Lịch Sử

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 12)

Chương 12

Gặp lại Nàng Thơ

Triệu được chỉ thị cần phải tìm cách phối hợp hoạt động với các thanh niên, học sinh gốc Trung Hoa ở Chợ Lớn. Thủ đô Sài Gòn bao gồm cả Chợ Lớn, một trung tâm kinh tế phồn thịnh với diện tích và dân số kể như phân nửa của Thủ đô. Không thể nào chấp nhận để Chợ Lớn như thành phần tách riêng, không tham gia cuộc tranh đấu chống Pháp.

Phần lớn người Trung Hoa lớp lớn tuổi ở Chợ Lớn đều tham gia vào các hoạt động kinh tế. Họ chỉ cầu mong được yên ổn để việc kinh doanh được dễ dàng. Tình hình bất an ninh ở vùng Lục Tỉnh đã gây tình trạng có khi rất bất lợi cho công việc làm ăn, tiếp tế thương mại. Hoạt động lôi kéo những thành phần này là một việc khó khăn, phức tạp. Nhiều bộ phận đặc biệt đã được thành lập để phụ trách việc này. Riêng về giới thanh niên thì triển vọng lôi kéo họ tham gia cuộc chiến có chiều hướng thuận lợi hơn, vì thanh niên lúc nào, thời nào cũng là phần tử mang nhiều lý tưởng trong tâm tư.

Tình cờ được chỉ định một công tác mới như thế đã khiến Triệu tự hỏi vì sao lại có việc xui khiến như vậy: Kể từ khi trường Petrus Ký phải đóng cửa vì thời cuộc xáo trộn, Triệu đã có bao nhiêu lần hồi tưởng đến mái trường xưa, bè bạn cũ. Trong ký ức, Triệu đã bao phen nhớ lại những buổi sáng, lúc còn ở nội trú, thường hay đứng ở bao lơn tầng lầu nhất, nhìn các học sinh ngoại trú tuần tự xếp hàng dẫn… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 25-2)

Chương 25

Hoàn Cố hương (2)

Trong dịp Tết năm đầu tiên trở về xứ, Triệu nô nức đón nghe lời chúc đầu năm của Tổng Thống Diệm. Ông Ngô Ðình Diệm đã kết thúc bài chúc Tết với câu: “Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta”.

Lời chúc có tánh cách tôn giáo riêng tư của một Tổng Thống phụ trách một quốc gia với đa phần là những người theo tín ngưỡng thờ phụng Ông Bà, Tổ tiên hoặc Phật giáo hay các đạo khác đã làm Triệu bàng hoàng, thất vọng. Triệu băn khoăn tự hỏi: “Mình đã chọn trở về xứ nhưng có phải đã chọn nhầm chế độ chăng?” 
Triệu bắt đầu để thì giờ tìm hiểu thêm về sự việc kể từ ngày ông Ngô Ðình Diệm trở về xứ chấp chánh. Triệu đã lần lần tiếp xúc được với các anh em trong tổ chức Nam Thanh. Một số lớn đã có nghề nghiệp vững chắc trong các xí nghiệp hoặc công ty thương mại ở các đô thị. Một số không ít các anh em thân thích khác, sau khi gặp các khó khăn, không còn thấy hứng khởi làm việc với phía Cộng sản Ðệ Tam nhưng vì không thích gia nhập quân đội vào thời đó còn do người Pháp chỉ huy nên đã chọn gia nhập quân đội các giáo phái. Triệu đã gặp lại và học hỏi được nhiều tin tức do các anh em nay đã gia nhập các đơn vị Cao Ðài. Ðặc biệt, Triệu đã vui mừng gặp một bạn tên Văn Lang, nay mang cấp bậc Thiếu tá. Anh vẫn là người lúc nào cũng trung thành với lý tưởng phục vụ đất nước của mình! 

Tổng Thống Diệm đã có một… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 11-2)

Chương 11

Hồi cư về Sài Gòn (2)

Tổ chức Nam Thanh còn một hãnh diện khác là đã xuất bản được bản nhạc Nhớ Chiến Khu, một bản nhạc của Ðỗ Nhuận, rất thịnh hành vào lúc khởi đầu Nam Bộ Kháng Chiến. Một đồng chí họa sĩ tài hoa, ở xóm sau nhà thờ Bà Chiểu đã nhận vẽ bìa cho bản nhạc. Anh tên Hoa, từng được hội Việt Mỹ tổ chức trình bày tác phẩm, đã sáng tác bìa một màu, xanh lá cây, với hình một chiến sĩ, đầu đội ca lô, vai vác súng, đứng dưới một cột cờ. Lá cờ phất phới, nếu cố ý nhìn thật kỹ sẽ thấy ẩn hiện hình một sao năm cánh! Qua mặt cơ quan kiểm duyệt để xuất bản một bản nhạc có hình bìa như thế, phải cho là một kỳ công. Một anh bạn ở nhà xuất bản Hoàng Mai Lưu đã thực hiện việc in ấn bản nhạc này. Hoàng Mai Lưu là tên ghép ba họ của các sinh viên Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước. Triệu đã đến nhà anh bạn khi bản in vừa ráo mực, ở vùng chợ An Ðông – thời bấy giờ chỉ là một xóm nhà lá – để chở hết về đem chia giấu vì sợ Sở Kiểm duyệt đổi ý cho chỉ thị tịch thâu lại thì lỗ vốn! 

Nhân dịp nghỉ hè năm học đầu tiên ở trường Chasseloup Laubat, Triệu được chỉ định vào khu để dự khóa huấn luyện Thanh niên. Ðây là một khóa tổ chức cho nhiều đoàn thể thanh niên, với ý định đồng nhất chủ trương tranh đấu và hướng dẫn cách thức hoạt động bí mật yểm trợ kháng… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 25-1)

Chương 25

Hoàn Cố hương (1)

Hơn sáu năm trước, lần đầu tiên đặt chân trên đất Pháp, Triệu đã được Mới đến đón. Lần trở về xứ lần này cũng được Mới ra sân bay đưa tiễn. Lần này cả hai đều trong tâm trạng phân vân, không biết đây có phải là lần gặp nhau cuối cùng hay không? Tương lai tiên liệu sẽ có nhiều bất trắc, khó lường. 

Nếu chuyến đi ngày trước bằng phi cơ Constellation có cánh quạt phải mất gần hai ngày đường thì nay chuyến trở về xứ chỉ còn độ trong hơn một ngày với phi cơ phản lực. Máy bay chỉ ngừng lại một vài nơi để tiếp tế nhiên liệu hay để nhận khách. Triệu tiếc cái thời đã có dịp nhìn Karachi trong chiều tà hoặc ăn sáng ở phi trường Bagdad với những chùm ngo to và ngọt lịm.

Về xứ lần này, bao nhiêu sách vở, vật dụng, Triệu đều gởi về bằng đường biển. Triệu chỉ đem theo trên phi cơ chiếc đàn guitare Ramirez và một máy thâu thanh Zénith Transocéanic được coi là loại máy thật tốt thời bấy giờ để bắt được các đài phát thanh trên thế giới. 

Khi vào không phận Sài Gòn phi cơ đã bay một vòng trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt. Triệu đã nhận lại được hình ảnh quen thuộc của vài kiến trúc như nhà thờ Ðức Bà, Chợ Bến Thành, Thương cảng Khánh Hội… nhưng lại thấy Sài Gòn bây giờ như nở rộng ra với bao nhiêu nhà cửa ở vùng ngoại ô. Khi rời phi trường, đi ra phố Triệu mới thấy choáng váng vì cảnh tấp nập của thành phố nay quá đông người. Sáu năm… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 24)

Chương 24

Tiểu Ðăng khoa, Ðại Ðăng khoa

Ngày 10 tháng Chạp năm 1956, Triệu trở về Bordeaux trình luận án Y Khoa. Nay Triệu đã sắm được một chiếc xe Renault nhỏ loại bốn mã lực nên đã đưa Duy Thảo từ Toulouse về Bordeaux bằng đường bộ. Lúc trước, kể như hằng tuần, Triệu đáp xe lửa qua lại Bordeaux-Toulouse nhưng chưa được dịp ghé qua các thành phố nhỏ mà trước kia Triệu chỉ biết tên qua các ga xe. Nay mới có cơ hội la cà biết từng địa phương như thưởng thức nho ngọt Moissac, chiêm ngưỡng các lâu đài thành phố Agen, thăm viếng các vườn cây sung túc Marmande. Thú vị nhất là khi lái xe đi song song với con kinh Canal du Midi miền Nam đất Pháp. Nhiều hàng hóa vẫn còn được vận chuyển bằng con kinh hiền hòa này. Nhiều gia đình vẫn còn sinh sống trên những sà lan lớn trong nghề nghiệp chuyển vận. Một vài gia đình Pháp lại hay chọn tháp tùng các sà lan di chuyển chầm chậm qua nhiều địa danh miền Nam này trong dịp nghỉ hè.

