát hại thì những kẻ sống sót và còn lực lượng sẽ chỉ là những thế lực tay sai của Pháp, dựa vào quân xâm lăng để tồn tại và dựa vào chiến tranh để thủ lợi và phát triển lực lượng. Cho nên chẳng lấy làm lạ khi Pháp rút đi, những thế lực tay sai này đã lãnh đạo miền Nam trong suốt 20 năm sau đó. Và những lực lượng tôn giáo, chính trị dân tộc, dân chủ tiếp tục bị đàn áp, tù đày, thủ tiêu, hảm hại…

Nhìn thấy tương lai đen tối đó của quê hương, ông làm bài “Tự Thán” thật u buồn. Từ chân trời 1945, ông đã thấy những đám mây đen dày đặt phủ kín non sông cho đến cuối thế kỷ 20.

“Gió hiu hắt bên rừng quạnh quẽ,

Nhìn non sông đượm vẽ tang thương.

Mối tình chủng loại vấn vương,

Thấy quân xâm lược hùng cường căm gan.

Vừa toan rút gươm vàng ngăn giặc,

Bỗng họa đâu gieo rắc bất kỳ.

Cường quyền một lũ ngu si,

Oan nầy hận ấy sử nghi muôn đời.

Truyền khắp nước muôn lời vu cáo,

Dùng trăm ngàn thói bạo hiếp dân.

Làm cho trong nưoơc rẽ phân,

Làm cho giặc Pháp một lần sướng rang.

Vậy cũng gọi an bang định quốc,

Rồi rút lui bỏ mất thành trì.

Giống nòi nở giết nhau chi?

Bạng duật tương trì lợi lũ ngư ông.

Đoàn hậu tấn có lòng yêu nước,

Khá nhìn xem gương trước răn mình.

Riêng ta hai chữ nhục vinh,

Thoảng cười thế sự nhân tình quá đen.

Lòng dân chớ khá xem khinh,

Bạo tàn giết mất nhân tình thì thua”

(Miền Đông, cuối năm ất Dậu 1945)

Quân xâm lăng Pháp tái chiếm miền Nam, dù là người tu hành, Huỳnh Phú Sổ vẫn “rứt áo cà sa khoác chiến bào”, nhưng chủ trương độc tài chính trị, độc quyền yêu nước và khủng bố, thủ tiêu những người không cùng phe đảng, chính kiến của Việt Minh, đã làm biết bao người yêu nước phải chết oan hay phải nghẹn ngào rơi lệ.

“Rứt áo cà sa khoác chiến bào,

Hiềm vì nghịch cảnh quá thương đau.

Bên rừng tạm gởi thân cô quạnh,

Nhìn thấy non sông suối lệ trào.

Nhín thấy non sông suối lệ trào,

Lòng nguyền giữ vững chí thanh cao.

Ai người mãi quốc cầu vinh nhỉ?

Hậu thế muôn thu xét thử nào?

Hậu thế muôn thu xét thử nào?

Lòng này yêu nước biết là bao,

Vì ai gieo rắc điều hồ mị.

Đành ngó non sông nhuộm máu đào,

Thời cơ độc nhất cứu đồng bào.

Muôn ngàn chiến sĩ chờ ra trận,

Bỗng vướng gông cùm chốn ngục lao.

(Riêng Tôi, miền Đông, đầu năm 1946)

 

Dù bị giết hại, bị bôi nhọ bởi  “kẻ độc tài’, nhưng Huỳnh Phú Sổ vẫn không ngừng tha thứ, không ngừng kêu gọi hòa giải và đoàn kết mọi người Việt Nam. Đây là hành động của người thấm nhuần tinh thần từ bi của đạo Phật, và cũng là hành động của người lãnh đạo có đức độ và lòng nhân ái:

“Hãy tỉnh giấc hỡi muôn ngàn chiến sĩ,

Mở lòng ra thương nghĩ sanh linh.

Đồng bào ai nỡ dứt tình,

Mà đem chém giết để mình an vui.

Dù lúc trước nếm mùi cay đắng,

Kẻ độc tài đem tạng cho ta.

Sau này tòa án nước nhà,

Sẽ đem kẻ ấy mà gia tội hình.

Lúc bây giờ muôn binh xâm lược,

Đang đạp vày non nước Việt Nam.

Thù riêng muôn vạn cho cam,

Cũng nên gạt bỏ để làm nghĩa công.

Khắp Bắc Nam Lạc Hồng một giống,

Tha thứ nhau để sống cùng nhau.

Quý nhau từng giọt máu đào,

để đem máu ấy tưới vào địch quân.

Đấng anh hùng vang lừng bốn bể,

Các sắc dân đều nể đều vì.

Đồng bào nở giết nhau chi,

Bạng duật tương trì lợi lũ ngư ông.

Hỡi những kẻ có lòng yêu nước,

Nghe lời khuyên tỉnh được giấc mê.

Anh em lớn nhỏ quay về,

Hiệp nhau một khối chớ hề phân ly.

Đả đảo bọn Nam Kỳ nô lệ,

Kiếp cúi lòn thế hệ qua rồi.

Lời vàng kêu gọi khắp nơi,

Anh em chiến sĩ nhớ lời ta khuyên”

(Tiếng Chuông Cảnh Tỉnh, miền đông, đầu năm 1946).

Tổ chức chính trị đầu tiên Ông thành lập là Việt Nam Độc Lập Vận Động Hội, hay tham gia yểm trợ, như là cố vấn danh dự, như Việt Nam Ái Quốc Đảng chỉ được công khai hoạt động một thời gian ngắn, trong vài tháng, sau đó, do nhu cầu thời cuộc, phải hòa tan vào các tập hợp lớn hơn.

Ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp, Huỳnh Phú sổ trở về Hậu Giang củng cố PGHH và thành lập hệ thống Bảo An tại các vùng nông thôn miền Tây Nam phần. Đây là tổ chức quân sự của PGHH. Sau đó, vào tháng 8/ 45, Nhật đầu hàng, Ông, thay mặt PGHH, cùng với các tôn giáo, đoàn thể, tổ chức yêu nước khác tại miền Nam Cao Đài, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Gia Độc Lập Đảng, Đại Việt… thành lập một lực lượng chính trị – quân sự quan trọng tại miền Nam, là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, đoàn thể đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình vĩ đại đầu tiên tại Việt Nam với 200.000 người tham dự vào ngày 21/8/1945 và thành lập bốn sư đoàn dân quân cách mạng: đệ nhất sư đoàn do lực lượng Bình Xuyên đảm trách thành lập, đệ nhị sư doàn do Cao Đài thành lập, đệ tam sư đoàn do Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập và đệ tứ sư đoàn do Phật Giáo Hòa Hảo thành lập.

