Tổng Quan Về Hiện Trạng Trái Đất
Tâm Tịnh
Trái Đất đang lâm bệnh nặng. Vì sao biết? Vì bốn thành tố cơ bản cấu thành của nó: Đất, Nước, Gió, và Lửa đều bị tổn thương trầm trọng trong mấy chục năm qua, và ngày càng trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, khiến cuộc sống của con người, của hết thảy hữu tình lẫn vô tình đều khốn khổ, mệt nhọc, phiền não chồng chất, bệnh tật cùng khắp, đau thương khắp chốn. Con người thường đổ thừa ông trời bất công với mình mà quên tự hỏi, mình đối xử với thiên nhiên có công bằng hay chưa? Hay mình chỉ biết bòn rút kiệt quệ Đất Mẹ, bắt thiên nhiên phục vụ cho lợi ích và quyền lợi của mình mà quên đi bổn phận chăm sóc và bảo vệ Đất Mẹ. Có thể thấy sự ngược đãi của con người với Mẹ Hiền Thiên Nhiên qua sự đối xử tệ bạc, bạc bẽo với bốn thành tố làm nên hình hài, thân thể Trái Đất.
Những năm ảo vọng – GS Phạm Hoàng Hộ và bộ sách Cây cỏ Việt Nam
Ngô Thế Vinh
Hình 1: Chân dung Giáo sư Phạm Hoàng Hộ.
Nguồn: bìa lưng bộ sách Cây Cỏ Việt Nam.
Peter Shaw Ashton, Giáo sư Charles Bullard
Ngành Lâm Học, Đại Học Harvard
“Với những ghi chú bằng tiếng Anh, cùng với những nét minh hoạ tinh vi của hơn 10.500 chủng loại, bộ sách Hoạ hình cây cỏ Việt Nam / Illustrated Flora of Vietnam của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp cho giới độc giả tiếng Anh lần đầu tiên và cập nhật một tài liệu tham khảo thấu đáo mà chúng tôi ít biết đến. Công trình này sẽ đứng như một tượng đài của sự quyết tâm, cống hiến, và uyên bác với lòng can đảm của tác giả. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hầu như đơn độc hình thành một công trình sinh học thực vật có tầm vóc hàn lâm/ academic tại Đại học Sài Gòn giữa những năm tháng khó khăn. Trong hoàn cảnh cực kỳ thử thách ấy, giáo sư Hộ đã sưu tập được những chất liệu cho bộ sách đặc sắc này và cả những chuyến du khảo nhằm thu thập những mẫu vật để minh hoạ. Và nay công trình được xuất bản, đó sẽ là nguồn khích lệ cho các nhà sinh học trẻ ở Việt Nam và cả ở hải ngoại.
“Cây cỏ Việt Nam có thể lên tới 12,000 chủng loại. Bởi vì xứ sở này nằm sát bờ Thái Bình Dương Á Châu nhiệt đới, đó là hành lang cho những chuyển dịch theo chu kỳ Bắc-Nam / periodic north-south migration của thảm thực vật vô cùng phong phú từ phía Nam Trung Hoa và phong phú hơn nữa là thảm thực vật xích đạo Mã Lai / equatorial flora of Malaysia.… Continue reading
Mùa Xuân Tây Tạng Và Câu Chuyện Những Dòng Sông
Ngô Thế Vinh
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
If Tibet dries, Asia dies
Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết
[www.tibetanwomen.org]
Hình 1:Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất
[nguồn: http://www.activeremedy.org]
CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT
Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng.
Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000m – được mệnh danh là“xứ tuyết”,“nóc của trái đất”, hay “Cực Thứ Ba / Third Pole”— hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực. Tây Tạng với diện tích hơn một triệu km2 gần bằng Tây Âu nhưng cô lập với thế giới bên ngoài bởi ba bề núi non hiểm trở: phía nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây là rặng Karakoram, phía bắc là các rặng Kunlun và Tangla;riêng phía đông cũng bị cắt khoảng bởi các dãy núi không cao và lũng sâu và thoải dần xuống tới biên giới Trung Hoa,ráp gianh với hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
Phía tây bắc,Tây Tạng là một vùng đất hoang đông giá, gần như không người no-man’s-land trải dài hơn 1200km từ tây sang đông. Phía nam là vùng núi non với thảo nguyên, nơi sống của dân du mục với các đàn cừu dê và những con bò Yaks. Phía đông… Continue reading
Texas dẫn đầu Mỹ về sử dụng năng lượng tái tạo
Texas, nơi nổi tiếng về sản xuất dầu hỏa, đã trở thành tiểu bang đứng đầu trong việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió. Và việc sản xuất năng lượng mặt trời tăng trưởng nhanh chóng tại tiểu bang này nhờ vào nguồn ánh sáng mặt trời dồi dào và giá thành các tấm năng lượng mặt trời giảm mạnh trong những năm gần đây.
Vào tháng 4 năm nay, Ngoại trưởng John Kerry đến thăm địa điểm nghiên cứu về mặt trời của Trường đại học Texas ở Austin. Tại đây ông Kerry nói về lợi ích kinh tế và môi trường của việc phát triển năng lượng mặt trời.
“Hàng triệu việc làm sẽ được tạo ra trong việc xây dựng và bảo trì và điều hành tại những cơ sở sản xuất loại năng lượng này.”
Các đảng viên Cộng hòa bảo thủ hiện kiểm soát quốc hội tiểu bang nghi ngờ về biến đổi khí hậu, nên việc họ ủng hộ năng lượng tái tạo chỉ vì giá thành.
Tiểu bang đã đầu tư vào đường điện cao thế và những hạ tầng cơ sở khác để mang điện giá rẻ từ các turbine gió tại những khu vực xa xôi đến những trung tâm thành thị lớn.
Ông Michael Skelly, chủ tịch và là người sáng lập công ty Cleanline Energy nói:
“Bạn sẽ thấy trong vòng 5 hay 10 năm tới, sẽ có nhiều đầu tư trong lưới điện, và việc này sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc phát triển năng lượng mặt trời.”
