Sự thật phũ phàng về giáo dục Trung Quốc
Sự thật phũ phàng về giáo dục Trung Quốc
Bất kỳ người Trung Quốc nào cũng nhận thấy Cao Khảo đã cướp đi của bao nhiêu lớp học sinh Trung Quốc tất cả những gì gọi là sức sáng tạo, trí tò mò, và thời thơ ấu.
Tất cả mọi người đều thấy rằng Trung Quốc có một nguồn giáo dục rất hạn chế cho dân số quá đông của mình. Singapore hay Phần Lan có thể cung cấp cho mỗi người dân của họ điều kiện học tập tốt nhất, nhưng Trung Quốc quá nghèo để có thể làm như vậy. Bên cạnh đó, cái xã hội được xây dựng dựa trên nền tảng các “mối quan hệ” – coi thường từ các tổ chức đến luật pháp và sự phát triển chung.
Hình ảnh Sự thật phũ phàng về giáo dục Trung Quốc số 1
Học sinh Trung Quốc ngập trong núi bài vở để chuẩn bị thi đại học. Ảnh: China daily.
Giáo dục là thứ đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự chuyển biến trong xã hội (hơn là phát triển kinh tế quốc gia). Những người dân đang sống trong sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, cũng như đang có mặt trong thực tế không quá dễ chịu của một đất nước Trung Quốc hiện đại đều mong ước một điều: Trung Quốc sẽ có một nền giáo dục chân chính, nơi mà những sinh viên thực tài và chăm chỉ nhất sẽ là những người chiếm lĩnh đỉnh cao.
Muốn như vậy, một kỳ thi như Cao Khảo cần được thay thế càng sớm càng tốt.
<>Xây dựng một thứ thay thế cho Cao Khảo
Trước tiên, phương án biến đổi này phải là một chỉ số khách… Continue reading
Điều quan trọng nhất về giáo dục
Albert Einstein
Động cơ quan trọng nhất đối với lao động trong nhà trường và trong cuộc đời là niềm vui trong công việc, niềm vui trong kết quả của lao động đó, và hiểu biết về giá trị của kết quả đó đối với cộng đồng. Tôi nhận ra nhiệm vụ quan trọng nhất được nhà trường giao phó khi đánh thức và củng cố sức mạnh tâm lý của một chàng trai trẻ. Chỉ riêng một nền tảng tâm lý như thế đủ dẫn tới niềm khao khát hân hoan đối với của cải cao quí nhất của con người, là tri thức và kỹ năng bậc nghệ sĩ”.
Einstein đã phát biểu như trên nhân lễ kỷ niệm 300 năm giáo dục đại học tổ chức ở Albany, New York, ngày 15 tháng 10, 1936, trong một bài diễn văn có tiêu đề “On Education”, bàn về giáo dục. Trong phần mở đầu, rồi lập lại ở phần kết, ông khiêm tốn coi mình là người không hẳn có chuyên môn về sư phạm, mà chỉ có kinh nghiệm riêng và niềm tin cá nhân, với tư cách một người học và một người dạy. Ông nói nếu là vấn đề khoa học thì người không chuyên môn và thiếu căn cứ chỉ nên im lặng. “Tuy nhiên, với những việc liên quan đến con người thiết thực thì khác. Ở đây hiểu biết về chân lý mà thôi thì không đủ; ngược lại hiểu biết này phải được liên tục làm mới lại bằng sự cố gắng không ngừng, nếu không kiến thức sẽ mất đi. Giống như một bức tượng cẩm thạch đứng trong sa mạc và luôn bị nguy cơ vùi lấp trong gió cát. Những bàn tay chăm chút phải luôn hoạt động… Continue reading
VAI TRÒ SÁCH KINH ĐIỂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Thư Hương
Bàn về giáo dục hiện nay có lẽ hầu hết mọi người đều đồng ý là nó thất bại và cần phải sửa lại, duy có phương thế sửa đổi thì không tìm ra được sự đồng ý nào. Chúng tôi nghĩ rằng muốn đạt được sự đồng ý về chỗ cần phải sửa đổi thì phải tìm ra căn do đích thực của sự thất bại hiện nay. Nguyên nhân hẳn có nhiều nhưng đáng chú ý hơn cả là hai điểm sau: một là không phân biệt sự thành công với thành nhân, hai là vì thiếu kinh điển. Căn nguyên đầu thực ra không quan trọng bằng căn nguyên sau, và dễ nhận thấy hơn nền hầu hết đã được các triết gia đề cập, lẽ ra khỏi nhắc tới, nhưng vì nó chưa được nhận thức ở cấp thừa hành nên trong thực tế hầu hết các chương trình đều thiên trọng về thành công, và về phương diện này thì rất nhiều nước đã sửa đổi có thể gọi là mỹ mãn. Nhưng thành công trong văn minh kỹ thuật không kéo theo sự thành công trong văn hóa giáo dục và do đó chúng ta phải đi tìm căn do sự thất bại này nơi khác.
Theo chúng tôi thì căn nguyên gần của sự thất bại chính là sự thất bại của triết học. Ai cũng biết rằng sứ mạng của triết học là điền lý và hòa hợp mọi năng khiếu con người quy về một hướng, một lý tưởng, thế mà triết học cổ điển lại chỉ có một chiều kích tức là duy lý thì làm thế nào để thống nhất các cơ năng khác như cảm xúc và tâm linh, và như vậy là đánh mất nữ… Continue reading
Albert Einstein bàn về giáo dục
Giáo dục tương tự như bức tượng cẩm thạch đứng trong sa mạc và liên tục bị đe dọa chôn vùi bởi cát chảy. Luôn cần có những bàn tay chăm sóc để bức tượng cẩm thạch ấy tiếp tục tỏa sáng trong ánh Mặt trời. Tôi thấy mình cũng cần góp bàn tay vào chăm sóc bức tượng ấy.
Xưa nay nhà trường bao giờ cũng là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao sự phong phú của truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, điều này thậm chí còn rõ ràng hơn so với các thời đại trước đây, bởi vì trong sự phát triển của đời sống kinh tế hiện đại, chức năng chuyển giao truyền thống và giáo dục của gia đình đã suy yếu đi nhiều. Do vậy sự tiếp diễn lành mạnh của xã hội loài người vẫn phải tùy thuộc vào học đường với tầm quan trọng còn to lớn hơn cả trước đây.hiều khi người ta nhìn nhận mục tiêu của nhà trường đơn giản chỉ là chuyển giao một khối lượng tối đa tri thức nào đó cho thế hệ trẻ. Điều này không đúng. Tri thức có tính xơ cứng và bất động, trong khi học đường phục vụ cho những con người sinh động. Nhà trường phải giúp từng cá nhân phát triển những phẩm chất và năng lực có giá trị đối với lợi ích chung của cộng đồng. Nhưng điều này không có nghĩa là cá tính sẽ bị triệt tiêu và cá nhân trở thành công cụ đơn thuần của cộng đồng như là con ong hay cái kiến. Bởi lẽ một cộng đồng gồm những thành viên bị tiêu chuẩn hóa cũng như thiếu vắng sự độc đáo… Continue reading
MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC TỔNG QUÁT
MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC TỔNG QUÁT[1]
Andrew Chrucky
Từ năm 1961, Trường Đại học Chicago đã có truyền thống hàng năm có một buổi báo cáo với sinh viên sắp nhập học về mục tiêu của giáo dục. Ba trong số những bài nói chuyện này có thể tìm đọc trên internet, là bài nói chuyện của nhà khoa học chính trị John Mearsheimer, (1997); triết gia Robert Pippin(2000); và Andrew Abbott, nhà xã hội học (2002). Theo nhận định của tôi không ai trong số họ hiểu giáo dục tổng quát thực chất là cái gì. Tất cả bọn họ đều nhấn mạnh tính chất hữu dụng của nền học vấn với thương hiệu Đại học Chicago trên thương trường, và họ đều coi giáo dục tổng quát như một thứ nằm ngoài phạm vi của luân lý. Điều này đã từng được Mearsheimer phát biểu một cách hiển ngôn! Để bên nhau hai ý tưởng về sự thành công và sự phi luân, thật khó cưỡng lại được ý nghĩ cho rằng các vị giáo sư này đang bảo vệ cho một nền giáo dục ngụy biện (theo cách hiểu của Plato).
