Chính Trị

GS Nguyễn Ngọc Huy Nhà Hoạt động Chính Trị

Nguyễn Quang Duy

“Nếu sanh ra trong một nước Việt Nam độc lập, tự do và thái bình, thì tôi đã theo hoài bảo lúc nhỏ của tôi là làm thi sĩ Đằng Phương chuyên viết thơ hùng tráng; có cần phải thêm một việc làm để mưu sinh thì tôi lấy bằng của Đại Học Văn Khoa và làm giáo sư văn khoa. Vì sanh trong một nước Việt Nam không độc lập, thiếu tự do và chìm đắm trong sự loạn lạc, nên tôi phải dấn thân vào cuộc tranh đấu chính trị và do đó mà phải học về chính trị, dạy về chính trị, và đứng ra lãnh đạo một đoàn thể chính trị. Dầu cho có được làm lại cuộc đời từ đầu mà hoàn cảnh Việt Nam không khác hoàn cảnh tôi đã trải qua, thì tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm.”

( Trích Lời GS. Nguyễn Ngọc Huy )

Diễn văn 13/06/2023 – Cựu TT Trump tuyên bố ” Vô Tội” & Dẫn Chứng Các Sai Phạm Của Các đời Tổng Thống .

Cuộc Chiến VN: Bàn Về Chủ Nghiã Dân Tộc và Chủ Nghiã CS

BBC News Tiếng Việt

Vào năm 1908, Việt Nam có phong trào Đông Du khi các thanh niên chịu ảnh hưởng từ Phan Bội Châu sang Nhật du học. Họ xem triều đại nhà Nguyễn đã không bảo vệ nhà nước, dân tộc Việt Nam hiệu quả trước sức ảnh hưởng của thực dân Pháp. Trong khi đó Hồ Chí Minh không làm như vậy.”

“Ông ấy đã đến Pháp. Và có hai lá thư ông ấy viết vào năm 1911. Khi đến Pháp, ông ấy viết thư cho Tổng thống Pháp và lá thư cho bộ trưởng thuộc địa nói ông ấy muốn nhập học Trường Thuộc địa của Pháp, trường đào tạo những quan chức phục vụ. Hồ Chí Minh muốn phục vụ nước Pháp với vai trò một thanh niên. Đó không phải là một người theo chủ nghĩa dân tộc.”

Giáo sư Stephen B. Young cho rằng sau năm 1946, Hồ Chí Minh và Việt Minh đã “che dấu” chủ nghĩa cộng sản bằng các tuyên bố nhấn mạnh đến nền độc lập cho nhân dân.

“Nếu xem lại những gì ông ấy và Việt Minh nói, họ không bao giờ nói về chủ nghĩa dân tộc, mà chỉ nói về độc lập. Cụm từ nổi tiếng của Hồ Chí Minh là độc lập, tự do, hạnh phúc. Hồ Chí Minh không thật sự nói về tinh thần dân tộc của người Việt.”

“Vì vậy theo tôi, ưu tiên hàng đầu của Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng quốc tế của chủ nghĩa cộng sản. Và để thành công, ông ấy đã áp bức những người Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, như Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Duy Dân, Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, Phật giáo để Đảng Cộng sản Việt




Trịnh Công Sơn và Những Tham Vọng Chính Trị

Trịnh Công Sơn – Thích Nhất Hạnh

Chủ Nghĩa Nhân Vị

Lê Xuân Nhuận

Chưa bao giờ cái-gọi-là “Chủ Nghĩa Nhân Vị được một số nhân-vật hoài-Ngô ca-tụng và tán-dương ồn-ào như vào khoảng đầu thế-kỷ 21 này.Trọng-tâm và cao-điểm của vụ này là một Chương (Chương 2) trong một tập tài-liệu nghiên-cứu lịch-sử của 2 tiến-sĩ người Việt tại Úc là Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn. Chương 2 này là của Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn có nhan đề là “Chủ Nghĩa Nhân Vị  Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ”.