Tuy có lực lượng quần chúng và lực lượng quân sự nhưng Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất đã không cướp chính quyền trong cuộc biểu tình vĩ đại ngày 21/8/1945 Và chỉ bốn ngày sau, chính quyền, bị bỏ trống vì Pháp đã bị Nhật lật đổ, Nhật đã đầu hàng, rồi chính quyền Việt Nam đương nhiệm là chính phủ Trần Trọng Kim đ4 từ chức, đã bị Việt Minh cướp lấy bằng một cuộc biểu tình và một bản thông cáo liệt kê danh sách của 9 ủy viên thuộc Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ Lâm Thời, gọi tắc là Lâm Ủy Hành Chánh, trong đó có 8 ủy viên thuộc đảng Cộng Sản hay các tổ chức ngoại vi của Cộng Sản và chỉ một người độc lập. Trần Văn Giàu là chủ tịch kiêm ủy trưởng quân sự của chính quyền lâm thời này tại miền Nam. Thế là tất cả các tôn giáo, đảng phái, tổ chức, đoàn thể yêu nước tại miền Nam lúc đó bị ở thế ngoài chính quyền, thế đối lập với chính quyền và bị tiêu diệt. Và đây là điều không ai ngờ đến, mọi người yêu nước đều có thiện chí cộng tác, đoàn kết để chống kẻ thù chung không ai nghĩ đến chức tước, địa vị, quyền lợi các nhân phe đảng riêng tư.

Tâm trạng chung cũng là tâm trạng của Nguyễn Thái Học khi Việt Nam Quốc Dân Đảng chuẩn bị khởi nghĩa, ông nhận được báo cáo là các đảng viên Cộng Sản đã mật báo cho Thực Dân Pháp các hoạt động của đảng ông, ông đã đập tay xuống bàn nói: “Tôi không tin những người anh em Cộng Sản lại muốn ám hại chúng ta”. Chính trị truyền thống Việt Nam đã hoàn toàn bị đảo lộn với sự du nhập vào Việt Nam của chủ nghĩa và đảng Cộng Sản, lấy nguyên tắc độc quyền chính trị và tiêu diệt đối lập chính trị làm mục tiêu chính trị quan trọng nhất. Nguyên tắc bá đạo này về sau được anh em Ngô đình Diệm, Nhu và Cẩn, cũng là những kẻ bị đầu độc bởi một ý thức hệ cực đoan, cuồng tín, bất khoan dung khác của Tây Phương, triệt để áp dụng để tiêu diệt đối lập và nắm độc quyền lãnh đạo quốc gia.

Các hoạt động và các tổ chức Huỳnh Phú Sổ tham gia trong các năm 1945, 46, 47 như Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất, Việt Minh, Mặt Trận quốc Gia Liên Hiệp… đều không đi ngoài mục đích tranh đấu cho sự độc lập, thống nhất của Việt Nam, hy sinh tất cả cho sự hòa giải và đoàn kết dân tộc. Như ông, tuy là Giáo Chủ một tôn giáo và đã từng làm Chủ Tịch của Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp, quy tụ tất cả các lực lượng kháng chiến chống Pháp lúc đó tại miền Nam, trong đó có cả Việt Minh, nhưng về sau ông đã “tham chính” với một chức vụ rất khiêm tốn là “Ủy Viên đặc Biệt” của Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ (do Việt Minh lãnh đạo), việc “tham chính” rất nhún nhường này chỉ nhằm mục đích tạo sự hòa giải và đoàn kết để chống Pháp. Trong khi đó, cùng thời, Giám Mục Lê Hữu Từ cũng “tham chính” với chức vụ “Cố Vấn Chính Phủ” trung ương, tức chính phủ Hồ Chí Minh. Việc “tham chính” này của Huỳnh Phú Sổ có một ý nghĩa hòa giải và đoàn kết rất lớn lao nếu ta biết rằng chính ông đã bị Việt Minh mưu hại, chính em ruột của ông và các tín đồ thân tín nhất của ông bị xử tử tại sân vận động Cần Thơ, chính các đồng chí thân thiết nhất của ông bị Việt Minh sát hại hàng loạt.

Thế nhưng, mãi cho đến 50 năm sau của thời điểm 45 và 20 năm sau của thời điểm 75, ngày hôm nay, năm 1995, những người Cộng Sản giáo điều vẫn không một chút xúc động, hồi tâm trước thiện chí hòa giải, đoàn kết tột cùng của ông và cho mãi đến hôm nay, họ vẫn cấm chỉ Phật Giáo Hòa Hảo, một tôn giáo đặc thù Việt Nam, kết tinh trong sáng của truyền thống văn hóa, đạo đức Việt Nam, với một vị Giáo Chủ tràn đầy lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, khoan dung, hòa giải, đoàn kết dân tộc, sinh hoạt như một tôn giáo bình đẳng tại Việt Nam, với một Giáo Hội hợp pháp như các tôn giáo khác, trong khi họ vẫn cho phép Thiên Chúa giáo, một tôn giáo Tây Phương cấu kết chặt chẽ với Thực Dân Pháp suốt hơn 80 năm trời, được tự do sinh hoạt, có một Giáo Hội hợp pháp, và nhất là giáo hội này được hưởng nhiều đặc quyền mà tất cả các tôn giáo khác tại Việt Nam, kể cả Phật Giáo, đều không có.

B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật Giáo.

Nổ lực kết hợp Phật Giáo là điều mà tất cả tăng, ni, Phật tử có ý thức đều thấy là quan trọng, cần thiết. Khởi đi từ các tăng sĩ Khánh Hòa, Thiện Chiếu cuối thập niên 20, các nổ lực kết hợp Phật Giáo Việt Nam đều thất bại. Cho mãi đến ngày 6 tháng 5 năm 1951, một sự kết hợp tương đối mới được hình thành qua việc thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Từ Đàm, Huế, quy tụ ba tập đoàn cư sĩ và ba tập đoàn tăng già của Phật Giáo ba miền Nam, Trung, Bắc. Đại Hội đã suy cử thiền sư Tịnh Khiết làm Hội Chủ (Ngài cũng là vị Tăng Thống đầu tiên của PHPGVNTN) và thiền sư Trí Hải làm Phó Hội Chủ. Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam công bố một bản tuyên ngôn lịch sử rất hào hùng, cảm động:

“Bánh xe Phật Pháp xoay vần tren khắp quốc độ Việt Nam đến nay đã gần 20 thế kỷ. Nhân tâm, phong tục, văn hóa, chính trị trong nước đều đã chịu ảnh hưởng rất sâu xa của Phật Giáo. Tăng đồ và thiện tín từ Bắc vào Nam, một lòng quy ngưỡng Đức Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni, sống trong tinh thần từ, bi, hỷ, xã và luôn luôn lo toan xây dựng hòa bình… Hỡi toàn thể Phật tử Việt Nam, chúng ta hãy san bằng những hình thức sai biệt, cùng chung sức chung lòng để làm tròn sứ mệnh kiến tạo hòa bình, gây mầm an lạc và nêu cao ngọn đuốc trí tuệ của Đức Thế Tôn”.