Ông Andy Bowman là chủ tịch của công ty Pioneer… Continue reading
5 loại cây xanh trồng vừa đẹp nhà vừa đuổi muỗi
5 loại cây xanh trồng vừa đẹp nhà vừa đuổi muỗi
Thay vì sử dụng các loại hóa chất, bạn có thể tận dụng cây thiên nhiên như sả, cúc vạn thọ, bạc hà… để không còn nỗi ám ảnh muỗi cắn
1. Cây bạc hà
Ảnh minh họa: Apartment Therapy. |
Không chỉ xuất hiện trong các đĩa rau ăn kèm, bạc hà còn có mùi hương giúp xua đuổi các loại muỗi, gián, kiến, ong. Cây bạc hà trồng cũng rất đơn giản, bạn có thể giâm cành trực tiếp xuống đất. Cây có khả năng sinh trưởng, lan rộng nhanh chóng, ít sâu bệnh.
2. Cúc vạn thọ
Ảnh minh họa: Lewisginter. |
Loại hoa này có thể tươi lâu hàng tháng nên bạn có thể bày một bồn hoa trong nhà để trang trí. Tuy nhiên hoa có mùi hắc nên bạn lưu ý để cây ở các không gian rộng.
3. Cây ngũ gia bì
Ảnh minh họa: Holy. |
Vốn là cây thân gỗ có thể cao tới 10 m, cây ngũ gia bì được trồng nhiều ở văn phòng, nhà biệt thự, những nơi rộng rãi. Ngoài tác dụng đuổi muỗi, làm đẹp cho nhà, cây còn là loại thuốc quý.
4. Cây hương thảo
Cây hương thảo vốn được trồng nhiều ở châu Âu, gần đây du nhập vào Việt Nam. Lá cây được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Ngoài trồng cây, bạn có thể sấy khô hoặc cắm vài cành trong lọ để ở phòng khách.
5. Cây sả
Ảnh minh họa: 2GB. |
Rất nhiều món ăn trong gia đình cần tới sả bởi hương thơm nồng của loại cây này. Bởi thế, việc trồng cây đem lại nhiều lợi ích cùng lúc… Continue reading
Một nửa số rau quả sản xuất ở Mỹ bị đổ đi
Một nửa số rau quả sản xuất ở Mỹ bị đổ đi
WASHINGTON, DC (NV) – Người Mỹ đổ đi số lượng rau quả ngang bằng với số họ tiêu thụ vì truyền thống chỉ ăn những “sản phẩm toàn hảo,” làm trầm trọng hơn tình trạng đói nghèo, gây thêm thiệt hại cho môi trường.
Các số lượng lớn rau quả tươi trồng ở Mỹ bị bỏ lại trên các cánh đồng để hư thối, chế biến thành thức ăn gia súc, hay đem đổ trong các bãi đất hoang, vì những tiêu chuẩn khắt khe và không thực tế về dáng vẻ bên ngoài của các rau quả này.
Từ các vườn cây và thửa ruộng ở California cho tới các trung tâm đông đúc dân cư ở vùng miền Ðông nước Mỹ, những người ở trong hệ thống phân phối thực phẩm ở Mỹ đều nói rằng các sản phẩm đắt tiền và nhiều chất dinh dưỡng đã bị bỏ đi vì những đòi hỏi hoàn hảo rất khó đạt được của các công ty bán lẻ.
“Tất cả đều phải là hoàn toàn không tì vết,” theo lời ông Jay Johnson, người chuyên bán các trái cây và rau quả tươi từ tiểu bang North Carolina và Florida đến các thị trường trên nước Mỹ. “Những gì đòi hỏi trong ngành của chúng tôi là phải hoàn hảo nếu không sẽ bị chối từ.”
Các nông gia cho hay nhiều khi họ bỏ lại những rau quả tươi tốt nhưng có vẻ sẽ không được các nhà bán lẻ đón nhận, để khỏi tốn tiền nhân công gặt hái và các chi phí gìn giữ khác.
Khi cộng số lượng này với những gì giới bán lẻ… Continue reading
Nước xanh, thuỷ triều đỏ và sa mạc biển
Nước xanh, thuỷ triều đỏ và sa mạc biển
James Joyce mô tả nó có màu xanh gỉ mũi. Lord Byron cho rằng đó là màu xanh dương sẫm cũ kỹ. Homer thì thường gọi là màu “rượu sẫm”.
Đó là những gì mà những tên tuổi lớn trong văn học dùng khi nói tới màu nước biển.
Theo trải nghiệm riêng của chúng ta thì màu nước biển, màu đại dương có thể thay đổi đáng kể, tuỳ vào thời gian, địa điểm. Có thể là màu xanh ngọc lam lấp lánh sắc trắng, xanh biếc, xanh lục, hoặc có thể là màu xám hay nâu đục.
Vì sao vậy? Và tại sao chúng ta khi lớn lên đều nghĩ rằng nước biển là màu xanh?
Sắc biển đổi màu thực ra là do cả tác động vật lý lẫn sinh học.
Sắc cầu vồng
Nếu chỉ là nước thôi thì nó trong suốt, tất nhiên.
Thế nhưng ở độ sâu cần thiết, nơi ánh sáng không phản chiếu xuống đáy biển thì nó sẽ có màu xanh sẫm. Điều này chủ yếu do một số yếu tố vật lý căn bản.
Mắt người có những tế bào có khả năng phát hiện ra bức xạ điện tử với bước sóng trong khoảng 380-700 nanometre. Trong dải tần số này, các bước sóng khác nhau sẽ tương ứng với các màu sắc khác nhau mà ta nhìn thấy trong cầu vồng.
Các phân tử nước hấp thụ tốt hơn các ánh sáng có bước sóng dài, tức là các màu đỏ, cam, vàng và xanh lục, trong lúc loại trừ màu xanh lam vốn có bước sóng ngắn.
Trái đất nóng dần nhưng ngày càng xanh hơn
Trái đất nóng dần nhưng ngày càng xanh hơn
(Theo LiveScience.com)
Mặc dầu hãy còn nhiều tranh luận, nhưng hầu hết giới khoa học bây giờ đều đồng ý rằng khí hậu địa cầu đang ấm lên và sẽ gây nhiều hậu quả tai hại khó lường cho sinh hoạt của nhân loại trong tương lai. Những quan điểm phản bác sự kiện này hầu hết có nguồn gốc từ chính trị hay quyền lợi kinh tế và dần dần tỏ ra bị kém thế.
