Bóng Người Xưa (5)

Chương 5

Mười năm về trước, cuộc tình duyên của Anh Kiệt êm đềm, đẹp đẽ như thế

Lệ Hằng đã chết, để lại trong lòng Anh Kiệt và vú già một sự thương tiếc không tả được.

Anh Kiệt sau khi đi du lịch về, lòng đã nguôi bớt sầu thương, nhưng còn vú già, vú già không bao giờ quê được Lệ Hằng.

Thế rồi, Anh Kiệt về nhà, vú già xiết bao vui mừng.

Lần này Anh Kiệt vui vẻ, khỏe mạnh hơn trước và thường nói đến tương lai. Thấy nhà cửa sạch sẽ, các đồ vật vẫn giữ nguyên chỗ cũ như bảy năm về trước, Anh Kiệt cười:

– Vú yêu Lệ Hằng quá. nay vú có cho phép cháu cưới vợ khác không?

Vú già kinh ngạc hỏi:

– Cháu hết yêu Lệ Hằng rồi sao?

Anh Kiệt nói:

– Vú hỏi lạ quá. Cháu dù muốn yêu Lệ Hằng thì cũng không sao yêu được nữa. Lệ Hằng chết rồi, hay đã bỏ cháu đi rồi, Lệ Hằng không trở lại.

Vú già nói:

– Trở lại sao được, Lệ Hằng đã chết.

– Thì vú đã biết vậy, sao vú hỏi cháu hết yêu Lệ Hằng rồi sao? Yêu Lệ Hằng? Tình yêu ấy đã thuộc về dĩ vãng… Nó chỉ còn là kỷ niệm. Bảy năm trời nay, lăn lóc với đời, cháu thấy đời cháu không thể ngồi chết một chỗ để sống với kỷ niệm cũ, để nhớ mãi đến bóng người xưa. Là thanh niên, cháu phải tạo cho đời cháu một sự nghiệp, giúp cho xã hội một phần gánh vác và góp vào đời một vài công tác hữu ích… cháu muốn tìm một người đàn bà hiểu cháu, biết cháu, để hiệp tác với cháu trên công việc xã hội. Lệ Hằng đẹp, Lệ Hằng có tài nhưng Lệ Hằng lại không chịu đem tài ấy ra giúp cháu, ra giúp đời, thật là đáng tiếc.

Vú già thở dài:

– Một khi cháu hết yêu, cháu lại trách móc như thế. Trước kia vú có bao giờ nghe cháu than phiền như vậy đâu. Lệ Hằng trước khi nhận làm vợ cháu đã đưa ra bao nhiêu điều kiện, cháu đều chấp thuận cả rồi, tại sao bây giờ cháu nói thế?

– Vú nói chi chuyện mười năm về trước? Lúc ấy, cháu chỉ là một thanh niên thiếu kinh nghiệm, quá yêu đời, si mê sắc đẹp, cháu còn nghĩ gì nữa đâu? Nay thì khác, vú ạ. Cháu sẽ để tâm tìm một người vợ. Người vợ sau này phải có một quan niệm sống khác với Lệ Hằng. Cháu về đây vài hôm rồi cháu sẽ lại đi chơi. Cháu đi tìm một người vợ. Vú vui lòng chớ?

Vú già làm sao ngăn cản Anh Kiệt được.

Thế là Anh Kiệt đi Nha Trang và Anh Kiệt gặp Thúy Ái.

Thúy Ái quan niệm về cuộc sống khác hẳn Lệ Hằng.

Thúy Ái đẹp một cách khỏe mạnh, nhìn đời với đôi mắt lạc quan và lấy công việc hằng ngày làm vui thích.

Anh Kiệt yêu Thúy Ái, không phải một cách bồng bột cạn nghĩ như trước kia đã yêu Lệ Hằng, mà là bằng một mối tình chân thật.

Hôm nay, ở Nha Trang về, Anh Kiệt đang tìm cách nói khéo với bà Chín thế nào để chàng có thể dọn dẹp lại nhà cửa theo một cách khác.

Chàng biết nếu chàng nói ra thì thế nào vú già cũng la khóc.

Cho nên Anh Kiệt hết sức đắn đo, chàng nói:

– Cháu sắp cưới vợ, vú ạ. Vợ cháu là một cô giáo, tên Thúy Ái, có phải cái tên nghe là thương ngay được không, vú?

– Tên Thúy Ái và làm cô giáo, nhưng bao nhiêu tuổi?

– Độ hai mươi tuổi.

– Con ai thế?

– Mồ côi cha mẹ. Cháu muốn bàn với vú, trước kia cháu muốn đặt cho biệt thự này tên Lệ Hằng để kỷ niệm người cũ. Bảy năm cháu chưa nghĩ đến sự cưới vợ thì không nói gì, nhưng giờ đây cháu sắp cưới vợ mà vợ cháu tên Thúy Ái thì phải đổi tên biệt thự này là Thúy Ái.

Vú già đứng dậy bỏ đi chỗ khác:

– Tùy ý cháu…

Anh Kiệt chạy theo và nói:

– Kìa, vú phải cho cháu biết ý kiến của vú chớ?

– Đổi tên nào khác cũng được, nhưng đừng để tên Thúy Ái… Vú buồn lắm!

– Được, thì để cháu lựa một cái tên khác.

Anh Kiệt suy nghĩ một hồi rồi nói:

– Được rồi, để cháu đổi lại tên Trường Kha.

– Cũng được.

Ngày gỡ tấm bảng đồng trước cửa để thay vào tên khác, vú già xin tấm bảng ấy, vì có khắc hai chữ LỆ HẰNG, và cất kỹ vào rương, khiến Anh Kiệt không khỏi cảm động.

Anh Kiệt nói:

– Không phải cháu là người phụ tình phụ nghĩa, mới đó đã quên Lệ Hằng, nhưng cháu phải nghĩ đến ngày mai của hcáu. Thương Lệ Hằng, cháu giữ mãi kỷ niệm của Lệ Hằng, nhưng cháu cũng phải cưới vợ khác để tìm hạnh phúc cho đời cháu. Và hơn nữa, có con để nối dõi tông đường chớ… Phải không vú? Cha mẹ cháu chỉ sanh được một mình cháu, nếu cháu không con thì phạm phải tội bất hiếu đó, vú ạ!

Vú già nói:

– Vú đâu có không muốn cho cháu cưới vợ khác để có con và vui gia đình, nhưng cháu cũng không có quyền cấm vú nhớ và giữ mãi kỷ niệm và hình ảnh của Lệ Hằng.

– Người mà cháu sắp cưới sau này là một thiếu nữ không đẹp bằng Lệ Hằng, nhưng hết sức có duyên, lại vui vẻ, hoạt động và thích làm việc.

– Thế càng tốt… Nhưng bao giờ cháu cưới?

– Một tháng nữa. Thúy Ái là cô gái mồ côi như Lệ Hằng, nhà nghèo, hiện được thím Nghĩa cháu đỡ đầu, vì vậy việc cưới hỏi dễ dàng và không tốn kém bao nhiêu. Tuy vậy, cháu cũng bỏ ra một trăm ngàn đồng để cho thím Nghĩa mua đồ cần dùng cho Thúy Ái.

Nói đến đây, Anh Kiệt nhớ lại các món nữ trang mà chàng đã sắm cho Lệ Hằng… Lệ Hằng bị chết đắm mà các món đồ nữ trang bị mất thì thật là cả một sự bí mật. Hay là Lệ Hằng còn thiếu một món nợ nữa, mà Lệ Hằng giấu không cho Anh Kiệt biết, rồi đem các đồ nữ trang mà cấn nợ. Có lẽ như thế lắm, vì Lệ Hằng không bao giờ chịu mang nữ trang.

Anh Kiệt nói với vú già:

– Vú à, chúng ta phải phục tài Lệ Hằng về cách trang hoàng nhà cửa, vì vậy hôm nay cháu không muốn sửa đổi gì trong nhà này cả. Nhưng để y mọi vật thì được, còn mấy tấm ảnh của Lệ Hằng cháu sẽ cất vào một chỗ, cùng với những vật mà lúc sống, Lệ Hằng vẫn dùng. Cháu sẽ bỏ cả vào tủ áo quần của Lệ Hằng, khóa lại.

Anh Kiệt vừa nói đến đây, vú già đã ôm mặt khóc nức nở, đứng dậy đi chỗ khác không thèm nghe nữa.

Anh Kiệt chạy theo thì vú già xua tay nói:

– Tôi hiểu rồi… Tôi hiểu rồi, tâm lý bọn đàn ông thì ai cũng như ai. Chỉ có bọn đàn bà chúng tôi là bị thiệt thòi!

Vú già chạy vào phòng và đóng sập cửa lại.

Anh Kiệt khổ sở hết sức.

Chàng nghĩ dù sao cũng phải giải quyết cho xong vấn đề này. Chàng liền đến gõ cửa và nói:

– Vú ra đây nghe cháu nói hết đã. Vú mà làm như vậy, cháu sẽ để ngôi nhà này cho vú ở và cháu đi Nha Trang ở với Thúy Ái, không rước Thúy Ái về đây làm gì.

Tiếng nức nở của vú già đã im bặt. Anh Kiệt biết lời hăm dọa của chàng đã có hiệu quả.

Anh Kiệt liền nói tiếp:

– Cháu quí vú mà vú không quí cháu, cháu buồn lắm. Cháu cũng chả thèm cưới vợ làm gì… Cháu đi cho rảnh mắt và…

Có tiếng guốc, và vú già ra mở cửa, đi ra vẻ mặt tiu nghỉu.

Anh Kiệt đỡ cánh tay vú già và hai người cùng đi ra phòng khách, Anh Kiệt nói:

– Vú cũng nên nghĩ kỹ mà đừng hẹp hòi. Thúy Ái còn nhỏ, có lẽ chưa quá hai mươi tuổi. Cháu đã trải qua một đời vợ mà người vợ trước được cháu yêu. So sánh với Lệ Hằng, Thúy Ái về tài, về sắc đều sút kém cả. Thúy Ái rất phân vân về điểm này vì Thúy Ái cũng sợ không đủ tư cách đem đến hạnh phúc cho đời cháu. Không muốn cho Thúy Ái lo nghĩ, cháu muốn cất tất cả những gì mà trước kia Lệ Hằng đã dùng, cả tranh ảnh của Lệ Hằng nữa, để Thúy Ái khỏi bận lòng… Và hơn nữa, cất như thế là tôn trọng Lệ Hằng, để linh hồn nàng được thảnh thơi… Vú nghĩ có gì tệ không? Còn thờ Lệ Hằng thì cháu đã thờ chung với cha mẹ cháu ở nhà thờ rồi. Trong nhà này, cháu không thay đổi gì cả. Cháu chỉ cất các tấm ảnh của Lệ Hằng, một tấm ở phòng ăn, một tấm ở phòng khách, và các tấm nhỏ ở trên vách. Còn những đồ dùng của Lệ Hằng như son phấn, nước hoa, áo quần, đồ vẽ… vú dọn lại, cất hết vào tủ và khóa lại. Cháu giao chìa khóa cho vú giữ kỹ, không để cho Thúy Ái biết về việc này.

Mặc dù Anh Kiệt đã nói rất nhiều với vú già, nhưng đến hôm gỡ các tấm ảnh xuống, vú già làm bộ bịnh, đóng cửa nằm ba bốn ngày không dậy, bỏ cả cơm nước và thuốc men.

Anh Kiệt cứ để vú già buồn rầu như thế. Anh Kiệt dọn xong nhà cửa, lấy xe đi chơi hai ba ngày không về.

Vú già lo sợ phải cho chú Ba đi tìm Anh Kiệt. Từ đấy vú già không bao giờ đá động đến việc cũ của Anh Kiệt, mà đến việc mới là việc cưới vợ của chàng, vú già cũng không bao giờ nói đến.

Anh Kiệt hiểu biết sự đau khổ của vú già, nhưng cũng làm thinh sắp đặt, không hỏi ý kiến của vú già nữa.

Sắp đặt việc nhà cửa đâu vào đấy cả, Anh Kiệt mời vú già ra và nói:

– Ngày mai cháu đi Nha Trang và tuần tới, đúng ngày thứ năm thì cháu rước Thúy Ái về đây. Sáng thứ năm vú bào chị Lý làm một tiệc đón hai vợ chồng cháu nhé, chỉ có hai vợ chồng cháu thôi. Tuần sau, cháu mới đãi bạn bè ở nhà hàng. Vú nhớ bảo cắm hoa, trải khăn bàn. Tùy vú dọn dẹp, chưng bay sao cho đẹp thì làm.

