CẦN CẬP NHẬT PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG TRONG LÃNH VỰC SUY TƯ

Trường hợp «Tinh Hoa Ý Thức Hệ Việt Nho» của Gs Trần Văn Đoàn

Lê Việt Thường 

 

A) DẪN NHẬP

Sự kiện dân tộc VIỆT đánh mất nền Độc Lập CHÍNH TRỊ cách đây hơn 100 năm kéo theo nhiều hậu quả không lường trước được. Thật vậy, nếu xưa kia, sự LỆ THUỘC thường được chấm dứt với sự ra đi của kẻ xâm lăng, thì lần này trái lại, chính giới TRÍ THỨC của nước Bị TrỊ, vô tình hay hữu ý lại tiếp tục Dung Dưỡng, kéo dài tình trạng Lệ Thuộc rất lâu sau khi kẻ xâm lăng đã ra đi.. Lý do có lẽ là vì lần này, sự đánh Mất Chủ Quyền không chỉ giới hạn ở lãnh vực Chính Trị, mà có tính chất TOÀN DIỆN hơn nên lan rộng ra ở mọi địa hạt, nhất là ở bình diện Văn Hóa, Triết Học.

«Bóng Ma» DĨ VÃNG vẫn không thôi Ám Ảnh giới Trí Thức và Lãnh ĐạoViệt. Đến nỗi để biện minh cho các CHIÊU BÀI như Canh Tân, Gỉai Phóng …họ vẫn Trở Lại bàn về những Vấn Đề, dùng những Phương Pháp Lý Luận, cũng như đưa ra những Gỉai Pháp của các Thế Kỷ TRƯỚC . Họ làm như hơn một thế kỷ trôi qua, không có biến chuyển gì quan trọng đã xảy ra cả! Nói cho đúng, họ có nhận thấy sư thay đổi, rất nhiều thay đổi là đàng khác nhưng họ chỉ giới hạn sự QUAN SÁT ở bình diện THƯỜNG NHẬT hay ở các địa hạt như Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội…., còn nếu có ai «dám lân la» vào lãnh vực VĂN HÓA thì cũng chỉ dừng lại ở trung tầng Văn Nhệ, Văn Chương, Văn Học.…..Hiếm ngưới tìm cách đi xa hơn và dẫu có người thử làm khác, thì hầu hếtï cũng chỉ đem về một mớ Từ Ngữ, Kiến Thức, Ý Niệm «Có Vẻ Mới», nhưng trong thực tế «mớ Kiến Thức Chết Khô « đó cũng Chẳng có Ảnh Hưởng bao nhiêu đến LỀ LỐI và NỘI DUNG SUY TƯ của họ. Và họ vẫn tiếp tục Suy Tư về những Vấn Đề với những Phương Pháp và Nôi Dung của các Thế Kỷ TRƯỚC. Đúng là con người phần đông, kể cả giới Trí Thức, sống và Suy Nghĩ với các Định Kiến «cũ kỹ» và Ảnh Hưởng của VĂN HÓA nếu có thường đến rất chậm!

Nhưng có điều NGHỊCH LÝ sau đây mà hậu quả có thể rất NGHIỆM TRỌNG là giới Trí Thức nêu trên lại TƯỞNG mình có Tư Tưởng Mới Mẻ, là lớp Trí Thức Tiền Phong của Đất Nước đang có «Sứ Mạng» thực hiện một cuộc Cách Mạng Tư Duy, Canh Tân Đất Nước !!! Nguyên nhân chính yếu có lẽ là vì những lý do khác nhau, họ KHÔNG NẮM VỮNG những Khuynh Hướng Chính Yếu của Văn Hóa Thế Giới Ngày Nay. Do đó họvẫn còn giữ PHẢN XẠ của lớp Trí Thức Đàn Anh như nhóm «Tự Lực Văn Đoàn» trước đây là để «Cách Mạng», «Canh Tân» thì phải THEO MỚI, mà Theo Mới với họ là đồng nghĩa với THEO TÂY, theo Tây một cách Quá Khích, Mù Quáng không một chút cân nhắc!!!

B) TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ VIỆC THEO TÂY MỘT CÁCH QUÁ KHÍCH

Có vài trường hợp  ĐIỂN HÌNH của những người tuy sinh hoạt trong các lãnh vực khác nhau, nhưng cùng chia xẻ một Mẫu Sô Chung là có cùng một THÁI ĐỘ như vừa được đề cập ở trên mà sau đây là một thí dụ

NHÀ DẠY HỌC CHUYÊN NGHIỆP

Có lẽ khuynh hướng của một nhà Dạy Học Chuyên Nghiệp là xem Độc giả như những người SINH VIÊN mà mình có nhiệm vụ «cung cấp» một số Kiến Thức, Khái Niệm TRỪU TƯƠNG về phương diện học vấn.Nhưng vấn đề là ở chỗ điều trên có thể Thích Hợp và Đủ cho đa số Sinh Viên nếu thực sự  mục tiêu của những người này là đạt cho được MÃNH BẰNG mà họ đang theo đuổi bằng cách thâu thập một số kiến thức cần thiết, nhưng không phải là điều mà một độc giả bình thường mong đợi. Thật vậy, độc giả có lẽ trông chờ từø tác giả khả năng «Tiêu Hóa» mớ Kiến Thức và Khái Niệm Trừu Tượng nêu trên «thành xương, thành thịt, thành máu» của mình, và sau đó đưa ra những Ý Tưởng SỐNG ĐỘNG có khả năng soi sáng, hướng dẫn họ trong một vấn đề hay một lãnh vực hiện là mối bận tâm của họ.

I) NÃO BỘ VÀ SUY TƯ

Muốn hiểu tầm quan trọng của công việc trên, mỗi người trong chúng ta có lẽ CẦN CẬP NHẬT HÓA Vốn Kiến Thức, cũng như Học Hỏi Thêm về Phương Pháp, Nội Dung trong lãnh vực Suy Tư. Và trước tiên, dưới ánh sáng của các khám phá mới mẻ của khoa Thần Kinh Não Bộ Học, thử tìm hiểu về cách thức HOẠT ĐỘNG của BỘ NÃO con người là điều có thể giúp chúng ta SUY TƯ một cách ĐÚNG ĐẮN hơn.

Theo Bs L. Shlain và nhà khoa học được giải Nobel là Ts Sperry, trong hai bán cầu của Bộ Não thì bán cầu bên PHẢI Phối Hợp cảm xúc, ghi nhận hình ảnh và thưởng thức âm nhạc. Nó giúp tâm trí nắm bắt các dữ kiện do giác quan mang lại. Nó cũng góp phần làm nảy sinh những cảm xúc như tình yêu, óc hài hước, khả năng thưởng thức thẩm mỹ.

Bán cầu bên TRÁI, ngược lại, nhận thức thế giới qua lời nói, một hình thức Biểu Tượng Hóa. Nó dùng lời nói để khu biệt, phân tích và mổ xẻ thế giới thành từng mãnh, từng đối tượng và từng phạm trù.

Một điều cần biết là giữa hai bán cầu bên PHẢI và TRÁI, có một cầu nối GIỮA gồm những sợi thần kinh là Corpus Callosum với nhiệm vụ giúp hai phần não bộ liên lạc được với nhau để bán cầu này biết bán cầu kia đang làm gì.(1)

Tính Bẩm SIinh như trường hợp người PHỤ NỮ, hoặc sự Luyện Tập như các phương pháp THIỀN chuyến chú vào vùng «Corpus Callosum», còn gọi là HUỆ NHÃN có thể giúp phối hợp nhịp nhàng hai phần phải, trái của bộ não, mà kết quả đạt được là trực giác trở nên bén nhạy, giúp có cái nhìn tổng thể, mở rộng ra ngoại giới cũng như vào thế giới nội tâm.

Vì khởi thủy từ MINH TRIẾT nên nói chung, Đạo Học Đông Phương nhấn mạnh đến việc tài bồi TRỰC GIÁC. Riêng NHO GIÁO với Đạo Trung Dung nhắm vào việc đào tạo Con Người TOÀN DIỆN gồm Ý – Tình – Chí, do đó chủ trương dùng CHÍ vào việc giữ Quân Bình giữa Ý và TÌNH, tức dùng Trức Giác ( thường gọi là THẦN) mà Khoa Học Ngày Nay định vị ở vùng «Corpus Callosum», nhằm PHỐI HỢP hai Bán Cầu NÃO Phải, Trái chứ Không Giới Hạn công việc Suy Tư ở bán cầu Não Trái bằng cách đề cao quá đáng Ý Niệm Trứu Tượng như chủ trương của Triết Học Cổ Điển Tây Phương.

Đó là LÝ DO Nền Tảng giải thích sự THẤT BẠI do tính chất TRỪU TƯỢNG, Duy Lý, Một Chiều của nền Triết Học Cổ Điển TÂY PHƯƠNG. «Một Chiều» vì trong lãnh vực Suy Tư, thay vì xử dụng Toàn Bộ NÃO, thì Triết TÂY trước kia chỉ xử dụng có Não TRÁI mà thôi, nên mất chân đứng với Thực Tế, với thế giới con người «bằng xương bằng thịt», «ở đây và bây giờ». Danh từ Triết học gọi tình trạng trên là VONG THÂN.

II ) TÍNH TRỪU TƯƠNG KHÁCH QUAN VÀ CÔNG VIỆC SUY TƯ

Điều đáng ngạc nhiên là ở đầu thế kỷ 21 rồi mà có người vẫn còn tiếp tục tuyên dương tính chất TRỪU TƯỢNG, KHÁCH QUAN của Triết Học bằng những câu đại loại như :

«…….nếu chúng ta lẫn lộn tư duy, văn hóa và triết học, chúng ta khó có thể khách quan»

«Những tư tưởng theo đúng nghĩa là những tư tưởng trừu tượng»

«……để biên soạn bộ Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam, chúng ta cần phải khách quan»(2)

Những câu tuyên bố trên đây nếu xảy ra ở thời Hồ Thích, tức vào khoảng đầu thế kỷ 20, thì có thể được chúng ta «thông cảm». Lý do là giới Trí Thức Viễn Đông thời đó vì mới tiếp xúc với Tây Phương , nên chưa hiểu rõ nội dung thực sự của nền văn hóa của họ; do đó đại đa số vẫn còn bị «chói mắt» bởi tính chất «nguy nga đồ sộ» của các hệ thống Triết học Tây Phương, cũng như chưa thấy được tính chất PHI NHÂN BẢN được che dấu ở đàng sau. Nhưng nay thì «bao nhiêu nước đã chảy qua cầu», bao nhiêu trào lưu đã qua: trong lãnh vực NHÂN VĂN nào là Hiện Sinh, Hiện Tượng Luận, Cơ Cấu Luận, Giải Cấu, Hiện Đại, Hậu Hiện Đại……vvv… Còn trong khoa học VẬT LÝ, nào là Tương Đối, Lượng Tử, Cấu trúc, Tiến Trình, Hệ Thống hay Thống Hợp……vvv……

Thiết nghĩ, các vị Chuyên Viên về Triết Học vì trong nghề nên ít nhiều cũng theo dõi các trào lưu Văn Hóa kể trên, nhưng như đã nói ở phần trước, có lẽ vì Văn Hóa thường ảnh hưởng RẤT CHẬM, ngay cả ở giới Trí Thức, nên về mặt Suy Tư đa số vẫn còn giữ PHẢN XẠ và thói quen suy nghĩ của thời đại Socrates, Plato, Aristotle………

A) TRỪU TƯỢNG VÀ SUY TƯ

Về vấn đề Tư Tưởng TRỪU TƯỢNG, BIỂU THỊ, chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến của M. HEIDEGGER là Triết Gia lớn nhất của Tây Phương cận đại. Heidegger chỉ trích nền văn hóa Cổ Truyền của Tây Phương là đã Đành Mất NÉT GẤP ĐÔI. Điều trên có nghĩa là về mặt Phương Pháp, các Triết Gia Tây Phương ít nhất từ thời Socrates, có lối Suy Tư MỘT CHIỀU, nên «sản sinh» không biết bao nhiêu Triết Thuyết mà mẫu số chung là bắt đầu bằng chữ DUY.