…….. Lại nữa, TS Tôn Thất Thiện cũng viết: “TS Tấn đã trích dẫn những tuyên bố, phát biểu của các Ông Nhu Diệm, và những khảo luận của những nhà học giả Việt Nam có uy tín để chứng minh rằng ‘Nhân Vị là một lý thuyết chính trị mang một bản sắc dân tộc rõ rệt’, và ‘với biện chứng mạch lạc rõ rệt của Triết Gia Kim Định, Chủ Nghĩa Nhân Vị, Tâm Linh Đông Phương của Ông Ngô Đình Diệm và Ông Ngô Đình Nhu bắt nguồn từ nền tảng văn hóa của Việt Nam’ v.v…”
Nhưng trong toàn-bộ tác-phẩm vĩ-đại của đại-sư triết-gia Kim Định, tuy cũng “về nguồn” nói về “con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam” nhưng dù đã có Nhân-Ái, Nhân-Bản, Nhân- Chủ, Nhân-Dũng, Nhân-Đức, Nhân-Hoà, Nhân-Linh, Nhân Loại, Nhân-Lực, Nhân-Nghĩa, Nhân-Phẩm, Nhân-Quyền, Nhân- Tâm, Nhân-Trị, Nhân-Văn, (Tam Tài) Thiên Địa Nhân, Thiên Nhân Tương Dữ, v.v… chứ tuyệt-nhiên không hề có Nhân Vị, nhất là và dù cho An Vi đến sau Nhân Vị. Thế thì làm sao cho rằng Nhân Vị cũng tương-đồng với An Vi?
Chỉ có ở trong đầu óc của các vị “hoài Ngô” mới có câu chuyện ngược đời: Cái ra sau ảnh-hưởng lên cái ra trước!

TỪ VIỆC “ ĐOẠT VĂN ” TỚI HÀNH VI “ CƯỚP QUYỀN TÁC GIẢ ”

Việt Nhân

Số là trước đây, Tôn Phi của Nghiệp đoàn Sinh viên Việt Nam trong nước  đã mệnh danh “ Phong trào Việt Hưng  “ để  tự động in sách của T.G.Kim Định để kiếm Lợi, nhưng không sinh hoạt gì về Văn Hoá Viêt .

Chúng tôi xin đính kèm  bài viết và hình của Tôn Phi, người đã tự động dùng tên của chúng tôi và ông Vương Trùng Dương  để lập ra Tủ sách khuyến học, và tự động in bài của chúng tôi, .một lần nữa tôi xin  nói rõ là tôi không liên hệ bất cứ việc gì với Tôn Phi và Văn Bút Việt Nam trong nước .

Xin đính kèm bài của Tôn phi về việc làm của Tôn Phi.

Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa

Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:

Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta



Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Nghệ An, hô thật to những khẩu hiệu:

Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân.

Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu,.

Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt…

Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế nàỵ Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế

Bài Tổng Kết về việc Con Cháu Bác Hồ Tiếm Danh An Việt

Lời Ngỏ

Như chúng ta đã biết, khi vừa qua tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ, Cố Triết Gia Lương Kim Định song song với việc viết sách cho hoàn tất một Bộ sách Triết Lý An Vi và Việt Nho với tầm nhìn hàng thế kỷ, đã để lại cho Dân Tộc Việt một hoạ đồ dựng xây quê hương ngàn năm vinh vượng.

Gần đây, tại Việt Nam, có những nhóm mượn danh nghiã An Việt –  Hành trình văn hoá Phục Việt của Ngài để lạị –  nhưng  họ lại  không làm gì phát triển An Việt, không thật sự thực hành ý thức, đạo lý của An Vi, chỉ mượn tên vì háo danh, hoặc với nhiều mục đích nào khác. Tệ hại nhất, theo trào lưu a dua, sau CPTPP, một số nghiệp đoàn đã thành lập, và sử dụng  Việt Nho  cho những xảo thuật tuyên truyền, phe nhóm,  làm giới trẻ,  và những người Việt còn chút lòng chung  bị sa vào cái bẫy sập tù tội, hay bị lợi dụng cho những mưu đồ cá nhân, bất chính.  Gần đây nhất, ngày 01-10-2021 một bài viết công khai ca ngợi Hồ Chí Minh tung ra  trong nhóm Nghiệp đoàn sinh viên ( đã giải thể), tự xưng là An Việt ở trong nước, khiến  Việt Nhân –  một thành viên lão   thành  – phải lên tiếng  vạch rõ việc thật giả đang rất khó phân này.