Vú già làm thinh nhận công việc, Anh Kiệt lại gọi chị Lý và chú Ba lên dặn:

– Chị Lý cứ giữ y cách nấu nướng như từ trước đến giờ. Bao giờ bà chủ mới tỏ ý thay đổi, khi ấy chị hãy sửa đổi cho vừa ý bà chủ mới, chị nhé.

Chị Lý nói:

– Khó tánh và khéo léo như bà kỹ sư mà còn chịu lối nấu nướng của tôi nữa là bất cứ bà nào…

Anh Kiệt không bằng lòng:

– Chị đừng nhắc đến chuyện cũ, nhất là chuyện bà chủ cũ, mà mích lòng bà chủ mới. Tôi dặn thì chị nên nghe tôi. Bao giờ vú già bảo chị làm việc thì chị ráng làm cho ngon để lấy lòng bà chủ mới nhé.

– Dạ, đãi mấy người?

– Không đãi ai cả, chỉ có tôi và bà chủ mới.

Xoay lại chú Ba, Anh Kiệt dặn:

– Từ nay về sau, ngôi vườn này chú cũng phải dọn dẹp quét tước như trước, chú nhé. Chú phải săn sóc vườn hoa cho cẩn thận. Mỗi ngày chú cũng phải thay hoa hai lần như khi còn bà kỹ sư.

Dặn chung cả chú Ba và chị Lý, Anh Kiệt nói:

– Đối với bà chủ mới, phải lễ phép cũng như là chủ cũ nhé, đừng để bà phiền.

Hai người giúp việc vâng dạ lui ra. Chú Ba là đàn ông cho nên tánh chú dễ chịu. Oâng chủ chết vợ, ông chủ cưới vợ khác, đối với chú việc ấy rất thường, và đã là người giúp việc thì với bà chủ mới hay cũ, chú vẫn làm tròn bổn phận. Với ai thì chú cũng chỉ là người làm công, không hơn không kém.

Nhưng còn chị Lý thì khác, chị đi ngay vào phòng vú già, phân bua:

– Vú nghĩ coi, tôi nấu nướng đến vú và bà kỹ sư là khó tính mà còn phải chịu là khéo, thế mà khi nãy ông kỹ sư gọi tôi ra dặn rằng: “Từ nay có bà kỹ sư mới phải nấu nướng cho khéo, bà có điều gì không vừa ý thì phải sửa đổi theo ý bà”.

Vú già nói:

– Thì ông kỹ sư dặn hờ vậy thôi, chớ chắc gì bà kỹ sư này lại thạo việc nấu nướng. Mồ côi mà lại nghèo thì không khó đâu, chị ạ…

Tuy nghe vú già nói vậy, chị Lý vẫn chưa vừa lòng:

– Nhưng tôi xem mòi mà khó thì tôi xin nghỉ.

– Cũng có thể khó lắm. Vì từ hồi nào nghèo, nay được địa vị như thế này làm sao khỏi đổi tánh? Vả lại, cô ấy còn trẻ lắm. Dưới hai mươi tuổi thì có biết gì việc cư xử với đời đâu?

– Thế à? Oâng kỹ sư sao lại cưới vợ quá trẻ như vậy?

– Thế mới đáng cưng chớ. Oâng kỹ sư đã bỏ ra một trăm ngàn sắm đồ nữ trang cho cô ta đấy.

Bà Chín nói xong, chị Lý liền nói:

– Thế thì mình chìu cái cô chủ mới và trẻ cũng khó lắm chớ không phải chuyện dễ đâu.

– Thôi đừng nói nữa mà đau lòng. Chị không thấy ông kỹ sư gỡ tất cả các bức ảnh của bà kỹ sư xuống và cất vào tủ khóa kỹ lại hay sao?

Chị Lý lắc đầu bỏ ra để vú già với cái buồn man mác.

Hôm nay, Anh Kiệt sửa soạn đi, nhưng lần này không đi bằng xe hơi, mà bằng tàu hỏa.

Vú già thấy vậy liền hỏi:

– Cháu không đi bằng xe hơi nhà?

– Không, chiếc xe này rồi cháu cũng sẽ bán lại cho một người bạn. Chú Nghĩa cháu sẽ cho cháu trong dịp đám cưới này một chiếc xe hơi mới, kiểu tối tân.

Anh Kiệt nói xong, tươi cười một cách thành thật và nói:

– Vú thấy không, chú thím Nghĩa hết sức tán thành về việc cháu cưới Thúy Ái. Chú Nghĩa sở dĩ cho chiếc xe này không phải vì cháu đâu, mà vì cả Thúy Ái nữa. Từ ngày Thúy Ái ra dạy học tại nhà chú Nghĩa, Thúy Ái được chú thím Nghĩa yêu quí như con. Thúy Ái gần ai là người đó phải khen mến nàng ngay. Vú sẽ yêu Thúy Ái hơn Lệ Hằng cho mà xem.

Nhưng vú già lại nghĩ khác:

– Trước kia, khi cưới Lệ Hằng, sao ông bà Nghĩa lại không cho chiếc xe hơi? Lệ Hằng đáng quí hơn nhiều kia mà?

Anh Kiệt đi rồi, vú già lo dọn cất các đồ đạc cũ của Lệ Hằng vào tủ. Trong khi dọn dẹp, đôi mắt của vú già không bao giờ ráo lệ.

Vú già nghĩ:

– Anh Kiệt tuy vậy cũng còn nể mình, Anh Kiệt đòi lấy phòng của Lệ Hằng làm phòng cưới, nhưng mình phản đối mãi, Anh Kiệt cũng phải nghe. Cái phòng của Lệ Hằng giờ đây mình khóa lại, cái tủ cũng ở trong ấy…

Vú già mỉm cười qua đôi hàng lệ, nói:

– Đố ai biết được ta để gì và làm gì trong phòng của Lệ Hằng…

Đôi mắt vú già chớp lia chớp lịa, dường như cảm động lắm.

Suốt mấy ngày nay, vú già cứ ra vào trong cái phòng ấy, chị Lý và chú Ba cũng không biết vú làm gì. Họ hỏi thì vú già đáp:

– Tôi dọn dẹp chớ làm gì.

Cả ba người dọn xong nhà cửa, trang hoàng đẹp đẽ đợi bà chủ mới. Trong trí óc họ, mỗi người hình dung bà chủ mới theo một cách khác nhau.

Việc gì đến, sẽ đến…

Anh Kiệt về đến Nha Trang, cả nhà ông bà Nghĩa vui mừng đón tiếp. Trọng Lang ôm lấy Anh Kiệt và nói:

– A! A! Anh Kiệt ra cưới chị Thúy Ái!

Ánh Hoa nghe thế, không bằng lòng:

– Rồi chị Thúy Ái phải đi theo Anh Kiệt à?

Trọng Lang nói:

– Thì phải vậy chớ sao? Em không thấy ba đã mua sẵn một chiếc xe hơi mới để Anh Kiệt rước chị Thúy Ái đó sao?

Ánh Hoa lại vỗ tay mừng rỡ:

– Thì mình đi theo.

Nhưng bà Nghĩa đã rầy ba con và nói:

– Các con cứ làm rùm lên, khó coi lắm. Các con chạy gọi chị Thúy Ái ra mừng anh Kiệt đi.

Ánh Hoa giành chạy trước. Nó vừa chạy vừa gọi rối rít:

– Chị Thúy Ái ơi! Anh Kiệt vô tới nữa rồi, vui lắm!

Thúy Ái đang ngồi đọc sách, vội vã đứng lên, ra mừng Anh Kiệt.

Trong lòng Thúy Ái suốt tháng nay trải qua biết bao thay đổi. Bà Nghĩa đã thay đổi cho nàng rất nhiều về hình thức bên ngoài. Bà may sắm cho Thúy Ái từ chiếc áo túi cho đến cái khăn tay. Oâng Nghĩa đòi dạy Thúy Ái lái xe hơi, nhưng bà Nghĩa không cho, bà bảo để Anh Kiệt dạy Thúy Ái cũng không muộn.

Rồi Thúy Ái còn học cách giao thiệp và cách trang trí trong nhà, nhưng Thúy Ái thấy đối với mọi cách, chỉ có cách sống giản tiện là hơn hết.

Thúy Ái vui mừng tin vào ngày mai tươi sáng của nàng. Thúy Ái cũng tin vào hạnh phúc của gia đình mình và nàng đang nóng lòng đợi cái ngày ấy đến.

Thúy Ái đã sống những phút vui nhất đời nàng, nàng cho rằng nàng không bao giờ được như thế.

Thúy Ái hỏi bà Nghĩa:

– Cháu đi lấy chồng, ai lo các em? Thím đã tìm được người nào khác chưa?

Bà Nghĩa nói:

– Trước kia thím chưa tìm được cháu thì tìm một người dạy thêm cho các em rất dễ, bất cứ cô nào biết chữ và hiền lành là được. Nhưng nay đã gặp cháu rồi thì việc tìm một người khác không phải là việc dễ, thím nghĩ cũng không cần kiếm làm gì. Thím sẽ chỉ vẽ thêm cho các em và đến mỗi độ nghỉ hè thì thím gởi ba em ra Huế ở với cháu. Chỉ sợ chúng nó giành cháu mà Anh Kiệt không bằng lòng thôi.

Thúy Ái nói:

– Vâng, cứ đến nghỉ hè thì chú thím gởi ba em ra chỗ chúng cháu. Cháu đã quen với các em, nay rời đi cũng buồn, nhất là khi cháu đã lấy gia đình thím làm gia đình cháu.

Bà Nghĩa lo tổ chức buổi tiệc cướicủa Anh Kiệt và Thúy Ái. Oâng bà Nghĩa là người có tên tuổi ở Nha Trang nên bạn bè đông lắm và tiệc cưới của Anh Kiệt hẳn là long trọng.

Thấy Anh Kiệt và Thúy Ái muốn bàn chuyệnvới nhau mà chưa nói gì, bà Nghĩa bảo ba con:

– Các con đi chơi, để anh nói chuyện.

Oâng Nghĩa và bà cũng tránh đi chỗ khác.

Anh Kiệt nói:

– Anh ra sớm một tuần để đi chơi với em.

Thúy Ái cảm ơn và hỏi:

– Rồi chúng ta lại về Huế ở luôn à? Người ta bảo phong cảnh ở Huế đẹp lắm phải không anh?

– Đẹp lắm. Nhất là cái biệt thự của anh. Để em ra xem thử có vừa ý em không. Hễ em vừa ý thì anh sẽ lấy tên em đặt cho biệt thự ấy.

– Trước kia anh đặt là gì?

– Lệ Hằng. Rồi bây giờ thì đổi ra Trường Kha.

– Anh cứ giữ cái tên Trường Kha cũng hay lắm…

– Nhưng anh vẫn muốn đổi la Thúy Ái. Aø, em đã may sắm đủ cả chưa? Em cần gì thêm không?

Thúy Ái nói:

– Trước khi chúng ta cưới nhau, em muốn một việc nhỏ, nhưng lại rất quan trọng, không biết anh có thể chìu ý em không?

– Em cứ nói, anh sẵn lòng chìu em, nếu có thể được.

– Em hiện còn một bà cô có chồng trên cao nguyên. Cô em đã nuôi em ăn học và ngày nay sỡ dĩ được như thế này là nhờ cô em cả. Em muốn anh đưa em lên trên cô em và cho cô em hay về việc hôn nhân của em.

Anh Kiệt nói:

– Việc ấy rất phải, chúng ta đi ngay trong ngày nay. Em nên mua ít quà thật quý cho cô và anh sẽ tặng cho cô một số tiền làm vốn buôn bán.

Thúy Ái mừng rỡ:

– Được vậy thì me cảm ơn anh lắm.

– Chuyện gì mà nói đến ơn với huệ, cô của em là cô của anh, có sao đâu?

– Nhà em nghèo lắm.

– Em nói chuyện nghèo…

– Không, em phải nói. Để khi anh đụng chạm với sự thật, anh không bỡ ngỡ. Chớ có phải em sợ anh khinh hay chê em nghèo đâu. Nếu khinh hay chê cái nghèo, anh đã không cưới em làm gì.