Tuy nhiên đây chỉ là sự kết hợp hình thức vì các tập đoàn Phật giáo vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức và sự sinh hoạt độc lập của mình. Mãi cho đến cuối năm 1963 và đầu năm 1964, một sự thống nhất khá đầy đủ mới được thành tựu qua việc hình thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Gần 30 năm trước đó, Huỳnh Phú Sổ đã kêu gọi kết hợp và thống nhất PGVN qua việc thành lập Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội vào đầu năm 1945, ngay sau khi ách thống trị của Thực Dân Pháp bị lật đổ bởi cuộc đảo chánh của quân đội Nhật. Trong thòi Thực Dân, Phật giáo bị  kỳ thị, đàn áp và không được tự do tổ chức, sinh hoạt như một giáo hội bình đẳng với Thiên Chúa Giáo. Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học chỉ thuần túy là một hội Phật học và phải do ông Trần Nguyên Chấn, một người làm việc ở Phủ Thống Soái Nam Kỳ, đứng ra xin phép mới được hoạt động, còn Phật giáo Hòa Hảo không được quyền sinh hoạt hợp pháp và Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ bị quản thúc, lưu đày. Nên sau khi chính quyền Thực Dân bị sụp đổ, với tư cách “một tín đồ trung thành của đức Phật Thích Ca Mâu Ni” và với tư thế Giáo Chủ PGHH, vào tháng tư năm ất Dậu 1945, Huỳnh Phú Sổ thành lập Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội để đoàn ngũ hóa Tăng, Ni, Phật tử toàn quốc. ông đã viết tôn chỉ của VNPGLHH như sau:

“Liên hiệp các tôn phái đạo Phật, các nhà sư, các tín đồ, các nhà trí thức có xu hướng về Phật giáo để:

– Tìm cách nâng cao tinh thần đạo Phật.

– Tìm những phương tiện cứu gíp kẻ nguy nàn vì thời cuộc gây ra.

– Giúp đỡ lẫn nhau trong việc hôn, quan, tang, tế.

– Binh vực lẫn nhau trong sự tự do tín ngưỡng”.

Ông cũng nêu rõ điều kiện gia nhập Hội như sau:

“Bất luận nhà sư hay cư sĩ, trí thức, bần dân hễ được vó xu hướng rõ rệt về Phật giáo, thành tâm chuẩn nhận cái tôn tôn chỉ trên đây, đều được gia nhập vào Hội, ở tôn phái nào cũng đặng, mặc dầu gia nhập Hội nhưng vẫn giữ được sụ tu hành và cúng kiếng của Thầy mình hay Tôn Phái mình. Các tôn giáo khác muốn liên hiệp, phải có sự bàn bạc riêng”.

Qua tên gọi lẫn tôn chỉ và điều kiện gia nhập, ta thấy rõ Huỳnh Phú Sổ tự coi mình là một tín đồ Phật giáo, coi Phật giáo Hòa Hảo do ông sáng lập và làm Giáo Chủ là một tôn phái của Phật giáo Việt Nam và ông bày tỏ nguyện vọng cũng như nổ lực vận động sư đoàn kết, hợp nhất Phật Giáo trên toàn quốc.

Không những quan tâm việc thống nhất PGVN, ông còn quan tâm đến một vấn đề còn quan trọng hơn vấn đề thống nhất, đó là vấn đề đoàn ngũ hóa Phật Giáo đồ. Thật vậy, đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất, và cũng nan giải nhất của PGVN. Dù các Hội hay các giáo hội Phật Giáo có hợp nhất làm một mà tín đồ không được đoàn ngũ hóa thành một khối có tổ chức, có lãnh đạo, có kỷ luật thì PGVN không thể thích nghi với thời đại và khó phát triển trước sự bành trướng với những phương tiện dồi dào của các tôn giáo Tây Phương. Bởi vậy, trong phần ba của bản điều lệ,Ông nhấn mạnh đến Hội Viên của Hội, Ông viết:

“hội viên phân làm hai hạng: hoạt động hội viên và tương trợ hội viên.

a/ Hoạt động hội viên: gồm các nhà sư hay cư sĩ, trí thức có lòng hy sinh đời mình, tài sản mình, mong mở mang nền đạo nghĩa và giúp nhân loại trong sự lầm than.

b/ Tương trợ hội viên: gồm tất cả đại chúng có lòng thiện từ, vì gia đình, vì sự nghiệp làm ăn, không thể hy sinh nhất thiết, nhưng có lòng tán dương ủng hộ công việc của Hội bằng tinh thần hay vật chất”.

Về hệ thống tổ chức, ông hy vọng hình thành một tổ chức Phật Giáo toàn quốc, theo công thức tổ chức chặt chẻ, quy cũ của PGHH, nghĩa là hình thành một nền Phật giáo được đoàn ngũ hóa và thống nhất hóa theo mô hình kim tự tháp, như các giáo hội Tây Phương, từ Nam ra Bắc. ông viết:

“Về toàn quốc có Ban Trị Sự Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội cấp hành toàn quốc, về toàn xứ có Ban Trị Sự VNPGLHH chấp hành toàn xứ, về toàn tỉnh có Ban Trị Sự VNGPLHH chấp hành toàn tỉnh… ” sau đó là ban trị sự cấp quận và cấp thôn”. Các Ban Trị Sự ngoài việc hằng ngày ra, mỗi tháng phải hội họp… vào ngày 15 và 30 âm lịch trong mỗi tháng. Khi các BTS cử xong, phải khẩn cấp lập thêm ban ban:

– Ban nghiên cứu đạo Phật

– Ban huấn luyện và truyền bá đạo Phật

– Ban Chẩn Tế, lo tìm phương giúp đỡ kẻ khốn cùng.

1/ Ban nghiên cứu đạo Phật: Gồm các nhà sư, những nhà thông thái, để hàng ngày tra cứu kinh điển, dịch sách, hay viết sách nói về đạo Phật.