Với góc nhìn từ Tâm đạo Việt, chúng tôi phổ biến những bài viết của tất cả. 

  Phần thẩm định, xin nhường cho độc giả.

——————————————————————————————————————-

Di Sản của một Tổng Thống

Hoa Kỳ Không Phải Là Một Nền Dân Chủ

https://www.youtube.com/watch?v=GPK_jU8bbeo&t=226s

100 Năm Hoa Kỳ chống Chủ Nghiã Cộng Sản và cuộc Bầu Cử Tổng Thống 2020

Tác giả Roger Canfield vừa ra mắt một quyển sách về cuộc chiến của Hoa Kỳ kéo dài một thế kỷ chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, mà theo ông cuộc chiến này sẽ “lụi tàn,” nếu Tổng Thống Donald Trump thất cử vào tháng 11 này.

Tiến sĩ Roger Canfield là một ký giả hiện sống tại California và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về Chủ nghĩa Cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ.

Tác giả Canfield nói với VOA Tiếng Việt về quyển sách America’s Hundred Year War: Red October 1917- Red November 2020 (Cuộc chiến 100 năm của Hoa Kỳ: Tháng 10 Đỏ 1917 – Tháng 11 Đỏ 2020).

Tôi nghĩ rằng năm 2020 chúng ta có một sự lựa chọn cho tương lai của nước Mỹ. Và đằng sau sự lựa chọn đó là một chặng đường lịch sử. Đó là cuộc đấu tranh chính trị kéo dài 100 năm giữa Hoa Kỳ và chủ nghĩa cộng sản.

Tác phẩm ghi lại sự trỗi dậy, sự “sụp đổ” và sự phục hồi của Chủ nghĩa Cộng sản tại Hoa Kỳ. “Đó là câu chuyện về một thế kỷ hoạt động chính trị cộng sản giữa các tầng lớp tinh hoa văn hóa của Mỹ từ những người theo chủ nghĩa Bolshevik của Lenin cho đến sự thâm nhập của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thế giới điện ảnh Hollywood, các tập đoàn, trường đại học và truyền thông Mỹ,” lời giới thiệu của quyển sách viết.

Theo tác giả, tiến trình này đã dẫn tới các cuộc bạo động Antifa và phong trào ‘Black Lives Matter’

Hồ Chí Minh Là Người Tàu?

Bùi Anh Trinh

Nếu đúng Hồ Chí Minh là tên Ba Tàu gian ác thì liệu cái người mạo danh Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) có phải là anh hùng cách mạng hay không? Hay cũng hiện nguyên hình là tay lưu manh? Vậy thì cố gắng tách Hồ Chí Minh ra khỏi Nguyễn Tất Thành để làm gì?

Chiến Lược Mỹ “Thóat Trung” của đảng Cộng Hòa

Nguyễn Quang Duy

Ngày 24/6/2020, Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien nêu lên một sự thật phũ phàng là gần nửa thế kỷ qua các chính trị gia cả hai đảng, các nhà khoa bảng, nhà giáo dục, nhà báo, nhà kinh doanh Mỹ đều thụ động và ngây thơ (passivity and naivety) trước Trung cộng

Mỹ đóng cửa Lãnh Sự Quán Trung Cộng tại Houston

Ngô Kỷ: đào minh Quân lừa bịp, báo Người Việt tiếp tay

ĐÀO MINH QUÂN – ÔNG LÀ AI?

Lê Xuân Nhuận

“Nhìn con mẹ quá não nề,
Con ơi con chỉ đóng hề được thôi”
(nữ sĩ Minh Hà)

Hoa Kỳ Là Một Nền Cộng Hòa

Liệu Việt Nam lại trễ chuyến tàu vào tương lai?

