Lịch Sử

Một Ngôi Trường Khác Cho Nguyễn Tất Thành

Vũ Ngự Chiêu & Nguyễn Thế Anh

Tập sách nhỏ này được xuất bản tại Pháp, năm 1983, cách đây vừa tròn 40 năm, viết bằng ba thứ tiếng : Việt, Pháp và Anh. Sử gia Vũ Ngự Chiêu, lần đầu tiên khám phá và công bố sử liệu này về Nguyễn Tất Thành ( Hồ Chí Minh) lưu trữ tại Văn Khố quốc gia Pháp.

Tư liệu quý giá này cần thiết cho bất cứ ai, trên bước khởi đầu con đường đi tìm sự thực về lịch sử cận đại.

Minh Triết Việt xin trân trọng cảm tạ hai sử gia Vũ Ngự Chiêu và Nguyễn Thế Anh và xin phép chụp lại sách ” Một Ngôi Trường Khác Cho Nguyễn Tất Thành” để lưu truyền hậu thế.

Petrus Key Là Ai ?

Vũ Ngự Chiêu, Ph. D. , J.D.

Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa
(26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v… Với chính sách giáo dục nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]), [4] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Thực chất, chúng ta biết rất ít về Petrus Key. Hầu hết chi tiết về gia đình, thân thế và hoạt động tuyên truyền, chính trị của Petrus Key đều chịu ảnh hưởng chung của hai trào lưu trong nước: Đó là “cung văn” và “đào mộ.”



PUTIN: XÂM LƯỢC ĐỂ SINH TỒN? BIDEN & TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI NGÀY TÀN CỦA ĐÔNG PHƯƠNG ĐỎ

CHÍNH ĐẠO

Chuyến tham dự Hội Đồng Đặc Biệt ASEAN-Mỹ tại Oat-shing-tân trong hai ngày 12-13/5/2022 của Phạm Minh Chính, tiếp nối bằng phiên họp Đại Hội Đồng LHQ tại New York có khiến Việt Cộng tỉnh mộng Đông Phương Đỏ, hay tiếp tục liên hoan trong thiên đường mù Đông Phương Đỏ của Trung Nam Hải?

Phần Kim Jong-un—nhà hiệp sĩ Don Quichotte bụng phệ, có tướng đi tay chân chân vung vẩy “chữ bát” giống Ngô Đình Diệm—sẽ đi về đâu? Chuyến viếng thăm Nhật Bản và Nam Hàn của TT Biden từ 20 tới 24/5/2022 sẽ vô cùng quan trọng cho Asia nói chung, và khối Đông Phương Đỏ nói riêng. Liệu Biden có can đảm sửa lại sai lầm ấu trĩ, nhưng độc hại của Richard M Nixon, trao trả cho Đài Loan nền độc lập tối thượng, thoát khỏi mối đe dọa quỉ dữ Tàu Cộng? Liệu chính phủ Biden đủ dũng cảm bảo thẳng Trung Nam Hải rằng biển Đông Nam Asia không phải là ao cạn sau nhà Trung Cộng?

Lịch Sử Thành Môn Tự Chọn? ý kiến của nhà Sử học Dương Trung Quốc

Ukraina: Cuộc Chiến Tiền Đồn Bẩn Thỉu

Chính Đạo

Ngày 25/2/2022, một ngày sau khi Vladimir Putin cho lệnh đại quân Nga xâm lăng Ukrania từ ba hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Bắc, trong khi oanh tạc cơ và tên lửa đủ cỡ tàn phá, khủng bố các thành thị, bất ngờ nhận được e-mail của Vũ Thái Khiêm, sinh viên electrical engineering tại Đại hoc Texas-Tyler: “Gỉa sử Mỹ không có support từ NATO mà Nga & Trung Quốc cả 2 đánh Mỹ cùng lúc thì ông nội nghỉ Mỹ có thắng được không? Tôi đáp: “…Dear Khiem: Thứ nhất, không có chuyện “giả sử” cháu nêu ra đâu. NATO là một sản phẩm của chiến lược hoàn cầu của Mỹ. Thứ hai, không thể có một liên minh chân thành Nga-Tàu Cộng chống Mỹ. Thứ ba, cơn điên rồ của Vladimir Putin  và Xi-Jinping khi xâm lấn lân bang và mở rộng “vùng ảnh hưởng” [sphere of influence] theo lối tằm ăn dâu—chưa đủ khiến chiến tranh nguyên tử xảy ra. Trong nhiều thập kỷ tới, thế giới chí biến chuyển giữa hai đối cực chiến tranh lạnh [cold war] và hòa bình nóng [hot peace].”Sẽ có những cuộc chiến tiền đồn [outpost wars] mà bom nguyên tử loại bỏ túi [low-yield nuclear bombs]—giống kiểu hai trái bom thả xuống nước Nhật năm 1945—có thể được xử dụng; nhưng những kho bom có sức công phá gấp cả ngàn lần vẫn được bảo vệ kỹ lưỡng ở Mỹ, Âu Châu, Nga, và Trung Hoa.

