Khảo Cổ

Ai Là Tổ Của Dân Việt?

Lĩnh Nam ẩn sĩ

Hai câu thơ ngắn dưới đây đã ghi sâu vào lòng dân tộc :
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
”.
…..
Nếu bạn muốn hiểu nguồn gốc dân tộc Việt, điều kiện tiên quyết bắt buộc là phải hiểu nguồn gốc dân tại vùng Thái Bình Dương cùng những biến chuyển thay đổi về khí hậu, địa lý tại vùng nầy. Ðây là phần chuyển nhập trước khi vào truyền thuyết họ Hồng Bàng. Nếu không hiểu phần chuyển nhập nầy, thì khó mà thông hiểu truyền thuyết họ Hồng Bàng.

Phần chuyển nhập nầy cho chúng ta hiểu sự di chuyển của người Ðông-Nam-Á trong đó bao gồm tiền nhân người Việt vào thời trước khi hình thành dân tộc, đã từ vùng đất liền Ðông-Nam-Á đi qua Phi-Luật-Tân và xuống tận Úc Châu, đồng thời đi lên tận phía Bắc Trung Hoa đến Nhật Bản. Những điều ghi trên đã được tôi trình bày và chứng minh trong một số bài viết, qua khảo cổ như chứng minh xương súc vật của vùng Ðông-Nam-Á đã lên đến tận phía Bắc Trung Hoa mà các nhà khảo cổ đã tìm được chung với các loại sọ người Công Vọng Linh 公望玲( Kung-wang-ling ) nằm không xa người Lam Ðiền 藍田人(Lantian man) ở tỉnh Thiểm Tây và người Bắc Kinh (Peking man) ở tỉnh Hà Bắc của Trung Hoa.


Khảo Cổ Học: Nghề Của Những Người “Bới Đất” Để Viết Sử

Nguồn Gốc Của Danh Xưng VIỆT trong các nền văn hóa cổ

Lang Linh


会矢

 “Phương Việt hội thi”, có thể hiểu là “Liên minh quốc gia Việt” 

Chữ Việt trên Giáp Cốt văn nhà Thương ( 1556 – 1122 B.C)

Bình gốm có khắc chữ của văn hóa Lương Chử ( 3300 – 2300 B.C )

Vua Hùng của Người Việt Có Phải Vua Nước Sở không?

Lang Linh

Lịch sử Trung Quốc đã xác nhận nguồn gốc của nước Sở là quý tộc nhà Chu, là người Hoa Hạ, Hùng Dịch được phong cho đất Hồ Bắc, được họ gọi là “Sở Man”. Các tên có chứa chữ Hùng của vua nước Sở: Chúc Hùng, Hùng Lệ, Hùng Cuồng, Hùng Dịch, từ chi tiết “lấy họ Mị”, đã cho thấy, đây là các tên của các vị vua nước Sở, không phải là họ Hùng, mà họ chính xác là họ Mị.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được nguồn gốc của nước Sở là vùng đất được nhà Chu phân phong cho các quý tộc của triều đại mình, đây là vùng đất mà nhà Thương đã chiếm được của tộc Việt. Các tên gọi của các vị vua nước Sở cũng cho thấy đây đơn thuần là tên, không phải các vị vua này có họ là Hùng, vì vậy sự suy diễn cho rằng vua nước Sở là vua Hùng là hoàn toàn không chính xác.

—————————————————————————————————————

Các tộc người tại Indonesia có phải người Việt cổ không ?

Lang Linh

Trong những năm gần đây, báo chí và các trang thông tin Việt Nam thường xuyên đăng tải và tuyên bố rằng họ đã tìm thấy người Việt cổ tại Indonesia, các bài báo được đăng trên các trang mạng thường cho rằng các tộc người Indonesia như người Minangkabau, người Dayak, người Toraja, người Batak Toba là những “tộc người Việt cổ” [1], nếu thử tìm bằng các từ khóa liên quan tới người Việt cổ, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những thông tin về hậu duệ người Việt cổ tại Indonesia, với tần suất xuất hiện rất dày. Điều này cho thấy quan điểm cho rằng các tộc người này là người Việt có độ phổ biến rất cao, được nhiều người Việt biết tới, gây ra những ngộ nhận không nhỏ về nguồn gốc dân tộc.

Cơ sở tiếp cận và nghiên cứu về thời kỳ Hồng Bàng

Lang Linh

Kỷ Hồng Bàng là một trong những giai đoạn gây tranh cãi nhất trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều yếu tố, nên kỷ Hồng Bàng không được nhiều người Việt chấp nhận về cơ sở thực tế, các quan điểm này thường dựa trên một số lập luận cơ bản, như vấn đề thời điểm xuất hiện của truyện họ Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam chích quái, hay những yếu tố mang tính thần thoại không có thực trong truyện, từ đó họ cho rằng họ Hồng Bàng không tồn tại trong hiện thực lịch sử. Bên cạnh đó, cũng có một số học giả và nhà nghiên cứu Việt Nam như tác giả Tô Như [1], học giả người Mỹ như Liam Kelley [2] đã viết một số bài viết cho rằng truyền thuyết họ Hồng Bàng là truyền thuyết được kiến tạo vào thời trung đại. Điều đầu tiên khi tiếp cận và nghiên cứu về truyện họ Hồng Bàng, thì chúng ta cần có một thái độ trân trọng,….

Điều thứ hai, đó là chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu về truyện họ Hồng Bàng dựa trên các nghiên cứu khoa học, để thử xác định xem truyện họ Hồng Bàng có mâu thuẫn với khoa học hay không. Quá trình này cần bắt đầu từ việc đi tìm hiểu, xác định về nguồn gốc dân tộc, biết dân tộc mình từ đâu tới, tiến trình phát triển như thế nào, cũng như xác định không gian của truyện họ Hồng Bàng, so sánh, đối chiếu các chi tiết trong truyện với các nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy được những cơ sở về thực tế của truyện họ Hồng Bàng.

Cuốn Sách Giải Mã Nguồn Gốc Người Việt

Nước Trung Hoa Là Của Dân Tộc Việt – Phần 3

Lê văn Ẩn

Tôi làm bức hình trên là để nói lên họ Hồng Bàng có hai vật tổ : Rồng và Chim. Họ Hồng Bàng là tổ tiên khai sinh dân tộc Việt. Hình trên nhắc nhở đến nước Cổ Việt (bao gồm Trung Hoa và miền bắc Việt Nam). Kế tiếp là cây gươm của Việt Vương Câu Tiển, đã một thời xưng Bá trên đất nước Trung Hoa.

Sở dĩ tôi chọn bài hát dưới đây là vì có hai câu : “…tựa vào lòng nhau, hỡi những trái tim gọi Việt Nam, tựa vào lòng nhau hỡi những trái tim cùng giòng máu”, và tác giả Trầm Tử Thiêng chỉ xin chúng ta một điều : “Xin hãy hát vang lời Việt Namđể nhắc nhở bạn cùng tôi hãy quay về với dân tộc, với cha ông ngày trước

Để làm bằng chứng, tôi xin đưa bộ sử lớn nhất do Cộng Sản Việt Nam viết in ra mang tên Lịch Sử Việt Nam 15 tập, để cho bạn thấy khi đọc bộ sử đó bạn biết gì về tổ tiên của dân tộc Việt.