Còn loại Tư Tưởng mà Heidegger theo đuổi có tên là TƠ TƯỞNG hay «Tư Tưởng Tưởng Nhớ» (theo ngôn từ của Phạm Công Thiện nhằm dịch cụm từ Triết Học của Heidegger là «andenkende Denken») Đó là loại Suy Tư KHÔNG chỉ có BIỂU THỊ, Gỉai Thích, mà trái lại còn dám chứng tỏ lập trường của mình bằng cách đứng lên đáp lại lời Mời Gọi đến từ TÍNH THỂ của Thế Giới trong lòng Thể Tính của Thế Giới, từ chốn sâu thẳm nhất của LÒNG MÌNH».(3) Nói một cách đơn giản, Triết Gia Heidegger quan niệm rằng muốn SUY TƯ một cách ĐÚNG ĐẮN, Trung Thực thì không chỉ bằng các Ý Niệm Trứu Tượng, Biểu  Thị ( là «sản phẩm» của phần NÃO bên TRÁI) mà còn bằng cả TÂM HỒN của mình (qua trung gian của việc xử dụng TOÀN BỘ NÃO).

B) KHÁCH QUAN VÀ SUY TƯ

Còn về vấn đề KHÁCH QUAN, trước kia, lúc khoa học còn ở giai đoạn đầu, mới chập chững khám phá ra THIÊN NHIÊN Bên Ngoài Cõi Hiện Tượng, thì tiêu chuẩn gọi là KHÁCH QUAN rất «có giá» trong các khoa học Vật Lý. Vào thời ấy, các khoa Nhân Văn mang tâm trạng thua kém về phương diện này. Nhưng nay thì Vật Lý học đã đi đến khám phá thế giới HẠ NGUYÊN TỬ (Subatomic physics), tất cả đều có tính cách BIẾN DỊCH tương đối như khoa học cho thấy là «Sự vật thay đổi không ngừng» và « Vật được quan sát biến đổi theo vị trí của người quan sát», nên theo họ, làm gì có thế giới Khách Quan và đó chỉ là ẢO TƯỞNG!

C) KHOA HỌC VÀ SUY TƯ

Mặt khác, cụm từ Khách Quan thường được liên hệ với tính Khoa Học. Vậy tính KHOA HỌC là gì ?

Từ ngữ này thường khiến chúng ta liên tưởng đến lãnh vực Khoa Học VẬT LÝ với tính KHÁCH QUAN trong công việc Quan Sát, Đặt Gỉả Thuyết, Định Đề và Thí Nghiệm để kiểm soát tính TRUNG THỰC của các dữ kiện được quan sát với Định  Đề.

Và tính KHÁCH QUAN thường được hiểu là Nỗ Lực của đương sự nhằm QUAN SÁT Sự Kiện, Biến Cố như nó xảy ra, cũng như việc tránh đem Thành Kiến, Ý Kiến Chủ Quan của mình vào công việc.

Thật ra, đó chỉ là Thái Độ của một nhà Khoa Học Lý Tưởng! (Và cụm từ VÔ TƯ có lẽ thích hợp hơn “Khách Quan” để diễn tả thái độ trên).Tuy nhiên, với Khoa Học VẬT LÝ, nhờ đặc tính CỤ THỂ, Hữu Hình gắn liền với các khoa này, nên người ta cũng đạt được một số Kết Quả, Dữ Kiện có BẰNG CHỨNG, Kiểm Soát được.

Nhưng như đã nói ở trên, ngay ở lãnh vực Khoa Học VẬT LÝ, tiêu chuẩn Khách Quan cũng đã bị đặt thành vấn đề ở tầng thế giới Hạ Nguyên Tử của khoa Lượng Tử.

Huống gì là ở địa hạt Khoa Học NHÂN VĂN!

Do đó, tiêu chuẩn Tối Hậu của tính HIỆU LỰC (Validity) của Giả Thuyết Khoa Học đối với Cộng Đồng các Học Giả QUỐC TẾ ngày nay là tính KIÊN ĐỊNH, Phù Hợp ( Consistency) của Giả Thuyết Khoa Học nêu trên với tất cả các Khía Cạnh Khác của cái Khung Khoa Học(4)

III) NHẤT QUÁN HAY TÍNH KIÊN ĐỊNH, PHÙ HỢP TRONG LÃNH VƯC SUY TƯ

NHẤT QUÁN (theo ngôn từ của Khổng Tử) hay tính KIÊN ĐỊNH, Phù Hợp (= «Consistency» theo ngôn ngữ của giới Học Giả Quốc Tế ngày nay) mà cách đây khoảng 50 năm Cố Triết Gia Kim Định đã áp dụng qua cụm từ MẠCH LẠC NỘI TẠI (= Cohérence Interne) vào khoa Huyền Sử của Ngài, là Yếu Tố Nến Tảng Nhất của Óc Khoa Học và Triết Học.

Thật vậy, Óc NHẤT QUÁN sẽ giúp chúng ta TRÁNH được những câu nói hay câu văn MÂU THUẪN như sau:

A) DỮ KIỆN 1
MỘT MẶT, tác giả là một nhà Dạy Học Chuyên Nghiệp đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC :

«Chúng ta thường cho là người VN hay TQ rất chú trọng đến Ý THỨC HỆ (chúng tôi nhấn mạnh). Nhưng thực tế không phải vậy. Mới nhất, ta đã thấy TQ thay đổi luật, cho người dân có quyền tư hữu. Vậy phải đặt vấn đề về tâm lý của người TQ và người VN. Có phải đó là những người quá khích , tin tưởng vào một Ý Thức Hệ hay không?»

«Khi phân tích các đạo giáo và tư tưởng chính trị Á Châu, tất cả đều dựa trên thực dụng. Tôi không dám nói là duy lợi, nhưng đó là sự thực dụng – có lợi cho mình hay không? Đó KHÔNG là vấn đề Ý THỨC HỆ (chúng tôi nhấn mạnh) mà nó gắn với cuộc sống hàng ngày. Giữa ý thức hệ, chủ thuyết với cái cuộc sống thực dụng hàng ngày không đồng nhất với nhau.»

«Sự chống đối của người châu Á phụ thuộc câu hỏi có lợi hay không có lợi. Khác với với sự chống đối của người Hồi giáo hay người Âu châu, tức là vì lý tưởng mà chống. Với người Hồi giáo,anh có cho tôi bạc tỷ, nhưng tôi vẫn chống lại đạo của anh. Người Á châu không phải vậy. ta thấy đạo Cao Đài, Hòa Hảo hay những đạo dân gian ở VN đều theo một đường lối: có lợi, chúng tôi theo; không có lợi, chúng tôi chống.»(5)

B) DỮ KIỆN 2

MẶT KHÁC, ở một Bài Viết về sau, tác giả lại viết NGƯỢC LẠI:

« Chúng tôi lập luận rằng các nhà Nho Việt Nam đã ra sức tỉnh giảm Nho giáo thành môt loại hình Ý THỨC HỆ (chúng tôi nhấn mạnh) đặc thù.»

«Sự tiếp biến này theo bước mô thức đặc thù của Ý Thức Hệ, hay logic của lòng yêu nước, tức là mô thức tư duy của người Việt trong cuộc đấu tranh để tự sinh tồn.»

«Từ quan điểm Ý Thức Hệ này, chúng tôi sẽ mở đầu với môt nhận xét ngắn mang tính phê phán về truyền thống và sự phát triển của nó, rồi sẽ tiến đến mổ xẻ sự hòa hợp của nó trong suốt chiều dài lịch sử Nho giáo Việt Nam.»(6)

C )NHẬN XÉT

Đây là một thí dụ ĐIỂN HÌNH của trường hợp CÙNG một người nhưng ở hai hoàn cảnh khác nhau, và vì nhu cầu «thuyết phục» thính giả hay độc giả tại chỗ, đã Lập Luận không những khác nhau, mà còn Tương Phản, MÂU THUẪN nhau. Ở bài phỏng vấn, tác giả tuyên bố là về thực chất của văn hóa Việt Nam và Á Châu, KHÔNG phải là vấn đề Ý THỨC HỆ. Trái lại, ở bài viết sau đó, tác giả lại muốn đứng từ quan điểm Ý THỨC HỆ để trình bày về văn hóa VN và Viễn đông!

Sự MÂU THUẪN nêu trên thường được giải thích trong giới Hiểu Biết là do sự THIẾU NHẤT QUÁN của tác giả hay diễn giả trong lối Tư Duy, hay sự THIẾU Tính KIÊN ĐỊNH, Phù Hợp (Consistency) trong cách Lập Luận hoặc THIẾU sự MẠCH LAC NỘI TẠI (Cohérence Interne) trong phương pháp Nghiên Cứu.

Và như đã nói ở trên tính Nhất Quán hay Kiên Định Phù Hợp hoặc Mạch Lạc Nội Tại là Yếu Tố NỀN TẢNG NHẤT để xem một người có Óc Khoa Học, Triết Học hay không?

IV) DUY LỢI CÓ PHẢI LÀ ĐẶC TÍNH CỦA VĂN HÓA VIỆT HAY KHÔNG ?

A) DỮ KIỆN

Trước khi trở lại vấn đề «Nho Giáo và nhất là Việt Nho, có phải là một Ý Thức Hệ hay không?», thử ghé qua một khiá cạnh khác là «Văn hóa VN và Viễn Đông có đặc tính DUY LỢI» như tác giả lập luận trong bài phỏng vấn nêu trên hay không ? Tác giả giải thích:

«Khi nghiên cứu về các đạo giáo VN hay Trung Hoa, ta thấy đa số đều chấp nhận các tôn giáo khác nhập vào. Nhưng với điều kiện : tôn giáo mới đó không đi nghịch lại với lợi ích vật chất của họ. Cách đây bốn thế kỷ, các nhà truyền giáo đầu tiên đến Trung Hoa, đem lại nhiều lợi ích nên rất được hoan nghênh. Thế nhưng sao môt thế kỷ trước đây, khi người Châu Âu đến, TQ rất ghét ? Bởi vì Châu Âu chiếm đất đai của họ. Thế nên người TQ bắt đầu chống lại tất cả những gì thuộc về Âu Châu, trong đó có đạo Thiên Chúa.

Ở VN cũng tương tự. Tranh chấp hôm nay ở VN giữa chính quyền và các tôn giáo, đặc biệt là với Công Giáo, phần nhiều nằm ở vấn đề đất đai.

