THIỀN AN VI

THIỀN AN VI VÀ KHOA HỌC

…..

THIỀN AN VI VÀ KHOA HỌC

…..

Triết Lý An Vi là lộ trình Qui Tâm theo 3 bước: Chỉ , Ðịnh, Tĩnh. An là trạng thái chiêm ngưỡng Ðóa Hoa Tâm khai mở. Là thế giới của giác ngộ Thể Ðồng của Ðạo Huyền Vi Nhiệm Mầu Vốn Không Lời.

…..Có nghĩa là theo lộ trình trên, Tri Thức ( Tri Thức của An Vi không phải là thứ hiểu biết thường, về thế giới hiện tượng, hoặc hiểu biết xuông. Tri thức của Triết Lý An Vi là thứ tri thức toàn diện về nội tâm và ngoại giới, là tri thức bao gồm hiểu biết và thực hành, là thứ tri thức phụng sự con người ở nơi đây và bây giờ, phát huy toàn triệt về tâm cũng như thân. Ðó là đường về Chu tri, Trí tri, Huệ tri) là bước tu tập đầu tiên mà hành giả cần thực hiện để cảm nghiệm Tâm An của Ðạo Lý. Tri Thức này được tồn dưỡng bằng các kinh nghiệm tâm linh của tiên tổ Việt qua: Ngôn ngữ, hình tượng, số độ, cách sống, trong thời khai nguyên của Việt Ðạo. Ðến thời tiếp xúc với văn hóa Tây Bắc, Việt Ðạo biến thể và công thức thành Nho giáo nguyên thủy (Việt Nho). Như thế muốn Qui Tâm, trí giả An Vi sẽ:

…..1- Tu tập tri thức trong Triết Lý An Vi gồm cách Tu Việt, tu theo Việt Ðạo trong phần trình bày Việt từ thời khai nguyên đến phần Việt của kinh điển Nho Giáo ( Việt Nho – Việt xin hiểu là Siêu Việt).

…..2-Tiếp nhận những trợ duyên, nếu thích hợp.

Do đó, ở phần trên, Triết Lý An Vi giới thiệu tinh hoa… Continue reading

NGŨ ĐỨC TÂM AN

……

Ngũ Đức Tâm An

…..

 Phương Pháp Ngũ Đức theo cơ cấu Ngũ Hành của Việt Nho trên đường Qui Tâm
                                                                                                    Đông Lan

…..

Trên đây, ta đã bàn về Phép Nghỉ Toàn Diện, Phép Thể Dục Vô Vi, Phép Thiền Chỉ Quán. . . Tất cả những trợ duyên cho trí giả An Vi trên đường tu thân bằng cách quay về lòng mình để cảm nghiệm Chân Tâm, Bản Tính, đó gọi là Qui Tâm.

     Triết Lý An Vi còn áp dụng triết lý Ngũ Hành trong việc định trí, thiền tịnh để giác ngộ Tâm An. Đó là Ngũ Đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Đức Nhân là Thái Thất của Tâm An, nơi hànn Thổ
Đức Nghĩa là Đường Đi của Tâm An, nơi hành Mộc
Đức Lễ là Phong Thái của Tâm An nơi hành Kim
Đức Trí là Ánh Sáng của Tâm An, Nơi hành Hỏa
Đức Tín là Bạn Đạo của Tâm An nơi hành Thủy

     Trí giả An Vi rèn luyện 5 đức tính theo Ngũ Hành. Triết Lý của Ngũ Hành là dù bất cứ hành nào: kim, mộc, thủy, hỏa cũng đều phải tẩm nhuận sinh khí nơi Thổ trung cung. Năm đức tính của trí giả An Vi là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là Ngũ Đức để xử kỷ, tiếp nhân, để thực hành hiểu biết của mình, để sống với hiểu biết của mình, hay là… Continue reading

An Vi với Phép Thể Dục Trợ Duyên

Đông Lan

An Vi với Phép Thể Dục Trợ Duyên

Triết Lý An Vi là lộ trình Qui Tâm theo 3 bước: Chỉ , Ðịnh, Tĩnh. An là trạng thái chiêm ngưỡng Ðóa Hoa Tâm khai mở. Là thế giới của giác ngộ Thể Ðồng của Ðạo Huyền Vi Nhiệm Mầu Vốn Không Lời.