Nước Trung Hoa Là Của Dân Tộc Việt – Phần 2

Lê văn Ẩn

Trước khi vào bài, xin bạn nghe bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, để lấy lại hào khí của dân tộc. Thưa bạn, tổ tiên của chúng ta là họ Hồng Bàng là giống dân phương nam, xuất hiện tại vùng phía nam của Á châu. Sở dĩ tôi chọn bài hát nầy là vì có câu viết trong bài : “Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người, làm người huy hoàng phải chọn làm người dân nam…”. Thưa bạn, đã đến lúc chúng ta nhìn thẳng vào sử gia Trung Hoa và nói

CÁC VUA HÙNG DỰNG NƯỚC VĂN LANG – CUNG ĐÌNH THANH

Đã từ lâu, tôi có ý định viết về đề tài “Các Vua Hùng dựng nước”. Nhưng mỗi lần cầm bút lại một lần gác bút dù đã trải qua nhiều ngày đêm đắn đo, suy nghĩ: Huyền thoại Lạc Long Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, tuy có nhiều tình tiết huyền bí, hư ảo, có vẻ phi khoa học, nhưng nó long lánh, phiêu bồng như mang nhiều ký gửi của tổ tiên về cội nguồn dân tộc

Nước Trung Hoa Là của Dân Tộc Việt

Lê văn Ẩn

….. Trước khi bắt đầu xin bạn nghe bản nhạc “Hào khí Việt Nam” để nhớ lại khí hùng của cha ông ngày trước

Sử Việt và Nguồn gốc dân tộc Việt

Lê Văn ẩn

Trước khi bắt đầu bài viết xin các bạn nghe bài hát “Con Rồng Cháu Tiên” nói một phần về nguồn gốc dân tộc Việt

Ngôn ngữ con người bắt nguồn từ khỉ ?

Ngôn ngữ con người bắt nguồn từ khỉ ?

Trọng Thành
Ngôn ngữ con người bắt nguồn từ khỉ ?

Ảnh : Max Pixel

Các nhà khoa học Pháp vừa lật ngược một tín điều tồn tại từ rất lâu trong giới nghiên cứu về ngôn ngữ, cho rằng sở dĩ loài người biết nói một phần là nhờ « thanh quản tụt xuống vị trí thấp », trong quá trình tiến hóa. Thực nghiệm cho thấy, khỉ đầu chó vẫn có khả năng phát ra các âm thanh gần giống tiếng người, cho dù thanh quản nằm ở cao. Dù còn xa mới sánh được với khả năng bắt chước tiếng người của vẹt, rất có thể, chính « ngôn ngữ » của loài linh trưởng này giống với thứ tiếng nói của tổ tiên xa xôi của loài người. Nếu khỉ mà biết nói, nhiều đệ tử của nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky chắc phải giật mình xem lại sách thầy….Tạp chí Thế Giới Đó Đây của RFI xin giới thiệu.

Các nhà khoa học của Trung Tâm Khoa Học Quốc Gia Pháp (CNRS), ở Rousset-sur-Arc, gần Aix-en-Provence, đã tiến hành một nghiên cứu tỉ mỉ với 15 cá thể khỉ đầu chó Guinée. Các nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, ngày 11/01//2017, chỉ ra là các con khỉ đầu chó làm được nhiều thứ hơn là chỉ phát ra những tiếng kêu, giống như nhiều loài linh trưởng khác. Khỉ đầu chó biết phát rõ ràng « năm đoạn âm thanh giống như năm nguyên âm », tương đương với các nguyên âm trong ngôn ngữ con người : a, è, i, o và u ».

Các nguyên âm là những thành tố cơ bản của hệ thống ngữ âm. Phát ra được các nguyên âm, điều đó… Continue reading

Khám phá bất ngờ về loài người tiền sử mới

Khám phá bất ngờ về loài người tiền sử mới

Các nhà khoa học vừa phát hiện xương hóa thạch của một loài người chưa từng được biết đến trước đây trong một hang động ở Nam Phi.

 

Loài người mới phát hiện được đặt tên là Homo naledi, thuộc cùng chi Homo với người hiện đại hay còn gọi là người thông minh (Homo sapiens), tổ tiên trực tiếp của chúng ta ngày nay.

loài người mới, người hiện đại, vượn người phương Nam, tiến hóa, xương hóa thạch
Người Homo naledi có thể xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 2,8 triệu năm. Ảnh: Daily Mail

Theo báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia đã khai quật được hơn 1.500 mảnh xương thuộc về ít nhất 15 người Homo naledi, gồm cả người lớn và trẻ con, trong hệ thống hang động Rising Star Rising Star ở tỉnh Gauteng thuộc Nam Phi, nơi được mệnh danh là cái nôi di sản thế giới của nhân loại. Dù chưa xác định được niên đại một cách chính xác, nhưng nhóm nghiên cứu phỏng đoán số xương hóa thạch này hiện có thể lên tới 2,8 triệu năm tuổi.

loài người mới, người hiện đại, vượn người phương Nam, tiến hóa, xương hóa thạch
Nơi tìm thấy các mảnh xương của loài người mới tọa lạc ở nơi rất khó tiếp cận thuộc hệ thống hang Rising Star ở Nam Phi. Ảnh: Daily Mail

Hang chứa các mảnh xương hóa thạch tọa lạc ở phía cuối một đường dốc đứng và hẹp, rất khó tiếp cận. Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ, bằng cách nào hơn một chục bộ xương người H. naledi, từ trẻ nhỏ tới người già, lại bị vùi lấp ở một nơi xa xôi của hệ thống hang động lớn như vậy.

loài người mới, người hiện đại, vượn người phương Nam, tiến hóa, xương hóa thạch
Khuôn mặt phục dựng của một người H.naledi trưởng thành. Ảnh: Getty Images

Các nhà nghiên cứu không loại trừ khả… Continue reading

Những người đầu tiên rời Châu Phi tới Châu Á trước Châu Âu

…..

Những người đầu tiên rời Châu Phi tới Châu Á trước Châu Âu

Hộp sọ 28.000 năm tuổi của người hiện đại Homo sapien tìm thấy ở Dordogne, Pháp tại viện bảo tàng ở Paris, Pháp, ngày 14/10/2015.

Hộp sọ 28.000 năm tuổi của người hiện đại Homo sapien tìm thấy ở Dordogne, Pháp tại viện bảo tàng ở Paris, Pháp, ngày 14/10/2015.

47 chiếc răng người được khai quật tại một hang động ở miền nam Trung Quốc cho thấy loài người chúng ta có thể đã tới Trung Quốc cách nay 80.000 đến 120.000 năm trước, sớm hơn nhiều so với những kết luận của các học thuyết được nhiều người tin tưởng.