– Em nói như thế, anh rất bằng lòng.

Anh Kiệt đưa Thúy Ái đi mua một cái mền len thật ấm, và nói:

– Ở miền cao nguyên lạnh lắm, làm quà cho cô chiếc mền, chắc cô sẽ hài lòng.

Anh Kiệt mua thêm một xấp nhung đen, chàng bảo:

– May cho cô cái áo này để cô dưỡng già luôn thể.

Anh Kiệt mua hết món này đến món khác, mua cả quà cho ông dượng nữa. Thúy Ái vui mừng thấy Anh Kiệt hết sức chu đáo.

Mua xong, Anh Kiệt xin phép chú thím đưa Thúy Ái đi thăm cô.

Oâng bà Nghĩa đều cho là phải và cũng vội vàng đi mua các thứ trái cây gởi cho Anh Kiệt mang đi, gọi là chút tình sui gia.

Ngồi bên Anh Kiệt, Thúy Ái lấy làm sung sướng thấy con đường mỗi lúc mỗi ngắn dần.

Thúy Ái nói:

– Cô em mà gặp lại em, và thấy em đang ở trong cảnh này chắc cô em sung sướng lắm.

– Mình lên thình lình mới hay chớ.

– Em không viết thư báo trước vì em đã đợi hỏi ý kiến của anh đã.

Đúng bảy giờ sáng hôm sau, xe mới đến nơi. Chiếc xe đậu ngay trước một ngôi nhà mới cất. Anh Kiệt liền bảo Thúy Ái:

– Em khoan xuống đã nhé! Để anh hỏi kỹ xem có đúng ở đây không.

Anh Kiệt đi vào nhà. Một bà già ra đón tiếp và ngạc nhiên trước vẻ sang trọng của một ông khách lạ.

– Thưa bà, đây có phải là nhà ông bà Võ?

Bà già ấy trả lời:

– Vâng, nhà này là của chúng tôi. Oâng là ai?

Tức thì Anh Kiệt gọi lớn:

– Thúy Ái ơi! Vào đây em.

Thúy Ái nghe gọi, mở cửa xe chạy vào và ôm chầm lấy cô. Bà Lợi vừa mừng vừa ngạc nhiên, hỏi:

– Cháu Thúy Ái của cô đây à? Trời ơi, cô đâu có ngờ!

Thúy Ái liền giới thiệu với cô:

– Thưa cô, đây là kỹ sư Anh Kiệt, chồng cháu.

Anh Kiệt liền chạy ra xe, ôm vào không biết bao nhiêu là thứ. Thúy Ái cũng chạy ra mang vào hai ba cái giỏ.

Thúy Ái soạn ra từng món và nói:

– Hai giỏ này toàn là trái quí của chú thím cháu gửi biếu cô dượng. Còn đây là cái mền len của anh cháu mua biếu cô…

Bà Lợi thấy nào là áo nhung, nào áo lụa, nào quần lãnh, lòng mừng khấp khởi nói:

– Thấy cháu được sung sướng, cô mừng lắm. Theo dượng cháu lên đây, cũng là chuyện bất đắc dĩ, cô không khỏi ăn năn đã bỏ cháu thình lình giữa chốn đô thành gió bụi. Nhưng từ khi nhận được thư cháu, rồi được biết cháu có chỗ làm ăn tử tế… Cô cảm ơn nhiều lắm.

Anh Kiệt nói:

– Vài hôm nữa là đám cưới của cháu, cô dượng có xuống chia mừng với hai cháu không?

– Cô già quá rồi, đi xe e không tiện. Vả lại cô cũng quê mùa, đi đến các chỗ ấy thật cô ngại lắm. Các cháu tha lỗi cho cô, và bao giờ các cháu rảnh rang thì chạy lên đây thăm cô là được.

Bà Lợi lật đật đi làm cơm và Thúy Ái cởi áo dài giúp cô một tay.

Anh Kiệt nói:

– Để anh xem thử em có biết làm bếp không?

Bà Lợi nghe thế, cười và nói:

– Thúy Ái khi còn ở với cô, cực khổ lắm, vì nào cô có sung sướng gì. Thúy Ái làm bếp, nhưng nấu nướng theo lối nhà nghèo thì làm sao khéo được. Không hiểu từ ngày xa cô, Thúy Ái có còn nấu nướng gì không?

Anh Kiệt cười:

– Từ ngày xa cô thì Thúy Ái làm cô giáo, và từ rày về sau thì ở không, chứ nấu nướng thì đã có người.

Bà Lợi nói:

– Như thế thì không được đâu. Người đàn bà bao giờ cũng phải nấu nướng, đây mới là nghệ thuật để giữ chồng ở gia đình và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Anh Kiệt cười và nói với Thúy Ái:

– Đó, em nghe chưa? Nghe cô dặn chưa?

Thúy Ái cười:

– Cô em nghèo nhưng về tài nấu nướng thì chắc không thua ai. Trước kia, các đám tiệc lớn, đám cưới lớn, các bà nhà giàu thường đến rước cô em đấy anh ạ. Em cũng học được cô em nhiều món khá lắm, để một khi về nhà, và không còn bận rộn với công việc dạy học, em sẽ làm đầu bếp cho anh. Có điều anh đừng khó tánh nhé.

Bà Lợi cười nói:

– Chưa chi đã dặn lần.

Khi bà Lợi và Thúy Ái loay hoay dưới nhà bếp, thì Anh Kiệt nói chuyện với ông Võ ở nhà trên. Hai cô cháu tha hồ tâm sự.

Bà Lợi hỏi:

– Chồng cháu có cha mẹ gì không và là người ở đâu?

Thúy Ái kể rõ cho cô nghe về Anh Kiệt. Bà Lợi vui mừng:

– Cô hết sức vui mừng khi thấy cháu được sung sướng. Cô mong cháu hưởng hạnh phúc mãi mãi. Cháu định ở đây chơi với cô mấy hôm?

– Chiều nay thì hai cháu xin về, vì ngày cưới sắp đến. Cưới xong chúng cháu lại về tận ngoài Huế, xa lắm.

Thật là một ngày vui nhất trong đời bà Lợi. Bà thấy công bà nuôi nấng Thúy Ái đã có kết quả lớn lao ngoài sức tưởng tượng. Thúy Ái cao lớn và đẹp hơn trước nhiều.

Trước khi ra về, Anh Kiệt đưa bà Lợi năm ngàn đồng và nói:

– Đây là món tiền nhỏ, hai cháu kính tặng cô để cô thêm vốn làm ăn.

Bà Lợi mừng đến rơi lệ. Rồi Thúy Ái ra về để lại bao nhiêu xúc động trong lòng người đàn bà cằn cỗi ấy.

Trên đường về, Anh Kiệt nói:

– Mình giúp cô có là bao, mà thấy cô sung sướng, mình cũng sung sướng lây. Như vậy ở đời chỉ có sự làm phải là đem lại cho người ta sự yên vui.

Thấy Thúy Ái tỏ vẻ cảm ơn mình đã giúp nàng đền đáp phần nào cái ơn của người cô, Anh Kiệt tươi cười tiếp:

– Đó là bổn phận của anh nữa chớ, đâu phải là bổn phận riêng của em.

Anh Kiệt không muốn nói đến chuyện ơn nghĩa liền nói sang chuyện khác:

– Em có còn đi thăm ai nữa không? Chúng ta sẽ đi cho rồi vì sau khi làm lễ cưới thì chúng ta phải về Huế ngay, và có lẽ phải ở đó lâu.

Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi nói:

– Em chả có quen với ai mà phải đến thăm. Nếu có dịp vào Sài Gòn thì ghé thăm ông bà bác sĩ, chủ cũ của em. Nhưng ngày giờ cận quá rồi, để khi khác chớ biết sao. Anh định về Huế liền sau khi làm lễ cưới à?

– Chớ anh có nhà cửa gì ở đây mà ở? Aø, hiện giờ ở Huế anh có đến hai cái biệt thự để về đấy em lựa, thích ở cái nào thì ở.

– Tùy anh hơn, em biết gì mà lựa kia chứ.

– Em không nên nói như thế. Hồi nào đến giờ em tỏ ra là người cương quyết, sao lại nói như thế? Còn nhà của anh, anh cũng phải nói trước cho em nghe qua và hiểu. Hiện anh có ba người giúp việc hết sức trung thành, người thứ nhất là bà Chín, vú già của anh. Anh xem vú già như một thân thích, bao nhiêu công việc trong nhà, anh giao cả cho vú già. Chính trong những năm anh đi vắng, vú già đã thay thế anh mà thâu lúa, thâu tiền. Vú già yêu anh lắm, đã chịu sống những ngày lẻ loi vì anh, vì muốn lo cho anh. Vú già cũng rất yêu Lệ Hằng, và đối với vú già, kỷ niệm của Lệ Hằng thật không sao lu mờ. Vì vậy đối với vú già, em nên cẩn thận để gây tình cảm với vú. Trong gia đình có được một người lớn tuổi, giúp đỡ chúng ta là một điều may mắn lắm, em ạ.

Thúy Ái hỏi:

– Vú già năm nay được bao nhiêu tuổi?

– Ngoài năm chục tuổi. Người thứ hai là chị Lý, một chị bếp có nhiều tài. Cũng đã giúp anh hơn mười năm, và trước kia là Lệ Hằng khen chị Lý lắm. Người thứ ba là chú Ba làm vườn. Chú này đã quen việc…

Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi hỏi:

– Tại sao anh không thay những người giúp việc khác?

Anh Kiệt ngạc nhiên:

– Em muốn anh thay hết các người giúp việc à? Sao vậy? Những người này rất quen việc, tìm người khác công việc sẽ chậm trễ. Nhưng là anh nói về hai người bếp và làm vườn, chớ còn vú già thì không bao giờ anh có ý nghĩ tìm người khác thay vú.

– Không, em không dám bảo là thay vú Chín. Gọi vú Chín thì hay hơn gọi vú già.

– Ưø, thì chúng ta gọi vú Chín. Anh xem vú Chín như người mẹ thứ hai… Vả lại, vú Chín trước kia ở giúp cho thầy mẹ anh, mẹ anh xem vú Chín như một người bạn.

Tự nhiên Thúy Ái có vẻ lo nghĩ. Nàng hỏi:

– Vú Chín yêu chị Lệ Hằng lắm phải không?

Anh Kiệt nói:

– Yêu nhiều lắm. Nên bây giờ, khi thấy anh thay đổi tất cả trong nhà, vú Chín buồn lắm.

– Thay đổi trong nhà mà vú Chín buồn, thì chuyện anh cưới em chắc vú Chín không tán thành rồi. Phải thế không anh? Mà vú Chín không tán thành thì những người giúp việc trong nhà anh, có ai tán thành việc hôn nhân này đâu.

Thúy Ái nói bằng một giọng buồn rầu khiến Anh Kiệt hiểu Thúy Ái đang lo nghĩ nhiều về việc nàng là người đến sau. Có lẽ vì thế mà Thúy Ái có ý nghĩ thay đổi người giúp việc trong nhà chăng?

Anh Kiệt nói:

– Tại họ mới biết Lệ Hằng, chưa biết em. Nay mai họ biết em thì rồi họ sẽ yêu quí em như đã yêu quí Lệ Hằng. Người em dễ gây cảm tình lắm. Anh thấy em còn đáng quí hơn Lệ Hằng nhiều. Con người ta có biết nhau mới quí nhau. Vú Chín chưa biết em làm sao quí em được?

Thúy Ái có vẻ suy nghĩ, hình như không cần nghe lời giảng giải của Anh Kiệt.

Điều mà Thúy Ái lo ngại là phải chạm trán các người giúp việc cũ của Anh Kiệt, nhất là với vú già. Một áng mây mờ đang bao phủ quanh nàng.

Anh Kiệt vỗ nhẹ vai Thúy Ái và nói:

– Kìa, đừng có suy nghĩ vơ vẫn mà mất vui. Để về ngoài ấy rồi anh sẽ tìm cách làm vừa ý em.

Thúy Ái đổi buồn làm vui:

– Không, em tin hoàn toàn nơi anh, em có lo ngại gì đâu. Chỉ ngại là em quá nhỏ tuổi, chưa biết cư xử với đời ra sao…

– Thôi, đừng nói đến việc ấy nữa, mất vui. Em mà đến Huế là em vừa lòng ngay. Và miễn em yêu anh là đủ. Em không nghe người ta nói: Khi yêu nhau, hai linh hồn trẻ ấy có thể sống trong túp lều tranh và uống nước lã cũng vẫn vui sướng.