Căn nhà ở 28 đường Cruchinet nay đã vắng bóng bà chủ Ranchou. Triệu cũng đang thu dọn để rời Bordeaux trên đường chuẩn bị về xứ. Ðồ đạc của một sinh viên không có là bao, trừ các sách học cần thiết phải đem về để hành nghề. Tất cả gia tài của cải chỉ chứa trong một thùng sắt để gởi theo đường tàu biển về Việt Nam. Nếu không có việc lo lắng về buổi trình luận án ở Ðại học thì không thể tránh được nỗi buồn man mác phải rời một nơi chôn chặt bao nhiêu kỷ niệm thời sinh… Continue reading

Chương 11

Hồi cư về Sài Gòn (1)

Thành phố Sài Gòn, sau những tháng dài chìm trong khói lửa chiến tranh, nay đã có một gương mặt khác. Sự thay đổi không phải chỉ nhận thấy ở cảnh vật bên ngoài mà hình như lúc nào cũng thấy bàng bạc trong tâm tư của những người hồi cư. Ý tưởng so sánh những sự việc ngày trước và bây giờ lúc nào cũng thấy xảy đến trước các tình huống mới. Ðặc biệt nhất là vì các thay đổi vật chất. Trong suốt các năm tháng của thời Ðệ nhị Thế chiến, vì giao thông với Âu châu và nhất là Pháp bị gián đoạn nên dân chúng đã tìm cách vận dụng các sản phẩm nội địa để thay thế các sản phẩm không còn được nhập cảng. Bột bắp và bột gạo chẳng hạn đã được pha trộn theo nhiều công thức để làm bánh mì, thay thế bột mì rất khan hiếm trên thị trường. Quần áo phần nhiều được may cắt bằng các loại vải sản xuất trong nước, loại vải thường được gọi là “vải 8”, sần sùi, trông thô kệch nhưng rất chắc chắn.

Nay thì trên các chợ, dân chúng đã thấy bắt đầu kén chọn, thích mua bánh mì làm bằng bột mì nhập cảng, được những người được phát “bon” để mua nhưng đã được đem bán ra từ những lò bánh mì mới, có tên lạ như Vita, Moderne… Một số đông dân chúng nay đã may mặc áo quần với vải sồ đắt tiền, nhiều màu sắc hơn. Những chiếc xe đạp mới nhập cảng nhất là hiệu Peugeot, là niềm hãnh diện của các chủ nhân tốt số đã lãnh được phiếu mua xe.

Các trường công… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 23)

Chương 23

Quân cảng Toulon

Ðến năm thứ Sáu là năm chót của chương trình học Y khoa, Triệu có nhiều tự do hơn trong sinh hoạt hằng ngày vì phải tự động đến các thư viện tìm tài liệu để viết luận án tốt nghiệp. Thời gian viết luận án trên lý thuyết không có ấn định là bao lâu phải hoàn tất nhưng phần đông sinh viên đều cố gắng kết thúc trong một năm. Riêng đối với Triệu là sinh viên nhận học bổng nên bị bắt buộc phải hoàn tất luận án trong năm để có thể sớm phục vụ tại các đơn vị.

Tuy từ nay việc xếp đặt công việc hằng ngày do mình tự định đoạt lấy nhưng mỗi ngày Triệu cũng rất bận rộn. So với những năm học trước kia thì quả thực Triệu thấy có nhiều thoải mái hơn. Giống như những sinh viên khác, Triệu không làm sao quên được những lúc học năm thứ Tư Y khoa. Theo chương trình học, năm đó là năm phải thi về ba môn học chánh yếu: Nội khoa, Ngoại khoa và Sản khoa. Có thể nói đó là toàn bộ sự học hỏi về Y khoa. Chương trình thật rộng lớn bao gồm mọi lãnh vực. Triệu và anh bạn Nghĩa tuy sống khít vách nhau mà cũng ít thời giờ gặp nhau. Nghĩa còn dùng giấy dán các cánh cửa sổ để ánh sáng không lọt vô phòng. Phòng anh chỉ có ánh đèn điện. Mệt thì mới tắt đèn đi nghỉ. Thật là một năm vất vả, học không kể ngày đêm, để có thể ôn lại tất cả chương trình đã học!

Năm chót thứ Sáu như vậy là một năm tuy bận rộn nhưng tinh thần được… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 10)

Chương 10

Những ngày tản cư

Triệu đang gánh nước tưới đám cải bẹ xanh và giàn đậu rồng ở ngoài vườn thì bỗng nhiên thấy Chú Sáu của Triệu xuất hiện ở ngoài cổng. Chỉ cách có mấy tháng không gặp chú vì chú đã trở về Sa Ðéc mà nay chú đã thay đổi trông già một cách lạ lùng. Chú để râu dài, đầu vấn khăn rằn như các dân lái ghe thương hồ trên các sông ngòi miền Nam, đi chân không, vận đồ bà ba màu đen đã mốc thếch.

Triệu mừng rỡ, nắm tay Chú vào nhà, rối rít hỏi tin tức bên nội ở miệt vườn Sa Ðéc. Chú cho biết là bà con xóm giềng vẫn được bình an. Quân lính Pháp chỉ chiếm đóng ở tỉnh lỵ Sa Ðéc và quận Cao Lãnh. Thỉnh thoảng tàu tuần có khi đi ngang qua làng nhưng chỉ chạy dọc theo sông cái, không đi vào các rạch nhỏ xuyên vào các xóm. Chú được Ông Nội chỉ thị phải lên Sài Gòn hay Biên Hòa đem Triệu về Sa Ðéc. Ông lo ngại sợ thằng cháu đích tôn đã theo kháng chiến, chạy vào khu. Chú Sáu của Triệu đã có thời hoạt động chánh trị chống Pháp, hồ sơ các sở mật thám của Tây chắc còn nắm giữ, nên phải giả dạng ông già nhà quê, lên Sài Gòn đi tìm lại đứa cháu.

Hai anh em Triệu vội thu xếp hành trang, theo chú Sáu về quê nội. Ðây là lần đầu tiên từ khi xảy ra cuộc chiến, Triệu mới có được dịp trở lại Sài Gòn. Xe đò đã phải ngừng lại nhiều nút chặn xét trên đường khi đi ngang qua các đồn bót, nhất là khi… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 22)

Chương 22

Ngoại trú

Sống nội trú trong doanh trại được hơn hai năm, theo thông lệ của trường, sinh viên được phép có thể chọn sống ngoài trại. Thời gian hai năm có thể coi như đủ để sinh viên biết tuân thủ kỷ luật nhà binh. Sống theo kỷ luật giờ giấc ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, điểm danh mỗi sáng… trước khi xuất trại đi học, đã thật sự biến Triệu thành một cái máy hoạt động đồng loạt với các máy khác! 

Tiền trọ hằng tháng được trường đài thọ. Thành phố Bordeaux cũng rất tán thành việc đón nhận sinh viên sống ngoài phố vì sẽ giúp một phần nào cho kinh tế của các thương gia. Các gia đình thượng lưu và trung lưu cũng hi vọng đón nhận các y sĩ tương lai để chọn được các chàng rể cho con cái của họ.

Triệu và anh bạn Nghĩa, người Huế may mắn tìm được hai phòng trống trên từng lầu một của một gia đình, chồng làm thầu khoán xây cất. Chủ nhân vì phải lo cho các công trường nên chỉ thỉnh thoảng mới về lại nhà. Bà chủ là một người đàn bà đứng tuổi, tên Ranchou, sống với hai con, một trai, một gái còn đang học trung học. Bà vốn quê ở miền Auvergne, một vùng đất đai cằn cỗi ở miền núi Massif Central. Dân ở đây do đất đai, khí hậu không thuận tiện như các vùng khác nên được tiếng là những người cần cù, làm việc giỏi. Miền này ở Pháp cũng tương đương với vùng Nghệ, Tĩnh ở Việt Nam.

Bà chăm lo, gìn giữ nhà lúc nào cũng tươm tất. Từ trong ra ngoài, ít khi thấy được một cọng… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 9)

Chương 9
Lần đầu chạm địch

 

Triệu và các toán thanh niên đang mai phục canh gác phía trái của cầu sắt xe điện Cầu Bông được cấp báo phải cấp tốc rút lui vì quân đội Anh-Ấn và Pháp đã ồ ạt tấn công, vượt qua Cầu Bông sau khi đã thình lình nổ súng và cho thiết giáp vượt qua cầu. Các chướng ngại vật ở Cầu Bông về phía Gia Ðịnh đã bị súng lớn của địch phá hủy dễ dàng. Xe tăng, thiết giáp đã vượt cầu, tiến qua đường Hàng Bàng một cách bất ngờ, khiến các toán chỉ huy lúc ấy đang họp ở tòa Tỉnh Gia Ðịnh đã phải tháo chạy. 

Các toán có phận sự canh chừng phía bên này của Rạch Thị Nghè vì thế nhận được lịnh phải tự động rút lui để khỏi bị đánh bọc hậu. Triệu và các bạn đã tháo chạy trở về hướng Gia Ðịnh. Phần đông đều bị tay chân đầy máu me, không vì bị thương tích súng đạn nhưng vì phải càn vượt qua các bụi ô rô đầy gai góc bên bờ rạch. Triệu nghe các bạn bắn tin đồn là đã thấy ca sĩ trẻ Phạm Duy có tham dự mặt trận này và cũng tháo chạy như anh em. Lúc ấy Phạm Duy được giới trẻ biết đến vì đang đi theo một gánh hát cải lương và thường trình diễn rất “ăn khách” bản Buồn Tàn Thu của Văn Cao.