Cuộc nghiên cứu mà kết quả được đăng tải hôm thứ tư trên tạp chí khoa học Nature cho thấy những chiếc răng tại động Phúc Nham ở tỉnh Hồ Nam chứng tỏ người hiện đại đã có mặt ở miền nam Trung Quốc sớm hơn ở Địa Trung Hải hoặc Châu Âu từ 30.000 đến 70.000 năm.

Bà Maria Martinon-Torres, một nhà nghiên cứu của trường University College London và là đồng tác giả của cuộc khảo cứu, cho biết giới khoa học lâu nay vẫn tin là người hiện đại rời Phi Châu cách nay chỉ 50.000 năm, nhưng cuộc khảo cứu này cho thấy sự di chuyển đó xảy ra sớm hơn nhiều.

Hiện chưa rõ tại sao người hiện đại tới Đông Á sớm hơn nhiều như vậy trước khi tới Châu Âu. Bà Martinon-Torres cho rằng loài người hiện đại có thể đã không thể chiếm được một chỗ đứng ở Châu Âu cho tới khi người Neanderthals ở đó sắp bị tuyệt chủng.

Thời tiết ở Châu Âu thời Băng giá có lẽ cũng dựng lên một chướng ngại đối với những người đã thích nghi với thời tiết ở Phi Châu.

(Theo VOA)

[Lãnh Vực]

TẠI SAO NGƯỜI LÀ LOÀI ĐỘNG VẬT DUY NHẤT CÓ CẰM ?

Một đặc điểm khiến chúng ta khác biệt với các loài động vật linh trưởng khác là phát triển xương cằm. Nói một cách khác, việc có cằm là đặc điểm độc nhất vô nhị của người hiện đại.

INK.031

Hộp sọ của người hiện đại (trái) có một điểm khác biệt ở cuối khuôn mặt so với hộp sọ của người Neanderthal: nơi phát triển cằm. Ảnh: BI

Vào thời điểm nào đó trong tiến trình tiến hóa, con người đã phát triển một xương cằm, trong khi những loài động vật khác thì không. Lý do cho hiện tượng này vẫn là chủ đề tranh cãi nảy lửa lâu nay trong cộng đồng khoa học, nhưng các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Iowa (Mỹ) tin rằng, họ cuối cùng đã tìm ra câu trả lời.

Cho mãi tới hiện nay, các nhà nghiên cứu hầu như gắn cằm của con người với lực cơ học cần thiết để nhai thức ăn. Tuy nhiên, theo nhà nhân chủng học Nathan Holton thuộc Đại học Iowa, không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ tuyên bố đó.

Thay vào đó, ông Holton nhận định, con người đã phát triển đặc điểm độc nhất vô nhị trên khuôn mặt, sau khi trở nên ít bạo lực hơn và sống có tính cộng đồng hơn, dẫn đến sự suy giảm các hoóc môn và thay đổi cấu trúc khuôn mặt của chúng ta.

Quá trình này được giải thích diễn ra như sau: Người hiện đại tiến hóa từ các nhóm săn bắn – hái lượm thành các nhóm hợp tác với nhau nhiều hơn, tạo thành các mạng lưới xã hội trải khắp mọi nơi. Những nhóm kết nối nhiều hơn này dường như đã nâng tầm phát triển… Continue reading

NGƯỜI ĐỌC THÔNG VIẾT THẠO CHỮ VIỆT CỔ

Phạm Ngọc Dương

Giờ đây, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền, với bút danh Khánh Hoài, vẫn sáng tác thường xuyên. Bản thảo truyện ngắn, công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa của ông xếp thành chồng. Tuy nhiên, không ai đọc được những bản thảo đó ngoài ông, vì chúng được viết bằng chữ… Việt cổ. Tôi đưa cuốn sổ cho ông Xuyền, nhờ ông viết mấy chữ tặng tôi. Chẳng cần suy nghĩ, ông cầm bút viết nhanh như viết chữ Quốc ngữ

ING.563

Ông Xuyền viết tặng phóng viên bằng chữ Việt cổ. 

Cho đến lúc này, một số người vẫn coi việc làm của ông là điên rồ, rỗi hơi, bởi dù thứ chữ Việt cổ đó có được khôi phục lại, cũng chẳng ai dùng nữa, vì đã có chữ Quốc ngữ rồi.

Ông Xuyền thì không nghĩ như vậy. Với ông, chỉ cần trả lời được câu hỏi: Thời kỳ Hùng Vương tổ tiên chúng ta có chữ hay không, đã là một thành công ngoài sức tưởng tượng của ông rồi. Với việc chứng minh thời kỳ đó có chữ viết, ông Xuyền càng tự hào về tổ tiên mình, là những người có trình độ, tri thức cao, chứ không phải là những người tiền sử, đóng khố, ở trần như sử sách vẫn nói.

ING.564

Giải mã chữ Việt cổ giúp công tác nghiên cứu lịch sử, khảo cổ thời kỳ Hùng Vương thuận lợi hơn. 

Các nhà khoa học phương Tây đã làm được một việc vĩ đại, đó là giải mã được chữ viết đã thất truyền của người Ai Cập cổ đại. Dù xã hội hiện đại không dùng thứ chữ đó phục vụ cuộc sống, nhưng nó là phương tiện cực kỳ thuận lợi để các… Continue reading

CHỮ VIỆT CỔ – CHỮ CỦA NỀN VĂN MINH RỰC RỠ

Phạm Ngọc  Dương

Tôi phải công nhận rằng, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền là người quá yêu dân tộc, ông yêu lịch sử đất nước với một kiểu cách có thể nói là… điên rồ. Mấy chục năm trời công sức và không biết bao nhiêu tiền của, ông đã đổ cả vào những chuyến đi, chỉ với khát vọng chứng minh tổ tiên chúng ta từng có chữ viết. Có những lúc, không tìm đâu ra tiền để đi, ông đã cầm cố cả sổ lương hưu của mình.

Để có tiền đi thực tế, tìm chữ cổ, đã nhiều lần ông Xuyền phải cắm sổ hưu của mình.

Vậy nên, chẳng có gì lạ, khi có lần, đọc tài liệu của một nhà nghiên cứu nói rằng, thời kỳ Vua Hùng, người Việt chẳng qua là một bộ lạc ăn hang ở lỗ, ông đã giận đến rơi nước mắt. Ông Xuyền tin rằng, một bộ lạc sống trong hang, cởi trần, đóng khố, đàn ông đi săn bắn, đàn bà hái lượm, không thể làm ra được những chiếc trống đồng tinh xảo đến độ con người ngày nay không giải thích nổi. Đó phải là sản phẩm của một nền văn minh rực rỡ, có chữ viết và có một nền tảng khoa học tương đối vững chắc. Quá trình tìm hiểu lịch sử tổ tiên, ông Xuyền nhận thấy rằng, thời kỳ Hùng Vương là thời kỳ phát triển rực rỡ, đỉnh cao của người Việt cổ. Trước đó rất xa là nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa mà học giả Colani (người Pháp) đã phát hiện, tuyên bố là “cái nôi của văn minh nhân loại”. Nền văn hóa này xuất hiện trước Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ… Continue reading

BÍ ẨN CHỮ VIẾT THỜI HÙNG VƯƠNG

Phạm Ngọc Dương

Để chứng minh thời kỳ Hùng Vương đất nước ta có chữ Viết, thầy giáo Đỗ Văn Xuyền đã đến hàng trăm đền, đình, miếu để khảo cứu. Càng tìm hiểu, ông càng ngạc nhiên khi thấy khắp đất nước ta, có cả trăm đền, miếu thờ thầy giáo, học trò. Ông đã đi khắp các tỉnh, từ Đông Bắc sang Tây Bắc, đi hết miền Trung để mục sở thị các di tích, ghi chép lại, lập bản đồ mạng lưới dạy học thời Vua Hùng, trước khi người Hán sang xâm lược.