BBC

Đoàn Xuân Kiên – Viết từ London, Anh , 1 tháng 5 2020

Không đầy 40 năm, kể từ 1964, quốc gia Nam Hàn đã trở thành cường quốc kinh tế vào hàng cường quốc thứ 9.Việt Nam ta thì sao?

Sau 45 năm thống nhất và rất nhiều công lao xây dựng đất nước, đất nước vẫn chưa thoát ra tình cảnh một xã hội nghèo túng, một nền kinh tế nhiều phần lệ thuộc vào sự cho

Chiến Tranh Trung – Mỹ

Lê Quốc

LỢI DỤNG CHÁNH SÁCH SAI LẦM CỦA NHIỀU TRÀO TỔNG THỐNG MỸ, TRUNG CỘNG ĐÃ CÀI MỘT MẠNG LƯỚI GIÁN ĐIỆP KHẮP CÁC CƠ QUAN TRỌNG YẾU CỦA MỸ – CHIẾN LƯỢC BÍ MẬT CỦA TRUNG CỘNG ĐỂ THAY THẾ MỸ TRONG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI

HẠT LÚA VÀ KHẨU TRANG – Tú Kép

Dũng Tuyết chuyển bài

Sách Đông Châu liệt quốc là một bộ tiểu thuyết lịch sử Tàu viết về chuyện hòang đế nhà Châu và nhiều nhứt là chuyện vua các nước nhỏ (tiểu quốc) là chư hầu của hoàng đế nhà Châu, trongthời kỳ phong kiến Đông Châu, từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, gồm có 108 hồi (ngày nay gọi là chương). Phong kiến là phong hầu kiến địa.

HÒA BÌNH CỦA NẤM MỒ

Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy.

Nhà soạn thảo đạo luật Vũ khí sinh học Francis Boyle tiết lộ: Virus Corona là Vũ Khí Chiến Tranh Sinh Học

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Geopolitics and Empire, Tiến sĩ Francis Boyle, người đã soạn thảo Đạo luật chống khủng bố Vũ khí Sinh học 1989 của Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chi tiết, xác nhận virus corona Vũ Hán 2019 là một dạng vũ khí tấn công Chiến tranh Sinh học và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã biết rõ mọi chuyện có liên quan đến loại virus này. 

Giáo sư Harvard và hai nhà khoa học bị cáo buộc là gián điệp Trung Quốc

Các công tố viên buộc tội Giáo sư Charles Lieber, Chủ nhiệm Khoa Hóa và Sinh Hóa tại Đại học Harvard, nói dối về việc tham gia Kế hoạch Ngàn người tài của Trung Quốc. Đây là kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thu hút các chuyên gia nghiên cứu đang làm việc ở nước ngoài.

Tin VN: Tranh Chấp đồng Tâm Mới Nhất

Thích Trí Quang: ông Là Ai?

Nguyễn Văn Lục

Tôi tin rằng việc tưởng niệm là việc tùy tâm mỗi người. Nhưng tham vọng muốn làm sống lại chế độ ấy là một ảo tưởng. Nhiều người đã bỏ rơi nhóm Trương Công Cừu và đảng Nhân Xã. Vì nó tạo ra tình trạng chia rẽ và bất đồng và chỉ có lợi cho cộng sản.  Nhưng Đảng Cần Lao cũng không cần đợi đến Trí Quang phải ra tay tiêu diệt. Ngay chính Tổng

Cái chết trong tù của Bác Sĩ Phan Huy Quát

Nguyễn Tú

Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy,

Cai-chet-trong-tu-cua-Bac-Si-Phan-Huy-Quat-Nguyen-Tu636271156192253689

Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại “như một nén hương chiêu niệm chung.”


Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.

Tang gia đã được phép để mang thi hài ra quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ… Continue reading

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

United_States_Capitol_west_front_edit2

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc phân quyền của Quốc hội

Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới.