MẶT ĐỊA CẦU CHỈ CÒN LẠI ÍT NƠI HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CÂY CỎ (KHOẢNG TRẮNG), NHƯ SA MẠC SAHARA, GOBI, Á RẬP, HAY VÙNG BĂNG TUYẾT. (HÌNH: BOSTON UNIVERSITY/R. MYNENI/VIA AP) |
Nhưng theo nghiên cứu mới nhất, cùng với tình trạng nhiệt độ tăng lên, trái đất ngày càng xanh hơn. Nhiều vùng xưa kia băng giá bao phủ, đất trơ trụi hay chỉ là hoang mạc bây giờ cây xanh mọc lên. Trong hơn ¼ thế kỷ, từ 1982 đến 2009, cây cỏ che phủ một diện tích ngang với nội địa nước Mỹ.
Cây xanh là tốt với đời sống con người, tuy nhiên hiện tượng ấy đi cùng với những nguy cơ khác, và mọi sự không phải mãi mãi chuyển biến theo chiều hướng hiền hòa như thế. Vì vậy chưa thể biết hậu quả về lâu về dài sẽ như thế nào.
Tình trạng địa cầu ấm dần là do một hiệu ứng tương tự như ở các nhà kiếng để trồng cây. Các loại khí thải công nghệ, nhiều nhất là khí carbonic (CO2) tập trung trong bầu khí quyển tạo nên một lớp gọi là ‘khí nhà kiếng’ ngăn cản bức xạ nhiệt từ mặt đất thoát ra ngoài không gian.
Phản ứng quang hợp, hấp… Continue reading
Thỏa thuận Paris – Bước tiến đến tương lai tươi sáng của nhân loại
Thỏa thuận Paris – Bước tiến đến tương lai tươi sáng của nhân loại
Thành công của Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới COP 21 được đánh dấu bằng Thỏa thuận Parí lịch sử (Ảnh ucc.ie)
Sự kiện lịch sử này được coi là là bước đột phá trong nỗ lực kéo dài hơn hai thập kỷ qua của Liên hợp quốc nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên, mở ra hy vọng mới cho hơn 9 tỷ người dân trên hành tinh.
Nỗ lực không mệt mỏi trên bàn đàm phán
Hội nghị COP-21 lần này đã chứng kiến những nỗ lực không mệt mỏi của 195 quốc gia thành viên nhằm đạt được một thỏa thuận khí hậu toàn cầu mang tính lịch sử. Đã nhiều lần các nhà đàm phán quốc tế gặp nhau tại các hội nghị COP hằng năm của Liên hợp quốc với hy vọng đạt được một thỏa thuận, nhưng đã phải ra về trong thất vọng. Trong đó, thất bại của hội nghị COP-15, tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch vào năm 2009, đã để lại vị đắng khó quên với các nhà đàm phán và phần nào làm nhụt chí những ai phấn đấu vì một môi trường sống bền vững.
Tại hội nghị COP-17 tại Durban (Nam Phi) năm 2011, các nhà lãnh đạo thế giới thêm một lần nữa lại bỏ lỡ cơ hội, không thể đạt được… Continue reading
COP21: THỎA THUẬN TOÀN CẦU CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Thanh Phương RFI
Hôm nay, 12/12/2015, sau nhiều ngày đàm phán, trong đó có hai đêm thức trắng, với tư cách Chủ tịch hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu COP21, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, rất xúc động đến mức gần như nghẹn lời, đã trình bày bản dự thảo thỏa thuận toàn cầu trước các đại biểu của 195 quốc gia tại Le Bourget, ngoại ô Paris.
Theo lời Ngoại trưởng Fabius, bản dự thảo thỏa thuận là một văn bản “đúng đắn, bền vững, năng động, cân đối và mang tính ràng buộc về pháp lý”. Bản dự thảo đề nghị thế giới hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức dưới 2°C và sẽ cố gắng giới hạn ở mức 1,5°C, để có thể giảm đáng kể các nguy cơ và các tác động của biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 1,5°C là yêu cầu của hơn 100 quốc gia, không chỉ gồm những nước bị tác hại nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, mà gồm cả Liên hiệp châu Âu. Trong khi đó, những nước như Ả Rập Xê Út, Nga và Ấn Độ, tức là trong số những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới, thì chống lại mục tiêu đó.
Một trong những điểm mấu chốt của thỏa thuận là việc thiết lập một cơ chế xét lại các cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nước, vẫn trên cơ sở tự nguyện. Việc xét lại các cam kết này sẽ diễn ra mỗi 5 năm và mỗi nước sẽ trình bày cam kết cao hơn so với… Continue reading
Tầm quan trọng sống còn của hội nghị biến đổi khí hậu Paris
Tầm quan trọng sống còn của hội nghị biến đổi khí hậu Paris
TTO – Hội nghị biến đổi khí hậu Paris (COP21) khai mạc ngày 30-11 được xem là “cơ hội cuối cùng” để cộng đồng quốc tế đạt một thỏa thuận toàn cầu nhằm chống lại tình trạng trái đất ấm dần lên.
Người dân New York, Mỹ, tuần hành chống biến đổi khí hậu – Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, phần lớn các nhà khoa học có uy tín trên thế giới đều cảnh báo nếu COP21 không đạt được thỏa thuận về các biện pháp mạnh mẽ cần thiết để giảm khí thải nhà kính, trái đất sẽ hứng chịu một tương lai đen tối với nhiệt độ tăng cao, những cơn bão khủng khiếp, hạn hán khô cháy kéo dài, mực nước biển dâng cao nhấn chìm các thành phố duyên hải.
Ước tính hơn 100 lãnh đạo các nước và 40.000 người sẽ có mặt tại hội nghị COP21, khai mạc hôm nay và kéo dài hai tuần.
Dự báo các cuộc đàm phán sẽ diễn ra vô cùng căng thẳng vì các nước đang phát triển và các nước phát triển vẫn tranh cãi dữ dội về chi phí của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Dưới đây là những điều cần biết về COP21, theo đánh giá của tạp chí Time:
Tại sao sự kỳ vọng đối với COP21 lớn đến thế?