Ðịch quân trong những ngày đầu chỉ cần lo chiếm đóng các vị trí chiến lược nên dân chúng Gia Ðịnh vẫn còn được cơ hội len lỏi theo các đường nhỏ trong các xóm để tìm đường tản cư khỏi thành phố. Các bạn của… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 21)

Chương 21

Trại Hè

Mỗi năm Triệu thường chỉ có được một tháng nghỉ hè sau thời gian phải đi thực tập ở các quân y viện. Việc thực tập ở các bịnh viện rất cần ích trong nghiệp vụ y khoa và Triệu thường được hướng dẫn thật tận tình. Chú tâm của chương trình đào tạo là giúp cho các y sĩ sau khi tốt nghiệp có thể bắt tay ngay vào việc, không bị bỡ ngỡ. Hai tháng thực tập vì vậy thường là hai tháng rất vất vả vì phải tập lãnh nhiều trách nhiệm và đảm trách các buổi canh gác.

Trong tháng nghỉ hè còn lại, Triệu hay cùng Duy Thảo tham dự một hay hai tuần các trại hè sinh viên để có dịp gặp gỡ bạn bè thường ở rải rác trên đất Pháp. Hè là mùa nóng nên các trại thường được tổ chức gần các ao hồ hoặc trên các núi cao. Những lần tổ chức ở cạnh các hồ như hồ Saint Féréol ở Massif Central thì việc tiếp tế cho trại ít gặp khó khăn vì nơi đây cũng là nơi nghỉ mát của dân chúng. Tổ chức ở các vùng núi, được cái lợi chẳng những khí hậu mát lạnh mà thường là nơi du khách ngại đường xa nên ít chọn để chân đến. Ðã hai lần Triệu có cơ hội đóng trại ở hồ Orédon ở núi Pyrénées. Nơi đây là một đập nước lớn trong chương trình thủy điện. Ðập nước đã làm tăng diện tích của hồ để có thể trữ nước tối đa. Ðường lên hồ rất xa và tương đối khó lái xe. Ðến mùa Ðông khi tuyết rơi dày đặc, thì các nhân viên làm việc ở nhà máy thủy… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 8)

Chương 8
Những ngày đầu Nam bộ Kháng chiến

Lịnh phong tỏa Sài Gòn-Chợ Lớn được ban hành. Nhiều truyền đơn, biểu ngữ đã được tung ra dán ở khắp các ngõ đường, các xóm, các chợ… cấm tiếp tế thực phẩm cho thành phố, cấm buôn bán với ngoại kiều… Các ngõ đường đưa vào thành phố đều được bít lại bằng chướng ngại vật: cây đốn ngã, xe cộ, bàn ghế, tủ, bao cát… Thanh niên Tiền phong mang tầm vông vạt nhọn, dân chúng, thầy thợ đều tình nguyện ra gác các chốt ngăn chặn như ở Cầu Kiệu (Phú Nhuận), Cầu Bông, Cầu Thị Nghè (Gia Ðịnh)… là những nơi Triệu đã lấy xe đạp đi thăm. Triệu nghe đồn là các điểm ngăn chặn do quân nhân Cao Ðài đảm nhiệm trên đường từ Tây Ninh về Sài Gòn cũng như các đường từ Lục Tỉnh lên do lực lượng Bình Xuyên, là những nơi có trang bị vũ khí, có cả súng liên thanh. Các điểm ở Cầu Kiệu, Cầu Bông thì rất xô bồ, xô bộn, chỉ có dao mác, gậy gộc, vài cây súng săn hai lòng. Một vài người có dáng vóc chỉ huy thấy có đeo súng ngắn và lựu đạn được coi là có mang vũ khí thực sự!
Triệu đang phân vân không biết nên tìm cách nào để bắt liên lạc lại với các anh trong tổ chức Dân Quốc Quân, thì bỗng nhiên có Ðức, một bạn học ở Ða Kao tìm đến xin tá túc và cho hay tin ông Lê Văn Vững, thủ lãnh Thanh niên Tiền Phong vùng Ða Kao đã bị bắn chết vào chiều 22 tháng 9, trước đêm quân Pháp ở Sài Gòn chiếm các đồn bót và trụ sở… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 20)

Chương 20

Gặp Hồ Hữu Tường

Lễ Giáng Sinh năm thứ Hai của Triệu ở Pháp, nhân dịp biết tin Mới nay đã kết hôn và vừa sanh được một cháu gái, Triệu lấy quyết định lên Paris để gặp lại Mới. Sinh viên ở Pháp thật ra rất ít người muốn lập gia đình sớm vì tất cả đều trông mong mau tốt nghiệp trước khi tính đến chuyện tương lai. Mới đã kết hôn với Huệ, một bạn gái gặp ở Pháp vì lỡ đã có con với nhau. Triệu vẫn biết là Mới là một sinh viên luôn luôn tích cực hoạt động trong giới Việt kiều ở Paris, từ việc in ấn sách báo hô hào ủng hộ công việc kháng chiến trong nước đến tổ chức các buổi trình diễn văn nghệ nhân những ngày lễ lớn. Vì bận rộn công việc cho cộng đồng nên Mới đã trễ nãi việc học hành khiến Mới đã chưa qua được kỳ thi cuối năm thứ Nhất Y khoa. Gia đình của Mới ở Việt Nam vô cùng lo lắng và đã viết nhiều thơ cho Triệu, mong Triệu có dịp lên Paris gặp Mới để biết tình trạng gia đình Mới ra sao. Lúc Mới còn ở Việt Nam, Triệu đã thường có dịp đến thăm gia đình của Mới. Ba, Má của Mới đã thân mật coi Triệu như con trong gia đình. Cho Mới xuất ngoại du học là một hi sinh lớn đối với Ông bà. Nay bỗng nhiên Mới xin lập gia đình rồi việc học lại bị thất bại nên gia đình vô cùng lo lắng. Gia đình muốn nhờ Triệu tìm biết rõ tình hình và cũng mong Triệu ảnh hưởng được phần nào trong việc thuyết phục Mới phải… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 7)

Chương 7

Cách Mạng Mùa Thu (1)

Phong trào Thanh Niên Tiền Phong đã phát triển rất nhanh chóng ở hầu như khắp các tỉnh. Ở Sài Gòn, Chợ Lớn các công sở cũng như các hãng tư lớn nhỏ đều có bộ phận TNTP và các thủ lãnh để trông coi, nhất là ở các xí nghiệp. Ở các tỉnh và quận, làng, TNTP cũng được tổ chức nhưng các thủ lãnh thường được gọi là Trưởng Thanh niên, Tráng trưởng, Thiếu trưởng…

TNTP được thành hình với đồng phục, cách chào kính na ná giống như tổ chức Hướng đạo nhưng TNTP không có các hoạt động như thể thao, cắm trại, du ngoạn… Ðây là một đoàn thể được thành lập để đáp ứng lòng hăng hái của tuổi trẻ muốn tham gia vào sinh hoạt quốc gia đang chuyển mình qua giai đoạn độc lập. Việc thu hút giới thanh niên đã diễn ra rất phấn khởi, không có vấn đề đảng phái, tôn giáo, thành phần giai cấp… Lời Hiệu triệu đã được thanh niên miền Nam hưởng ứng nồng nhiệt với ba câu :
“Các bạn chỉ có một đẳng cấp: Ðẳng cấp của Thanh niên.
Các bạn chỉ có một nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Thanh niên.
Các bạn chỉ có một mục đích: Giải phóng Dân tộc” 

Những lời kêu gọi kích thích như vậy trước kia đã chưa từng được công khai phổ biến vì Việt Nam đang còn bị Pháp chiếm ngự. Khẩu hiệu: “Cải tổ xã hội, nâng cao đời sống đồng bào” nay là câu được nhắc thường trực trong các buổi hội.

Công việc cấp thời lúc bấy giờ là giúp thu dọn, xây cất lại các khu bị dội bom, nhất là các xóm nhà… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 19)

Chương 19
Nàng Thơ trên đất Pháp

Cuối hè, Triệu được thơ Lý cho biết đã hoàn tất xong hồ sơ du học sang Pháp. Lý đã học xong phần Tú tài ở trường Trí Dũng và có chứng chỉ tương đương với Tú tài của Pháp. Lý thường đã gởi những đôi vớ Lý đan tặng Triệu trong những ngày ra nghỉ ở Vũng Tàu. Những hình Lý gởi sang nay thấy không còn để tóc uốn như trước. Tóc cắt ngắn gọn như thời còn đi học ở Petrus Ký. Ðược hỏi sao Lý lại cắt tóc ngắn trở lại, trong thơ sau Lý viết:

“Vắng chàng điểm phấn tô hồng cho ai?”