Trong khi nhiều người ủng hộ tự do và người theo đường lối bảo thủ mong muốn xóa bỏ những cơ quan này, sẽ rất khó để biết được liệu việc điều hành đất nước trong tình thế hiện tại có khả thi hay không nếu như thiếu vắng các cơ quan này. Nước Mỹ ngày nay sở hữu một nền kinh tế phức hợp và khổng lồ, đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới toàn cầu hóa đang vận hành với một tốc độ phi thường. Trong suốt giai đoạt gay gắt của cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra sau khi công ty Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9 năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính đã phải đưa ra những quyết… Continue reading

KHÁNG THƯ PHẢN ĐỐI VIỆC ĐÀN ÁP CÁC TÔN GIÁO VÀ ĐÀN ÁP CHIẾN DỊCH TỔNG BIỂU TÌNH NĂM 2017

…..

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN

KHÁNG THƯ PHẢN ĐỐI VIỆC ĐÀN ÁP CÁC TÔN GIÁO VÀ CHIẾN DỊCH TỔNG BIỂU TÌNH NĂM 2017

Tổ quốc Việt Nam chưa bao giờ lâm cơn khủng hoảng và nguy biến như hiện giờ. Bên trong, đảng Cộng sản chỉ lo giành giật và xâu xé nhau về quyền lực và quyền lợi, bỏ mặc đất nước điêu đứng vì kinh tế tài chánh đổ vỡ với nợ công chất núi và ngân sách cạn kiệt, bỏ mặc đồng bào hoảng loạn vì nạn cướp bóc đàn áp của quan chức địa phương và nhân viên công lực tay sai, bỏ mặc môi trường nhiễm độc vì đủ loại nhà máy tự do xả thải ra không khí, đất đai, sông ngòi, biển cả. Bên ngoài, Trung Quốc hoành hành trên Đông Hải, ngăn chặn con đường ra biển và nguồn thực phẩm biển của dân Việt, cùng lúc thọc giáo vào mạn sườn đất nước qua nhà máy Formosa Vũng Áng và thọc tay vào bên trong đất nước qua vô số phố thị, thôn làng bất khả xâm phạm của dân Tàu, hòng hán hóa dân Việt với sự đồng lõa của đảng CSVN .

Nhiều tiếng kêu trầm thống đã vang lên, nhiều công dân yêu nước đã đứng dậy, nhiều tổ chức dân sự đã hành động nhằm cảnh báo nguy cơ, đóng góp thiện chí và đề xuất giải pháp. Đặc biệt trong đó có các tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Thế nhưng tất cả đã bị nhà cầm quyền đáp lại hoặc bằng sự im lặng đầy khinh bỉ hoặc bằng việc đàn áp đầy dã man.

Sau đây là những vụ việc gây chấn động công luận thời gian qua từ trong các Giáo hội:… Continue reading

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

TheHousesUnAmericanActivities092313

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó.

Như Huntington đã chỉ ra, trong hệ thống hiến pháp Hoa Kỳ, quyền lực không bị chia rẽ về mặt chức năng mà thay vào đó được lặp lại xuyên suốt các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp, dẫn đến sự chiếm đoạt quyền lực mang tính chu kỳ của một nhánh này đối với nhánh khác và những cuộc xung đột mà trong đó một bên có thế áp đảo. Thể chế liên bang thường không giao phó các quyền lực cụ thể cho cấp chính quyền phù hợp một cách rõ ràng; thay vào đó, nó trao cùng một quyền lực cho nhiều cấp, giao thẩm quyền – ví dụ như về xử… Continue reading

Tổ Quốc Ăn Năn: một lừa đảo thế kỷ

Tổ Quốc Ăn Năn: một lừa đảo thế kỷ

Nguyễn Gia Thưởng

“…Để lật sang một trang sử mới trong việc xây dựng tổ chức, tạo nấc thang cho tiến trình dân chủ hóa đất nước, chúng tôi mời tác giả Tổ Quốc Ăn Năn hoàn trả cho ông Alain Peyrefitte những gì của ông Alain Peyrefitte…”

 

 

lemalfrancais_toquocannan

LTS: Những ai đã một lần đọc Tổ Quốc Ăn Năn, chắc hẳn phải tấm tắc khen tác giả là một nhà tư tưởng, một nhà lý luận, một kho tàng trí tuệ của Việt Nam.