Các hội nghị biến đổi khí hậu cũ cố lập ra tiêu chuẩn giảm khí thải chung, mang tính bắt buộc. Một kết… Continue reading
NẠN ĐÓI ĐANG HOÀNH HÀNH THẾ GIỚI DO THẤT MÙA
Trần-Đăng Hồng
Hiện tượng El Niño đang trên đỉnh cao khốc liệt, cao nhất kể từ 1950. El Niño là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất làm biến đổi nhiệt độ và chế độ mưa bão hay khô hạn trên toàn thế giới.
El Niño là một hiện tượng khí hậu có tính chu kỳ từ 2 đến 7 năm, theo đó nước biển vùng xích đạo đông Thái Bình Dương bị hâm nóng bất thường làm xáo trộn khí hậu toàn thế giới. Nam Mỹ bị mưa và lũ lụt trầm trọng, trong lúc Úc châu, Đông Nam Á Châu và Nam Phi Châu bị khô hạn.
Thông thường, trong thời gian có hiện tượng El Niño, hạn hán xảy ra nhiều nơi trên thế giới, trầm trọng nhất là Úc Châu, Ấn độ, Indonesia, Phi Luật Tân, Brazil, một phần Đông và Nam Phi Châu, các đảo ỡ Tây Thái Bình Dương gồm cả Hawaii, Trung Mỹ, một số nơi ở Hoa Kỳ. Hạn hán không phải xảy ra cùng một lúc ở các địa điểm trên, và với cường độ khác nhau.
Hình 2. Tiên đoán bão tố và hạn hán mùa Thu năm 2015. Bão tố ở Thái Bình Dương (màu đỏ) đe dọa Nhật, miền đông China và Phi Luật Tân, trong lúc hạn hán (màu xám) trầm trọng từ Ấn Độ đến Indonesia và Papua New Guinea.
Trong năm nay, trong lúc Nam Mỹ mưa lũ thì Trung Mỹ và Bắc Mỹ bị hạn hán liên tiếp trong hai năm. California hạn hán nhất trong 1200 năm qua.
Hình 3. Hồ nước Huntington Lake ở California (tháng 12/2014) khô cạn chỉ còn 30% dung lượng nước, khô cạn nhất trong 1200 năm qua.
Báo Geophysical Research Letters cho biết… Continue reading
5 LOẠI CÂY XANH NÊN TRỒNG ĐỂ LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
Ngoài mục đích trang trí, giúp không gian trở nên tươi tắn thì một số loại cây xanh còn có tác dụng lọc và làm sạch không khí vô cùng hiệu quả.
Cây xanh không chỉ giúp không gian sống của bạn thêm tươi tắn mềm mại mà còn có thể lọc và làm sạch bầu không khí trong ngôi nhà. Dưới đây là những loại cây vừa đẹp, vừa có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà rất hữu hiệu.
- Cây thường xuân (Hedera helix)
Cây thường xuân là loại cây được các nhà khoa học NASA liệt vào danh sách những “bộ máy” lọc khí tốt nhất. Loại cây này rất hiệu quả trong việc hấp thụ khí độc mà lại dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Sự mảnh mai mềm mại của loại cây thường xuân rất phù hợp để trang trí nhà.
- Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ cũng là một loại cây xanh bạn nên xem xét trồng trong nhà bởi loại cây này không đòi hỏi nhiều công chăm sóc lại có tác dụng lọc khí rất tốt. Nó hấp thụ carbon dioxide và nhả oxy vào ban đêm, trái ngược với quá trình hô hấp thông thường. Cây cần ít ánh sáng, nước và phù hợp đặt ở nhiều góc trong nhà. Thêm vào đó kiểu lá đơn, cứng của loại cây này tượng trưng cho sự mạnh mẽ, rất ấn tượng.
- Cây lục thảo (Chlorophytum comosum)
Cây lục thảo là một trong những cây trồng trong nhà vô cùng phổ biến và cũng là một trong những loại cây có tác dụng lọc không khí rất tốt, đặc biệt với các chất ô nhiễm như benzene, carbon monoxide và xylen – vốn là các chất… Continue reading
TRUNG QUỐC ĐANG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG LẤY KINH TẾ
Tốc độ phát triển cao của nền kinh tế Trung Quốc trong nhiều năm liên tục đã khiến họ tự hào là quốc gia dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực ở khu vực cũng như quốc tế. Nhưng để đạt được điều đó họ đã phải trả giá rất lớn về môi trường.
Các chuyên gia cho rằng, đến một lúc nào đó cuộc khủng hoảng môi trường sẽ xảy ra gây thảm hoạ nghiêm trọng và chặn đứng sự phát triển này.
Tại Trung Quốc, ao hồ bốc hơi, sông khô cạn, 75% rừng bị chặt phá, đất trên bề mặt mất đi lớp màu mỡ, biến thành sa mạc. Cát bay vào thành phố, có khi sang cả các nước láng giềng. Đất nước này đang phải trả giá cho sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh và rất lo lắng vì nhu cầu tiêu dùng không thể kiềm chế.
Giáo sư Khoa Lịch sử Trung Hoa hiện đại Trường ĐH Oxford là Karl Hert nhận định về sự phát triển kinh tế và công nghiệp của nước này trong cuốn sách Trung Quốc đi đến đâu, thế giới đi đến đấy như sau: “Năm 1986, lần đầu tiên tôi đến Thượng Hải. Ở đây chỉ có vài ngôi nhà chọc trời. Sau 20 năm, số lượng những ngôi nhà như vậy lên tới 4.000, nghĩa là nhiều gấp đôi New York. Diện tích các tòa nhà văn phòng và chung cư ở Bắc Kinh lớn gấp ba khu Mahattan ở New York”.
So sánh Trung Quốc với nước Mỹ chẳng có gì là bất ngờ. Họ đang “đuổi kịp và vượt” Mỹ về nhu cầu tiêu thụ: Thịt và thép họ tiêu thụ gấp đôi Mỹ. Ngũ cốc và than thì tương đương. Người Trung Quốc… Continue reading
TẦNG OZONE BẢO VỆ TRÁI ĐẤT ĐANG PHỤC HỒI
Tuấn Anh BBC
Tầng ozone, vốn bảo vệ Trái đất khỏi các tia cực tím gây ung thư, đang cho thấy những dấu hiệu sớm của việc dày lên sau nhiều năm suy kiệt, theo một nghiên cứu mới của Liên hợp quốc.