ING.554

Ông Xuyền (bên trái) trao đổi với các nhà nghiên cứu của Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam. Ảnh nhân vật cung cấp. 

Trong quá trình khảo cứu, tìm tư liệu, ông Xuyền may mắn tiếp cận được những tài liệu mà người Pháp thu thập trong cuộc tổng kiểm kê các di tích, làng xã vào năm 1938. Rồi các công trình như: Thần linh đất Việt, Các nữ thần Việt Nam, Các nữ tướng của Hai Bà Trưng… Ông Xuyền đã tìm thấy cả trăm di tích nói về thầy, trò, lớp học.

Theo đó, mở đầu của nền giáo dục trước khi Hán xâm lược, là thời Hùng Vương thứ 6 và kết thúc là thời Hai Bà Trưng với thầy Đỗ Nam Tế, cô Tạ Cẩn Nương, thầy Lê Đạo, sư bà chùa Phúc Khánh… Có điều lạ là, vào thời kỳ đó, có rất nhiều cô giáo và học trò nữ, chứng tỏ, thời Hùng Vương, nam nữ rất bình quyền.

Tại đền thờ Lỗ Công ở thôn Bồng Lai (Từ Liêm), còn một tấm bia cổ ghi rõ: Thầy giáo Lỗ Công dạy học ở Kinh Thành (Văn Lang). Học trò của… Continue reading

SỰ THẬT NGÔI MIẾU THỜ THẦY TRÒ THỜI HÙNG VƯƠNG

 Phạm Ngọc Dương

…..
Ông Đỗ Văn Xuyền sinh năm 1937, quê gốc ở Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông tình nguyện lên Việt Trì dạy học. 22 tuổi, ông làm hiệu trưởng trường cấp 2. Khi đó, học sinh cấp 2 thậm chí lớn hơn cả thầy giáo.Ngày đó, trường mới lập nên còn hoang sơ lắm. Sau giờ học, thầy trò phải lao động cật lực, đào đất, san nền lấy mặt bằng để dựng trường, làm sân chơi. Trong quá trình đào bới, san lấp, ông cùng học trò của mình đào được vô số đồ cổ bằng đồng như giáo, mác, mũi tên, trống đồng và các loại đồ gia dụng… Học trò còn gánh đồ cổ về lớp chơi, tặng cho thầy giáo.

ING.546

Ông giáo Đỗ Văn Xuyền và tài liệu giải mã chữ Việt cổ. 

Thấy vùng đất này có quá nhiều đồ cổ, hiệu trưởng Đỗ Văn Xuyền lục lại sách vở, nghiên cứu lịch sử. Hóa ra, trường học nơi ông dạy từng là kinh đô Văn Lang với những địa danh nổi tiếng như Lầu Thượng, Lầu Hạ, Kẻ Lư, Thậm Thình, Mã Quàng…

Nghiên cứu những đồ cổ thu thập được, lục lại lịch sử, thầy giáo trẻ Đỗ Văn Xuyền cảm nhận thấy rằng, lịch sử cổ xưa của nước mình chứa đựng nhiều điều vĩ đại lắm, chứ không đơn giản như sách sử của người Trung Quốc và cả Việt Nam viết. 

Với sự trân trọng lịch sử, cổ vật, thầy giáo trẻ Đỗ Văn Xuyền đóng gói hàng trăm cổ vật mà ông và học sinh đào được, gửi về Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ cất giữ.

ING.547

   Ngôi miếu thờ… Continue reading

NGƯỜI 50 NĂM GIẢI MÃ CHỮ CỦA TỔ TIÊN NGƯỜI VIỆT

Phạm Ngọc Dương

Tôi nhớ mãi cái buổi tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi ở phố Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội), vào cuối năm 2007, ông giáo già người Phú Thọ, đã thuyết trình cả buổi trước 40 nhà khoa học, toàn các giáo sư, tiến sĩ, các nhà sử học, ngôn ngữ học, văn học nước nhà. Lúc thì trên máy chiếu, lúc trên bảng đen, ông như thầy giáo của thời xưa cũ, và các nhà khoa học lớn của nước nhà, như những học trò, ngồi nghe ông thuyết giảng về một loại ký tự lạ. Loại ký tự lạ ấy không phải của người ngoài hành tinh, mà chính là của tổ tiên chúng ta!

ING.538
Ông giáo già Đỗ Văn Xuyền giảng giải về chữ Việt cổ (Ảnh: nhân vật cung cấp). 

Tôi cũng từng được nghe đâu đó, trong sử sách, truyền thuyết, rằng tổ tiên ta cũng có chữ cổ, rằng thứ chữ ấy có tên Khoa đẩu. Quả thực, tôi rất tò mò về loại chữ này. Tôi đã nhiều lần đến bãi đá cổ Sapa, đôi ba lần đến bãi đá cổ Pá Màng (Liệp Tè, Thuận Châu, Sơn La, hiện các hòn đá đã được khai quật, giải phóng cho lòng hồ thủy điện Sơn La), bãi đá cổ ở Xín Mần (Hà Giang) và vinh dự là người đầu tiên được “người rừng” Trần Ngọc Lâm dẫn vào đại ngàn Hoàng Liên Sơn tận mắt bãi đá có hình khắc chưa từng được biết đến. Tuy nhiên, với khả năng hạn hẹp (gần như bằng không về cổ tự), tôi chỉ quan sát cho thỏa trí tò mò. Những hình vẽ loằng ngoằng đó liệu có phải cổ tự không, thú thật, tôi còn chẳng… Continue reading

NGƯỜI 50 NĂM GIẢI MÃ CHỮ CỦA TỔ TIÊN NGƯỜI VIỆT (M.L.)

Phạm Ngọc Dương

MỤC LỤC

Bài Viết số 1:  Giới Thiệu Nhà Giáo Đỗ Văn Xuyền: Chuyên Gia Về Chữ Việt Cổ

Bài Viết số 2:  Sự Thật Ngôi Miếu Thờ Thầy Trò Thời Hùng Vương

Bài Viết số 3:  Bí Ẩn Chữ Viết Thời Hùng Vương

Bài Viết số 4:  Chữ Việt Cổ : Chữ Của Nền Văn Minh Rực Rỡ

Bài Viết số 5:  Người Đọc Thông Viết Thạo Chữ Việt Cổ

(Nguồn: VTCNews)

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

 

 

 

 

PHẢI CHĂNG ÐÃ ÐẾN LÚC CHÚNG TA CÓ THỂ KHẲNG ÐỊNH ÐƯỢC NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM?