Thúy Ái là con người thực tế, nghe Anh Kiệt nói thế liền cười và nói:

– Em không tin như thế.

Xe chạy vùn vụt… Chẳng bao lâu đã về đến Nha Trang. Các đứa bé con bà Nghĩa đón mừng Anh Kiệt và Thúy Ái hết sức vui vẻ. Thúy Ái hỏi:

– Các em có nhớ chị không?

Nghe Thúy Ái hỏi thế, Ánh Hoa òa lên khóc, làm như nó đã dồn dập chất chứa cái buồn trong hai hôm nay.

Thúy Ái ôm Ánh Hoa vào lòng, nâng niu:

– Kìa, chị về thì em mừng, sao em lại khóc?

Tức tưởi, Ánh Hoa nói:

– Chị về rồi chị lại đi. Mẹ bảo là Anh Kiệt sẽ dẫn chị đi Huế và lâu lắm chị mới trở vào với chúng em!

– Mẹ nói với em như thế à? Chị sẽ giảng giải em nghe sau.

– Em không nghe gì cả! Anh Kiệt xấu lắm, cướp mất chị Thúy Ái của em.

Trọng Lang và Trọng Minh cũng nói:

– Chị đi với anh Kiệt, bỏ chúng em!

Cả ba đứa trẻ, đứa nào cũng vẻ mặt buồn hiu, khiến Thúy Ái cảm động quá…

Rời bỏ chuỗi ngày ấm êm này để bước chân vào một cuộc đời mới, Thúy Ái đã bỏ mất ba mối tình đẹp đẽ, thơ ngây. Nhưng làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ, đời người là một dây dài biệt ly và đoàn tụ… Hôm nay biệt ly để ngày mai đoàn tụ. Con người ta nay đây mai đó, gieo rắc ở chỗ này một vài chút cảm tình, gặt hái ở chỗ khác vài mối thiện cảm, để rồi giũ áo ra đi nơi khác và gây lại bao nhiêu cảm tình khác. Để đây vài chút nhớ thương, tìm lại chỗ khác vài tình bạn chân thật, cái kiếp sống của con người là thế.

Thúy Ái nói:

– Các em làm chị buồn quá.

Bà Nghĩa ra kịp, rầy ba con. Anh Kiệt lại mỉm cười:

– Các em lại oán cháu rồi thím ạ.

Thúy Ái dắt Ánh Hoa về phòng, dỗ dành:

– Em đừng buồn, chị sẽ vào ở đây với em.

Ánh Hoa lắc đầu:

– Chị xí gạt em, em không tin.

Nhưng rồi ngày cưới của Anh Kiệt và Thúy Ái cũng đã đến.

Oâng bà Nghĩa quen biết nhiều nên khách khứa rất đông và ai cũng mừng cho Thúy Ái có phước được ông bà Nghĩa đứng làm chủ hôn.

Tiệc kéo dài suốt ngày, trong tiếng cười giọng nói. Thúy Ái đã sống những phát tưng bừng náo nhiệt nhất trong đời nàng.

Sáng hôm sau, Anh Kiệt và Thúy Ái lên đường thật sớm để tránh sự bịn rịn của Ánh Hoa.

Ánh Hoa biết Thúy Ái sắp xa nó, nên suốt ngày cưới nó cứ lẩn quẩn một bên Thúy Ái, nó phụng phịu với Anh Kiệt, bảo Anh Kiệt xấu, ăn cướp chị Thúy Ái của nó.

Lái chiếc xe mới của ông bà Nghĩa cho, Anh Kiệt khoan khoái nói:

– Chà, chiếc xe này chạy êm quá, thật là đáng tiền.

Thúy Ái chỉ chiếc đồng hồ tay và nói:

– Thím Nghĩa tặng em chiếc đồng hồ này, có lẽ cũng đắt tiền lắm.

Anh Kiệt cười:

– Đồ của thím Nghĩa tặng thì chắc là đắt tiền. Nhưng sao thím Nghĩa lại yêu mến em đến như vậy? Nhiều người bảo thím ít thích đàn bà lắm, thím bảo đàn bà nhiều chuyện. Với em, thím lại tử tế, cũng là một chuyện lạ. Như thế thì em làm gì không được vú Chín yêu quí.

Anh Kiệt lại gợi đến chuyện vú Chín, khiến Thúy Ái nói:

– Vâng, thì em cũng phải làm sao gây cảm tình với vú Chín chớ.

Phong cảnh hai bên đường hết sức đẹp. Thúy Ái nhìn không chán. Thỉnh thoảng nàng lại nhìn Anh Kiệt một cách yêu mến.

Anh Kiệt cho xe nghỉ ở các tỉnh và hai người lại xuống đi dạo phố, hoặc mua thêm vài thứ thổ sản để đem về dùng.

Vừa đi vừa nghỉ, đến ba ngày họ mới về đến Huế.

Khi chiếc xe qua cầu Trường Tiền, lòng Thúy Ái hồi hộp lạ. Nàng sắp đụng đầu với vú Chín, người yêu Lệ Hằng và nhất định giữ mãi hình ảnh của Lệ Hằng trong đời.

Anh Kiệt choàng một tay qua vai Thúy Ái và nói:

– Sắp đến nhà rồi em ạ. Em thấy chưa. Chúng ta đi ra khỏi châu thành, đi về vùng ngoại ô, em thấy phong cảnh ở đây có đẹp không?

Thúy Ái nghe Anh Kiệt hỏi liền đáp:

– Đẹp lắm. Gần đến chưa anh?

– Sắp đến rồi. Biệt thự Trường Kha này trước kia của một ông hoàng. Oâng chết, bà hoàng thua cờ bạc mới bán cho anh. Rộng lớn lắm, cả năm sáu chục gia đình ở không hết và cái vườn thì mênh mông, bát ngát.

– Thế à. Thế mà chỉ có hai chúng ta thì ở sao cho hết? Mà anh thì lại hay đi. Em làm gì cho hết thì giờ trong cái biệt thự to rộng ấy?

Anh Kiệt muốn nói: “Thế mà Lệ Hằng vẫn sống vui vẻ và đầy đủ trong ba năm tròn thì sao…”

Nhưng Anh Kiệt không dám nói câu ấy cho Thúy Ái nghe, sợ vô ý lại nhắc đến kỷ niệm cũ. Sự thật thì Anh Kiệt không còn yêu Lệ Hằng tha thiết như trước. Trong đầu óc Anh Kiệt giờ đây, hình bóng Lệ Hằng chỉ còn lờ mờ.

Anh Kiệt hết sức yêu quí Thúy Ái. Chàng cố đem đến cho đời nàng tất cả hạnh phúc.

– Em sẽ tìm cách dùng thì giờ và rồi em sẽ thích ở đấy mãi mãi, phong cảnh ở đây đẹp lắm. Chúng ta sắp tới rồi.

Chiếc xe chạy ngang qua một cái quán cất ở bên đường. Cái quán tuy nhỏ nhưng trông rất sạch sẽ. Nó nổi bật hẳn lên giữa những mái lều tranh lụp xụp. Anh Kiệt chỉ vào cái quán và nói:

– Đây là quán Vĩnh Phát, ông chủ quán quen với anh nhiều lắm, ở đây có tiếng nấu ăn ngon. Cứ mỗi buổi chiều, các vương tôn công tử ở Huế ra đây. Chúng ta ghé vào đây uống nước em nhé.

Thúy Ái nói:

– Sắp về nhà rồi thì còn ghé đây làm gì?

Nhưng Anh Kiệt muốn giới thiệu với ông Vĩnh Phát người vợ mới của mình. Trước kia, Lệ Hằng thường đến đây ăn uống với Anh Kiệt và mọi người trong quán ai cũng yêu mến và ca tụng sắc đẹp và tánh tình của Lệ Hằng.

– Chúng ta xuống đây nghỉ một lát. Anh giới thiệu em với ông bà Vĩnh Phát. Để sau này khi anh bận việc, em ra đây chơi cho vui.

Anh Kiệt cho xe ngừng. Thấy chiếc xe lạ, kiểu tối tân, ông bà Vĩnh Phát chạy ra đón. Khi nhận ra là kỹ sư Anh Kiệt, ông bà Vĩnh Phát mừng rỡ hỏi:

– Hôm nay ông kỹ sư rước bà về đây. Chúng tôi có nghe nói, định mang đồ lại mừng, nhưng chưa biết hôm nào ông về đến.

Oâng bà Vĩnh Phát nhìn Thúy Ái bằng cặp mắt tò mò khiến Thúy Ái hơi khó chịu.

Các người giúp việc trong quán đều đổ ra nhìn mặt Thúy Ái.

Thúy Ái thấy họ hình như không hài lòng trước vẻ đẹp không được lộng lẫy của nàng, nên nàng ngượng nghịu, vụng về.

Bà Vĩnh Phát nói:

– Xin rước ông bà vào nhà dùng vài ly nước.

Thúy Ái kéo tay Anh Kiệt và nói nho nhỏ:

– Chúng ta về vậy.

Bà Vĩnh Phát có lẽ đã đoán được ý Thúy Ái, nói mát:

– Bà kỹ sư gấp về nhà?

Anh Kiệt đỡ lời:

– Oâng bà tử tế quá. Nhưng ai cho ông bà hay tôi đi cuới vợ để đòi đi mừng đó?

Với nụ cười xã giao, bà Vĩnh Phát đáp:

– Thì tôi đoán, chớ khó gì. Chẳng lẽ ông kỹ sư ở vậy mãi?

Nói đến đây, bà Vĩnh Phát ra vẻ thương tiếc, nói:

– Kể ra thì bà kỹ sư trước đáng tiếc lắm.

Rồi cặp mắt bà Vĩnh Phát lại dán vào Thúy Ái, như để nói khéo rằng Thúy Ái kém Lệ Hằng xa.

Anh Kiệt sợ đứng đây lâu thì bà Vĩnh Phát sẽ nói nữa, nói nhiều về Lệ Hằng, cái điều mà chàng không muốn bao giờ.

– Thôi, gọi là ghé lại chào hai ông bà, để khi khác chúng lại đến đây, cho vợ tôi nhắm qua các món ăn đặc biệt ở Huế.

Nói xong, Anh Kiệt choàng tay qua lưng Thúy Ái. Cái cử chỉ êm đẹp ấy làm cho Thúy Ái cảm động. Nàng biết Anh Kiệt cố ý tỏ cho mọi người thấy rằng tuy Thúy Ái không đẹp bằng Lệ Hằng, nhưng chàng vẫn yêu quí nàng.

Hai người lên xe, xe lại chạy và chẳng bao lâu đã đến biệt thự Trường Kha.

Lòng Thúy Ái hồi hộp theo những tiếng còi xe báo hiệu của Anh Kiệt.

– Anh bóp còi để báo hiệu với vú Chín.

Quả thật khi xe đến trước cổng nhà thì chú Ba đã đứng chực sẵn, mở rộng hai cánh cửa sắt. Xe từ từ chạy vào con đường trải sỏi, hai bên là hai hàng cam xanh mướt.

Xe đỗ trước thềm và vú Chín mặc áo dài đứng đón sẵn tại đó.

Anh Kiệt bảo nhỏ với Thúy Ái:

– Vú Chín đó!

Thúy Ái không ngờ vú Chín còn xinh đẹp trong tuổi già như thế. Mới trông, người ta có thể tưởng vú Chín mới ngoài ba mươi tuổi. Trên mặt vú Chín chưa có một nếp nhăn nào. Người vú tha thướt và có vẻ quí phái lắm, da trắng hồng hào, cặp mắt trong sáng.

Anh Kiệt mở cửa xe, đẩy Thúy Ái ra và gọi lớn:

– Vú Chín ới Thúy Ái đã về tới đây nè!

Vú Chín vẻ mặt dửng dưng, nhìn Thúy Ái, cúi đầu chào, không nói một tiếng.

Thúy Ái cúi đầu chào lại và nàng khó chịu trước cái nhìn quá khắt khe của vú Chín.

Vú Chín nhìn Thúy Ái từ đầu đến cuối, vẻ mặt lạnh lùng.