2/ Ban huấn luyện và truyền bá: Gồm các nhà sư, cư sĩ, trí thức hoạt động, đặng Hội phái đi các nơi giảng dạy đạo Phật.

3/ Ban Chẩn Tế: Gồm các nhà hảo tâm từ thiện nam nữ hoạt động, chuyên lo cứu giúp kẻ nghèo nàn, đói khổ, tật bịnh, hoặc giả thành lập các nhà dưỡng lão nuôi trẻ mồ côi, người tàn tật, nếu có thể được, nên mua trữ thuốc men, vải bô, lúa gạo để dành cho cuộc phước thiện”.

Cho đến thập niên 40, 50, tín đồ PGVN không được đoàn ngũ hóa và không có một hệ thống tổ chức thống nhất. Việc thiếu đoàn ngũ hóa là khiếm khuyết quan trọng nhất. Dù có thống nhất ở thượng tầng mà hạ tầng cơ sở rời rạc, tín đồ không được đoàn ngũ hóa trong một tập thể có kỹ cương thì việc thống nhất cũng không xiển dương hết được tiềm lực lớn lao của Phật Giáo. Ngược lại, dù không có một giáo hội thống nhất, có giáo quyền và uy tín lãnh đạo được mọi người tuân phục, nhưng nếu Phật Giáo đồ được đoàn ngũ hóa, có thể qua hàng ngàn hội Phật giáo ở địa phương, thì Phật giáo vẫn mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi lãnh vực sinh hoạt.

Các hội Phật giáo của Nhật, Tàu được đoàn ngũ hóa chặt chẽ, có những hội có hàng triệu hội viên, ngay cả các hội Phật giáo của họ tại Hoa Kỳ cũng có hàng ngàn hội viên, nên có đủ nhân lực và phương tiện để làm việc hữu hiệu trong các lãnh vực tu học, đào tạo tăng tài, hoằng pháp, giáo dục, văn hóa, xã hội, kinh tế, cũng như ảnh hưởng vào chính trị. Trong khi đó, từ cả hai ngàn năm nay, PGVN thiếu một truyền thống tổ chức, một kỷ luật sinh hoạt, một kỷ cương và một sức mạnh của một tập thể được đoàn ngũ hóa, có lãnh đạo, có tổ chức, có kỷ luật và có sinh hoạt đều đặn.

Cụ thể, trong thời gian này, là các Phật tử phải tham gia vào một hội Phật giáo tại địa phương, đóng nguyệt liễm đều đặn và đến sinh hoạt đều đặn, ít nhất phải một tháng một lần. Tình trạng Phật tử một năm đến chùa 1, 2 lần hay có không đến lần nào, cũng không tham dự một đoàn thể Phật giáo hay một Phật sự nào, cũng không đóng góp định kỳ cho các chùa, các hội Phật giáo hay các Phật sự cần thiết là nguyên nhân chính của tình trạng suy yếu của Phật giáo và suy yếu ngay từ hạ tầng cơ sở, từ mỗi địa phương.

Việc thống nhất trên thượng tầng, dù hoàn hảo đến mấy, mà hạ tầng không được xây dựng vững mạnh, tín đồ không được đoàn ngũ hóa chặt chẻ, thì sự thống nhất ở trung ương cũng sẽ không có sức mạnh bao nhiêu. Và dù trung ương không có cơ cấu thống nhất mà mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi quận, mỗi làng, mỗi khu phố đều có các tổ chức Phật giáo, Phật tử tham gia mạnh mẽ các Phật sự tại địa phương thì toàn quốc cũng sẽ có một phong trào Phật giáo hưnh thịnh. Như thế ta thấy, Phật giáo thịnh hay suy chính yếu là tùy và do bởi mỗi tăng, ni, mỗi tín đồ chớ không phải tại hòan cảnh bên ngoài. Dù bị pháp nạn mà toàn thể tín đồ vẫn trung kiên, hết lòng vì đạo Pháp thì Phật giáo vẫn vững mạnh như thường. Dù không bị ai đàn áp, mà đa số tăng, ni, Phật tử đều lơ là, thiếu hiểu biết Phật Pháp, thụ động, bàng quan, chia rẽ thì Phật giáo vẫn suy đồi mà thôi. Thấy rõ nguyên nhân của tình trạng rời rạc, yếu ớt của Phật giáo trong xứ lúc bấy giờ, Huỳnh Phú Sổ, sau khi xây dựng thành công PGHH, một nền Phật giáo được đoàn ngũ hóa, có tổ chức, lãnh đạo, kỹ cương, đã muốn đem kinh nghiệm tốt đẹp này để đoàn ngũ hóa và thống nhất hóa PGVN.Ông thấy rõ nhu cầu Phật tử phải tham gia vào một hội Phật giáo, phải có tư cách hội viên, phải đóng nguyệt liễm, phải sinh hoạt hàng tháng như các tôn giáo Tây Phương và các hiệp hội, đoàn thể, tổ chức hiện đại. Ông cũng thấy hoàn cảnh kinh tế khác nhau của mỗi Phật tử nên ông quy định về nguyện phí:

“Vì có kẻ đủ sức người không, nên nguyệt phí phân làm bốn hạng:

– Hạng thứ nhất: 3 đồng

– Hạng thứ hai: 2 đồng

– Hạng thứ ba: 1 đồng

– Hạng thứ tư: 50 xu”

Đây cũng là số tiền đáng kể.

Hiện nay, nhiều Phật tử tại các nước trên thế giới mỗi năm thu vào hàng chục ngàn mỹ kim, mà cả năm không đóng góp được các Phật sự vài trăm đồng. Thật là kém cỏi, thiếu tinh thần, và thiếu ý thức. Theo nguyên tắc của một số tổ chức tôn giáo Tây Phương hay Nhật Bản, thì lý tưởng là mỗi gia đình Phật tử nên đóng góp khoảng 10 % lợi tức thu nhập của mình cho việc đạo, nếu họ không muốn Phật giáo suy yếu, bị dày xéo, chà đạp. Bởi vì việc gì, nhất là những việc nâng cao trình độ của tăng ni và tín đồ, cũng đều cần phải có phương tiện mới thực hiện được.

Họ chê tăng, ni kém cỏi nhưng nếu họ không đóng góp vào việc đào tạo tăng tài, mở Phật học viện thì làm sao có tăng ni có trình độ cao? Họ chê Phật giáo không có tiếng nói nhưng báo chí Phật giáo họ lại không mua hay không ủng hộ thì làm sao có tiếng nói nào đưoọc duy trì lâu dài? Họ chê Phật giáo không có kỷ cương, sức mạnh nhưng họ lại không tham gia vào các hội, các chùa, không đóng góp tài chánh cũng không sinh hoạt đều đặn thì trách gì Phật giáo không rời rã, suy yếu?