Lòng ngưỡng mộ độc giả dành cho tác giả Tổ Quốc Ăn Năn đạt một đỉnh điểm cao khi tác giả tự hóa thân mình là người hiền hòa, lương thiện, là người có đạo đức và tự cho mình quyền báng bổ, chê bai người Việt là hung ác, sai trái, xảo trá, gian ngoa.

Đọc xong Le Mal Français của Alain Peyrefitte, độc giả sẽ thấy Tổ Quốc Ăn Năn chính là bản sao của quyển Le Mal Français. Một bản sao như một cặp song sinh: anh là người Pháp, em là người Việt!

Đây là một bằng chứng tố cáo một vi phạm đạo đức, vi phạm luân lý và lương tâm của người cầm bút. Tác giả Tổ Quốc ăn Năn đã mượn toàn bộ ý tưởng của quyển Le Mal Français của Alain Peyrefitte và đem xào nấu vào trong tiếng Việt. Ông đã đánh cắp hầu hết ý tưởng và câu văn trong cuốn sách này. Và ngay cả cách bố cục và lối hành văn cũng được tác giả nhập tâm một cách kỹ lưỡng và sao chép không hề ngần ngại,… Continue reading

Những điều cần biết về chủ nghĩa dân túy

Những điều cần biết về chủ nghĩa dân túy

Điều gì khiến cho Donald Trump, Rodrigo Duterte được  gọi là “các nhà dân túy” (populist), và thuật ngữ đó thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What is populism?“, The Economist, 19/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp – Nghiencuuquocte.org

Donald Trump, tổng thống đắc cử theo chủ nghĩa dân túy của nước Mỹ, muốn trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ. Podemos, một đảng dân túy Tây Ban Nha, muốn cho người nhập cư quyền bầu cử. Geert Wilders, chính trị gia dân túy người Hà Lan, muốn xóa bỏ các đạo luật cấm phát ngôn gây thù hận (hate-speech). Jaroslaw Kaczynski, chính trị gia dân túy người Ba Lan, nỗ lực thúc đẩy một đạo luật quy định việc sử dụng cụm từ “các trại tử thần Ba Lan” là bất hợp pháp. Evo Morales, tổng thống dân túy của Bolivia, đã mở rộng quyền trồng coca của nông dân thổ dân. Rodrigo Duterte, tổng thống dân túy của Philippines, đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tiêu diệt những người bị nghi ngờ là buôn bán ma túy. Các nhà dân túy có thể là các nhà quân phiệt, người yêu hòa bình, người hâm mộ Che Guevara hay Ayn Rand; họ có thể là những người hoạt động vì môi trường phản đối việc xây dựng các đường ống dẫn dầu hoặc những người phủ nhận biến đổi khí hậu và ủng hộ việc khoan thêm dầu. Điều gì khiến cho tất cả những người đó được  gọi là “các nhà dân túy” (populist), và thuật ngữ đó thực sự có ý nghĩa gì?

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân… Continue reading

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia.

Thật vậy, nếu một người tặng quà cho một người khác và ngay lập tức đòi hỏi một món quà đáp lại thì người nhận có thể sẽ cảm thấy bị xúc phạm và từ chối nhận món quà. Trong một cuộc trao đổi… Continue reading

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp.

Sự thành lập một bộ máy hành chính hiện đại, tập trung, tuyển nhân sự dựa trên thành tích mà có khả năng thực hiện quyền tài phán trên toàn lãnh thổ nước Mỹ chỉ bắt đầu từ những năm 1880 và số lượng viên chức chuyên nghiệp tăng một cách chậm chạp trong… Continue reading

Mỹ đi ngược với thế giới? Mỹ của Trump và trật tự toàn cầu mới

…..

