Chính Trị

Brexit và sự thất bại của nền dân chủ phương Tây

 

Brexit và sự thất bại của nền dân chủ phương Tây

Bất kỳ hành động nào thay đổi một sắp đặt đã có từ lâu về biên giới quốc gia đều phải cần có nhiều hơn là một đa số đơn giản trong một lần bầu cử duy nhất. Chuẩn quốc tế cho nguyên tắc đa số hiện nay, như chúng ta vừa thấy, là một công thức cho sự hỗn loạn.

Điều thật sự điên rồ trong việc Liên Hiệp Anh trưng cầu dân ý từ bỏ Liên Minh Châu Âu không phải ở chỗ các nhà lãnh đạo Anh dám đề nghị quần chúng của họ cân đong đo đếm các lợi ích của việc làm thành viên EU với các áp lực nhập cư từ việc làm thành viên đó. Điều thật sự điên rồ chính là ở cái mức phiếu thấp đến mức lố bịch cần phải đạt được để quyết định từ bỏ EU: chỉ cần bầu quá bán. Với tỷ lệ người dân đã đi bầu là 70%, điều này có nghĩa là phong trào ủng hộ việc rời EU đã thắng chỉ với sự ủng hộ của 36% số người đủ điều kiện đi bầu.

Đó không phải là dân chủ; mà là một trò cò quay Nga dành cho một nền cộng hòa. Một quyết định có hậu quả khôn lường – lớn hơn cả việc thay đổi hiến pháp của một nước (dĩ nhiên Liên Hiệp Anh không có hiến pháp thành văn) – đã được đưa ra mà không hề có các bước kiểm tra và cân bằng thích hợp (checks and balances).

Việc bầu chọn này có cần phải được lập lại sau một… Continue reading

Cái chết của Chủ nghĩa Tự do

Cái chết của Chủ nghĩa Tự do

2933-1710_s885x516

Ngun: Roger Cohen, “The Death of Liberalism”, The New York Times, 14/04/2016.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chủ nghĩa tự do đã chết. Hay ít nhất thì cũng đang bị tròng dây vào cổ. Mặc dù đã đứng trên đỉnh vinh quang từ cách đây một phần tư thế kỉ, khi nền dân chủ tự do dường như đã chiến thắng dứt khoát trước những xứ thiên đường độc tài đẫm máu, song giờ đây chủ nghĩa tự do đang bị tấn công từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Chủ nghĩa dân tộc & chủ nghĩa chuyên quyền, được trợ đỡ bằng công nghệ, đã cùng nhau thiết đặt những hình thức kiểm soát & thao túng mới lên loài người, vì sau cùng thì sự mềm yếu của loài người trước lòng tham, định kiến, ngu xuẩn, chi phối, phục tùng, và sợ hãi đâu có biến mất sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.

Khi Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ, khi những xã hội khép kín buộc phải mở cửa, khi kỉ nguyên toàn cầu hóa nhanh chóng bắt đầu, và khi Hoa Kỳ giành được danh hiệu “siêu cường quốc” (“hyperpower”), thì như Francis Fukuyama lập luận vào năm 1989, sẽ là hợp lý nếu tin rằng “Thắng lợi của phương Tây, của tư tưởng phương Tây, đã được thể hiện rõ ràng trước hết là qua việc đã hoàn toàn chẳng còn lý thuyết có hệ thống nào có thể thay thế được Chủ nghĩa Tự do phương Tây”. Do vậy, theo Fukuyama, điểm kết thúc của lịch sử đã được đánh dấu bằng “sự phổ biến hóa nền dân chủ tự do phương Tây như… Continue reading

Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

Yếu tố địa lý của quyền lực Trung Quốc

ch-150

Nguồn: Robert D. Kaplan (2010). “The Geography of Chinese Power: How Far Can Beijing Reach on Land and at Sea”. Foreign Affairs, Vol. 89, No. 3 (May/June), pp. 22-41. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder đã kết thúc bài viết nổi tiếng “The Geographical Pivot of History” [“Trục địa lý của lịch sử”] của mình bằng một liên hệ đáng ngại về trường hợp Trung Quốc. Sau khi giải thích tại sao lục địa Á-Âu chính là trục địa chiến lược của quyền lực thế giới, ông đã cho rằng Trung Quốc, một khi mở rộng sức mạnh của mình vượt ra ngoài biên giới, “có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Quốc sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực trụ cột này.”

Tạm gác lại giọng điệu phân biệt chủng tộc, vốn khá phổ biến trong thời kỳ đó, và cũng chưa xét đến sự hoảng loạn thường thấy mỗi khi đụng chạm đến sự trỗi dậy của một cường quốc ngoài phương Tây, Mackinder đã nêu ra một lập luận hợp lý: Trong khi nước Nga, một người khổng lồ khác trên lục địa Á-Âu, xét về cơ bản đã, và vẫn đang, là một cường quốc trên đất liền với một mặt giáp đại dương bị băng đá Bắc Cực rào chặn, thì Trung Quốc với đường bờ biển ôn đới 9,000 dặm, nhiều cảng biển tự nhiên thuận lợi, lại là một… Continue reading

Từ Tolstoy đến Trump

Từ Tolstoy đến Trump

 

e pluribus unum.jpg

Nguồn: Chris Patten, “From Tolstoy to Trump,” Project Syndicate, 18/03/2016.
Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những mối ưu tư của Lev Tolstoy là bản chất và những giới hạn của quyền lực. Điều gì đã khiến Pháp trở thành một kẻ thù đáng gờm, đặc biệt là đối với Nga? Câu hỏi này là trọng tâm cuốn tiểu thuyết vĩ đại của ông, Chiến tranh và hòa bình, mãnh liệt đến nỗi Tolstoy đôi khi vẫn cho rằng cuốn sách của ông không phải là tiểu thuyết, mà là một nghiên cứu về triết học của lịch sử.

Về những giới hạn của quyền lực, Tolstoy có lẽ đã suy nghĩ nhiều hơn một chút về cái mà sau này Thống chế Anh Quốc thời Thế chiến II Bernard Law Montgomery gọi là quy tắc đầu tiên về chiến tranh. “Đừng tiến vào Moskva.” Mùa đông là một nhân tố thực tế đáng gờm hơn cả những vị tướng người Đức đã giúp Nga trong cuộc phòng thủ thành công trước Napoleon (một bài học mà Hitler, may mắn thay, đã không để ý đến).

Còn về bản chất của quyền lực, Tolstoy không phải sử gia kinh tế hay nhà nhân khẩu học. Khi Chiến tranh và hòa bình được xuất bản năm 1869, ở bờ bên kia của eo biển Bering là Mỹ, đất nước đã mua Alaska từ Nga trước đó chỉ hai năm với giá khoảng hai xu một mẫu Anh.

Mỹ chỉ mới bắt đầu nổi lên như một cường quốc của thế giới trong thời kỳ gia tăng toàn cầu hóa trong một phần ba cuối thế kỷ 19, trùng với sự mở cửa của miền… Continue reading

TƯ TƯỞNG SAI LẦM CỦA HENRY KISSINGER

Ngụy Kinh Sinh

(Lê Minh Nguyên dịch)

INK.465

Vì là một nhà hoạt động chính trị quốc tế cho nên tư tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là quan hệ quốc tế. Gần đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đến từ Trung Quốc, ông Dương Bình (Yang Peng), đã đưa ra một số nhận xét khá có trọng lượng về quan điểm của ông Kissinger. Nhưng nhận xét này của ông Dương Bình đã không đủ sâu, và dường như có chút thương tình. Vì ông là một học giả thỉnh giảng đang ở trong vùng đất của Kissinger, cho nên việc giữ sự nhẹ nhàng và hạn chế khi nói về ông ta là một điều dễ hiểu. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phê bình nặng hơn về tư tưởng của ông Henry Kisinger vì nó rất quan trọng đối với cả người Trung Quốc và người Hoa Kỳ.

Trong cuốn sách World Order (Trật tự Thế giới), mà ông xuất bản gần đây, Henry Kissinger đã giải thích viễn kiến của mình từ kinh nghiệm ngoại giao và phản ảnh đã tích lũy trong nhiều thập niên qua. Viễn kiến này thực sự có cùng chung lối, hay nói một cách khác là được nặn ra cùng một khuôn “Các giá trị Châu Á” của Giang Trạch Dân (Trung Quốc) và Lý Quang Diệu (Singapore). Cả hai cho rằng tư tưởng ngoại giao hay cách suy nghĩ truyền thống của người phương Tây và người Trung Quốc không giống nhau.

Lý thuyết này cho rằng người phương Tây dùng tư duy pháp lý, ví dụ như duy trì các mối quan hệ giữa các nước theo pháp luật và nó là như vậy kể từ thời các Hòa ước Westphalia vào thế… Continue reading

Trịnh Công Sơn có phải là nhạc sĩ phản chiến?

…..

Trịnh Công Sơn có phải là nhạc sĩ phản chiến ?

….

Anh Tuấn

ING.454Nói đến Trịnh Công Sơn thì nhiều người nhớ đến các bài tình ca của ông và cũng không ít người nghĩ đến lập trường phản chiến của Trịnh Công Sơn với Ca Khúc Da Vàng mà thời nửa sau thập niên 1960 nhiều trí thức miền Nam biết đến. Những lời lẽ trong Ca Khúc Da Vàng thì chắc là nhiều người đã biết vì chúng được nhắc đến nhiều. Chẳng hạn như:

Ðại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi lắng nghe.

Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.
Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn
Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành từng vùng thịt xương có mẹ có em
(Đại bác ru đêm, trong tập Ca Khúc Da Vàng, xuất bản năm 1967)

Hay là:

Ôi đêm dài hỏa châu đốt sáng
Cho giòng máu trong con phai mầu
Ôi đêm dài Việt Nam buốt cóng
Xin cầm lấy con tim của nhau
Ôi da vàng Việt Nam cháy nóng
Ðêm mở mắt nghe đêm kêu gào
(Đêm bây giờ đêm mai, , trong tập Ca Khúc Da Vàng, xuất bản năm 1967)

Từ nhiều năm nay đã có nhiều người ca ngợi các bản nhạc phản chiến và thái độ phản chiến của Trịnh Công Sơn nhưng cũng có những người lên án các bản nhạc và thái độ này. Nói chung những khen chê xoay quanh lập trường phản chiến của Trịnh Công Sơn. Từ những khía cạnh nhìn khác nhau mà người ta khen hoặc chê. Tuy nhiên, ngoài những lời ca về… Continue reading

Đặng Tiểu Bình đã góp phần tạo ra một nước Trung Hoa tham nhũng như thế nào ?

…..

Đặng Tiểu Bình đã góp phần tạo ra một nước Trung Hoa tham nhũng như thế nào ?

Bào Đồng (鮑彤)

 

Bùi Xuân Bách và Nguyệt Cầm dịch từ bản tiếng Anh

Vài lời giới thiệu về tác giả

BDBào Đồng, sinh năm 1932, nguyên Trung ương Uỷ viên khoá XIII, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban cải cách thể chế kinh tế quốc gia, nguyên Thư ký chính trị kiêm Chánh văn phòng của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương.

Bị bắt ngày 28 tháng 5 năm1989, ngay trước vụ đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn, mãi đến 1992 mới được đưa ra xử và bị kết án 7 năm tù giam. Ông bị biệt giam tại Tần Thành giam ngục, nhà tù duy nhất thuộc quản lý của Bộ Công an, nơi giam giữ các yếu nhân, cho đến hết thời hạn, ngày 27 tháng 5 năm 1996. Ông đã giúp vào việc xuất bản và viết lời giới thiệu cho cuốn “Tù nhân của nhà nước – Nhật ký bí mật của Thủ tướng Triệu Tử Dương” (bản gốc tiếng Hán có tên là Cải cách lịch trình – 改革歷程).

Người dịch

Trong cả tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, và do đó tôi dành bài viết này kỷ niệm hai mươi sáu năm ngày trấn áp mồng 4 tháng Sáu năm 1989, khi chính quyền đè bẹp mọi bất đồng chính kiến trong các thành phố trên cả nước.

Một tin nổi bật trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản. Trong ba năm kể từ Đại hội Đảng XVIII, cái Đại hội đã dựng nên thế hệ lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, Chính phủ đã… Continue reading

Ngày Giỗ Làm Sao Tôi Có Thể đi Nhẩy đầm ??

 

Ngày Giỗ Làm Sao Tôi Có Thể Đi Nhẩy Đầm ??

-Trần Mộng Lâm- 

 INK.159

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, có lẽ ông là người quân nhân Việt Nam Cộng Hòa được kính trọng nhất hiện nay. Nhìn ông trong bộ quân phục, có gắn phù hiệu quân đoàn III nơi cánh tay phải, những người cựu quân nhân thấy hiện lên cả một dĩ vãng xa vời, 40 nãm về trước.

Ông chính là Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, người đã từng tuyên bố trong một buổi họp mặt với khoảng 100 cựu quân nhân các cấp của sư đoàn 18 tại quận Cam ngày 29 tháng Tư nãm 1999, kỷ niệm ngày Quốc Hận nãm đó: “Kiếp sau, tôi vẫn muốn làm một người lính Việt Nam Cộng Hòa”.

Mỗi nãm chỉ có một ngày quân lực, và ngày quân lực nãm 2015, rất nhiều nơi muốn có sự hiện diện của ông. Có ít nhất 4 tổ chức mời ông. Có nơi, ông nói với họ tổ chức sớm hơn một tuần, có nơi, ông từ chối, vì trong dịp lễ quan trọng này, ông chỉ muốn đến Montréal, tuy ông phải lái xe đường trường, việc không phải dễ đối với một người sinh nãm 1933. Rất may, ông có người phụ nữ bạn đời giúp đỡ, nhưng bà này có tật lái xe nhiều khi lên đến 80 miles một giờ, thành ra khi đến nơi, ông tuyên bố đau chân, vì nhiều khi phải đạp thắng khi bà xã lái quá nhanh. Sự kiện này nói lên sự ưu ái của ông với Hội Cựu Quân Nhân Montréal nói chung, và ông Chủ Tịch Hội này là ông Lê Vãn Trang, nói riêng.

Ngày Quân… Continue reading

Mỹ đang muốn chống Trung Quốc, Nga, Iran mà không tốn mồ hôi

…..

Mỹ đang muốn chống Trung Quốc, Nga, Iran mà không tốn mồ hôi

 …..
My

Phe đối lập thường hay chê bai rằng tổng thống Obama là một người chỉ đủ năng lực giải quyết các vấn đề quốc nội như kinh tế của Mỹ, và thường tỏ ra nhu nhược và thiếu quyết đoán trong các vấn đề đối ngoại. Họ đã nhầm.

 Có thể Barack Obama không phải là một vị tổng thống thiên về cách thức giải quyết các vấn đề quốc tế theo kiểu cứng rắn, nhưng vị tổng thống da màu này đang chứng tỏ ông biết cách làm thế nào để phát huy quan điểm về địa chính trị của cá nhân mình.Cái thời mà nước Mỹ nắm giữ quyền bảo vệ an ninh trên thế giới bằng việc sử dụng vũ lực ở những điểm xung đột đã qua rồi, nước Mỹ giờ đây đóng vai trò là một siêu cường đặt mục tiêu duy trì thế cân bằng trên toàn cầu hơn là can thiệp quân sự trực tiếp như trong quá khứ. Thế giới, sau hai nhiệm kỳ của Barack Obama, sẽ là một thế giới hoàn toàn khác.

Những người thường chỉ trích chính sách đối ngoại có phần thiếu quyết đoán của tổng thống Obama trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình đã không hoàn toàn sai lầm. Quá chú tâm vào giải quyết các vấn đề trong nước, như sự hồi phục nền kinh tế sau dư chấn của cuộc khủng hoảng tài chính 2007, trọng tâm chính sách đối ngoại của chính quyền Obama là tránh hướng tiếp cận theo cách có thể khiến nước Mỹ lại bị kéo vào một cuộc tranh chấp quốc tế hao người tốn của khác.

Cũng theo quan điểm… Continue reading

KHÁNG THƯ VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO 2015 của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

…..

KHÁNG THƯ VỀ LUẬT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO 2015

của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam

INK.088

            Kính gởi:

– Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

– Quý Chức sắc và Tín đồ mọi Tôn giáo tại Việt Nam.

– Quý Cơ quan Nhân quyền Quốc tế.

Vào ngày 17-04-2015, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gởi đến 62 Tổ chức Tôn giáo Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2015 (LTNTG) kèm một văn thư yêu cầu góp ý kiến quanh Dự thảo này và phải gởi về trước ngày 05-05-2015.

Đứng trước sự kiện và văn bản này, Hội đồng Liên tôn VN -quy tụ nhiều chức sắc của 5 tôn giáo lớn có mục đích tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền- có những nhận định và khẳng định như sau:

            1- Những nhận định:

a- Việc gởi tới các Tổ chức Tôn giáo mà nhà nước đang công nhận một văn bản pháp luật quá dài, nhưng thời gian góp ý quá ngắn thể hiện sự coi thường các Tôn giáo, kỳ thị một số Tôn giáo khác, vừa là một âm mưu áp đặt lên tín đồ ý muốn của đảng Cộng sản.

b- Làm sao một Nhà nước vô thần và những viên chức không có kinh nghiệm tâm linh tôn giáo –thậm chí thuộc bộ Công an- lại lập luật cho người có tín ngưỡng và cho niềm tin tôn giáo?

c- Dự thảo LTNTG vẫn tiếp tục cơ chế xin-cho, với đủ mọi loại giấy phép, nhằm mục đích kiểm soát, khống chế, lũng đoạn… Continue reading

ĐẾ QUỐC HOA KỲ – PHẢI CHỊU THÔI

George Friedman

INK.025

“Đế Quốc” là một từ bẩn thỉu. Nhìn qua thái độ của nhiều đế quốc, thì nó không phải là vô lý. Nhưng từ ngữ đế quốc có khi chỉ đơn giản là dùng để mô tả một trạng thái, mà đa phần không hoạch định và hiếm khi có chủ ý. Đó là điều kiện phát sinh từ một sự mất cân đối lớn của quyền lực. Thật vậy, các đế quốc nào tạo ra có chủ ý, như Napoleon ở Pháp và Đức Quốc Xã, hiếm khi tồn tại. Hầu hết các đế quốc không có kế hoạch trở thành như vậy. Nó trở thành đế quốc và sau đó nhận chân ra là như vậy. Đôi khi nó không nhận ra trong một thời gian dài, và sự thất bại để không nhận ra được cái thực tế mình là đế quốc này có thể gây ra những hậu quả to lớn.