Thành thử, ta phải hiểu rằng tâm lý của người VN và TQ, họ rất thực dụng. Sự đối nghịch giữa TQ với VN hay với Mỹ. Đặt trên căn bản lợi ích, chứ không phải tư tưởng ( tôi là Cộng sản, anh là Tư bản).»(7)

B) NHẬN XÉT

1) TỔNG QUÁT

Nhận xét đầu tiên là Tâm Lý Con Người khá PHỨC TẠP. Riêng đối với một Cá Nhân, việc Gỉan Lược Tâm Lý một người vào một NHÃN HIỆU là một điều nên TRÁNH. Huống gì là đối với một DÂN TỘC! Như việc dán «nhãn hiệu» DUY LỢI cho cả nền văn hóa VN và Viễn Đông thì hậu quả của việc làm trên là ĐÚNG ÍT MÀ TRẬT NHIỀU!!!

Thật ra, thái độ kể trên có lẽ bắt nguồn từ một THÀNH KIẾN của thời Thực Dân Thuộc Địa. Chúng ta biết là văn hóa VN và Viễn Đông vì theo tinh thần DỊCH LÝ nên luôn luôn có tính chất HAI CHIỀU KÍCH. Chẳng hạn, mục tiêu của việc học hỏi nghiên cứu không phải chỉ vì tính «tò mò» để BIẾT suông, mà còn hướng về HÀNH ĐỘNG. Do đó mới có thuyết «Tri Hành Hợp Nhất» của Vương Dương Minh hay cụm từ HỌC HÀNH như là Tôn Chỉ Sống của Kẻ sĩ thời xưa. Hoặc về VŨ TRỤ QUAN. trong khi Tây Phương có một quan niệm rất là TĨNH CHỈ (Static) nên gọi các các Yếu Tố Cấu Thành Vũ Trụ là TỨ TỐ, thì văn hóa VN và Viễn Đông trái lại, có một quan niệm rất là ĐỘNG ĐÍCH (Dynamic) và rất thích hợp với các khám phá của KHOA HỌC ngày nay, nên gọi là các Yếu Tố nêu trên là NGŨ HÀNH.

Có một THÀNH KIẾN của các thế kỷ trước trong giới Trí Thức Thực Dân cũng như giới Trí Thức Thuộc Địa là Triết TÂY vì dựa trên sự BỠ NGỠ «Vô Vị Lợi» (Étonnement Désintéressé) của Plato là nguyên nhân của sự TIẾN BỘ của Tây Phương về phương diện Khoa Học. Đó là một HUYỀN THOẠI mà những Khoa Học Gia hàng đầu như lý thuyết gia Khoa Học G. Bachelard Bác Bỏ

Còn theo Nietszche, triết Cổ Điển chủ trương học về «Ý Niệm Sự Vật Chung TRỪU TƯƠNG», mà «Trừu Tượng» là cái bóng dáng, cái tưởng tượng về sự vật, như vậy là xa thực tại, xa đời sống, xa cụ thể. Đó là lý do khiến Nietszche tố cáo Socrates là người TIÊU DIỆT KHOA HỌC. Và nếu vào thế kỷ III trước Công Nguyên không nhờ được tiếp xúc với bầu khí cởi mở bên Alexandrie (Ai cập) thì Khoa Học Hy Lạp đã bị tiêu ma lâu rồi!(8)

Ngoài ra, sau khi nghiên cứu con đường Tiến Hóa của Triết TÂY, chúng ta thử đem SO SÁNH Triết TÂY với sự BỠ NGỠ « Vô Vị Lợi» với Triết ĐÔNG nhất là Nho Giáo với Tiêu Chuẩn tương đương để xem :

a) Triết ĐÔNG hay Triết TÂY là con đường Văn Hóa TƯƠNG LAI mà Nhân Loại hướng tới ?

b) Sự BỠ NGỠ «Vô Vị Lợi» của Triết Tây có phải là Tiêu Chuẩn CAO NHẤT hay Không ?

2) SO SÁNH TRIẾT ĐÔNG VỚI TRIẾT TÂY HAY ĐÂU LÀ CON ĐƯỜNG VĂN HÓA TƯƠNG LAI CỦA NHÂN LOẠI ?

Nếu áp dụng phạm trù của Ngữ Luật thì Lịch Sử Triết TÂY có thể tạm được chia làm 3 giai đoạn: Vật Đích (Object), Chủ Từ (Subject) và Động Từ (Verb).

Giai đoạn VẬT ĐÍCH (Object) là triết lý của Thalès, chủ trương bản chất sự vật là nước, lửa, khí, đất…..chuyển qua Plato đặt ở Yếu Tính (Essence), và Aristotle ở Bản Chất (Substance). Tất cả đều là Triết Lý ĐỐI VẬT, trong đó Chủ Từ (Subject) bị Vật Đích (Object) «ăn hiếp».

Đến Descartes rồi Kant mới «khám phá» ra CHỦ TỪ (Subject) và cố gắng đề cao Ngã Chủ Tri, nhưng vì còn nằm trong bình diện Lý Trí, nên Chủ Tri (Subject) vẫn chưa nuốt nổi Vật Đích (Object), cùng lắm là mới biến nó thành biểu tượng.

Vì thế Husserl đã đưa ra thuyết «giao hỗ hiện tượng» chủ trương là không có ý thức suông, mà hễ có ý thức thì bao gìờ cũng là ý thức về môt cái gì. Như vậy, vật đích (object) được ý thức với chính Ý thức không còn xa cách trên hai bờ nhị nguyên nữa , nhưng theo Husserl CHỦ TRI (Subject) với SỞ TRI (Object) đã có thể gắn bó với nhau rồi đó!

Nhưng làm sao được vì Ý Thức cá nhân mới ở tầng ngoài, chưa bao gồm được Tiềm Thức, thành ra Hiện Tượng (Phénomène) hiện lên trên «màn ảnh» ý thức chỉ là cái vỏ, chứ làm sao có được «Cùng Lý», «Tận Tính» của VẬT như trong cụm từ «Cách Vật» cuả Nho Giáo được.

Chỉ có TÂM mới đạt độ bao la VŨ TRỤ, còn Ý thức thì chỉ ý thức về cái chi thì biết được cái ấy. Đó có lẽ là điều Heidegger muốn nói khi nhận xét rằng Husserl đã không đặt vấn đề căn nguyên về Hữu Thể.

Do đó, Heidegger cố gắng trả lại cho HỮU THỂ tính chất Uyên Nguyên đó nhằm đạt đợt ĐÔNG TỪ (Verb) CĂN CƠ có khả năng nối kết Chủ Tri (Subject) với Sở Tri(Object) trong chiều kích Vô Biên của Vũ Trụ, Vạn Vật, tương đương với đợt SINH SINH kiểu NHO TRIẾT.(9)

Tóm lại, nếu dùng các phạm trù của NGỮ LUẬT thì Tiến Trình của Triết Học TÂY PHƯƠNG là khởi đầu bằng Triết Lý ĐỐI VẬT (Object), sau đó ghé sang Triết Lý CHỦ THỂ (Subject), và cuối cùng với Triết Lý bằng ĐỘNG TỪ (Verb), và với Heidegger, TÂY PHƯƠNG đang nỗ lực đi sát lại với Triết Lý NGŨ HÀNH của NHO GIÁO

3) SỰ BỠ NGỠ VÔ VỊ LỢI CỦA TRIẾT TÂY CÓ PHẢI LÀ TIÊU CHUẨN CAO NHẤT HAY KHÔNG ?

Phần trên cho thấy là NGŨ HÀNH cũng như AN VI là Trào lưu Văn Hóa vàTriết Học mà Nhân loại đang hướng tới. Và môt nền văn hóa hướng về Hành Động KHÔNG nhất thiết có đặc tính DUY LỢI như tác giả lập luận.

Thật vậy, AN VI theo Cố Triết Gia KIM ĐỊNH có 3 nghĩa:

-CƯỠNG HÀNH: là làm vì bị cưỡng ép thuộc Pháp Hình : không làm thì bị hình phạt

– LỢI HÀNH: là làm vì Lợi thuộc đợt thành công, ăn làm.

– AN HÀNH là làm vì NGHĨA, vì thấy đáng làm thì làm….

Và khi ta nói HỌC HÀNH là ta nhắm vào cái Hành ở đợt ba này, ít ra khi nói về triết lý Nhân Sinh. Và lúc đó không những cái Hành đó cũng cao như sự BỠ NGỠ «Vô Vị Lợi» (Etonnement Désintéressé) của Triết Lý Plato, mà còn CAO HƠN là đàng khác. Bởi vì sự Bỡ Ngỡ Thăm Hỏi của Plato xét về phương diện VÔ VỊ LỢI thì đã vượt qua đợt Lợi Hành rồi, nhưng CHƯA ĐI tới độ Tiền Diện Kinh Nghiệm tức HIỆN TIỀN TRỰC THỊ VỚI VẬT, một thứ Kinh Nghiệm Tinh Ròng đến nỗi KHÔNG còn lạ lẫm TRA HỎI NỮA, nhưng đã tới đợt AN NHIÊN không ngỡ ngàng vì đã Liễu Hiểu , đã Đi Guốc Vào Lòng Sự Vật, mà Nho Giáo kêu là CÁCH VẬT rồi !

Thế nghĩa là đã VƯỢT qua đợt Ngỡ Ngàng TRA HỎI. Người ta chỉ tra hỏi khi chưa đủ quen thuộc, chưa thấu suốt, và do đó kém hơn «An Hành». Bởi AN HÀNH bao hàm sự THẤU TRIỆT không còn chi đủ làm bỡ ngỡ nên chỉ còn HÀNH một cách AN NHIÊN không bận tâm tra hỏi nữa.(10)

Tóm lại, với tính AN VI trong Văn Hóa Việt, VIỆT NHO là Tinh Hoa Văn Hóa của Dân Tộc VIỆT không những KHÔNG có tính chất DUY LỢI như tác giả lập luận, mà còn VƯỢT QUA sự BỠ NGỠ «Vô Vị Lợi» của TRIẾT TÂY nữa!

Phần trình bày trên đây đưa thêm một bằng chứng nữa là vì Thiếu Cập Nhật Hóa Phương Pháp và Nội Dung trong lãnh vực Suy Tư, người ta vẫn tiếp tục bàn về những Vấn Đề, đưa ra những Lập Luận và Dữ Kiện với Phương Pháp và Nội Dung của CÁC THẾ KỶ TRƯỚC !!!

V) NHO GIÁO CÓ PHẢI LÀ Ý THỨC HỆ HAY KHÔNG ?

Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với vấn đề Ý THỨC HỆ. Thật vậy, muốn giải quyết vấn đề này, chúng ta cần Cập Nhật Hóa lối Suy Tư của chúng ta với Nội Dung và Phương Pháp của môt số Lý Thuyết MỚI MẺ.

A) CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỚI

1) CƠ CẤU LUẬN

Lý thuyết đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm có lẽ là CƠ CẤU LUẬN (Structuralisme) của Claude Lévi – Strauss. Những nhà Dân Tộc học phương Tây trước Lévi- Strauss, có lẽ do đầu óc Thực Dân, Đế Quốc thời đó, có thái độ MIỆT THỊ và mang nhiều NGỘ NHẬN về những Dân Tộc DA MÀU.

Điển hình là nhà dân tộc học LEVY – BRUHL. Ông này quan niệm là những ngôn ngữ CỔ SƠ THIẾU những danh từ và khái niệm TRỪU TƯƠNG để kết luận rằng những dân tộc cổ sơ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TƯ TƯỞNG TRỪU TƯỢNG. Về CON SỐ chẳng hạn, theo Lévi-Bruhl, người bán khai «cảm giác, tri giác các con số chứ không thể quan niệm chung môt cách trừu tượng như người phương Tây».

