Bóng Người Xưa (6)
Chương 6
Cái hôm Thúy Ái cùng Anh Kiệt ra phía sau vườn đến nay đã được một tháng. Thúy Ái lại một mình ra ngồi trên ghế đá. Anh Kiệt vừa đi ngoại quốc, và đến tháng sau mới về, vì cần mua thêm vài cái máy cho hãng. Trước khi đi, Anh Kiệt dặn Thúy Ái:
– Em ở nhà ráng giữ gìn sức khỏe, và khéo léo trong việc giao thiệp với vú già. Em nên tránh tất cả sự xung đột, em nhé. Có buồn, cứ lái xe anh đi chơi cho vui. Bảo chị Lý cùng đi với em. Lẽ ra thì đi ngoại quốc chuyến này, anh mang em theo cho vui, cũng như là chúng ta đi hưởng tuần trăng mật. Nhưng anh nghĩ không tiện, anh bận rộn nhiều việc quá, có thì giờ đâu đi chơi với em, rồi chẳng lẽ em qua xứ lạ lại bỏ em ở một mình hay sao?
Anh Kiệt cũng nói riêng với vú già:
– Cháu sắp đi xa, vú ráng vui vẻ với Thúy Ái, vú nhé! Đó là điều cháu mong mỏi ở vú, vú đừng phụ lòng cháu.
Anh Kiệt kêu chú ba và chị Lý, thưởng mỗi người một số tiền và dặn hai người ở nhà phải vâng lời của Thúy Ái.
Ơû nhà buồn, Thúy Ái lại ra phía sau vườn ngồi ngắm phong cảnh để nhớ đến Anh Kiệt. Nàng nhất định lần này Anh Kiệt về thì nàng sẽ bàn dọn về trong thành. Cảnh ở đây đẹp nhưng tĩnh mịch quá. Vả lại, mọi vật đều như đượm linh hồn của người đã đến trước nàng, nàng không thể chịu được.
Hôm nào cũng thế, Thúy Ái cứ ra ngồi ở băng đá, tay mân mê những đóa hồng.
Một hôm, mải ngồi suy nghĩ vẩn vơ, Thúy Ái về trễ, chị Lý đã dọn cơm sẵn và đợi. Thúy Ái vừa bước vào thềm thì đã thấy chị Lý, chú Ba và cả vú già chực sẵn ở đấy, vẻ mặt người nào cũng lo âu.
Thúy Ái không hiểu gì cả, liền hỏi:
– Có việc gì mà vú Chín, chị Lý và chú Ba nữa, đều đợi tôi như thế?
Chị Lý toan nói thì vú Chín đưa mắt ra dấu bảo đừng nói. Vú Chín đáp:
– Trời chiều ở phía sông không khí hơi độc, bà kỹ sư không nên ở ngoài ấy. Quá sáu giờ, không thấy bà kỹ sư về, chúng tôi hơi ngại… Nhưng thôi, mời bà kỹ sư vào dùng cơm.
Từ hôm Anh Kiệt đi khỏi, vú Chín thường hỏi han Thúy Ái, nhưng chưa có gì là thân thiện cả. Vẻ mặt vú Chín vẫn lạnh lùng. Đến bữa cơm, mặc dù Thúy Ái hết sức mời mọc, vú Chín vẫn không chịu ăn cùng mâm với Thúy Ái.
Anh Kiệt đi đã được hai tuần, có viết thư về thường cho Thúy Ái. Trong thư nào Anh Kiệt cũng kể về nỗi nhớ nhung và căn dặn Thúy Ái phải giữ gìn sức khỏe. Chàng cũng có viết thư cho vú Chín để nhờ vú Chín săn sóc Thúy Ái.
Cũng như mọi ngày, đúng bốn giờ, Thúy Ái tay cầm quyển sách đi ra phía sau vườn. Khi đi qua chỗ chú Ba đang tưới cây, Thúy Ái nói:
– Chú giỏi quá, cái bồn hoa ngoài bờ sông chú rào thế nào mà chả ai bẻ trộm được cả. Mỗi ngày hoa mỗi nhiều, đẹp thật.
Nói xong, Thúy Ái vừa đi vừa đọc sách. Ra đến ghế đá, nàng ngồi xuống đọc tiếp. Hai chân duỗi thẳng trên ghế đá, đôi dép nhung ở dưới đất.
Mỏi mắt, Thúy Ái đặt sách xuống và nhìn về phia trước. Cách đó vài cây số, cái quán của ông Vĩnh Phát nằm ở một ngã ba đường.
Bỗng cặp mắt Thúy Ái chớp lia chớp lịa.
Một người đàn bà mặc toàn đồ trắng tiến về phía nàng, chân đi đôi dép trắng, Thúy Ái cố nhìn thử người đàn bà ấy là ai. Nàng nói một mình:
– Có lẽ là bà Vĩnh Phát đi dạo mát.
Nhưng người đàn bà ấy mỗi lúc một đến gần, dáng đi tha thướt, người mảnh khảnh và làn da trắng nuột, thêm mái tóc đen huyền. Người đàn bà đi một cách hết sức thung dung, cặp mắt nhìn xuống có vẻ suy nghĩ.
Rõ ràng là người đàn bà ấy tiến về phía có hàng lệ liễu.
Thúy Ái ngồi im, tim hồi hộp. Người đàn bà này là ai mà đi một cách chắc chắn, tỏ ra biết cả đường lối của biệt thự Trường Kha? Ơû một vùng hẻo lánh như thế này, làm gì có được người đàn bà đẹp như thế?
Người đàn bà ấy đỡ nhẹ tấm hàng rào, rồi len mình vào vườn, bỗng giật mình sửng sốt khi nhận ra Thúy Ái. Thúy Ái cũng sửng sốt trước vẻ đẹp kiều diễm của người đàn bà nọ.
Người ấy lối ba mươi tuổi, tuy đẹp nhưng đôi mắt mệt mỏi và làn da hơi xanh. Đặc biệt nhất là đôi bàn tay, đôi bàn tay nõn nà, thỉnh thoảng lại đưa lên vuốt ve mái tóc.
Vẻ kiều mị và nghiêm trang của người đàn bà nọ có một sức gì khiến Thúy Ái lễ phép đứng lên, cúi đầu chào.
– Chào bà, bà ở đâu đến? Mời bà ngồi xuống đây.
Không đợi mời, người đàn bà ấy ngồi ngay xuống, tay mân mê các đóa hồng, vẻ mặt buồn thiu, một nỗi buồn khó tả. Nhưng lạ thay, vẻ buồn thảm ấy lại khiến Thúy Ái có rất nhiều thiện cảm đối với nàng.
Một lát, người đàn bà ấy ngước lên nhìn Thúy Ái rồi nói:
– Bà là chủ nhân ngôi vườn này?
Thúy Ái gật đầu.
Người đàn bà ấy lại hỏi:
– Bà về đây lâu mau rồi?
Thúy Ái đáp:
– Tôi về đây được gần một năm.
Người đàn bà lại hỏi:
– Bà không phải là người ở đây. Bà về đây gần một năm rồi à?
Thúy Ái nghe giọng nói trong trẻo ấy không khỏi thầm khen, liền nói:
– Tôi người Nam và về đây đã được một năm. Bà ở gần đây nên đi dạo mát?
Người đàn bà ấy cúi mặt xuống, không trả lời.
Một phút im lặng, nàng bỗng ngẩng đầu lên nói:
– Tôi xin chào bà, tôi đi có việc gấp.
Thúy Ái ra vẻ trìu mến, mời:
– Bao giờ bà rảnh xin mời ghé vào nhà dùng chén nước.
Người đàn bà ấy mỉm cười và nói:
– Cám ơn bà, bà tốt quá. Độ một tuần nữa, tôi sẽ ghé lại đây, chúng ta gặp nhau ở đây tiện hơn và tôi sẽ nói nhiều với bà.
Nói xong, người đàn bà ấy đi như bay. Chẳng bao lâu bóng nàng đã khuất sau mấy hàng tre.
Thúy Ái thấy rõ ràng người đàn bà ấy đi về phía quán Vĩnh Phát rồi biến mất.
Thúy Ái nhìn đồng hồ tay thì thấy đã sáu giờ. Một luồng gió lạnh thổi qua, khiến Thúy Ái run lên. Nàng vội đứng dậy đi vào nhà, lòng nghe rờn rợn.
Nàng tự hỏi thầm:
– Người hay ma? Người sao lại có vẻ huyền diệu, ảo mộng như thế, nhất là đôi mắt. Ma thì chắc chắn không phải rồi. Ma gì lại đi sột soạt trên cỏ và tiếng nói du dương như tiếng đờn. Nhưng người thì là ai? Ơû gần đây? Ơû gần đây sao lại không biết Thúy Ái? Ơû xa? Ơû xa sao lại quen thuộc đường đi nước bước như thế?
Thúy Ái về đến nhà mà vẻ mặt còn đượm nét lo nghĩ. Đêm ấy, Thúy Ái ngủ không được, nàng bỗng nghĩ đến Lệ Hằng.
Thúy Ái hai ba lần ngồi dậy định tìm vú Chín để hỏi vú Chín cho nàng xem qua chân dung của Lệ Hằng, xem thử người đàn bà mà nàng gặp khi chiều có phải là Lệ Hằng không?
Nhưng khi nghĩ kỹ, Thúy Ái lại không muốn hỏi vú Chín nữa. Nàng định để gặp Lệ Hằng vài ba lần rồi sẽ hay. Và nếu gặp một lần nữa, Thúy Ái sẽ tìm cách nói chuyện để dò la tông tích của người đàn bà kỳ lạ đó.
Nhớ lại khi ngồi gần nhau, Thúy Ái không khỏi rùng mình.
– Người hay ma? Người sao lại có vẻ trầm ngâm ít nói như thế? Ma ư? Thì sao lại đi đứng, cử chỉ khoan thai như vậy? Những bước đi nhẹ nhàng, chắc chắn của người ấy chứng tỏ rất quen thuộc với cái vườn này. Thế thì đích là Lệ Hằng, người vợ cũ của Anh Kiệt.
Nghĩ đến đây, Thúy Ái bỗng bật cười:
– Ô kìa, sao mình lẩn thẩn như vậy? Lệ Hằng đã chết, đám tang Lệ Hằng đã cử hành cách đây những bảy năm, chẳng lẽ lại là cái đám tang giả?
Mệt mỏi, Thúy Ái ngủ cho đến sáng bét mà vẫn chưa dậy.
Chị Lý đã dọn sẵn điểm tâm và hai ba lần muốn gõ cửa, chị lo ngại tại sao Thúy Ái lại dậy trưa, hay là Thúy Ái bị bệnh. Chị chạy đi tìm vú Chín và nói:
– Vú ơi! Hôm nay sao bà kỹ sư ngủ dậy trưa quá? Mọi ngày bà dậy sớm lắm. Tôi ngại quá, vú à!
Vú Chín cố điềm tĩnh:
– Chuyện gì mà ngại?
Tuy hỏi vậy nhưng vú Chín cũng không giấu được nỗi lo âu. Cả đêm qua vú Chín thấy đèn trong phòng Thúy Ái thỉnh thoảng lại sáng, rồi lại tắt, và có tiếng Thúy Ái nói lảm nhảm, hoặc đi qua đi lại trong phòng.
Vú Chín nghĩ lại những lời của Anh Kiệt trước khi đi đã dặn mình:
– Nhớ săn sóc sức khỏe Thúy Ái và ráng tránh những sự xung đột nhé!
– Cả đêm qua Thúy Ái không ngủ được, thao thức như thế tức là có chuyện suy nghĩ, hoặc đau yếu gì chăng. Sao vú Chín lại không qua gõ cửa để hỏi thăm?
Nghe chị Lý nói, vú Chín tỏ vẻ ăn ăn.
Trong cái nhà rộng thế này, chỉ có ba người đàn bà, mà ba người lại không biết yêu thương nhau thì thật lạ. Huống chi tuổi tác vú Chín hơn Thúy Ái nhiều, địa vị mỗi người mỗi khác thì chuyện gì lại có sự ganh tị nhau. Thúy Ái, trên tuổi tác cũng chỉ đáng con của vú Chín, sao vú Chín lại không hỏi han lấy được một lời.Người ta bảo bà con xa không bằng xóm giềng gần… Thế mà ở đây ba người cùng ở một nhà, khi đau ốm, lo nghĩ, không biết giúp đỡ nhau thì còn ra thế nào nữa!
Vú Chín ngồi im lặng, suy nghĩ chớ không nói gì.