Huỳnh Phú Sổ cũng thấy rõ tình trạng PGVN, cũng như các nước khác, có nhiều tôn phái và tín đồ thường quy tụ quanh những vị tăng, ni có đức độ, uy tín. Đây là sắc thái đặc thù của PGVN, ông thừa nhận và bảo vệ truyền thống sinh hoạt này. Hiện nay trên thế giới không nước nào Phật giáo có nhiều tông phái như Nhật Bản nhưng cũng không nước nào Phật giáo thật sự hưng thịnh, phát tiết trong toàn bộ đời sống quốc dân như Nhật Bản. Thật vậy, Nhật Bản bảo tồn nguyên vẹn, và không những thế phát triển đến cùng cực, tất cả tông phái Phật giáo, đa số đều xuất phát từ ấn Độ và Trung Hoa nhưng lại thất truyền ngay tại hai quốc gia khởi xướng này, họ còn sáng tạo thêm nhiều tông phái mới, như Nhật Liên Tông, quy tụ cả 2, 3 triệu tín đồ. Ưu điểm của Phật giáo là có vô số pháp môn tu, thích hợp căn cơ, trình độ sai biệt vô cùng của đủ mọi hạng người. Phát triển các tông phái và mỗi tông phái đoàn ngũ hóa chặt chẽ tín đồ của mình, và trên cao hết có một giáo hội hay một tổ chức Phật giáo thống nhất để điều hướng phối hợp các sinh hoạt chung. Đó là công thức tổ chức Phật giáo thích hợp nhất, mà Nhật Bản là một điển hình sáng lạn và đó cũng là công thức Huỳnh Phú Sổ đề nghị.

Tuy nhiên thời điểm 45, 46 không riêng gì Huỳnh Phú Sổ và Phật giáo Hòa Hảo, mà toàn bộ Phật giáo Việt Nam, kể cả những vị cao tăng, đã hy sinh tất cả cho cuộc kháng chiến giành độc lập, nên mọi nổ lực kết hợp hay phát triển Phật giáo, hay ngay cả những việc hoằng pháp, cũng đều ngưng trệ để Phật tử, thành phần đông đảo và gắn bó nhất với truyền thống yêu nước, dốc toàn lực chống thực dân Pháp. Bởi vậy Việt Nam Phật Giáo Liên Hiệp Hội đã không thể hoạt động và tồn tại.

Không riêng gì Huỳnh Phú Sổ và Phật Giáo Hòa Hảo phải hy sinh việc hoằng pháp và phát triển tôn giáo của mình cho công cộc kháng chiến chống Thực Dân pháp, mà toàn bộ Phật Giáo Việt Nam khắp suốt ba miền Trung, Nam, Bắc cũng đã hy sinh tất cả cho việc cứu nước. Trước 45 toàn quốc đã có gần 10 tạp chí Phật Học và các cơ sở văn hóa, giáo dục, xã hội, từ thiện… Sau 45, tất cả các tạp chí Phật Học đều đóng cửa, cả ngàn tăng sĩ “cởi áo cà sa khoác chiến bào” tham gia kháng chiến và trong tinh thần “tất cả cho kháng chiến cứu quốc”, đa số tăng, ni, Phật tử đều tạm đình chỉ các Phật sự và dồn mọi nổ lực cho việc kháng chiến và yểm trợ kháng chiến. Đáng tiếc là khác với Huỳnh Phú Sổ muốn xây dựng một phong trào kháng chiến dân tộc và Ađ4 có những nổ lực đáng kể để đoàn kết, hợp nhất các lực lượng kháng chiến quốc gia tại Nam Bộ, các đóng góp, hy sinh lớn lao của toàn thể tăng, ni, Phật tử cho công cuộc kháng chiến, cũng như hầu hết nổ lực kháng chiến của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ, đều được thể hiện trong khuôn khổ và thông qua mặt trận Việt Minh và dưới sự lãnh đạo của chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh.

Tác giả Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, quyển ba, cho biết không khí lúc bấy giờ như sau:

“Từ Nam ra Bắc, Phật tử đủ các giới tham gia vào Cách Mạng. Các đoàn thể Tăng Già Cứu Quốc và Phật Giáo Cứu Quốc được thành lập khắp nơi… Báo Đuốc Tuệ kêu gọi: “Tăng Ni các hạt mau mau lập Đoàn Tăng Già Cứu Quốc, theo mục đích mà tham gia vào công cuộc cách mạng hiện thời”. Bìa sau của số Đuốc Tuệ này đăng những khẩu hiệu và những lời kêu gọi sau đây: “Ủng hộ chính quyền Nhân Dân. Mau mau gia nhập đội Quân Giải Phóng Việt Nam. Chống mọi cuộc xâm lăng. Việt Nam Độc Lập Hoàn Toàn… Số báo trên là số báo chót của tạp chí Đuốc Tuệ, số 257-258 ra ngày 15/8/1945. Những tạp chí (Phật Học) khác ở Trung và ở Nam cũng đều nhất loạt đình bản.

Quần chúng Phật tử chấp nhận sự đình trệ của công việc hoằng pháp để tham gia hết lòng vào việc nước. Các đoàn thể thanh thiếu niên Phật tử cũng không còn giữ được những buổi sinh hoạt riêng. Các khuôn Tịnh độ cũng không còn giữ được những buổi sinh hoạt riêng. Tất cả đều đi tham gia vào các tổ chức cứu quốc: Thiếu Niên Tiền Phong, Thanh Niên Tiền Phong, Phụ Lão Cứu Quốc, Tăng Già Cứu Quốc, Phật Giáo Cứu Quốc… Guồng máy hoạt động của các sơn môn và các hội Phật giáo từ cấp trung ương đến cấp xã đều coi như tạm thời ngưng hoạt động”.

Đóng góp cho kháng chiến là tất cả nhân tài, vật lực và tiềm lực của Phật giáo: “Thích Mật Thể làm chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc Thừa Thiên… Thích Thiện Minh phụ trách Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tại Quảng Trị, Thích Trí Quang phụ trách Phật Giáo Cứu Quốc tại Quảng Bình. Tại Bình định, Thích Huyền Quang phụ trách Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc ở đây suốt từ 1945 cho đến 1952” (sau đó ông bị Việt Minh giam cầm từ 52 đến 54).