Thế Chiến II Và Sự Ra Đời Của Một Đế Quốc

Hoa Kỳ đã trở thành một đế quốc năm 1945. Đúng là trong chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã cố tình nắm quyền kiểm soát Phi Luật Tân và Cuba. Nó cũng đúng là Hoa Kỳ đã bắt đầu tự nghĩ rằng mình là một đế quốc, nhưng thực sự thì không. Cuba và Phi Luật Tân là ảo tưởng của đế quốc, và ảo tưởng này tan biến trong Thế Chiến I, theo sau là giai đoạn của chủ nghĩa cô lập và thời kỳ Đại Suy Thoái (Great Depression).

Đế quốc Hoa Kỳ chính hiệu xuất hiện sau đó là một sản phẩm phụ của những biến cố khác. Không có đại âm mưu. Trong một số cách nào đó, những hoàn cảnh để tạo ra… Continue reading

NGHỊCH LÝ CẢI CÁCH BẦU CỬ Ở HOA KỲ

 George Friedman

ING.968

Hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Một khối tiền khổng lồ đang được vận động gây quỹ, các kế hoạch đang được thiết lập, việc nghiên cứu đối lập đang được tiến hành và scandal đáng kể đầu tiên đã nổ ra với sự khám phá ra rằng Hillary Clinton đã sử dụng một trương mục email riêng tư cho các công việc của chính quyền. Phía trước mặt chúng ta là một chuỗi dài những cuộc tranh cử sơ bộ (primary – ngày bầu cử do mỗi tiểu bang quyết định riêng biệt nhau, để chọn ứng cử viên đại diện đảng ra tranh trong cuộc bầu cử toàn quốc), sau đó là bầu cử toàn quốc (general election – ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng Mười Một) cho cuộc đấu nhau giữa các đảng, và có lẽ sau đó là tranh cãi về một số khía cạnh của kết quả bầu cử. Tại Hoa Kỳ, tiến trình bầu cử tổng thống mất khoảng hai năm, đặc biệt là khi tổng thống sắp mãn nhiệm không ra tái tranh cử.

Tiến trình bầu cử này quan trọng đối với thế giới vì hai lý do. Đầu tiên, siêu cuờng duy nhất của thế giới này càng ngày càng chỉ biết có mình (self-absorbed), và tổng thống đương nhiệm – đã bị suy yếu bởi đảng đối lập kiểm soát cả hai viện của Quốc hội – ngày càng bị giới hạn trong những gì mà ông có thể làm. Trong một vài phạm vi nào đó thì điều này đáng lấy làm lo ngại, vì tất cả các cuộc bầu cử tổng thống đều ẩn tàng viễn cảnh của ngày tàn (apocalypse) theo… Continue reading

LIỆU TRUNG QUỐC CÓ THỂ SỤP ĐỔ MỘT CÁCH ÊM THẤM KHÔNG ?

Andy Morimoto

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image002

“Dù Trung Quốc có thịnh hay suy, các giả thuyết hợp lý nhất đều tiên đoán rằng xung đột vũ trang có khả năng xảy ra, nếu không phải là hoàn toàn không thể tránh.”

Quan niệm cho rằng Trung Quốc không thể trỗi dậy một cách hòa bình gần như đã trở thành một sự thật trong các quan hệ quốc tế. Lập luận này cũng đơn giản thôi: trong khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, thì quân đội Trung Quốc cũng phát triển theo, và giống như các đại cường khác đã sử dụng vũ lực để thực hiện các mục tiêu đối ngoại, Trung Quốc cũng sẽ làm như thế. Nhưng mặc dù các nhà phân tích đã tốn rất nhiều bút mực để tìm hiểu các hệ lụy an ninh do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, ít ai chịu khó nghiên cứu các hậu quả tiềm năng do một sự suy sụp đột ngột và kéo dài của kinh tế Trung Quốc gây ra. Việc này có lẽ sắp thay đổi.

Như tờ Wall Street Journal gần đây đưa tin, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ xuống dốc nhanh chóng trong thập niên tới, rơi từ 7,7 phần trăm năm 2013 xuống 3,9 phần trăm trong thời khoảng 2020-2025. Một số nhà phân tích còn bi quan hơn, tiên đoán tỉ lệ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể rơi xuống 1,6 hay 1,7 phần trăm. (Xin hãy so sánh những con số này với tỉ lệ tăng trưởng trung bình 10,2 phần trăm từ năm 1980 đến 2011.) Những xu thế này đã khiến một số nhà nghiên cứu trên tờ National Interest lập luận rằng Trung Quốc đang lao… Continue reading

HẠT ĐIỀU MÁU

Đỗ Đăng Liêu

ING.693Cuốn phim trinh thám chính trị nổi tiếng Blood Diamond (Kim Cương Máu) với tài tử nổi danh Leonardo DiCaprio thủ vai chính, được thực hiện vào năm 2006 với ngân sách cả trăm triệu mỹ kim, được nêu danh 5 lần trong Giải Oscar và đoạt huy chương vàng trong một số giải điện ảnh nổi tiếng khác, đã lột tả ý nghiã ghê rợn của chữ “máu” đi liền với một số những viên đá quý mà quý vị phụ nữ nâng niu trang điểm.

Vào thập niên 1990, khi các cuộc nội chiến đẫm máu lan tràn tại các quốc gia Phi Châu như Angola, Sierra Leone, Cote d’Ivoire, Liberia, Congo, các lực lượng nổi loạn đã khai thác các mỏ kim cương để lấy tiền mua vũ khí và tài trợ cho các cuộc nổi dậy lật đổ chính quyền tại các quốc gia đó.

Trong tiến trình sản xuất kim cương, họ bắt cóc nông dân và dân chúng, kể cả trẻ em, và lùa họ vào các mỏ kim cương. Ở đó họ bị đối xử tàn nhẫn và làm việc như những kẻ nô lệ, bị áp dụng những biện pháp thô bạo nhất để trừng phạt khi làm việc chậm chạp hay giấu trộm kim cương như chặt tay thậm chí chặt đầu hoặc bắn bỏ. Cuốn phim Kim Cương Máu đã trình bày những hình ảnh hãi hùng, ghê rợn tại những mỏ khai thác kim cương kể trên. Vì có nguồn gốc, mục tiêu và tiến trình khai thác dính đầy máu đó mà những hạt kim cương này đã bị thế giới đặt tên là những “kim cương máu”, khác với những kim cương được sản xuất bởi những công ty đá quý bình thường.

Vì… Continue reading

TÌNH HÌNH TRANH CỬ TẠI HOUSTON

…..

NH HÌNH TRANH CỬ TẠI HOUSTON

  • Lời Kêu Gọi
  • Các Hội Đoàn- Báo Chí Người Việt

 

Lời kêu gọi ủng hộ DB Hubert Võ của luật sư Steven Dieu
trong buổi tiệc gây quỹ tại nhà hàng Kim Sơn, Houston 

 

Kính thưa quý bậc trưởng thượng, quý lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, hội đoàn, tổ chức đấu tranh, dân biểu Hubert Võ, nghị viên Richard Nguyễn, quý cô, chú, và các anh chi em:
Sự hiện diện đông đảo của quý vị tại đây đã đem lại một niềm tin vững chắc và một tinh thần phấn khởi cho anh Dân Biểu Hubert Võ tiếp tục con đường phục vụ cho tất cả quý đồng hương.

Trong nhiều năm qua, tôi được hân hạnh góp tay vào việc vận động tranh cử cho anh Hubert Võ.  

Nhưng cuộc tranh cử lần này mang một sắc thái khác biệt hơn những lần trước.  Khác biệt không phải vì có hai ứng cử viên người Mỹ gốc Việt, khác biệt là vì cuộc tranh cử này mang hình thức của một cuộcđối kháng ý thức hệ“.

Tháng 11 này, cử tri người Việt tại đơn vị 149 sẽ phải chọn lựa giữa hai lập trường:

  • Một“không chấp nhận chế độ Cộng Sản và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam”.
  • Hai: “công nhận và sẵn sàng hợp tác với chế độ Cộng Sản và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam”.

Tôi xin được phép trình bày 4 quan điểm vì sao tôi ủng hộ anh Hubert. 

…..

  • Bắt đầu với Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ tại thành phố Houston. 

Trong lúc vận động tranh cử,… Continue reading

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 (Chương 33)

Ông Diệm trở vế nước lập chính phủ: 7-7-1954

Tôi lại tiếp tục dạy học.

Cuối năm 1953, đầu 1954 tại miền Trung, Pháp tung ra cuộc hành quân Atlante từ bốn mặt đánh vào chiến khu 5, tức vùng Nam Ngãi Bình Phú. Tết năm đó một bộ lạc Batna trong vùng rừng núi Quảng Ngãi nổi loạn tàn sát một đơn vị Việt Minh đang dưỡng quân. Xácchết lính Việt Minh theo dòng sông trôi ra tận biển. Cuộc nổi loạn do gia đình họ Đinh khởi xướng, và hình như được phòng Nhì xúi giục, để tạo ra hỗn loạn bên trong.