Anh Kiệt là đàn ông, Anh Kiệt làm sao hiểu được cái nhìn ấy. Chỉ có đàn bà với đàn bà là hiểu nhau.

Qua cái nhìn ấy, Thúy Ái thấy nàng khó mà gây được cảm tình với vú Chín.

Anh Kiệt nhảy lại ôm hai vai vú Chín và nói bằng một giọng thân mật:

– Sao? Có phải Thúy Ái dễ thương không vú?

Vú già không trả lời câu hỏi của Anh Kiệt mà lại nói:

– Cháu đi có mệt lắm không? Cháu cứ lên lầu nghỉ, vú sẽ bảo chúng nó khuân đồ vào cho.

Anh Kiệt cầm tay Thúy Ái dắt lên tam cấp.

Thúy Ái nói:

– Để em dọn đồ đạc với vú Chín.

Vú Chín nhìn Thúy Ái có nửa mắt và nói:

– Được, bà kỹ sư cứ lên nhà, đã có già này lo tất cả cho, không mất mát đâu mà sợ!

Thúy Ái nói:

– Nào phải cháu sợ mất. Cháu sợ nhọc vú vì anh Kiệt mua nhiều đồ quá, vú ạ.

– Không sao, cứ lên mà nghỉ.

Thúy Ái đi theo Anh Kiệt, trong lòng kém vui.

Cái phút đầu tiên nàng đặt chân về nhà Anh Kiệt, đáng lẽ là phút vui mừng lắm, thế mà Thúy Ái cảm thấy lạnh lùng. Một cái màn lạnh lùng đang bao phủ bên nàng, mặc dù nàng đang sống trong tình yêu tràn ngập của Anh Kiệt.

Thúy Ái đi thật chậm, mắt nhìn khắp nơi. Thật là một nơi yên tĩnh và nên thơ, nhưng người như Anh Kiệt mà lại ở một nơi tĩnh mịch vắng vẻ như thế này thì thật là kỳ lạ. Còn Lệ Hằng, Lệ Hằng là người thế nào mà lại chịu ở một mình nơi đây, suốt mấy năm trời không chán nản, không buồn rầu?

Đặt chân vào phòng khách, Thúy Ái không khỏi kính phục tài sắp đặt trong nhà. Ai đã sắp đặt giỏi như thế. Từ tấm màn cửa cho đến bàn ghế trong nhà, món đồ nào nào cũng có vẻ mỹ thuật cả.

Anh Kiệt đưa Thúy Ái xem các phòng, nào phòng ăn, phòng ngủ, phòng đọc sách… và sau cùng là bao lơn đứng ngắm xuống vườn.

Thúy Ái nói:

– Anh thuê ai trang hoàng nhà cửa mà đẹp đẽ và mỹ thuật như thế này?

Anh Kiệt mỉm cười:

– Đố em biết?

Thúy Ái lại hỏi:

– Anh phải không?

Anh Kiệt lắc đầu:

– Anh làm gì mà tài như thế. Vú Chín đấy em ạ.

Thúy Ái không tin:

– Vú Chín có phải họa sĩ đâu. Thôi, em biết rồi, có lẽ là chị Lệ Hằng, người vợ trước của anh, vì em nghe Trọng Lang bảo Lệ Hằng là một họa sĩ kia mà. Tại sao anh lại giấu em và bảo là vú Chín?

Anh Kiệt nói:

– Không, chính vú Chín đã giúp Lệ Hằng trang hoàng các phòng trước kia. Nhưng từ ngày Lệ Hằng chết cách đây bảy năm, bao nhiêu công việc trong nhà này là co vú Chín cả, thế thì không phải vú Chín thì còn ai nữa?

Thúy Ái nói:

– Ừ nhỉ. Đã bảy năm rồi.

Nhìn xuống vườn hoa hồng, Thúy Ái lại hỏi:

– Ai trồng vườn hoa đẹp quá? Anh đi mãi như thế thì ai trông nom?

– Chú Ba làm vườn chứ ai.

– Một người như chú Ba mà cũng yêu thích hoa đến thế à? Lạ nhỉ!

Đưa mắt nhìn khắp vườn, Thúy Ái lại khen:

– Ngôi vườn rộng như thế này mà ai khéo sắp đặt ngăn nắp quá… Đứng nhìn, chúng ta có cảm giác rằng cây cối đều giữ thứ tự chung cho ngôi vườn.

– Em thật có con mắt quan sát. Để anh đưa em đi xem khắp vườn.

Thúy Ái và Anh Kiệt đi xem hết mấy phòng ở nhà dưới rồi đi ra vườn. Đến đâu, Thúy Ái cũng khen ngợi và rất hài lòng. Nhưng Thúy Ái nói:

– Thỉnh thoảng về đây ở để di dưỡng tinh thần thì được, chớ ở mãi đây, nhất là ở một mình, chỉ có dạng người chán đời mà thôi. Còn không thì là người trốn đời, để định một việc gì bí mật.

Anh Kiệt nghe thế, lấy làm lạ nhìn Thúy Ái:

– Em nói thế nghĩa là em không thích ở mãi đây?

– Ở mãi đây làm gì? Em phải giúp đỡ anh trong việc làm ăn chớ. Em còn trẻ tuổi, đầy sinh lực như thế này mà không giúp anh trong việc làm ăn, hoặc tham gia vào công việc chung cho xã hội, thì cuộc sống của em có nghĩa lý gì nữa? Sao anh lại muốn có một người vợ trẻ để nhốt vào cái lồng xinh đẹp này?

– Em nói nghe cũng phải, để rồi chúng ta sẽ tính sau, bây giờ chúng ta cứ tạm ở đây, cũng như là đi hưởng tuần trăng mật.

Đi xong khắp vườn, Anh Kiệt lại đưa Thúy Ái về phòng ăn. Vú Chín đã dọn sẵn cơm chờ Anh Kiệt và Thúy Ái vào.

Thúy Ái nói:

– Đi quanh vườn một lượt mà mất cả giờ, để trừ lại lúc ngồi trên xe suốt ngày.

Anh Kiệt cố nói cho vú Chín nghe:

– May là anh chỉ đưa em đi xem chưa giáp ngôi vườn.

Vú Chín nói:

– Không nên đi ra phía sau.

Sự thật thù vú Chín không muốn Thúy Ái ra ngồi chỗ cái ghế đá mà trước kia Lệ Hằng đã ngồi. Với vú Chín thì chỉ có Lệ Hằng mới xứng đáng ngồi dưới hàng lệ liễu, ngắm cảnh sông nước mà thôi.

Với đôi mắt của vú Chín, vú nhận thấy Thúy Ái không phải con người như Lệ Hằng. Về sắc đẹp, nhất định là Thúy Ái thua Lệ Hằng xa lắm rồi, nhưng còn về tài đức thì chắc gì đã hơn được Lệ Hằng.

Vú già thật không hiểu tại sao Anh Kiệt có thể yêu Thúy Ái được, khi đã sống bên Lệ Hằng, một nàng tiên tài giỏi đủ điều.

Vú già mà ở địa vị Anh Kiệt thì vú già không đời nào để mắt đến Thúy Ái, chớ đừng nói là cưới làm vợ. Người của Thúy Ái tầm thường quá, không có một cái gì lôi cuốn ai cả.

Anh Kiệt và Thúy Ái sau khi đi thay đồ mát liền ngồi vào bàn ăn. Vú Chín bỏ đi nơi khác. Anh Kiệt nói:

– Mời vú ngồi vào đây ăn luôn thể.

Thúy Ái cũng mời:

– Xin mời vú.

Vú Chín từ chối:

– Để khi khác. Hôm nay là bữa tiệc động phòng hoa chúc, xin để cho ông bà…

Anh Kiệt nói:

– Vú lại đặt chuyện. Vú cứ ngồi vào đây với chúng cháu cho vui.

Nhưng vú Chín đã bỏ ra, cặp mắt liếc xéo Thúy Ái. Vừa ăn vừa nhìn khắp phòng, Thúy Ái lấy làm lạ không thấy tấm ảnh nào của Lệ Hằng. Thúy Ái toan hỏi nhưng lại thôi.

Aên xong, Thúy Ái một mình đi khắp các phòng khác, nhưng ở đâu nàng cũng không thấy có ảnh Lệ Hằng. Nàng hiểu Anh Kiệt đã cố xóa bỏ tất cả những gì về người vợ cũ.

Chiều hôm ấy, đứng trên đấy lầu nhìn xuống, Thúy Ái thấy người làm vườn hái một bó hoa hồng. Lúc ấy vú Chín đang dọn dẹp ở phòng khách. Thúy Ái muốn tìm cách nói chuyện với vú Chín nhưng vú Chín cứ tránh nàng. Thúy Ái định hỏi thử người làm vườn hái hoa làm gì.

Theo Thúy Ái, để các cành hoa trên cây sẽ đẹp và giữ lâu rụng hơn là cắt mà cắm vào lọ, nên Thúy Ái gọi lớn chú Ba:

– Chú Ba ơi! Sao chú hái hoa làm gì thế?

Chú Ba ngẩng lên nhìn thấy Thúy Ái, nhưng rồi lại cắm cúi lựa các cành hoa đẹp.

Thúy Ái liền chạy vào phòng khách hỏi lớn:

– Vú Chín ơi! Cho cháu hỏi cái này…

Vú Chín nghe Thúy Ái gọi, lấy làm bực tức liền đáp một cách mỉa mai:

– Thưa bà kỹ sư, bà gọi tôi?

Thúy Ái cũng khó chịu, đáp:

– Tôi định nhờ vú một việc.

– Thì bà kỹ sư cứ sai.

Thúy Ái thật khó chịu về cách xưng hô ấy, nhưng nàng liền dịu giọng:

– Cháu định hỏi thử vú, có phải chú Ba lãng tai hay điếc không?

Vú Chín mỉm cười gay gắt:

– Ở đây ông kỹ sư có dùng người điếc bao giờ? Chú Ba không tàn tật đâu, bà ạ.

– Gọi cháu bằng cháu có phải là thân mật hơn không, thưa vú.

– Bà bảo thế, chớ tôi không dám. Lúc nãy bà gọi quá lớn làm tôi giật mình và tưởng bà sắp truyền một lệnh gì.

Thúy Ái là người Nam, cho nên cách ăn nói thành thật và giản dị, lối cư xử cũng không kiểu cách… Trái lại, người ở đất đế đô trước kia quen sống kiểu cách của vua chúa, ăn nói bóng bẩy, văn hoa, tánh tình khó khăn, lễ phép.

Sự thật thì không phải thế, vú già đã hiểu lầm Thúy Ái và nhất định Thúy Ái đau khổ để vừa lòng vú.

Thúy Ái nói:

– Khi nãy cháu thấy chú Ba hái hoa hồng, cháu liền gọi chú. Chú ngước mặt lên nhìn cháu, nhưng lại không thèm trả lời!

Vú già nghiêm giọng:

– Tại bà kỹ sư la lớn quá nên chú Ba sợ, không dám trả lời.

– Cháu có la lớn đâu.

– Bà kỹ sư la đến nỗi tôi ở bên phòng bên kia mà phải giật mình. thưa bà kỹ sư, ở trong Nam thì sao không biết, chớ ở ngoài này, người đàn bà ăn nói dịu lắm.

Thúy Ái biết vú Chín dạy khéo nàng, trong lòng hết sức bực tức, nhưng Thúy Ái lại nhớ đến lời dặn của Anh Kiệt: “Em ráng ở cho vừa lòng vú Chín”.

Thậm chí Anh Kiệt dám bảo rằng Anh Kiệt xem vú Chín như người mẹ thứ hai, thì Thúy Ái còn giận làm sao được.

Thúy Ái nói:

– Tại giọng nói của cháu như vậy, chớ không phải là tại cháu… Tuy ăn nói không được dịu mềm như người Huế, nhưng cháu lại hết sức thành thật, vú ạ!

Vú Chín cũng biết là mình đã quá lời với Thúy Ái. Bà cũng tưởng Thúy Ái tức giận gây lớn chuyện, ai ngờ Thúy Ái vẫn tử tế.

Vú Chín nói:

– Theo ý muốn của bà kỹ sư trước thì mỗi ngày phải thay hoa hai lần, sáng và chiều. Vườn hoa này là do tay bà kỹ sư trước trồng tỉa và săn sóc. Từ ngày bà kỹ sư chết đi, chú Ba vẫn luôn tôn kính ý muốn ấy, và suốt trong bảy tám năm trờ nay, ngày nào chú Ba cũng thay hoa hai lần… cho đến ngày nay bà về cũng vậy.