 

để nói lên nỗi lòng.

 

Ðọc thơ Lý mà lòng Triệu thấy se thắt lại. Những ý tưởng đắn đo trái ngược trong tâm tư nay đã trỗi dậy trở lại. Lý và Triệu đã bắt đầu biết nhau từ ngày cùng đóng vở kịch không lời “Thi sĩ và Nàng Thơ”. Cùng học chung một trường, ngày ngày trông thấy nhau nên tình yêu đã len lén đến lúc nào không biết. Chuyện hằng ngày đón nhìn Lý dắt xe đạp đi vào sân trường mỗi sáng đã lại được các bạn học trêu đùa nên thật sự đã thành một thông lệ. Trong thời gian dài trường phải đóng cửa vì thời cuộc, lớp đặc biệt của Lý sau cùng cũng đã phải dẹp bỏ. Lý đã tiếp tục ở các trường trung học Hoa kiều. Lần đầu đi vào Chợ Lớn và tìm được Lý ở Nghĩa An Học Hiệu, Triệu đã biết Lý cũng trông đợi Triệu đến tìm. Những năm Lý theo học ở các trường Nghĩa An và Trí Dũng là những năm Lý và Triệu có… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 6)

Chương 6

…..
Về quê Cao Lãnh

Trở lại Sài Gòn trước cơn khói lửa

Triệu được người chú thứ Sáu từ Sa Ðéc lên đón tản cư về quê nội Sa Ðéc. Ông nội Triệu muốn đem đứa cháu nội đích tôn ra khỏi vùng lửa đạn Sài Gòn. Trên chuyến tàu Nguyễn Văn Kiệu đưa hành khách về Lục Tỉnh nhân dịp này, có rất nhiều học sinh các trường tản cư về quê nên không khí rất nhộn nhịp, vui tươi. Những bài hát mới của Lưu Hữu Phước như Bạch Ðằng Giang, Dòng Sông Hát, Lên Ðàng đã được học sinh đồng ca đến mãi tận khuya mới chấm dứt, để các người trên tàu được an nghỉ.

Quê nội của Triệu ở xã Mỹ Long, quận Cao Lãnh, một làng xa xôi ven biên Ðồng Tháp Mười của tỉnh Sa Ðéc. Từ châu thành Sa Ðéc về làng phải dùng phương tiện đò hay ghe, xuồng. Con đường bộ giao thông từ Hồng Ngự đến An Hảo để tiếp nối vào Quốc lộ 4 đi Lục Tỉnh chưa được xây cất. Vào chiều tối, vài nông dân trong làng có cái thú vui leo lên các ngọn dừa cao, nhìn về hướng Sa Ðéc, đón xem đèn hải hành xanh, đỏ của các thuyền tàu di chuyển trên Sông Tiền Giang lên hướng Cam Bốt.

Mẹ của Triệu nguyên là con của một công chức trước ở Sài Gòn, trưởng thành trong khung cảnh thành thị. Sau khi thành hôn, về làm dâu trong một gia đình nho phong, lễ giáo ở một thôn dã tít mù ven biên Ðồng Tháp, quả cũng là việc phi thường. Ông nội của Triệu là một nhà Nho, thủ hạ của Phan Ðình Phùng trong thời kháng Pháp.… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 18)

Chương 18

Những ngày ở Socoa

Trời chiều tháng Năm ở Bordeaux đến mãi tám giờ vẫn còn thấy sáng chói, khác với lúc mùa Ðông, khoảng năm giờ đã tối mịt. Có cơ hội sống ở những xứ có bốn mùa mới hiểu được những đổi thay của trời đất. Ðặc biệt vùng Bordeaux, vì sát biển Ðại Tây Dương nên mùa Ðông thường ngày bị sương mù bao phủ. Suốt các tháng mùa Ðông, từ sáng cho đến tối, lúc nào cũng thấy ánh sáng mờ mờ. Không khí ẩm ướt lúc nào như cũng muốn len vào cổ áo dẫu có mặc áo ấm cẩn thận. Có sống ở miền thiếu ánh sáng vào mùa Ðông mới hiểu được sự vui mừng của dân chúng khi nhìn được ánh sáng mặt trời khi mùa xuân trở lại. Những ngày đầu Xuân, đi quanh các phố, hình ảnh các người già thoát ra từ nhà rủ nhau ngồi phơi nắng trước cửa là việc hình ảnh quen thuộc nhất. Dân chúng thường kháo với nhau: “Ðầu mùa Xuân, các cụ già mừng được thấy mặt trời cũng giống các rắn mối từ trong hang lên mặt đất tắm nắng”.

Ðặc biệt trong quân ngũ Hải quân, vào một giờ qui định mỗi năm, sắc phục trắng mùa hè khởi đầu thay thế cho quân phục xanh mùa Ðông. Không khí trong trại cũng thấy nhẹ nhàng vui nhộn so với những ngày Ðông rét ướt. Sân trường vắng bóng lúc trước, chiều chiều nay luôn luôn rộn rịp vì các trận đánh bóng chuyền, các cuộc chọi banh bằng kim khí… Ðây là loại giải trí riêng của người Pháp, được gọi là “boules gauloises”. Người Anh hoặc Mỹ thích có thời giờ nghỉ để đi đánh golf.… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 5)

Chương 5

Phong trào Thanh niên

 

Trong ý định tìm cách hướng dẫn đánh lạc tâm lý quần chúng, để họ quên đi các biến chuyển thời cuộc, nhà cầm quyền thực dân Pháp đã bày vẽ nhiều hoạt động mới ở Ðông Dương. 

Nối theo kinh nghiệm đã thành công ở Hà Nội năm trước, Sài Gòn cũng rầm rộ tổẩ chức một hội chợ triểẩn lãm tại vườn Ông Thượng để lôi cuốn dân chúng đến vui chơi. Ðây là một cơ hội để trình bày các phẩm vật sản xuất ở Ðông Dương với ý định tìm cách thay thế các sản phẩm từng phải nhập cảng từ Pháp, trước chiến tranh. Phần lớn các món hàng này đều thuộc về loại tiêu thụ thông thường như thuốc lá, nước ngọt, nước trái cây, quần áo dệt trong xứ… Các trò chơi vui nhộn thì được chú ý bày vẽ rất nhiều. Toàn thể họa đồ khu vực triển lãm được một kiến trúc sư Việt phác họa, một kiến trúc sư mà tên tuổi sẽ được nhắc nhở rất nhiều về sau: kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chánh phủ Cộng Hòa Lâm thời Miền Nam trong thập niên 1970!

Decoux còn chỉ định Ðại tá Maurice Ducoroy thành lập Tổng cục Thể dục, Thể thao và Thanh niên. Một trường Cao Ðẳng Thể Dục được thành lập ở Phan Thiết (E.S.E.P.I.C. tức École Supérieure de l’Éducation Physique de l’Indochine). Ðại tướng Dương Văn Minh khi chưa vào quân đội là người đã tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường nầy.

Phong trào thể dục, thể thao nở rầm rộ để lôi cuốn thanh niên. Cuộc đua xe đạp nối liền Nam Vang, Vạn Tượng, Hà Nội, Huế, Sài Gòn với các… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 4)

Chương 4

Một thời sôi động trước Nam bộ Kháng chiến

Ngày 29 tháng 7 năm 1941, sau khi Nhật ồ ạt đổ bộ vào miền Nam, vào đầu năm học, trường Petrus Ký là nơi được Nhật chọn làm Ðại Bản Doanh. Trường đã phải cấp tốc dời về ở đậu với trường Sư Phạm, ngó qua Sở Thú Sài Gòn, ở đường Dr Angier (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tại đây còn có trường Tiểu học và Trung học cho học sinh Pháp. Trường Sư Phạm chỉ có độ 50 khóa sinh. Ngày khai trường niên khóa 1941-1942 vì thế phải để trễ đến 29-9-1941.

Ðây là thời kỳ sôi động chánh trị ở Nam bộ. Năm 1940, phân nửa nước Pháp đã bị Ðức chiếm. Chánh phủ Thống chế Pétain lên cầm quyền ở Pháp. Năm 1941, mặt trận về phía Ðông giữa Ðức và Nga đã mở màn.