Từ ngoài một cánh quân từ Nha Trang kéo ra, một cánh quân khác từ Lào tràn xuống, còn phía biển và Đà Nẵng cũng có một cánh quân đánh thốc lên. Quân Việt Minh trong trận này bị thiệt hại nhiều. Tướng Navarre coi chiến thắng này tương tự chiến thắng vùng châu thổ sông Hồng của De Lattre năm 1950-51. Ông thêm tự tin và tung ra hành quân Castor, đổ quân nhảy dù và quân bộ xuống thung lũng Điện Biên Phủ, ngày 20-11-1953, Điện Biên Phủ được tướng Navarre coi như một tiền đồn chiến lược chận ngang đường tiếp tế và chuyển quân Việt Minh từ Lào về, từ Trung Cộng xuống.

Điện Biên Phủ có hai mục đích chiến lược là chận đường tiếp tế và chuyển quân của Việt Minh đồng thời các đơn vị xung kích từ đó tỏa ra quanh vùng rừng núi Việt Bắc, thọc vào lòng địch. Lịch sử đã cho biết những tính toán của tướng Navarre đã sai lầm như thế nào tôi tưởng không cần nói nhiều làm gì.

Vào đầu năm 1954 lúc tình hình chiến sự biến chuyển mạnh,… Continue reading

HÃY QUÉT SẠCH BỌN MA TĂNG RA KHỎI CHỐN THIỀN MÔN

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

ING.454Theo cơ thể học, cái lưỡi được cấu tạo bởi nhiều thớ thịt ngang, dọc đủ mọi chiều, nhờ vậy cái lưỡi uốn éo, xoay trở đủ mọi chiều dễ dàng. Trên mặt lưỡi còn có những gai thịt hình sợi và hình đai hoa chứa nhiều tế bào vị giác, các loại dây thần kinh để biết món ăn gì nóng lạnh, cay, ngọt, đắng… Cái lưỡi là một bộ phận rất ưa hoạt động, được điều khiển bởi hệ thần kinh não bộ. Nếu để lưỡi hoạt động bừa bãi, tất ăn nói tráo trở sẽ lụy đến bản thân. Cổ nhân có câu: “bệnh từ ngoài vào miệng, họa từ trong miệng ra ngoài”. Vì vậy, cổ nhân khuyên rằng hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Cái lưỡi còn rất quan trọng đến sự nghiệp của đời người, đôi khi sự thành bại đều do cái lưỡi mà ra:

Trương Nghi lúc hàn vi, thương hay hầu rượu tướng nước Sở. Một hôm, tướng nước Sở mất một viên ngọc bích. Bọn thủ hạ nghi ngờ Trương Nghi trộm và đánh đập Trương Nghi tàn nhẫn. Trương Nghi không phục. Lúc được tha trở về nhà, vợ thấy thế bảo rằng:

-“Than ôi! Giá mà chàng học hành biết du thuyết, thì không đến nỗi nhục nhằn như thế nầy!

Trương Nghi há mồm to, hỏi vợ rằng:

-“Nàng thử xem cái lưỡi của ta có còn không?”

Vợ cười, nói: “Lưỡi vẫn còn”

Trương Nghi bảo: “Thế thì được rồi!”

Về sau, Trương Nghi quả nhiên trở thành ra một nhà du thuyết giỏi có tiếng thời bấy giờ.”

Theo Phật Giáo, miệng lưỡi là một trong ba loại nghiệp, gọi là “Tam khẩu nghiệp” là “nghiệp của lời… Continue reading

TỪ THỰC DÂN TỚI CỘNG SẢN (Giới Thiệu)

Lời giới thiệu của giáo sư P. J. Honey

Trước Thế chiến thứ Hai, không mấy ai ở thế giới bên ngoại biết đến nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam và hoạ chăng chỉ nghe nói đến Đông Pháp, trong đó có xứ “An Nam”. Ngoại trừ người Pháp, không mấy người Tây phương biết đến Việt Nam là một quốc hiệu, và số du khách có dịp ghé qua Việt Nam lại càng hiếm hơn. Vì vậy, năm 1945, dư luận thế giới rất đỗi ngạc nhiên khi báo chí loan tin có một chính phủ mệnh danh là “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” tuyên bố độc lập đối với Pháp. Nhưng vì đồng thời, việc chấm dứt chiến tranh với Nhật Bản gây nên nhiều biến cố khác, nên dư luận thế giới lại lãng quên vấn đề Việt Nam, cho mãi đến cuối năm 1946, khi chiến tranh bùng nổ giữa Pháp và Việt Nam, báo chí thế giới một lần nữa lại nói đến Việt Nam. Nhưng dư luận hồi ấy cho rằng quân đội Việt Nam thiếu luyện tập và chỉ có những vũ khí thô sơ, nên không thể kháng cự nổi với đội quân viễn chinh hùng hậu của Pháp, và chẳng bao lâu sẽ bị dẹp tan.

Nhưng chiến cuộc mỗi ngày một lan rộng, vì Pháp tỏ ra bất lực không dẹp nổi phong trào kháng chiến Việt Nam, hồi đó thường gọi là Việt Minh. Nhiều người Tây phương, và đặc biệt những người Mỹ quan tâm đến thời cuộc Viễn Đông, cho rằng chiến tranh ở Việt Nam là do những phần tử quốc gia lãnh đạo, với mục đích giành lại độc lập cho quốc gia họ. Hoa Kỳ không trực tiếp can thiệp, nhưng… Continue reading

CUỘC ĐẤU TỐ THÍ ĐIỂM ĐỊA CHỦ NGUYỄN VĂN BÍNH

Cuộc đấu tố thí điểm địa chủ Nguyễn Văn Bính, tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ ngày 18-5-1953

Trần Huy Liệu

Nhưng mình không dự hội nghị, mà đi dự cuộc đấu địa chủ Nguyễn Văn Bính tức Tổng Bính tại xã Dân Chủ… Theo lối rẽ vào xã Trung Thần, đã thấy từng tốp người từ các ngả đường kéo đến…, trong đó có cả những bà bồng bế con thơ… đôi người đàn bà mặc quần mới. Lũ trẻ con giành nhau chạy trước. Một thanh niên leo lên cây me vệ đường rung cây cho quả rơi xuống để mọi người nhặt… Mình có ấn tượng như đi xem hội ở vùng quê. Họ không nói chuyện gì về đối tượng sắp đem tranh đấu cả.

Vào một nhà tập hợp. Những ủy viên chấp hành nông hội xã và cán bộ đội công tác đương tíu tít về những công việc tổ chức. Ban tiếp tế nấu từng chảo cơm, bày từng dãy mâm cơm cho những “tân khách”, ai muốn ăn thì ghi tên vào với giá tiền 3.000 đồng một bữa. Mình mặc dầu đã mang cơm nếp đi theo cũng ngồi vào ăn. Dọc đường đi đến trường sở ở trong rừng, có dân quân du kích và công an xã vác súng đi lại canh gác. Từng chòm người ngồi xúm xít dưới gốc cây hay trong một chiếc nhà trống. Một chị phụ nữ bán xôi và bánh khúc tha hồ đắt hàng. Nhưng cho mãi đến gần 11 giờ, cuộc đấu mới bắt đầu. Vì thôn nọ phải chờ thôn kia, xóm nọ phải chờ xóm kia. Có người đi từ sáng sớm, chưa kịp ăn cơm. Có người gần trưa mới tới. Ban tổ chức đã không giao… Continue reading

THƯ VIẾT CHO ÔNG ĐỖ MƯỜI, TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CSVN

…..
…..
Thư viết cho ông Đỗ-Mười, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt-Nam
…..
Sài Gòn, ngày 19 tháng 8 năm 1994
…..
Kính gởi ông Đỗ-Mười
…..
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt-Nam tại Hà-Nội
…..
Thưa ông Tổng Bí Thư,
…..
Tôi kí tên dưới đây là Thích Quảng Độ, tăng sĩ Phật giáo, xin trình bày với ông mấy việc như sau:
…..

Cũng ngày hôm nay, cách đây 49 năm, sư phụ tôi là Hòa thượng Thích Đức Hải, trụ trì chùa Linh-Quang, xã Thanh-Sam, phủ Ứng-Hòa, tỉnh Hà-Đông, đã bị cộng sản giết chết vào hồi 10 giờ sáng ngày 19.8.1945 (tức ngày 12 tháng 7 năm Ất Dậu), ngày cách mạng thành công, trên bãi cỏ trước đình làng Bặt thuộc phủ Ứng-Hòa tỉnh Hà-Đông, cách chùa sư phụ tôi hai cây số, vì bị gán cho tôi ‘Việt gian bán nước’.

Sư bá tôi (tức là anh trong đạo của sư phụ tôi) là Hòa thượng Thích Đại Hải, trụ trì chùa Pháp-Vân (chùa Dâu) thuộc tỉnh Bắc-Ninh, cũng đã bị cộng sản bắt vào năm 1946 và sau đó đã chết vì tội là đảng viên Việt-Nam Quốc Dân Đảng.