Nhìn Lại Chiến Thắng Xuân Kỷ Dậu 1789

Vũ Ngự Chiêư & Hoàng đỗ Vũ

Quà Tết Ất Mùi, 19/2/2015
cho Thái Khiêm , Tường Vi

Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].” Những người đứng về phe nhà Thanh (Qing, 1644- 1912) thường “hiếu đại”coi đây là một trong 10 võ công của Hoằng Lịch (niên hiệu Càn Long [Qian long], 1735-1796, TTH 1796-1799), vì cuối cùng, “Nguyễn Quang Bình”— Quang Trung thực hay giả—cũng phải đích thân sang Nhiệt Hà [Johol] và Bắc Kinh [Beijing] làm lễ “bảo tất” [ôm đầu gối] Hoằng Lịch vào ngày thọ 80 tuổi—Một tiền lệ trong lịch sử bang giao hơn 7 thế kỷ giữa hai nước, mà chính Hoằng Lịch hai lần viết thành thơ, hay khắc vào mộ bia giả Quang Trung bên Hồ Tây Hà Nội năm 1792 (có lẽ đã mất tích, hay bị vua quan Nguyễn san bằng, theo luật được làm vua, thua làm giặc).

Cuộc Cách Mạng 1/11/1963

Vũ Ngự Chiêu

Trích: Ngô Đình Nhu, Chết Khó Nhắm Mắt

(6) Khi Lodge đứng dạy cáo từ, Diệm nói: Làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và thẳng thắn [good and frank ally]. Tôi muốn bộc trực và giải quyết các vấn nạn bây giờ hơn là nói về chúng sau khi chúng ta đã mất tất cả. (Câu này giống như đề cập đến cuộc đảo chính có thể xảy ra). Nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi nghiêm túc ghi nhận những đề nghị của ông ta và muốn thực hiện chúng nhưng chỉ còn vấn đề thời điểm (timing).

Cơ sở tiếp cận và nghiên cứu về thời kỳ Hồng Bàng

Lang Linh

Kỷ Hồng Bàng là một trong những giai đoạn gây tranh cãi nhất trong lịch sử Việt Nam, vì nhiều yếu tố, nên kỷ Hồng Bàng không được nhiều người Việt chấp nhận về cơ sở thực tế, các quan điểm này thường dựa trên một số lập luận cơ bản, như vấn đề thời điểm xuất hiện của truyện họ Hồng Bàng trong sách Lĩnh Nam chích quái, hay những yếu tố mang tính thần thoại không có thực trong truyện, từ đó họ cho rằng họ Hồng Bàng không tồn tại trong hiện thực lịch sử. Bên cạnh đó, cũng có một số học giả và nhà nghiên cứu Việt Nam như tác giả Tô Như [1], học giả người Mỹ như Liam Kelley [2] đã viết một số bài viết cho rằng truyền thuyết họ Hồng Bàng là truyền thuyết được kiến tạo vào thời trung đại. Điều đầu tiên khi tiếp cận và nghiên cứu về truyện họ Hồng Bàng, thì chúng ta cần có một thái độ trân trọng,….

Điều thứ hai, đó là chúng ta hoàn toàn có thể tìm hiểu về truyện họ Hồng Bàng dựa trên các nghiên cứu khoa học, để thử xác định xem truyện họ Hồng Bàng có mâu thuẫn với khoa học hay không. Quá trình này cần bắt đầu từ việc đi tìm hiểu, xác định về nguồn gốc dân tộc, biết dân tộc mình từ đâu tới, tiến trình phát triển như thế nào, cũng như xác định không gian của truyện họ Hồng Bàng, so sánh, đối chiếu các chi tiết trong truyện với các nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy được những cơ sở về thực tế của truyện họ Hồng Bàng.

Thành Kính Tưởng Niệm Đức Trần Hưng Đạo 20 Tháng 8 -Việt Lịch 4900

BẠCH ĐẰNG chứng tích của một chiến công ngoạn mục đã được tìm thấy dưới những ao nuôi cá và ruộng lúa chung quanh sông Bạch Đằng của Việt Nam

Tác giả: Lauren Hilgers – An ancient battlefield emerges. Evidence of a dramatic military victory has been found beneath fishponds and rice paddies around Vietnam’s Bach Dang River.