Lévi – Bruhl kết luận : «người Cổ Sơ không đếm xỉa đến cái mà chúng ta gọi là tương quan NHÂN QUẢ tự nhiên giữa các biến cố, mà chỉ lưu tâm đến những tương quan THÔNG PHẦN Thần Bí….Vỉ vậy ta có thể bảo tâm trí những dân tộc cổ sơ là TIỀN LUẬN LÝ (prélogique) hay THẦN BÍ (mystique)»(11)

Claude LÉVI – STRAUSS trái lại, chủ trương Tinh Thần Con Người ĐỒNG NHẤT và người Cổ Sơ cũng có KHẢ NĂNG Tư Tưởng TỔNG QUÁT và TRỪU TƯƠNG.

Theo Lévi- Strauss, «người phương Tây đã lầm tưởng khi cho rằng người «dã man» chỉ biết thỏa mãn nhu cầu SINH LÝ hay KINH TẾ bức thiết, mà không biết rằng chính đến lượt họ (người phương Tây) cũng lại bị chính người «dã man» kia chỉ trích ngược lại. Về điểm này, Handy và Pukui đã thú nhận :

«Thổ dân Hạ Uy Di xử dụng tài nguyên thiên nhiên khá hoàn hảo, hơn hẳn cái lối khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi của giới Tư bản phương Tây hiện giờ là chỉ lo ních chặt túi tham, bất kể «sống chết mặc bay» miễn là ‘tiền thầy bỏ túi».»

Theo Lévi – Strauss, «những xã hội thường bị coi là man mọi lại có một tổ chức xã hội và những quy tắc về kế thôn hết sức tế nhị và phức tạp mà các nhà toán học phải hết sức cố gắng mới cắt nghĩa thỏa đáng được. Vũ Trụ luận (Cosmologie) của họ làm ngạc nhiên các Triết gia phương Tây không ít ……Chẳng hạn như tổ chức GIA TỘC của thổ dân Úc hay hệ thống luật lệ ở Mélanésie là những Thể Chế HOÀN HẢO NHẤT thế giới». (12)

Do đó, muốn tránh những SAI LẦM Thành Kiến của các Thế Kỷ Trước, người Nghiên cứu, Học hỏi phải có Thái Độ và Phương Pháp KHÁC trước.

Thật vậy, phải TRÁNH có thái độ «CHA CHÚ», như đứng từ Quan Điểm và Giá Trị TÂY PHƯƠNG để đưa ra phán đoán, mà trái lại, phải cố gắng tự ĐẶT mình vào hoàn cảnh và ĐỒNG VĂN của xã hội đang là đối tượng của sự quan sát.

Ngoài ra, TRÁNH So Sánh các Yếu Tố, GIÁ TRỊ một cách RIÊNG RẼ vì như ở địa hạt Huyền Sử chẳng hạn, Ý NGHĨA không do những yếu tố riêng lẻ cấu thành, mà do ở CÁCH THỨC những yếu tố này PHỐI HỢP với nhau.

Do đó, CƠ CẤU LUẬN đưa ra 4 Tiêu Chuẩn NỀN TẢNG sau đây:

1) Vượt LÝ TRÍ để đi sang bình diện Tiềm Thức
2) Chú ý tới LIÊN HỆ giữa các Hạn Từ hơn là các Hạn Từ Riêng Rẽ
3) Đứng từ TOÀN CẢNH nhìn vào Từng Phần và Giải Thích Từng  Phần bằng Tương Quan TOÀN BỘ
4) Tìm ra những LUẬT CHUNG từ những MÔ HÌNH Dạng Thức để Suy Diễn và Quy Nạp.

2) TƯ DUY THỐNG HỢP

Một Lý Thuyết MỚI MẺ khác mà chúng ta cũng cần lưu ý là Tư Duy THỐNG HỢP (Systems Thinking). Muốn hiễu rõ loại Tư Duy này, có lẽ nên đối chiếu với Tư Duy PHÂN TÍCH (Analytical Thinking).

Tính chất DUY LÝ của nền Triết Học TÂY PHƯƠNG bắt nguồn từ Socrates, Plato, Aristotle, tới Descartes thì còn «lún sâu» thêm một độ. Thật vậy, nếu một chút Tâm tình, Cảm xúc nào còn sót lại với các Triết gia Tiền-Socrates, thì «chút xíu» đó lại bị Descartes «quét sạch», vì ông phân tách Tư tưởng ra khỏi Xác thân bằng cách gạt bỏ Linh hồn vì nó lờ mờ và không đáp ứng những yêu sách của ông là sự HIỂN NHIÊN và PHÂN MINH (Évidence et Distinction)

Vũ trụ quan của Descartes đặt nền móng trên sự phân chia Thế giới ra làm hai Thực thể độc lập và riêng biệt: thực tại Tinh thần (hiểu là Lý trí) và thực tại Vật chất. Thế giới Vật chất, bao gồm cả Sinh vật, theo Descartes là môt «cái Máy» (Machine) mà con người có thể hiểu được một cách trọn vẹn, bằng Phương Pháp PHÂN TÍCH (Analytical Method) nhằm «chẻ nhỏ» ra từng phần nhỏ nhất.

Tuy nhiên, các khám phá và yếu tố mới mẻ của khoa Sinh vật học Hữu cơ (Organismic Biology) trong tiền bán thế kỷ XX đã PHỦ NHẬN những nguyên tắc căn bản của Phương Pháp PHÂN TÍCH, và đặt nền móng cho một lề lối Suy tư Mới Mẻ xuất hiện dưới cụm từ Tư Duy THỐNG HỢP (Systems Thinking) với những ý niệm đi kèm như mối Tương quan (Relationship), Liên hệ (Connectedness), Khung cảnh (Context). Theo lối nhìn THỐNG HỢP, những Đặc tính Thiết yếu của một Sinh vật là những Đặc tính của Toàn thể (Whole) mà mỗi từng Phần (Parts) không có, lý do là vì chính những TÁC ĐỘNG và Tương Quan HỖ TƯƠNG (Interactions and Relationships) giữa các «từng Phần» (Parts) làm nảy sinh các Đặc Tính THIẾT YẾU mới mẻ này. Các Đặc tính mới phát sinh này sẽ bị HỦY DIỆT, nếu «Hệ thống» bị PHÂN TÍCH , «Mổ xẻ» thành từng phần RIÊNG BIỆT trên bình diện Lý thuyết lẫn Thực nghiệm. Lý do là TÍNH CHẤT CỦA TOÀN THỂ LUÔN LUÔN KHÁC VỚI SỰ CÔNG LẠI CỦA TỪNG PHẦN.»(13)

3) PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN

Thật ra, các KẾT LUẬN của hai lý thuyết MỚI MẺ vừa nêu trên đã được Cố Triết Gia Kim Định rút tỉa ra cách đây khoảng 50 năm từ Phương Pháp TỔNG QUAN là một Phát Kiến của Cố Triết Gia. Ngài viết:

« Chính ở đây chúng ta chạm vấn đề quan trọng nhưng xưa rày chưa có một Triết gia nào đề cập: Đó là phương pháp TỔNG QUAN khác biệt với đường lối XÁC ĐỊNH. Triết gia thành công hay thất bại là do dùng lối Tổng Quan hay Xác định. Vì phương pháp này liên hệ đến vận mạng của Triết Lý nên cần chúng ta nghiên cứu kỹ. Phương pháp Tổng Quan là học về TOÀN THỂ, còn Xác Định là học về TỪNG PHẦN.

Trước hết để nhận chân thế nào là TỔNG QUAN, thì cần phân biệt với ĐẠI KHÁI Tổng Lượt (Global). ĐẠI KHÁI chỉ là lối nhìn một vật hay một hoàn cảnh cách Sơ Sài, Phiến Diện, để có ý niệm KHÁI QUÁT, thí dụ nhìn chung cái Radio. Sau đó là cái nhìn Phân Tích XÁC ĐỊNH từng phần của máy, mỗi phần liên hệ với nhau sao….Lối nhìn Phân Tích Xác Định này cũng y như lối nhìn Khái Quát vừa nói trên chỉ hợp cho bình diện HIỆN TƯỢNG, tức là Khoa Học THỰC NGHIỆM, KHÔNG THỂ ĐEM VÀO TRIẾT ĐƯỢC. Đây là căn bản tối hệ.

Ở TRIẾT phải dùng lối TỔNG QUAN Phổ Biến không hướng vào từng sự vật lẻ tẻ, nhưng hướng tới TOÀN THỂ vạn vật, toàn thể vũ trụ, nhưng vì mắt người không bao quát nổi vũ trụ vô biên, nên phải «nhìn» theo cái cực nhỏ tế vi đến độ không còn chiếm không gian và thời gian nữa và vì thế Triết ĐÔNG kêu là TÂM, cũng có khi kêu là HUỆ NHÃN hay TÂM NHÃN. Tất cả đều chỉ cái ĐIỂM Phi-Thời-Gian cũng là Phi-Không-Gian, ta hãy gọi nó là điểm Tụ Hợp hay là THÁI NHẤT tức là cái NHẤT Siêu Hình, chứ không phải là cái Nhất Toán Học. Còn toàn thể vạn vật thì kể là chu vi rộng nhất được tượng bằng số 9: tất cả các sự vật lẻ tẻ đều nằm ở khoảng giữa 1 và 9 và bị đổ khuôn theo cái nhìn chung đó không có vật nào lọt ra khỏi được.

Đó là môt lối Cụ Thể hóa mối Tương Quan NỀN MÓNG giữa cái «nhìn» của con người với vạn vật. Bởi vì Triết lý không được nhìn sự vật riêng lẻ như nó hiện hình ra trước giác quan ta, đó là cái nhìn không thật gọi là HIỆN TƯỢNG dành cho Lương Tri và Khoa Học. Còn cái nhìn của Triết Lý là SIÊU LINH theo nghĩa VÔ HÌNH nên nó khuôn theo và đổi thay cùng với sự mở ra của TÂM THỨC. Khi Tâm Thức đã mở đến cực độ, thì cái nhìn cũng đạt cực độ không thể đi xa hơn, nên cũng trở thành «chân xác».

Sở dĩ cái nhìn của KINH DỊCH vẫn giữ được giá trị là đã biết đưa tới 1 và 9 hay nói khác đã đạt tới cái Cực Nhỏ cũng như cái Cực Lớn gọi chung là Thái Cực. THÁI CỰC có hai đầu, một là CỰC NHỎ đến độ không gì có thể ở lại bên trong, dù tế vi như thanh sắc, nên gọi là «vô thanh, vô xú, vô ảnh, vô hình»; nhưng đầu kia lại CỰC LỚN đến độ không vật nào có thể ở ngoài, nhưng tất cả ở trong như những phần của NHẤT THỂ, của Đại Vũ Trụ(14).

B) ÁP DỤNG CÁI NHÌN TOÀN THỂ VÀO VẤN ĐỀ Ý THỨC HỆ

1) SỰ QUAN TRỌNG CỦA BƯỚC KHỞI ĐẦU

Vậy thử áp dụng lối nhìn TOÀN THỂ là mẫu số chung của cả ba Lý thuyết rất Mới Mẻ nêu trên vào vấn đề : «Nho Giáo có phải là một Ý Thức Hệ hay không ?