Sư tổ tôi (tức ông nội trong đạo) pháp húy Thích Thanh Quyết, trụ trì chùa Trà-Lũ-Trung, phủ Xuân-Trường tỉnh Nam-Định, năm 1954, cộng sản vào chùa bảo tổ tôi là dùng thuốc phiện tôn giáo ru ngủ nhân dân, sẽ bị qui định thành phần và đưa ra đấu tố. Tổ tôi sợ quá phải tự thắt cổ chết trước để khỏi bị đấu tố sẽ đau đớn.

Nay đến lượt tôi đã bị cộng sản bỏ tù tại nhà tù Phan-Đăng-Lưu ở Bà-Chiểu, Gia-Định từ ngày 6.4.1977 đến ngày 12.12.1978, và bị đưa ra lưu đày tại xã… Continue reading

CLB BIDERBERG & VẤN ĐỀ GIÀN KHOAN HD-981 CỦA TC

 MỘT CHÚT LỊCH SỬ VỀ CLB BIDERBERG

ING.607

Trên 60 năm qua, vào tháng 5 hoặc 6 có khoảng 120 đến 150 nhân vật thuộc tầng lớp được xem là “tinh hoa của nhân loại”, tới tham dự hội nghị thường niên mang tên “CLUB BIDERBERG” để thảo luận về nhiều vấn đề từ chính trị, kinh tế cho đến quân sự. Số nầy gồm nhiều cựu nguyên thủ quốc gia, giới lãnh đạo chính phủ các cường quốc, quan chức cao cấp, cố vấn chính phủ, các học giả, tướng lãnh lẫn các nhà tài phiệt lớn nhất thế giớitrong mọi lĩnh vực từ tài chánh, ngân hàng, dầu khí, truyền thông của Hoa Kỳ và các quốc gia Phương Tây.

Cuộc họp đầu tiên của Câu Lạc Bộ bí mật trên đã diễn ra tại khách sạn BILDERBERG ở làng Oosterbeek, phía đông (Hòa Lan) từ 29 – 31 tháng 5/1954 và đó cũng là lý do khiến cho nó mang cái tên là “Club Bilderberg” ra đời từ dạo ấy. Bắt đầu từ thời điểm đó cho tới nay, một nhóm người có quyền lực ảnh hưởng nhất trên thế giới nầy, vẫn tụ hợp hàng năm một lần tại những địa điểm khác nhau trên thế giới. Tổng số hội viên thường trực có khoảng từ 80 – 130 số người nầy là các chính trị gia có ảnh hưởng trên thế giới, số còn lại đại diện cho họ là giới công ngiệp, tài chánh, ngân hàng và khoa học gia.

Hội nghị năm 2013, diễn ra từ ngày 6 – 9 tháng 6 tại khách sạn 5 sao Grove ở Watford bên Anh Quốc. Theo tờ Mirror, danh sách tham dự gồm những tên tuổi như Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF)… Continue reading

CỬU BÌNH (Mục Lục)

 

ING.537

MỤC LỤC

Bài bình luận số 1:  Đảng Cộng Sản là gì?

Bài bình luận số 2:  Đảng Cộng Sản Trung Quốc lập nghiệp như thế nào.

Bài bình luận số 3:  Chính quyền bạo lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Bài bình luận số 4:  Đảng Cộng Sản là lực lượng phản vũ trụ.

Bài bình luận số 5:  Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc lợi  dụng lẫn nhau để đàn áp Pháp Luân Công.

Bài bình luận số 6:  Đảng Cộng Sản Trung Quốc phá hoại văn hóa dân tộc.

Bài bình luận số 7:  Lịch sử giết người của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Bài bình luận số 8:  Bản nguyên tà giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Bài bình luận số 9:  Bản tính lưu manh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

 

 

CỬU BÌNH 9 (Bản tính lưu manh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc)

Lời mở đầu

Cuộc vận động chủ nghĩa cộng sản mà ồn ào hơn một thế kỷ chỉ mang lại cho nhân loại chiến tranh, nghèo khổ, đẫm máu và chuyên chế. Với sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết và các Đảng Cộng Sản Đông Âu, vở kịch tai hại và tàn bạo này cuối cùng đã bước sang màn chót vào cuối thế kỷ vừa qua. Không một ai, từ thường dân đến Tổng bí thư Đảng, còn tin vào những lời ma quỷ của chủ nghĩa Cộng Sản nữa.

Chính quyền của Đảng cộng sản ra đời không phải “theo ý trời” (quân quyền thần thụ) [1] cũng không phải từ bầu cử dân chủ. Ngày nay, khi niềm tin tưởng triệt để vào sự sinh tồn của nó đã bị hủy diệt thì tính hợp pháp của sự chấp chính này đang đối diện với một thử thách chưa từng có trong lịch sử.

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không muốn tuân theo trào lưu lịch sử mà tự động thoái xuất khỏi võ đài lịch sử. Thay vào đó, nó sử dụng các loại thủ đoạn lưu manh đã được hình thành trong nhiều thập niên qua các cuộc vận động chính trị để bắt đầu lại một vòng  tìm kiếm tính hợp pháp, và để hồi sinh sự tranh đấu điên loạn của nó.

Các chính sách cải cách và cởi mở của Đảng cộng sản Trung Quốc che đậy một ý định tuyệt vọng là duy trì lợi ích tập đoàn và chính quyền độc tài của nó.  Dù rằng bị trói buộc chặt chẽ, các thành quả kinh tếvẫn cứ đạt được bởi nỗ lực của nhân… Continue reading

CỬU BÌNH 8 (Bản chất tà giáo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc)

Lời Mở Đầu

Không ai ở Trung Quốc ngày nay, bao gồm cả các đảng viên, còn tin vào chủ nghĩa Cộng Sản. Sau 50 năm đi theo chủ nghĩa Xã Hội, ĐCSTQ bây giờ đã chấp nhận quyền tư hữu và ngay cả còn có thị trường cổ phiếu. ĐCSTQ còn tìm kiếm đầu tư của ngoại quốc để thành lập các doanh nghiệp mới, trong khi vẫn bóc lột công nhân và nông dân đến mức độ tối đa. Điều này hoàn toàn trái ngược với lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù thỏa hiệp với chủ nghĩa tư bản, ĐCSTQ vẫn duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với người dân Trung Quốc. Hiến pháp sửa đổi năm 2004 vẫn cứng ngắc quy định rằng “Nhân dân Trung Quốc gồm các giống dân khác nhau sẽ tiếp tục kiên trì theo chế độ chuyên chính Dân chủ Nhân dân và đường lối Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự dẫn lối của chủ nghĩa Mácxít-Lêninít, tư tưởng của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình và tư tưởng chủ yếu trong ‘Tam đại biểu’…”Sự sụp đổ của khối Cộng Sản do Liên Bang Sô Viết dẫn đầu vào đầu thập niên 90 đã đánh dấu sự thất bại cho các cuộc vận động của Cộng Sản quốc tế sau gần một thế kỷ. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ ) không ngờ đã sống sót và vẫn khống chế Trung Quốc, một quốc gia với 1/5 dân số thế giới. Một vấn đề không thể né tránh được chính là: ‘ Đảng Cộng Sản ngày nay có còn là Đảng Cộng Sản thật sự hay không?’

“Con báo đã chết, vẫn còn… Continue reading

CỬU BÌNH 7 (Lịch sử giết người của Đảng Cộng Sản Trung Quốc)

Lời Mở Đầu

Lịch sử 55 năm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được viết bằng máu và những lời dối trá. Những câu chuyện đằng sau lịch sử đầy máu này vừa cực kỳ bi đát vừa ít được biết đến. Dưới chế độ thống trị của ĐCSTQ khoảng 60 đến 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội đã bị giết hại, để lại đằng sau những gia đình tan nát của họ. Nhiều người không hiểu tại sao ĐCSTQ lại giết người. Trong khi ĐCSTQ đang tiếp tục sự đàn áp tàn bạo của nó đối với các học viên Pháp Luân Công và gần đây áp bức các đám người biểu tình ở Hán Nguyên bằng súng đạn, nhiều người tự hỏi liệu họ có thể sẽ thấy một ngày mà ĐCSTQ sẽ học cách nói bằng lời thay vì bằng súng đạn.

Mao Trạch Đông tóm tắt mục tiêu của Cách Mạng Văn Hóa, “…sau khi thiên hạ đại loạn, thế giới sẽ tiến đến hòa bình, nhưng cứ khoảng 7 hoặc 8 năm, sự hỗn loạn lại cần phải xảy ra một lần”[1]. Nói cách khác, nên có một cuộc cách mạng về chính trị cứ 7 hoặc 8 năm một lần và một đám người cần bị giết chết trong khoảng 7 hoặc 8 năm một lần.

Đảng Cộng Sản giết người là có những lý luận để căn cứ vào, và có các nhu cầu hiện thực.

Theo lý luận mà nói, thì Đảng Cộng Sản tin vào “chính quyền chuyên chế của giai cấp vô sản” và cần phải “cách mạng liên tục dưới sự chuyên chính của giai cấp vô sản”.  Do đó sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền tại Trung Quốc, nó đã giết chết những… Continue reading

CỬU BÌNH 6 (Đảng Cộng Sản Trung Quốc phá hoại văn hoá dân tộc)

Lời mở đầu

Lịch sử nền văn minh của một dân tộc là lịch sử của các sự phát triển văn hóa. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự diệt vong của dân tộc đó. Những dân tộc cổ xưa sáng tạo ra các nền văn minh huy hoàng đã bị xem như biến mất khi văn hóa của chúng biến mất, mặc dù người của các dân tộc đó vẫn tồn tại. Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có nền văn minh cổ đã liên tục trải qua trên 5000 năm. Sự phá hủy nền văn hóa truyền thống là một tội ác không thể tha thứ.Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Đối với nhân loại yếu tố tinh thần này cũng quan trọng ngang như yếu tố vật chất là giống nòi và đất đai.