Chị Lý lại nói:
– Vú à, hình như cái vườn này linh thiêng làm sao ấy. Bà kỹ sư trước từ khi ra phía sau vườn, ngồi chơi dưới hàng lệ liễu rồi thì hóa ra đăm chiêu, buồn bã, suy nghĩ, mỗi ngày mỗi sút kém đi, cho đến ngày mất tích. Bây giờ, bà kỹ sư này cũng vậy, ông kỹ sư đã giữ không cho bà ra phía bờ sông được sáu bảy tháng. Không hiểu tại sao tháng trước ông kỹ sư lại đưa bà ra ngồi ở cái băng đá tai hại ấy để cho bà cứ ra đấy mà ngồi. Và từ khi ra đấy ngồi, bà kỹ sư này cũng trở nên buồn bã, lo nghĩ. Bậy quá nhỉ, rủi có việc gì thì ông kỹ sư về đây sẽ buồn chết.
Vú già đã lo nghĩ, mà chị Lý thì cứ làm vú lo sợ thêm.
– Để tôi đi gõ cửa xem sao.
Vú đi nhẹ nhẹ đến chỗ cánh cửa và áp tai vào nghe, Thúy Ái vẫn thở đều đều.
Vú trở lại:
– Không, bà kỹ sư vẫn ngủ ngon, tiếng thở đều đều có gì mà ngại, có lẽ vì suốt đêm bà không ngủ được nên dậy trễ. Cứ để bà ngủ. Chị cứ đi chợ đi, để tôi canh chừng cho.
Chị Lý nghe thế mừng lắm:
– Nếu có vú canh chừng thì tôi mới chịu đi. Tôi lo quá, vú à. Mình ở đây giúp việc cho ông kỹ sư cả mấy chục năm nay rồi, rủi xảy ra việc gì trong khi ông kỹ sư đi khỏi thì thật khó coi lắm. Mình còn mặt mũi nào mà nhìn ông ấy nữa. Một chuyện bà Lệ Hằng đã làm cho vú và tôi, đến chú Ba nữa, ăn năn suốt đời đó vú ạ!
Vú già bảo:
– Ừ được, chị cứ đi chợ đi. Tôi ngồi canh chừng cho!
Đoạn phim dĩ vãng lại lần lượt hiện ra trước mắt bà:
– Ừ, chị Lý nói đúng đấy. Có lẽ cái vườn này linh thiêng sao đó. Lúc trước Lệ Hằng cũng vì ra sau vườn rồi mỗi ngày mỗi sút, bỏ ăn, bỏ ngủ, cho đến ngày biệt tích. Giờ đây, Thúy Ái cũng đang trải qua cái thời kỳ kinh khủng ấy. Và biết đâu một ngày gần đây, Thúy Ái không lại mất tích?
Trong lúc vú Chín suy nghĩ vẫn vơ, lo ngại đủ điều, thì có tiếng động trong phòng Thúy Ái và cánh cửa vụt mở.
Vú Chín giật mình nhìn lên, thấy Thúy Ái đứng nhìn vú sửng sốt.
Thúy Ái mặc đồ ngủ màu xanh, nên nét mặt càng thêm xanh sau một đêm lo nghĩ và mất ngủ.
Vú Chín chưa kịp hỏi thì Thúy Ái đã niềm nở:
– Cháu hư quá, dậy trưa, để vú phải ngồi đợi.
Vú Chín nói:
– Mọi ngày bà kỹ sư dậy sớm, hôm nay sao lại dậy trễ như vậy? Chị Lý đợi không được phải đi chợ, tôi ngồi coi chừng thay thế cho chị ấy. Vì chị Lý cứ bảo sợ bà kỹ sư bịnh.
Nhìn vẻ mặt vú Chín, Thúy Ái biết vú Chín cũng đang lo nghĩ vì nàng. Cặp mắt vú dịu hiền lại, đôi môi vú không mím chặt như mọi ngày, vú muốn nói gì nhưng lại thôi.
Thúy Ái nghĩ rằng cơ hội cho nàng gây cảm tình với vú Chín đã đến. Nàng nhỏ nhẹ hỏi:
– Sao vú cứ gọi cháu bằng kỹ sư mãi vậy? Cháu ngại quá. Vú cứ thử gọi cháu bằng cháu xem sao!
Vú Chín có vẻ suy nghĩ, đáp:
– Gọi bằng cháu, tôi sợ bà kỹ sư không bằng lòng.
– Cháu thích chớ. Vú cứ gọi cháu như thế đi, cháu sẽ mang ơn vú lắm.
Một phút im lặng, mỗi người đeo đuổi một ý nghĩ riêng. Nhưng Thúy Ái biết trong lòng vú Chín đã có một sự thay đổi.
Vú Chín nhìn Thúy Ái, đôi mắt vú bỗng chớp lia. Thúy Ái cóvẻ xanh xao mệt nhọc, mắt quầng thâm, môi lợt lạt.
Vú Chín thầm nghĩ:
– Tội nghiệp, Thúy Ái mồ côi cha mẹ, thiếu cả tình yêu, ngoài Anh Kiệt ra ai là người lo cho Thúy Ái? Cũng lạ cho Anh Kiệt. Hai người vợ đều là con mồ côi. Hay là ngôi vườn này quá linh thiêng, hay là mồ mả ông bà có sao đây cho nên khiến hai người vợ của Anh Kiệt như thế.
Vú cảm động nói:
– Suốt đêm nay, vú không ngủ được, vú thấy cháu lo nghĩ việc gì mà cứ một lát bật đèn lên, một lát lại tắt đèn, rồi sáng này lại ngủ dậy trễ. Sợ cháu bệnh nên vú mới ngồi canh nãy giờ.
Vú Chín nói xong, lại nhìn Thúy Ái với đôi mắt hết sức dịu hiền.
Thúy Ái nói:
– Cháu làm phiền vú quá nhỉ. Cháu không ngờ vú thương cháu đến thế. Thật ra thì cháu cũng có một việc đáng lo nghĩ lắm, vú ạ!
– Việc gì thế cháu? Vú có thể nghe được không?
Thúy Ái đắn đo không trả lời.
Vú Chín thương hại:
– Vú không thể giúp cháu được à?
Thúy Ái vẫn làm thinh, nàng đăm chiêu suy nghĩ:
– Nếu quả thật người đàn bà mà ta gặp ngoài bờ sông hôm qua là Lệ Hằng, thì người ta lại càng không nên cho vú già biết. Vì nếu Lệ Hằng còn sống thì vú Chín sẽ không còn biết đến ta nữa. Và biết chừng đâu, biết chừng đâu Anh Kiệt không thay đổi? Người cũ tình xưa kia mà. Làm sao? Ta chỉ là kẻ đến sau.
Thấy Thúy Ái vẫn có vẻ suy nghĩ, vú Chín dịu dàng nói:
– Hay cháu không tin vú? Cháu không tin vú là phải. Từ ngày cháu về đây, vú tỏ ra rất ít cảm tình với cháu. Cháu bất bình không tin vú là phải. Nhưng cháu nên nhớ Anh Kiệt đã đi khỏi. Nếu cháu có việc gì lo ngại thì nên cho vú biết, vú sẽ tìm cách giúp cháu. Nếu cần, vú có thể bắt cả chị Lý hay chú Ba lo cho cháu nữa.
Nghe vú Chín nói vậy, Thúy Ái hết sức cảm động, nhưng Thúy Ái cũng không muốn nói sự thật, vì nàng còn tìm cách để xem cho được ảnh của Lệ Hằng.
– Vú à, mấy hôm nay chiều nào cháu cũng ra sau vườn, điều ấy vú đã rõ. Vú có cho việc cháu ra sau vườn là nguy hiểm không vú?
Vú già nghe hỏi thế, không hiểu Thúy Ái muốn nói gì, liền hỏi:
– Nguy hiểm về việc gì? Có điều theo ý vú, thì cháu không nên ra thường ngoài ấy làm chi, nhất là đừng đi tắm nhé!
Thúy Ái nói:
– Nhưng lỡ rồi vú ạ. Cháu không biết phía sau vườn như các tháng trước thì thôi. Cháu không hiểu tại sao từ ngày cháu biết được phía sau ấy, chiều nào không ra là cháu thấy không chịu được, cháu đứng ngồi ở nhà không yên, nhất là từ khoảng bốn giờ đến sáu giờ chiều.
Vú già lo sợ:
– Vậy sao cháu? Thế thì lạ thật! Trước kia Lệ Hằng cũng vậy. Chiều nào Lệ Hằng không ra ngồi dưới hàng lệ liễu thì y như là mất một vật gì quí báu lắm cháu ạ. Rồi sao nữa? Cháu kể tiếp đi.
Cặp mắt vú già bỗng lợt lạt, vú nghe mồ hôi thấm ướt áo. Vú lo sợ một việc không may xảy đến cho Thúy Ái. Cái việc không may ấy là một ngày gần đây, Thúy Ái cũng sẽ lại chết trôi một cách bí mật. Vú già lại biết rõ rằng Lệ Hằng trước khi mất cũng đã có những đêm mất ngủ, những ngày mất ăn như Thúy Ái ngày nay.
Thúy Ái tiếp:
– Cho đến chiều thì cháu phải ra sau vườn. Ra đó, ngồi trên chiếc ghế đá, cháu thấy đầu óc miên man bao nhiêu là ý nghĩ viễn vông… Thì ngày hôm qua đây, tự nhiên cháu thấy có bóng người đàn bà đi vào trong vườn.
Vú già đang ngồi nghe, bỗng đứng lên và nhìn xung quanh với đôi mắt sợ hãi. Vú hỏi nho nhỏ:
– Cháu thấy bóng một người đàn bà đi vào trong vườn à? Người ấy lớn hay nhỏ và hình dáng ra sao?
Thúy Ái đáp:
– Người ấy đã lớn tuổi, cháu không trông rõ mặt.
Vú già thở một cách mệt nhọc và nói:
– Hay là Lệ Hằng hiện hồn về?
Thúy Ái chụp được cơ hội:
– Cháu có biết chị Lệ Hằng hình dáng và mặt mũi ra sao đâu. Ơû trong nhà này, tại sao không có bức ảnh nào của chị Lệ Hằng cả, hả vú?
Vú già, vì nóng muốn biết cái bóng người đi trong vườn nên quên những lời dặn của Anh Kiệt. Vú nói:
– Bao nhiêu ảnh của Lệ Hằng, vú cất hết trong phòng kia rồi. Để vú đi lấy cho cháu xem nhé?
Thúy Ái mừng thầm:
– Phòng nào hả vú?
Vú Chín chỉ tay về cái phòng khóa cửa và nói:
– Cái phòng kia.
Nói xong vú đứng lên đi lấy xâu chìa khóa mà vú cất kỹ dưới gối.
Cửa vừa mở thì một mùi hoa hồng và nhang khói bay ra bên ngoài. Thúy Ái toan vào theo, nhưng vú Chín cản lại:
– Cháu cứ ngồi ngoài, không nên vào đây.
Thúy Ái không dám làm phiền vú Chín. Nàng không khỏi thầm kính trọng tấm lòng chung thủy của vú già, đã bí mật thờ Lệ Hằng trong phòng này. Và có lẽ Anh Kiệt cũng không hay biết gì.
Vú già đã ra khỏi với bức chân dung Lệ Hằng. Vừa trông qua, Thúy Ái đã giật mình.
– Rõ ràng người đàn bà mà ta gặp chiều hôm qua là Lệ Hằng. Thế thì Lệ Hằng còn sống. Lệ Hằng đã chết đâu mà vú già mỗi ngày hương khói vọng thờ như vậy?
Thấy Thúy Ái nhìn đăm đăm vào bức ảnh mà không thốt một lời, vú liền hỏi:
– Có phải người cháu gặp hôm qua là người này không?
Thúy Ái thấy nàng cần phải biết rõ về cái chết của Lệ Hằng nên giả vờ.
– Cháu có gặp đâu. Cháu chỉ thoáng thấy bóng một người đàn bà. Cháu không thấy rõ mặt. Nhưng hôm nay thì cháu đã biết rõ mặt chị Lệ Hằng, cháu sẽ để ý.
Vú già lo sợ:
– Thôi cháu ơi, từ rày cháu đừng ra sau vườn nữa, nguy hiểm lắm. Cháu muốn ra thì đợi Anh Kiệt về đã. Vú sợ quá, sợ cháu lại…
Nói đến đây, vú già ôm đầu như người mất trí.
Thúy Ái nói, cố ý làm cho vú già quên nỗi lo sợ:
– Vú ơi, chị Lệ Hằng đẹp quá vú nhỉ? Ơû đời sao lại có được một người đẹp như thế kia?