Ngày nay, vùng đất gần địa điểm sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và Hạ Long ở miền bắc Việt Nam nom như một mảnh vá chằng chịt ruộng lúa, làng mạc và ao nuôi cá nhân tạo. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi nhiều thế hệ nông dân đến thay đổi cảnh quan nơi này, đấy là một dải đầm lầy duyên hải trải ra hàng chục cây số vuông, một vùng đất ẩm ướt biến đổi không ngừng, nơi con sông trải hình nan quạt thành những dòng suối mầu mỡ quanh co. Các đảo nhô lên khỏi mặt nước để rồi biến mất theo từng con nước thủy triều, các cồn cát nhường chỗ cho các cửa sông sâu, và cả các mô đất cao lẫn các kênh lạch mà thuyền bè có thể qua lại cũng thường biến đổi khó lường. Vùng này dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng lại là cửa ngõ để đi vào trung tâm quyền lực của Việt Nam [tên nước lúc bấy giờ là Đại Việt.- dịch giả]. Nó là một phụ lưu của sông Hồng, một con sông bắt nguồn từ Hoa Nam và đổ xuống Vịnh Bắc Bộ.

ANH HÙNG KHẤT THỰC – CHUYẾN CẦU VIỆN NĂM 1950

Vũ Ngự Chiêu, Ph.D., J.D.

Từng trang lịch sử, buông hờ hững,

Xương máu còn tanh những dối gian

NGUYÊN VŨ, 1985

Trong đời hoạt động của Nguyễn Sinh Côn [Hồ Chí Minh]—ngoại trừ chuyến “đi biển” năm 1911, do tự nguyện—mỗi cuộc xuất ngoại đều có sứ mạng riêng. Chuyến đi Nga cuối tháng 6/1923 từ Paris—do Đệ Tam Quốc Tế “Cộng Sản” [ĐTQT, Comintern] dàn xếp—là chuyến cầu viện thứ nhất. Nó mở ra cho Côn giai đoạn hoạt động suốt 22 năm kế tiếp như một cán bộ ĐTQT chuyên nghiệp [apparatchiki,agitprop=political agitation and propaganda]. Chuyến đi bộ 11 ngày lên Côn Minh [Kunming], Vân Nam [Yunnan] vào cuối năm 1944 cầu viện Mỹ—qua đường giây Tướng Claire Chennault, chỉ huy trưởng phi đoàn Cọp Bay [Flying Tigers], và Sở Tình Báo Chiến Lược [Office of Strategic Services], tiền thân Cơ Quan Tình Báo Trung Ương [Central Intelligence Agency], mở ra cho Côn cơ hội bằng vàng chiếm chính quyền trong vòng tám ngày ngắn ngủi từ 17 tới 25/8/1945 như một “đồng minh tự phong”của Mỹ, rồi tuyên bố độc lập với Pháp chiều 2/9/1945 ở vườn hoa Ba Đình

Mậu Thân 1968: Thắng hay Bại?

LTG: Với nhiều người dưới phố, chuyện đã qua, hãy coi như dĩ vãng, phải cố quên đi, sống cho thoải mái. Văn chương, lịch sử không quan trọng bằng miếng cơm, manh áo, nhà cao, cửa rộng. Điều này cũng dễ hiểu thôi. Nhưng thiết nghĩ để có thể vững mạnh đi vào đường sạn đạo hiện đại hóa xứ sở, tuổi trẻ Việt của thế kỷ XXI cần được trang bị bằng những kiến thức sử học nghiêm túc, khoa học; để có thể rút ra những bài học hữu dụng. Nhu cầu tìm hiểu sử học càng cấp thiết hơn khi cuộc cách mạng truyền thông của thế kỷ XX đã giúp phổ biến đủ loại “ngụy sử” qua các dạng thức tuyên truyền trắng, đen hoặc xám của các chính phủ, chế độ và phe nhóm, tôn giáo. Một nữ sinh viên ban Thạc sĩ Việt du học ở Liên bang Mỹ mới đây—khi được đọc những tư liệu văn khố về Hồ Chí Minh (một trong những tên giả của Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969)—đã vội vã phản kháng là xin đừng “phá hoại lịch sử.” Thứ lịch sử mà người nữ sinh viên trên nói đến, thực ra, chỉ là những bài giảng lịch sử giáo điều, đúc khuôn tại Việt Nam. Một thứ truyền đơn, khẩu hiệu, không hơn không kém, của phe thắng cuộc đang cai trị bằng còng sắt và kỹ thuật tra tấn của an ninh, mật vụ dưới họng súng quân đội—nên đã tạo ra hiện tượng đáng buồn về tình trạng giảng dạy môn sử tại Việt Nam hiện nay; cũng như những lập luận “rẻ rách sinh con chuột” hay hờn oán, trách móc, ở hải ngoại.