Nền văn hóa Trung Quốc, được tin là do Trời truyền xuống, đã bắt đầu bởi những thần thoại như sự tạo ra trời và đất của Bàn Cổ [1], sự tạo ra con người của Nữ Oa [2], sự xác định hàng trăm cây thuốc của Thần Nông [3], và sự phát minh ra chữ Trung Quốc của Thương Hiệt [4]. “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo trời, Trời thuận theo Đạo, và Đạo thuận theo Tự nhiên”[5]. Sự uyên thâm về sự hòa hợp giữa người và trời của Đạo gia đã chảy trong huyết mạch của nền văn hóa Trung Quốc. “Cái đạo của Đại Học là rõ ràng ở chỗ Đức sáng”[6]. Khổng Tử đã mở một trường để dạy học hơn 2000 năm trước và đã truyền bá ra xã hội tư tưởng Nho gia mà đại biểu gồm năm đức hạnh chính… Continue reading

CỬU BÌNH 5 (Giang Trạch Dân và Đảng Cộng Sản Trung Quốc lợi dụng lẫn nhau để đàn áp Pháp Luân Công)

Lời mở đầu

Cô Dương Lệ Vinh, 34 tuổi, người dân tại phố Bắc Môn, thành phố Định Châu, địa khu Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, một người tu luyện Pháp Luân Công. Gia đình cô thường bị cảnh sát quấy nhiễu và đe doạ. Tối 8/2/2003, sau khi cảnh sát “thăm viếng” nhà cô Dương Lệ Vinh, chồng cô, một tài xế lái xe tại Cục Đo Lường, vì sợ mất việc làm và không chịu được áp lực, sang ngày hôm sau, thừa lúc không còn ai ở nhà đã bóp cổ vợ chết. Cô Dương Lệ Vinh qua đời trong bi kịch, bỏ lại đứa con trai nhỏ 10 tuổi. Ngay sau đó, chồng cô đi báo cáo với chính quyền, và công an lập tức đến hiện trường để khám nghiệm tử thi cô Dương, lúc đó vẫn còn ấm. Chúng mổ và lấy nhiều nội tạng ra khỏi cơ thể cô, trong khi các bộ phận nội tạng vẫn còn nóng ấm và máu vẫn phun ra. Một nhân viên Sở Công an Định Châu nói “Đây không phải là khám nghiệm tử thi, mà là giải phẫu sống!” (trích dẫn từ một bài đăng trên trang website Minghui ngày 25/09/2004). [2]Trương Phó Trân, nữ, khoảng 38 tuổi, nguyên là nhân viên tại công viên Hiện Hà, thành phố Bình Độ, tỉnh Sơn Đông. Tháng 11/2000 cô lên Bắc Kinh để kêu oan cho Pháp Luân Công, và bị bắt giữ. Theo những người chứng, công an đã cưỡng chế lột sạch quần áo của cô Trương Phó Trân, cạo cô trọc đầu, đánh đập, làm nhục cô. Công an trói căng cô trên giường với chân tay giang ra hết. Cô bị ép buộc đi đại tiểu tiện ngay trên giường. Sau đó… Continue reading

CỬU BÌNH 4 (Đảng Cộng Sản là lực lượng phản vũ trụ)

Lời mở đầu

Người Trung Hoa rất trọng “Đạo”. Thời xưa một vị hoàng đế mà hung bạo thì bị gọi là “hôn quân vô đạo.” Bất kể hành vi nào không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức thì được xem là “không có đạo đức”, thể theo hai chữ Hán ngữ là “Đạo” và “Đức”. Đến cả nông dân khi nổi dậy, họ cũng giương cao khẩu hiệu rằng họ “thế thiên hành Đạo”. Ngài Lão Tử [1] giảng rằng, “Có cái gì huyền bí và nguyên vẹn tồn tại trước khi khai thiên lập địa: Tĩnh mịch, vô hình, vắng vẻ và độc lập. Trường tồn khắp nơi trong tuyệt mỹ, là mẹ của vạn sự vạn vật. Ta không biết tên chi. Ta gọi đó làĐạo.” Ý nói rằng thế giới được hình thành từ “Đạo”.

Hơn trăm năm vừa qua, hồn ma Cộng Sản thình lình xâm chiếm khiến tạo thành một luồng trái với Tự nhiên, một lực lượng trái với nhân tính, gây ra vô vàn thống khổ và bi thảm. Chúng đã đẩy văn minh nhân loại đến bên bờ hủy diệt.  Hành động bạo tàn chống lại “Đạo”, tự nhiên cũng là phản thiên nghịch địa , rồi từ đó mà trở thành một lực cực kỳ tà ác và phản vũ trụ.

“Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự Nhiên.” [2].  Người Trung Quốc từ xưa đến nay, tin tưởng và giữ đúng điều ‘Trời với người hợp nhất’; con người và trời đất hòa hợp, dựa nhau mà sinh tồn.  Đạo Trời không biến đổi,  tuần hoàn vận hành thuận theo Đạo một cách trật tự.  Đất thuận theo thiên… Continue reading

CỬU BÌNH 3 (Chính Quyền Bạo Lực của Đảng Cộng Sản Trung Quốc)

Lời Nói Đầu

Nói về “bạo chính”, hầu hết những người Trung Hoa sẽ liên tưởng đến Tần Thủy Hoàng (259-210 B.C.), hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần, người đã ra lệnh đốt sách và chôn sống nho sĩ. Chính sách hà khắc bạo ngược của Tần Thủy Hoàng đối với dân chúng là: “dùng tất cả tài nguyên trong thiên hạ để phụng sự cho sự cai trị của vua” [1]. Chính sách này bao gồm bốn phương diện: đánh thuế thật nặng; lạm dụng nhân lực cho các dự án để tuyên dương hoàng đế; dùng luật lệ tàn bạo tra tấn tội nhân và trừng phạt ngay cả thân nhân và láng giềng của họ; kiềm chế tư tưởng và áp bức bằng cách đốt sách và ngay cả chôn sống nho sĩ.  Dưới sự thống trị của Tần Thủy Hoàng, dân số của Trung Quốc có khoảng mười triệu; nhưng triều đình nhà Tần đã bắt hơn hai triệu người làm nô lệ.  Tần Thủy Hoàng cũng áp dụng chính sách hà khắc tàn bạo này cho giới trí thức, bằng cách cấm tự do tư tưởng trên mọi lãnh vực.  Dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng, hàng ngàn nho sĩ và các quan lại mà phê phán triều đình đều bị giết chết.

Ngày nay, so với triều đại hổ lang của Tần Thủy Hoàng, sự bạo ngược của Đảng Cộng Sản còn mãnh liệt hơn rất nhiều.  Triết lý của Đảng Cộng Sản là “đấu tranh”, và sự thống trị của Đảng Cộng Sản xây dựng trên một loạt đấu tranh: “đấu tranh giai cấp”, “đấu tranh đường lối”, “đấu tranh tư tưởng” ở trong Trung Quốc và ở các… Continue reading

CỬU BÌNH 2 (Đảng Cộng Sản Trung Quốc lập nghiệp như thế nào?)

Lời mở đầu

Theo sách “Thuyết Văn Giải Tự” [1] từ văn bản của Xu Shen (147 AD đời nhà Đông Hán), thì chữ Hán “Đảng” có nghĩa là “bè” hay là “bọn”; theo mẫu tự truyền thống là ghép từ chữ “thượng”  ở trên ( thuộc về bộ Tiểu và có nghĩa là ‘ưa chuộng’) với chữ “hắc” (thuộc về bộ Hắc là bộ gốc nằm ở dưới và có nghĩa là ‘đen tối’ ).  Ghép hai chữ ấy lại thành chữ ‘Đảng’ có nghĩa là “ưa chuộng cái đen tối”. “Đảng” hay “đảng viên” (ý là “bè” hay “bè lũ”) mang một ý nghĩa mà ngài Khổng Tử đã từng giảng: “Ngô văn quân tử bất đảng” ( tạm dịch “người quân tử nổi tiếng, ta cũng không a dua theo ai mà kéo bè kết đảng”).  Trong “Luận Ngữ” của ngài giảng rằng: “Tương trợ nặc phi viết đảng”, ( tạm dịch “giúp đỡ lẫn nhau che đậy hành vi bất chánh thì chính là bè đảng)[2].  Trong lịch sử Trung Quốc, các tập đoàn chính trị nhỏ thường thường bị xem là ‘bè đảng’, mà theo văn hóa truyền thống Trung Hoa, thì là kéo bè kết bọn làm điều xấu; nếu đem so với câu ‘hồ bè cẩu đảng’ thì cũng là cùng một nghĩa.