Ngay trước Ðệ Nhị Thế Chiến, các đảng phái chính trị miền Nam đã có cơ hội hoạt động mạnh mẽ khi Mặt Trận Bình Dân lên nắm chánh quyền ở Pháp. Ðể có một cuộc cải cách ở các thuộc địa, chánh phủ Pháp có ý định phái một Ủy ban Ðiều tra sang Nam Kỳ. Nắm lấy cơ hội đó, để thu góp nguyện vọng toàn dân, đòi hỏi cải thiện chế độ cai trị, các nhà cách mạng Việt Nam, đặc biệt là Nguyễn An Ninh, phát động Phong trào Ðông Dương Ðại hội và thành lập Ủy ban Hành động ở các nơi. Thực dân Pháp nhận thấy các nguy cơ có thể xảy ra nên đã tìm cách giải tán Ủy ban Lâm thời tổ chức Ðại Hội. Sau cùng, Ðông Dương Ðại hội bị Pháp cấm. Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 17)

Chương 17

Miền Nam nước Pháp

Như thường lệ từ nhiều tháng qua, Triệu lấy xe điện để đến nhà ga Saint Jean cho kịp chuyến xe lửa chiều thứ Sáu từ Bordeaux đi Toulouse. Chuyến cuối tuần này là loại dành riêng cho những người làm việc xa có thể trở về sum họp với gia đình. Triệu có thói quen thường đến ga rất sớm để tránh việc lỡ chuyến. Ðây là chuyến tốc hành, chỉ dừng lại ở các ga chánh và thường rất đông khách. Chiều nay Triệu đã phải hấp tấp vì buổi học cuối tuần ở Ðại học Y thuộc loại thực tập giải phẫu trên xác ướp tuần này đã kéo quá dài. Triệu được chỉ định phải để công mổ, nhận diện và trình bày cho huấn luyện viên hệ thần kinh thứ Bảy. Ðây là dây thần kinh có nhiều nhánh rắc rối, điều khiển phần lớn các cơ trên mặt. Giải phẫu mà làm hư hỏng có thể làm bịnh nhân bị méo mặt hay bị xệ mí mắt. Buổi thực tập đã chiếm nhiều thời gian và Triệu đã lo lắng e ngại sẽ ra ga quá trễ. 

Triệu ghé qua quán bán báo, mua nhanh một tờ nhật báo Le Monde và hai tuần báo: Paris Match và tờ châm biếm “Con vịt bị buộc” Canard Enchainé. Ðó là cái lệ: mỗi khi lấy xe cuối tuần qua thăm Duy Thảo, Triệu cũng mua ba tờ báo này vì đến lúc đọc xong thì thường cũng vừa vặn khi xe lửa đến ga Matabiau của Toulouse.

Chuyến chiều thứ Sáu cuối tuần hôm nay cũng đông khách như thường lệ. Ngoài một vài người có lẽ là nhân viên văn phòng ăn mặc tươm tất, phần đông… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 3)

Chương 3
Thời Trung học

Ðối với một anh học sinh từ tỉnh nhỏ lên Sài Gòn học, Trường Petrus Ký quả thật là một kiến trúc đồ sộ. Ðược hoàn thành từ năm 1927, trường chiếm một diện tích gần 9 mẫu, mặt quay ra đường Nancy (Cộng Hòa, thời VNCH), đối diện một khoảng xa với hông bên mặt của thành Ô Ma (Camp des Mares). Về phía bên mặt trường là đường Charles Thompson (Nguyễn Hoàng) gần đường xe lửa Sài Gòn- Mỹ Tho.

Hai dãy hai từng song song theo chiều Ðông Tây là các lớp học. Hai hành lang phía trước và sau nối liền các lớp học thành một khung hình chữ nhật. Hai bên đầu hành lang, trước cổng, là các phòng nhân viên hành chánh và các phòng giáo sư. Hành lang phía sau là dãy nhà các phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh và lớp dạy vẽ. Bốn dãy kiến trúc đó bao vây một sân danh dự lớn có dựng tượng đồng bán thân của nhà bác học Petrus Ký, một nhân tài Việt Nam được liệt kê vào sổ vàng hậu thế kỷ XIX là “Toàn cầu bác học thập bát quân tử”. Sau cuộc đổi đời 1975, tượng đồng bị hạ, trường đổi tên thành Lê Hồng Phong, một nhân vật cách mạng, không dính dáng gì đến văn học Việt!

Về bên phía trái của trường có hai dãy lầu ba từng được sử dụng làm phòng học và phòng ngủ cho học sinh nội trú. Bên sau các phòng thí nghiệm là hai phòng ăn rất rộng cho học sinh nội trú và bán nội trú. Các phòng ăn với diện tích rộng này cũng là nơi để tổ chức các kỳ thi có… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 16)

Chương 16

Gặp lại Duy Thảo

Nhân lễ Giáng sinh đầu tiên trên đất Pháp, Triệu nôn nao lấy xe lửa đi Toulouse, một thành phố cũng tại miền Nam đất Pháp, cách xa Bordeaux khoảng hơn ba trăm cây số. Toulouse còn được mệnh danh là “thành phố hồng” vì hai lẽ: phần lớn kiến trúc của nhà cửa, dinh thự đều được xây cất bằng gạch hồng và vì dân chúng ở đây phần lớn đều là thành viên của đảng Xã hội SFIO hoặc đảng Cộng sản Pháp. Trong các thập niên 1920-1930, rất nhiều du học sinh Việt nếu không theo học ở Paris thì thường thích sống ở thành phố ấm áp miền Nam này. Các nhà cách mạng danh tiếng như Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm…, luật sư Nguyễn Quốc Ðịnh… đã từng là sinh viên ở đây.

Sau khi tổ chức Nam Thanh bị thực dân Pháp ở Sài Gòn ra công đánh phá, vì gia đình lo sợ cho Duy Thảo không thể trốn tránh được lâu nên đã tìm cách cho Duy Thảo sang Pháp. Chọn Toulouse làm nơi trú ngụ, Duy Thảo đã tiếp tục học phần Tú tài ở thành phố này. Cũng do một tình cờ khác, phần nhiều các bạn bè đã từng tranh đấu trong hàng ngũ của Duy Thảo cũng đã về đây ghi tên học chung quanh Toulouse.

Chuyến xe lửa vừa ngừng ở nhà ga cuối cùng Matabiau, Triệu đã vui mừng nhận ra dáng người nho nhỏ của Duy Thảo đứng đón ở sân ga, giữa những người Pháp lớn vóc. Ôm Duy Thảo vào lòng, Triệu không thể quên hình ảnh tiễn đưa Duy Thảo trên ba năm về trước, nhìn Duy Thảo đứng trên pont tàu… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 2)

……….

Chương 2
Tuổi thơ

Triệu mồ côi mẹ rất sớm, khi chưa tròn năm tuổi. Mẹ Triệu vốn thuộc một gia đình công chức khá giả, lớn lên ở Sài Gòn nhưng sau khi có chồng thì về làm dâu ở Mỹ Long, một làng nhỏ thuộc quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Ðéc, ven biên Ðồng Tháp Mười. Nơi đây là một nơi thực sự quê mùa, xa thành phố Sa Ðéc cách hai nhánh sông lớn Tiền Giang. Từ Sài Gòn xuống, không có đường xe đi ngang qua làng. Thuở đó con đường từ An Hữu, trước khi đến bến Bac Mỹ Thuận, đi đến quận Hồng Ngự chưa được xây cất như trong thời Ðệ nhất Cộng Hòa. Dân trong làng nếu không có dịp ra tỉnh thì chưa biết được hình dáng một chiếc xe hơi ra làm sao!

Ông nội Triệu là một nhà nho, quê ở Hà Tĩnh vào Nam để theo ông Bác của Triệu bị Pháp xử lưu đày ở Nha Mân (Sa Ðéc) vì tham gia hoạt động trong phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục. Ông nội Triệu là nghĩa quân trong phong trào Phan Ðình Phùng, khi trở về làng thấy làng đã bị quân Pháp đốt sạch nên đã lấy quyết định bỏ làng, xuôi về Nam theo người anh cả. Nhiều nhà cách mạng khác cũng bị Pháp chỉ định cư trú ở Nam, như cụ Vũ Hoành ở Sa Ðéc, cụ Dương Bá Trạc ở An Giang, cụ Phan Tây Hồ ở Ðịnh Tường … Từ Hà Tĩnh, ông nội Triệu đã đi bộ vào Nam tìm người anh. Cuộc hành trình này là một giai thoại được con cháu thường nhắc nhở trong gia đình và được ghi vào gia phả. Ông nội… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 15)

Chương 15

Những ngày xa xứ

Chiếc máy bay Constellation bốn cánh quạt của hãng hàng không Air France đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đưa Triệu rời xa đất nước vào một buổi sáng sớm. Từ trên cao nhìn lại thành phố Sài Gòn, Triệu cố nhận xem vị trí của các con đường quen thuộc, các công viên với những tàn cây xanh mướt, các chợ búa đông người rộn rịp… mà lòng thấy se thắt lại với cái cảm giác như ân hận đã bỏ lại sau lưng một đất nước còn đang trong vòng khói lửa. Xa Sài Gòn không bao lâu, nhìn xuống các sông ngòi chằng chịt, những thuở ruộng, vườn, đồng lúa với những mái nhà lá xiêu vẹo mà thấy xót thương cho người dân quê còn phải sống trong bao nhiêu nhọc nhằn, bất ổn.

Nhưng rồi phi cơ lên cao vút, nhìn ra ngoài chỉ thấy toàn là mây trắng. Nhìn xuống đất chỉ còn thấy núi đồi, làng mạc rải rác, mờ mờ khi ẩn khi hiện. Triệu cố nhắm mắt để tìm vào giấc ngủ nhưng vô vọng vì tiếng động đều đều của bốn máy phi cơ. Ðể cố quên đi phần nào tâm trạng u buồn của một người đã bỏ nước ra đi, Triệu bắt đầu quan sát những người đồng hành trong chuyến đi. Phần đông hành khách toàn là người ngoại quốc lớn tuổi. Triệu là người thanh niên độc nhất đi một mình trên chuyến phi cơ nầy. Một số nam nữ thiếu niên khác đều đi theo với gia đình họ. Người Pháp chiếm đa số trên phi cơ nhưng người Ấn Độ cũng không ít. Dung nhan họ là sắc dân Ấn nhưng ngôn ngữ họ trao… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (M.L.)