Sự hy sinh của Phật giáo, cũng như của toàn dân cho kháng chiến, thật là lớn lao: “Riêng về tăng sĩ, trên 400 thanh niên tăng ni đã bị Thực Dân bắn chết trong khoảng thời gian từ 47 đến 54”. Ngay cả những danh tăng như Thích Đôn Hậu cũng suýt bị Thực Dân chôn sống nếu không được bà Hoàng Thái Hậu Từ Cung can thiệp.

Trước đó, trong thời gian 45/ 46 và trong suốt thời kỳ kháng chiến, hàng ngàn cán bộ Phật giáo, tăng sĩ cũng như cư sĩ, cũng đã bị Việt Minh giết hại, như Hòa Thượng Thích Đức Hải, như Hòa Thượng Thích Đại Hải, hay bị giam cầm như Hòa Thượng Thích Huyền Quang… Những trang sử đầy máu và nước mắt của Phật Giáo đồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cực kỳ bi hùng và bi thương: hy sinh tất cả cho kháng chiến và bị giết hại bởi kẻ ngoại thù Thực Dân cũng như bị đâm sau lưng bởi những người Cộng Sản cuồng tín giáo điều.

Phản ứng của giới Phật giáo là một số lớn vẫn tiếp tục hy sinh kháng chiến chống Pháp và đồng thời chỉ kêu gọi những người lãnh đạo Việt Minh có một chính sách cởi mở và dung hợp. Dù sự kêu gọi này rất nhẹ nhàng và được trình bày trong tinh thần từ bi, ôn hòa, nhẫn nhục và không thù hận nhưng vẫn không được đáp ứng. Một số khác, bất mãn trước chính sách độc tài, đảng trị, chèn ép, bức hại Phật giáo của Việt minh, đã trở về thành chuyển hướng cuộc tranh đấu cứu quốc của Phật giáo vào môi trường văn hóa, giáo dục và thuần túy tôn giáo.

Tất cả các lực lượng dân tộc, từ Phật giáo truyền thống đến Phật giáo Hòa Hảo đã hy sinh hết sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và đã gánh chịu những thiệt hại, tổn thất vô cùng to lớn. Truyền thống gắn bó keo sơn giữa dân tộc và đạo pháp suốt 20 thế kỷ đã được khẳng định bi hùng thêm một lần nữa trong giai đoạn kháng chiến cứu quốc 1945-1954.

3/ Xây dựng một Việt nam tự do dân chủ, công bằng và nhân bản qua nổ lực thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.

Tham gia tích cực, quyết liệt vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đó là truyền thống hành động của PGVN và là một điều rất tự nhiên, rất bình thường của một tôn giáo có 2.000 năm lịch sử cùng sống chết, thịnh suy với dân tộc. Huỳnh Phú Sổ không những đã đi tiền phong trong truyền thống yêu nước này, mà còn đi xa hơn nữa: Ông đã thành lập một chính đảng vừa có chức năng một đoàn thể chính trị kháng chiến cứu quốc và đồng thời có chức năng của chính đảng đấu tranh cho tự do dân chủ và công bằng xã hội, cách đây gần đúng 50 năm.

Ngày 21/9/1946, Huỳnh Phú Sổ và một số trí thức có tinh thần dấn thân, cách mạng và có khuynh hướng dân tộc, tiến bộ, đã công bố việc thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng. Đây là một bước ngoặc quan trọng trong lịch sử PGVN cũng như trong cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

Qua việc sáng lập Phật giáo Hòa Hảo, qua việc tham gia các lực lượng kháng chiến, và qua việc lập đảng chính trị, Huỳnh Phú Sổ đã đề xướng một lúc ba cuộc cách mạng: cách mạng tôn giáo, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng chính trị – xã hội.

Ông đã đi trước thời đại rất xa và đi trước cả những nền Phật giáo tiến bộ nhất, như Phật giáo Nhận Bản chẳng hạn mãi đến giữa thập niên 60 mới thành lập Komeito (Công Minh Đảng). ông từ giữa thập niên 40 đã hình thành một chính đảng và một chính đảng cấp tiến. Những đầu óc Phật giáo cấp tiến nhất của Việt Nam trong giai đoạn này, như Thích Thiện Chiếu (người đã tham gia rất tích cực cuộc đấu tranh cách mạng chống Pháp) hay Thích Mật Thể (tăng sĩ đầu tiên đã ra ứng cử Quốc Hội trong năm 1946) cũng không thể nào hình dung hay tưởng tượng chính mình có thể thành lập một chính đảng: họ chỉ tham gia một chính đảng do người khác lập ra, hay chỉ tham gia một cơ quan quyền lực do người khác xây dựng.

Nhưng điểm đáng kể của Huỳnh Phú Sổ không phải là lập ra một chính đảng, mà ở điểm Ông đã xây dựng những nền móng đầu tiên của một chế độ dân chủ đích thực cho Việt Nam và khai mở một phương trời chính trị dân chủ chân chính cho Việt Nam, sau hàng ngàn năm độc tài. Những đóng góp này lại càng quý, càng đáng trân trọng và càng có giá trị khi quốc dân hàng chục năm nay tiếp tục bị lừa dối và bị chà đạp bởi những nền dân chủ giả mạo. Và đó là nguyên nhân chính của mọi sai lầm, mọi tai họa mà dân tộc chúng ta phải gánh chịu suốt trong nửa thế kỷ nay.

Thiếu dân chủ, hay nói cách khác nếu chủ quyền đất nước không ở trong tay nhân dân, mà chỉ ở trong tay một thiểu số độc tài, đảng trị, bất khoa dung về ý thức hệ và chính kiến, đó chính là nguồn gốc của mọi thảm trạng nguy hiểm nhất và khủng khiếp nhất.

Huỳnh Phú Sổ đã cảm nhận, đã tiên tri số phận đen tối của quốc dân trong độc tài chuyên chế, nênÔng đã phải bất đắc dĩ phất lên ngọn cờ tự do dân chủ để gây một ý thức và một phong trào tự cứu. Có thể nói Ông là người Việt Nam đầu tiên đã đưa ra một phương thức sinh hoạt chính trị dân chủ cho Việt Nam và đưa ý thức dân chủ vào hành động chính trị.