Vậy thì tại sao Đảng Cộng Sản lại xuất hiện, trưởng thành và thậm chí còn chiếm đoạt chính quyền hiện tại ở Trung Quốc?  Từ xưa đến nay Đảng Sộng Sản Trung Quốc liên tục dỉ tai người ta rằng lịch sử chọn Đảng Cộng Sản Trung Quốc, rằng nhân dân Trung Quốc đã lựa chọn Đảng Cộng Sản, rằng “không có Đảng Cộng Sản thì… Continue reading

CỬU BÌNH 1 (Đảng CS Là Gì ?)

Lời Mở Đầu

Hơn 5000 năm qua, dân tộc Trung Hoa được nuôi dưỡng bởi châu thổ sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, gây dựng giống nòi, trải qua bao nhiêu triều đại, mới thiết lập được một nền văn minh rực rỡ, sáng lạn.  Trong suốt thời gian có thành lập, có sụp đổ, có hưng thịnh, có suy vong, những câu chuyện hào hùng xẩy ra trong sóng gió bao la của những cuộc đổi thay đã làm lòng người xúc động.

Năm 1840, các sử gia  nhìn nhận rằng đó là  cái mốc đánh dấu khởi điểm của lịch sử Trung Quốc đang chuyển từ thế kỷ Trung Cổ đi sang hiện đại hóa. Bắt đầu từ đó, nền văn minh Trung Hoa đại khái đã trải qua bốn lần ứng phó cho các trận sóng bão khiêu chiến. Ba trận sóng bão khiêu chiến đầu tiên là: Liên quân Anh-Pháp xâm chiếm Bắc Kinh hồi đầu thập niên 1860; chiến tranh Trung Quốc-Nhật Bản vào năm Giáp Ngọ 1894, và chiến tranh Nga-Nhật ở vùng đông bắc Trung Quốc vào năm 1906. Đối với 3 cuộc  khiêu chiến này, Trung Quốc đã đáp ứng bằng phong trào Tây hóa với sự nhập cảng hàng hóa hiện đại và vũ khí, cùng với sự cải cách chế độ ( tức là ban hành Hiến Pháp sửa đổi năm Mậu Tuất 1898 [1], và Đại Thanh Lập Hiến vào cuối đời nhà Đại Thanh ), và sau đó là Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 [2].

Sau Thế Chiến Thứ Nhất, mặc dù thuộc phe thắng trận, nhưng lợi ích của Trung Quốc vẫn không được những cường quốc trông coi đến. Thời bấy giờ, nhiều người Trung Hoa… Continue reading

NHỮNG BÍ ẨN TRONG NGÔI NHÀ MỒ Ở ĐẠI HỌC YALE

Trúc Giang MN

1* Mở bài

Đại học Yale (Yale University) là một trong những trường lâu đời và nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Nổi tiếng về việc đào tạo những nhân tài lãnh đạo quốc gia và xã hội, nhưng nổi tiếng hơn nữa là hội kín Skull and Bones (Đầu lâu xương chéo) của đại học nầy.

Nét thần bí được thể hiện ngay từ kiến trúc bên ngoài, mang vẻ âm u thần bí, đó là ngôi nhà với một cánh cửa ra vào khá hẹp và không có cửa sổ, được đặt cho cái tên là ngôi mộ (The Tomb). Ngôi mộ là nơi sinh hoạt của hội kín Skull and Bones (S&B). S&B là một tổ chức sinh viên công khai của trường Yale nhưng nội dung sinh hoạt thì hoàn toàn được giữ kín.

Hai thành viên của S&B là George W. Bush và John Kerry xác nhận nó là một hội kín (Secret Society), đó là một bí mật, và vì bí mật nên không được tiết lộ gì nhiều. Suốt chiều dài 181 năm hiện hữu nằm trong bí mật, nhiều huyền thoại, giả thuyết, suy đoán và đồn đãi, đã tô vẽ thêm nét thần bí của hội kín nầy.

Hai cựu sinh viên của trường Yale là ông Ron Rosenbaum và cô Alexandra Robbins đã trở lại nhà trường , tìm mọi cách thâm nhập vào nhà mồ để khám phá bí mật, nhưng cả hai đều thất bại, không vào được bên trong, vì chìa khoá cửa ra vào duy nhất do hiệp hội Russell Trust Association cất giữ.

Ông Rosenbaum chỉ rình mò ở phía ngoài để thu được một video tape buổi lễ tuyên thệ của 15 thành viên mới được tổ chức ban đêm… Continue reading

TÂN HỌC THUYẾT “ĐẠI ĐÔNG Á” CỦA NHẬT BẢN

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

1

Trong Thế chiến II cách đây khoảng 70 năm. Nhật Bản phát động hàng loạt cuộc tấn công thôn tính các nước trong khu vực Đông Á. Sau khi thống trị Trung Hoa, Tokyo còn bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ, tất cả nhằm mục đích thực thi học thuyết “ĐẠI ĐÔNG Á” của Nhật Bản.

HỌC THUYẾT “ĐẠI ĐÔNG Á” TRONG QUÁ KHỨ CỦA NHẬT:

“KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG ĐẠI ĐÔNG Á” là khẩu hiệu được Tokyo và quân đội Nhật đề xướng trong thời kỳ Chiêu Hòa để thực hiện tham vọng tạo ra một khối các quốc gia Châu Á do Nhật Bản lãnh đạo mà không phụ thuộc vào Phương Tây. Khẩu hiệu nầy được Thủ tướng Fumimaro Konoe trong nổ lực nhằm tạo ra một “Đại Đông Á” bao gồm các quốc gia: Nhật Bản, Mãn Châu Quốc và Trung Hoa và một phần các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Với mục đích trên, theo bộ máy tuyên truyền của chính quyền Tokyo là thiết lập một “TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI” nhằm tìm kiếm sự “thịnh vượng chung” cho các quốc gia Châu Á, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và hòa bình và hoàn toàn không lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân và sự thống trị của Phương Tây.

Tuy nhiên, khái niệm nầy được Tokyo chỉ dùng để biện minh cho chính sách xâm lược của Nhật Bản tại Đông Á từ thập niên 1930 cho đến khi chấm dứt Thế chiến II và thuật ngữ “Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á” chỉ là tấm bình phong cho sự thống trị của Đế quốc Nhật Bản tại các quốc gia chiếm đóng trong Thế chiến II.

Cũng như Đức Quốc… Continue reading

VỀ SỰ XÂM NHẬP PHÁ HOẠI CỦA VIỆT CỘNG

Phạm Quang Trình

1. Chuyện cũ trước 1975:

ING.498Năm 1968, tôi được dự một buổi nói chuyện về “Tình Báo của Việt Cộng” do Cục An Ninh Quân Đội tổ chức tại Sài Gòn. Diễn giả là Năm Công, nhân vật thứ 8 của Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) và Trung Úy Nguyễn Minh Châu, Sĩ Quan Chiến Tranh Chính Trị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Năm Công nói rằng ông ta bị Sư đoàn 5 bắt tại Bình Dương chớ không phải đầu hàng hay là xin chiêu hồi. Ông cho biết vì được Cục An Ninh Quân Đội đối xử tử tế nên rất có thiện cảm và sẵn sàng đến trình bày với cử tọa về “Phương Châm Chiến Lược Ba Mũi Giáp Công” của Việt Cộng. Phương châm chiến luợc “Ba Mũi Giáp Công” là phương thức đấu tranh qua ba lãnh vực “Chính trị, Quân sự và Binh Vận”. Cuộc xâm lăng gọi là “Giải Phóng Miền Nam” của Cộng sản Hà Nội được đặt nền móng và khai triển trên ba lãnh vực đó. Chính trị bao gồm tổ chức, vận động, ngoại giao. Quân sự là xây dựng và đấu tranh bằng các lực lượng võ trang. Và Binh vận là công tác tình báo “xâm nhập và phá hoại” Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm Công đã trình bày tỉ mỉ bằng những dẫn chứng cụ thể về “sách lược đấu tranh” của Việt Cộng. Nói khác hơn, theo ông thì Việt Cộng đấu tranh có bài bản hẳn hoi. Cho nên muốn đối phó lại với âm mưu xâm lược của Việt Cộng thì phía Việt Nam Cộng Hòa cũng phải có sách lược tương xứng.

Trung Úy Nguyễn Minh Châu nguyên là cán bộ Việt Cộng… Continue reading

NHỮNG HỨA HẸN VIỄN ĐÔNG: TẠI SAO WASHINGTON PHẢI TẬP TRUNG VÀO CHÂU Á ?

Kurt M. Campbell và Ely Ratner
Trần Ngọc Cư dịch

ING.491

Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn đầu của một đề án quốc gia quan trọng: tái định hướng chính sách đối ngoại của mình để dồn thêm quan tâm và nguồn lực vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc trình bày lại một cách có hệ thống các ưu tiên của Mỹ đang diễn ra trong một giai đoạn mà Mỹ khẩn thiết đánh giá lại các vấn đề chiến lược, sau hơn một thập kỷ lún sâu vào khu vực Nam Á và Trung Đông. Việc này đặt cơ sở trên quan niệm cho rằng lịch sử của thế kỷ 21 phần lớn sẽ được viết tại châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực sẵn sàng đón chào sự lãnh đạo của Mỹ và sẽ tưởng thưởng cho sự tham gia của Mỹ bằng một lợi nhuận tích cực trên các đầu tư chính trị, kinh tế, và quân sự.