Đối với các nhà Đại Tư Tưởng trên thế giới, thì sự kiện ngày nay, trên mặt lý thuyết lẫn thực hành, hầu hết các khuynh hướng TƯ TƯỞNG trong mọi lãnh vực : văn hóa, triết học, tôn giáo, chính trị…..vvv….đều gặp phải tình trạng SA ĐỌA có rất nhiều Nguyên Nhân: như có thể là do diễn tiến của thời gian, do những hiểu lầm ngộ nhận có thể vì trình độ tâm thức thấp kém, cũng như vì sự lợi dụng, xuyên tạc của các thế lực đủ loại, do sự ảnh hưởng lẫn nhau có thể tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực của các khuynh hướng văn hóa ……vvv……

Giải pháp thường được đề nghị là trở về NGUỒN CỘI của dòng Tư Tưởng để nắm bắt được TINH HOA của khuynh hướng được nghiên cứu qua việc tiếp cận TRỰC TIẾP với Tư Tưởng của những VỊ sáng lập ra Môn Phái.

Do đó mới có những câu tuyên bố như của Claude Lévi-Strauss trong lãnh vực Huyền Sử : «Chỉ có những bước KHỞI ĐẦU mới LỚN LAO» hay của Paul Ricoeur : «Tất cả được nói rồi trong các huyền thoại, chỉ còn phải tìm hiểu» (= Tout est dit dans les mythes. Reste à comprendre».

Trong cùng đường hướng, bên Tây Phương, các Triết Gia Lớn như Nietzsche, Heidegger…, những Đại Thi Hào như Hoederlin……, những Đại Văn Hào như Goethe…..chủ trương trở vể với HY LẠP Cổ Xưa trước thời Socrates để tìm lại NGUỒN Thơ Triết Chân Thực của Nhân Loại.

Hay vào thập niên 1960, Cố Triết Gia Kim Định đã mở đầu phong trào VỀ NGUỒN đối với văn hóa Việt Nam với việc nghiên cứu về Nho Gíao Nguyên Thủy hay VIỆT NHO.

Nguyên Nhân chính yếu làm nên mẫu số chung của tất các Bậc Đại Thức Gỉả của Nhân Loại là vì theo họ chỉ vào buổi BÌNH MINH của Nhân Loại, con người mới có cái nhìn TOÀN THỂ đem đến sự NHẤT QUÁN trong lãnh vực Suy Tư, thì mới nắm được TINH HOA của Văn Hóa.

2) TINH HOA CỦA NHO GIÁO VÀ CỦA TRIẾT TÂY

Có lẽ Triết Gia gốc Pháp Francois Jullien là một trong những nhà nghiên cứu có vẻ thích hợp nhất để so sánh hai nền Văn Hóa ĐÔNG – TÂY. Hiện ông đang giảng dạy môn Triết học và Mỹ học Trung Hoa Cổ điển tại Đại học Sorbonne và vào năm 2002 được bầu làm Chủ tịch Viện trưởng Viện Tư Tưởng Đương Đại (Pháp).

Trong tác phẩm «Un sage est sans idée ou l’ autre de la philosophie» được dịch ra tiếng Việt là «Minh Triết Phương Đông và Triết Học Phương Tây hay Thể Tạng Khác của Triết Học», ông viết:

«Bậc MINH TRIẾT thì VÔ Ý (chúng tôi nhấn mạnh) bởi ông không giành ưu tiên cho ý nào hết (và do đó chẳng loại bỏ ý nào hết) và ông tiếp cận thế giới mà không phóng chiếu lên đó một ý niệm được suy tính trước nào cả; do đó ông không thu nhỏ bớt thế giới chút nào bằng cách đưa vào đó quan điểm riêng của mình, mà luôn mở rộng nó cho tất cả các khả năng. Vì ông không đánh giá cao bất cứ điều gì, nên chẳng có cái «cần phải» nào áp đặt được lên ông và quy định trước được hành xử của ông; chẳng có «tất yếu « nào quy tắc hóa trước được hành xử ấy, dù là những châm ngôn tự mình định cho mình hay những quy tắc do xã hội áp đặt. Ta đặc biệt thấy ông khác với một đồ đệ của ông, người chủ trương có những nguyên tắc, và Khổng Tử không đồng tình với tính không khoan nhượng của người đồ đệ này (Tử Lộ, x.XVII, 5 và 7): giữ một mối quan hệ hoàn toàn mở đối với thế giới, ông có thể theo khít mọi sự khác nhau của nó và thích ứng với từng hoàn cảnh của nó mà chẳng gặp trở ngại nào.(15)

«Đó là chọn lựa của MINH TRIẾT (đối diện với TRIẾT HỌC) (Chúng tôi nhấn mạnh): giữ không định điều gì hết, không đưa ra bất cứ điều gì. Đối diện, nghĩa là nhìn từ MINH TRIẾT, TRIẾT HỌC  (chúng tôi nhấn mạnh) sinh ra từ chính sự thiên vị khởi nguyên ấy, nó đưa ra trước một tư tưởng, sau đó tư tưởng ấy không ngừng được lấy lại, làm cho biến dạng đi, biến đổi đi, từ đó triết học không còn có thể làm gì khác hơn là sửa chữa một quan điểm riêng biệt khác – mỗi nền triết học, như ta biết, lại phủ nhận nền triết học trước đó. Tóm lại, nó không có thể làm gì khác là gấp tư duy của con người theo một cách khác. Nhưng không bao giờ hoàn toàn thoát ra được khỏi sự thiên vị mà nó đã rơi vào lúc khởi đầu – khỏi cái nếp ấy, hay đúng hơn, khỏi cái rãnh ấy, cái tư tưởng đầu tiên được đưa ra. Cho nên, do cái lỗi nguyên lai đó, và để vượt qua cái lỗi ấy, vì nó không thể xoá cái lỗi đó được, nó cứ buộc phải đi tới mãi, phải nghĩ khác mãi: từ đó mà sinh ra lịch sử triết học (nếu triết học có một lịch sử, hay đúng hơn, chính nó LÀ lịch sử ấy) (16)

Vậy theo F. Jullien, sự Khác Biệt NỀN TẢNG giữa Minh Triết và Triết Học là sự kiện MINH TRIẾT thì VÔ Ý, còn TRIẾT HỌC thì khởi nguyên là đưa ra một TƯ TƯỞNG mà Tư Tưởng thì dựa trên Ý niệm, Khái niệm, Quan niệm……vvv……Mà Ý THỨC HỆ (Ideology) theo nghĩa giản dị nhất, là một hệ thống QUAN NIỆM và Tin Tưởng, thường có tính chất Chính Trị của một nhóm người hay môt cá nhân(17).

Như vậy, Ý THỨC HỆ trong Nguyên Nghĩa tức theo nghĩa Đầu Tiên và Nền Tảng nhất xuất phát từ TRIẾT HỌC là môn ĐẶC TRƯNG của Văn hóa TÂY PHƯƠNG, Nói cách khác, Ý THỨC HỆ trước tiên thuộc Phạm Trù của nền Văn Hóa và Triết Học TÂY PHƯƠNG.

Do đó, ngay từ điểm KHỞI ĐẦU, với lối nhìn TOÀN THỂ mà các Lý thuyết Nhân Văn Tân Tiến nhất chủ trương, thì Tinh Hoa của Nho Giáo chính là MINH TRIẾT, chứ KHÔNG phải Ý THỨC HỆ như tác giả bài viết lập luận.

Lẽ dĩ nhiên, theo dòng thời gian, trong mục tiêu Phổ Biến, Truyền Bá, NHO GIÁO từ tầng cao MINH TRIẾT, đã trở thành TRIẾT LÝ để cho vừa tầm ĐẠI CHÚNG, cũng như về sau để kết hợp với các nguồn Lý Thuyết khác, CÓ VẺ trở thành giống điều có thể gọi là”Hệ Thống Triết Học” theo nghĩa của văn hóa Tây Phương.

Cố Triết Gia Kim Định cũng có bàn về Tương Quan giữa MINH TRIẾT, TRIẾT LÝ, TRIẾT HỌC như sau:

«a) MINH TRIẾT (Sagesse) nói về hình thức thì Minh Triết chỉ sự Khôn Sáng của các Thánh Hiền đã được kết tinh vào những câu Triết Ngôn thuộc TRUYỀN THỐNG Tinh Thần. Các Ngài là những vị Siêu Quần Bạt Chúng đã tới cái Biết TRÍ TRI THỂ NGHIỆM nên những lới Huấn Đức của các Ngài tuy vắn tắt nhưng đó là những châm ngôn có hiệu lực muôn đời như : Pythagore, Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca……vvv……Các Ngài lo sống cái Minh Triết hơn là nghĩ đến viết ra sách vở. Phương pháp các Ngài là Thể Nghiệm, Trực Giác, Không dùng Lý Luận.

b) TRIẾT LÝ là những Sách do Môn Đệ các Vị trên để lại như : Tuân Tử, Mạnh Tử, Chu Hy, Cankara,Vương Dương Minh…..Những đề tài họ suy tư cũng là những vấn đề của Thầy, nghĩa là xoay quanh cứu cạnh thân phận con người; phương pháp là dùng Lý Luận biện chứng để tìm hiểu và phổ biến Minh Triết, nhờ thế mà quảng đại quần chúng hiểu rõ được chỗ sâu xa của Minh Triết…….

Tuy nhiên, Triết Lý vẫn không bằng Minh Triết. Tuân Tử lý luận rành rọt, Mạnh Tử minh biện nhiều trang giống Platon, Trang Tử với lối văn trào lộng huy hoàng, không có họ, có lẽ Triết của Lão, của Khổng đã mai một, vì họ làm cho người ta hiểu được Khổng, Lão (Zenker) nhưng bao giờ họ cũng chỉ được coi là Môn Đệ của Khổng Lão, tuy các Vị này chỉ nói có những câu cụt ngủn.(18)

c) TRIẾT HỌC: Tới nhà Tống thì Tổng Hợp của Chu Hy riêng về Nội Dung, theo học giả Needham, tuy không đi qua giai đoạn vật lý Newton mà tiến thẳng vào giai đoạn Vi Thể kiểu Einstein, còn về Hình Thức có vóc dáng bề thế không kém các «Hệ Thống Triết Học» Tây Phương.

Mà chúng ta biết là về Phương Pháp, TRIẾT HỌC Tây Phương theo lối Phê Phán Phân Tích, cố tìm ra những Ý NIỆM độc đáo và tích lũy sự kiện để kết thành những hệ thống mạch lạc chặt chẽ.

Còn về Nội Dung, nếu lấy gốc SIÊU HÌNH mà nói, thì Siêu Hình của Triết TÂY có tính chất HỮU VI vì xây trên Ý Niệm SỰ VẬT, mà ý niệm bao quát hơn cả là CÓ, là HỮU, nên khoa «Siêu Hình» của Tây Phương mới mang tên là HỮU THỂ Học.