Mỹ đi ngược với thế giới? Mỹ của Trump và trật tự toàn cầu mới

Francis Fukuyama
Trà Mi dịch

Năm 1989, nhà khoa học chính trị tuyên bố dân chủ tự do đã chỉ dấu ‘cuối cùng của lịch sử’. Hôm nay Fukuyama nhận định chính trị dân tộc [chủ nghĩa] đang định hình lại phương Tây.

Chủ nghĩa kinh tến dân tộc. Nguofn: DCVOnline.

Chủ nghĩa kinh tế dân tộc.

Donald Trump đánh bại Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua đánh dấu một bước ngoặt không chỉ trong chính trị Mỹ, mà còn đối với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta dường như đang bước vào một kỷ nguyên mới của phái chủ nghĩa dân tộc dân túy, ở đó trật tự của tự do xây dựng từ những năm 1950 đã bị đa số dân chúng tức giận và tràn đầy sinh lực tấn công. Nguy cơ rơi vào một thế giới của chủ nghĩa dân tộc cạnh tranh và không kém phần giận dữ là rất lớn, và nếu xảy ra, nó sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng như sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989.

Cách chiến thắng của Trump đã phơi trần nền tảng xã hội của phong trào mà ông ấy đã huy động. Nhìn vào bản đồ kết quả bầu cử, về mặt địa lý, cho thấy dân ủng hộ Clinton tập trung ở các thành phố dọc theo bờ biển, với hàng loạt những vùng nông thôn và thị trấn nhỏ Mỹ bỏ phiếu hết cho Trump. Thay đổi đáng ngạc nhiên nhất là ông ta đã lật thế cờ, chiếm Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, ba tiểu bang công nghiệp phía bắc, thành trì kiên cố của đảng Dân chủ trong những cuộc bầu cử gần đây… Continue reading

Tác dụng qua lại giữa thuyết sụp đổ và thuyết ổn định

Tác dụng qua lại giữa thuyết sụp đổ và thuyết ổn định

Lưu Hiểu Ba

Hồ Như Ý dịch

chao_ordKhởi động những bước đi trên con đường cải cách chính trị tới mục tiêu dân chủ lập hiến mới là con đường đúng đắn nhất để có được sự ổn định lâu dài.

Tương hỗ lẫn nhau giữa thuyết sụp đổ và thuyết ổn định

Nguoofn: visualliteracyksu2010.wordpress.com

Hoảng loạn và ổn định. Nguồn: visualliteracyksu2010.wordpress.com

Thảm sát 4 tháng 6 năm 1989, là biện pháp cực đoan để bảo vệ quyền lực được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra trong cơn hoảng loạn quyền lực; Sau sự kiện 4 tháng 6, duy trì sự ổn định quyền lực là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi vì chỉ có sự ổn định quyền lực mới có thể bảo đảm tầng lớp tư bản đỏ tiếp tục thu được lợi ích béo bở, giống như chỉ dụ nổi tiếng mà Thái Thượng Hoàng Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Cần phải giữ gìn giống như giữ gìn đôi mắt mới bảo vệ được sự ổn định không dễ dàng này”. Nhưng đây là chỉ trật tự trong một xã hội độc tài chuyên chế, chế độ này nó đem những công cụ quản lý phục vụ xã hội biến công cụ phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản đỏ.

Một đám những trí thức tinh anh đi theo sau tầng lớp tư bản đỏ, hô hào kêu gọi sự ổn định, cũng tuyệt không phải động não vì những lợi ích của quốc gia hay người dân, mà xuất phát từ những lợi ích sẽ thu được khi đứng chung chuyến tàu với tầng lớp tư bản đỏ quyền quý kia.

Nói trắng ra,… Continue reading

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội.