– Nhưng đó là ý muốn của chị Lệ Hằng, còn cháu thì cháu không thích như thế. Hoa đẹp cứ để ngoài vườn, trông tươi tốt lâu dài hơn, hái đem cắm vào lọ, thì sẽ mau tàn tạ.

– Như thế từ nay mỗi ngày khỏi hái hoa? Oà, bà kỹ sư giản dị quá. Chú Ba sẽ đỡ tốn công. Chú đem hoa lên và cắm vào chiếc lọ Nhật rồi kia.

Thúy Ái gọi:

– Chú Ba ra đây tôi nói cái này.

Vú Chín bảo Thúy Ái:

– Vào mà nói với chú. Chú đang bận việc, ai lại gọi giật ngược như thế, chú bỏ hoa xuống bàn, hoa bị đè bẹp còn gì, thưa bà kỹ sư.

Thúy Ái đành phải đi vào. Đưa tay mân mê các đóa hoa, nàng bảo:

– Ngày mai chú đừng hái hoa đem lên cắm nữa. Cứ để dưới vườn, trông đẹp mắt hơn.

Chú Ba nhìn Thúy Ái bằng đôi mắt kinh ngạc và đáp:

– Cả vườn hoa, tôi chỉ hái có một chục cái. Có hết đâu, thưa bà kỹ sư?

– Nhưng tôi muốn thế. Yù chị Lệ Hằng khác, còn tôi lại khác, bây giờ thì tôi ở đây.

Thúy Ái muốn nói: “Bây giờ tôi là chủ nhà này, chú phải chìu theo ý tôi”.

Chú Ba lặp lại lời mà Lệ Hằng thường nói với chú:

– Một căn nhà không có hoa thì có vẻ điêu tàn, thiếu ánh sáng.

Trong lúc vú Chín nhìn Thúy Ái, ngắm đôi bàn tay bé nhỏ của nàng đang mân mê mấy cánh hoa. Vú Chín sung sướng nhận thấy đôi tay của Thúy Ái không đẹp một chút nào cả. Thế mà Thúy Ái đeo hai chiếc nhẫn kim cương! Đôi tay của Thúy Ái khô khan quá, lại không trắng nữa. So với đôi bàn tay của Lệ Hằng thì thật là một trời, một vực.

Những ngón tay của Lệ Hằng mềm mại, trắng nuột và thon thon như những búp măng. Những ngón tay ấy khi sờ vào các cành hoa hay khi đặt lên trên những cái nệm nhung thì có thể làm vú Chín mê tít đi được.

Thúy Ái nghe chú Ba nói thế không khỏi buồn cười, và nàng hiểu rằng có lẽ trước kia Lệ Hằng đã nói với chú như thế.

– Nhưng cứ để hoa ở ngoài vườn là đẹp.

Chú Ba tìm cách cãi lại, vì sự thật mỗi ngày hai lần bẻ hoa, chú cảm thấy vui vui, và nếu bây giờ bỏ thói quen ấy thì chú không muốn.

– Oâng kỹ sư cũng bảo bẻ hoa cắm vào lọ cho đẹp nhà.

Thúy Ái nói bằng một giọng đầy tự tin:

– Oâng kỹ sư sẽ không bằng lòng nếu chú còn bẻ hoa nữa.

Câu này làm cho chú Ba không cãi nữa, chú đặt lọ hoa lên giữa bàn rồi đi xuống. Nhưng câu này làm cho vú Chín tức giận thầm nghĩ:

– À, té ra Thúy Ái đã tự phụ là lái được Anh Kiệt. Con bé này coi bộ thiệt thà mà quá quắt lắm. Thảo nào mà Anh Kiệt không đòi dọn dẹp tất cả những gì của Lệ Hằng để khỏi vướng mắt nó.

Vú Chín nói với chú Ba vì chú đã xoay lưng đi xuống:

– Từ rày chú đừng bẻ hoa nữa, như thế chú cũng chả cần tưới hoa và săn sóc chăm chút mỗi ngày làm gì cho mệt. Cứ để tự nhiên dưới vườn.

Chú Ba nghe nói liền quay lại đáp:

– Nếu không chăm sóc vườn thì vườn hoa sẽ tàn tạ trong hai tháng. Tôi săn sóc hoa là vì tôi tôn kính người đã chết. Vú không hiểu à?

Thúy Ái suy nghĩ:

– Thì ra ở nhà này ai cũng nghĩ đến người đã chết cả, lạ quá.

Hôm sau, Anh Kiệt về thấy trong phòng không có hoa, liền hỏi Thúy Ái:

– Chú Ba sao lười thế, không thay hoa cho em?

Thúy Ái nói:

– Tại em không cho chú ấy cắt hoa nữa.

– Tại sao thế hả em? Trong một gian phòng bày trí đẹp đẽ như thế này mà không có hoa thì còn ra làm sao nữa? Những cành hoa sẽ làm cho gian phòng vui tươi thêm chứ.

– Theo ý em, để các cành hoa ở trên cây thù tốt hơn. Mình bẻ cắm vào lọ thì hoa sẽ mau tàn. Em không muốn thấy lọ hoa tàn. Làm chi mà mất công quá vậy?

– Ơû đời có nhiều sự mất công mà lại không nên tiếc công. Là vì nó gây thêm cho đời mình bao nhiêu mỹ cảm và bao nhiêu êm đềm.

Thúy Ái làm thinh, nhưng trong lòng thoáng buồn:

– Có phải là em không thích hoa đâu, nhưng em chỉ muốn trồng hoa mà không muốn bẻ hoa, anh ạ!

Anh Kiệt cười:

– Em nói hay quá. Em trồng hoa, mà em không muốn bẻ hoa, anh khen cái ý kiến tốt đẹp này của em. Nhưng rồi em đã nghĩ được cách gì làm cho hoa khỏi tàn không? Chớ dù em có muốn thì rồi ở trên cành, hoa cũng vẫn phải sống kiếp hoa, hoặc tàn tạ sau cơn mưa, trận gió…

– Thà để cho nó tự tàn trên cây, còn hơn là mình làm cho tàn gấp trên chiếc lọ, giữa gian phòng chật chẹp sao? Để nó tàn giữa vũ trụ có hơn không?

Nói xong câu này, Thúy Ái đăm chiêu suy nghĩ:

– Mình cũng thế. Mình đang sống giữa cảnh trời mênh mông, được không khí tự do… Về đây, mình cũng đã thấy khó chịu lắm rồi.

Anh Kiệt biết Thúy Ái về ở đây thì không thích, nên tìm cách làm Thúy Ái vui. Ngày nào chàng cũng lái xe đưa Thúy Ái ra dạo phố, hoặc xem hát, để Thúy Ái vì chàng mà thay đổi cảnh sống êm đẹp.

Ơû biệt thự Trường Kha được hai tháng, một hôm Thúy Ái nói với Anh Kiệt:

– Hôm nay em đã quen với cái sống tĩnh mịch này rồi và em thấy ở đây cũng không đến nỗi buồn lắm. Anh biết em làm gì cho hết thì giờ không?

Anh Kiệt nói:

– Anh biết em đang trồng hoa phải không?

– Đúng đó. Từ ngày em không cho chú Ba bẻ hoa để cắm vào lọ thì chú Ba lại bỏ vườn không muốn săn sóc, và chú Ba lại cho em là con người tục không biết yêu hoa. Hơn nữa, anh đã bảo là vườn hoa ấy chính vì anh mà có, thì nay em vì anh nên chăm chút lại cái vườn hoa ấy và gầy thêm vài đám nữa để ghi lại khoảng đời của chúng ta.

Anh Kiệt khen:

– Ghi lại cái gì thì cũng không quan hệ bằng làm vui lòng anh bây giờ.

Thúy Ái nói:

– Rõ anh thật ích kỷ. Nhưng cái gì chớ cái chìu anh một tí thì cũng không khó mấy.

Thúy Ái làm sao không kính nể Anh Kiệt được. Được sống trong cảnh ngày nay, nàng nhận thấy tình của Anh Kiệt đối với nàng không phải là ít. Đã vậy, Anh Kiệt rất chu đáo, không bao giờ chàng nhắc đến chuyện Lệ Hằng.

Hôm chàng biết vú Chín đã ăn nói không được nhã nhặn với Thúy Ái, chàng mời vú Chín lại và năn nỉ vú Chín đừng làm phiền Thúy Ái. Anh Kiệt nói:

– Vú ở trong phòng vú. Vú không cần phải làm gì cho Thúy Ái cả. Thúy Ái tự làm được tất cả mọi việc và cũng có thể lo được cho cháu nữa. Còn về phần nấu nướng thì đã có chị Lý. Thúy Ái rất giản dị, vú đừng ngại. Vú già rồi, vú cứ nghỉ ngơi.

Nhờ vậy mà vú Chín và Thúy Ái khỏi phải va chạm nhau nữa.

Điều mà Thúy Ái không nói cho Anh Kiệt biết là từ khi Thúy Ái cấm không cho chú Ba bẻ hoa cắm vào lọ, thì chú Ba không còn lo săn sóc vườn hoa hồng nữa.

Thúy Ái sợ vườn hoa tàn tạ, mỗi ngày tự tay bón cây, tưới nước, không hề phiền trách gì chú Ba cả.

Thúy Ái tránh không nói gì với vú Chín mà cũng không nói gì với chú Ba. Công việc trong nhà Thúy Ái tự làm tất cả. Đến áo quần, Thúy Ái cũng tự giặt ủi lấy mà mặc.

Còn chị Lý thì muốn nấu sao cũng được, Thúy Ái không hề chê hay khen bao giờ.

Thấy thế, Anh Kiệt không bằng lòng, bảo:

– Sao em không để chú Ba, hoặc chị Lý giặt?

Thúy Ái nói:

– Em ở không làm gì mà không giặt? Họ bận rộn suốt ngày.

– Nếu vậy để anh thuê thêm cho một người nữa?

– Thuê làm gì. Để em làm cho thân thể cử động với chớ.

Nhưng rồi Anh Kiệt bận công việc vắng nhà luôn. Thúy Ái làm lụng, Anh Kiệt cũng không thấy thường nên không để ý.

Thấy Thúy Ái giặt áo quần, vú già chẳng những không làm giúp mà còn nói với chị Lý:

– Đó, em thấy không, bà kỹ sư trước kia suốt ngàu thêu rồng, vẽ phượng, đàn hát vui chơi, còn bà này thì chỉ biết giặt áo quần và đánh giày. Em có thấy hai bàn tay của bà ta không, sần sượng mà gân guốc, không có vẻ gì là quý phái cả. Từ hôm bà ta không cho chú Ba bẻ hoa cắm lọ nữa, chú Ba giận không thèm săn sóc đến vườn hoa hồng thì bà ấy lại phải đi trồng trọt. Để xem tài bà ta…

Chị Lý, với vẻ mặt độc ác, nói:

– Mình không muốn phá, chớ cứ tối lại dội cho vài thau nước sôi thì đi đời nhà ma.

Vú Chín nói:

– Đừng có chơi ác thế, ông kỹ sư hay được thì nguy. Thật là lạ, Thúy Ái không có tài, có sắc gì cả, so với Lệ Hằng thì thua xa, thế mà ông kỹ sư lại mê như điếu đổ. Nói gì ông ấy nghe nấy. Mấy lúc sau này, ông kỹ sư cấm không cho tôi làm gì cả, nên tôi đỡ phải gai mắt. Săn sóc hoa mà ngày nào tôi cũng hái hết hai bó, nào hay biết gì đâu.

– Vú hái hoa làm gì thế?

– Hái hoa để cắm trong phòng Lệ Hằng… Cái phòng ấy tôi cất chìa khóa, có ai vào được. Tôi đợi lúc Thúy Ái ngủ trưa và lúc nửa đêm, tôi hái hoa.

– Hái hoa thì có dấu, sao lại không biết? Chắc Thúy Ái biết mà không nói ra thôi. Nhưng vú à, kể ra bà ta cũng hiền lành lắm đó. Từ ngày về đây đến nay, tôi không nghe chê tôi về việc nấu nướng gì cả. Gặp tôi thì bà cũng cười vui vẻ.