Nhưng đó là một nền Siêu Hình GIẢ TẠO để nói theo ngôn ngữ của Kant, còn theo AN VI, phải nói thêm là một nền Siêu Hình TAI HẠI vì lý do sau đây:

Trước hết, Ý NIỆM bao giờ cùng là Ý Niệm của môt cái gì, mà đã là cái gì thì phải có HÌNH, ít ra phải có TƯỢNG (image). Ý niệm chính là cái Tượng, cái BÓNG của Sự Vật (Phantasme), không thể là Ý Niệm Suông được. Vì thế dù ý niệm tổng quát làm nền cho Hữu Thể Học cuối cùng cũng xuất hiện như một CHỦ TỂ, thế là có Hình rồi đó, hơn nữa còn là NHÂN HÌNH nên còn SA ĐỌA hơn.Vì là Hình Thể một Nhà Chuyên Chế, một Thượng Đế,tức không những có Hình mà còn KẸT CỨNG trong Hình, nên dễ biến thành Ý THỨC HỆ Một Chiều.(19)

Trái lại, NHO GIÁO thực sự Chính Truyền, tuy trở thành TRIẾT LÝ, cả «Triết Học» nữa vì Nhu Cầu Phổ Biến và Tổng Hợp, nhưng nhờ KHÔNG đánh mất mối liên hệ vơi MINH TRIẾT Uyên Nguyên, mà nét đặc trưng là VÔ Ý, tức không «thiên vị» với một lập trường, phe nhóm nào cả, nên vốn là môt Nghệ Thuật Sống Động Uyển Chuyển, do đó vẫn giữa được Khả Năng Hướng Dẫn ĐỜI SỐNG trên nhiều nghìn năm.

Tóm lại, TINH HOA của Nho Giáo chính là MINH TRIẾT, còn của Triết Tây là Ý THỨC HỆ.

3) Ý THỨC HỆ THUỘC PHẠM TRÙ CỦA VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG

Bây giờ, thử xem về phương diện LỊCH SỬ, câu tuyên bố ở trên là « Ý Thức Hệ thuộc Phạm Trù của Văn Hóa và Triết Học TÂY PHƯƠNG» có CĂN CỨ nào chăng ?

Như đã định nghĩa ở trên, Ý Thức Hệ (Ideology)là một hệ thống QUAN NIỆM và Tin Tưởng, thường có tính chất Chính Trị của một nhóm người hay một cá nhân.

Nhóm chữ này đã được Triết gia gốc Pháp Antoine Destutt de Tracy đặt ra. Ông này còn được gọi là «nhà Ý thức hệ» nữa, tìm cách cải tổ xã hội Pháp thuộc giai đoạn Hậu Cách mạng 1789 theo Tư tưởng có tính Thực dụng.

Còn Ý nghĩa thời mới của Ý Thức Hệ bắt nguồn từ các tác phẩm của Karl Marx để chỉ những hệ thống tư tưởng chính trị, xã hội, luân lý sai lầm mà theo Marx, được giai cấp thống trị đặt ra vì mục tiêu Tư lợi. Theo chân Marx, các phe nhóm, đảng phái thường cáo buôc lẫn nhau là tư tưởng của đối phương không diễn tả trung thực Sự Thật mà bị làm méo mó bởi đầu óc Ý Thức Hệ. Và các cuộc tranh chấp Ý Thức Hệ của thế kỷ 20 thường có tính cách quá khích kiểu Chính trị và Tôn giáo, như trường hợp của chủ nghĩa Phát Xít và Cộng Sản. Thí dụ điển hình nhất là cuộc Chiến Tranh Lạnh mà hai «diễn viên» thù nghịch chính yếu là Hoa Kỳ và Nga Sô tranh dành ảnh hưởng ở khắp nơi trên mọi chiến tuyến từ chính trị tới kinh tế, tâm lý……vvv……(20)

4) CÓ NÊN ÁP DỤNG CÁC PHẠM TRÙ CỦA Ý THỨC HỆ VÀO VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ VIỄN ĐÔNG HAY KHÔNG ?

Như phần trình bày trên cho thấy, về cả hai phương diện TRIẾT HỌC và LỊCH SỬ, Ý Thức Hệ thuộc Phạm Trù của Văn Hóa TÂY PHƯƠNG, nên nếu Không Khéo thì việc áp dụng các Phạm Trù của Ý Thức Hệ vào các vấn đề của VIỆT NAM và VIỄN ĐÔNG có nguy cơ đưa tới những SAI LẦM, Ngộ Nhận tương tự như những TỆ HẠI mà Claude Lévi- Strauss với Cơ Cấu Luận đã cảnh cáo về trường hợp các nhà Dân Tộc học trươc ông áp dụng bừa bãi các Phạm Trù của văn hóa TÂY PHƯƠNG vào việc nghiên cứu văn hóa của các dân tộc DA MÀU.

Dưới ánh sáng của sự trình bày ở trên, thì cái SAI LẦM Nền Tảng Nhất của tác giả bài «Tinh Hoa Ý Thức Hệ của Việt Nho» là việc đi Nghiên Cứu NHO GIÁO qua Lăng Kính ĐỘC NHẤT của Ý THỨC HỆ thuộc Phạm Trù của Văn hóa và Triết học TÂY PHƯƠNG, trong khi Tinh Hoa của NHO GIÁO chính yếu là một nền MINH TRIẾT Uyên Nguyên.

a)TRƯỜNG HỢP NHÀ HÁN VỚI ĐỔNG TRỌNG THƯ

Có lẽ lý do chính yếu khiến các Phạm Trù Ý THỨC HỆ thường được đem ra áp dụng ngày nay là một phần do màu sắc CHÍNH TRỊ sẵn có của nhóm chữ này, cộng với sự THẮNG TRẬN của Văn Minh Tây Phương trong các thế kỷ vừa qua, đưa tới việc người ta có khuynh hướng ÁP ĐẶT các Phạm Trù của Văn Hóa TÂY PHƯƠNG trong lãnh vực Nghiên Cứu.

Một thí dụ ĐIỂN HÌNH là trường hợp Nhà Hán với ĐỔNG TRỌNG THƯ. Ngày nay, chúng ta thường đọc hay nghe nói về nhóm chữ «Ý THỨC HỆ» Nhà Hán với Đổng Trọng Thư như là «Kiến Trúc Sư» của «Hệ Thống Triết Học» này!

Chúng ta có thể nhận thấy là các nhóm chữ «Ý Thức Hệ» và «Hệ Thống Triết Học» thuộc Phạm Trù của Văn Hóa và Triết Học TÂY PHƯƠNG. Ngoài ra, Thực Tế thường PHỨC TẠP hơn điều mà người ta muốn cho chúng ta nghĩ! Nhưng trước tiên, có lẽ nên đề cập một chút về LỊCH SỬ.

Nhiều Nho Gia đã ca ngợi Hán Vũ Đế , coi như quan thầy của Nho Giáo, vì đã có công đưa Nho Giáo đến chỗ toàn thắng. Nhiều học giả Tây Phương ví Vũ Đế như Constantin của Công Giáo, hoặc như Acoka với Phật Giáo. Điều đó chỉ là cái dáng dấp bên ngoài mà thôi. Còn chính nội dung thì khác.

Thực ra, nhà Hán kế tiếp nhà Tần không những trong di sản chính trị là TẬP QUYỀN Trung Ương và luôn cả Óc CHUYÊN CHẾ. Hai phái Pháp Gia và Lão Gia vẫn nắm then chốt trong guồng máy chính quyền ở đầu nhà Hán. Lệnh «cấm thư» mãi cho đến đời thứ hai mới được «bãi»….Tuy bị triều đình cấm đoán nhưng Nho Giáo vẫn được truyền dạy ở ngoài dân gian và càng ngày càng thấm nhập……. Cho đến đời Hán Vũ Đế thì càng ăn sâu hơn vào dân chúng.

Hán Vũ Đế có mời vài Nho Gia vào triều và bất đắt dĩ nghe lời Đổng Trọng Thư mà tuyên dương Nho Giáo. Nói BẤT ĐẮC DĨ vì thực ra Hán Vũ Đế không ưa gì Nho Giáo, bởi tự trong bản chất, Nho Giáo vốn CHỐNG óc Độc Tài Chuyên Chế và vốn đề cao Ý DÂN là Ý TRỜI.

Còn Hán Vũ Đế tuy có nói là tuân theo «Ý Trời» trong việc cai trị, nhưng «Ý Trời» thì không tìm trong Ý DÂN, mà lại đi tìm qua Điềm Trời, Sấm Vĩ, Bốc Phệ theo thuyết Âm Dương Gia, Mặc Địch……. Chính vì Đổng Trọng Thư giải thích XUÂN THU theo lối Tai Dị đó, như «vua đi đâu có rồng theo….» nên mới được Hán Vũ Đế chấp nhận và nghe lời ông mà đặt ra nhà Đại Học với 50 chức bác sĩ. Làm việc đó, Vũ Đế có vẻ ủng hộ Nho Giáo, nhưng thực ra là tại Nho Giáo lan quá rộng không thể gạt bỏ được, nên tìm cách kiểm soát sự giải nghĩa Kinh Sách và uốn nắn cho hợp ý của mình: cố biến Nho Giáo trở thành dụng cụ cho lối Trung Ương TÂP QUYỀN Chuyên Chế là chủ trương của phe Pháp Gia, chứ không phải thành thực đề cao Nho Giáo.

Riêng về Đổng Trọng Thư không những không được tin dùng, mà chỉ muốn hại đi , nhưng lại sợ bị mang tiếng, nên Hán Vũ Đế định nhờ tay hai anh em của ông là Địch Vương và Giao Tây Vương hại thay, nhưng nhờ Đổng Trọng Thư khôn khéo nên thoát chết.

Đôi khi Hán Vũ Đế có gọi Đổng Trọng Thư đến hỏi ý kiến, nhưng chẳng qua là để che đậy dã tâm đã muốn mưu hại ông, chứ thức không có bụng dùng, bởi tuy ông có theo Tai Dị, nhưng tâm trí còn quá nặng ÓC NHO. Ông nhấn mạnh đến điểm vua phải bắt chước Trời mà Yêu Dân, và cực lực phản đối việc cho người nộp nhiều thóc lên làm quan và làm quan lâu được thăng chức….Ông xin lấy TÀI ĐỨC làm tiêu chuẩn và không cần phải làm lâu, miễn là tài nhiều thì được thăng chức lớn……

Tóm lại, những nguyên tắc của Nho Giáo, Đổng Trọng Thư còn duy trì được khá nhiều nên không bao giờ Hán Vũ Đế dùng ông, mà chỉ dùng người khác là Công Tôn Hoàng làm Tể tướng”.(21)

ĐỔNG TRỌNG THƯ là một thí dụ về sự kiện là Thực Tế thường PHỨC TẠP hơn định kiến, «khuôn mẫu» mà người ta cố dựng lên để biện minh cho một Ý Đồ nào đó. Ông là trường hợp ĐIỂN HÌNH của nhiều Nhà NHO phải ra làm quan giúp dân, giúp nước, mà sự «xung đột nội tâm» xảy ra giữa một bên là tư cách của KẺ SĨ với nội dung MIMH TRIẾT, Triết Lý mà tùy trình độ tâm thức họ được tiêm nhiễm ít nhiều từ các lời GIÁO HUẤN được chứa trong Tứ Thư, Ngũ Kinh và bên kia với tư cách là THUỘC HẠ của một ông Vua với những Ý Nghĩa thông thường thuộc các lãnh vực Chính Trị, Xã Hội, KinhTế….……với sự pha trộn xen lẫn ý nghĩa của các học phái khác, chưa kể lâu lâu lại cộng thêm một ÂM MƯU Chính Trị ở đàng sau như trường hợp HÁN VŨ ĐẾ.