Điều giả định phổ biến của họ là chúng ta đang sống trong một môi trường cạnh tranh và mục tiêu của giáo dục là giúp chúng ta trở thành kẻ chiến thắng. Tất cả bọn họ đều đi quá xa khi bảo đảm với sinh viên mới bằng những số liệu thống kê cho thấy một khi đã được nhận vào học tại Đại học Chicago, hầu hết sẽ có một tương lai khá giả bất kể là họ học cái gì. Abbott còn bổ sung thêm rằng sự an toàn tài chính của sinh viên… Continue reading
Ở Mỹ, không cần phải học trường danh giá mới giàu
Ở Mỹ, không cần phải học trường danh giá mới giàu
Lê Tâm
Đối với các học sinh lo lắng không biết làm sao để có thể vào các trường đại học danh giá thuộc Ivy League ở Mỹ, các kinh tế gia mới đây đã có tin vui cho họ: Đó là được nhận vào học một trường được coi là danh giá cũng có thể sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến mức thu nhập của họ trong tương lai.
Đại học Yale. (Hình: Getty Images)
Hai tác giả của một cuộc nghiên cứu được coi là giá trị nhất về đề tài này từ trước tới nay, Stacy Dale và Alan Krueger, cho thấy việc chọn trường để học không thật sự ảnh hưởng đến khả năng kiếm tiền của người học sinh trong tương lai.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, các dữ kiện được Dale và Krueger phân tích cho thấy có lợi điểm rõ ràng cho các sinh viên theo học những trường đại học hàng đầu như Yale hay Williams. Giữa các học sinh có cùng điểm số SAT hay điểm trung bình GPA, những học sinh vào các trường có sự chọn lựa gay go hơn thường kiếm được nhiều tiền hơn sau khi ra trường.
Nhưng đây chỉ vì các điểm số SAT hay GPA không cho được đầy đủ chi tiết về khả năng của người học sinh. Vì lẽ rất khó mà đo lường được những điều như khả năng sáng tạo hay sự thông minh vượt bực của một cá nhân.
Giữa rừng ứng viên sáng giá, đều có những chứng chỉ học bạ quá cao, các đại học danh giá hàng đầu này sẽ phải dựa trên các dữ kiện khác để quyết định có nhận… Continue reading
Giáo sư ĐH Harvard nhận xét về giáo dục đại học ở Việt Nam
Giáo sư ĐH Harvard nhận xét về giáo dục đại học ở Việt Nam
Nhận xét về giáo dục đại học ở Việt Nam, GS Thomas J.Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của ĐH Harvard, cho rằng có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ.
Tuy nhiên GS Thomas J.Vallely cũng chỉ ra 5 ngộ nhận của Việt Nam về việc làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đại học hiện nay.
Tóm lược nội dung bản báo cáo, vẫn có giá trị tham khảo tại thời điểm này, như sau:Có 3 yếu tố đảm bảo giáo dục đại học Việt Nam chưa sụp đổ (1):
– Một là, sự bùng nổ Internet ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là trong 8 năm trở lại đây. Chúng tôi nhận ra điều này khi phỏng vấn thí sinh Việt Nam đăng ký vào Đại học Harvard. Các thí sinh đã khai thác được kho tàng internet để tìm kiếm thông tin và học tập tốt. Trong nhóm được phỏng vấn, chỉ có khoảng 1% hạn chế về vấn đề này;
– Hai là, nhờ truyền thống hiếu học. Có thể nói, xã hội… Continue reading
Tư tưởng của Albert Einstein về giáo dục
Einstein cho rằng “điều tồi tệ nhất đối với một trường học là làm việc bằng phương pháp cưỡng bức, doạ nạt, quyền uy giả tạo. Cách đối xử như vậy làm hỏng tình cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh”.
Với tầm nhìn của một nhà khoa học lớn, với tấm lòng nhân hậu, tinh thần chuộng công lý và có lẽ với sự chứng kiến và nỗi đau tâm hồn trong những năm tháng tuổi thơ học ở Munkhen trong nhà trường nước Đức mang nặng màu sắc quân phiệt và bài Do Thái, Einstein đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập.
Đánh giá vai trò của nhà trường trong xã hội, Einstein cho rằng: “nhà trường luôn là phương tiện quan trọng nhất trong việc chuyển tải những giá trị truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, do sự phát triển hiện đại của đời sống kinh tế, gia đình vốn là người mang giữ truyền thống và giáo dục, đang bị yếu dần đi, do đó sự trường tồn và sức sống của xã hội phụ thuộc vào nhà trường ở mức độ nhiều hơn trước kia”.
Về nhiệm vụ của nhà trường, đôi khi người ta quan niệm nhà trường như một công cụ để truyền đạt một khối lượng kiến thức tối đa cho thế… Continue reading
Một trường đại học trả lại 1 triệu USD tiền tài trợ từ Coca-Cola
Một trường đại học trả lại 1 triệu USD tài trợ từ Coca-Cola
Một trường đại học vừa trả lại 1 triệu đô la tiền tài trợ của Coca-Cola – số tiền vốn nhằm mục đích hỗ trợ một nghiên cứu ủng hộ đồ uống có đường.
Đó là quyết định dũng cảm của Trường Y thuộc ĐH Colorado. Hãng Coca-Cola đã tặng số tiền này cho Trường Y, ĐH Colorado vào năm 2014 để ủng hộ Mạng lưới Cân bằng năng lượng toàn cầu – một nhóm các nhà khoa học phi lợi nhuận, để thông qua mạng lưới này khẳng định rằng bệnh béo phì không phải do thói quen ăn uống không lành mạnh như đồ ăn nhanh, đồ uống có đường.
Đây là những thông tin được tiết lộ bởi tờ New York Times. “Bệnh béo phù và các vấn đề liên quan tới sức khỏe là mối quan tâm lớn với lĩnh vực sức khỏe công và chăm sóc sức khỏe cá nhân. Trường Y và các bác sĩ cũng như các nhà nghiên cứu của ĐH Colorado đang có những đóng góp đáng kể để mang lại hiểu biết và sự chú tâm của cộng đồng tới những vấn đề liên quan tới sức khỏe và Coca-Cola – nguồn tài trợ cho mạng lưới này – không nên can thiệp vào những nỗ lực này của họ”.
Về cơ bản, Mạng lưới Cân bằng năng lượng toàn cầu – dưới áp lực của nhà tài trợ – sẽ kết luận rằng việc thiếu các hoạt động thể chất mới là nguyên nhân chính gây ra béo phì và họ coi nhẹ những tác động tiêu cực của đồ ăn vặt. Trong một video, ông Steven Blair – một nhà khoa học của ĐH South… Continue reading
HỌC NGÀNH GÌ ĐỂ TRÁNH BỊ COMPUTER THAY THẾ ?