CHÍNH ĐẠO
Houston, ngày 9/8/2021

TAM ĐẢO: NƠI THỜI GIAN NGỪNG LẠI

Phá Tiếng Việt

Phần I – đoạn 3

Lê văn Ẩn

Thưa bạn hình ảnh Rồng và Chim đã xuất hiện tại Việt Nam. Rồng là vật tổ của bộ lạc Bàng và Chim Phượng là vật tổ của bộ lạc Hồng. Hồn thiêng sông núi đã hé lộ sự hồi phục của giòng giống họ Hồng Bàng, tổ tiên của dân tộc Việt. Xin hãy hướng tâm tìm về Quốc Tổ và Tổ Quốc đang đón chờ bạn. Hãy vững niềm tin rồi sẽ không còn giặc nội xâm và ngoại xâm trên đất nước chúng ta trong một ngày không xa.

          Trước khi bắt đầu, xin bạn nghe bản “ Nước Nam của người Việt Nam” của Việt Khang, hầu chuẩn bị đứng lên bảo vệ đất nước trước sự xâm lăng của giặc Tầu.

Tài Liệu Về đệ I Cộng Hòa

Lê Xuân Nhuận

TÀI LIỆU VỀ ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA NGÔ ĐÌNH DIỆM

Lê Xuân Nhuận

MỤC-LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

TIẾT TRỰC TÂM HƯ

Ông Ngô Đình Diệm Sinh Ở Đâu, Năm Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Làm Quan Ở Đâu, Lúc Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Về Nước Ngày Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Đã Được Đề-Cập Như Thế Nào?

Ông Ngô Đình Diệm Cứu Dân Bắc-Việt Di-Cư?

Ông Ngô Đình Diệm Đuổi Pháp Ra Khỏi Việt-Nam?

Ông Ngô Đình Diệm tái-đắc-cử năm nào?

Ông Ngô Đình Diệm Có Cần Tiền Không?

Ông Ngô Đình Diệm có Tiền Riêng không?

Ông Ngô Đình Diệm Không Phải Do Mỹ Đưa Lên?

Ông Ngô Đình Diệm Có Làm Thơ?

Ông Ngô Đình Diệm Có Một Nữ Tình-Nhân

Ông Ngô Đình Diệm Có Một Đứa Con Trai?

Ông Ngô Đình Diệm Với Thời-Điểm 1960

Ông Ngô Đình Diệm Giải-Quyết Vấn-Đề Phật-Giáo

Ông Ngô Đình Diệm Có Biết Trước Về Biến-Cố 1-11-1963?

Ông Ngô Đình Diệm Có Được Giải Magsaysay?

Ngàn Năm Bia Miệng Vẫn Còn Trơ Trơ

ĐÁNG SAU HIẾN-PHÁP CÒN CÓ TÔI

Ông Ngô Đình Khả, thân-sinh của ông Ngô Đình Diệm

Tổng-Giám-Mục Ngô Đình Thục

Ông Cố-Vấn và Bà Ngô-Đình Nhu

Chủ-Nghĩa Nhân-Vị

Đảng Cần-Lao

Quốc-Sách “Ấp Chiến-Lược”

Chính-Đề Việt-Nam

Ông Cố-Vấn Ngô Đình Cẩn

TÔI CHẾT THÌ TRẢ THÙ CHO TÔI

Ông Quách Tòng Đức

Ông Lâm Lễ Trinh

Chính Đề Viêt Nam

Ông Tôn Thất Thiện (2)

Ông Nguyễn Văn Chức

Ông Nguyễn Cần

Ông Lê Châu Lộc

Ông Phạm Lễ (2) (3)

Bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

CỰU TRIỀU-THẦN

Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu

Các Tướng bị Mỹ “thuê” làm Cách-Mạng lật Diệm

Đại-Tướng Dương Văn Minh

v.v…

LỜI CHÚ CUỐI

(Nguồn: LeXuanNhuan.com)

Phá Tiếng Việt

Phần I- đoạn 2

Lê văn Ẩn

Thưa bạn, tiếng Việt đã đến với bạn và tôi từ lúc nằm nôi qua lời mẹ ru, đưa chúng ta đến giấc ngủ yên bình của đất nước. Tiếng Việt đã thấm vào bạn và tôi từ lúc trẻ thơ khi cất tiếng bập bẹ gọi cha, gọi mẹ. Nay trưởng thành, đất nước chỉ xin bạn và tôi bảo vệ tiếng Việt, tiếng nói từ lúc bé thơ, bạn và tôi nở nào làm ngơ sao?