Phần trên cho thấy là thực tế khá PHỨC TẠP vì cuộc đời thường có rất nhiều khía cạnh, nên không thể lập luận một cách đơn giản MỘT CHIỀU như tác giả viết về Đổng Trọng Thư:

«Ông đã có ảnh hưởng sâu đậm đến giới Nho Sĩ Việt Nam………vì ông đã có tác động chính trong việc cải biến Nho Giáo thành một ý thức hệ hay giáo điều cho chính quyền. Có nghĩa là trí thức Việt Nam đã học Nho Giáo không phải trực tiếp từ kinh điển mà qua kiến giải của họ Đổng, và họ chỉ được phép học Nho giáo Đổng mà thôi(Sic).»(22)

Còn về lập luận của tác giả liên quan đến việc Hán Vũ Đế nghe Đổng Trọng Thư mà bãi bõ Bách Gia Chư Tử:

« Hãy nhớ rằng Nho Giáo đã loại trừ các học phái khác để giành độc tôn về giáo điều ý thức hệ và tồn tại mãi đến năm 1905 tại Trung Quốc»

Thì Cố Triết Gia Kim Định có ý kiến như sau: «Sự thật thì không phải là bãi bõ Bách Gia chi hết, mà chỉ là kế hoạch chính phủ dùng để vừa lòng dân vẫn sùng Nho Giáo, vừa chiếm độc quyền kiểm soát việc chú sớ kinh sách và cả đến «san định» lại các Kinh Truyện đã bị thất lạc sau vụ «đốt sách chôn Nho» của Tần Thủy Hoàng.Do đấy mà Lưu Hâm được sai ra làm sách NGỤY KINH của Cổ nhân, nhằm gọi những sách bí thư trong gác Thạch Cừ của riêng chính phủ, tư nhân không ai có.»

Và Cố Triết Gia kết luận: «Việc bãi bỏ Bách Gia Chư Tử là một cú CHÍ TỬ đánh vào Nho Giáo, đem đặt vào miệng Khổng Tử những điều Ông đả kích, để môn đệ Ông phải chấp nhận và từ đấy Nho Giáo biến thành HÁN NHO.»(23)

b) VIỆT NHO CÓ PHẢI LÀ Ý THỨC HỆ HAY KHÔNG ?

Một trong những khám phá quan trọng nhất trong công trình đồ sộ của Cố Triết Gia là sự Khác Biệt giữ VIỆT NHO và HÁN NHO. Nhưng VIỆT NHO có phải là một Ý Thức Hệ như tác giả cố ý lập luận hay không ?

Nhận xét đầu tiên là có lẽ do cái nhìn ĐỘC CHIỀU có tính chất Ý Thức Hệ của chính tác giả được khẳng định ngay từ đầu, nên đụng vào điều gì thì tác giả cũng nhìn thấy qua LĂNG KÍNH Ý Thức Hệ cả!

Điều thứ hai là như đã đề cập ở trên, theo Cơ Cấu Luận chẳng hạn, chúng ta KHÔNG nên LẠM DỤNG những nhóm chữ như Ý Thức Hệ, Chủ Nghĩa Nhân Văn………vvv……thuộc Phạm Trù của một nền Văn Hóa khác để bàn về những vấn đề của Việt Nam và Viễn Đông, vì điều này dễ đưa tới những LẦM LẠC trong sự Phán Đoán.

Phạm Công Thiện có thể đồng ý với chúng tôi khi ông viết:

« Từ lâu, chúng thường khi lầm lẫn ngay từ căn rễ mỗi lần chúng ta thảo luận về Dân Tộc Tính:
_ Chúng thường đồng hóa lầm lẫn Chủ Nghĩa Quốc Gia, Chủ Nghĩa Dân Tộc với Dân Tộc Tính
_ Còn Cộng Sản Hà Nội thì lầm lẫn đồng hóa Chủ Nghĩa Quốc Tế, Chủ Nghĩa Cộng Sản Tây Phương với Dận Tộc Tính
._ Nguy hiểm nhất là chúng ta đã sử dụng một cách bừa bãi NHỮNG Ý NIỆM VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG HẬU THỜI để giải thích và tìm hiểu Dân Tộc Tính của Việt Nam.» (24)

Về lòng Yêu Nước, thì nhiều người có thể đồng ý là Kim Định RẤT YÊU NƯỚC. Nhưng có lẽ Ngài còn YÊU CHÂN LÝ hơn cả Yêu Nước!

Thật vậy, trên hành trình đi TÌM CHÂN LÝ, Ngài viết về Sứ Mệnh Triết Lý như sau:
«Tổng hợp những suy tư, những phân tích bất kể đến từ Đông hay Tây, Nam hay Bắc.»(25)

Do đó, Ngài bắt đầu công cuộc tìm kiếm trong môi trường của TRIẾT TÂY. Ngài thường «tâm sư» là không có một triết gia, tư tưởng gia có chút «thế giá» nào của Tây Phương mà Ngài không bỏ công ra nghiên cứu để xem có điều gì học hỏi hay không? Nhưng cuối cùng, Ngài kết luận là tuy các Triết thuyết Tây Phương có dáng dấp «nguy nga đồ sộ», nhưng khi xét về thực chất, nội dung bên trong thì thường thiếu «chất sống» cần thiết để nuôi dưỡng đời sống Tâm Linh, nên không có khả năng hướng dẫn đời sống.

Bước thứ hai là nền TRIẾT ẤN với đầy dẫy Mâu Thuẫn trong triết lý cũng như trong đời sống. Vì bên cạnh những điểm cao SIÊU HÌNH là những tệ nạn ĐẲNG CẤP.

Phải chờ đến tuổi «Tứ thập bất hoặc» thì mới bắt đầu ló dạng từ một vài câu chữ NHO thoạt trông có vẻ «lơ mơ», «rời rạc», một «vài tia sáng» đem lại sức sống, sự thống nhất vào mớ kiến thức đồ sộ cho đến đây vẫn còn «Ngổn ngang trăm mối». Và có lẽ đây là bước khởi đầu của hành trình của Cố Triết Gia về với VĂN HÓA DÂN TỘC.

Và như đã nói ở trên, giống như các Bậc Đại Thức Giả khác, sỡ dĩ Ngài chủ trương VỀ NGUỒN là vì theo Ngài, chỉ vào buổi BÌNH MINH của Nhân Loại, con người mới có cái nhìn TOÀN THỂ đem đến sự NHẤT QUÁN trong lãnh vực Suy Tư, thì mới nắm được TINH HOA của Văn Hóa.

Tóm lại, do LÒNG THÀNH đi tìm Chân Lý, Kim Định đã phát kiến ra VIỆT NHO, chứ KHÔNG do lòng Yêu Nước «Cuồng Nhiệt» hay «âm mưu» Chính Trị hay Ý Thức Hệ nào cả như tác giả lập luận.

Dùng Nghịch Lý MANHEIN để áp dụng vào Kim Định là VÔ ÍCH, vì bước KHỞI ĐẦU của Ngài  là MINH TRIẾT, chứ đâu phải Ý Thức Hệ mà lập luận là «người ta không thể tự giải phóng mình ra khỏi Ý Thức Hệ ???!!!

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là tác giả lại viện cớ là các nhà nghiên cứu trong nước đang đi tìm yếu tố Ý Thức Hệ trong Nho Giáo để «gán ép» VIỆT NHO là Ý Thức Hệ.

Kim Định đâu có liên quan gì với đảng CSVN!!!

c)NHO GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT LÝ THUYẾT «NHẬP CẢNG» HAY KHÔNG?

Tác giả còn muốn cho độc giả thấy là Nho Giáo chỉ thuần túy là một Lý thuyết”nhập cảng” từ Trung Hoa mà vua chúa Việt Nam sử dụng để cai trị dân cũng như dùng làm vũ khí chống xâm lăng.

VIỆT NHO trái lại, dựa trên các khám phá mới nhất của Khoa học, chủ trương là Bách Việt vào đất Trung Hoa trước nên đặt nền móng đầu tiên cho Nho Giáo. Người Tàu vào sau chỉ «công thức hoá» nội dung của Bách Việt. Một thí dụ là Kinh Thi có nội dung là Ca Dao, Tục Ngữ của dân gian. Mà dân gian VIỆT thì giống nhau, dẫu ở đất Trung Hoa hay đất Việt.

Vậy nên khi Nho Giáo theo ngã vương triều mà vào đất Việt, thì không phải là đến một xứ sở xa lạ, mà thực sự là TRỞ VỀ QUÊ CŨ. Sự khác biệt giữa Nho Giáo và Văn Hóa Vìệt chỉ về ngôn ngữ mà thôi, còn nội dung là MỘT. Như «Rồng Tiên» trong Huyền Sử VIỆT là «Âm Dương» trong Dịch Lý, «Bánh chưng bánh dầy» là «Thiên viên địa phương»…..,vvv……

5)TÁC GIẢ DÙNG PHẠM TRÙ CỦA VĂN HÓA NGOẠI LAI ĐỂ GIẢI THÍCH VIỆT NHO

Tóm lại, trái với những lập luận của tác giả , phần trình bày trên cho thấy là VIỆT NHO giống như Nho Giáo Nguyên Thủy là một nền MINH TRIẾT Uyên Nguyên , chứ KHÔNG phải là một Ý THỨC HÊ hay một Lý Thuyết «nhập cảng».

Trái lại, chính tác giả lại dùng Ngôn Ngữ, Phạm Trù của Văn Hóa và Ý THỨC HỆ NGOẠI LAI để bàn về các vấn đề của Văn Hóa VIỆT. Và đó mới là thực sự VẤN ĐỀ!.

a) VIỆT NHO CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO HAY KHÔNG?

Hết gán cho Nho Giáo nhãn hiệu Ý THỨC HỆ mà chúng tôi chứng minh ở trên là KHÔNG PHẢI, tác giả lại bảo Nho Giáo là một TÔN GIÁO :

«Nho Giáo đầu tiên được tiếp nhận bởi giới cầm quyền như là một ý thức hệ, và chỉ mãi sau này mới được quần chúng tiếp nhận như môt loại tôn giáo.»(26)

Không biết tác giả căn cứ vào đâu để viết ra những dòng trên. NHO GIÁO KHÔNG có Tín Điều hay Mặc Khải, KHÔNG có Nghi Lễ Tế Tự với những Phép Màu, KHÔNG có hàng Tư Tế, thì LÀM SAO GỌI LÀ MỘT TÔN GIÁO ĐƯỢC ???!!!

Tác giả còn dùng những từ ngữ   của các Tôn Giáo Tây Phương như TÍN ĐIỀU, GIÁO ĐIỀU để áp dụng cho các sách Trung Dung và Luận Ngữ. Theo thiển ý, từ ngữ GIÁO HUẤN có vẻ thích hợp hơn !!!

b)TRÁNH LẠM DỤNG NGÔN NGỮ TRIẾT TÂY KHI BÀN VỀ VĂN HÓA VIỆT

Ngoài ra, cách dùng TỪ NGỮ của tác giả để viết về các nhân vật quen thuộc của Sử Sách VIỆT như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ khiến độc giả có thể gặp khó khăn trong việc nhận diện các VỊ này!

NGUYỄN TRÃI

_ «Nguyễn Trãi đã phát triển một dạng Việt Nho theo nguyên lý thực nghiệm…….»

_ « …………………ông nhất thiết đòi hỏi nền độc lập toàn diện cho Việt Nam dựa trên nguyên lý đa nguyên và tương trọng.»