Cung Đình Thanh

PHẦN DẪN NHẬP

IMG.004Gần đây cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm hiểu nguồn gốc dân tộc. Một trong những thành tích về vấn đề này cần được lưu ý là quyển Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam của Nguyễn Khắc Ngữ do Nhóm Nghiên Cứu Sử Ðịa Việt Nam xuất bản tại Montréal (Canada) năm 1985. Nói là đáng lưu ý bởi quyển sách nhỏ này (172 trang) trình bầy những dữ kiện và áp dụng một lối lý luận rất khoa học. Theo Nguyễn Khắc Ngữ thì : “đại để có thể chia các giả thuyết (nguồn gốc dân tộc Việt Nam) thành bốn loại tiêu biểu:

–  Giả thuyết con Rồng cháu Tiên

–  Giả thuyết Bách Việt

–  Các giả thuyết của các tác giả miền Nam

–  Các giả thuyết của các tác giả miền Bắc”.

Phân chia như vậy e rằng vừa thiếu lại vừa dư. Quá thiếu vì nếu cứ ý kiến của một tác giả được kể như một “giả thuyết” thì bảng liệt kê trên còn thiếu nhiều giả thuyết chưa kể ra. Quá dư vì những giả thuyết mà Nguyễn Khắc Ngữ gọi là giả thuyết Bách Việt, giả thuyết của các tác giả miền Nam, miền Bắc … thực ra chỉ là con đẻ của một trong hai thuyết :

– Thuyết thứ nhất dựa vào văn bản (những bộ sử hay truyện của người xưa viết ra để lại) chủ trương người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc đi xuống. Các tác giả có công xây dựng nên thuyết này đầu tiên phải kể đến những học giả người Pháp như Edouard Chavannes, Léonard Aurousseau. Nhiều học giả nổi tiếng người Việt đã phụ… Continue reading

MỤC LỤC (hvdn)

 Hành Trình Về Thời Đại  IMG.655
HÙNG VƯƠNG DỰNG NƯỚC 

                Lê Văn Hảo

 

. Chương I : ,…..,..Từ  huyền thoại đến hiện thực lịch sử
. Chương II : …….Hành hương về đất Tổ
. Chương III : ,,…..Khơi nguồn truyền thống , Thống nhất và văn minh
. Chương IV : ……Đi tìm dấu vết một thời đại trên những di tích khảo cổ
. Chương V : …….Bên bờ sông Hồng, sông Mã : Chứng tích của nền văn hoá Đông Dơn rực rỡ
. Chương VI : ,,,….Ngắm nghía và suy nghĩ về văn vật kỳ diệu của thời đại dựng nước
. Chương VII : …..Thiên nhiên thời đại dựng nước
. Chương VIII :Thăm lại làng xưa chạ cổ cách đây hàng nghìn năm
. Chương IX : ,,..,..Cuộc sống đầm ấm của gia đình người Việt cổ
. Chương X : ,,,,…Nếp phong tục thuần phác cổ xưa
. Chương XI : …..Hội làng thời Hùng Vương
. Chương XII : ….Những người nghệ sĩ tạo hình tài hoa
. Chương XIII : ...Thần thoại và truyền thuyết anh hùng Việt cổ
. Chương XIV : ...Tín ngưỡng và tư duy người xưa
. Chương XV : ….Khơi nguồn truyền thống thượng võ của dân tộc
. Chương XVI :Bản anh hùng ca dựng nước xây thành chống ngoại xâm của vua Thục
. Chương XVII : ..Bà Trưng khởi nghĩa lập chiến công oanh liệt ngàn thu
. Chương XVIII : .Lời Tạm Kết

SỰ TỒN TẠI CỦA NỀN VĂN MINH KHOA ĐẨU

Hoàng Tuấn

Sách bằng chữ Khoa Đẩu hay Thiên T

IMG.970Đến ngày nay vẫn còn rất ít tác giả nghiên cứu lại vấn đề này, tuy nhiên sự tồn tại của nền văn minh Khoa Đẩu của dân tộc Việt cổ là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận. Ngoài những ký hiệu vạch liền và vạch đứt cùng các dãy chấm đen và chấm trắng ghi trong hai bảng Âu Đồ và Lạc Thư, chắc chắn dân tộc Việt cổ đã phát triển một hệ chữ viết hoàn chỉnh, mới có thể tạo nên nền Lịch Toán Can Chi nổi tiếng để phục vụ nền nông nghiệp còn để lại dấu vết cho đến ngày nay.

Nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát các gia phả cổ của nhiều dòng họ thuộc Vĩnh Phúc, Việt Trì, Phú Thọ… đã cho biết trong các đời vua Hùng, các gia đình thuộc hoàng thân, quốc thích đều có nuôi gia sư để dạy các vị Hoàng Tử, Công chúa cùng các con cái trong nhà. Như vậy thì thời các vua Hùng chữ viết đã được phổ biến trong các gia đình quý tộc. Có chữ viết mới cần nuôi thầy dạy học.

Trải qua các thời kỳ dài hàng ngàn năm với các cuộc bị xâm lược liên miên, tiếp đến bị mất nước và bị đô hộ thêm hàng ngàn năm nữa, nền văn hóa Văn Lang cùng chữ Khoa Đẩu đã bị xóa sạch cũng là lẽ tất nhiên. Tuy nhiên, những sự thật lịch sử liên quan thì không một lực lượng đô hộ và xâm lược nào có thể xóa hết.

Chính Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử đã ghi trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như… Continue reading

PHÁT HIỆN THƠ CỔ THỜI BẮC SƠN (7000-1000 Tr. C.N.)

Nguyễn Thị Thanh
…..
LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh là một cây bút khảo luận lịch sử sắc bén. Tập sách “Văn hóa Mỹ thuật tiền sử Việt Nam” của bà là một tác phẩm hiếm hoi quý giá, xác định nền văn minh Bách Việt là một sự thật tuyệt diệu mà người Trung Hoa phải “nghẹn ngào” khi bà chứng minh rằng nền văn minh cổ Việt đã bị người Tàu dùng sức mạnh chiến tranh và sức mạnh của chữ viết (chữ hán) chép lại và giữ lấy làm của riêng… cùng lúc với sự xâm chiếm đất đai của nước  Xích Quỷ trải dài từ Động Đình Hồ xuống thẳng miền núi non phía nam của bà Âu Cơ.
Cảm hứng từ một tài liệu của nhà giáo An Phong Nguyễn Văn Diễn về một bài thơ cổ mà ông sưu tầm được cách đây 40 năm, qua ngòi bút của bà, nền văn minh Bách Việt cổ với những tổ tiên hiền triết, thi ca… đã sống lại vô cùng rực rỡ. Con bé Lọ Lem từ trong rừng núi Thanh Hóa di tản đến rừng núi Ban Mê Thuột đã lột xác trở về nguyên vẹn hình hài nàng tiên xinh đẹp của ngàn năm cũ.