HOA KỲ – Trong hoàn cảnh máy điện toán và người máy đã khởi sự thay thế con người trong một số lãnh vực, những người trẻ ngày nay cần phải học những ngành nào để trong cuộc đời của họ không bị những máy móc thiết bị này lấy mất việc làm và vẫn có được công việc tốt, lương cao trong 20, 30 hay 50 năm tới? Nhật báo NYT đặt vấn đề.
Máy “siêu” điện toán tại trung tâm NCAR Wyoming Supercomputing Center,
Cheyenne, Wyo. Hình minh họa. (Hình: Michael Smith/The Wyoming Tribune Eagle via AP)
Đây là câu hỏi mà các đại học Mỹ đang vất vả để có câu trả lời.
Theo NYT, phần lớn người ta hoàn tất thời gian học chính của mình khi ngoài 20 tuổi và sẽ nhờ cậy vào những gì học hỏi trong thời gian đó trong mấy chục năm sau. Nhưng một máy điện toán có thể chỉ cần ít giây đồng hồ để có các dữ kiện mà con người phải mất thì giờ thu thập khi ở bậc trung học và đại học.Và trong tương lai sẽ có các máy điện toán và người máy khác nhanh nhạy hơn, thông minh hơn, trước khi một thế hệ con người đến tuổi hưu.
Hiện có hai dòng tư tưởng chính trong nỗ lực nhằm đối phó với vấn đề này. Một là các trường học phải xác định và cung cấp cho sinh viên một kiến thức để hy vọng là không thể nào bị máy móc thay thế. Hướng thứ nhì là chúng ta phải làm sao vấn đề học vấn thiên về môi trường thương mại hơn – nghĩa là dạy về thực tế đời sống và đưa ra một tiến trình sáng tạo –… Continue reading
TƯ BẢN HÀN LÂM
Wolfgang Kemp/Phạm Thị Hoài dịch
Trong sự bế tắc của ngành giáo dục Việt Nam hiện tại, người Việt đương nhiên đặt kì vọng vào những mô hình giáo dục đào tạo ở các nước phát triển, đặc biệt ở Mỹ. Hơn 16.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ. Bài viết sau đây của một học giả Đức, đăng trên tờ Süddeutsche Zeitung, cung cấp một góc nhìn cảnh báo về nền đại học ở đất nước có nhiều trường đại học được coi là tốt nhất thế giới này. Độc giả quan tâm có thể tham khảo thêm bài viết của nhà báo Mỹ Thomas Frank đăng trên The Baffler số mới nhất về cùng chủ đề.
Người dịch
________
Đó là hệ thống đại học ở Mỹ (higher education). Trong khi tiểu bang cuối cùng ở Đức vừa bỏ hẳn chế độ thu học phí đại học[1] thì tiền học ở Mỹ lại tăng vô kể. Mức học phí ở Mỹ không căn cứ vào phí tổn và dịch vụ được cung ứng. Không, các trường đại học ngự trên đống tài sản cao nhất cũng đòi những mức học phí cao nhất, vì đó “là chiến lợi phẩm, là biểu tượng”, như ông cựu hiệu trưởng Đại học George Washington đã thẳng thừng tuyên bố vài năm trước. Học phí ở trường này thời ông đương chức là 50.000 dollar. Thêm vào đó là 10.000 dollar tiền ăn ở trong kí túc xá sinh viên. Tất nhiên một người trẻ tuổi còn có những nhu cầu khác. Bỏ rẻ vào đó 5000 dollar nữa, thế là thành 65.000 dollar một năm, theo tỉ giá hiện nay tức là khoảng 47.000 euro. Nhìn vào con số đó thì biểu dương tính phúc lợi xã… Continue reading
DI NGÔN VỀ GIÁO DỤC CỦA ALBERT EINSTEIN
Có thể có người coi quan điểm giáo dục cách nay sáu bảy chục năm đã lỗi thời. Nhưng vì tôi đồng quan điểm với Einstein nên tôi xin trích dẫn ý kiến của ông.
Albert Einstein là một khoa học gia và triết gia của thế kỷ 20. Trong thế kỷ đó tên ông đồng nghĩa với thiên tài. Sinh thời ông cũng từng là giáo sư đại học, thể hiện mối quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ qua nhiều bài viết và diễn văn. Trong quyển Ideas and Opinions, Ý tưởng và Quan điểm, tập hợp những suy nghĩ của Albert Einstein về nhiều khía cạnh cuộc sống từ khoa học, xã hội, chính trị đến văn học, nghệ thuật, có một phần về giáo dục. Đương nhiên thế giới chúng ta đang sống đã chuyển sang thế kỷ 21 với vô vàn thay đổi nhanh chóng trong mọi mặt đời sống xã hội, mà nói đến giáo dục là nói đến tương lai tính bằng thập kỷ – mười mấy hai ba bốn chục năm nữa. Có thể có người coi quan điểm giáo dục cách nay sáu bảy chục năm đã lỗi thời. Nhưng vì tôi đồng quan điểm với Einstein nên tôi xin trích dẫn ý kiến của ông.
“Động cơ quan trọng nhất đối với lao động trong nhà trường và trong cuộc đời là niềm vui trong công việc, niềm vui trong kết quả của lao động đó, và hiểu biết về giá trị của kết quả đó đối với cộng đồng. Tôi nhận ra nhiệm vụ quan trọng nhất được nhà trường giao phó khi đánh thức và củng cố sức mạnh tâm lý của một chàng trai trẻ. Chỉ riêng một nền tảng tâm lý như thế… Continue reading
CHÙM NHO PHẪN NỘ (Chương 3)
John Steinbeck
Một thảm cỏ khô rối bời, bị dập gãy, giăng trải bên bờ đường cái lớn láng xi măng, đầu ngọn cỏ nặng trĩu những râu lúa mạch dẽ bám vào lông loài chó, những sợi cỏ đuôi cáo dễ vướng mắc vào các túm lông chân ngựa, những hạt cỏ ba lá dính bết vào lông cừu. Một cuộc sống ao tù đang chờ đợi bị phân tán, tản mát, mỗi một hạt được trang bị một dụng cụ phân tán – những mũi nhọn bé xíu xoắn tít và những dù nhảy theo gió, những mũi lao và đạn của những chiếc gai bé tí – tất cả đang chờ đợi những con vật và cơn gió, ống quần đàn ông hay gấu váy đàn bà, tất thảy đều thụ động nhưng được trang bị sẵn dễ hoạt động, tất thảy đều trơ ì nhưng chứa đựng các yếu tố vận động.
Mặt trời trải rộng và sưởi ấm cho cỏ, nấp trong bóng dâm dưới cỏ, loài côn trùng xao động, kiến lửa và kiến càng rình bắt mồi, đàn châu chấu nhảy lên không và đánh càng tanh tách trong thoáng chốc, những con mọt ẩm tương tự những con ta tu bé tí luôn luôn ngọ nguậy trên những chiếc càng mảnh khảnh. Và một chú rùa đang bò trên cỏ bên lề đường, rồi tự nhiên vô cớ rẽ sang hướng khác, kéo lê chiếc mai khum khum. Những chiếc càng cứng, những bàn chân mang móng sắc vàng, ì ạch, nặng nhọc qua đám cỏ. Thật ra thì không phải nó đi, mà đúng ra nó ẩy cái mai. Những râu đại mạch lướt trên chiếc vỏ cứng và các hạt cỏ ba ngạnh rơi xuống đụng vào nó, lăn xuống… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (1)
Phan Bội Châu
…..