Có nghĩa là theo lộ trình trên, Tri Thức ( Tri Thức của An Vi không phải là thứ hiểu biết thường, về thế giới hiện tượng, hoặc hiểu biết xuông. Tri thức của Triết Lý An Vi là thứ tri thức toàn diện về nội tâm và ngoại giới, là tri thức bao gồm hiểu biết và thực hành, là thứ tri thức phụng sự con người ở nơi đây và bây giờ, phát huy toàn triệt về tâm cũng như thân. Ðó là đường về Chu tri, Trí tri, Huệ tri) là bước tu tập đầu tiên mà hành giả cần thực hiện để cảm nghiệm Tâm An của Ðạo Lý. Tri Thức này được tồn dưỡng bằng các kinh nghiệm tâm linh của tiên tổ Việt qua: Ngôn ngữ, hình tượng, số độ, cách sống, trong thời khai nguyên của Việt Ðạo. Ðến thời tiếp xúc với văn hóa Tây Bắc, Việt Ðạo biến thể và công thức thành Nho giáo nguyên thủy (Việt Nho). Như thế muốn Qui Tâm, trí giả An Vi sẽ:

1- Tu tập tri thức trong Triết Lý An Vi gồm cách Tu Việt, tu theo Việt Ðạo trong phần trình bày Việt từ thời khai nguyên đến phần Việt của kinh điển Nho Giáo ( Việt Nho – Việt xin hiểu là Siêu Việt).

2-Tiếp nhận những trợ duyên, nếu thích hợp.

Do đó, ở phần trên, Triết Lý An Vi giới thiệu tinh hoa của… Continue reading

Triết Lý An Vi và Phép Thiền Chỉ Quán

Đông Lan

Triết Lý An Vi và Phép Thiền Chỉ Quán

     Mở đầu phép Qui Tâm theo Triết Lý An Vi, là bước Tri Chỉ, có nghĩa là Biết Dừng. Biết dừng là ở đâu? Dừng nơi chốn nên dừng. Tu theo pháp Nhân Chủ An Vi, là dừng lại nơi chính Trung, chính phận, chính vị của Người. Chúng ta đã hiểu Trung là gì, Chính là gì, Người là gì, tức là ta đã biết những nguyên tắc căn bản của định luật vũ trụ mà ta là một thành phần nhỏ bé mà linh thiêng, mầu nhiệm. Trên con đường Qui Tâm, ta có thể áp dụng trợ duyên từ Thiền Chỉ Quán để đạt thanh thịnh và cũng là trau giồi đạo đức cá nhân. Từ Tri Chỉ đến Thiền Chỉ là một kết hợp hài hòa giữa cái biết và làm, là dừng lại nơi lưỡng – nhất – tính của vạn vật.

Từ Tri Chỉ đến Thiền Chỉ, Định Trí, Tĩnh Lặng, An Vi rồi cuối cùng Tâm thức lại xóa bỏ cả An lẫn Vi chính là Pháp Thiền Chỉ Quán của Phật Giáo.

      Triết Lý An Vi chỉ giới thiệu phần đơn giản của phép tu Thiền Chỉ Quán khi ta tiếp duyên đối cảnh, có nghĩa là khi thân xác ta sinh hoạt bình thường trong đời sống, bất cứ nơi đâu, bao giờ, đều có thể thực hiện được. Đó gọi là phép trải duyên tu chỉ quán. Phép trải duyên tu chỉ quán áp dụng khi: đi, đứng, ngồi, nằm, làm và nói.