Mục Lục

Chương 1Bên bờ Rạch Cát

Chương 2 : Tuổi thơ

Chương 3: Thời Trung học

Chương 4: Một thời sôi động trước Nam bộ Kháng chiến

Chương 5: Phong trào Thanh niên

Chương 6: Trở lại Sài Gòn trước cơn khói lửa

Chương 7: Cách Mạng Mùa Thu (1)

Chương 8: Những ngày đầu Nam bộ Kháng chiến

Chương 9: Lần đầu chạm địch

Chương 10: Những ngày tản cư

Chương 11: Hồi cư về Sài Gòn (1)

Chương 11-2: Hồi cư về Sài Gòn (2)

Chương 12: Gặp lại Nàng Thơ

Chương 13: Vướng vòng lao lý

Chương 14: Rèn cán, Chỉnh quân

Chương 15: Những ngày xa xứ

Chương 16: Gặp lại Duy Thảo

Chương 17: Miền Nam nước Pháp

Chương 18: Những ngày ở Socoa

Chương 19: Nàng Thơ trên đất Pháp

Chương 20: Gặp Hồ Hữu Tường

Chương 21: Trại Hè

Chương 22: Ngoại trú

Chương 23: Quân cảng Toulon

Chương 24: Tiểu Ðăng khoa, Ðại Ðăng khoa

Chương 25 – 1: Hoàn Cố hương

Chương 25 – 2: Hoàn Cố hương (2)

Chương 26: Ðời lính thủy

Chương 27: Sóng Tình Thương

Chương 28: Hành nghề tư

Chương 29: Người Khách lạ

Chương 30: Ðệ Nhất Cộng Hòa, những ngày cuối cùng

Chương 31: Tết Mậu Thân

Chương 32: Trở lại xứ Chùa Tháp

Chương 33: Mùa hè đỏ lửa

Chương 34: Ði Mỹ cầu viện

Chương 35: Hòa… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 37)

Chương 37

Cuồng phong trên Ðất nước

Trở về đời sống dân sự, không bị ràng buộc trong sự giao tế như khi còn đảm nhận chức vụ trong chánh phủ, Triệu đã có được dịp gặp nhiều bạn cũ trong đó có Hồ Thái Bạch. Vì Bạch đã có một thời gian dài cư ngụ ở Nam Vang, có nhiều tiếp xúc với các nhân vật đến từ Bắc Việt hoặc các yếu nhân của Mặt trận Giải phóng miền Nam nên khi về Việt Nam, Bạch đã được giới an ninh theo dõi khiến Triệu ít khi tìm dịp tiếp xúc. Ðã từng có dịp tham gia kháng chiến trong nhiều năm và đã chứng kiến những thành công cũng như những thất bại khi cuộc tranh đấu cho độc lập đất nước đã được giới lãnh đạo Hà Nội đưa vào chủ trương tranh đấu giai cấp của Cộng sản, Hồ Thái Bạch đã có nhiều ưu tư về tương lai đất nước. 

Bạch thích đưa Triệu cùng đi ăn ở những quán bình dân trong Ðô thành, nhất là quán cơm gà Siu-Siu ở chợ An Ðông vì món ăn ở đây hợp với khẩu vị của hai đứa. Là người từng sống ở Sài Gòn vào thời Pháp trở lại nên Triệu là một trong một số ít người biết lịch sử thành hình của cái quán cơm nhỏ nhưng có tiếng này. Khi quân đội Pháp tháp tùng theo chân quân đội Anh-Ấn trở lại tái chiếm Nam Bộ, việc tiếp tế cho dân chúng Sài Gòn là việc vô cùng khó khăn. Quân kháng chiến chủ trương phong tỏa Sài Gòn nên phần lớn thực phẩm chở đến Ðô thành được thực hiện qua ngả Tây Ninh, Trảng Bàng. Hàng hóa, heo… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 36)

Chương 36

Trở về đời sống dân sự

Một bản dự thảo hiệp định cuối cùng đã được thành hình. Vào những ngày trước 7 tháng Mười Một, ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, Kissenger đã bay qua Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Thiệu chấp thuận bản dự thảo. Kissenger hi vọng sẽ mang bản này ra Hà Nội để ký tắt trước ngày bỏ thăm Tổng thống Mỹ. Ðây là một thời kỳ gay cấn giữa Hoa Kỳ vàViệt Nam trước khi hiệp ước được ký kết. Tổng thống Thiệu cương quyết đòi quân Bắc Việt phải rút khỏi miền Nam và chống đối việc có hai chánh phủ song song trong Nam. Sự cương quyết chống những khoản bất lợi trong bản dự thảo đã làm Kissenger rất cay cú thất vọng không thể bay ra Hà Nội được. Trong lúc đó, giới truyền thông ở Mỹ đã dò la biết được phần lớn nội dung của bản dự thảo. Trở lại Washington, Kissenger đã phải chống chế tuyên bố khi được báo chí gặng hỏi: “Hòa bình đang ở trong tầm tay”.

Nixon đã tái đắc cử Tổng Thống. Kissenger trở qua Paris gặp lại Lê Ðức Thọ để tìm cách sửa đổi lại vài điểm trong dự thảo cũ nhưng đã gặp phải sự từ chối thẳng thừng của Hà Nội. Ngày 13 tháng 12, 1972 Bắc Việt lại còn lấy quyết định ngưng các phiên họp.

Nay đã đắc cử, ngày 18 tháng 12, Tổng thống Nixon không ngần ngại lấy quyết định sẽ oanh tạc Bắc Việt quy mô hơn quá khứ, không chừa Hải Phòng và cả Hà Nội. Ðây là cuộc hành quân “Linebacker II”. Tổng cộng cuộc hành quân gồm 1700 phi vụ. Phi cơ chiến lược khổng lồ… Continue reading

GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 35)

Chương 35

Hòa đàm Paris

Trên đường trở về Việt Nam, Triệu đã lấy máy bay qua ngả Âu châu để có dịp thăm lại nước Pháp sau gần hai mươi năm xa cách. 

Tình hình chung của quốc gia Pháp hai mươi năm sau thời chấm dứt Ðệ nhị Thế chiến nay đã thay đổi vô cùng khác xưa. Phố xá, xe cộ, cách thức trang sức đã hoàn toàn đổi khác. Phi trường quốc tế mới Charles De Gaule rộng lớn, tiện nghi tối tân so với phi trường Orly mà Triệu đã biết ngày trước. Khi trở về thành phố Bordeaux, Triệu đã vô cùng ngạc nhiên thấy nhiều con đường ngày xưa nay đã được mở rộng thênh thang, các căn nhà cũ đã được thay thế bằng những cao ốc nhiều từng. Xóm “bình dân” Mériadeck nay là khu thương mãi sầm uất của thành phố với những khách sạn quốc tế sang trọng. Tuy nhiên vùng xóm cũ nơi Triệu từng trú ngụ vẫn còn trong tình trạng như ngày trước. Triệu hồi hộp đến gõ cửa căn nhà trọ ngày xưa ở số 28 đường Cruchinet. Một thiếu phụ trẻ ra mở cửa và may thay đã nhận ngay ra Triệu. Bà là vợ kế của người chủ nhân cũ nay cũng đã mất. Bà đã từng là một thiếu nữ trong xóm, nhà đối diện với căn phòng trọ của Triệu nên đã dễ dàng nhận ra Triệu. Triệu đã được đưa lên lầu, bồi hồi thăm lại căn phòng sơn màu hồng Triệu đã có thời sống hơn bốn năm đời sinh viên. 

Trở lại thăm trường Quân Y, Triệu đã được Giám đốc trường, một khóa sinh đàn anh trên một khóa nay mang cấp bậc Ðề đốc,… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Mười)

 

– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.

Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.

   KHÔNG CÓ NỘI DUNG

Trở Về

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Chín)

Hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo.

…..

Nội dung giáo lý Huỳnh Phú Sổ giảng dạy chính là đạo Phật căn bản và nguyên thủy. Nhưng ông đã đi xa hơn, vươn tới Phật Giáo Đại Thừa với giáo lý Học Phật Tu Nhân mà Tứ Ân là nền tảng. Có thể nói, Ông chủ trương không gì khác hơn là Học Phật Đạo và Hành Bồ Tát Đạo. Tất cả những ai hiểu rõ đạo Phật đều thấy được những tư tưởng Phật học rất trong sáng, giản dị chan hòa trong tất cả bài thuyết pháp của Ông. Và Ông, ngoài đặc tính nhấn mạnh thuyết Tứ Ân, không đưa ra những tư tưởng Phật học gì mới.