_ «Nguyễn Trãi đòi hỏi phải mạnh dạn quay về với lý thuyết nguyên bản của chủ nghĩa nhân đạo trong sách Luận Ngữ» (27)

ĐỀ NGHỊ :

_ «Nguyễn Trãi là một nhà Nho gốc Việt mà triết lý hướng về hành động»

_ «……………………ông nhất thiết đòi hỏi nền độc lập toàn diện cho Việt Nam dựa trên sự tương kính và chấp nhận dị biệt.»

_ « Nguyễn Trãi đòi hỏi phải mạnh dạn quay về với triết lý Nhân Bản Nguyên Thủy trong Luận Ngữ.»

NGUYỄN DU

« Tuy đại thi hào Nguyễn Du không phải là môt Triết gia lớn như Nguyễn Trãi hay Nguyễn Công Trứ, nhưng trong triết lý của ông, ta có thể tìm thấy những yếu tố nhân đạo và hình thái duy tâm của Việt Nho.» (28)

ĐỀ NGHỊ

« Tuy tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du có vẻ không bàn nhiều về khía cạnh Triết lý như tác phẩm của hai nhà Nho có óc Triết là Nguyễn Trãi và Nguyễn Công Trứ, nhưng trong triết lý của ông, ta có thể tìm thấy các yếu tố nhân chủ và tâm linh của Việt Nho.»

NGUYỄN CÔNG TRỨ

_ « Tương tự như vậy, Nguyễn Công Trứ là một Triết gia thực dụng hàng đầu.

_ « ông đề nghị môt triết lý nhân sinh, một sự hiện hữu của những nhân vật toàn thể, tức là sự hiện hữu của một con người toàn thể (homo integralis), một con người mang tính kinh tế, lý lẽ và tôn giáo(homo economics, homo rationalis, homo religious) (29)

ĐỀ NGHỊ

_ «Nguyễn Công Trứ cũng là một nhà Nho mà triết lý hướng về hành động»

_ « ông đề nghị một nền triết lý nhân sinh với sự góp mặt của những nhân vật có một nhân cách toàn diện bao gồm nhiều khía cạnh như kinh tế, lý luận và tôn giáo.»

KẾT LUẬN: VIỆT NHO LÀ MÔT NỀN NHÂN BẢN TOÀN DIỆN:

Bắt nguồn từ một nền MINH TRIẾT Uyên Nguyên, VIỆT NHO trong Lịch Sử đã có những Vị Đại Diện Ưu Tú như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ……vvv……mà tác giả có đề cập trong bài viết. Vì Việt Nho là một nền TRIẾT LÝ NHÂN SINH nên các VỊ trên hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau trong Cuộc Sống, chứ KHÔNG chỉ là những CHUYÊN VIÊN về TRIẾT HỌC như ở bên Trời TÂY.

Viết về NGUYỄN TRÃI, tác giả cho biết Ông là «một vị Tướng, một nhà Thơ và một nhà Nho». Còn về NGUYỄN CÔNG TRỨ, «« ông đề nghị một nền triết lý nhân sinh với sự góp mặt của những nhân vật có một nhân cách toàn diện bao gồm nhiều khía cạnh như kinh tế, lý luận và tôn giáo.»

Có lẽ vì Việt Nho là một nền Nhân Bản TOÀN DIỆN bắt nguồn từ MINH TRIẾT nên các VỊ Đại Diện nêu trên mới theo đuổi suốt cuộc đời LÝ TƯỞNG Cao Quý nhắm vào việc đào tạo nên những con người với một Nhân Cách TOÀN DIỆN.

Tác giả có nhận xét là NHO GIÁO cách chung và VIỆT NHO cách riêng, là ĐỐI TƯỢNG của nhiều THẾ LỰC không những KHÁC NHAU mà nhiều khi còn MÂU THUẪN nhau, THÙ NGHỊCH nhau nữa.

Chẳng hạn trước đây, «chính quyền Ngô Đình Diệm tái lập Nho học như là vũ khí chống chủ nghĩa xã hội», còn trong thời kỳ chiến tranh VN thì chính quyền CSVN lại «huy động toàn diện để chống các cường quốc nước ngoài như đế quốc Mỹ và bá quyền Trung Quốc’«.

Sự kiện trước kia Nho Giáo bị giới Trí thức Tây học đỗ lỗi cho là «thủ phạm» của sự «chậm tiến và hủ lậu» thì ai cũng biết, nhưng ít người biết hơn là «Đặng Tiểu Bình……đã tìm thấy chút giá trị trong Nho Giáo cho công cuộc hiện đại hóa», cũng như «với chính sách đổi mới của Nguyễn Văn Linh, chính quyền VN. …………..khuyến khích nghiên cứu thêm về Nho Giáo, đặc biệt về vai trò của nó trong công cuộc hiện đại hóa ở Á Đông.»

Ngày nay, trong khi các nhà nghiên cứu CSVN đang thử «gợi ý cho việc nghiên cứu với quan điểm khoa học», thì «các nhà trí thức Công Giáo nghiên cưú Nho Giáo để hòa hợp Đức tin của họ với Truyền thống dân tộc».(30)

Trên đây là những nhận xét Hữu Ích mà tác giả đã đưa ra về ảnh hưởng Rộng Lớn của Nho Giáo trên nhiều khuynh hướng, phe nhóm, tôn giáo, đảng phái, chính quyền……vvv..….Nhưng ĐÁNG TIẾC là đối với các biến cố, dữ kiện vừa được mô tả ở phần trên, , tác giả chỉ thấy khía cạnh TIÊU CỰC của vấn đề mà thôi. Tác giả viết: «Tức là người ta nghiên cứu cho những mục đích ngoại lai chứ không phải vì giá trị tự thân của nó». Thì đó CHỈ là điều ĐÁNG TIẾC cho Người NGHIÊN CỨU mà thôi! CHỨ KHÔNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN GIÁ TRỊ TỰ THÂN CỦA NHO GIÁO CẢ!!!

TRÁI LẠI LÀ ĐÀNG KHÁC!!! Thật vậy, Sự kiện là nhiều khuynh hướng, phe nhóm, tôn giáo, đảng phái, chính quyền….không những KHÁC NHAU mà nhiều khi còn MÂU THUẪN, THÙ NGHỊCH nhau nữa, nhân danh NHO GIÁO để chống lại quan điểm đối phương của họ, dẫu họ chỉ lãnh hội được MỘT PHẦN của NHO GIÁO qua LĂNG KÍNH của Ý THỨC HỆ của họ, thì KHÔNG vì vậy mà LÀM GIẢM GIÁ TRỊ CỦA NHO GIÁO.

Lý do là GIÁ TRỊ Thực Sự của NHO GIÁO KHÔNG giới hạn ở những lối nhìn, quan điểm, ý tưởng…… RIÊNG RẺ mà mỗi khuynh hướng, phe nhóm, tôn giáo, đảng phái, chính quyền ………nhìn thấy trong NHO GIÁO qua LĂNG KÍNH của riêng họ, mà là TỔNG HỢP của TẤT CẢ lối nhìn, quan điểm, ý tưởng …………của TẤT CẢ khuynh hướng, phe nhóm, tôn giáo, đảng phái, chính quyền……..

Thật vậy, CHỈ với cái nhìn TOÀN THỂ của các Phương Pháp Khảo Cứu TÂN TIẾN NHẤT như Cơ Cấu Luận, Tư Duy Thống Hợp, Phương Pháp Tổng Quan, thì mới nắm bắt được TINH HOA của NHO GIÁO và VIỆT NHO bắt nguồn từ nền MINH TRIẾT UYÊN NGUYÊN của buổi Hừng Đông của Nhân Loại, KINH QUA suốt chiều dài Lịch Sử của đoàn dân LẠC VIỆT để đạt đến Đỉnh Cao SIÊU HÌNH của một nền NHÂN BẢN TÂM LINH TOÀN DIỆN mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay.

Có lẽ Quý Độc Giả cũng đã đoán biết GS Trần Văn Đoàn là tác giả bài viết «Tinh Hoa Ý Thức Hệ của Việt Nho» mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

Lê Việt Thường

CHÚ THÍCH

(1) Minh Thư và Tú Ân, «Văn Tự và Phái Tính», tập san «Việt», số 4, tháng 6/1999, Viết theo bài «Good Goddess» , «The Australian», thứ tư, 26/5/1999 _ trích từ cuốn «The Alphabet Versus the Goddess : Male Words and Female Images» của Leonard Shlain, California Medical Centre

(2) Trần Văn Đoàn, «Vài Suy Tư về việc Biên Soạn Bộ LSTTTHVN «, tập san «Tư Tưởng», số 23 & 24, th. 9/2003

(3) M. Heidegger, «Poetry, Language, Thought», Harper, NY, 1975, tr.X-XI

(4) Encarta 95, Article «Scientific Method»

(5) & (7) Trần Văn Đoàn, «Nghĩ về tâm lý thực dụng của người Việt», Phỏng vấn BBC do Lê Quỳnh thực hiện, 04/04/2007 đăng trên mạng «Cánh Én»

(6) Trần Văn Đoàn, «Tinh Hoa Ý Thức Hệ của Việt Nho», http://www.dunglac.org/upload/article/f__1188379442.htm

(8) Kim Định, «Nhân Chủ», Thanh Niên Quốc Gia, tr.51-52

(9) Kim Định, «Chữ Thời»,Thanh Bình, SG, VN,1967, tr.131-132

(10) Kim Định, «Định Hướng Văn Học», Ra Khơi Nhân Ái, SG, VN, 1969, tr.17

(11) Trần Đỗ Dũng, «Luận Lý và Tư Tưởng trong Huyền Thoại», Trình Bày, SG,VN, 1967, tr.70 – 74

(12) Trần Đỗ Dũng, Idem, tr.77 & từ trang 113…..

(13) F.J.Capra, «The Web of Life», Harper & Collins, London, UK, 1998

(14) Kim Định, «Định Hướng Văn Học», Idem, tr.39-42

(15) F. Jullien, «Minh Triết Phương Đông & Triết Học Phương Tây , NXB Đà Nẵng,VN, 2003 , tr. 42 dịch từ «Un sage est sans idée ou l’autre de la philosophie», Du Seuil, Pháp 02/1998,

(16) F. Jullien, Idem, tr.37

(17) & (20) Encarta 95, Article «Ideology»

(18) Kim Định, «Những Dị Biệt giữa Hai Nền Triết Lý Đông Tây», Ra Khơi Nhân Ái, SG, VN, 1969, tr.19-20

(19) Kim Định, «Sứ Điệp Trống Đồng», Thanh Niên Quốc Gia, USA 1984, tr.388-389

(21) & (23) Kim Định, «Cửa Khổng», Lĩnh Nam, Louisiana, USA, 1997, tr.68-71

(22)Trần Văn Đoàn, «Tinh Hoa Ý Thức Hệ của Việt Nho», Idem

(24) Phạm Công Thiện, «Một Đêm Siêu Hình với Hàn Mạc Tử», Viễn Thông, CA, USA, 2000, tr. 69-70

(25) Kim Định, «Những Dị Biệt giữa Hai Nền Triết Lý Đông Tây» Idem tr.36

(26)Trần Văn Đoàn, «Tinh Hoa Ý Thức Hệ của Việt Nho», Idem

(27) Trần Văn Đoàn, Idem,

(28) Trần Văn Đoàn, Idem

(30)Trần Văn Đoàn, Idem

[Tác Giả]

Tìm Kiếm