Tại thời điểm đó, ý tưởng cho rằng những người có trình độ chuyên môn về lâm nghiệp nên thay thế các chính trị gia quản trị đất công và đảm nhiệm công tác nhân sự của bộ là một ý tưởng mang tính cách mạng, những thành tích ấn tượng của Cục Kiểm lâm đã cho thấy tính đúng đắn của ý tưởng này. Một… Continue reading

Nhà giàu mới nổi Trung Quốc vẫn trắng tay

Nhà giàu mới nổi Trung Quốc vẫn trắng tay

Lưu Hiểu Ba
Hồ Như Ý dịch

bag-market-china-814-363-cĐích xác, người Trung Quốc vào những năm 1980, vừa mới từ bên trong sự ngu muội và điên cuồng tỉnh lại, lại đột nhiên phát hiện ra rằng bọn họ vốn là những kẻ nghèo.

“quan bản vị” và “tất cả nhìn về phía đồng tiền: Người trẻ Trung Quốc bên ngoài một cửa hàng Chanel. (Reuters)

“quan bản vị” và “tất cả nhìn về phía đồng tiền: Người trẻ Trung Quốc bên ngoài một cửa hàng Chanel. (Reuters)

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc từng mời học sinh trung học vừa tốt nghiệp của hai nước Trung Quốc – Hoa Kỳ tham gia chương trình “Đối thoại” trên đài CCTV-2. Học sinh phía Trung Quốc toàn là những sinh viên của Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa hay sinh viên những trường đại học hàng đầu Trung Quốc vừa mới chiêu sinh; học sinh phía Hoa Kỳ đều là những sinh viên được giải thưởng tổng thống Hoa Kỳ trong năm này.

Trong phần khảo sát về giá trị quan, người dẫn tiết mục đưa ra 5 sự lựa chọn: “trí tuệ”, “quyền lực”, “chân lý”, “kim tiền”, “đẹp”. Học sinh Hoa Kỳ hầu như đều có chọn lựa giống hệt nhau là “chân lý” và “trí tuệ”. Trong khí đó học sinh Trung Quốc thì ngược lại, chỉ có một người chọn “đẹp”, những người khác thì chọn “quyền lực” hay “kim tiền”, không ai trong số đó chọn “chân lý” hay “trí tuệ”.

Có một quan điểm thịnh hành cho rằng, Người Mỹ là những người theo chủ nghĩa vị lợi, người Trung Quốc là những người trọng tình khinh lợi. Tuy nhiên từ những sự lựa chọn về giá trị quan của học sinh Trung Quốc và học sinh Hoa Kỳ, cho ta thấy những quan điểm trái… Continue reading

Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử

Dân chủ vẫn đứng ở điểm tận cùng của Lịch sử

fukuyama

Nguồn: Francis Fukuyama, “At the ‘End of History’ Still Stands Democracy,” Wall Street Journal, 06/06/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hai mươi lăm năm trước, tôi viết tiểu luận “Sự cáo chung của lịch sử?” cho The National Interest, một tập san nhỏ. Lúc đó là mùa xuân năm 1989, và với những người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc tranh luận chính trị và ý thức hệ lớn về Chiến tranh Lạnh, đó là một thời khắc đáng kinh ngạc. Bài viết ra đời chỉ vài tháng sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đúng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và giữa một làn sóng chuyển tiếp dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latinh, châu Á, và vùng châu Phi hạ Sahara.

Tôi lập luận rằng Lịch sử (theo nghĩa triết học tổng quát) hóa ra rất khác những gì mà các nhà tư tưởng cánh tả tưởng tượng. Quá trình hiện đại hóa kinh tế và chính trị không dẫn đến chủ nghĩa cộng sản như các nhà Marxist khẳng định và như Liên Xô tuyên bố, mà dẫn đến một hình thức nào đó của dân chủ tự do và một nền kinh tế thị trường. Lịch sử, tôi viết, có vẻ đạt đến đỉnh điểm trong tự do: các chính phủ dân cử, các quyền tự do cá nhân, một hệ thống kinh tế trong đó vốn và lao động lưu thông dưới sự giám sát tương đối khiêm tốn của nhà nước.

Nhìn lại tiểu luận này từ thời điểm hiện tại, chúng ta hãy bắt đầu bằng một… Continue reading

Tìm Kiếm