Vú già đang lo nghĩ, nghe Thúy Ái khen Lệ Hằng thì vui thích, quên tất cả, nói như người say câu chuyện lòng:
– Đẹp lắm phải không cháu? Chính cháu là tình địch mà cháu còn phải nhận là đẹp, huống chi ai. Đây chẳng qua là một bức ảnh, làm sao bằng với con người thật. Lệ Hằng khi cười, khi nói, khi đứng, khi đi, là cả một cái gì có thể làm êm dịu được lòng người, cháu ạ. Người ta bảo đẹp như Tây Thi. Vú không biết Tây Thi đẹp ra sao, chớ còn Lệ Hằng thì vú biết là đẹp hơn tất cả người đẹp trên đời này. Mà có phải đẹp thôi đâu. Tài hoa nữa. Đàn hay, háy giỏi, vẽ khéo, thêu xinh… Cái gì Lệ Hằng tham gia vào, đều đẹp cả…
Thúy Ái nghe vú già ca tụng Lệ Hằng, không khỏi buồn cười. Sao vú già lại có thể yêu Lệ Hằng đến thế? Nếu người người đàn bà nào khác thì có thể ganh tị vì cái tình yêu mù quáng của vú già đối với Lệ Hằng?
Thúy Ái nói:
– Nhưng vú chưa kể cho cháu nghe về cái chết của chị Lệ Hằng.
Vú già hỏi:
– Chớ chưa ai kể cho cháu nghe sao? Cả bà Nghĩa cũng không kể cho cháu nghe à?
Thúy Ái lắc đầu.
Vú già nói:
– Thì có gì đâu, Lệ Hằng cứ chiều chiều ra phía sau vườn ngồi đọc sách, hay ngắm cảnh như cháu bây giờ. Và trước khi Lệ Hằng chết một tháng, người Lệ Hằng gầy sút. Lệ Hằng bỏ cả ăn, cả ngủ, làm cho Anh Kiệt cũng phải lo ngại. Chính Anh Kiệt thúc giục Lệ Hằng đi bác sĩ, nhưng rồi Lệ Hằng cũng cứ buồn bã, ít ăn, ít ngủ. Cho đến cái hôm Lệ Hằng chết một cách kỳ lạ. Chiều nào Lệ Hằng cũng đi tắm cả. Chiều hôm ấy, Lệ Hằng đi ra sau vườn rồi không trở về nhà. Ơû nhà vú đợi đến bảy giờ mà không thấy Lệ Hằng trở về, liền sai chú Ba đi tìm. Khi chú Ba ra phía sau vườn, thì chỉ thấy bộ đồ hàng bỏ trên bờ sông, cạnh cái ghế đá, còn Lệ Hằng đâu không thấy. Vú phải cho đi gọi Anh Kiệt về gấp. Anh Kiệt tổ chức một cuộc mò lặn dưới sông cho đến sáng mà vẫn không tìm thấy xác của Lệ Hằng. Ba bốn ngày tìm xác từ nguồn ra bể cũng không thấy gì. Anh Kiệt phải làm một đám ma giả để chôn một cái tên và xóa bỏ trong bộ đời của một người đàn bà có tên Lệ Hằng. Đó, cái chết của Lệ Hằng là như thế đó.
Thúy Ái ngồi nghe chăm chú, nhận xét từng lời nói của vú già.
Làm đám ma giả? Chôn một cái tên? Xóa bỏ trong sổ bộ đời một cái tên?
Vú già sao nói được những câu hay như thế? Rõ là văn chương, rõ là chí lý.
Chôn một cái tên? Đúng như thế. Chớ xác đâu mà chôn?
Thấy Thúy Ái suy nghĩ, vú già lại tưởng Thúy Ái đang lo sợ cho nàng. Ngày nay nàng cũng bị cái bờ sông ấy ám ảnh. Biết chừng đâu ngày mai nàng lại cũng mất tích như Lệ Hằng?
Vú già liền nói:
– Muốn tránh mọi nguy hiểm, từ nay cháu đừng ra sau vườn nữa, cháu nhé!
Thúy Ái hỏi:
– Trước kia chị Lệ Hằng có nói với vú là bắt gặp một bóng người đàn nào không?
Vú già suy nghĩ một chút rồi đáp:
– Không.
Đáp xong tiếng không, vú lại ăn năn. Tại sao vú lại không nói có, để dọa Thúy Ái, làm Thúy Ái lo sợ mà không ra nữa. Nói không, biết đâu ngày mai Thúy Ái lại ra nữa.
Thúy Ái lại kiếm chuyện hỏi:
– Vú có bao giờ nghe chú Ba nói là bắt gặp bóng một người đàn bà không?
– Chú Ba đi đâu ra ngoài ấy mà gặp?
Thúy Ái biết là vú già không bao giờ ra phía sau vườn nên nói:
– Chú Ba thỉnh thoảng ra ngoài ấy săn sóc những bụi hoa dưới chiếc ghế đá.
Vú già kinh ngạc hỏi:
– Thế sao? Thế mà chú Ba có cho vú hay đâu. Cái chú ấy nghĩ cũng lạ.
Thúy Ái muốn làm cho vú Chín tin rằng người mà mình gặp là một bóng ma, liền nói:
– Có một hôm chú Ba bảo với cháu là hương hồn bà kỹ sư cũ về hái hoa, vì mỗi sáng đều có dấu hoa bị cắt vú ạ.
Vú già liền nói:
– Việc này vú không tin.
Vú già không dám thú thật là mình đã cắt hoa. Thúy Ái cũng không nói đến chuyện ấy làm gì.
Vú già ngồi thừ người cả buổi mới nói:
– Cháu nghe lời vú đi. Từ nay cháu đừng ra phía sau vườn nữa nhé!
Thúy Ái chán nản:
– Buồn quá vú ạ. Cháu ngồi trong phòng không chịu được.
Vú già an ủi:
– Chuyện gì mà buồn? Cháu cứ xem như không có việc gì xảy ra là được. Bao giờ Anh Kiệt về rồi sẽ hay. Cũng chỉ còn hai tuần nữa là Anh Kiệt về kia mà, có lẽ rồi vú cũng bàn với Anh Kiệt nên dọn về trong thành.
– Vú già để cháu đi ra phía bờ sông.
– Cháu có đi thì cho chú Ba theo.
Thúy Ái lắc đầu:
– Sao được. Có chú Ba thì còn hy vọng gì gặp cái bóng kia nữa. Cháu chỉ muốn gặp cái bóng người đàn bà ấy, xem thử đó là người hay ma thôi.
Vú già nắm tay Thúy Ái, khuyên lơn:
– Vú nghi lắm. Khi Anh Kiệt nghe lời Lệ Hằng mua ngôi nhà này, vú có tỏ ý cản ngăn nhưng không được. Khắp Huế, ai còn lạ gì cái lầu ông hoàng này nữa. Ba đời chết một cách bí mật, người thì thua cờ bạc rồi uống rượu đến chết, người thì làm quan bị cách chức uống thuốc độc tự tử… Đến đời ông hoàng sau này thì ngủ một giấc, sáng ngày chết luôn. Đó, lịch sử của cái lầu này ghê sợ như thế mà Anh Kiệt cứ mua, và điều đáng khen là Lệ Hằng vẫn ở một mình không bao giờ sợ hãi gì cả. Chỉ lạ một điều là khi Lệ Hằng vào đây thì da dẻ hồng hào, người vui tươi như đóa hoa xuân. Lần lần Lệ Hằng buồn lo, ít nói, da mỗi ngày mỗi xanh, như bị ám ảnh bởi một chuyện gì bí mật. Cái lầu này nguyên đầy dẫy sự bí mật, thế mà vẻ mặt của Lệ Hằng lại mỗi ngày mỗi khép đóng thì còn nói sao được nữa. Cháu đừng nói dại, việc gì mà muốn biết cái chuyện bí mật ấy. Có lẽ ngày trước cũng có lần bắt gặp bóng người đàn bà ấy mà Lệ Hằng đã bị mất tích một cách kỳ dị. Ngày nay, đến phiên cháu. Yêu Anh Kiệt, cháu nên nhìn gương cũ mà ráng tránh. Nếu cháu không nghe lời vú, xảy ra việc gì thì thật đáng tiếc. Anh Kiệt sẽ hết nước mắt. Lệ Hằng mất đi, Anh Kiệt đã khóc và buồn những bảy năm trời. Đến khi gặp cháu, Anh Kiệt mới quên được cái buồn xưa, chớ có phải là việc dễ đâu!
Thúy Ái biết những điều vú Chín lo ngại đều là viễn vông cả. Vì cái người mà Thúy Ái gặp ngoài bờ sông có phải là ma đâu, chính là Lệ Hằng.
Nhưng Lệ Hằng mà Thúy Ái gặp đó thì xanh xao, gầy yếu, tuy vẫn còn đẹp lắm.
Trong cái xanh xao, gầy yếu ấy, Lệ Hằng có vẻ huyền bí, diễm lệ làm sao. Thúy Ái là người cùng phái mà vừa trông thấy, Thúy Ái đã đem lòng yêu quí Lệ Hằng ngay.
Lệ Hằng lại là tình địch với nàng nữa. Lệ Hằng được Anh Kiệt yêu quí, thì nếu Thúy Ái là một người đàn bà tầm thường sẽ oán ghét Lệ Hằng đến bậc nào kia chớ, sao Thúy Ái lại có nhiều cảm tình với Lệ Hằng như thế?
Thúy Ái muốn gặp Lệ Hằng lắm, cho nên tìm đủ cách để làm vú Chín xiêu lòng cho nàng đi ra phía sau vườn.
Thúy Ái nói:
– Vú cứ để cháu ra. Cháu xem thử có phải chị Lệ Hằng trở về không? Nếu quả là chị Lệ Hằng trở về thì là việc đáng mừng chớ có sao đâu.
Vú Chín nói:
– Lệ Hằng chết rồi. Bảy năm nay nếu Lệ Hằng còn sống thì Lệ Hằng về đây, chớ chuyện gì mà lại ẩn hiện như hồn ma. Cháu đừng nghĩ vơ vẩn nữa mà hư việc, khổ cho Anh Kiệt.
Thúy Ái nói:
– Cháu tin chắc là cháu không chết đâu. Cháu sẽ ở đời với Anh Kiệt và với vú. Vú đừng lo.
Nói xong, Thúy Ái ôm chầm lấy hai vai của vú Chín, tỏ cách thân yêu. Vú Chín nói:
– Ừ, thì cháu đi.
Chiều đến, Thúy Ái sửa soạn ra đi, mặt mày vui vẻ. Vú Chín ngồi nhìn theo, thở dài. Lạ nhỉ, đi ra sau vườn, thì có gì là vui đâu mà Thúy Ái mặt mày hân hoan như là sắp đến nơi hò hẹn với tình nhân?
Vú Chín nhìn theo Thúy Ái cho đến khi nàng đi khuất sau hàng cây.
Nhưng một lát sau, vú Chín không sao ngồi im được. Vú đứng lên, hai ba lần muốn đi ra sau vườn, rồi lại thôi. Vú Chín thỉnh thoảng lại nhìn lên đồng hồ. Vú thấy một phút đối với vú là một ngày.
Chị Lý thấy vú Chín lo ngại thì nói:
– Hay là cả vú và tôi đi theo ra?
Vú già nói:
– Thúy Ái không bằng lòng.
Chị Lý cười:
– Vú thật thà quá. Mình có thể nào giữ lời hứa khi mình biết tính mạng người mình yêu quí sắp nguy hiểm hay không? Vú và tôi cùng đi ra ngoài ấy. Cây cối um tùm, mình núp sau vài bụi cây, Thúy Ái làm sao thấy được.
Vú già cho lời chị Lý nói là phải, bèn cùng chị đi ra phía sau vườn.
Khi ra gần đến nơi, vú và chị Lý ngồi núp sau một bụi cây rậm rạp. Vú già nói nhỏ với chị Lý:
– Ơû đây phong cảnh đẹp quá nhỉ. Thảo nào Lệ Hằng không ra đây để đọc sách. Bây giờ lại đến phiên Thúy Ái. Kìa chị xem, Thúy Ái ngồi nơi đây trông càng đẹp hơn ở nhà.
Thúy Ái mặc chiếc áo màu xanh nhạt, trông nổi bật hẳn. Xung quanh chỗ Thúy Ái ngồi, các đóa hồng vươn lên như hớn hở chào mừng người đẹp, thỉnh thoảng vài ngọn gió lay động các hàng lệ liễu buông mành trên vai Thúy Ái, càng làm cho nàng có vẻ đẹp yêu kiều.
Vú Chín rình đón từng cử chỉ của Thúy Ái, Thúy Ái lấy sách ra đọc, nhưng được vài tờ, Thúy Ái lại xếp sách, lấy tay đập vào trán, hình như đang bận suy nghĩ gì nhiều lắm và đầu nàng đang nóng ran lên với những tư tưởng ấy. Thúy Ái đứng lên nhìn về phía trước, chỗ có cái quán của ông bà Vĩnh Phát. Nhìn một lát như có ý mong đợi ai, rồi Thúy Ái ngồi xuống, lấy đồ ra đan, đôi mắt thỉnh thoảng hướng về phía trước. Vú Chín nghe rõ từng tiếng thở dài của Thúy Ái.