Dẫn Ngôn
…..
Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời naỵ Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị…
Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: “Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ”, nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy.
Sào Nam, 1927
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (16)
Chương sau hết: Bài tóm cách làm việc
…..
Các chứng bịnh đã chữa lành rồi bây giờ mới tính cách làm việc.
Thứ nhất là phải có chủ nghĩa, thứ nhì là phải có chương trình, thứ ba là phải có kế hoạch. Có đủ ba điều đó thời việc mới có thể làm nên.
Bây giờ xin giải thích điều thứ nhất:
Hể phàm làm một việc, tất trước phải có chủ nghĩa. Chủ nghĩa có tốt có xấu, có phải có chẳng. Khi ta bắt đầu sắp sửa làm việc thời ta phải hết sức kén chọn.
Thấy chủ nghĩa gì đã tốt lại phải, thời ta phải giữ chặt chủ nghĩa ấy mà làm; ví như bắn bia phải nhìn các trung tâm bia cho chắc chắn; ví như vượt bể tất phải dòm xét cái mũi châm phương hướng cho kỹ càng. Trung tâm bia đó đã nhìn được chắc chắn bắn mới không sai, châm phương hướng đó xét được rành thời thuyền đi mới không lỗi. Người làm việc mà có chủ nghĩa, đó là vào trường bắn mà xem thấu bia, vặn máy thuyền mà định chắc hướng, Vậy nên người làm việc, trước hết phải kén chọn chủ nghĩa cho vững vàng.
Bây giờ lại giải thích điều thứ nhì: Khi sắp sửa làm việc thời kén chọn chủ nghĩa vẫn cần lắm; nếu đã có chủ nghĩa mà khi bắt tay vào làm mà không có chương trình, thời như người đánh cờ mà không tính suốt cả bàn, vội vàng lụp chụp, thấy nước thời đi, nước sau đem lại nước trước, nước trước đem lại nước sau, thời bàn cờ đó tất nhiên phải thua. Vì vậy, làm một việc gì, tất phải định một cái chương… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (15)
Chương thứ mười bốn: Chữa chứng bệnh “không biết thương nòi giống”
…..
Người ta còn một chứng bệnh rất to, là chứng bệnh “không biết thương nòi giống”. Người ta mắc lấy chứng bệnh đó, chẳng những trái hẵn tính loài người, mà với các giống vật có một điểm trí khôn cũng còn thua kém nữa.
Kể chứng bệnh ác độc thứ nhất, không gì hơn chứng bệnh này: Kìa con ong vẫn có nọc, mà ong ở chung một ổ không bao giờ cắn nhau; cọp vẫn hay ăn thịt, mà cọp ở chung một xứ không bao giờ ăn nhau. Thường xem bầy kiến, nó vẫn là một loài vật rất nhỏ nhen, mà cũng có một điễm tốt rất lạ: nó ở chung nhau một bộng, có hàng trăm hàng ngàn con, một con đi ra thoạt thấy được mồi ăn, thời tức khắc chạy về tin cho anh em mình cả; tha mồi thời khó nhọc chia với nhau, ăn mồi thời ngon ngọt chung với nhau, không bao giờ được mồi mà ăn riêng cả; lại có khi tránh mưa trốn gió, dắt đoàn kéo lũ đi chung, con nhỏ, con lớn, đoàn trước, đoàn sau, dắt nhau đi không khác gì một đội quân lính; chẳng may giữa đường có con nào bị tử thương thời chúng kiến xúm nhau cõng nó về hang, không bao giờ bỏ bạn chết mà đi cả! Thế mới biết thương nòi giống, dầu loài vật cũng có tấm lòng thành, chung một máu mủ thời họa phúc chia nhau, nghĩa đồng tử; đồng sinh vẫn trước sau một mực.
Vật còn như thế, người có lẽ thua nó hay sao? Quái ngán thay! Lạ lùng thay! Đến người nưóc ta thời khác hẵn! Tục… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (14)
Chương thứ mười ba: Chữa chứng bệnh “không biết đường kinh tế”
…..
Nếu có ai hỏi rằng: nước vì sao mà mạnh, dân vì sao mà giàu? Thời tôi xin trả lời rằng: “Nguồn bể phú cường chỉ cốt ở đường kinh tế”. Người ta nghe hai chữ “kinh tế”, chưa hiểu nghĩa ra làm sao, huống gì là đường kinh tế. Xưa truyện Đại học có câu rằng: “Sinh chi giả chúng, thực chi giả quả, vi chi giả tật, dụng chi giả thư”, nghĩa là của sinh nở ra thời nhiều, của ăn tiêu đi thời ít, người làm của thời cần kíp, người dùng của thời dè dặt. Sách Tây cũng có câu: “Những hạng người sinh ra lợi thời nhiều, những hạng người chia mất lợi thời ít”. Góp hai câu nói đó thời cách đường kinh tế, dầu đông tây cũng chẳng khác gì. Nói tóm lại, chỉ có một cách sinh nở thời thường vô cùng, mà tiêu hao thời thường phải hạn, của trời đất sinh ra thời biết đường lợi dụng, của nhân lực làm ra thời biết đường mở mang, có thế mới gọi là “Kinh Tế”.
Người nuớc ta thời thế nào? Việc tiêu dùng thời không biết đường hạn chế, cách làm ăn thời không biết đường cải lương, sự nghiệp dân sinh trong một nước chỉ nhờ cậy về nông, chân lấm tay bồng, kẻ làm khôn hết mực, cày sâu cuốc bẩm, xem làm khéo cùng kỳ. Ngoài mấy đám đồng cạn ruộng sâu, nào khoáng sản, nào sơn lâm, nào công trình nào thủy lợi chẳng biết một tí gì. Người ngoại quốc lấy máy móc đở tay chân tay, mà mình thời không biết đua, của sinh sản ngày không một hào một… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (13)
Chương thứ mười hai: Chữa chứng bệnh “mê tín hủ tục”
…..
Nước ta kể người có 25 triệu, kể đất có 70 vạn ngàn thước vuông tây, nếu làm một nước tự lập chắc không khó gì! Cớ sao mà hèn hạ suy đồỉ Thuở xưa còn làm một nước phụ dung, tới bây giờ lại trụt xuống làm một nước nô lệ. Ôi! Nước ta không phải một nước hay sao? Người nước ta không phải là người hay sao?
Không phải, nước ta vẫn là một nước, người nước ta vẫn là người, nhưng chỉ vì dân không có quyền, nên mỗi bước không tự lập. Dân vì sao mà không có quyền? Thời vì dân không trí; dân không có trí; nên mới mê tín quá nhiều. Bệnh mê tín rất nặng là mê tín quyền vua; vì mê tín quyền vua, nên mê tín quyền quan, mà quyền vua quyền quan lại lợi dụng quyền thần làm xe pháo. Ba quyền đó một ngày một nặng, thời quyền dân không còn một tí gì; quyền dân đã không còn, thời dân dại, dân yếu đuối hư hèn, muôn việc chỉ trông mong vào vua với quan. Vua với quan không làm xong, thời trông mong vào thần; đến thần cũng không làm xong, thời bó tay chịu chết. Mấy ngàn năm trở lại triều đình là bồi bếp của một nhà, nhân dân là ngựa trâu của một họ; mấy mươi triệu đầu đen máu đỏ, còn gì là tư cách người; rặt là mù mà người mù có mắt; rặt là điếc, mà người đếc có tai; rặt là câm; mà người câm có miệng, rặt là què mà người què mà người què có chân tay; cái việc lạ lùng quái gở… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (12)
Chương thứ mười một: Chữa chứng bệnh “không biết hợp quần”
…..