Trước ông, Phan Chu Trinh đã cổ võ dân chủ nhưng quan niệm dân chủ của Phan Chu Trinh còn mơ hồ, còn là lý thuyết có tính cách mơ tưởng hơn là thực tế. Chính Huỳnh Phú Sổ đã trình bày lý thuyết dân chủ một cách rõ ràng, cụ thể và đưa quan niệm dân chủ vào trong đảng chính trị và sinh hoạt chính trị đương thời. Dù chỉ phôi thai và bị phá hủy bởi các chính thể độc tài của Việt Minh Cộng Sản đệ Tam Quốc Tế, cũng như sau đó của Đảng Cần Lao Nhân Vị Thiên Chúa giáo, nhưng tư tưởng và chính đảng Dân Chủ Xã Hội mà Ông hình thành là những viên đá đầu tiên của chế độ chính trị dân chủ tại Việt Nam. Huỳnh Phú Sổ đả giải thích việc thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng như sau, theo cuốn PGHH Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc:

“Ngày 21/9/1946, Đức Huỳnh Giáo Chủ loan báo một tin quan trọng: Ngài thành lập một đảng chánh trị lấy tên là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, gọi tắt là Dân Xã Đảng. Lý do thành lập: Vài ngày trước khi công bố, Đức Huỳnh Giáo Chủ có đòi một số tín đồ tín cẩn từ miền Tây lên, và Ngài dạy rằng:

1. Việt Minh tranh đấu chánh trị, nếu Thầy đem đạo (Phật Giáo Hòa Hảo) ra tranh đấu thì không thích hợp. Vì đạo lo tu hành chơn chất. Nên Thầy phải tổ chức đảng chánh trị, mới thích ứng nhu cầu tình thế nước nhà.

2. Các nhà ái quốc chơn chánh trong nước mặt dầu nhận Thầy là một nhà ái quốc nhưng không hề cùng hiệp chung với Thầy dưới danh nghĩa PGHH để lo việc quốc gia, bởi lẽ anh em ấy không thể tu hành như mình, hoặc giả đã có đạo rồi thì không thể bỏ đạo quy y PGHH. Vì vậy, Thầy phải tổ chức chánh đảng để anh em ấy có điều kiện tham gia. Họ chỉ phải giữ kỷ luật của đảng mà thôi, còn tôn giáo thì riêng ai nấy giữ.

3. Vậy tất cả anh em tín đồ, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non Sông, Tổ Quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng (VNDCXHĐ) mà tranh đấu. Đây là phương tiện để anh em hành xử tứ ân”.

Chỉ với thông điệp truyền khẩu này, trong một thời gian cực ngắn, phần lớn tín đồ PGHH đều nhất tề tham gia VNDCXHĐ và đảng có ngay một lực lượng đảng viên hàng chục ngàn người. Đây là hiện tượng hiếm có trong lịch sử chính trị Việt Nam.

Xuất phát từ truyền thống từ bi, tự do, bình đẳng của đạo Phật và từ thuyết tứ ân, VNDCXHĐ đã vượt qua truyền thống để đến hiện đại: đảng đã dung hòa và tổng hợp hai khuynh hướng chính trị-kinh tế lớn nhất thế kỷ là khuynh hướng tự do dân chủ và chủ nghĩa tư bản với khuynh hướng chính trị-kinh tế xã hội hóa, bảo vệ quyền lợi của giới lao động, nghèo yếu. Quan điểm dân chủ xã hội đươc hoan nghênh và áp dụng rộng rãi trên thế giới từ sau thế chiến đến nay, không những ở các quốc gia trong thế giới thứ ba, các nước Bắc Ấu, Tây Ấu, mà còn có ảnh hưởng sâu đậm tại các quốc gia tư bản khác cũng như tại các nước Cộng Sản. Và hiển nhiên đó là chế độ chính trị-kinh tế thích hợp nhất cho Việt Nam.

So với tất cả đảng phái không Cộng Sản đã có mặt lúc đó, không có một lý thuyết chỉ đạo và chỉ nhắm mục tiêu chống Pháp, đòi độc lập, thì đảng của Huỳnh Phú Sổ là đảng tiến bộ nhất vì đã đưa ra một đường lối xây dựng quốc gia thích hợp với thời đại, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân, đồng thời bảo vệ quyền lợi căn bản và lâu dài của đất nước.

Điểm đặc biệt hơn nữa là trong bối cảnh mọi người sợ hãi im lặng, dù bất mãn, phẩn nộ trước chính sách độc tài chuyên chế và nhũng sự hát hại tàn nhẫn những người yêu nước khác chính kiến của Cộng Sản Đệ Tam, núp bóng trong mặt trận kháng chiến Việt Minh, Huỳnh Phú Sổ và các đồng chí sáng lập VNDCXHĐ đã khẳng định một cách chắc nịch và hào hùng: “Việt Nam Dân Xã đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: “chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân”. Đã chủ trương “Toàn Dân Chánh Trị” thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào”.

Điểm đặc biệt hơn nữa là ông đã chống độc tài trong tinh thần khoan dung, từ bi, nhân ái của đạo Phật.

Như thế ta thấy rõ những người đầu tiên chống độc tài để xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam chính là những Phật tử, mà Huỳnh Phú Sổ là biểu tượng.

Những người Thiên Chúa Giáo La Mã cũng chống Cộng Sản, cùng thời và sau đó, nhưng không phải để xây dựng tự do dân chủ cho Việt Nam, mà rất giống những người Cộng Sản Đệ Tam, họ chống Cộng để thiết lập một chế độ độc tài đảng trị, bất khoan dung chính kiến và tàn sát tất cả đối lập chính trị. Đảng Cần Lao Nhân Vị và chế độ Diệm-Nhu-Thục-Cẩn từ 1955 đến năm 1963 là một bằng chứng đầy máu và nước mắt.

Ta thử nhìn lại khung cảnh hình thành Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, mà linh hồn là Huỳnh Phú Sổ khi đó chỉ mới 26 tuổi, theo lời tường thuật của ông Trần Văn Ấn, sáng lập viên và uỷ viên trung ương, đặc trách chính trị, đăng trong PGHH Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc:

“Đức Thầy và chúng tôi đã thảo luận về nguyên tắc thành lập chánh đảng, tức chánh trị hóa quần chúng của Đức Thầy, để phần nào chuyên hành đạo thì không trực tiếp tham gia việc đảng, và phần khác thì sanh hoạt hẳn theo công tác đấu tranh của quần chúng. Bây giờ nhắc lại khó được người tin về chuyện chúng tôi thường gặp nhau thảo luận trong những bữa cơm dùng tại các tiệm ăn Tàu ở đường Marins Chợ Lớn, như tiệm Băng Gia Tửu Lầu. Tôi có hỏi qua về chuyện ăn uống của đức Thầy trong bưng, có khi phải ăn mặn, nhưng với chúng tôi, Đức Thầy vẫn dùng cơm chay. Tiệm Tàu nào cũng có đồ chay. Bữa đó chúng tôi năm sáu người có hẹ nhau ở tiệm Băng gia vào buổi trưa, không đi chung mà cùng tới một lúc. Bên chúng tôi có ba người, bên Đức Thầy cũng có ba người. Sở dĩ hẹn ăn trưa, vì mật thám ít đi lùng bắt… Dùng cơm xong, chúng tôi tỏa ra một người đi một hướng, để rồi hẹn tụ tập ở một địa điểm ở đường Palikao, Chợ Lớn… Đức Thầy ở trên một cái lầu dành thờ Phật và tụng niệm của chủ nhà… Xin nói ngay, ông chủ nhà, ông HộiĐồng Nhiều tức Nguyễn Văn Nhiều… sau đó đương đêm bị Việt minh vào nhà bắt đi và giết chết, chặt thành nhiều khúc, xác bỏ dọc mương…