Chị Lý nói nhỏ với vú Chín:
– Ồ, vú có thấy bà kỹ sư như mong đợi ai không?
Trong lòng chị Lý sanh ra một mối nghi ngờ, nhưng chị không nói ra. Mỗi ngày Thúy Ái ra đây để mong đợi ai chớ gì? Vì lẽ đó mà Thúy Ái không muốn vú Chín cùng đi, chớ không thì vú Chín có đi theo chỉ thêm vui cho Thúy Ái, có hại gì đâu?
Vú Chín đáp:
– Ừ, có lẽ Thúy Ái đang chờ đợi ai. Mà trước kia, Lệ Hằng ra đây cũng chỉ để chờ đợi ai. Cái người mà Thúy Ái chờ đợi ngày nay biết đâu không là cái người mà Lệ Hằng trước đây cũng đã chờ đợi?
Vú Chín nói một cách buồn bã. Trong lòng vú Chín không có nghi ngờ như chị Lý, nhưng vú Chín lại lo sợ. Vú lo sợ một hồn ma ám ảnh, còn không nữa thì cũng là một nhân vật kỳ dị như trong Liêu Trai Chí Dị. Biết đâu Thúy Ái không bị một hồn ma nào đó phải lòng? Nhưng vú Chín không dám nói ý nghĩ của vú. Bất giác vú nghe lạnh cả người, vì vú tưởng tượng rằng có lẽ vú nữa, nếu vú cứ ra đây, vú cũng bị lôi kéo vào cái thế giới huyền bí mà khoa học chưa thể chứng minh được.
Thấy vú Chín rùng mình, chị Lý sợ hãi nói:
– Chuyện gì mà vú rùng mình, vú làm tôi cũng rởn cả óc.
Lúc ấy, Thúy Ái đã đứng lên, bỏ đồ đan xuống và đi về phía mé sông.
Chị Lý hỏi nhỏ:
– Thúy Ái đi tắm sao?
Vú già nói:
– Không đâu. Để coi Thúy Ái đi đâu vậy, có lẽ nó nóng ruột vì người nó đợi không thấy đến.
Chị Lý lại nói:
– Hay là tại có mình ở đây nên người ấy không dám đến.
– Cũng có lẽ. Nếu vậy càng hay. Vì cái người đến nói chuyện với Thúy Ái chắc chắn không phải là người rồi.
Chị Lý tái hẳn mặt mày, chị ấp úng:
– Không phải là người thì là ma hay sao? Vú nói gì mà tôi nghe lạnh cả người như thế này.
Rồi chị Lý ngó xung quanh với đôi mắt vừa tò mò vừa sợ hãi, chị đáp:
– Thôi, đi vô nhà vú ơi!
Vú già gắt:
– Cái chị này thật là trẻ con. Ai lại đòi ra để coi chừng Thúy Ái, rồi bây giờ đòi về. Chị có sợ thì chị về trước đi.
Vú già biết chị Lý không dám về một mình nên thách như vậy. Quả đúng vậy, chị Lý liền đáp:
– Tôi đợi vú cùng về chứ!
Thúy Ái đi lần dọc theo bờ sông, đến chỗ có hàng rào tre, cái chỗ mà hôm qua, Thúy Ái thấy Lệ Hằng lần đầu tiên. Rõ ràng Lệ Hằng đưa tay ra đỡ cái hàng rào, rồi chui vào một cách dễ dàng.
Thúy Ái đứng nhìn về phía ấy, không thấy có ai cả, nàng liền đưa tay vịn hàng rào, rồi tìm cách đỡ ra, lách mình đi ra ngoài. Nhưng Thúy Ái không đi xa. Nàng chỉ đứng giữa đồng ruộng mênh mông nhìn cảnh vật quanh đấy. Vài nóc nhà tranh rải rác giữa các đám ruộng lúa xanh thẳm.
Cảnh đẹp quá. nhưng mà cảnh đồng quê. Một người như Lệ Hằng không thể nào ở trong những túp nhà đơn sơ như vậy. Cái áo dài của Lệ Hằng bằng lụa trắng, một màu trắng tỉnh thành lắm, chớ không phải là thứ lụa giặt với nước ao, nước hồ…
Hai bàn chân của Lệ Hằng trắng nõn nà, không dính một chút bùn lầy, không bẩn bụi đỏ trên đường thiên lý, như thế chưa chắc là Lệ Hằng ở xa mà đến. Thế nào nàng cũng ở quanh đây.
Thúy Ái tiếc rẻ là hôm qua không kịp quan sát kỹ về người của Lệ Hằng. Có lẽ tại nàng bị sắc đẹp của Lệ Hằng làm mất cả trí khôn, cả sự suy xét. Cho nên tối lại về nhà, khi tâm hồm bình tĩnh lại. Thúy Ái mới có ý nghĩ người nàng gặp là Lệ Hằng.
Khi mà nghi ngờ của nàng đã được đưa ra ánh sáng, thì Lệ Hằng đã không còn đó nữa.
Vú già nói nhỏ với chị Lý:
– Thúy Ái mở cửa vườn ra ngoài ấy làm gì kìa?
Chị Lý nói:
– Rõ ràng bà kỹ sư nóng lòng đợi một người.
Thúy Ái đứng hàng giờ ngoài đồng ruộng. Gió mát làm cho lòng Thúy Ái khoan khoái. Nhưng rồi bóng hoàng hôn đã xuống dần. Thúy Ái lại trở vào chỗ ghế đá, xách cái giỏ, thở dài rồi thong thả đếm từng bước đi về.
Vú Chín đợi cho Thúy Ái đi được một khoảng, mới kéo tay chị Lý, bảo:
– Chúng ta cùng về. Nhưng đừng đi phía sau Thúy Ái, mình đi vòng quanh ngõ này.
Khi Thúy Ái vào nhà thì đã thấy vú già và chị Lý chực sẵn ở đó.
Thúy Ái nhìn vú già rồi cười mỉm. Vú già hỏi:
– Có gì lạ không cháu?
– Không có gì vú ạ. Nhưng chiều nay cháu vì muốn tìm cho ra cái bóng ấy mà không đọc được một trang sách, hay đan được cái gì cả.
Thúy Ái nói xong bỏ vào phòng nằm dài, tỏ vẻ mệt mỏi.
Chị Lý kéo vú già hỏi:
– Bà kỹ sư vừa nói đến bóng người nào đó, hả vú? Sao lúc nãy vú không nói cho tôi nghe với. Vú lại dối tôi. Cái vườn này có ma sao? Không lẽ? Từ khi mình về ở đây, có thấy ma quỷ gì đâu?
Chị hoài nghi:
– Hay là oan hồn của bà kỹ sư cũ về phá quấy. Có lẽ đúng, mà phá quấy cũng phải, ai đời từ ngày cưới bà vợ này đến nay, ông kỹ sư dẹp tất cả hình ảnh và đồ đạc của Lệ Hằng vào một xó. Đến lọ hoa cũng không còn. Chắc là bà giận bà về phá cho biết mặt chớ gì.
Vú già rày chị Lý:
– Chị chỉ được tài nói nhảm!
– Thế thì cái bóng gì mà bà kỹ sư nói đó?
Vú già đành phải kể cho chị nghe sơ qua chút ít theo lời Thúy Ái bịa ra.
Chiều hôm sau, chị Lý nhất định không dám theo vú già ra phía sau vườn nữa. Chị Lý nói:
– Vú ơi! Tôi sợ quá. Để ông kỹ sư về đây tôi xin nghỉ, chớ cái kiểu này thì có nước chết, vì tôi sợ quá, vú ạ!
Vú Chín chán nản:
– Tôi mà biết chị nhát gan như vậy thì cạy miệng tôi, tôi cũng không thèm kể cho chị nghe.
Chị Lý van lơn:
– Vú đừng giận tôi tội nghiệp. Ai nghe cũng phải sợ chớ đừng nói là tôi. Bóng ai thấp thoáng trong vườn, nếu không phải là bóng của bà kỹ sư trước?
– Không phải thế đâu. Bóng của người đàn bà nào đó mà trước kia Lệ Hằng cũng đã bắt gặp và bị ám ảnh mãi đến ngày mất tích.
– Nếu vậy thì tại sao vú lại không cản, đừng cho bà kỹ sư đi ra ngoài ấy nữa. Rủi ro có chuyện gì thì sao?
– Thì tôi cũng đã năn nỉ và nói nhiều với Thúy Ái, nhưng nàng nhất định không nghe, bảo rằng hễ chiều nào không ra phía ấy thì y như là người mất hồn.
Chị Lý càng lo ngại:
– Trời ơi! Nếu vậy thì tôi với vú đừng nên ra ngoài ấy nữa.
– Bỏ Thúy Ái à? Chị chỉ biết có cái sợ của chị, còn ai chết mặc ai phải không?
– Lần sau có đi thì gọi cả chú Ba đi nữa.
– Nói gì mà buồn cười quá vậy?
– Hay là vú tìm thêm ít người nữa, để họ ở trong vườn cho vui.
– Thì từ hôm ông kỹ sư đi vắng, tôi vẫn gọi thêm người tỉa cây đốn gỗ để bán, gọi thêm người bứng, chiết, bẻ cam trong vườn, kẻ ra người vào chớ có vắng vẻ đâu. Trước kia mới là vắng vẻ chớ. Mà chị nói phải đấy. Hôm nọ có người xin làm miếng đất bên mặt để trồng khoai, trồng bắp, hay là mình cho họ làm để ngôi vườn đỡ hiu quạnh?
Chị Lý mừng lắm nói:
– Ừ, phải đó vú. Cho họ thuê bớt đất đi. Đất có làm mới có ích, bỏ hoang thì ích gì. Nhưng chỗ đất nào mà trước kia Lệ Hằng thích thì nay đừng có động chạm đến nhé.
Hai người bàn tán xong, vú Chín liền tìm Thúy Ái để cho nàng hay là vú sắp cho người làm rẽ miếng đất rộng bên phía mặt.
Thúy Ái nói:
– Phần đất phía ấy trước kia trồng gì?
Vú Chín đáp:
– Trước kia cũng có người làm rẽ. Họ trồng khoai, bắp, sắn. Nhưng cách đây ba năm, Thúy Ái tỏ ý không muốn cho thuê nữa, sợ họ ra vào trong vườn bất tiện, nhất là lúc Anh Kiệt thường vắng nhà.
– Hiện nay đất ấy bỏ hoang phải không vú?
– Cũng có được mấy hàng chuối. Nay họ có trồng thì họ vẫn để y các hàng chuối lại cho mình.
– Thế thì nên cho thuê. Để người ta ra vào cho vui. Vả lại đó cũng là một cách giúp cho các người nghèo có cách sinh hoa lợi. Còn miếng đất bên tay trái, vú không cho thuê à?
– Phía bên này bị mấy hàng cây lớn, trồng rải rác, chỗ này cây mận, chỗ kia cây xoài, rễ các cây ăn lan ra cả, trồng trọt rau cải hay khoai đậu không lợi.
Thúy Ái suy nghĩ một lát rồi nói:
– Mình lựa cây nào cằn cỗi, già quá rồi thì mình cho đốn và đào gốc lên để lấy đất làm lợi chớ.
– Được, để tôi bàn với chú Ba xem sao, chớ các cây ấy cũng có hoa lợi là bao.
Thúy Ái nói:
– Kể ra cái vườn này cũng lắm hoa lợi. Tiền bán trái cây quanh năm cũng đủ chi tiêu trong nhà, phải không vú?
Vú Chín nghe Thúy Ái hỏi biết là Thúy Ái không hiểu gì công việc chi tiêu trong nhà cả.
Từ ngày Thúy Ái về đây, mọi việc chi tiêu trong nhà, Anh Kiệt đều giao cho vú Chín. thâu góp lúa, bán hoa lợi trong vườn, giao thiệp với mọi người, phân phát tiền công, tiền chợ búa, mọi việc đều do vú Chín. vì không ưa Thúy Ái nên vú không thèm bàn gì với Thúy Ái cả. Nay không còn giận Thúy Ái nữa, vú Chín mới bày tỏ sự tình:
– Anh Kiệt không nói gì với cháu cả phải không? Mỗi năm các thửa ruộng nhà thâu góp được một số lúa rất lớn. Gạo ăn trong nhà chỉ hết một phần ba, số lúa còn dư thì bán. Tiền bán lúa ấy, Anh Kiệt giao vú để lo tiền chợ và các chi phí trong nhà. Nhưng nhà này thì chả xài gì cho lắm. Huống chi trong nhà gà vịt có sẵn, rau cải khỏi mua, thỉnh thoảng chị Lý đi chợ mua thêm chút ít cá và thịt bò, thịt heo. Hoa lợi trong vườn cũng khá. Thành ra mỗi năm Anh Kiệt có thêm một số tiền gởi ở ngân hàng.