Các chứng bệnh như trên kia là các chứng bệnh cá nhân. Bây giờ lại kể một chúng bệnh như sau này là bệnh chung về đoàn thể. Người ngoại quốc thường khinh bỉ người nước ta, có một câu rằng: “Không có một đoàn thể nào từ ba người trở lên“. Câu nói đó, thoạt mới nghe, tưỡng chừng là quá đáng, nhưng xét cho đến tình hình xã hội nưóc ta, tinh thần người dân nước ta, tan tan, tác tác, rạc rạc, ghét nhau, ngờ nhau, ai lo thân nấy, bảo rằng không đoàn thể từ ba người trở lên, vẫn có thể thật.
Suy cho đến nguyên cớ bởi vì sau đây, thời chỉ vì không biết nghĩa hợp quần mà thôi. Hợp quần là sao? Là hợp cả một bầy lại cho thành một đoàn thể. Ví như tay chơn tai mắt có hợp mới thành được một thân; cột kèo rui mèn có hợp mới thành được một nhà; từ việc nhỏ đến việc to, muốn nên một việc, tất phải có một bầy; muốn nên một bầy, tất phải có cách hợp.
Thuở xưa giao thông chật hẹp, núi bể chia lìa, mưa gió riêng trời mình, bờ cỏi riêng đất mình, người mình đua đuổi với người mình, dầu kém dầu hơn, dầu thua dầu được, cũng chẳng qua là nhà mình mình ở, của mình mình ăn, nếu không biết hợp quần cũng chưa lấy gì làm tai hại lắm. Thử xem đời bây giờ có thể được ư? Bể Đông Tây chung nhau làm một vũng câu; châu Âu Á chung nhau làm một rừng bắn, người đem cả trăm chân nghìn tay, trăm khôn… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (11)
Chương thứ mười: Chữa chứng bệnh “ái quốc giả”
…..
Chứng bệnh hay giả dối là chúng bệnh chung của người nước ta, mà ở trong chứng bệnh đó lại có một chứng đặc biệt là ái quốc giả.
Gần mấy năm nay, cuộc Âu chiến cũ vừa xong, mà cuộc “thế giới đại chiến” mới đã toan gây núi, chủ nghĩa quốc gia bành trướng cực điểm, người nước ta bây giờ, ngoài thời bị làn sóng thế giới xô đẩy, ngủ không thể nào yên trong thòi bị dây sắt cường quyền trói đau, mà sống không thể nào khõẹ Lúc bấy giờ những bạn thiếu niên với phường học mới, cho đến những người ngủ say quá độ mớI đánh thót ở trong giấc chiêm bao; thấy con em mà đau đớn cho kiếp ngựa thân trâu, trông non sông mà ngậm ngùi những ngày mưa sầu gió thảm.
Tiếng hai chữ “Ái quốc” mới văng vẳng ở bên tai người ta, hồn ái quốc tuy còn dở tỉnh dở say, mà bóng ái quốc đã nửa mờ nửa tỏ, nào là đám truy điệu, nào là tiệc hoan nghinh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống dục, nam bắc hát hò, xem ở trong một đám rần rần rực rực, cũng đã có mấy phần người biết quyền nước mất. Biết quyền nước mất thời tính mạng không còn, hồn nước có về thời giang sơn mới sống. Ngòi bút ái quốc cũng đã có một đôi kẻ múa men, trên tờ giấy nhật trình cũng đã tô vẻ một vài câu thương nòi thương nước.
Nếu những tấm lòng ái quốc đó thật thà chắc chắn, thời giống Tiên Rồng, giống Hồng Lạc chẳng… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (10)
Chương thứ chín: Chữa Chứng Bệnh Đua Đuổi Hư Danh
…..
Còn một chúng bệnh nữa là chứng bệnh người ta hay đua đuổi theo cái hư danh vô vi..
Muốn chữa cái chứng bệnh đó thời trước phải giải quyết một số vấn đề như sau này: Lòng tham người ta chỉ có hai hạng: một là lợi, hai là danh.
Danh nên tham hay không? Bảo rằng không nên tham thời từ xưa đến nay không người thánh hiền hào kiệt nào mà không thành danh cả. Sách truyện có câu: “Đạo đức giả tất tất đắc kỳ danh”, nghĩa là những người đạo đức lớn, nhứt định được cái danh dự. Thế thời danh có phải không nên tham đâu! Bảo rằng nên tham ư? Thời từ xưa đến nay, những người phấn sức hư danh, kết quả hữu danh nhi vô thực, chẳng những không lợi ích gì cho xã hội, mà cũng không thêm được giá trị cho mình ta. Thế thời danh có gì đáng tham. Nói cho đúng lẽ, danh vẫn đáng tham, mà cũng không đáng tham. Cớ sao thế? Bởi vì danh có nhỏ, có lón, danh có gần có xa, danh nhỏ và gần, như lữa lốm đốm đầu hôm, tiếng ve ve khi mùa hạ, vẫn cũng lập lòe chòe choẹt ở trong một lúc, nhưng chẳng bao lâu thời tắt ngay; danh lớn và xa thời như sấm mùa xuân, nhu bóng thái dương mùa hạ, vang một tiếng mà lừng lẫy cả năm châu, dọi môt tia mà chói chang khắp bốn bể. Người ta thử cân nhắc hai đường danh đó thời danh gì đáng tham, danh gì không đáng tham. Không cần phải nói nữa.
Bây giờ tôi chỉ bệnh người nước tạ Tục… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (9)
Chương thứ tám: Chữa Chứng Bệnh “Tham Lợi Riêng”
…..
Lại có chứng bệnh nữa là chứng bệnh “Tham lợi riêng”.
Chứng bệnh ấy, người các nước tuy có ít nhiều, nhưng người nước ta tất cả 25 triệu người, ai nấy cũng trúng bệnh ấy đó. Tục ngữ có câu “cơm ai đầy nồi ấy”, lại có câu “Thử thân bất độ, độ hà thân”, lại có câu rằng ” con vua, con dấu, con chậu chậu yêu”. Đọc bấy nhiêu lời thời biết rằng: trong ruột người nước ta, viết dọc viết ngang, vạch xuôi vạch ngược, chỉ một chử “tham” mà ở trong chử “tham” chỉ có vài nét “Lợi riêng” là vừa hết bút mực. Xưa cụ Uy Viễn có câu rằng:
“Tiền tài hai chủ son khuyên ngược,”
“Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi”
Mười bốn chữ đó, thật là vẽ đúng tâm tính người nước ta. Than ôi! cái lòng tham dục mà muốn cho như ý, mới nảy ra kế mưu, vì kế mưu mà muốn cho thành công, mới nảy ra sự nghiệp. Tục ngữ có câu: “muốn ăn hoét phải đào trùn”, nhất thiết việc đời đều ở lòng tham dục, bảo cấm tham tuyệt dục không có lẽ thiệt! Ôi! Các anh em! Các chị em! Tôi vẫn không cho các ngài biết tham biết dục. Thà không tham, nếu tham thời tham cho lớn; thà không dục, nếu dục thời dục cho hào. Xưa ông Đế Nghêu muốn thiên hạ làm của chung mà bỏ ngôi vua của mình, vì vậy nước Trung Hoa bây giờ xưng ông Nghêu là đại thánh. Ông Hoa Thịnh Đốn muốn nước Hoa Kỳ thành một nước dân chủ, mà bỏ ngôi phú quý của mình, vì vậy nước Hoa… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (8)
Chương thứ bảy: Chữa chứng bệnh nhút nhát
…..