Vú già đáp:

– Biết gì mà chê? Con nhà nghèo, mồ côi cha mẹ, ai nấu cho ăn mà biết ngon dở.

Suy nghĩ một lát, vú già lại nói:

– Tôi không ưa Thúy Ái vì tự đâu nó đến đây làm cho Anh Kiệt dẹp tất cả tranh ảnh của Lệ Hằng.

Chị Lý nói:

– Vợ chết thì cưới vợ khác, người đàn ông nào lại không thế. Đàn bà chồng chết, còn đi lấy chồng khác, nữa là các ông đàn ông. Việc đó vú không nên trách làm gì. Vú nên vui chớ đừng nên buồn thảm vậy.

Vú Chín nhìn chị Lý bằng đôi mắt soi mói rồi nói:

– Chị này học ai mà hôm nay lại có giọng nói ấy kìa?

– Thưa vú, thật không ai xúi tôi cả, chỉ vì tôi thấy bà kỹ sư cũng rất dễ dãi, vả lại ông kỹ sư đã nhiều lần dặn bảo tôi nên tử tế với bà kỹ sư.

– Thì tùy ý. Chị có cảm tình đặc biệt với họ thì chị cứ tử tế với họ.

Thúy Ái không trò chuyện với ai cả, không làm phiền ai cả, suốt ngày hết trồng tỉa ngoài vườn, lại thêu may, giặt giũ. Khi Anh Kiệt về thì Thúy Ái lo cho Anh Kiệt, không bao giờ Anh Kiệt thiếu một món gì. Anh Kiệt lấy làm sung sướng được một người vợ chu đáo, yêu chàng. Còn trước kia, mọi việc Lệ Hằng đều giao vú già cả.

Thấm thoát mà Thúy Ái về ở biệt thự Trường Kha đã được sáu tháng. Sáu tháng rồi mà Thúy Ái chưa bao giờ để chân ra phía sau, phía có con sông chảy, có hàng lệ liễu mà trước kia Lệ Hằng mỗi chiều thường ra đấy chơi và ngắm cảnh.

Thấy ngôi vườn quá rộng, nhiều chỗ cây cối um tùm, Thúy Ái hơi ngại. Vả lại, trong nhà này, ngoài Anh Kiệt ra, người nào cũng tỏ ra rất ít cảm tình với Thúy Ái. Nàng cũng định tìm cách gây thiện cảm với họ mà chưa có dịp. Lúc này chưa phải lúc mua lòng họ được. Thúy Ái tự tay làm lấy tất cả công việc là cốt để cho những người ấy được rảnh rang. Như thế nàng khỏi đụng chạm với họ và rồi mới có thể gây thiện cảm với họ được.

Lúc này thì chị Lý không nhìn nàng với cặp mắt lạnh lùng nữa. Chú Ba thì đã giúp nàng tưới các bồn hoa. Chỉ còn vú Chín.

Nhiều hôm Thúy Ái thấy chị Lý nhìn nàng thì nàng cười khen:

– Chà, chị nấu ăn ngon quá. Trong Nam chúng tôi không nấu được những món lạ thế này.

Thế là từ đấy chị Lý trổ hết tài ra nấu nướng để mỗi ngày được lãnh những lời khen của Thúy Ái.

Một hôm, Thúy Ái soạn mấy rương áo quần, lấy cho chị Lý không biết bao nhiêu là áo quần cũ, những đồ này trước kia hai cô con gái bà bác sĩ đã cho nàng và bà Nghĩa cũng cho nàng khi nàng mới bước chân vào dạy ở nhà bà.

Chị Lý được những áo quần còn tốt ấy, mừng vui không sao nói được. Chị Lý nói với Thúy Ái:

– Những áo quần này còn tốt quá, bà thật tử tế.

Từ đấy chị Lý hết sức tử tế với Thúy Ái và Thúy Ái đã bắt đầu nói chuyện với chị, và hỏi thăm về việc này việc khác.

Vú già thấy thế không bằng lòng, nhưng sự thật thì tính tình giản dị của Thúy Ái cũng đã cảm hóa vú một đôi phần.

Còn chú Ba thì chú không còn giận về chuyện Thúy Ái không cho chú bẻ hoa cắm vào lọ nữa. Chú đã giúp Thúy Ái tưới hoa.

Một hôm, Thúy Ái hỏi chú:

– Chú nè, lạ quá! Mấy lúc này chú không cắt hoa cắm ở trong phòng, tôi cũng không cắt hoa bao giờ, nhưng ngày nào ra vườn sớm tôi cũng thấy có dấu cắt. Không nhiều lắm, mỗi ngày chỉ độ vài chục hoa thôi. Nhưng ai đây trộm hoa thật tài, họ chỉ cắt thế nào mà ngó chung bồn hoa ta không thấy mất, nhưng ngó kỹ thì rõ ràng có dấu cắt.

Chú Ba biết vú già đã cắt, nhưng nói ra sợ vú giận, nên nói:

– Có lẽ hương hồn bà kỹ sư về cắt đấy!

Thúy Ái nghe một hơi lạnh chạy khắp người. Nàng nói:

– Chú Ba nói chơi hay nói thật?

Chú Ba đáp:

– Thì tôi nghĩ như thế. Trong nhà này có ai đâu mà hái?

Thúy Ái tưởng chú Ba không tin có người cắt hoa, nên chỉ vào các cành hoa và hỏi:

– Đó. Chú cứ nhìn kỹ các cành này, có phải là dấu mới cắt hồi sáng này không?

– Dạ, có ai vừa mới cắt khi sáng nay.

– Thật là lạ. Đã vậy thì để tôi rình cho biết ai cắt. Nếu quả thật hương hồn chị Lệ Hằng về cắt thì càng hay. Vì tôi muốn biết mặt chị Lệ Hằng.

Chú Ba nghe thế thì nói:

– Nhưng ai cắt thì cũng chả sao, bà ạ. Hoa nhiều quá…

Thúy Ái nói:

– Năm mười cái hoa có đáng gì, nhưng tại tôi tò mò muốn biết.

Bỗng nhớ ra một điều, Thúy Ái hỏi chú Ba:

– Chú Ba ơi! Tại sao trong nhà này không có bức ảnh nào của chị Lệ Hằng? Oâng kỹ sư không yêu chị Lệ Hằng sao?

Chú Ba thành thật đáp:

– Yêu lắm chớ. Không yêu mà bỏ ra hết nửa gia tài để trả nợ cho bà ấy.

Thật là một điều lạ mà Thúy Ái chưa từng nghe, nên nàng liền hỏi:

– Nợ gì mà nhiều vậy? chị Lệ Hằng có cờ bạc hay sao mà nợ nần?

Chú Ba biết mình đã lỡ lời nên đáp:

– Tôi cũng chỉ nghe phong phanh thế thôi. Lúc sắp rước bà về, ông kỹ sư bảo gỡ cất hết các tấm hình của bà kỹ sư trước.

– Cất ở đâu?

– Vú già cất trong căn phòng cũ của bà kỹ sư trước.

Thúy Ái hiểu là cất ở cái phòng kế bên phòng Anh Kiệt. Hai phòng ấy thông qua nhau bằng một cái cửa. Cái cửa ấy ngày nay đã khóa chặt, và cửa vào phòng Lệ Hằng cũng khóa chặt. Còn phòng Thúy Ái bây giờ thì đối diện với phòng Anh Kiệt…

Thúy Ái nghi là Anh Kiệt đã giữ chìa khóa các phòng ấy và nàng định tối nay sẽ hỏi Anh Kiệt về chuyện đó.

Anh Kiệt về, Thúy Ái liền kiếm chuyện nói cho vui để sau cùng có cách nói về chuyện mà nàng đã định.

Thúy Ái nói:

– Độ rày công việc nhiều lắm phải không anh? Hay là chúng ta dọn về ở gần sở anh để anh được gần đường…

Anh Kiệt nhìn Thúy Ái rồi hỏi:

– Anh thấy em đã quen sống ở đây rồi, nên không nghĩ đến việc đó. Thì ra em vẫn thấy ở đây là buồn tẻ sao?

Thúy Ái đáp:

– Buồn tẻ hay không thì anh cũng hiểu rồi, nhưng không phải vì sự buồn ấy mà em định dọn trong thành đâu. Em ngại cho anh, anh phải đi đi về về mỗi ngày mất công và cũng mệt lắm. Tại sao chúng ta không tránh đi sự phiền phức ấy, trong khi chúng ta có phương tiện để tránh? Anh có sẵn một biệt thự ở trong thành, không ai ở, sao anh không nghĩ đến chuyện dọn về ở đấy? Chúng ta cần có bạn bè, cần sống cuộc sống chung của xã hội, chúng ta không thể nào sống như kẻ ở ẩn.

– Anh có ở ẩn đâu. Anh vẫn hoạt động theo đà tiến hóa của xã hội đó chớ. Chỉ có em, em mới là người ở ẩn. Có lẽ em không muốn ở ẩn chớ gì!

Thúy Ái thấy cần phải nói cho Anh Kiệt hiểu những phân vân thắc mắc của nàng, để tránh cho nhau sự hiểu lầm có thể làm hại hạnh phúc gia đình.

Thúy Ái nói:

– Anh tưởng em là người ham vui phải không? Không phải đâu, nhiều lúc em tự hỏi, thế nào là một người vợ? Nhiệm vụ của một người vợ phải như thế nào? Chẳng lẽ em làm vợ mà không giúp anh được một chút gì về việc làm ăn của anh cả sao? Em cứ sống một cách vô ích như thế này mãi à?

Anh Kiệt nói:

– Sao lại vô ích? Em là vợ anh, em ở nhà săn sóc công việc gia đình, tức là em đã làm tròn trách nhiệm làm vợ rồi. Huống chi rồi đây em sẽ có con. Trên vai em sẽ thêm một gánh nặng nữa là gánh nặng gia đình. Em sẽ lo cho con. Lo cho con thì tất nhiên em sẽ không đủ thì giờ nghĩ đến việc khác.

Thúy Ái liền đáp:

– Anh đã biết bao giờ em có con thì em không còn thì giờ lo việc khác, thì sao trong lúc em rảnh rang chưa có con, anh không để em giúp anh. Nếu em cứ sống những ngày nhàn rỗi như thế này trong khi anh phải đi làm lụng mệt nhọc, em thấy cuộc sống của em vô vị quá.

– Một mình anh lo cũng được rồi. Anh đã lo được thì chuyện gì em phải lo nữa?

– Chuyện gì không để em đỡ bớt một phần lo cho anh, như thế có phải vui không?

Anh Kiệt suy nghĩ một lát rồi tiếp:

– Không được. Gia đình hạnh phúc chỉ khi nào người vợ có đủ điều kiện để ở nhà, giữ cái địa vị thiêng liêng làm vợ, làm mẹ.

Thúy Ái buột mồm:

– Thế thì anh ích kỷ quá. Anh không muốn cho đàn bà ra ngoài xã hội hay sao?

Và một ý nghĩ thoáng qua trong trí Thúy Ái. Có lẽ Anh Kiệt là người hay ghen. Và ghen một cách khéo léo. Chính Anh Kiệt mua biệt thự này để giam lỏng Lệ Hằng, chớ không phải Lệ Hằng muốn ở đây cho yên tĩnh. Lệ Hằng có học, cựu sinh viên đại học thì thiếu gì tài. Lệ Hằng lại đẹp, lại có đủ tài hoạt động ngoài xã hội. Lệ Hằng là một thiếu nữ mới, lẽ nào lại chịu sống những ngày vô vị như thế? Một người đẹp không bao giờ chịu sống trong bốn bức tường, một người có tài không bao giờ chịu để tài mình mai một, họa là chỉ có người dại mà thôi. Và có lẽ vì bị Anh Kiệt giam lỏng như đứa bé giam con chim hoàng anh trong cái lồng đẹp, cho nên Lệ Hằng đã chết, chết trẻ. Rồi bây giờ Anh Kiệt lại có ý giam lỏng mình nữa. Thúy Ái vẫn biết mình không đẹp, không tài bằng Lệ Hằng, nhưng đứng trên phương diện sắc đẹp, biết ai đẹp hơn ai? Có kẻ vẫn cho Thúy Ái đẹp lắm kia mà. Biết đâu vì thế mà Anh Kiệt cũng định giam nàng trong cái lầu đẹp này?