          Xin bạn hãy cùng tôi nghe bài Tiếng Nước Tôi của Phạm Duy để thấy tình thương của đất nước qua tiếng Việt.

Phá Tiếng Việt

Phần I- đoạn 1

Lê văn Ẩn

Tôi làm hình trên là để nói lên ngày xưa các vị anh hùng đất Việt đã hy sinh bảo vệ Đất Nước và giống nòi. Ngày nay xin tất cả mọi người Việt hãy đứng lên bảo vệ Tiếng Việt, di sản duy nhất của tổ tiên để lại cho chúng ta.

Sau đây xin bạn hãy cùng tôi nghe bài Thương Ca Tiếng Việt, để thấu hiểu sự tồn tại của Tiếng Việt gắn liền với sự tồn vong của đất nước.

Bạch đằng Giang

Thần Nông Việt Tổ

Thánh Gióng đánh Giặc ân

Hồ động đình

Tìm Hiểu Vế Các Tộc Người Bách Việt

Nguồn Gốc Bách Việt Của Người đài Loan

Tại sao Vua Quang Trung muốn đòi lại đất Lưỡng Quảng ?

Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: đế Quốc Việt Nam ( 3 – 8/1945)

Vũ Ngự Chiêu

Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)

Tài Liệu Về Vụ án Lê Quang Vinh- Con Người Lê Quang Vinh

Trích ” Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc” – Nguyễn Long Thành Nam

Trong bốn bức tường khám đường Cần Thơ, chiến sĩ Lê Quang Vinh hẳn đã nức nở gào thét một mình trước hình ảnh tổ quốc, và qua hàng chữ lớn VIỆT NAM MUÔN NĂM, khi biết rằng mai này, ông sẽ thọ hình từ giã cuộc đời, một cuộc đời đấu tranh gian khổ, để tổ quốc Việt Nam Muôn Năm. Tổ quốc bất diệt, nhưng chiến sĩ phải chết. Như Nguyễn Trung Trực, như Nguyễn Thái Học. Chỉ khác là Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thái Học bị xâm lược ngoại chủng giết, còn Lê Quang Vinh bị người quốc gia cùng phòng tuyến hành hình.

Chuyến Tầu Thống Nhất

Nguyên Vũ

Cách nào đi nữa, không thể không chấp nhận tình trạng quốc gia thống nhất hiện tại. Cuộc nội chiến đã khuất chìm vào quá khứ. Một dân tộc anh hùng là dân tộc dám tìm hiểu những bài học lịch sử để tự hòa giải trong hiện tại và vững mạnh tiến vào tương lai. Nhu cầu cấp bách của Việt Nam là thiết lập một chế độ pháp trị, hiến định, dựa vào Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) cùng các công ước quốc tế khác, trên nền tảng nhân chủ, hiếu hòa, khoan nhượng của dân tộc Việt. Bản Hiến Pháp 1946 có thể là khởi điểm cho việc san định lại một Hiếp Pháp vĩnh cửu cho dân tộc.

Người Việt tới Úc: Những thách thức bước đầu ở Melbourne.

Nguyễn Quang Duy

Ngay từ buổi ban đầu người Việt tị nạn đã không chấp nhận Tòa Đại Sứ Cộng sản đại diện cho mình, họ không chấp nhận những người theo cộng sản, họ cảm thấy từ ngữ “Việt kiều” không còn thích hợp, nên muốn đổi danh xưng thành người Việt tị nạn, người Việt quốc gia hay người Việt tự do.

Hai Bà Trưng ( 40 – 43 ) – Gương Sáng Lịch Sử Dân Tộc Muôn đời

Bản Mới Cập Nhật

Trích Từ Sách Viết Từ Chân đền Hùng

Vũ Ngự Chiêu & Hòang đỗ Vũ

Cuộc nổi dạy của Hai Bà Trưng năm 40-43 được coi như trang đầu bi hùng của Việt sử dài theo cuộc chiến vệ quốc trường kỳ, liên lũy suốt hai thiên kỷ. Hàng năm, giỗ hai Bà được cử hành ngày 6/2 lịch ta [hiện thay thế bằng ngày 8/3 TL, tức ngày Phụ nữ]. Trong khi đó, Phục ba tướng quân Mã Viện [Ma Yuan, 13TTL?-49] trở thành biểu tượng của chính sách thực dân Đại Hán [Ta Han hegemonism hay Hanism]—mối đe dọa thường trực của các lân bang nói riêng, và nền hòa bình thế giới nói chung