Bệnh giả dối đã chữa lành rồi, nhưng còn có một chứng bệnh nữa là thói nhút nhát. Chứng bệnh đó chữa không lành thời người mạnh hóa người hèn, người khôn hóa người dại, trăm việc gì ưu thắng nhượng cho người mà mình cam chịu về đường liệt bại; biết việc nên nói mà tiếng không dám hở môi, biết đường nên đi mà một bước không dám ra khỏi cửa, miệng hùm gan sứa, thiệt là những bọn anh hùng hào kiệt của nước ta, mà huống chi những kẻ thôn quê hèn hạ đó còn mong gì với chúng nó bàn việc to lớn được?
Xưa ông Hải quân đại tướng nước Anh là Nốt Nhỉ Tốn có nói: “Trong pho tự điển của người giỏi không bao giờ viết chữ khó.” Người anh hùng nước Pháp là ông Nã Phá Luân có nói: “Kìa chữ khó đó chỉ thấy trong pho tự điển của người ngu mà thôi”. Tục ngữ ta cũng có câu: “Có gan thời chọi với trời”, lại có câu hát: “Đố ai lượm đá quăng trời, đan gàu tát bể, mới người khôn ngoan”. Xem mấy câu nói đó thời thiên hạ có việc gì khó đâu? Mà thế thật. Ta có gan xuống vực thời thuồng luồng phải sợ ta; ta có gan vào rừng thời hùm beo phải kiêng ta.
Hùm beo với thuồng luồng chỉ bắt nạt được những người nhát gan mà thôị Bây giờ người ta chưa thấy bóng thuồng luồng mà đã rởn ốc, chưa nghe tiếng hùm beo mà đã rùng mình!
Ôi! nước ta là một nước thỏ hay sao? Rụt rụt rè rè, sợ đầu sợ đít, còn có gì là tư… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (7)
Chương thứ sáu: Chữa bệnh “giả dối”
…..
Bởi vì có tính ỷ lại mới nảy ra các chứng bệnh nữa: một chứng là hay giả dối. Xưa Đức Khổng Tử có câu: “Dân vô tín bất lập” nghĩa là người không có thành tín thời không có thể nào đứng nổị Sách Tây có câu: “Tin thực là một cục vàng vô giá”, nghĩa là người ở đời không có gì quí trọng hơn tin thực. Quái gở cho người nước ta thời lại đua nhau giả dối!
Tục ngữ có câu “Trăm voi không được bát nước xáo” lại có câu “Mười thóc không được một gạo”. Xem đó mới biết tính chất người nước ta, chứng bệnh giả dối là một chứng rất nặng: Sĩ hay giả dối thời tìm tòi đạo lý, không cậy óc mình mà cậy tai; nông hay giả dối thời cày cấy ruộng trưa, không cậy mình mà cậy đất; công hay giả dối thời phấn sức lừa đời mà không cầu thực dụng; thương hay giả dối thời đua nhau bợm vặt mà mất cả lợi to. Thậm chí mướn đạo đức làm lối cầu danh mà chá vàng ở ngoài mặt; mướn nhân nghĩa làm mồi câu lợi mà xức mật ở đầu môi.
Chẳng những ngoài đối với xả hội, trên đối với quốc gia, gốc cây trăm năm đã bị con mọt giả dối kia đục đổ, bức thành muôn dặm đã bị con mọt giả dối kia xoi tan, mà lại trong đối với một nhà, dưới đối với một mình cũng mắc con ma bệnh giả dối đó đục thấu cao hoang, khoét vào cốt tủy. Tay dối lòng, miệng dối dạ, ăn bánh vẻ mà toan đầy bụng, mặc áo giấy mà đi với… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (6)
Chương thứ năm: Chữa chứng bệnh “tính ỷ lại”
…..
Bệnh người nước ta, kể có 10 chứng, tôi đã nói như bài trên kia mà thăm xét cho ra chúng gì nặng thứ nhất thời có một chứng gọi rằng “ỷ lại tính”.
Ỷ lại tính như thế nào? Tục ngữ có câu rằng “Tháp đổ có Ngô xây, việc gì vợ góa lo ngày lo đêm”. Xem như câu ấy thực đáng nực cười! Tháp đó là tháp của ta, ta không xây được hay saỏ Nghễnh đầu nghểnh cổ trông ngóng vào Ngô, nếu Ngô không xây thời vạn tuế thiên thu chắc không bao giờ có tháp. Kìa người vợ góa thấy tháp đổ mà lo ngày, lo đêm, vẫn là một người có tâm huyết, mà lại bị những món bàng quan kia mỉa mai chê trách, thế thời những người đứng xung quanh tháp đó, tháp đổ mặc tháp, khoanh tay đứng dòm, chém cha món này, nghiễm nhiên là một đống bồ nhìn rồi hẳn? Hỏi vì can cớ làm sao?
Thời chỉ ỷ lại mà thôi. Câu tục ngữ ấy thiệt vẽ đúng tâm tính của người nước ta. Hai muơi triệu người, ai nấy cũng mắt cũng tai, cũng tay chân mày mặt, nếu ai cũng lo gánh vác một phần trách nhiệm của mình thời có gánh gì không cất nổi?
Nhưng tội tình thay! Anh nào chị nào trong óc cũng chất đầy một khối ỷ lại: anh Cột trông mong vào chú Kèo, cô Hường trông mong vào thiếm Lục, lại chắc chắn có anh Cột cô Hường rồi. Rày lần mai lửa, tháng đợi năm chờ, kết cục không một người làm mà cũng không một người phụ trách nhiệm. Thế thời 25 triệu người, kỳ… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (5)
Chương thứ tư: Bài thuốc tự lập có những vị gì?
…..
Muốn cho quốc dân hay tự lập, trước hết phải biết tệ bệnh của quốc dân ta những điều gì. Có biết tệ bệnh quốc dân ta vậy sau chứng nào thuốc ấy mới bày ra phương tự lập được. Bây giờ tôi xin kể những tệ bệnh của quốc dân:
1. Tính ỷ lại
2. Lòng giả dối
3. Thói nhút nhát.
4. Tham lợi riêng.
5. Đua những việc hư danh vô vị
6. Không lòng thực yêu nước.
7. Không biết nghĩa hiệp quần.
8. Mê tín những tục hủ cổ.
9. Không biết đường kinh tế.
10. Không thương nòi giống.
Những bệnh đó muốn chữa cho lành, phải theo bệnh nguyênmà trị cho đến gốc. tôi xin kê bài thuốc như sau này:
1. Khí tự cường: nặng vô số ki-lô-gờ-ram (kg)
2. Lòng thành thực: mười phần già.
3. Gan quả quyết: hai lá thực lớn
4. Lòng công ích: một tấm rất dày
5. Vai thực nghiệp: một gánh càng nặng càng hay
6. Bụng nhiệt thành: mười phân luyện chín.
7. Giãi đồng tâm: một dây càng kiên thực càng tốt.
8. Trí thúc mới: 100 phân, trộn vào “hoa tự do” không kỳ nhiều ít.
9. Nội hóa: một vạn thức: kiêng ngoại hóa
10. Giống thân ái: hằng hà sa số, hột nào càng chắc càng hay
Hiệp cả bài như trên kia, tổng cộng 10 vị, bài thuốc đó là hiệp cả Đông Tây lại một lò, hòa cả tân, cựu làm một tể, dùng làm thuốc tự lập, chắc là không bài nào hơn. Anh em ta muốn biết cái ý dụng được, tôi xin kể vị thuốc nào chứng ấy như sau:
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (4)
Chương thứ ba: Quốc dân nên tự lập
…..