Nghe Thúy Ái bảo chàng là ích kỷ, Anh Kiệt suy nghĩ chớ không trả lời gấp. Chàng nhìn đăm đăm vào mặt Thúy Ái trong lúc nàng cũng đang nhìn chàng có vẻ nghĩ ngợi.

Hai người ngồi im lặng, mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng.

Một lát sau, Anh Kiệt mới đáp lời Thúy Ái:

– Em cho anh là ích kỷ à? Không phải đâu em. Em muốn hoạt động ngoài xã hội thì em trọn quyền tự do, anh không hề ngăn cản. Nhưng ra ngoài xã hội, ít ra phải là một người đầy đủ kinh nghiệm, đứng tuổi, chớ anh thấy em còn nhỏ quá mà xã hội này thì đầy cám dỗ.

Thúy Ái nghiêm nghị:

– Em cũng biết em còn nhỏ, nhưng cứ ở trong tháp ngà rồi đợi đến ngày đứng tuổi thì con người ta cũng chẳng có kinh nghiệm gì. Chúng ta phải lăn lóc với đời thì đời mới có kinh nghiệm, phải không anh? Nhưng thôi, em hỏi thiệt anh nhé! Anh có muốn em giúp anh trong việc làm ăn không? Em chỉ xin giúp anh trong việc làm ăn của anh thôi, chớ còn việc xã hội thì em chưa dám nghĩ đến.

Anh Kiệt đáp:

– Anh được em giúp là việc đại phước, tại sao anh lại không muốn? Nhưng việc của anh chỉ ngồi chỉ huy, thì em giúp anh được gì?

Nàng thất vọng:

– Thì giúp anh cộng sổ sách, viết thư từ, những việc mà em làm được, ngoài việc chỉ huy của anh. Bộ những việc ấy em không làm được sao anh ngại?

Anh Kiệt cũng cười và nói:

– Những công việc ấy thì ở trong sở người ta đã sắp đặt đâu vào đó rồi. Em chen vào làm gì để anh mang tiếng là bỏ người ta để đưa vợ vào. Mà em chen vào đó thì đồng lương được là bao?

Thúy Ái nói:

– Nhiều khi mình làm việc không phải vì đồng lương thôi anh ạ, mà phải vì lẽ sống của mình. Làm việc cho tinh thần vui vẻ, cho tay chân hoạt động. Em không thể chen vào sở anh thì thôi, khoan bàn đến việc ấy đã.

– Sao lại không bàn, phải bàn cho ra lẽ chớ.

Thúy Ái không ngờ câu chuyện lại đi xa như vậy. Nàng liền nói:

– Em muốn giúp anh, nhưng chưa được thì thôi.

Anh Kiệt liền nói:

– Em bảo là cần làm việc để tinh thần vui vẻ, tay chân hoạt động… Em ở nhà làm việc cho anh như thêu cho anh một cái áo gối, trồng thêm cho một bồn hoa, em không thấy vui à? Làm như thế không phải là hoạt động hay sao? Huống chi theo ý anh nghĩ thì trong khi em thêu cho anh một cái khăn tay, hay đan cho anh một cái áo, boa nhiêu ý nghĩ của em dồn cả về anh, như thế thì em vui lắm chớ. Còn gì vui lòng người vợ cho bằng được nghĩ đến người mình yêu?

Thúy Ái nghe Anh Kiệt nói thế thì sợ Anh Kiệt nghĩ lầm là nàng không hết lòng yêu chàng, và biết chừng đâu Anh Kiệt không nghi ngờ rằng Thúy Ái nhận lời làm vợ chàng vì cái chức kỹ sư và cái gia tài của chàng mà thôi.

Thúy Ái vội vàng nói:

– Sao anh lại hiểu lầm em như thế?

Anh Kiệt ngạc nhiên hỏi:

– Sao lại nghĩ lầm? Anh có nghĩ gì bậy bạ về em đâu!

Thúy Ái cười:

– Nếu vậy thì tốt lắm, em chỉ sợ anh hiểu lầm thì khổ cho em. Thôi, anh cứ yên lòng.

– Yên lòng gì kia chứ? Em muốn dọn về thành không? Nếu em muốn thì anh sẽ sắp đặt cho em, không sao đâu. Anh chỉ tiếc chỗ này quá đẹp đẽ, quá yên lặng và nên thơ, thích hợp cho chúng ta.

– Nếu anh thích ở đây thì làm sao em thích đi chỗ khác được?

Thúy Ái vừa nói vừa đặt nhẹ tay trên vai Anh Kiệt.

Thế là hai người không nói đến chuyện ấy nữa. Họ lại cặp tay nhau đi ra vườn.

Khi đi ngang bồn hoa, Thúy Ái ngừng lại nói:

– Anh có biết ai hái trộm hoa của em không?

Thúy Ái nói xong câu ấy liền kể cho Anh Kiệt nghe về chuyện mất hoa, và cũng kể luôn lời nói của chú Ba là không biết chừng bà kỹ sư trước hiện hồn về hái.

Anh Kiệt vỗ trán ra vẻ suy nghĩ:

– Chú Ba nói bậy, em nghe em sợ phải không? Nếu vậy thì chú Ba có lỗi quá. hèn chi em đòi dọn về thành.

Thúy Ái cười:

– Anh lại hiểu lầm nữa rồi. Có phải vì thế mà em đòi dọn đi đâu. Em không sợ ma đâu, em chỉ sợ người. Có điều tánh em hay tò mò, em thấy mất hoa một cách kỳ lạ, em hỏi cho biết vậy thôi.

Anh Kiệt cũng cười lớn và nói:

– Thôi, anh biết ai cắt hoa rồi. Nhưng em cũng đừng hỏi làm gì nhá. Người cắt chớ không phải là ma đâu.

Thúy Ái có bao giờ chịu thua:

– Ai cắt thì anh cứ bảo cho em biết em không phiền trách họ đâu mà anh ngại. Nếu anh không nói thì em buồn lắm, và anh cũng làm em lo nghĩ nữa.

Anh Kiệt liền nói:

– Anh chỉ mới nghi ngờ chớ chưa biết có đúng như vậy không. Anh sợ nói ra mà không phải thì chỉ làm em thêm nhọc lòng.

– Thì anh cứ thử nói cái người mà anh nghi cho em nghe nào.

Anh Kiệt lưỡng lự một lát rồi đáp:

– Anh nghi là vú già cắt.

Thúy Ái ngạc nhiên, hỏi:

– Vú già cắt thì cắm vào chỗ nào? Chẳng lẽ lại cắt để phá em chơi.

– Không… Vú già cắt là có chỗ dùng, chớ không phải là phá em đâu, em đừng nghĩ như thế.

– Vú già dùng chỗ nào? Hay là vú già cắm trong phòng chị Lệ Hằng?

Thúy Ái nói câu này cố giữ vẻ mặt bình tĩnh để dò xét Anh Kiệt.

Anh Kiệt nhìn Thúy Ái và nói:

– Phòng nào là phòng của Lệ Hằng? Sao em nhắc lại chuyện ấy làm gì? Anh đã nhiều lần năn nỉ em như thế. Chính anh, có bao giờ em nghe anh nhắc lại Lệ Hằng không?

Thúy Ái đáp:

– Làm sao không nhắc được, khi xung quanh em, người cũng như cảnh vật đều nhắc nhở đến người xưa.

Anh Kiệt nói:

– Ừ, anh hiểu vì sao em không muốn ở đây rồi! Cái phòng mà em nói đó, anh không hề đặt chân vào, chìa khóa phòng ấy vú già giữ. Cả mấy tháng nay anh có đặt chân vào phòng ấy đâu.

– Cái phòng ấy có cửa ăn thông qua phòng anh kia mà.

– Có cửa ăn thông qua, nhưng anh không qua bao giờ cả. Vả lại, anh có qua thì cũng đã sao mà em ngại.

– Không phải em ngại, em chỉ muốn biết có phải mỗi ngày vú già bẻ hoa và cắm vào đó không? Nếu vậy thì vú già thật là người chung thủy như nhất, đáng khen và đáng quí lắm. Và vì lòng chung thủy ấy mà vú già không ưa em. Giờ ở trong nhà này chỉ có vú già là chưa chịu thân thiện với em thôi, chớ chị Lý hay chú Ba cũng xem em là vợ của anh cả rồi.

– Em cứ nói lảm nhảm. Có ai không nhìn nhận em là vợ của anh kia chứ. Mà cần gì ai nhìn nhận, anh nhìn nhận là đủ rồi.

Thúy Ái lảng sang chuyện khác, nàng trỏ tay chỉ ra phía sau vườn và nói:

– Cái vườn này rộng quá. Em chưa đi khắp lần nào nên không biết phía sau có gì đẹp không, hay cũng chỉ là toàn cam với bưởi. Hôm nay chúng ta đi qua khắp nơi cho biết nhé.

Anh Kiệt cau mày nói:

– Phía sau cũng chẳng khác gì phía trước, có điều ở phía sau có con sông nhỏ chảy ngang, và trước kia Lệ Hằng làm chỗ tắm mát và tập bơi.

– Thế à, thế thì chắc đẹp lắm. Đâu, chúng ta cùng ra xem cho vui.

Anh Kiệt không bằng lòng:

– Anh không muốn em ra tắm sông như Lệ Hằng, vì anh không hiểu tại sao dòng nước chảy hết sức lờ đờ lại có thể làm Lệ Hằng chết trôi một cách thảm khốc.

Thúy Ái rất ngạc nhiên:

– Thế à? Thế thì chắc dòng nước chảy mạnh lắm. Em muốn xem một lần cho biết, chớ còn tắm thì chưa chắc em đã thích. Anh không muốn em tắm thì em tắm làm gì để trái lòng anh.

Anh Kiệt đưa Thúy Ái đi ra phía sau. Mỗi lúc gió mỗi mát thêm và phong cảnh càng đẹp. Thúy Ái ngạc nhiên nói:

– Càng ở cuối vườn lại càng được dọn dẹp sạch sẽ và tươm tất. Trời ơi, đẹp quá! cả một hàng lệ liễu buông mình và cái ghế đá sạch sẽ như lau chùi mỗi bữa.

Anh Kiệt cũng không khỏi lấy làm lạ. Ai đã ra đây dọn dẹp sạch sẽ như thế, nếu không phải là chú Ba?

Anh Kiệt thở dài, Lệ Hằng ăn ở thế nào mà mọi người yêu quí đến thế? Làm sao Thúy Ái không buồn được?

Dưới chiếc ghế đá, lại có trồng những bụi hồng, các cành hoa vươn mình lên tận chỗ ngồi, như tìm kiếm người chủ ngày nào thường ra đây ngắm cảnh. Anh Kiệt và Thúy Ái ngồi xuống ghế đá, vô ý Thúy Ái chạm phải một cành hoa, các cánh hoa rụng rơi lả tả lên chân Thúy Ái.

Hai người cùng nhìn ra sông, nhưng mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

Thúy Ái muốn phá cái không khí tĩnh mịch đang đè nén tâm hồn, nàng liền nói:

– Ai thích ở đây chắc chắn là có một tâm hồn thi sĩ.

Nói xong, nàng lại thở dài:

– Tiếc thay em lại không có một tâm hồn thi sĩ. Với em, cảnh đẹp phải có người. Cảnh đẹp mà không có người là cảnh chết.

Gió chiều thổi nhẹ làm bùng mái tóc của Thúy Ái, tăng cho nàng một vẻ đẹp hiền lành và thơ ngây như một nữ sinh trong trắng.

Anh Kiệt nhìn Thúy Ái, lòng sung sướng. Nhưng Anh Kiệt không muốn Thúy Ái ngồi mãi ở đây, chàng đứng lên kéo tay Thúy Ái nói:

– Chúng ta về dùng cơm kẻo trễ. Tối nay, chúng ta còn phải đi xem hát.

Thúy Ái nghĩ Anh Kiệt ngồi đây sợ bị ám ảnh bởi những kỷ niệm êm đềm với Lệ Hằng. Chắc đã bao lần Anh Kiệt và Lệ Hằng ngồi đây, cùng ngắm cảnh, cùng nghe tiếng thì thầm của những hàng lệ liễu. Tim hai người cũng đã đập cùng một nhịp, cũng như nàng và Anh Kiệt ngày nay. Cái ý nghĩ ấy làm cho Thúy Ái gợn buồn…

Trở Về

Tìm Kiếm