Có nhiều lý do giải thích: thứ nhất là trình độ tín đồ nông dân của Ông khó hấp thụ những tư tưởng cao hơn, thứ hai hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước không cho phép những người yêu nước thiết tha, quyết liệt như Ông chìm đắm trong những tác phẩm triết lý xa vời, thứ ba là Ông xuất hiện trên đời quá ngắn ngủi, chỉ 27 năm, và chỉ truyền đạo chưa đến bảy năm, thật ra, nếu chỉ tính những hoàn cảnh cho phép Ông thuyết giảng một cách tương đối tự do thì chưa đến một năm. Thứ tư là truyền thống Việt Nam nặng về cái tâm hơn là lý trí nên Ông chú trọng sáng tác các bài thơ chở đạo để đi sâu và ở lại bền vững trong muôn lòng hơn là những tác phẩm siêu hình chỉ một số nhỏ trí thức là có đủ khả năng để học hỏi, nghiên cứu.

Tuy nhiên, nhiều người đã coi Phật giáo Hòa Hảo như một nền Phật… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Tám)

Nội dung Phật Pháp của Phật Giáo Hòa Hảo.

…..

Huỳnh Phú Sổ đã giảng dạy cho tín đồ một nội dung Phật pháp rất gần rủi, rất trung thực, đến độ phải nói là thống nhất và hợp nhất, với Phật giáo nguyên thủy mà Đức Phật đã giảng dạy cho các đệ tử xuất gia và tại gia của Ngài. Đó là con đường trung đạo, tam nghiệp, tứ diệu đế, tự vô lượng tâm, tứ ân, ngũ giới, lục độ, bát chánh đạo, thập thiện, thập nhị nhân duyên. Ðây cũng là nền tảng giáo lý và nội dung Phật pháp của PGHH.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, chủ đích của đạo Phật không gì khác hơn là đưa con người từ cõi mê mờ, đau khổ, đến cõi giác ngộ, an lạc. Và Đức Phật, có nghĩa là đấng giác ngộ, đã vì lòng từ bi lân mẫn, thương xót chúng sanh mà chuyển pháp luân đánh thức người mê, khai ngộ cho tất cả mọi người đều được giác ngộ như chính Đức Phật. Trong bài thơ Chuyển Pháp Luân, Huỳnh Phú Sổ đã trình bày rõ chủ đích của đạo Phật, đồng thời cũng là sứ mạng của chính Ông:

“Lòng thương lê thứ đáo Ta Bà

Thừa chuyển pháp luân dụng khuyến ca

Cảnh tỉnh người mê về cõi ngộ

Dạy răn kẻ tục vượt mê hà”.

Để mở đầu, Ông đã giới thiệu cho tín đồ biết Phật là ai. Khác với sự thêm thắt, huyền hoặc, tôn sùng sai lạc sau này, coi Phật như một đấng thần linh, Ông đã đưa Phật trở về đúng con người thật mà chính Phật đã tự giới thiệu khi Ngài còn tại thế: Ngài là một vị giác ngộ và là một… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Bảy)

Con đường hành động Phật Giáo qua hành trạng của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

…..

Dù Huỳnh Phú Sổ là một triết gia, theo The New Encyclopaedia Britannica, dù Ông là một nhà tư tưởng đã đề cập đến nhiều lãnh vực một cách thông thái, uyên bác, dù Ông là một nhà Phật học đã đưa ra được cả một hệ thống tư tưởng Phật học bao quát, mới lạ, làm nền tảng cho một cuộc cách mạng Phật giáo, có giá trị thời đại hơn hẳn các nhà Phật học đương thời, nhưng Huỳnh Phú Sổ chính là một nhà hành động hơn là một lý thuyết gia.

Những thành tựu của Ông, qua tư tưởng, thật ra không đáng kể so với những thành tựu qua hành động của Ông.

Vắng bóng năm 27 tuổi, tính ra Ông chỉ hoạt động có 7 năm, và phần lớn của thời gian ngắn ngủi này, Ông đã bị thực dân Pháp quản thúc hay phải ẩn dạng cô lập không tiếp xúc với ai, hay phải kháng chiến trong bưng biền, rừng núi, và một phần lớn thời gian khác là phải đối phó với thời cuộc, họp hành với các tổ chức chống Pháp, giải quyết những việc hàng ngày của các đoàn thể tôn giáo và chính trị mà Ông sáng lập và lãnh đạo, nhưng sự nghiệp Ông để lại rất lớn lao, ít người sánh kịp.

Có thể nói, trong hàng ngũ các lực lượng dân tộc và dân chủ Việt Nam, không có một người Việt Nam nào trong thế kỷ này có một sự nghiệp lớn lao, ngang tầm với sự nghiệp của ông. Qua việc phác họa, trình bày các tổ chức, đoàn thể mà ông đã sáng lập và lãnh… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Sáu)

Cuộc cách mạng tôn giáo của Huỳnh Phú Sổ.

 

1/ Kêu gọi, khuyến khích mọi người tu hành theo đạo Phật.

Trong lịch sử văn học Phật giáo Việt Nam, hiếm có ai thống thiết và mạnh mẽ thúc dục mọi người tu hành theo Phật giáo như Huỳnh Phú Sổ và ít có ai hướng những lời khuyến tu này đến quảng đại quần chúng nhân gian như ông. Những tác phẩm của Trần Thái Tông, quân vương bồ tát, anh hùng dân tộc và thiền sư lỗi lạc, cũng đã có những lời khuyến tu tha thiết, quyết liệt, đặc biệt là những bài như Phổ Khuyến Phát Tâm Bồ đề, Phổ Khuyến Sắc Thân, Kệ Tứ Sơn… nhưng vẫn còn có tính cách văn chương hoa mỹ chưa đi sâu rộng vào lòng nhân gian. Huỳnh Phú Sổ xử dụng những ngôn ngữ thật bình dân, mạnh, thẳng đi trực tiếp vào lòng mọi người, nhất là ông biết dùng những hình ảnh mọi người bình dân đều hiểu và đều quan tâm:

Điên này nói việc gần xa, đặng cho lê thứ biết mà lo tu. Tu cho qua cửa Diêm Phù. Khỏi sa địa ngục, ngao du Thiên Đài“. Tu thiệt là sướng, ai nghe mà không ham? Vừa khỏi cái đại nạn, đại họa “phải sa địa ngục” còn mà được cái đại phúc, đại phước “ngao du thiên đài”. Đức Phật chắc phải tán dương cư sĩ Huỳnh Phú Sổ đã biết khéo dùng phương tiện thiện xảo để độ người, chẳng khác gì cư sĩ Duy Ma Cật trong kinh Duy Ma.

Ông còn tiên tri: “Mèo kêu bá tánh lao xao. đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê. Con ngựa lại đá con dê. Khắp trong… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Năm)

Tinh hoa tư tưởng Phật học và phương thức chấn hưng Phật Giáo của Huỳnh Phú Sổ.

“Loài cầm thú còn hay biết ở.

Huống chi người nở bỏ tứ ân”.

 

Hai câu thơ này, trích trong bài Giảng Giác Mê của Phật Thầy Tân An, viết trong thập niên 1850, đã cô động được tinh yếu của Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương cũng như Phật Giáo Hòa Hảo. Với hai ngọn cờ đạo Pháp và Dân Tộc, hay tu hành và yêu nước, Đức Phật Thầy Tây An, cũng như Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, qua công thức “Học Phật Tu Nhân” đã kêu gọi tín đồ thực hành Tứ Ấn, như bổn phận căn bản của người tu hành và cũng là người công dân. Ai trả trọn bốn ân lớn, tức ân tổ tiên cha mẹ, ân quê hương, đất nước, ân tam bảo Phật, Pháp Tăng, và ân đồng bào, nhân loại tức là đã làm tròn bổn phận con người và có đủ điều kiện để tham dự Hội Long Hoa trong thời hạ ngươn, mạt pháp này.

Hãy mau học Phật tu nhân, hãy tích cực, dũng mãnh thực hiện hạnh Tứ Ấn để được Phật Trời cứu độ trong Hội Long sắp đến. Thật là một thông điệp hàm xúc, hấp dẫn và mạnh mẽ, một thông điệp giản dị,  đơn sơ, chất phác nhưng có khả năng thức tỉnh lớn lao, thức tỉnh khỏi tham, sân, si, danh, lợi, dục lạc thế gian, thức tỉnh khỏi vũng lầy sinh hoạt mê tín dị đoan đồng bóng, bùa ngãi, thức tỉnh trước cảnh khổ của nhân sinh và cảnh nô lệ ngoại bang.

Hai chữ Tứ Ấn vừa có đủ từ bi, trí tuệ, vừa có đủ đại lực đại… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Bốn)

 Nguồn gốc lịch sử, bối cảnh chính trị và truyền thống tâm linh.