IMG.376Bất cứ nhà khảo cổ chính quy hay tài tử nào, khi bắt gặp được cổ ngoạn hiếm hoi, họ sẽ tự coi như bắt được một tài sản quý báu. Những vật cổ còn tìm thấy nhiều trong lòng đất, nhưng tranh cổ và thơ văn cổ thì thật là hiếm. Nhìn được tranh họa, và đọc được thơ văn tức biết được người.
Từ nhiều ngàn năm, đất nước Việt Nam bị giặc phương Bắc xâm lăng liên tục, và nội chiến hàng… Continue reading

CÁC VUA HÙNG DỰNG NƯỚC VĂN LANG

Cung Đình Thanh

IMG.655Đã từ lâu, tôi có ý định viết về đề tài “Các Vua Hùng dựng nước”. Nhưng mỗi lần cầm bút lại một lần gác bút dù đã trải qua nhiều ngày đêm đắn đo, suy nghĩ: Huyền thoại Lạc Long Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, tuy có nhiều tình tiết huyền bí, hư ảo, có vẻ phi khoa học, nhưng nó long lánh, phiêu bồng như mang nhiều ký gửi của tổ tiên về cội nguồn dân tộc. Câu chuyện đã có nhiều ý nghĩa thâm thúy, lại đẹp như chuyện thần tiên, dễ thấm long người để lưu truyền vạn thế ! Cũng còn một lý do nữa khiến tôi chần chừ là khoa học ngày nay tiến bộ nhanh quá và hiện còn đang có những khám phá mới, vô cùng ngoạn mục. Ít năm gần đây, những tiến bộ của địa chất học, khảo cổ học, dân tộc học, ngữ học, di truyền học… mới phát hiện được đã chứng minh những tài liệu cũ ít nhiều đều không còn đúng nữa. Một điều lạ là những sử liệu xưa kia coi là nhiều giá trị nhất, khả tín nhất thì lại có vẻ trái ngược sự thực mới được khoa học phơi bày nhất, trong khi những truyền thuyết mà học giới thời thuộc Pháp hay xa hơn nữa, thời chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa vẫn cho là mê tín, hoang đường xem ra lại gần sự thực hơn ! Chính vì nỗi e ngại đó nên tôi đã chần chừ, muốn đợi cho vấn đề thêm sáng tỏ. Tháng tư năm ngoái, nhân số kỷ niệm Giỗ Tổ Hùng Vương (Tập san TƯ TƯỞNG số 7), tôi đã phải đăng bài Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam căn… Continue reading

VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

Cung Đình Thanh

IMG.626Văn hóa Đông Sơn lấy tên làng, lần đầu tiên vào năm 1924, người ta đã đào được những di chỉ về một nền văn hóa đồng rất rực rỡ : đó là làng Đông Sơn thuộc huyện Thọ Hàng, phủ Đông Sơn, ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Làng này, ở kinh tuyến đông 114 và ở vĩ tuyến bắc 9,22 , ở bờ tả ngạn sông Mã. Người nói đến danh từ Văn hóa Đông Sơn đầu tiên là học giả R.Heine-Geldern. Năm đó là năm 1934. (Bản đồ 1)

Tuy nhiên, không như nữ học giả Madelène Colani là người đầu tiên dùng danh từ Văn hóa Hòa Bình, đã định hướng đúng nên sau này những nhà khảo cổ Việt Nam đã đi theo con đường đó một cách thuận lợi, do đó tên tuổi của Madelène Colani đã được nêu danh trong khảo cổ học nói riêng và sử học nói chung của Việt Nam. Ngược lại, Heine-Geldern đã định nghĩa sai về nền Văn hóa Đông Sơn, coi như đó là một nền văn hóa phỏng theo văn hóa từ Hán và xa nữa từ Tây phương, thường được gọi là nền văn minh Hallstatt hay là nền văn minh La Tène của Châu Âu. Sự định hướng sai này cũng như việc không nhìn thấy sự liên hệ giữa Văn hóa Đông Sơn và việc các vua Hùng dựng nước Văn Lang đã gây ra những ngộ nhận rất quan trọng trong việc tìm hiểu cổ sử Việt Nam mà ảnh hưởng còn lưu lại đến ngày nay. Những học giả kế tiếp học giả Geldern, khi nghiên cứu về Văn hóa Đông Sơn cũng có một cáí nhìn tương tự giống Geldern, như V. Goloubew, E. Karlgren và nhất… Continue reading

NHÂN VIỆC ĐI TÌM TÁC QUYỀN MỘT BÀI VĂN

Cung Đình Thanh

IMG.451Bài văn nói ở đây là bài Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi là hai bản văn mở đầu cho lịch sử văn học Trung Hoa. Kể từ Tư Mã Thiên giới thiệu Sở Từ trong Sử Ký, lịch sử văn học Trung Hoa không có đời nào là không có tác giả phê bình, giới thiệu Sở Từ, mà phần thường là phê bình bằng những lời tán tụng vô cùng trang trọng, vô cùng khâm phục về văn phong trác tuyệt cũng như về tư cách thanh cao và lòng yêu nước, yêu dân của Khuất Nguyên (2).

Ðông Quân nói riêng, và những bài trong Sở Từ nói chung, có một vai trò vô cùng đặc biệt, không những đối với tộc Hoa trong lịch sử văn học Trung quốc, mà đối với tộc Việt, cũng giữ một địa vị sinh tử, tối ư quan trọng.

Sự quan trọng của nó đối với tộc Hoa là điều hiển nhiên, bởi hơn hai ngàn năm nay, suốt chiều dài văn học sử Trung quốc, không đời nào không có những học giả hàng đầu phê bình, giới thiệu, đề cao, tô điểm thêm hào quang cho Sở Từ. Nó đã trở thành niềm hãnh diện chung của người Trung Hoa vì là một áng văn cổ bậc nhất trong lịch sử văn học nhân loại, đã có được vẻ hoành tráng, trau chuốt, huy hoàng đến như vậy. Nhưng nói rằng nó còn có vai trò tối ư quan trọng, vì có liên quan đến sự sống còn của tộc Việt thì hình như từ trước đến nay chưa ai nói… Continue reading

TỪ CUỘC “ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ”

Đặng Vương Hưng

BBT: Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra buổi ra mắt cuốn sách” Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ”  của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (tức nhà văn Khánh Hoài) – một công trình gây xôn xao dư luận nghiên cứu và báo giới những năm gần đây. Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong giới.

Để rộng đường dư luận, BBT xin giới thiệu  bài viết của nhà thơ Đặng Vương Hưng.

Sách mới chỉ là bản in thử nghiệm, dày đúng 100 trang, các trang kèm thêm hàng chục bức ảnh màu minh họa. Nội dung cuốn sách hướng tới một mục tiêu lớn: Chứng minh sự tồn tại của chữ Việt cổ là sự thật. Đồng thời, bước đầu đưa ra cách giải mã chữ Việt cổ, mở ra một hướng tiếp cận khi tìm hiểu lịch sử Việt Nam.