Thúy Ái nghe thế nói:
– Vậy thì việc gì mà Anh Kiệt phải làm lụng nhọc mệt như vậy?
Vú Chín đáp:
– Vú nói cái này, cháu đừng nói lại với Anh Kiệt nhé. Chính vú, vú cũng lấy làm bực mình về cách làm việc của Anh Kiệt. Nhưng hình như Anh Kiệt chịu ảnh hưởng của ông bà. Các cụ trước kia hà tiện lắm, họ kể tiền là hơn hết, lấy sự có tiền thật nhiều làm vui, mà lại không dám tiêu xài gì cả! Đến đời Anh Kiệt, Anh Kiệt không hà tiện, nhưng cũng có ý muốn làm cho thật nhiều tiền. Cưới Lệ Hằng, Anh Kiệt tốn một số tiền lớn lắm, lại còn phải bỏ tiền ra mua cái lầu này của một bà hoàng. Rồi chưa kịp làm để bù đắp lại số tiền tốn kém ấy, Lệ Hằng lại chết. Anh Kiệt thất chí bỏ đi chợi trong bảy năm. Làm không ra tiền mà lại ở không tiêu xài, cho nên mỗi năm không còn dư đồng nào cả. Vú ở nhà góp mót được đồng nào, gởi cả cho Anh Kiệt. Ngoài hoa lợi ruộng đất và ngôi vườn này, Anh Kiệt còn một phần hùn trong việc làm ăn của ông bà Nghĩa, và hình như mỗi năm ông bà Nghĩa cũng có gởi tiền theo cho Anh Kiệt trong khi Anh Kiệt đi chơi.
Thúy Ái nhìn vú Chín với đôi mắt biết ơn:
– Nếu vậy thì vú thật là người tốt. Nếu không có vú thì ai trông nom công việc cho Anh Kiệt. Nhưng cháu thấy thì Anh Kiệt làm việc nhiều quá.
Vú Chín nói:
– Lần này Anh Kiệt làm nhiều là vì cháu. Anh Kiệt lo cho tương lai của đàn con, nếu nay mai cháu sanh đẻ.
Nghĩ ngợi một lát, Thúy Ái hỏi:
– Trước kia chị Lệ Hằng có giữ tiền bạc không vú?
– Ba năm ở đây, Lệ Hằng đều giữ tiền bạc. Nhưng giữ là giữ những món tiền lớn, như tiền bán lúa hàng năm, tiền cho thuê đất. Còn tiền bán trái cây trong vườn này thì vú giữ để tiêu về việc chợ búa.
Nói đến đây vú Chín có vẻ suy nghĩ, lưỡng lự muốn nói, lại thôi.
Thúy Ái cũng không biết vú Chín đang nghĩ ngợi chuyện gì. Nàng tiếp:
– Lần này anh Kiệt về, vú và tôi nên bàn với anh Kiệt dẹp bớt công việc làm ăn. Mình có thiếu hụt đâu mà làm nhiều quá vậy. Rủi ốm đau thì sao!
Mấy hôm nay, chiều nào Thúy Ái cũng ra phía sau vườn. Vú già rủ chị Lý đi theo, thì chị Lý kiếm cách thối thoát, vú già đi một mình cũng ngại nên để mặc Thúy Ái đi.
Ba bốn hôm như vậy không xảy ra việc gì, và rồi vú già cũng yên tâm.
Một tuần lễ lại trôi qua một cách yên lặng. Sáng hôm nay, vú Chín hỏi Thúy Ái:
– Mấy hôm rồi không xảy ra việc gì cả phải không cháu? Cháu nghe trong người có thay đổi gì không? Theo vú thấy thì cháu vẫn khỏe mạnh, da dẻ đã hồng hào lại rồi đấy.
Thúy Ái đáp:
– Cháu vẫn ăn ngon, ngủ yên. Cám ơn vú. Đó là nhờ vú đã săn sóc và tin cậy cháu.
Nhưng vú già đâu hiểu được nỗi phập phồng trong lòng Thúy Ái. Chiều nay đúng là một tuần kể từ hôm Thúy Ái gặp Lệ Hằng. Lệ Hằng có hứa một tuần nữa sẽ trở lại. Đúng một tuần, như thế nghĩa là chiều nay Lệ Hằng trở lại.
Thúy Ái trông từng giây từng phút, sao cho mau đến chiều để ra đón Lệ Hằng. Trưa hôm ấy, Thúy Ái ăn cơm xong, ngủ một giấc để tinh thần khỏe khoắn. Đúng ba giờ nàng thức dậy, đi tắm, trang điểm cẩn thận và lựa chiếc áo mà nàng thích nhất do bà Nghĩa mua ở Sài Gòn, mặc vào và ngắm nghía trước tấm kiếng lớn.
Nàng lẩm nhẩm:
– Nếu người đàn bà kia là Lệ Hằng thì mình cần phải trang điểm cho cẩn thận, để khỏi thua sút nàng. Đành rằng Lệ Hằng giờ đây không còn là vợ của anh Kiệt nữa, nghĩa là Lệ Hằng không phải là tình địch của mình, thì mình cũng phải trang điểm cho đẹp.
Sửa soạn xong, Thúy Ái xách giỏ đồ đan và đi xuống lầu. Vú Chín gặp hỏi:
– Cháu đi đâu mà sửa soạn đẹp quá vậy? Cháu đi phố phải không?
Thúy Ái hân hoan:
– Cháu đi ra sau vườn cho mát.
Vú Chín kinh ngạc thầm nghĩ:
– Đi ra sau vườn mà lại mặc chiếc áo quí giá như vậy? Lại dồi phấn thoa son cẩn thận. Mọi ngày Thúy Ái đâu có làm như thế.
Vú Chín để cho Thúy Ái đi rồi mới chạy tìm chị Lý để hai người bàn tán. Chị Lý nói:
– Rủ chú Ba đi ra sau vườn vú ạ. Hình như hôm nay bà kỹ sư có hẹn hò với ai ngoài ấy. Còn không nữa thì bà kỹ sư cũng định đi về phía quán mà ăn uống gì.
Vú Chín suy nghĩ:
– Đã mấy hôm rồi không xảy ra việc gì cả. Thúy Ái ăn uống khỏe mạnh. Tôi chắc cũng chả có gì. Hay là đúng sáu giờ, nếu Thúy Ái chưa về thì mình hãy ra ngoài ấy.
Chị Lý đưa ý kiến:
– Từ đây đến sáu giờ, nếu có việc gì xảy ra thì nó cũng xảy ra rồi, sáu giờ mình ra cũng vô ích.
Vú già cho lời chị Lý nói là phải và hai người cùng đi theo.
Nhưng chiều hôm ấy cũng không có việc gì xảy ra.
Thúy Ái ra đến nơi, ngồi đợi mãi không thấy ai, cũng đứng lên đi về phía bờ sông, ngóng đợi một giờ đúng rồi trở về.
Về nhà, nàng ngồi ngẫm nghĩ:
– Tại sao Lệ Hằng không đúng hẹn? Hay có việc gì trở ngại mà Lệ Hằng không đến được.
Và nàng tiếc rẻ:
– Phải hôm nọ mà ta biết đích là Lệ Hằng thì thế nào ta cũng giữ lại.
Nhưng một lát sau, Thúy Ái lại mỉm cười:
– Giữ lại mà làm gì? Rõ lẩn thẩn. Còn gì là hạnh phúc gia đình một khi Lệ Hằng trở về, một khi Lệ Hằng còn sống? Anh Kiệt sẽ sử trí ra sao? Cái gì đã qua phải để nó qua, làm sống lại một dĩ vãng đã chết để làm gì? Dù Lệ Hằng còn sống đi nữa thì tên nàng cũng đã bị xóa bỏ trong bộ đời từ lâu rồi.
Rồi nàng lại nghĩ:
– Ta sẽ đi qua phía quán ông Vĩnh Phát vài lần để biết dư luận của thiên hạ đối với cái chết của Lệ Hằng.
Ba hôm sau, Lệ Hằng vẫn không trở lại. Thúy Ái cho là Lệ Hằng đã quên lời hứa và nàng không còn có ý mong đợi nữa.
Một buổi mai, trời đẹp, Thúy Ái lái xe đi tỉnh để gởi thơ cho Anh Kiệt. Khi về, Thúy Ái ngừng xe lại trước quán ông bà Vĩnh Phát, mở cửa xe bước vào. Oâng Vĩnh Phát ra chào đón. Thúy Ái vội vàng hỏi:
– Bà có ở nhà không, ông nhỉ?
Oâng Vĩnh Phát vui vẻ:
– Nhà tôi về quê thâu lúa. Còn ông kỹ sư đâu rồi bà, mấy hôm nay không thấy ông kỹ sư đi ngang qua đây?
Thúy Ái đáp:
– Nhà tôi đi ngoại quốc rồi.
Oâng Vĩnh Phát có vẻ suy nghĩ rồi nói:
– Đi ngoại quốc à? Thế mà…
Nói đến đây ông Vĩnh Phát lại ngừng.
Thúy Ái sanh nghi hỏi:
– Thế mà làm sao, thưa ông?
Oâng Vĩnh Phát thành thật:
– Thế mà có người muốn gặp ông.
– Về việc làm ăn?
– Vâng, về việc làm ăn.
– Nhà tôi cũng sắp về ông ạ. Chỉ độ một tuần nữa.
Thúy Ái muốn hỏi chuyện ông Vĩnh Phát thật nhiều nên tìm cách ngồi lại cho lâu, nàng hỏi:
– Hôm nay ở đây có món gì ngon không ông? Oâng cho tôi vài món.
Khi ông Vĩnh Phát đi vào bếp sai người sửa soạn món ăn, Thúy Ái nghĩ thầm:
– Thật là một dịp may. Không có bà Vĩnh Phát ở nhà, ta sẽ khỏi khó chịu vì cặp mắt quá sắc của bà. Oâng Vĩnh Phát có vẻ thật thà, vả lại đối với một người đàn bà, người đàn ông bao giờ cũng lễ phép và bặt thiệp. Tha hồ cho ta tự do cật vấn.
Một lát sau, người bồi bưng ra một cái khay, có một tô bún bò bốc khói, thơm phức.
Thúy Ái mời ông Vĩnh Phát, nhưng ông Vĩnh Phát chỉ kéo ghế ngồi một bên Thúy Ái để nói chuyện chớ không ăn.
Thúy Ái bắt đầu gợi chuyện:
– Nhà tôi khen tài đầu bếp của bà ở đây lắm.
Vừa ăn nàng vừa khen:
– Mà ngon thật!
Oâng Vĩnh Phát nói:
– Hôm nay chỉ còn có món này. Bà dùng tạm, hôm khác mời bà ghé lại dùng cháo gà và chả tôm.
Thúy Ái hỏi:
– Khi nãy ông nói có người muốn gặp nhà tôi nhưng không biết người ấy ở đâu vậy, thưa ông?
– Ở xa đến… Nhưng mà là người quen, bà ạ.
Thúy Ái vừa ăn vừa hỏi:
– Oâng bà quen với chị Lệ Hằng nhiều lắm phải không?
Nghe Thúy Ái hỏi thình lình như vậy, ông Vĩnh Phát không khỏi ngạc nhiên, mặt đổi sắc và hơi luống cuống:
– Oâng kỹ sư ở đây là chỗ quen biết, cho nên thường ngày ông hay đưa bà kỹ sư ra đây ăn uống, cho nên quen… Và quen thế đó mà thôi.
Thúy Ái thấy ông Vĩnh Phát nói một cách lúng túng chớ không được tự nhiên, liền ra vẻ thân mật:
– Nhưng chị Lệ Hằng thích món gì nhất, hả ông?
Oâng Vĩnh Phát nghe Thúy Ái cứ gọi Lệ Hằng bằng chị một cách quí mến thì không khỏi lấy làm lạ, nhưng ông cũng giả vờ như không để ý về lối xưng hô ấy, đáp:
– Bà kỹ sư thích ăn chả tôm với cháo cá. Còn ông kỹ sư thì thích ăn bún bò với gỏi gà.
Thúy Ái ghim câu ấy vào lòng và hỏi tiếp:
– Tội nghiệp thật, chị Lệ Hằng chết một cách kỳ lạ quá!
Oâng Vĩnh Phát nói nửa đùa, nửa thật:
– Nếu không chết thì bà đâu có gặp ông kỹ sư?