Báo cáo mới công bố của các nhà nghiên cứu đến từ Tổ chức khí tượng học thế giới (WMO) và Chương trình môi trường LHQ (UNEP), còn mang tới một thông tin tốt lành nữa: Lỗ hổng ozone xuất hiện thường niên phía trên Nam cực cũng đã ngưng phát triển lớn hơn mỗi năm. Theo báo cáo, sẽ mất khoảng 10 năm trước khi lỗ hổng này bắt đầu co rút.
Các nhà khoa học tuyên bố, sự phục hồi nói trên của tầng ozone hoàn toàn do những quyết tâm chính trị nhằm loại bỏ dần các khí clorofluorocarbon (CFC) nhân tạo phá hủy ozone.
“Hành động quốc tế đối với tầng ozone là một câu chuyện bảo vệ môi trường thành công, lớn lao … Nó khuyến khích chúng ta phải gấp rút và đoàn kết cùng mức độ như vậy để giải quyết thách thức thậm chí còn lớn hơn từ việc đối phó với biến đổi khí hậu”, Tổng thư ký WMO Michel Jarraud nhấn mạnh.
Tin tốt lành về tầng ozone được công bố đúng vào lúc xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực về các khí nuôi dưỡng sự biến đổi khí hậu. WMO mới đây cho biết, các khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển đã đạt mức cao kỷ lục.
Đối phó với một khí giống như cácbon đioxit (CO2), vốn chiếm vị trí trung tâm của nhiều mặt đời sống con người, thuộc về một quy trình hoàn toàn khác nhằm giảm… Continue reading
CHUYỆN LẠ VỀ QUỐC GIA COI HẠNH PHÚC CỦA DÂN QUAN TRỌNG HƠN THÀNH TÍCH KINH TẾ
Kể từ năm 1971, Bhutan đã loại bỏ chỉ số GDP (tổng sản lượng nội địa) và thay thế bằng một chỉ số mới – GNH (tổng hạnh phúc quốc dân), theo đó, đời sống tinh thần – thể chất, văn hóa – xã hội của người dân, việc bảo vệ tài nguyên – môi trường của quốc gia… được đưa lên ưu tiên số một.
Chỉ số GNP (tạm gọi “tổng hạnh phúc quốc dân”) là một ý tưởng lớn xuất phát từ một quốc gia nhỏ- Bhutan.
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân, chứ không phải dựa trên chỉ số GDP – tổng sản lượng nội địa. Ý tưởng của Bhutan từng một thời khiến cả thế giới phải nhắc đến quốc gia Châu Á bé nhỏ này.
Bhutan hiện đang nổi lên trong lĩnh vực du lịch như một quốc gia Phật giáo đầy bí ẩn. Họ không đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thay vào đó, họ duy trì cuộc sống thanh bình, chậm rãi của người dân, không “đô thị hóa”, không “hiện đại hóa”…
Bhutan chú trọng phát triển dịch vụ du lịch nhưng với một mức giá cao để đảm bảo du lịch có thể hỗ trợ cho sự phát triển của Bhutan, đồng thời, giúp hạn chế lượng khách đổ về Bhutan, có thể gây khó khăn cho việc bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn bản sắc của họ.
Khi đến Bhutan, người ta sẽ không thấy nhiều biển hiệu quảng cáo mà thay vào đó là những câu khẩu hiện hẳn sẽ khiến nhiều du khách mỉm cười, chẳng hạn “Cuộc sống là một cuộc hành trình! Hãy… Continue reading
CÔNG NGHIỆP SẠCH CÓ Ý NGHĨA TỐT CHO DOANH NGHIỆP
“Sử dụng khí đốt thay vì than để đun nước thành hơi nước giảm bớt được khoảng 40 phần trăm khí thải cac-bon của nhà máy này, mà hầu hết các nhà khoa học nói là góp phần lớn vào việc tăng nhiệt trên toàn cầu…”
Ngay cả trước khi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ công bố những luật lệ được đề nghị của họ trong tháng này để giảm bớt khí thải các-bon từ các nhà máy điện trong nước, các công ty năng lượng đã bắt đầu biến các nhà máy điện cũ thành những nhà máy điện với công nghệ sạch hơn bởi vì họ nghĩ rằng việc đó có ý nghĩa về kinh tế. Nhà Máy Điện Bremo ở Virginia, vốn là một nhà máy điện đốt than cổ nhất của tiểu bang này, nay đã được cải biến thành một nhà máy điện chạy bằng khí đốt.
Các chuyến xe lửa chạy qua miền quê Virginia không còn cung cấp than cho nhà máy điện Bremo nữa. Băng chuyền than của nhà mát điện này chẳng bao lâu nữa sẽ được dỡ bỏ. Ông Grey Searcy, quản lý hoạt động của nhà máy này nói rằng, kế hoạch này là biến khu vực chứa than cũ thành một cánh đồng cỏ :
“Khu vực ngay đây là nơi chúng tôi thường có những đống than, và số lượng than đó có thể sử dụng để hoạt động trong khoảng 60 ngày.”
Khí đốt giờ đây được sử dụng để nhà máy điện Bremo hoạt động. Dự án cải biến nhà máy trị giá 53 triệu đô la này được thực hiện một phần là để tuân theo luật lệ về môi trường vốn đã tồn tại.
Nhà máy… Continue reading
10 QUỐC GIA KHAI THÁC ĐIỆN MẶT TRỜI HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI
Điện Mặt trời vẫn là một trong những nguồn điện tái tạo quan trọng “nhất, nhì, ba” trên Trái đất, bên cạnh thủy điện, điện gió.