50 năm đi tìm “chữ Việt cổ

Đã có nhiều cuộc hội thảo bàn về Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ. Đây là một công trình công phu, được nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền bền bỉ thực hiện 50 năm qua với sự trợ giúp, cộng sự của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín và tâm huyết với lịch sử và văn hóa Việt Nam.

IMG.391

Nhà thơ Đặng Vương Hưng (trái) và nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền cho biết, ông đang có trong tay bản sao một số tài liệu hiện lưu ở Tòa thánh La Mã cung cấp một thông tin rất thú vị. Tài liệu được viết bằng chữ Quốc ngữ, nhưng đoạn cuối, tác giả ghi rõ: “Đây là tài liệu tập chuyển thể từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ… Continue reading

ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ

Đỗ Văn Xuyền

…..
Trước khi vào cuộc tìm kiếm

Từ một ngôi miếu nhỏ

Trên một quả đồi nhỏ ven đường, thôn Hương Lan – Nơi trung tâm của cố đô Văn Lang xưa – Có một tòa cổ miếu nằm ẩn mình dưới hai cây táu, gốc to đến bốn, năm người ôm không xuể, ước tính tuổi đời đã đến ngót nghìn năm. Mỗi độ hè về, trên mái ngói rêu phong và quanh những gốc cây lại phủ đầy những cánh hoa vàng, hoa bạc làm tăng thêm vẻ u tịch và cổ kính.
Người ta gọi đây là miếu Hai Cô. Ngôi miếu rộng chừng ngót chục mét vuông với bức tường thấp nứt nẻ và hai mái nhỏ lô xô những viên ngói vỡ tưởng chừng có thể sụp đổ và tan biến trước bão tố trong thời gian bất kể lúc nào, nếu không có hai cây cổ thụ vươn dài những cánh tay lực sỹ che chở.

Vào một mùa hè năm 1978, ban lãnh đạo Hợp tác xã nông nghiệp Động Lực quyết định cho chặt hai cây táu trước miếu về làm củi nung gạch. Được tin này các cụ già thôn Hương Lan đã kéo nhau ra miếu. Nhìn đám xã viên vác rìu, búa… chuẩn bị vào cuộc, cụ Nguyễn Hữu Bồng đã chạy đến, ôm chặt gốc cây hét lớn:

Không được phá nơi thờ thầy, cô giáo. Nếu chúng mày định chặt cây thì hãy chặt xác tao luôn thể”.

Đến lúc này, người ta mới biết đây không phải là miếu Hai Cô như người dân đã bao đời lầm tưởng, mà là miếu thờ thầy giáo Vũ Thê Lang – quê ở Mộ Trạch – Hải Dương (cùng vợ là cô… Continue reading

ĐÔI LỜI VỀ BÀI VIẾT CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU HÀ VĂN THÙY

Lê Việt Thường

Tình cờ lên ‘Internet’ ‘đánh’ một vòng khắp các ‘Mạng’ chúng tôi có dịp đọc bài viết của nhà Nghiên Cứu Hà Văn Thùy (1) có đề cập đến bài viết của chúng tôi mà qua đó, chúng tôi có trình bày một vài cảm nghĩ của riêng mình khi được tin có buổi Tưởng Niệm Cố Triết Gia Kim Định tại Văn Miếu Hà Nội vào ngày 14/07/2012.

Xin Cám Ơn ông Hà Văn Thùy đã có một vài nhận xét về bài viết của chúng tôi và luôn tiện cũng xin mạn phép được bàn một chút về nội dung của hai điểm chính trong bài viết của ông Hà Văn Thùy mà chúng tôi thiết nghĩ cần làm sáng tỏ hầu tránh những Ngộ Nhận nếu có.

Thật vậy, ngay ở điểm thứ nhất, hình như đã có sự Hiểu Lầm giữa ông Hà Văn Thùy và chúng tôi về thuật ngữ ‘thuyết Thiên Sơn’. Trong một bài được viết cách đây vài năm đã được đăng trên nhiều ‘Mạng’ mà cách đây vài tháng chúng tôi có cho đăng lại trên mạng ‘minhtrietviet.net’  , có đoạn văn như sau:

“ Trước khi tiếp tục, chúng tôi xin bàn qua về giả thuyết “Thiên Sơn” mà có người đề cập đến. Nếu mới xem qua một cách HỜI HỢT thì chủ trương này của Sử Truyền Viễn Đông có vẻ “mâu thuẫn” với các khám phá gần đây của Di Truyền học với sự hỗ trợ của khoa Khảo Cổ liên quan đến sự thiên di lên phía Bắc của người Đông Nam Á cách đây khoảng 40.000 năm. Nhưng nếu nghiên cứu một cách NGHIÊM TÚC hơn thì có thể KHÔNG CÓ MÂU THUẪN GÌ CẢ!

Lý do thứ nhất là hai… Continue reading

GIẢI MÃ BÍ ẨN BÃI ĐÁ CỔ SAPA

Vân Quế


Gần nửa thế kỷ qua, có một nhà nghiên cứu đã dành trọn tâm huyết để đi tìm lời giải cho những bí ẩn của Bãi đá cổ Sa Pa. Những ký tự, những hình vẽ được khắc sâu vào đá, một thời từng được cho là “tử ngữ” giờ đã bắt đầu có lời giải. Và điều bất ngờ là ông đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa những ký tự này và nền văn hóa huy hoàng một thời – Văn hóa Đông Sơn.

Vốn không phải là người nghiên cứu chuyên về Bãi đá cổ Sa Pa, công việc mà GS Lê Trọng Khánh dành cả đời để theo đuổi đó là nghiên cứu về chữ Việt cổ. Bắt đầu từ năm 1986, ông đã cho công bố nhiều công trình nghiên cứu của mình trong đó phải kể đến cuốn sách “Sự hình thành và phát triển của chữ Việt cổ”. Khi đó, công trình nghiên cứu này được dư luận đặc biệt quan tâm và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như Nga, Pháp… Cũng vì nghiên cứu về chữ Việt cổ, nên một tư liệu đặc biệt như Bãi đá cổ Sa Pa đã thu hút được sự quan tâm hàng đầu của ông. Những ngày mới bắt tay vào nghiên cứu, ông gần như trở thành một người dân của Sa Pa.

Những hình đồ họa trên Bãi đá cổ Sa Pa
Dọc theo thung lũng Mường Khoa từ xã Tả Văn đến Lý Xeo Chải, nơi có những khối đá lớn những hình thù kỳ lạ in sâu vào đá, ông thuộc như lòng bàn tay. Vốn là giáo viên dạy sử của trường Đại học Tổng hợp (cũ), ông được tiếp… Continue reading

CHỮ VIẾT KHOA ĐẨU DUY NHẤT TRÊN ĐÁ CỔ SAPA

Trần Vân Hạc

Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu những hình vẽ, chữ viết trên đã cổ Sa Pa, giáo sư Lê Trọng Khánh, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về chữ Việt cổ đã công bố những kết luận được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Người viết bài này đã có buổi làm việc với giáo sư tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam:

– Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết những căn cứ để hiểu ý nghĩa chữ viết trên tảng đá cổ ở Sa Pa.