Thúy Ái làm như không nghe câu ấy và tiếp:
– Chị Lệ Hằng đẹp lắm phải không ông?
Khen một người đàn bà thứ hai đẹp trước mặt người đang đối diện với mình là kém xã giao, nên ông Vĩnh Phát đáp:
– Thế nào là đẹp? Mỗi người đàn bà đều có nét đẹp riêng bà ạ! Và về cái đẹp thì còn phải tùy hợp nhãn hay không.
– Nhưng dù ai khó tánh đến đâu thì cũng phải công nhận chị Lệ Hằng là đẹp.
– Bà đã thấy và đã gặp Lệ Hằng rồi sao?
Câu nói của ông Vĩnh Phát làm Thúy Ái không khỏi kinh ngạc. Oâng Vĩnh Phát hỏi câu này, nghĩa là Lệ Hằng còn sống hay sao?
Thúy Ái đáp:
– Tôi làm sao gặp Lệ Hằng được? Tôi từ miền Nam ra đây sau khi Lệ Hằng chết đã bảy năm rồi.
Oâng Vĩnh Phát lại hỏi:
– Thế sao bà lại nói là Lệ Hằng đẹp lắm?
– Thì tôi thấy ảnh.
– Oâng kỹ sư đã dẹp tất cả rồi mà.
Thúy Ái không hiểu tại sao ông Vĩnh Phát lại biết Anh Kiệt đã dẹp tất cả hình ảnh Lệ Hằng. Ai nói cho ông biết? Oâng bà Vĩnh Phát ít đến nhà. Từ ngày đám cưới Thúy Ái đến nay, ông bà Vĩnh Phát chỉ đến có một lần, và chỉ ngồi ở phòng khách. Như thế chắc có người nói với ông Vĩnh Phát. Người ấy là ai? Anh Kiệt lẽ nào đi nói như vậy?
Thúy Ái liền nói:
– Dẹp các hình ảnh vào phòng chị Lệ Hằng trước kia đã ở. Nhưng tôi vẫn ra vào đó được.
Oâng Vĩnh Phát tỏ vẻ không tin:
– Cái phòng ấy vú Chín giữ chìa khóa, nghe đâu chính ông kỹ sư không đặt chân vào phòng ấy từ khi cưới bà kia mà?
Thúy Ái càng ngạc nhiên hơn. Thì ra ông Vĩnh Phát đã biết rõ tất cả. Nhưng có lẽ ông chưa biết Thúy Ái đã thấy ảnh của Lệ Hằng. Người cho ông Vĩnh Phát hay những việc đã xảy ra ở nhà Anh Kiệt, chưa kịp loan báo cái tin sau cùng ấy.
Thúy Ái cười nói:
– Oâng biết rõ quá nhỉ?
Câu nói của Thúy Ái đầy mỉa mai, khiến ông Vĩnh Phát cũng nói cho qua chuyện:
– Thế mới là tài chớ.
Thúy Ái không muốn nói nhiều về vấn đề này, nên tìm chuyện hỏi:
– Oâng là người ở đây?
Oâng Vĩnh Phát thành thật:
– Tôi có ở đây đâu. Chúng tôi ở trong thành, nhưng vì ở đó buôn bán không ra gì mà giá sinh hoạt quá đắt đỏ, nên phải dọn về đây sống tạm. Chúng tôi về đây đã mười năm rồi đấy, bà ạ!
Thúy Ái nghĩ:
– Mười năm nghĩa là từ ngày Lệ Hằng về đây.
Đôi mắt Thúy Ái sáng lên và nàng không dám để lộ cho ông Vĩnh Phát thấy nàng đang khám phá nhiều điều mới lạ.
Thúy Ái vẫn cắm cúi ăn và khen ngon:
– Ở đây đồ ăn ngon quá. Thảo nào mà quán ông đông khách. Chắc là khách quen cả phải không ông? Chứ nếu không quen thì ai biết đây là đâu mà tìm đến?
Oâng Vĩnh Phát cãi lại:
– Không, con đường này nối Huế ra Quảng Trị, cho nên xe cộ tấp nập đấy chứ.
Thúy Ái nói:
– Thế à? Tôi lại tưởng là con đường làng. Thì ra nó là con đường thiên lý. Ơø miền Nam chúng tôi, con đường thiên lý rộng rãi và tráng nhựa đẹp lắm.
Oâng Vĩnh Phát nói chuyện đến đây thì đứng lên đi vào nhà, đến lúc Thúy Ái ăn xong ông mới ra.
Thúy Ái trả tiền và cáo từ ra về.
Oâng Vĩnh Phát đưa Thúy Ái ra cửa trước, nhưng Thúy Ái đi vòng phía bờ sông. Oâng Vĩnh Phát hỏi:
– Bà còn đi đâu trong xóm?
– Tôi đi dạo mát một tí.
Đoạn Thúy Ái hỏi một cách đột ngột:
– Chị Lệ Hằng hôm mất tích hình như đã đi dọc theo con đường này?
Nói xong câu này, Thúy Ái nhìn chăm chú vào mặt ông Vĩnh Phát.
Oâng Vĩnh Phát cúi xuống nhìn chỗ khác và nói:
– Bà kỹ sư trước bị chết đắm, tại bà tắm sông, chớ bà đi đâu mà mất tích? Bà tắm, bà bỏ cả bộ áo quần dài trên bờ sông, gần cái ghế đá. Bộ không ai kể cho bà nghe về câu chuyện ấy à?
– Ai đâu mà kể. Anh Kiệt thì không muốn nhắc đến chuyện cũ, còn mấy người giúp việc trong nhà cũng không ai dám kể cho tôi nghe, họ sợ ông kỹ sư rầy.
– Bộ vú già không kính nể bà phải không?
Câu hỏi của ông Vĩnh Phát khiến Thúy Ái lại càng nghĩ rằng trong ba người, vú già, chị Lý hoặc chú Ba, tất thế nào cũng có một người đã đem chuyện nhà ra kể ông Vĩnh Phát nghe.
Thúy Ái liền hỏi:
– Thế thì hôm chị Lệ Hằng chết trôi vớt được xác rồi, ông có đến xem không?
Thúy Ái bảo là vớt xác được để cố dò ông Vĩnh Phát, chớ sự thật nàng hiểu rõ là đám ma của Lệ Hằng chỉ là một đám ma hình thức.
Oâng Vĩnh Phát nói:
– Tôi có đến thăm, nhưng không trông thấy xác bà kỹ sư. Thôi bà về. Chào bà. Ủa, mà còn chiếc xe…
Thúy Ái sực nhớ:
– Tôi gởi chiếc xe ở đây. Tôi đi bộ dọc theo con đường này, rồi tôi sẽ trở lại, lái xe đi tỉnh luôn.
Oâng Vĩnh Phát lại hỏi:
– Bà đi thăm ai gần đây?
– Dạ, tôi đi tìm mua vài bó hoa.
– Hoa trồng ở vườn bà thiếu gì, sao lúc này bà không cắt?
Thúy Ái đổi ý kiến:
– Hay là thôi. Để tôi đi tình cho kịp giờ.
Nói xong, Thúy Ái lên xe, cho xe chạy.
Nàng lẩm bẩm:
– Tại chiếc xe này, nếu không ta đi dọc theo con đường bờ sông mà về nhà, thử xem con đường từ quán về nhà bao xa và dọc đường có nhà cửa gì không. Nhưng cũng chẳng gấp gì. Việc trôi qua bảy tám năm nay rồi, có biết cũng chẳng ích gì.
Thúy Ái lái xe ra tỉnh, ghé thăm vài người bạn rồi trở về nhà.
Về đến nhà thì chị Lý đã dọn cơm sẵn và đợi.
Thúy Ái hỏi:
– Vú Chín đâu rồi chị?
– Dạ, vú Chín ở trong phòng.
Thúy Ái lại hỏi:
– Sáng nay vú Chín có đi đâu không?
– Dạ không, vú coi người ta đốn cây ngoài vườn mới vô đấy.
Thúy Ái đi thay áo rồi ngồi vào mâm cơm, ăn ngon lành…
Chiều hôm ấy, Thúy Ái lại ra vườn và đi dọc theo con đường bờ sông ra đến quán ông Vĩnh Phát. Dọc đường, Thúy Ái quan sát rất kỹ: chỉ có năm nóc nhà xoay mặt về phía sông. Những ngôi nhà này mái tranh, vách đất, có vườn rộng trồng toàn chuối. Chủ nhân trong các ngôi nhà này có lẽ là những vị hưu quan, hay các công chức đang tòng sự nhưng vì muốn mát mẻ nên cất nhà ở đây.
Từ vườn Thúy Ái ra quán ông Vĩnh Phát nếu đi con đường này chỉ hơn một cây số. Nhưng nếu đi đường trước thì phải mất đến ba cây số. Cái quán của ông Vĩnh Phát thì xoay lưng lại bờ sông, ở ngay một ngã ba đường.
Thúy Ái đi chậm rãi và quan sát từng ly từng tí. Nàng không ghé vô quán bà Vĩnh Phát, mà khi đi mút đường rồi trở lại ngay. Thúy Ái muốn làm quen với các bà chủ nhà ở dọc bờ sông. Nhưng nhìn vào nhà nào, Thúy Ái cũng thấy cửa đóng. Thụt về phía sau, có nhiều ngôi nhà khác cũng lợp bằng tranh, nhưng trông có vẻ nghèo nèn hơn.
Mỏi chân, Thúy Ái ngồi dưới gốc cây bàng và duỗi chân một cách khoan khoái. Nàng đua mắt nhìn khắp nơi, và thỉnh thoảng nhìn về phía ngôi nhà gần đấy, có giàn hoa lý xanh tươi đẹp đẽ.
Nàng vụt nghĩ:
– Hay là ta làm bộ gọi cửa nhà này hỏi mua hoa lý để tìm cách làm quen?
Yù nghĩ này vừa thoáng qua, Thúy Ái liền đứng lên đi ngay lại đó. Ghé mắt nhìn vào, nàng thấy một người đàn bà còn trẻ đang bồng con ngồi trên một cái ghế phía sau vườn. Thúy Ái đưa tay vẫy. Người đàn bà ấy cũng đã thấy Thúy Ái, nên đứng dậy, bồng con theo ra mở cửa.
Thúy Ái cúi đầu chào người đàn bà và nói:
– Tôi ở gần đây, đi dạo qua đây thấy giàn hoa lý của bà nhiều bông quá, nên đường đột ghé vào định nhờ bà chia cho một ít về có việc làm thuốc.
Người đàn bà ấy nhìn Thúy Ái một lát rồi hỏi:
– Bà có phải là bà kỹ sư Anh Kiệt không?
Thúy Ái cười nói:
– Xin lỗi bà, cũng là bà con hàng xóm cả mà hôm nay mới đến mừng bà, nói là nói mừng chớ sự thật thì phá rầy bà đó.
Người đàn bà ấy cũng cười nói:
– Chúng tôi không đến thăm bà cũng thật có lỗi. Nhưng vì chúng tôi ngại, bà ạ! Xin lỗi bà nhé, chúng tôi sở dĩ không qua bên ông bà là vì bà kỹ sư trước ít muốn làm quen với hàng xóm. Nghe đâu bà chỉ thích ở một mình cô độc. Chúng tôi trước kia cũng có qua thăm, nhưng bà tiếp một cách lợt lạt, nhiều khi để vú già tiếp, thành ra chúng tôi không muốn qua nữa, sợ làm phiền!
– Thế à…
Và Thúy Ái mừng là đã gặp một người không thích Lệ Hằng. Thúy Ái có thể nhờ người này hiểu thêm vài chuyện nữa về Lệ Hằng, may ra nàng sẽ khám phá được nhiều chuyện bí mật khác.
Người đàn bà này trạc ba mươi tuổi, da trắng, tóc đen, miệng nói có duyên và dáng người nhỏ nhắn.
Thúy Ái nhìn đứa bé trên tay người đàn bà ấy và khen:
– Cháu đẹp quá nhỉ, được mấy tháng rồi vậy bà?
– Dạ tám tháng, mời bà vào nhà.
Thúy Ái theo người ấy vào nhà và hỏi:
– Bà cho biết quý danh?
Người đàn bà ấy vui vẻ đáp:
– Nhà tôi làm ở Phủ Thừa, tôi tên là Bích.
Thúy Ái thân mật:
– Chị ở đây một mình với các cháu à, chị được mấy cháu?
– Cả thảy ba cháu. Nhà tôi thỉnh thoảng mới về. Một tháng về vài lần, tôi ở đây với mẹ tôi và ba cháu.
Thúy Ái nói:
– Bà cụ đâu, chị đưa tôi vào chào bà, gọi là ra mắt để gây cảm tình hàng xóm.