Do đó, chính quyền Obama đang huy động toàn diện một loạt các nỗ lực ngoại giao, kinh tế, và an ninh mệnh danh là “xoay trục” hay “tái quân bình”, hướng về châu Á. Chính sách này xây dựng trên nền móng của hơn một thế kỷ Hoa Kỳ dính líu vào khu vực này, kể cả những biện pháp quan trọng mà các chính quyền Clinton và George W. Bush đã thực hiện; như Tổng thống Barack Obama đã nhận xét đúng đắn: trên thực tế cũng như trong các tuyên bố, Hoa Kỳ đã là một “cường quốc Thái Bình Dương.” Nhưng chiến lược tái quân bình lực lượng mới thật sự nâng địa vị của châu Á lên một tầm có ý nghĩa trong chính sách đối ngoại Mỹ.

Những nghi vấn về… Continue reading

THỦ TƯỚNG THỰC SỰ KHÔNG MÀNG “HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG”?

Hạ Mai

ING.465Ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (HYSY981) vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông nóng lên từng giờ, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân Việt Nam dâng ngùn ngụt. Nhân dân khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ rõ thái độ, có những bước đi cương quyết, kịp thời, song mặt nước vẫn lặng như tờ. Sự im lặng khó hiểu từ phía những người có trách nhiệm không chỉ làm tích tụ thêm những bức xúc của người dân, mà còn khiến những bực bội bấy lâu kìm nén có nguy cơ bùng phát.

1- Dàn dựng

Ngày 8-5-2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khai mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng – với chức trách của mình, đọc lời mở màn Hội nghị. Cả nước nín thở trông chờ, hy vọng sẽ được nghe những tuyên bố xứng tầm, hoặc chí ít thì cũng có những động thái nào đó về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, giọng nói có phần rề rà, vẻ bình chân như vại của Tổng Bí thư và chủ đề “lãng nhách” bàn về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trở nên phản cảm trên nền vấn đề Biển Đông đang nóng rẫy (cho dù chắc chắn, Nguyễn Phú Trọng không động chạm đến biển Đông vì Vua tập thể” (BCT) đã quyết định như vậy!). Những hy vọng, trông đợi nhanh chóng chuyển thành ê chề, chán chường và tức giận, kết quả là Nguyễn Phú Trọng hứng đủ mọi… Continue reading

NHỮNG LỜI TRĂNG TRỐI CUỐI CÙNG CỦA TRIẾT GIA TRẦN ĐỨC THẢO HAY HỒ CHÍ MINH: CON KHỦNG LONG BA ĐẦU CHÍN ĐUÔI

Phan Thanh Tâm

Ðã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới.” Năm 1951 ông bỏ Paris về bưng, qua ngả Mạc Tư Khoa, tham gia kháng chiến chống Pháp; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” (HCM) là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý.” Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chín đuôi.”

 


Hình bìa tác phẩm “Trần Ðức Thảo Những Lời Trăng Trối,” do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ thực hiện.

Lời trối trăng của nhà triết học Trần Ðức Thảo cho biết, “nếu không dám khui ra những sai trái lịch sử của “ông cụ,” không dám đưa ra ánh sáng tội lỗi của Marx thì không bao giờ thoát ra được tình trạng bế tắc chính trị độc hại như hiện nay ở nước ta.” Theo ông, quá khứ cách mạng của Việt Nam đã tích tụ quá nặng đầy những di sản xấu. Quyển sách dày 427 trang là những lời tâm sự sống động của một nhà tư tưởng giúp độc giả hiểu rõ nguồn gốc của thảm kịch đang bao phủ lên thân phận… Continue reading

TRUNG QUỐC SAU THẢM SÁT THIÊN AN MÔN: CƯỜNG QUỐC CỦA SỰ SỢ HÃI

Bernhard Zand

Trước đây 25 năm, Bắc Kinh đập tan cuộc nổi dậy trên quảng trường Thiên An Môn. Ngày nay, Đảng theo dõi bất kỳ ai nói công khai về vụ thảm sát. Đó không phải là dấu hiệu của sức mạnh, mà là của sự sợ hãi.

Lần nào cũng vậy, cứ đến ngày kỷ niệm vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn thì Bào Đồng (Bao Tong) phải biến mất. Ông bị thúc ép ‘đi nghỉ mát ngắn hạn’. Lần này thì cảnh sát đã mang ông đi mất, không ai biết đi đâu. Người đàn ông này 81 tuổi, một người đã về hưu.
…..
Tội phạm của ông Bào? Ông thuộc những người trong Đảng mà trước đây 25 năm thích thương lượng với các sinh viên hơn là để cho bắn chết họ. Và ông dám nói công khai về những gì đã xảy ra năm 1989.
…..
Chính phủ đã bắt hơn 50 phụ nữ và đàn ông như Bào Đồng trong những tuần vừa qua, nhân chứng, luật sư, nhà hoạt động nhân quyền. Có những người nào đó có thể sẽ được trả tự do, khi ngày kỷ niệm vụ Thiên An Môn trôi qua.
…..
Người ta có thể đùa cợt về việc giới lãnh đạo của một dân tộc 1,3 tỉ người, đang trỗi dậy thành cường quốc, lại sợ những người như Bào Đồng. Rằng họ đe dọa nhân viên Trung Quốc của các truyền thông Phương Tây. Rằng vào đêm trước của ngày 4 tháng Sáu, họ đã cho biến mất biểu tượng cảm xúc của cây nến đang cháy mà những người nào đó trên dịch vụ tin ngắn Weibo đã dùng nó để tưởng nhớ tới những người chết của Thiên An Môn.… Continue reading

LÝ GIẢI QUYẾT ĐỊNH CỦA PUTIN: Từ Sự Suy Yếu Của Phương Tây Đến Dự Án Liên Minh Á-Âu Của Putin

Vi Tông Hữu ING.300

Khắp thế giới, người ta sửng sờ trước quyết định chớp nhoáng của Vladimir Putin, sáp nhập Krym theo nguyện vọng của cuộc trưng cầu dân ý tại đây, đòi Krym li khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga, điều mà Kiev và phương Tây coi là hành động phi pháp. Quyết định này cũng kéo theo sự chỉ trích khắp thế giới và sự lên án gay gắt của phương Tây và Ukraine, đồng thời làm phát sinh một đợt trừng phạt kinh tế thứ hai từ Hoa Kỳ và liền sau đó từ châu Âu. Quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức lạnh nhạt nhất từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

Vậy, tại sao Putin đã dám liều đánh mất phúc lợi kinh tế và không gian chính trị của Nga để nuốt chửng Krym, đồng thời đẩy Ukraine ra khỏi ảnh hưởng của mình, và gây bất bình cho toàn thế giới phương Tây? Phải chăng Putin “đang ở trong một thế giới khác” như Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phán đoán về ông? Theo tôi nghĩ, chí ít có hai cân nhắc nằm sau quyết định của Putin.

Cân nhắc thứ nhất theo chủ nghĩa thực tế, địa chính trị [realist, geo-political]. Trong thế giới quan của Putin, kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ, nước Nga đã mất một phần tư diện tích lãnh thổ, một nửa dân số, và hơn một nửa GDP. Trong những lãnh thổ “đã mất” có những nước ở vị trí chiến lược quan trọng hay có quân đội tiên tiến, như Ukraine và các quốc gia Baltic. Với đà bành trướng về phía đông của khối NATO và việc hội nhập các quốc gia chư hầu của khối… Continue reading

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

Trật tự thế giới hậu Xô-viết hẳn là không hoàn hảo, nhưng thứ trật tự Vladimir Putin đang muốn áp đặt rõ là tệ hơn nhiều.

 ING.299

Tuần rồi, Vladimir Putin bảo Quốc hội Nga rằng: “Trong tâm tư người dân, Krym mãi là một phần không thể tách rời Nga.” Và thế là Putin đã sáp nhập bán đảo Krym vào Nga với tốc độ và cách làm hiệu quả đến chóng mặt, với sự hậu thuẫn của đa số áp đảo qua trưng cầu dân ý. Putin gọi đó là thắng lợi của trật tự, của chính danh, và là một đòn đau đánh vào bàn tay thập thò can thiệp từ phương Tây.

Nhưng, coi vậy mà không phải vậy, Putin không đại diện cho trật tự mà đại diện cho bất ổn và đấu đá. Việc đầu tiên Putin làm để đặt nền móng cho trật tự mới là vẽ lại đường biên giới dựa trên những lý lẽ tuỳ tiện, những lý lẽ rất dễ bị lợi dụng để thổi bùng ngọn lửa tranh chấp lãnh thổ tại hàng chục nơi khác trên thế giới. Thêm nữa, dù hầu hết người Krym muốn theo Nga, cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi cũng chỉ là một trò hề. Hành xử của Nga gần đây thường được dư luận gán cho một cách phiến diện rằng đó là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mỹ. Thực ra, hành xử đó đặt ra một đe doạ rộng lớn hơn, và là đe doạ cho bất cứ quốc gia nào ở bất cứ đâu, vì Putin vừa ngang nhiên lái xe tăng, cán bừa rồi ngồi chồm hổm trên trật tự thế giới hiện có.

Đất mẹ xiết vào lòng

Chính sách… Continue reading

Tìm Kiếm