Trên 200 bản khắc trên đá cổ Sa Pa (190 tảng còn lại, gần 20 tảng bị phá), tôi thấy chủ yếu là chữ viết đồ họa thuộc tiền văn tự, duy nhất chỉ một tảng ở Tả Van là có chữ. Đây là loại hình chữ “khoa đẩu”, các ký tự này đồng nhất với các ký tự trên đồ đồng Đông Sơn và đặc biệt giống chữ khắc trên rìu đồng Bắc Ninh, đồng nhất với chữ viết của người Thái đen Tây Bắc. Điều đó cho phép ta giải mã và hiểu được những ký tự trên đá cổ Sa Pa.

– Thưa giáo sư, như trong một bài viết giáo sư từng công bố, thì trên một số các hình đồ họa trên đá cố Sa Pa mô tả cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta

Đúng như thế, những chữ viết hình vẽ trên đã cổ Sa Pa đã phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. Tôi khẳng định như vậy vì những chữ viết hình vẽ này đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu… Continue reading

CHỮ VIỆT CỔ – CHỮ KHOA ĐẨU

Tổng Hợp

Từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm, trước chữ Hán cả nghìn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Các nhà nghiên cứu, Anh, Tiệp xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, lưỡi xéo, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “khoa đẩu”.
chữ khoa đẩu là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (chữ tượng âm)
chữ khắc trên bia đá lưng con rùa …
chữ có trước cả chữ tượng hình hàng nghìn năm và khác xa so chữ hán
chữ gần giống với chữ việt ngày nay .

Nguyên âm : viết trước (bên trái), sau (bên phải), hay ở trên phụ âm. Nguyên âm ‘u’ viết sau phụ âm và hơi thụt xuống.
Nguyên âm ‘ă’ không đi với khóa đuôi thì đọc âm ‘a’. 

Phụ âm : viết trước (bên trái), sau(bên phải), hay ở dưới nguyên âm.

 Khóa đuôi : không có chữ gì khác viết ở trên, ở dưới hay bên phải khóa đuôi.

 

Riêng khóa o/u có 2 vị trí : trước hoặc sau nguyên âm.

Với vai trò khóa trước (hay khóa trái), đối với những nguyên âm viết trước hay trên phụ âm,… Continue reading

ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ

Quang Hòa

Chữ của thời Hùng Vương là loại chữ gì ? chắc chắn không phải chữ Hán và có trước chữ Hán. Trong thời phong kiến, mặc dù Nho học đã chiếm vị trí độc tôn, chữ Nho đã trở thành văn tự chính thức của Quốc gia, nhưng nhiều trí thức dân tộc vẫn không ngừng tìm kiếm một thứ chữ cổ của cha ông.
Gần đây, trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do Viện Văn hoá in năm 1986, tác giả Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghi tiếng dân tộc mình. Như vậy, dân tôc Kinh- Việt lại không còn văn bản hay sao? Đúng là tài liệu của ta vừa bị giặc nước huỷ diệt, vừa bị ta không biết cách bảo tồn, thí dụ một tài liệu về chữ Việt cổ của gia đình cụ Lê Huy Nghiệm cũng mới bị mất sau cách mạng Tháng Tám.
Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà Ông gọi là chữ Hỏa tự. Dựa vào những chữ hán ghi chú bên cạnh ông dịch được nội dung, thì ra đây là một bài thơ có tựa đề “Mời trầu” có nội dung ca ngợi tình yêu.

Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng. Do âm mưu đồng hóa của kẻ thù, chúng tìm cách triệt phá, không để lại dấu tích của thứ văn tự cũ, nay vẫn còn truyền lại và… Continue reading

VĂN MINH CỔ VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM

Cung Đình Thanh
Nguyễn Văn Tuấn
Nguyễn Đức Hiệp

MỘT VÀI GHI CHÉP THÊM VỀ VĂN MINH CỔ VÀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM

I.
Có lẽ, phát biểu rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa chắc không quá đáng, bởi vì một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ý thức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua). Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi “Anh là ai”, thay vì “Anh thuộc phe nào” trong thế kỷ vừa qua. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ ý thức hệ sang văn hóa.

Nhưng câu hỏi “Chúng ta là ai” tuy đơn giản, câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Từ thập niên 60 thế kỷ trước, nhiều người, nhất là giới trẻ, đã khao khát muốn tìm về nguồn gốc dân tộc. Nhiều đoàn thể đã tự chọn cho mình cái mục tiêu “về nguồn”. Đến khi chiến tranh trên quê hương chấm dứt năm 1975, rồi cả triệu người phải bỏ nước ra đi, sự khao khát tìm về cội nguồn trong những người xa quê hương này lại có phần gia tăng, dù người ta đã phải vất vả nhiều hơn cho cuộc sống mới.

Nhưng khi tìm trong cổ sử Việt, về đời sống tinh thần của người xưa, để thực hiện việc về nguồn này,… Continue reading

ĐỊA ĐÀNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG (Phần Kết Từ)

Stephen Oppenheimer

ĐỊA ĐÀNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG(Phần Kết Từ)



Nếu ta chấp nhận bằng chứng theo thống kê về mối quan hệ xuyên lục địa trong các thần thoại thì niên đại của những văn bản thần thoại Á-Âu đầu tiên trở nên rất quan trọng. Chúng ta rất may mắn bởi người Sumer và người Babylon rất mực cần mẫn trong việc ghi chép các motive này vào các bảng đất sét và con dấu hình trụ. Dấu niên đại bắt nguồn từ một nhu cầu như thế cho thấy rằng thần thoại, với những hàm nghĩa tôn giáo của nó, thuộc về những văn bản ghi chép đầu tiên vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Bởi vì trong đa số trường hợp, kết cấu và nội dung của thần thoại Lưỡng Hà cho thấy rằng chúng bắt nguồn từ những dị bản phương Đông cổ hơn, nên chúng ta có thể giả định rằng hướng truyền bá là từ Đông sang Tây, và niên đại của sự truyền bá này có lẽ còn sớm hơn cả đầu thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Nghĩa là những mối liên kết văn hóa Đông Tây có thể lâu hơn 5.000 năm. Những mối liên kết văn hóa đó chỉ có thể xảy ra nếu như cư dân ở vùng Đông Nam Á lưu giữ các câu chuyện, và nếu họ có khả năng đi đến Lưỡng Hà và Ấn Độ để truyền bá những câu chuyện đó.

Nếu như chúng ta chỉ sử dụng một ví dụ về kiểu thần thoại được cho là đã phát xuất từ miền Đông Indonesia – cụ thể là chuyện Hai anh em đánh nhau – thì thời gian lan truyền ít nhất là 6.000 năm trước đây.… Continue reading

Tìm Kiếm