Ô hô gia nô! Ô hô gia nô! Tủi thân vai ngựa lưng lừa, một kiếp gia nô biết bao giờ là thôi? Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời bây giờ. Tôi xin trả lời rằng: “Gia nô nay đã biết thân, thời lo gánh chức quốc dân mới là”. Gia nô là thằng ở của một nhà, Quốc dân là ông chủ của một nuớc, một bên thì ty tiện rất mực, một bên thì cao quý rất mực, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được thời chắc cũng muốn lấy phần cao quý mà bỏ phần ty tiện. Ham cao quý mà chê ty tiện là gốc tự tấm lòng lương tri của chúng tạ Người xưa có câu rằng: “Vương giã dĩ dân vi thiên”, nghĩa là dầu ông vua cũng phải xem dân bằng trờị Vậy thời không gì cao quý hơn dân hẳn. Nhưng với cái chúc Quốc dân đó, chúng ta đã ngu hèn dại dột, bị ai cướp bóc những tự bao giờ, nay muốn khôi phục lại cái chức quốc dân, chúng ta phải gấp lo thế nào mới được. Chức Quốc dân đó ta muốn khôi phục lại, có lẽ xin xõ với ai mà được rủ Xin với trời, thời trời vẫn cho ta tự bao giờ, không cần xin nữạ Sách Tây có câu: mình hãy tự giúp lấy mình, thời trời giúp cho (aide-toi, le ciel t’aidera). Sách Đông Phương có câu:”Dân ta muốn điều gì, trời vẫn nghe theo điều ấy”. Nếu đạo lý ấy mà thật, không cần gì xin ở trời.
Hay là xin ở người mà được rủ Lòng beo dạ thú, mắt ó miệng hùm, người thế… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (3)
Chương thứ hai: Quốc dân với gia nô
…..
Đau đớn thay! Thảm hại thay! Địa vị mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được chịu cái ơn giáo dục cho làm quốc dân; thân phận mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được hưỡng cái quyền lợi quốc dân.
Tục ngữ có câu: “Dân như trùn như dế” lại có câu thường nói: “Dân như gỗ tròn”, điều đó suốt xưa nay, khắp Đông Tây không một dân nước nào như dân nước ta cã. Vì sao? Hay là trời cách chức quốc dân của nước mình rồi chăng? Hay là người nước mình không đang nổi cái chức quốc dân chăng? Hai lẽ tất có một. Đạo trời rất công, lòng trời rất nhân ái, người nước nào cũng là con trời cả, trời vẫn xem làm bình đẵng, trời có thương riêng gì dân nước Pháp, nước Anh, nước Mỹ, nước Nhật Bản? Có ghét riêng gì nước ta? Cái chức Quốc dân này, có lẽ nào trời cho ở họ mà cướp mất ở ta? Vậy thời cái chức làm Quốc dân vẫn là trời thưởng cho ta đó, nhưng tội tình thay! Trời vẫn ban cho ta mà ta không biết vâng chịu!
Xem lịch sử nước ta từ xưa đến nay hơn ba nghìn năm chỉ có gia nô mà không quốc dân thật. Quyền vua quá nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ quyền quan lại hứng đở quyền vua mà tầng tầng áp chế, từ cửu phẩm kể lên đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng đến dân là vô phẩm, thân giá lại còn gì. Thằng này là con ngựa, thằng nọ là con trâu, buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi,… Continue reading
MƯỜI THANG THUỐC CHỮA BỆNH CHO DÂN TỘC VIỆT (2)
Chương thứ nhất: Nghĩa hai chữ “quốc dân”
…..
Xưa nay người ta thường hay nói đến nước thì trước hết kể vua, thứ nửa quan, còn dân không bao giờ kể đến. Nhưng đời bây giờ thì khác thế! Bên Âu, bên Mỹ cho đến Nhật Bổn, Trung Hoa ở Á Đông, họ không nói đến nước thì thôi, thoạt nói đến nước thì tức khắc nói đến dân, tai nghe chữ Quốc dân, mắt thấy chữ Quốc dân, miệng đọc chữ Quốc dân. Quốc dân! Quốc dân! Hai chữ đó như hình cha cha mẹ mẹ, không bao giờ quên.
Gần mấy năm đây, làn sóng Âu Mỹ tràn vào nước ta, mà người bảo hộ ta lại là người nước dân chủ, người ta trông có dân chủ mà hai chữ quốc dân mới phãng phất trong óc mình, nhưng miệng đọc hai chữ Quốc dân mà hỏi nghĩa chữ Quốc dân là sao chắc không ai trả lời đươ.c.
Chữ “Quốc” vì sao liền chữ “Dân”, chữ “Dân” vì sao dính chữ “Quốc”. Muốn trả lời câu hỏi đó, tất phải theo lịch sử. Sử nước ta đến đời Đường Nghêu mới có hai chữ “Việt thường”, đời nhà Hán mới có hai chữ “Giao chỉ”, đời nhà Đường mới có hai chữ “Yên Nam”. Vậy từ đời nhà Đường Nghêu về trước, đã có gì nên nước đâu, núi rậm rừng hoang, đồng không mông hoạnh, bốn mặt chim kêu vượn hót, một vùng nước bạc đất vàng, xó này năm ba chú mọi, góc nọ sáu bảy anh Lào, kể bộ lạc cũng chưa nên gì, huống gì là nước? Vì ai gây dựng, vì ai mở mang, ai dọn đường, ai trổ lối ai xẻ núi, ai đốt rừng, bỗng chốc núi… Continue reading
QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở ĐÔNG Á
Định lượng vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế là một công việc phức tạp. Kết quả tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, và các nguyên nhân này lại tương tác với nhau, và trong nhiều trường hợp lại do tăng trưởng kinh tế tạo nên.
Bài viết này tóm tắt nghiên cứu định lượng của Permani (2009) về vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế – khảo sát ở khu vực Đông Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục là điều kiện cần thiết giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển nhưng không phải là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế. Chính sách giáo dục cần xem xét các khía cạnh phi tài chính như bảo tồn văn hóa và liên kết xã hội. Tác động của giáo dục là trong dài hạn chứ không phải là nhất thời hay trong hiện tại đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Risti Permani, tác giả của bài nghiên cứu, là học giả nghiên cứu tại the School of Economics, University of Adelaide, Australia. Tựa đề bài nghiên cứu gốc là The Role of Education in Economic Growth in East Asia: a survey đăng trên Asian-Pacific Economic Literature , pages 1-20, 2009.