Từ tia Mặt trời đến dòng điện
Nguồn ánh sáng và nguồn nhiệt hay nguồn năng lượng tái tạo, nói chung, phát ra từ Mặt Trời gần như vô tận. Nguồn này sinh ra do phản ứng tổng hợp nhiệt hạch xảy ra trong Mặt Trời và tính đến lúc cháy hết “nhiên liệu” cũng còn khoảng dăm tỷ năm nữa! Trái Đất, chỉ nhận được một phần vô cùng nhỏ bé trong tổng năng lượng Mặt Trời phát ra. Tiếp theo, khoảng 30% phần năng lượng mặt trời đến được quả đất lại bị phản xạ ngược lại vào không gian vũ trụ, phần khác bị hấp thụ bởi các đám mây trên khí quyển, bởi nước ở các đại dương và các lớp đất bề mặt địa cầu.
Tuy vậy, cái “phần vô cùng nhỏ bé” còn lại đối với nhu cầu của cả loài người cũng là con số vô cùng lớn. Và bây giờ điện Mặt trời vẫn là một trong những nguồn điện tái tạo quan trọng “nhất, nhì, ba” trên Trái đất, bên cạnh thủy điện, điện gió. Trước đây, con người sử dụng năng lượng mặt trời nhiều cách phi điện năng khác nhau rất đa dạng và phong phú, đơn giản như đun nấu, sưởi ấm và làm mát và phức tạp như làm bong bóng bay, lưu trữ nhiệt lượng bằng muối thường hay muối nóng chảy v.v… Ước tính tổng năng lượng khai thác phi điện năng trung bình trong một năm; chẳng hạn năm 2007 đạt đến con số 150 – 200 Gigawatt (GW) tức 200 tỷ watt.
Song ứng dụng quan… Continue reading
THẾ NÀO LÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ?
“Phát triển bền vững” là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo các nét đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
Định nghĩa
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế – IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội cũng như sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo “Our Common Future”) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…” .
Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này,… Continue reading
NHỮNG NHẬN ĐỊNH MỚI VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Loài người gần như là thủ phạm chính gây ra sự nóng lên toàn cầu và hậu quả của nó có thể tồi tệ hơn những gì chúng ta tưởng tượng – theo một bản thảo rò rỉ của báo cáo về khí hậu mới nhất từ Liên Hiệp Quốc.
Ủy ban Liên chính phủ của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) dự kiến sẽ đưa ra những phần đầu tiên của báo cáo trên vào tháng sau. Đây sẽ là bản báo cáo về khí hậu thứ 5 của tổ chức này. Mặc dù báo cáo chưa được thông qua lần cuối nhưng những chi tiết từ những bản thảo rò rỉ cho thấy nó sẽ đưa ra những cảnh báo gay gắt về những mối đe dọa do biến đổi khí hậu gây ra. Sau đây là 4 phát hiện quan trọng.
Con người chịu trách nhiệm tới 95%
Điểm nhấn lớn nhất của bản báo cáo là các nhà khoa học đang bị thuyết phục hơn bao giờ hết rằng chính con người gây ra biến đổi khí hậu. Theo báo cáo, không chỉ đây là một hiện tượng có thật mà 95% chắc chắn rằng hoạt động của loài người đang thúc đẩy biến đổi khí hậu.
So với 6 năm trước, độ chắc chắn đã tăng lên 5% khi bản báo cáo gần đây nhất của IPCC cho rằng 90% chắc chắn rằng con người đang gây ra sự nóng lên của toàn cầu. Đây là mức tăng so với những gì mà các nhà khoa học dự đoán năm 2001 (66%) và năm 1995 (50%).
Thủ phạm lớn nhất: Đốt nhiên liệu hóa thạch – hoạt động mà bản báo cáo cho rằng đã khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng… Continue reading
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI: SẠCH VÀ TIẾT KIỆM
Thành Công
Theo tính toán của các chuyên gia năng lượng mặt trời, nếu một gia đình sử dụng trung bình 300 kWh điện/tháng nếu tài chính cho phép cần đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời khoảng 200 triệu đồng sẽ hoàn chỉnh một hệ thống tự cung cấp điện cho toàn bộ ngôi nhà.
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Viện Năng lượng Việt Nam nhận định: Tình trạng “khan hiếm” điện trong mùa nắng nóng, thiếu ổn định nguồn điện cũng như giá điện leo thang sẽ tiếp tục trong thập kỷ tới. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với ngành năng lượng nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều giải pháp, công nghệ năng lượng mới đã được phát triển, gióp phần quan trọng giảm tải áp lực phát triển của toàn ngành năng lượng và EVN. Hệ thống năng lượng mặt trời (năng lượng mặt trời) là một trong số đó.
Dòng điện của khoa học
Nói đến năng lượng mặt trời, đầu tiên phải kể đến pin mặt trời, nguồn điện năng vô tận và miễn phí hoàn toàn. Pin mặt trời được ghép nối từ nhiều tế bào quang điện, thiết bị bán dẫn chứa lượng lớn các diod p-n. Dưới ánh sáng mặt trời nó có khả năng tạo ra dòng điện, sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện. Tùy theo nhu cầu sử dụng, công suất thiết bị điện có thể ghép nối nhiều tấm pin thành hệ thống pin mặt trời. Pin năng lượng mặt trời có dạng đơn tinh thể (hiệu suất cao nhất) hoặc đa tinh… Continue reading
KHOẢNG TỐI BẤT HẠNH PHÍA SAU SỰ THẦN KỲ NHẬT BẢN
Ngô Khôn Trí
Ít ai thấy hết những hậu quả mà dân Nhật đã và còn đang hứng chiụ do những sai lầm trong việc phát triển quá nhanh và không đồng bộ, nặng về phần khối lượng hơn về phần chất lượng.
Nhật Bản là một nước đông dân, nghèo nàn về tài nguyên, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, thế nhưng kinh tế Nhật Bản đã sớm phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973) khiến cho thế giới phải ngạc nhiên và khâm phục. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP.
Nhiều bài viết đã thần tượng hoá, gọi là “Thần kỳ Nhật Bản”. Nhiều quốc gia theo sau chọn mô hình của Nhật để phát triển kinh tế vì muốn có những thành tích kinh tế lừng lẫy như Nhật. Nhưng ít ai thấy hết những gì mà người nước Nhật đã đánh mất để có được, không đánh giá đúng những gì mà nước Nhật đã trả , không thấy hết những hậu quả mà dân Nhật đã và còn đang hứng chiụ do những sai lầm trong việc phát triển quá nhanh và không đồng bộ, nặng về phần khối lượng hơn về phần chất lượng.
Trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhiều nông dân Nhật đã rời bỏ nông thôn, di cư vào các đô thị để kiếm sống, một số bị ép bán đất đai để ưu tiên xây dựng nhà máy, sân gôn, khu nghỉ mát, phi trường mới v.v…. Đa số nông dân không có trình độ học vấn cao nên không kiếm được việc làm tốt và ổn định, chính… Continue reading
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH: CẢI THIỆN SỐ PHẬN CỦA PHỤ NỮ TẠI CÁC NƯỚC NGHÈO
Leslie Cannold
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH: CẢI THIỆN SỐ PHẬN CỦA PHỤ NỮ TẠI CÁC NƯỚC NGHÈO
Vào thứ năm 12/07/2012, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Kế Hoạch Hóa Gia Đình được tổ chức tại Luân Đôn (Anh), Tổ Chức Bill & Melinda Gates hứa tài trợ $ 550 triệu cho chương trình giúp các phụ nữ tại các nước đang phát triển có phương tiện Ngừa Thai.
Phần hay nhất của Hội Nghị được truyền hình lại tại một cuộc Hội Thảo được tổ chức tại Sydney (Úc) trong một phòng họp chật ních với những người đã không ngừng kêu gọi hỗ trợ cho các dịch vụ liên hệ đến vấn đề ‘Kế Hoạch hóa Gia Đình’ tại các nước đang phát triển. Họ đều đồng ý rằng biến cố trên đánh dấu một thời điểm then chốt cho sự tiến triển của vấn đề kể trên ở cấp độ Quốc Tế.
Thời điểm quan trọng này đã tới nhờ lời hứa của Tổ Chức Bill & Belinda Gates về số tiền $ 550 triệu nhằm gia tăng các dịch vụ giúp các Phụ Nữ tại các nước đang phát triển có được các phương tiện Ngừa Thai thích hợp hầu cải thiện tình trạng xảy ra hằng năm: 100 triệu trường hợp ‘có bầu’ không mong muốn và 200 triệu trường hợp tử vong do các phương pháp sinh đẻ và phá thai không an toàn. Trong các thành phần được cứu sống, có những thiếu nữ tuổi từ 15 đến 19 là giới mà việc ‘có bầu’ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong.
Tất cả các điều xảy ra ở trên rất phù hơp với chủ trương ‘Nữ quyền cũng là Nhân quyến’ . Giúp đỡ một người… Continue reading
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH: CHÌA KHÓA CHO TƯƠNG LAI TRÁI ĐẤT
Người Tìm Hiểu
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH: CHÌA KHÓA CHO TƯƠNG LAI TRÁI ĐẤT
“Ước gì có một giải đáp cho nhiều vấn đề có tính cách Toàn Cầu mà chúng ta hiện đang phải đối phó, từ các vấn đề ‘thay đổi khí hậu’, nghèo đói cho tới nội chiến ? Thưa có giải đáp loại đó, nhưng điều đáng tiếc là trong lãnh vực liên hệ, chúng ta thiếu phương tiện, tài nguyên một cách trầm trọng. Giải đáp đó có tên là ‘Kế Hoạch Hóa Gia Đình’ và trở thành nạn nhân của các cuộc ‘Thánh Chiến’ tại Hoa Kỳ hiện nay . Một phần vì lý do này mà Dân Số trên thế giới mới vượt qua cái ‘lằn mốc’ 7 tỷ người vào tuần này, căn cứ trên các con số của cách tính có thể không được chính xác lắm của các nhà dân số học của cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Con người đã phải cần vài trăm ngàn năm cho đến năm 1804 mới đạt được cái lằn mốc đầu tiên là 1 tỷ người. Cần thêm 123 năm nữa để đạt lằn mốc thứ hai là 2 tỷ người vào năm 1927. Từ đó, chúng ta vượt qua các lằn mốc kế tiếp một cách nhanh chóng. Và cái cái lằn mốc ‘tỷ người’ cuối cùng chỉ cần có 12 năm là đạt đến.
Năm 1999, lời tiên đoán chính xác nhất của cơ quan LHQ là dân số toàn cầu sẽ đạt tới 7 tỷ người vào năm 2013, nhưng trên thực tế đã vượt qua lằn mốc này 2 năm sớm hơn. Một cách tương tự, năm 1999, cơ quan LHQ ước tính dân số thế giới vào năm 2050 sẽ là 8.9 tỷ, nhưng nay được họ… Continue reading
TƯƠNG LAI BẤT ĐỊNH VỚI NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT
Malcolm Moore
MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ TRẬN ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT
PHẦN BA:TƯƠNG LAI BẤT ĐỊNH VỚI NẠN NHÂN TRẬN ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT
Trước ngày đánh dấu cái gọi là ‘kỷ niệm’ một năm tai ương xảy ra cho nước Nhật là trận Động Đất vào tháng 03/2011 đã khiến cho hơn một phần tư triệu người Nhật phải gặp cảnh ‘màn trời chiếu đất’ mà theo lời tuyên bố của hội Hồng Thập Tự Nhật còn có nguy cơ tiếp tục sống trong các trại tạm cư trong vòng sáu năm sắp tới.
Lý do gây ra tình trạng nêu trên, cũng theo hội Hồng Thập Tự Nhật là việc chính quyền Nhật đã lãng phí một năm trời từ khi có Trận Động Đất tại xứ họ vì không đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào nhằm tái xây dựng lại các vùng tai ương cũng như đạt được sự thỏa thuận với giới chức sắc Địa Phương…..
Ở phía bắc thành phố Ishinomaki, cặp vợ chồng bà Satosawa Shizue 61 tuổi, cùng chồng là ông Katsuyyoshi 67 tuổi, đang tạm trú trong một túp lều rộng 9 mét vuông từ tháng năm năm ngoái.
“Tất cả chúng tôi đều cố gắng sống một cách sinh động và vui vẻ, nhưng sự kiện không biết bao lâu nữa thời gian chúng tôi phải tiếp tục sống trong tình cảnh khó khăn như nay đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần chúng tôi. Và đó là điều tệ hại nhất” bà nói.