Trưng Nữ Vương – Ngàn đời oanh liệt

Lễ Hai Bà Trưng – Ngày 6 tháng 2 – Việt Lịch 4899

Trưng Nữ Vương – Ban Tam Ca áo Trắng

Vua Bà của Trung Quốc Là Vua Trưng

Trần đại Sỹ

Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên… tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà

Nghệ Thuật Lãnh đạo của Quang Trung Hòang đế

đoàn Hoè

Đương thời (cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 19), các tu sĩ Thiên Chúa giáo hành đạo tại đất Đại Việt không thiện cảm với Tây Sơn không vì Tây Sơn gây khó khăn cho họ, trái lại là khác. Nhưng là do các tu sĩ thời ấy thường có khuynh hướng thân chánh quyền đương chức là các chúa Nguyễn, trong khi

Thuở Thiếu Thời Của Petrus Key Trương Vĩnh Ký

Vũ Ngự Chiêu

Những tư liệu về thuở thiếu thời của Petrus Key đầy chi tiết trái ngược nhau.Năm 1958, Viên Đài & Nguyễn Đồng cho rằng thân phụ Trương Vĩnh Ký là “Lãnh binh Truơng Chánh Thi,” chết năm 1845 trong khi tùng sự ở Nam Vang (Bách Khoa [Saigon], số 40, [1/9/1958], tr. 43); năm 1846 mẹ (Nguyễn Thị Châu) ủy thác cho một giáo sĩ người Pháp có tên Việt là “cố Long”

Petrus Key Là Ai ?

Vũ Ngự Chiêu, Ph.D., J.D.

Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc.Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc

Điếu Cựu Môn Sinh Nguyễn Văn Hoàng

Điếu cựu môn sinh Nguyễn văn Hoàng                                                     Nguyễn ngọc Huy

Tiểu sử của anh như sau

Anh Nguyễn văn Hoàng hay Nguyễn Chính Nghĩa sinh ngày 18/10/1947 ở Biên Hạ trong một gia đình nghèo gồm có 8  anh em mà anh là anh cả. Anh có một vợ 3 con và 2 cha mẹ già cần phụng dưỡng. Khi còn học tiểu học, anh vừa đi học vừa bán quà vặt để giúp gia đình. Khi học trung học, anh là học sinh xuất sắc của trường Trung Học Ngô Quyền ở Biên Hòa và  được giải thưởng danh dự của Tổng Thống VNCH trao tặng. Khi xong tú tài toàn phần, anh học Đại Học Khoa Học Saigon, đến năm thứ ba anh được học bổng chính phủ để đi  học ngành hóa học ở Algeria. Nhưng vì gia đình đông con cần có cha bên cạnh để nuôi dưỡng nên anh bỏ dỡ chương trình này để thi vào Quốc Gia Hành Chánh. Trong khi học QGHC, anh còn học thêm ngành luật tư pháp  của trường Đại Học Luật Khoa Saigon và tốt nghiệp cử nhân luật khoa. Sau khi tốt nghiệp QGHC anh được bổ nhiệm đi làm việc ở Ty Thuế Vụ Quận I thuộc Tổng Nha Thuế Vụ. Cuối năm 1969 anh bị động viên vào khóa 2 Trừ Bị Thủ Đức và sau đó về làm việc ở Bộ Tổng Tham Mưu VNCH 2 năm, sau đó được đưa trở về Tổng Nha Thuế Vụ và làm Trưởng Phòng Thuế Vụ Quận Gò Vấp. Ban đêm anh đi làm bán thời… Continue reading

Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ

Sự sỉ nhục quốc gia qua bản đồ và sự xuất hiện hình thù địa lý TQ

Nguồn: William Callahan, “The Cartography of National Humiliation and the Emergence of China’s Geobody”, Public Culture 21(1), 2009, pp. 141-173.

Biên dịch: Tuấn Anh | Hiệu đính: Đỗ Thị Thủy

Tóm tắt

Bản đồ là một phần quan trọng trong việc tạo dựng và sử dụng hình ảnh quốc gia. Bài viết này nghiên cứu những bản đồ hiện đại của Trung Quốc để chỉ ra cách mà những biên giới rất cụ thể giữa không gian trong và ngoài nước là kết quả tự nhiên của các công trình biểu tượng của địa lý học lịch sử và những quy ước của bản đồ học Trung Quốc. Những tấm bản đồ này không chỉ dừng ở việc ngợi ca phạm vi chủ quyền của Trung Quốc mà còn đau đớn trước mất mát lãnh thổ quốc gia thông qua bản đồ học về sự sỉ nhục quốc gia. Mục tiêu của bài viết này là hướng sự chú ý của chúng ta từ các vấn đề ngoại giao về biên giới quốc tế sang nghiên cứu những gì mà bản đồ Trung Quốc của Trung Quốc có thể cho chúng ta biết về những hi vọng và những lo sợ của người Trung Quốc, không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà còn ở tận tương lai. Bài viết này có hai mục tiêu tổng quát: (1) giải thích những bản đồ quốc gia hiện tại của Trung Quốc đã xuất hiện như thế nào thông qua sự va chạm sáng tạo giữa lãnh thổ phong kiến không giới hạn và lãnh thổ có chủ quyền bị giới hạn, và (2) cho thấy cách mà bản đồ học… Continue reading

Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer

Người Việt đầu TK 20 qua hồi ký của Paul Doumer

Nhằm cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, dưới đây là một vài trích đoạn trong quyển “Xứ Đông Dương” để bạn đọc có thể tham khảo thêm góc nhìn khác từ một viên chức cao cấp của Pháp.

Những cuốn sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc, người Pháp, người Mỹ… xưa nay không ít. Lẽ dĩ nhiên, là sách của người nước ngoài nên cách nhìn bao giờ cũng đối nghịch ít nhiều với quan điểm của chúng ta. Nhưng nếu ta biết “gạn đục khơi trong”, phê phán có chọn lọc thì đó sẽ là một nguồn tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được khách quan hơn.

Đôi nét về Paul Doumer

Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902
Paul Doumer từng giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902

Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” là một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và trải nghiệm của ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời đó gọi là An Nam).

Về con người của Paul Doumer, ông là người có kiến thức nhiều lĩnh vực, là Bộ trưởng tài chính Pháp trước khi sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền. Sau này ông còn làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Quyển “Xứ Đông Dương” ghi lại nhiều nhận định của ông về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, hành chính, con người, văn hóa… ở những nơi ông đi qua.

Để phục vụ nước Pháp hết mình, Doumer… Continue reading

Hãy trả lạ cho lịch sử những gì của lịch sử

Hãy trả lại cho lịch sử những gì của lịch sử

Mai Tú Ân

img-065Tại sao nước Mỹ có mối thù địch lâu dài với Cu Ba…

Có lẽ cuộc cấm vận Cu Ba là một trong những cuộc cấm vận thời bình lâu dài nhất, trải qua nhiều đời tổng thống Mỹ nhất. Chỉ đến năm 2015, sau khi chủ tịch Fidel Castro từ chức và lùi vào bóng tối để nhường chỗ cho người em trai Raul Castro lên nắm quyền thì lệnh cấm ấy mới được tổng thống Barrak Obama bãi bỏ. Hơn nửa thế kỷ thù nghịch của đất nước giàu nhất thế giới này đã khiến cho đất nước Cu Ba xinh đẹp trở thành một đất nước chậm phát triển bậc nhất thế giới. Câu hỏi là tại sao trong khi Oasington quan hệ với tất cả các nước CS trên thế giới nhưng lại dành cho người láng giềng nhỏ bé của mình một sự trừng phạt lâu dài đến như vậy?

Tất cả mọi sự trên đời đều có những nguyên nhân của nó, cũng như mọi việc làm đều có cái giá mà ai đó phải trả. Và người đã gây nên tội không thể tha thứ này cho nước Mỹ chính là Fidel Castro, lãnh tụ sáng chói của Cách Mạng Cu Ba và thế giới vừa qua đời, và dĩ nhiên kẻ gánh chịu mọi tội lỗi của ông chính là nhân dân và đất nước Cu Ba và biến nước này thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Mặc dù đất nước này chỉ cách người láng giềng giàu có là Mỹ hơn 100 cây số…

Chúng ta hãy trở ngược thời gian để về lại năm 1962, và về lại với một sự kiện… Continue reading

Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân

Gíá trị của bài này rất lớn. Nó là một thứ hồi ký đáng tin cậy (không viết cho hay mà viết cho thật). Hoàng tử Bảo Ân là một người con có hiếu, một người chủ gia đình có nghĩa và một người dân có tư cách. Ông giống cha ở những khía cạnh tốt . Cựu hoàng Bảo Đại không phải một chính trị gia tốt nhưng là một người nhân đức và có tư cách. Ông đã nói ba câu bất hủ trong đời ông. Câu đầu: ” Tôi thà là̀m dân một nước độc lập còn hơn là̀m vua một nước nô lệ”. Câu Hai: Khi bị bầy tôi cũ là ông Ngô Đình Diệm truất phế bằng những lời chửi tồi tệ và hạ cập tỷ du như ” Tên hôn quân Việt gian bán nước Bảo Đại….” th̀i BĐ đã trả lời dõng dạc rằng :”Nếu bảo tôi là Việt gian cho Pháp thì ông Diệm cũng là một thứ Việt gian cho Mỹ. Câu thứ ba: Vào cuối thập niên1960, khi Mỹ muốn dùng Bảo Đại như một con bài phòng hờ thì Lansdale sang Pháp dùng thứ phi Mộng Điệp là̀m trung gian để gặp BĐ bàn chuyện (nghe đồn rằng nếu Y Được gặp cựu hoàng thì Mộng Điệp sẽ được món thù lao chừng một trăm ngàn đô la trong lúc BĐ đang túng thiếu tới mức cùng quẫn). BĐ trả lời rằng: ” Tôi chỉ muốn gặp chính khách (politician) chứ không muốn gặp CIA.