      Đi: Khi ta đi, ta nghĩ như thế này: Vì những cớ, việc gì mà ta muốn đi? Có phải vì… Continue reading

Phương pháp Xả : Sawa- Sana

Đông Lan

Phương pháp Xả : Sawa- Sana

Đời sống thực tế lắm lúc làm rối loạn hoặc bận rộn đầu óc, trí não, ta khó có thể tập trung để đọc sách, suy tư, huyền niệm để Qui Tâm. Thế giới biến động của vật thể đã đè nặng lên tâm hồn người cầu học. Đó là lý do các đạo sĩ thời xưa nay lên non cao hay vào rừng sâu núi thẳm để trầm ngâm lẽ đạo nhiệm mầu. Hoặc cũng ít nhất tạm xa rời thế tục, tịnh khẩu, tịnh cốc để tạo môi trường cho những chất thanh nhẹ có duyên lành. Ngày nay ta khó mà có cơ hội ấy giữa cảnh sống nơi đô thị, đời sống suốt ngày bận rộn âu lo chuyện áo cơm, danh lợi, vật chất. Đó là lý do triết lý trở thành một xa xí phẩm cho tâm hồn mọi người, trong khi đáng lẽ nó phải là thực phẩm tinh thần bồi dưỡng nội tâm, giúp con người suy tư chân thực, để con người có thể Qui Tâm và sống sung mãn mọi chiều kích của con người.

Triết Lý An Vi giới thiệu một phương pháp đầu tiên để tập trung tư tưởng trên lộ trình Qui Tâm. Đó là Phép Xả hay là Phép nghỉ toàn diện làm thư dãn thân thể, rất có ích cho việc suy tư chân thực.

      Thông thường ta gọi là nghỉ khi không phải làm việc đầu óc hay chân tay, khi ngồi không, đứng không, hay nằm không. Thực ra, các sự nghỉ ngơi đó chỉ là khoảng ¼ trong con người của ta được nghỉ. Vì trong lúc ấy, trí mường tượng của ta vẫn chạy lung tung, nhân đó… Continue reading

AN VI và Tranh Thập Mục Ngưu Đồ

Đông Lan

AN VI và Tranh Thập Mục Ngưu Đồ

     Với Thiền, tu thì Tiệm, mà chứng thì Đốn. Nghĩa là, sự tu tập thiền vẫn cần đặt ra trong chiều thời gian mà đi đến từ từ, nhưng chứng là một biến cố ngoài thời gian. Thập Mục Ngưu Đồ ( mười bức tranh chăn trâu) của Thiền Tông cũng ghi lại bước tiến từng thứ bậc ấy.
Bước tiến ấy theo ba đoạn đường: Hữu Vi- Sai Tâm bắt Tâm; Vô Vi- Tâm Vô Tâm; An Vi- Bình Thường Tâm.

Mời bạn, tạm dừng bước, ghé bến thời gian, tịnh tâm chiêm ngắm 10 bức tranh của hành trình Tâm Thức An Vi…

1- Hữu Vi : Sai Tâm bắt Tâm (tranh 1,2,3,4,5, và 6)

     Chú mục đồng đi tìm trâu, đâu cũng là hoang vu, là rừng rậm, muôn nẻo khó tìm. Tìm ở đâu? Mơ hồ cảm thấy bóng dáng trâu, phải đi tìm (Tranh 1: Tìm Trâu); rồi chú mục đồng trong mong ước tìm được trâu, sẽ thấy được dấu vết của chân trâu, trâu có trốn đâu, “Tìm sẽ gặp” (Tranh 2: Thấy dấu). Trâu vẫn đứng đó một mình, tự thưở nào, đôi sừng lẫm liệt, mũi dựng mây xanh, thế là chú mục đồng đã lần theo dấu chân trâu mà thấy được trâu ( tranh 3: Thấy trâu) rồi nắm chắc sợi dây nối để giữ trâu sau khi đã được, không dám xa lìa, sợ mất trâu, (tranh 4: Được trâu); Trâu cũng thuần hoá dễ dàng, chú mục đồng giờ yên chí hơn với con trâu ngoan ngoãn, tay dắt trâu lòng nhẹ bước (tranh 5: Dắt trâu) . Chú mục đồng giờ đây vui mừng, ca hát líu lo,… Continue reading

Tìm Kiếm