Chỉ có bảy người, nói chuyện rất nhỏ tiếng, trọn hai ngày như vậy. Chiều ngày thứ ba mới giản tán. Vì ngày thứ ba là ngày xong cả giấy tờ, sau khi đã quyết định. Cả bảy người, người nào cũng nghiêm nghị. Đức Thầy là người nghiêm chỉnh hơn cả. Hai đệ tử của Đức Thầy cũng ít nói, Nguyễn Văn Sâm vốn sẵn tính bình tĩnh, suy tư. Nguyễn Bảo Toàn là người có tánh động hơn cả. Kẻ viết bài này thì động tịnh như nhau, vì là người thuyết trình và soạn thảo tài liệu. Người đọc cũng nên để ý về tâm trạng của bốn người chánh yếu để nhận chơn tình trạng cuộc nói chuyện.Đức Thầy là người “không học mà biết“, người tự sáng, tức là illuminé. Sâm và tôi là người có ngồi ở nhà trư2ơng khá lâu và có đọc sách cũng khá nhiều. Nguyễn Bảo Toàn là người đã làm báo, đóng vai chủ nhiệm (Dân Mới) có ngồi tù Côn Đảo chung với Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng v.v… Vẫn biết đã có nhiều lần nói sơ qua trước, nhưng đây là lần quyết định, nên có quy định ngày giờ, vì không thể ở đây lâu ngày. Ngày thứ nhất, thảo luận tổng quát. Ngày thứ nhì, đi sâu vào vấn đề. Tối lại, giao cho người soạn thảo Tuyên Ngôn và Chương Trình. Sáng ngày thứ ba, hoàn chỉnh chung nhau. Chiều ngày thứ ba, quyết định và giải tán. Mấy câu hỏi của Đức Thầy nêu lên về hoàn cảnh nước nhà có thực hiện chánh trị xã hội và dân chủ được chăng? Sự khác biệt giữa nước mình và Tây Ấu? Có tổn thương tôn giáo không? Làm sao đề cao nhân phẩm v.v…

Nhơn đây tôi xin bạn đọc chớ quên rằng Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ là một vị Giáo Chủ. Ưng nghe và thảo luận suốt ba ngày, ưng chánh trị hóa quần chúng của mình, không chấp nhận sự cuồng tín như ta đã thấy ở nhiều tôn giáo từ xưa và hiện nay, không chấp nhận độc tài đảng trị, không bỏ rơi người nghèo khổ, ưng làm những gì để thủ tiêu bất công xã hội, chống Cộng mà không ưng tàn sát, thương người, thương tất cả mọi người: quả tình là hiếm có. Mà sở dĩ có, theo tôi nghĩ, là nhờ truyền thống Phật giáo, nhứt là miền Tây Nam Việt, như đạo Phật Thầy Tây An Bửu Sơn Kỳ Hương…”

Điều đáng nói hơn nữa là trong danh sách 9 ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đầu tiên của Dân Xã đảng, Huỳnh Phú Sổ và 2 tín đồ PGHH là Trần Văn Tâm và Lê Văn Thuận chỉ nhận làm ủy viên có tính cách hổ trợ, còn 6 ủy viên khác nắm giữ hết tất cả những chức vụ quan trọng đều không phải là tín đồ PGHH, mà chỉ là những trí thức, nhân sĩ yêu nước: Nguyễn Bảo Toàn, tổng bí thơ, Nguyễn Văn Sâm, ủy viên ngoại giao, Trần Văn Ấn, ủy viên chính trị, Lê Văn Thụ, ủy viên tuyên huấn… Khi các tín đồ PGHH lo ngại về việc giao trọn quyền lãnh đạo, điều khiển Dân XãĐảng cho những trí thức, nhân sĩ ngoài đạo. Huỳnh Phú Sổ đã trả lời rằng:

“Phàm đã hợp tác thì nên thành thật. đã tín nhiệm thì phải giao phó nhiệm vụ, đặt để đúng chỗ, xứng với tài năng. Việt cứu nước là việc mình nên ủng hộ người ta làm, chớ đừng tỵ hiềm, tranh giành địa vị mà hư việc lớn. Mình nên thực tâm đem khối quần chúng hùng hậu của Phật Giáo Hòa Hảo mà ủng hộ các chiến sĩ cách mạng tranh đấu cho đất nước”.

Huỳnh Giáo Chủ không những có tư tưởng lớn, viễn kiến xa rộng, mà còn có nhân cách lớn và tâm hồn thênh thang như hư không, cả khi Ông dấn thân vào hoạt động chính trị. Thật là điều hy hữu trong thế kỷ nầy.

Chính trị Việt Nam, trong suốt 50 năm nay, là một vũng bùn và vũng máu khổng lồ, bởi sự thống trị hoành hành của những ý thức hệ bất khoan dung và những thủ đoạn lưu manh, tàn bạo vô tiền khoáng hậu. Với tâm nguyện bồ tát, “Ta chịu khổ, khổ cho bá tánh“, Ông đã đi vào địa ngục ác thú đau khổ nhất để cứu nguy đất nước, cứu độ đồng bào nhưng nhân cách trong sáng, độ lượng, đạo đức siêu phàm của Ông đã không làm Ông bị ô nhiễm, trái lại, đã bừng nở thành một đóa hoa sen khổng lồ, trang nghiêm quốc độ Việt Nam và che bóng cho biết bao thế hệ vững tin và đi tới trên con đường tự do, dân chủ, nhân đạo và công bằng xã hội mà ông đã khai mở qua Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.

Nếu các nhà lãnh đạo quốc gia tại hai miền Nam, Bắc, trước 75, hay toàn nước Việt Nam, sau năm 75, thi hành một chế độ dân chủ xã hội, với tinh thần khoan dung, khai phóng, độ lượng như Huỳnh Phú Sổ đề nghị thì dân tộc đã tránh được biết bao nhiêu tai họa và đất nước đã không “tụt hậu” thê thảm như ngày hôm nay.

Trở Về

Tìm Kiếm