” Chúng tôi phải tự lập ra một ủy ban nhằm quản lý các túp lều tạm trú này, vì nếu trông chờ chính phủ làm công việc này thì có lẽ chúng… Continue reading
CÓ CẦN CHỌN LỰA GIỮA MÔI SINH VÀ TĂNG TRƯỞNG ?
Người Tìm Hiểu
CÓ CẦN CHỌN LỰA GIỮA MÔI SINH VÀ TĂNG TRƯỞNG ?
Các cuộc tranh luận giữa Tăng Trưởng và Môi Sinh thường hàm ý là chúng ta cần phải chọn lựa giữa một trong hai mục tiêu vừa kể. Ngoài ra, đối với nhiều người, cuộc tranh luận nêu trên còn có vẻ đáng để ý nhất. Nhưng có điều là trong bầu khí kinh tế hiện nay, phần lớn xem ‘sức khỏe’ Kinh Tế là quan trọng hơn cả. Đến nỗi bất cứ hành động nào nhằm bảo vệ Môi Sinh thường bị đa số xem như là có hại cho Kinh Tế. Có đúng như vậy hay không ?
Vấn đề đối với lối nhìn trên đây là nó có tính cách phần mớ và ngắn hạn nên dễ gây ra cảm tưởng là Kinh Tế và Môi Sinh chống đối nhau. Nhưng với lối nhìn dài hạn và toàn diện hơn, Kinh Tế và Môi Sinh không những không chống đối nhau, mà còn bổ túc cho nhau nữa.
Thực vậy, không thể tách rời các vấn đề Môi Sinh ra khỏi bất cứ vấn đề nào khác mà chúng ta phải đối phó vì trên thực tế, nó là một thành phần của tất cả các vấn đề khác. Chúng ta không thể chiến đấu chống các nạn Nghèo Đói, Bệnh Tật, Đau Khổ mà thiếu vắng một Khí Hậu ổn định hay một Môi Sinh lành mạnh.cho người Dân sống trong đó. Cũng như chúng ta không thể cải thiện một nền Kinh Tế đang gặp khó khăn mà vắng bóng những điều kiện về Khí Hậu và Môi Sinh vừa đề cập ở trên.
Một Môi Trường lành mạnh là một điều kiện tiên quyết cho một nền Kinh… Continue reading
HẬU QUẢ KHỐC HẠI DO HIỂU SAI KHOA HỌC MÔI SINH
Tom Arup
HẬU QUẢ KHỐC HẠI DO HIỂU SAI KHOA HỌC MÔI SINH
Lời Nói Đầu
Bài viết tháng trước cho thấy âm mưu xuyên tạc qua Báo Chí nội dung môn Khoa Học Môi Sinh nhằm tạo sự nghi ngờ trong đầu óc quần chúng về sự hiện hữu của hiện tượng ‘Thay Đổi Khí Hậu’(climate change) bằng cách cố tình lẫn lộn địa hạt của khoa Môi Sinh mà các kết luận nghiên cứu cốt yếu đã ngã ngũ với địa hạt mà các kết luận chưa ngã ngũ .
Các tài liệu Mật bị lọt ra ngoài từ một trung tâm nghiên cứu giàu có ‘The Heartland Institute’ có trụ sở đặt tại Chicago và Washington. Trung tâm này trình bày chi tiết chiến lược và chương trình tài trợ một loạt những sinh hoạt nhằm tạo sự nghi ngờ trong dư luận về các vấn đề Môi Sinh. Nguồn tài trợ của trung tâm đến từ các công ty mà mối lợi nằm ở chỗ có thể tiếp tục thải ra các khí độc có ‘hiệu ứng nhà kính’ mà đồng thời tránh được sự can thiệp của chính quyền vào vấn đề này.
Trong số những người được trung tâm tài trợ, có Giáo Sư Bob Carter thuộc Đại Học James Cook, một chuyên viên về Địa Chất và Biển đã tham dự một cuộc biểu tình chống lại Thuế đánh trên số lượng ‘carbon dioxide’ thải ra vào năm ngoái.
Các tài liệu cho thấy G.S. Carter nhận mỗi tháng một số tiền là 1,667 đô la Mỹ nằm trong chương trình tài trợ những cá nhân tiếng tăm thường lên tiếng một cách đều đặn và công khai chống lại các tin tức bị gán cho là ‘gây hoang mang sợ hãi’… Continue reading
KHOA HỌC VỀ MÔI SINH ĐANG BỊ XUYÊN TẠC
Robert Manne
KHOA HỌC VỀ MÔI SINH ĐANG BỊ XUYÊN TẠC
Trong lãnh vực Môi Sinh, sự kiện đầu tiên và quan trọng nhất là có được một cái nhìn Đồng Thuận trong giới Khoa Học gia có thẩm quyền về nguyên nhân gây ra hiện tượng ‘Thay Đổi Khí Hậu’ (climate change) là đối tượng của bốn bản Phúc Trình của Ủy Ban Liên Quốc Gia của Tổ Chức LHQ về vấn đề nêu trên. Bản Phúc Trình mới nhất tóm lược công trình nghiên cứu của khoảng 1500 nhà Khoa Học về Môi Sinh đứng hàng đầu trên thế giới.
Về mặt lý thuyết Cơ Bản, hiện tượng “Hâm Nóng toàn cầu” (global warming) đang xảy ra, mà nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng này là do sự thải các khí độc khiến có “hiệu ứng nhà kính” (greenhouse effect), mà quan trọng nhất trong các khí độc là chất ‘carbon dioxide’`. Và chắc chắn điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của Nhân Loại. Những kết luận của Khoa Học về phương diện này coi như đã ngã ngũ.
Tuy nhiên, về nhiều câu hỏi khác liên quan đến tác động chính xác của hiện tượng này trên nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển, trên sự ‘axit hóa’ đại dương, trên tốc độ tan chảy của các phiến băng hay sông băng, trên tốc độ tuyệt chủng của các sinh và thực vật, trên mức thường xuyên và cường độ mà bão tố, nạn cháy rừng, hạn hán, bệnh tật sẽ xảy đến, lẽ dĩ nhiên các kết luận nghiên cứu Khoa Học loại này chưa ngã ngũ.
Hoặc do thiếu khả năng suy tư một cách sáng sủa hoặc do việc cố ý xuyên tạc… Continue reading