Con trai út của vua Bảo Đại – Bảo Ân

Huy Phương Biên Soạn

Bao an 1

“Hoàng tử” Bảo Ân

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo… Continue reading

“TUI THƯƠNG ÔNG DIỆM LẮM”

…..

“TUI THƯƠNG ÔNG DIỆM LẮM”

Hoàng Long Hải

Cách đây mấy năm tôi đi Trenton để thăm ông thầy cũ. Ông cũng là hiệu trưởng trường tôi dạy học 10 năm, trước khi tôi nhập ngũ.
Ông tốt nghiệp tiến sĩ toán ở Tây, chức vụ cuối cùng là phó viện trưởng một trường đại học ở nước ta. Những điều nầy không làm tôi suy nghĩ nhiều bằng việc ông từng là người tín cẩn của ông Ngô Đình Cẩn trong ngành giáo dục ở miền Trung, qua đó, ông giúp đỡ không ít cho việc mở các trường Trung học Bồ Đề trong khu vực trách nhiệm của ông, thời điểm phải cạnh tranh với hệ thống trường Thánh Tâm được mở ra rất rộng và rất mạnh. Ông cũng là một Phật tử nhiệt thành, không ít lần giúp ông Trí Quang trình bày với chính quyền VNCH thời ấy, xin giải quyết những khó khăn của Phật giáo do chính quyền địa phương, cấu kết với các ông linh mục địa phương gây ra. Vài sự việc điển hình, tôi đã trình bày trong bài viết về ông Ngô Đình Cẩn.
Nói nôm na, như cách của người Huế, thì ông là “người của cậu Cẩn”, là một trong nhiều người được “cậu Cẩn” tín nhiệm trong các ngành chuyên môn của họ, người thuộc ngành y tế, người thuộc công chánh, người thuộc ngư nghiệp, v.v… Tại sao ông Ngô Đình Cẩn chọn những người “chuyên ngành” như thế để phụ trách các ngành đó, thì tôi đã giải thích trong bài viết về ông Ngô Đình Cẩn rồi. Riêng những cái ghế tỉnh trưởng, quận trưởng, tưởng ty Công An Cảnh Sát thì “cậu” nắm quyền quyết định.

img-032

“Lãnh chúa miền… Continue reading

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

img-019

Nguồn: Jerry Brotton, “England’s Forgotten Muslim History,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vương quốc Anh đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Đất nước này đã quay lưng lại với châu Âu, và nữ hoàng đã đặt mục tiêu (tập trung vào) thương mại với phương Đông. Mặc dù điều này nghe có vẻ giống nước Anh ngày nay, nhưng nó cũng mô tả đất nước này vào thế kỷ 16, trong thời kỳ hoàng kim của quốc vương nổi tiếng nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth I.

Một trong những phương diện bất ngờ nhất của nước Anh thời Elizabeth là chính sách ngoại giao và thương mại của nó được dẫn dắt bởi một liên minh sâu sắc với thế giới Hồi giáo, một sự thật dễ dàng bị ém đi bởi những người đang thúc đẩy luận điệu dân túy về chủ quyền quốc gia ngày nay.

Từ khi lên ngôi năm 1558, Elizabeth đã bắt đầu tìm kiếm các mối quan hệ ngoại giao, thương mại, và quân sự với các nhà cai trị Hồi giáo ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và Ma-rốc – với những lý do chính đáng. Năm 1570, khi chắc chắn nước Anh theo đạo Tin lành sẽ không trở lại với đức tin Công giáo, Giáo hoàng Pius V đã ra vạ tuyệt thông với Elizabeth và kêu gọi tước ngôi báu của bà. Chẳng bao lâu sau, một Tây Ban Nha theo Công giáo hùng mạnh đã chống lại bà, và một cuộc xâm lược sắp xảy ra. Giới thương nhân người Anh bị cấm làm ăn với các thị trường giàu có của… Continue reading

Tìm Kiếm