Chị Bích lên tiếng gọi:
– Mẹ ơi! Có bà kỹ sư đến thăm mẹ đây.
Một bà cụ đầu tóc bạc phơ, mặc chiếc áo màu lục và cái quần màu tím, lưng hơi khòm, thong thả đi ra.
Thúy Ái vội vàng đứng dậy, và tấm tắc khen:
– Ồ, cụ đẹp quá! Phải chi cháu có được một bà mẹ như thế này.
Lời nói thành thật làm cho bà cụ cảm động. Bà nheo mắt nhìn Thúy Ái:
– Bà kỹ sư là người miền Nam?
– Dạ phải, thưa cụ.
– Già nghe nói người miền Nam thành thật lắm phải không?
Rồi bà lại tiếp:
– Bà kỹ sư ngồi chơi, bà vui vẻ quá, khác hẳn với bà trước!
Chị Bích đi pha nước và lấy mứt bánh.
Bà cụ nói:
– Oâng nhà tôi trước đây là anh em với ông hoàng, chủ nhân cái lầu mà ông kỹ sư mua lại đó.
Thúy Ái ngạc nhiên:
– Té ra bà là người trong hoàng tộc?
– Phải…
Nhìn khắp nhà, Thúy Ái thấy cách bày biện đơn sơ nhưng không kém mỹ thuật. Chị Bích cũng có vẻ quí phái lắm. Còn đứa bé thì ngộ nghĩnh.
Thúy Ái nói:
– Cháu mới đi ngang qua đây lần này là lần đầu. Cháu về đây gần một năm mà Anh Kiệt có bao giờ đưa cháu ra phía sau này đâu.
Bà cụ nhìn chị Bích, hai người lặng thinh. Thúy Ái lại nói:
– Mấy tuần nay nhà cháu đi khỏi, cháu buồn mới đi ra phía sau. Ai ngờ có cả sông xanh, cả cảnh đẹp, vui quá. Cháu đi dọc theo bờ sông, thấy giàn hoa lý của cụ, cháu tò mò vào xem. Và nhờ đó mà được hân hạnh quen với cụ và chị Bích.
Bà cụ nói:
– Có lẽ tại ông kỹ sư sợ bà ra phía sau rồi gặp nhiều nguy hiểm.
Thúy Ái giả vờ lo sợ:
– Dạ, nguy hiểm gì thế cụ, cụ dạy cho cháu biết để mà tránh. Ơû nhà chẳng ai dạy cháu cả!
Bà cụ đáp:
– Thì bà kỹ sư trước mất tích cũng vì ra tắm ngoài sông đó mà.
Thúy Ái lại hỏi:
– Câu chuyện ra sao cụ kể cho cháu nghe với cụ nhé!
Thúy Ái nói xong đứng lên vuốt ve bà cụ một cách thân mật.
Bà cụ cau mày:
– Việc này lạ lắm. Tôi kể bà nghe, nhưng bà đừng nói với ai, không nên! Cái hôm mà bà kỹ sư chết trôi đó, chính mắt tôi thấy rõ ràng.
Chị Bích nhìn mẹ:
– Biết đâu cặp mắt mẹ không kém đi.
Bà cụ ôn tồn:
– Nói với ai mình ngại, chứ nói với bà kỹ sư đây thì chắc không sao.
Thúy Ái thân mật:
– Cụ cứ xem cháu như con, đừng gọi bà kỹ sư.
Bà cụ kể:
– Cái hôm bà kỹ sư bị chết trôi đó, chính chiều hôm ấy vào lúc sáu giờ, tôi ngồi chơi dưới giàn hoa lý thì thấy bà kỹ sư đi ngang đây, mặc bộ đồ trắng dài và tay xách chiếc giỏ nhỏ.
Thúy Ái giật mình.
Bà cụ kể tiếp:
– Một lát, nghĩa là một giờ sau, tôi nghe phía vườn có tiếng lục lạo, và hai giờ sau, cái tin bà kỹ sư chết đuối lan dần ra khắp vùng này.
Thúy Ái hỏi dồn:
– Cụ thấy chị Lệ Hằng đi về phía nào? Mặc bộ đồ dài trắng? Thế sao vú Chín bảo chị Lệ Hằng mặc bộ đồ dài trên bờ sông, gần cái ghế đá.
Bà cụ nghiêm nghị:
– Thì như thế mới lạ chớ. Nhưng tôi già chừng này tuổi, tôi không nói láo làm gì. Rõ ràng hôm ấy tôi thấy bà kỹ sư đi ngang qua đây, tôi chạy ra nhìn theo thì thấy bà đi về phía quán ông Vĩnh Phát. Tôi không lấy làm lạ vì thường ngày bà thường đi ngõ này ra quán và đúng sáu giờ thì về. Nhưng hôm đó bà đi không trở lại và xảy ra chuyện chết trôi. Bà nghĩ có lạ không? Đố ai hiểu được? Nhưng rồi ông kỹ sư cũng làm đám ma và đã buồn đến bảy tám năm trời.
Thúy Ái toan hỏi thì chị Bích lại hỏi:
– Nghe đâu có người lượm được chiếc khăn thêu của bà Lệ Hằng vướng vào rễ một gốc cây ở bờ sông, gần quán ông Vĩnh Phát. Do đó, người ta đoán bà Lệ Hằng bị dòng nước cuốn mất, chiếc khăn vướng lại ở bờ sông.
Thúy Ái phân vân:
– Thế thì khi Lệ Hằng đi ra quán, chắc trở lại tắm và mất tích. Có lẽ lúc chị Lệ Hằng trở về, cụ không thấy.
Bà cụ quả quyết:
– Tôi ngồi ngoài sân cho đến lúc nghe la bên phía vườn ông kỹ sư, và cho đến lúc ông kỹ sư về tổ chức cuộc cứu vớt, tôi vẫn còn ngồi ở đấy. Theo tôi hiểu thì Lệ Hằng không chết, bỏ nhà đi mà thôi.
Thúy Ái thắc mắc:
– Chị Lệ Hằng được Anh Kiệt thương yêu chiều chuộng như thế, sao lại bỏ đi được?
Bà cụ đáp:
– Có lẽ tại ở đây buồn quá, bà ấy chịu không nổi. Mà ông kỹ sư cũng kỳ lạ lắm. Vợ đẹp và trẻ mà đem nhốt ở cái lầu hoang vu này thì ai mà chịu được?
Thúy Ái nghĩ ngợi, phân vân. Sau cùng, nàng nhất định tin bà cụ đã thấy đúng. Lệ Hằng không chết. Mà người biết rõ bí mật này không ai khác ông Vĩnh Phát.
Thúy Ái vội hỏi:
– Thưa cụ, chiều nào cụ cũng ra ngồi đây chơi?
Bà cụ suy nghĩ một lát rồi đáp:
– Lúc này tôi ít khi ra vì tuổi già không chịu nổi gió chiều, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có ra.
Thúy Ái lại hỏi tiếp:
– Cách đây tám hôm, cụ thấy có người đàn bà nào mặc đồ trắng đi về phía vườn cháu lúc năm giờ chiều không?
Bà cụ thản nhiên đáp:
– Tôi thấy có một người đàn bà đi ngang qua đây rồi vào quán ông Vĩnh Phát. Tôi bận việc không để ý là có trở về hay không. Chớ không phải là bà đi chơi à?
Thúy Ái kinh ngạc tự nghĩ:
– Bà cụ đã thấy Lệ Hằng trở về quán ông Vĩnh Phát sau khi đã nói chuyện với mình.
Thấy vẻ mặt ngơ ngác của Thúy Ái, bà cụ hỏi:
– Sao? Bà có gặp người đàn bà nào lạ không?
Thúy Ái nói:
– Dạ, cách đây tám ngày, cháu ra phía sau vườn ngồi chơi trên chiếc ghế đá, bỗng có người đàn bà mặc đồ trắng đẩy cửa vườn bước vào, và khi gặp nhau thì tỏ ra bỡ ngỡ nói vài câu rồi đi mất. Người ta bảo với cháu là hồn ma hiện về làm cháu sợ quá.
Chị Bích nghe nói thế liền hỏi:
– Người đàn bà mặc đồ trắng ấy trạc bao nhiêu tuổi và có đẹp lắm không?
Thúy Ái liền tả hình dung người đàn bà mà nàng đã gặp. Chị Bích vội ngắt lời:
– Như thế thì rõ ràng là bà kỹ sư trước rồi! Nhưng bà ấy về đây làm gì kia? Đã bỏ đi tám năm nay rồi, còn trở về làm gì?
Với đôi mắt hiền từ, bà cụ nhìn Thúy Ái, phân trần:
– Bà hãy coi chừng đấy nhé! Oâng kỹ sư quí người vợ trước lắm đấy. Bà ấy mà trở về thì rất khó xử. Ơû nhà có ai biết chuyện bà Lệ Hằng về không? Bà đừng có nói với vú Chín nhé! Tôi thấy bà thành thật, tôi cũng khuyên bà nên cẩn thận, đừng quá tin vào vú Chín. Vì vú Chín một lòng một dạ với bà kỹ sư trước.
Thúy Ái cảm động:
– Cám ơn cụ đã dạy bảo cháu. Nhưng mà chị Lệ Hằng làm sao trở về được nữa? Anh Kiệt cưới cháu có hôn thú rõ ràng…
Bà cụ thở dài:
– Trong cuộc hôn nhân ở đời này, dầu mười cái hôn thú cũng không bảo đảm được hạnh phúc gia đình, bà đừng có thật thà như vậy. Té ra cách đây tám ngày, bà kỹ sư trước có trở về à? May mà ông kỹ sư không có ở nhà. Tôi khuyên bà cái này nhé! Khi ông kỹ sư về đây, bà đòi dọn ra ở tỉnh, đừng chịu ở đây nữa. Như thế tránh cho bà sự lôi thôi về sau.
Chị Bích cũng chen vào:
– Tôi hấy bà kỹ sư trước thân với vợ chồng ông Vĩnh Phát lắm kia đấy.
Trong khi Thúy Ái nói chuyện với bà cụ và chị Bích, thì phía quán ông Vĩnh Phát có tiếng người léo xéo. Lại có tiếng xe hơi đỗ. Chị Bích chạy ra ngoài cửa, nhìn về phía quán, kinh ngạc:
– Lính mật thám Tây, mẹ ơi!
Mặt chị Bích tái xanh, chân tay run rẩy, chị nói:
– Lính về xét quán ông Vĩnh Phát.
Bà cụ thản nhiên đáp:
– Có lẽ họ đi bắt rượu lậu.
Thúy Ái tò mò chạy ra ngoài. Đứng nhìn về phía quán nhưng nàng chỉ thấy phía sau quán vài người lính đứng gác, còn phía trước khuất cây cối, nàng không thấy được gì cả.
Thúy Ái vội vàng cáo từ bà cụ và chị Bích rồi theo ngõ sau về nhà. Về đến nhà, nàng lái xe hơi cho chạy thẳng lên đường thiên lý, để đi ngang qua quán ông Vĩnh Phát xem thử lính đang lục xét về chuyện gì.
Khi chiếc xe của Thúy Ái chạy ngang quán, thì ba người lính Pháp đưa tay ra đón xe lại. Họ lễ phép cúi đầu chào Thúy Ái và xin phép cho lục soát xe và xét giấy tờ.
Khi họ biết Thúy Ái là bà kỹ sư Anh Kiệt và thấy đầy đủ giấy tờ, họ xin lỗi Thúy Ái và cho nàng đi. Thúy Ái giả vờ hỏi:
– Cái quán này nấu rượu lậu?
Một người lính Pháp mỉm cười và đáp:
– Họ làm chánh trị.
Thúy Ái tỏ vẻ thản nhiên chào ba người lính rồi cho xe chạy ra tỉnh. Nàng làm như là đi tỉnh có việc chớ không phải đi dò thử lính đã làm gì trong quán.
Khi bị đón xe, Thúy Ái liếc vào quán, thấy ông Vĩnh Phát và vợ con bị đuổi ra ngoài sân. Mấy người lính lục lọi khắp nhà.
Ra tỉnh, Thúy Ái mua bánh ngọt, trái cây và vội vã trở về. Trên đường về, nàng gặp ba chiếc xe mật thám trở về, trên xe có ông Vĩnh Phát ngồi, mặt buồn thiu.
Thúy Ái cho xe chạy thẳng không dám ngừng lại ở quán để hỏi thăm bà Vĩnh Phát. Vả lại lúc bấy giờ, trời cũng đã chiều tối.
Về nhà, Thúy Ái kể chuyện lính mật thám xét nhà ông Vĩnh Phát cho vú Chín nghe. Vú sửng sốt:
– Thế à? Cái quán ấy chỉ bán đồ ăn. Oâng bà Vĩnh Phát là người lương thiện, chuyện gì mà bị xét? Có bắt ai không cháu?