 

Về căn bản, tư tưởng Huỳnh Phú Sổ là sự tiếp nối trung thực, trong sáng và rực rỡ 2.000 năm tư tưởng Phật Giáo Việt Nam, một nền Phật Giáo dân tộc đặc thù, hòa lẫn và bất khả phân ly với truyền thống Việt Nam, để trở thành tư tưởng Việt Phật hay Phật Việt. Tuy nhiên do hoàn cảnh địa lý và lịch sử của đồng bằng Nam Bộ, vùng đất cuối cùng của tổ quốc, vùng đất mới được khai phá và định cư từ thế kỷ 17, nên tư tưởng Huỳnh Phú Sổ có những nét đặc biệt, độc đáo của truyền thống Phật Giáo và tín ngưỡng Nam Bộ. Ta hãy xét bối cảnh lịch sử và tín ngưỡng của đồng bằng sông Cửu Long trước khi Huỳnh Phú Sổ xuất hiện.

A/ Công cuộc Nam Tiến:

Theo lời cố vấn, có tính cách tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân (Một dãy núi Hoàng Sơn, dung thân vạn đời) cuối thế kỷ 16, Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (Huế) và xây dựng dãy đất miền Trung từ Quảng Bình, nơi có núi Hoành Sơn, trở vào Nam thành một vương quốc tự trị, tuy vẫn thần phục triều đình nhà Lê trên danh nghĩa, nhưng trong thực tế đã ly khai khỏi uy quyền của chúa Trịnh, là thế lực, cũng vẫn tôn thờ nhà Lê nhưng đang nắm quyền cai trị trong nước. ở vùng đất mới này, Nguyễn Hoàng đã dựa vào Phật Giáo để xây dựng chủ lực tinh thần và văn hóa của vương quốc. Ông đã cho xây chùa Linh Mụ vào năm… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Ba)

Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

 

Sự liên hệ chặt chẽ, bất khả phân ly giữa Phật Giáo Việt Nam cận đại và Phật Giáo Hòa Hảo, cũng như giữa đức Phật và tăng, ni, Phật tử Việt Nam với cư sĩ và đồng thời là giáo chủ Huỳnh Phú Sổ có thể được chứng minh và cô động trong một câu nói của chính Huỳnh Phú Sổ: “Đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của Đức Phật Thích Ca“. Và đặc tính của nền Phật Giáo thời đại, nhập thế, dấn thân do Huỳnh Phú Sổ sáng lập cũng được tóm gọn đầy đủ, xúc tích trong một lời tuyên bố lừng danh của Huỳnh Phú Sổ:

Tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh (của Đức Phật Thích Ca) chẳng những được truyền bá ở Thiền Lâm, mà còn phải được thực hiện trên trường chánh trị“. ông giải thích thêm:

Theo như sự nhận xét của tôi về giáo lý nhà Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai sáng, lấy chủ nghĩa từ bi bác đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nồng cốt, thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng, vì những câu “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” và “Phật cùng đồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh”. đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh còn không bằng được Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không thể tiến hóa ngang hàng với Chư Phật được. Nếu trong cõi nhân gian này… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Hai B)

Tư-tưởng Phật Học của Thiền-Sư Thích Thiện Chiếu

Từ năm 1932, khi mà chủ nghĩa Mác Xít cả nước chưa có được mấy ngư đến, khi mà Đạo Thiên Chúa cũng chưa mấy ai trong giới thanh niên trí thức quan tâm dòm ngó đến, khi mà Phật Giáo toàn quốc đang ngủ say, “tiếng thở như sấm”, nói theo chữ của Phan Chu Trinh, thì trong cuốn sách Phật Giáo Vấn đáp, Thiện Chiếu đã cho nổ những quả bom tư tưởng mới lạ và táo bạo:
“đau đớn thay, lạ lùng thay. Muốn bênh vực rằng Phật Giáo không phải là một đạo mê tín hoang đường thì sờ sờ ra đó biết bao nhiêu là chuyện huyền hoặc dị đoan. Muốn bào chữa cho Phật Giáo không phải là một đạo hữu thần, thì nhan nhãn ra đó cũng cầu xin, cũng chuộc tội, có khác nào những kẻ ỷ lại thần quyền. Muốn khoe Phật Giáo là một đạo cứu đời thì hàng Phật Tử nếu không phải chán đời mà lên non ẩn hạng ắt cũng ích kỷ chỉ lo quanh quẩn trong gia đình chớ không biết gì đến công ích của xã hội cả. Muốn nói Phật Giáo là là đạo thoát khổ, thì người theo đạo cũng buồn rầu khiếp sợ, cũng theo hoàn cảnh mà đổi dời, cũng cực khổ lầm than, chỉ cứ trông đợi kiếp sau chớ không biết ra tay mà cải tạo.
Như vậy bảo sao Phật Giáo không tiêu diệt theo các tôn giáo khác trước khi thế giới đại đồng cho được? Thế thì người có nhiệt tâm với Phật Giáo, hay nói cho đúng, là người có nhiệt tâm với nhân loại quần sanh, phải lo tìm phương bổ cứu duy trì, hay… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Chương Hai A)

 Cuộc đời và hành trạng của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu

…..
Cuộc đời cũng như tư tưởng của thiền sư Thích Thiện Chiếu thật là lạ lùng, độc đáo. Theo cuốn Phật Giáo Việt Nam Sử Luận, quyển ba, của Nguyễn Lang, thì Ông sinh năm 1898 ở Gò Công, tên đời là Nguyễn Văn Sáng, có lúc thì tên Nguyễn Văn Tài, bí danh là Xích Liên (bông sen đỏ). Ông gần gủi với Phật Giáo từ khi Ông tám tuổi qua ông nội là thiền sư Huệ Tịnh, trú trì chùa Linh Tuyên, tỉnh Gò Công. Thiện Chiếu tinh thông chữ Nho khi còn nhỏ và cũng đọc được sách bằng tiếng Pháp. Năm 21 tuổi Ông lên Sài Gòn học thêm và đến năm 28 tuổi, năm 1926, Ông làm trú trì, thật ra thì làm giáo thọ có lẽ đúng hơn, chùa Linh Sơn tại Sài Gòn. Ông đọc được nhiều “tân thư”của Trung Hoa, sách Pháp ngữ nên ngoài Phật Học, Ông là một trong những tăng sĩ hiếm hoi lúc đó biết rõ tình hình chấn hưng Phật Giáo tại Trung Hoa, các tôn giáo, học thuyết, chủ nghĩa và tình hình thế giới. Là một thanh niên trí thức tinh thông Hán học, Phật học lại biết thêm tân học, xuất thân từ một gia đình Phật Giáo có ông nội là thiền sư Huệ Tịnh rất tinh thâm Nho học nên Ông đã dễ dàng tạo những quen biết thân tình, có tính cách tri kỷ, với các danh tăng đương thời như Tổ Khánh Hòa, sáng lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, thiền sự Trí Thiền, cố vấn của Hội Phật Học này. Ông là một trong những người đi đầu, nhiệt tình nhất hăng hái nhất,… Continue reading

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (M.L.)

Mục-Lục
Chương I: ….Việt-Nam và Phật-Giáo đầu thế kỷ hai mươi
Chương II:A. Cuộc đời và hành-trạng của Thiền-Sư Thích Thiện Chiếu
Chương II: B.Tư-tưởng Phật học của Thiền-Sư Thích Thiện Chiếu
Chương III:…Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.
Chương IV:…Nguồn-gốc lịch-sử, bối-cảnh chính-trị và truyền-thống tâm-linh
Chương V:….Tinh-hoa tư-tưởng Phật học và phương-thức chấn-hưng Phật-Giáo của Huỳnh-Phú-Sổ
Chương VI:….Cuộc cách-mạng tôn-giáo của Huỳnh-Phú-Sổ
Chương VII:Con đường hành-động Phật-Giáo qua hành-trạng của Bồ-Tát Huỳnh-Phú-Sổ
Chương VIII:..Nội-dung Phật-Pháp của Phật-Giáo Hòa-Hảo
Chương IX:.Hình-thức tín-ngưỡng của Phật-Giáo Hòa-Hảo
Chương X:…..Thi-Kệ của Huỳnh-Phú-Sổ
Phụ-Lục
A- Nhận-định tình-hình tôn-giáo tại Việt-Nam của tác-giả
B- Đức Huỳnh Giáo-Chủ như là một triết-gia Việt-Nam của học-giả Phạm-Công-Thiện
C- Huỳnh-Phú-Sổ và chúng ta của Tiến-Sĩ Lý-Khôi-Việt
D- Sách báo, tài-liệu tham-khảo
ETác-Giả & Tác-Phẩm
Cầu-Nguyện

(Nguồn:nguyetsanlonghoa.net)

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Bồ-Tát HUỲNH-PHÚ-SỔ và Phật-Giáo Thời-Đại (Phụ Lục Cầu Nguyện)

….. 

Cầu Nguyện

          1. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

        2. Nam Mô A Di Đà Phật

        3. Nam Mô Phật Tổ Phật Thầy.

        Chứng minh, Gia hộ cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà quá vãng của gia đình những nhà hảo tâm nêu trên được siêu thăng nơi miền Cực Lạc, và đất nước Việt Nam sớm được thanh bình, cho toàn dân được no cơm ấm áo.

        Nam Mô A Di Đà Phật

Trở Về

Tìm Kiếm