Xuyên suốt quá trình phát triển của xã hội loài người – qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, giáo dục luôn được các nhà quản lý xã hội quan tâm vì đối với họ giáo dục phát triển sẽ giúp tạo ra “hưng thịnh quốc gia” và sự phát triển cho cả xã hội. Do đó, giáo dục luôn… Continue reading
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ VÀ GIÁ TRỊ VỚI VIỆT NAM
S.T.
Nho Học đề cao vai trò của văn hoá giáo dục, coi giáo dục học vấn là con đường quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển và làm nên bản sắc con người. Mặc dù những quan điểm của Khổng Tử về mục đích, chủ trương, nội dung, phương pháp được Ông đưa ra cách đây 25 thế kỷ nhưng hiện nay nó vẫn mang ý nghĩa thời sự.
Hiện nay, khi cánh cửa của nền kinh tế Tri Thức đang mở ra, hướng nhân loại vào kỷ nguyên khoa học và công nghệ, khi mà việc học tập thường xuyên, suốt đời trở thành hiện thực, việc nghiên cứu những quan điểm giáo dục của Khổng Tử là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn đối với Việt Nam.
1. Sơ lược về cuộc đời của Khổng Tử:
Khổng Tử (551-479TCN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, ông là nhà triết học, nhà chính trị và là nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc cổ đại. Tổ tiên Khổng Tử là người nước Tống dời sang nước Lỗ. Ông được sinh ra ở nước Lỗ – nơi bảo tồn nhiều di sản văn hoá nhà Chu.
Khổng Tử được 3 tuổi thì bố mất. Là người thông minh, lớn lên trong thời loạn lạc, các nước chư hầu luôn gây họa binh đao, tranh giành quyền bính, chiến tranh liên miên hàng thế kỷ khiến trăm họ lầm than, điêu đứng, Khổng Tử ôm mộng kinh bang, tế thế, lập trí giúp nước, cứu đời, thực thi những hoài bão của mình. Song tới năm 35 tuổi, Khổng Tử không được vua các nước chư hầu tin dùng nên bèn… Continue reading
NGÔI ĐỀN THỜ THẦY GIÁO CỔ NHẤT VIỆT NAM
Trần Vân Hạc
Ngôi Đền Thờ Thầy Giáo Cổ Nhất Việt Nam
Đó là một ngôi miếu cổ trên một quả đồi nhỏ thuộc thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) nằm trong địa phận của Kinh đô Văn Lang xưa, nơi tương truyền thờ hai vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, đời Hùng Vương thứ 18, dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Cho đến nay, qua những chứng tích còn lại, đấy là ngôi đền thờ thầy cô giáo, tôn vinh sự học cổ nhất ở Việt Nam. Thiên Cổ Miếu nằm trong một quần thể di tích: Đình Hương Lan, Lăng mộ ba đô sĩ thời Hùng Duệ Vương và đền Thiên Cổ, đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử.
Xưa để bảo vệ ngôi đền khỏi sự tàn phá của các thế lực xâm lược ngoại bang đã ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, tìm mọi cách khiến người Việt quên đi truyền thống, gốc tích và bản sắc văn hoá dân tộc và một thời ấu trĩ, nhân dân gọi chệch đi là Miếu Hai Cô. Ngôi miếu cổ nằm hiền hòa dưới bóng hai cây táu cổ thụ, gốc to bốn, năm người ôm không xuể, có tuổi hàng ngàn năm. Điều thú vị là một cây cho hoa mầu vàng, một cây cho hoa mầu bạc. Hè năm 1978, Ban lãnh đạo hợp tác xã Động Lực quyết định cho chặt hai cây táu làm củi nung gạch. Biết hung tin, các cụ già của thôn Hương Lan đồng lòng kéo nhau ra miếu. Cụ Nguyễn Hữu Bồng (bố đẻ của ông Nguyễn Hữu Yết, thủ từ hiện… Continue reading
THẦY TRÒ ĐỜI HÙNG VƯƠNG DẠY HỌC BẰNG CHỮ GÌ ?
Đinh Anh Tuấn
Trước Tết Mậu Tý, thầy giáo đã nghỉ hưu Đỗ Văn Xuyền bước đầu công bố công trình “giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam, gây được sự chú ý của giới khoa học.
Thầy giáo Đỗ Văn Xuyền nói về các ký tự cổ
Từ câu chuyện về Thiên Cổ miếu…
Gần ba mươi năm dạy học, thầy giáo Xuyền luôn gắn bó với vùng đất thiêng được bồi đắp bởi phù sa của cả ba con sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Nhưng ông không phải người gốc ở đây, chỉ là chàng rể của cố đô xưa nhất nước Việt.
Đầu đường vào làng Hương Lan có ngôi miếu nhỏ. Trước cửa miếu sừng sững hai cây táu đại thụ hơn ngàn tuổi, gốc năm sáu vòng tay người ôm không xuể. Thầy giáo Xuyền nghe ông từ kể: “Miếu đây có tên Thiên Cổ, thờ hai vợ chồng thầy giáo thời Hùng Vương, dạy học ở làng này”.
Ngọc phả của miếu ghi rõ: Thiên Cổ miếu thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, ông quê Hải Dương, bà quê Bắc Ninh, đến kinh đô Văn Lang mở trường dạy học thời Hùng Vương thứ 18.
Thầy giáo Lang tài đức vẹn toàn, đông người làng và quanh vùng theo học, danh tiếng vang xa. Vua Hùng nghe tin, gửi hai con gái đến thụ giáo, đấy là công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa.
Về sau cả ông và bà cùng mất một ngày, ngôi miếu nhỏ chính là nơi song táng hai vợ chồng thầy giáo của làng…
Thiên Cổ miếu
Câu chuyện về thầy giáo Vũ Thê Lang thời Hùng Vương, chứng tích còn đó những ngôi miếu… Continue reading
ĐỊA VỊ TRIẾT TRONG GIÁO DỤC
THƯ HƯƠNG
ĐỊA VỊ TRIẾT TRONG GIÁO DỤC
.
Đây là vấn đề đã được bàn cãi rất nhiều không những ở nước ta mà khắp trên thế giới: có nên giữ triết lại trong chương trình trung học chăng? Đại loại thì kẻ thưa có, người thưa không, và chương trình được duy trì lưng chừng giữa có và không nên chẳng đi tới đâu hết. Lý do chính là tại triết đã chẳng ra cái chi nên nhiều người chủ trương thải bỏ triết khỏi chương trình trung học là có lý: có lý với cái triết học hiện đang được dạy khắp nơi. Linh mục Morfaux có viết trong một số báo Etudes nào đó có câu sau: “hiểm họa của những lớp khoa học, toán học là đào tạo ra những nhà chuyên môn thuần tuý thiếu tình người, còn hiểm họa triết là biến thành một môn dạy những sáo ngữ rỗng tuếch và biến học sinh trở thành những tên tán dóc tàn tật tri thức”. Câu nhận xét trên thực là xác đáng bởi vì chính những triết gia gọi là lớn đã chưa thành đạt, thế mà ở trung học lại bàn về tất cả mọi ông lớn cũng như tất cả mọi ông bé thì các triết học đó chỉ còn là một sự học vấn về ý kiến của các triết học gia: biết được thì kiến thức rộng mà không biết thì hẹp hơn chút nhưng chẳng hề hấn chi hết, vì kiến thức rộng như biển khơi người chèo ra được một vạn thước có rộng hơn chèo ra được năm, sáu ngàn thước, nhưng cả hai là cái thá chi đối với đại dương… Vì thế đề nghị bãi bỏ triết ở trung học có lý… Continue reading