– Hình như họ bắt ông Vĩnh Phát.
Vú Chín thương hại:
– Tội nghiệp chưa? Ngày mai chị Lý đi chợ, ghé ngang qua đấy hỏi thăm nghe chị. Và nhớ cẩn thận, lúc vắng người hãy vào. Biết đâu không chừng có người rình mò những ai ra vào quán.
Chị Lý đáp:
– Dạ, để mai tôi ghé vào đấy xem sao.
Suốt đêm ấy, Thúy Ái không sao ngủ được. Nhiều ý nghĩ cứ lẩn quẩn trong đầu óc nàng. Người ta xét nhà ông Vĩnh Phát vì chánh trị? Thế thì lạ lắm. Hay là Thúy Ái nghi có chỗ đúng?
Trằn trọc mãi, Thúy Ái không sao yên giấc, muốn lục xét trong tủ Lệ Hằng lắm, nhưng có đời nào vú già chịu để nàng làm như ý muốn.
Gần sáng nàng ngủ thiếp đi, khi dậy thì chị Lý đi chợ đã về. Chị hơ hãi chạy lên:
– Bà ơi! Mật thám Tây bắt ông Vĩnh Phát rồi! Theo lời bà Vĩnh Phát thì mấy người lính mật thám cứ theo hỏi bà Vĩnh Phát: “Mày giấu người đàn bà ấy ở đâu?”. Và khi lục lạo khắp nơi không thấy gì, họ bắt ông Vĩnh Phát theo họ.
Vú già nghe thế, hỏi chị Lý:
– Họ hỏi người đàn bà nào vậy?
Chị Lý đáp:
– Ai mà biết được. Nghe đâu họ bảo nhau: “Rõ ràng cách đây một tuần, có người đàn bà đi về đây, mà người ấy trốn ở đâu?”
Nghe thấy, Thúy Ái lo ngại nghĩ:
– Rõ ràng họ tìm Lệ Hằng. Thế thì Lệ Hằng đã làm gì để họ tìm bắt?
Nhưng ngày hôm sau, ông Vĩnh Phát đã được thả ra, và cách đó ba ngày, người ta thấy một chiếc xe hơi chạy vào biệt thự Trường Kha. Một ông cò người Pháp đi với hai người thông ngôn Việt.
Vú Chín, chị Lý và cả chú Ba đều xanh mặt, duy chỉ có Thúy Ái giữ được vẻ bình tĩnh.
Cả ba người chào Thúy Ái và xin phép được tiếp chuyện với nàng trong nửa tiếng đồng hổ. Người cò Pháp bảo hai người thông ngôn:
– Hỏi thử bà ta có biết nói tiếng Pháp không?
Thúy Ái liền trả lời bằng tiếng Pháp:
– Tôi có thể nói và nghe được tiếng Pháp.
Viên cò liền bày tỏ mục đích của mình đến đây làm gì. Oâng ta nói:
– Chúng tôi nhờ bà thành thật trả lời những câu hỏi này để giúp chúng tôi tiến hành công việc giữ an ninh trật tự cho nước Việt Nam của bà.
Thúy Ái điềm tĩnh:
– Oâng cứ hỏi.
Viên cò nghiêm nghị:
– Bà là vợ chánh thức của ông kỹ sư Anh Kiệt?
– Dạ phải.
– Oâng kỹ sư hiện đi ngoại quốc chưa về phải không? Bao giờ mới về?
– Hai tuần nữa.
– Trước kia ông kỹ sư đã có một người vợ?
– Phải, vợ trước của chồng tôi chết, có giấy khai tử rõ ràng.
Viên cò kinh ngạc:
– Chết à! Và người vợ trước tên gì, chết mấy năm rồi?
Thúy Ái đáp:
– Tên là Lệ Hằng, chết đã tám năm nay.
– Có thiệt chết không?
– Việc ấy tôi không biết, vì tôi chỉ nghe chồng tôi bảo là vợ chết nên cưới tôi.
– Bà ở miền Nam ra đây?
– Phải, thưa ông.
– Có bao giờ bà thấy người vợ của ông kỹ sư về đây không?
Thúy Ái tỏ vẻ ngạc nhiên đáp:
– Chết rồi làm sao về được?
Câu trả lời của Thúy Ái làm cho hai người thông ngôn phải bật cười.
Viên cò lại hỏi:
– Bà có giấy tờ khai tử của bà kỹ sư trước không?
Vú Chín đứng nghe hai người nói tiếng Pháp, không hiểu gì cả.
Thúy Ái xoay lại bảo vú Chín:
– Vú vào phòng tôi, lấy cái cặp da ở trên bàn giấy ra đây.
Một lát sau, vú Chín đã mang cái cặp da ra. Thúy Ái mở lấy một xấp giấy tờ, nào là giấy khai sanh, hôn thú của nàng và Anh Kiệt, cả tờ khai tử của Lệ Hằng. Nàng trao tất cả cho viên cò.
Viên cò cầm xem rồi lắc đầu:
– Lạ thật! Lạ thật!
Đoạn ông xoay qua Thúy Ái, và chỉ vú già, ông hỏi:
– Bà này là ai?
– Người quản gia của tôi.
– Ơû đây lâu mau rồi?
Thúy Ái đáp:
– Dạ, mới ở.
Viên cò lại hỏi:
– Chúng tôi có thể đi xem qua cái lầu và ngôi vườn này không?
Thúy Ái nghiêm nghị và cứng cỏi hỏi lại:
– Oâng có giấy phép của biện lý xét nhà tôi không? Nếu có thì phiền ông cho tôi xem và mời ông cứ đi làm phận sự.
Viên cò biết mình đã gặp được một người đàn bà miền Nam, một người đàn bà có học, hiểu biết pháp luật, cho nên ông lễ phép nói:
– Tôi thấy cái lầu này đẹp và ngôi vườn rộng rãi, muốn đi xem một tí chớ không phải là lục xét.
Thúy Ái nói:
– Nếu vậy thì hai tuần nữa, sau khi nhà tôi ở ngoại quốc về, chúng tôi sẽ mời ông lại đây xem.
Viên cò cám ơn và lui ra. Hai người thông ngôn nhìn Thúy Ái với đôi mắt khâm phục.
Mấy người ấy đi khỏi rồi, vú Chín hỏi Thúy Ái đầu đuôi câu chuyện, chị Lý và chú Ba cũng hỏi lăng xăng. Thúy Ái liền kể cho ba người nghe. Chú Ba nói:
– Bà kỹ sư trả lời cứng cỏi, chớ không thì thằng cha cò ấy đã lục lạo nhà mình rồi.
Chí Lý nói:
– Tại sao họ lại hỏi về bà kỹ sư cũ nhỉ? Cái người đàn bà mà họ tìm bắt là bà kỹ sư cũ à? Thế thì có trời mới hiểu được.
Vú Chín sửng sốt:
– Thế thì Lệ Hằng còn sống hay sao? Lệ Hằng làm gì mà họ bắt?
Rồi vú Chín ôm mặt khóc như một đứa bé.
Thúy Ái nói:
– Lúc nãy nó hỏi vú ở đây lâu mau. Cháu nói vú mới về đây với cháu. Cháu nói thế để tránh cho vú việc bị hỏi han lôi thôi. Cháu sợ vú thành thật bảo là chị Lệ Hằng biệt tích và chỉ có đám ma giả thì phiền phức cho chị Lệ Hằng nếu chị ấy còn sống.
Vú Chín khen:
– Cháu khôn lắm. Cám ơn cháu đã tránh cho vú sự phiền phức ấy.
Thúy Ái nói:
– Không biết ông Vĩnh Phát đã khai gì mà ông cò mật thám đến đây hỏi cháu, cháu nghi chắc ông Vĩnh Phát đã khai sao đó.
Đợi chị Lý và chú Ba đi rồi, Thúy Ái nói với vú già:
– Cháu tin là chị Lệ Hằng còn sống.
Vú Chín ngạc nhiên:
– Tại sao cháu tin như vậy?
– Cháu có gặp chị Lệ Hằng cách đây mười ngày.
Vú Chín đi lại gần Thúy Ái, hỏi nhỏ:
– Cháu nói thật hay nói đùa?
Thúy Ái quả quyết:
– Cháu nói thật.
Rồi Thúy Ái kể vú Chín nghe và nói tiếp:
– Việc này còn lắm bí mật. Và có thể nguy cho tánh mạng chị Lệ Hằng. Muốn cứu chị, vú hãy tin cháu và vú giao chìa khóa tủ của chị Lệ Hằng cho cháu, để cháu xem qua các giấy tờ trong tủ có gì cần thì đốt đi, nếu không lính trở lại đây lục xét thì liên lụy cho Anh Kiệt, cho cháu và cho cả vú nữa. Mà rồi họ còn bắt được chị Lệ Hằng cho mà xem.
Hoảng sợ, vú Chín hai tay run rẩy, hỏi Thúy Ái:
– Vậy sao, chuyện gì mà ghê vậy? Nhưng vú tin ở cháu!
Tối hôm ấy, Thúy Ái thức với vú Chín dọn dẹp tủ của Lệ Hằng, Thúy Ái vừa xếp lại từng món và nói:
– Chị Lệ Hằng giỏi quá, thật là con người tài hoa.
Thấy không có giấy tờ gì khả nghi, Thúy Ái sắp lại như cũ.
Nàng nói với vú Chín:
– Chị Lệ Hằng đã đề phòng cẩn thận. Thật là chu đáo. Chẳng có một giấy tờ gì lưu lại bút tích cả.
Thúy Ái toan khóa tủ lại, thì bỗng một ý nghĩ thoáng qua trong đầu óc nàng, nàng giở tờ giấy lót tủ thì kéo ra được một mảnh giấy:
Mở ra, Thúy Ái xem:
“Số tiền đã đóng góp cho anh em:
– 100.000 đ
– 50.000 đ
– 30.000 đ
– 10.000 đ
Và các món nữ trang…”
Thúy Ái ngạc nhiên:
– Tiền đóng cho anh em gì mà nhiều quá vậy?
Đoạn nàng xoay qua vú Chín:
– Có phải chị Lệ Hằng đi khỏi đây rồi thì các món đồ nữ trang cũng không còn, phải không vú?
Vú Chín hỏi lại:
– Sao cháu biết? Cháu à, mấy lúc nay vú cũng ngại về chuyện ấy lắm. Để vú nói cho cháu nghe: số là khi cưới Lệ Hằng, Anh Kiệt có sắm cho Lệ Hằng rất nhiều nữ trang quý giá. Nhưng không bao giờ Lệ Hằng chịu mang vào người, chỉ có chiếc nhẫn kim cương nơi tay mà thôi. Đến khi Lệ Hằng mất tích, ai cũng bảo là bị chết trôi, thì các món nữ trang trong tủ cũng không còn. Anh Kiệt không khỏi lấy làm lạ. Nhưng vú hết sức khó chịu. Vì Lệ Hằng tín nhiệm vú lắm nên chìa khóa tủ giao cho vú. Nếu Anh Kiệt không tin vú thì có thể nghi là vú lấy các món đồ quý giá ấy.
– Vú đừng ngại. Chị Lệ Hằng có viết rõ ở đây về sự cần dùng các món nữ trang ấy rồi.
Vú Chín hỏi:
– Thế à?
Thúy Ái liền đọc giấy ấy cho vú Chín nghe. Hết sức ngạc nhiên, vú lẩm nhẩm tính:
– Hết thảy là một trăm chín chục ngàn. Và cả mấy trăm ngàn đồ nữ trang nữa! Đưa cho ai mà nhiều quá vậy? Thế mà vú có nghe Anh Kiệt nói năng hay than phiền gì đâu. Vú nghe phong phanh Anh Kiệt bỏ ra một trăm ngàn đồng trả nợ cho Lệ Hằng rồi mới cưới nàng đấy!
Thúy Ái nói:
– Nhưng việc này vú đừng nói lại với Anh Kiệt làm gì nhé. Anh sẽ buồn rầu và thất vọng. Tốt hơn cứ để cho anh giữ mãi hình ảnh đẹp đẽ của chị Lệ Hằng. Chị Lệ Hằng xài tiền của Anh Kiệt không phải xài riêng cho chị, mà xài cho việc nước. Đồng tiền ấy đã có chỗ dùng rất ích lợi.
Vú Chín nhìn Thúy Ái một lúc rồi nói:
– Cháu tốt quá. Thật vú không ngờ. Trước kia vú đã ghét cháu. Tội nghiệp cháu quá.
Thúy Ái lục lạo một lúc nữa, không tìm được gì liền khóa tủ lại.