Triết Học

Hoạt Động Của Tâm Thức và Não Bộ Là Một Hay Khác?

Huỳnh Kim Quang

Trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh hơn sự ứng đối của con người như hiện nay không ít người quan ngại về nguy cơ các sản phẩm trí thông minh nhân tạo có thể thoát khỏi tầm kiểm soát của con người. Điều trớ trêu là sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng từ con người mà ra. Hay nói cách khác, chính con người là tác nhân của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó lại lo ngại tạo vật của mình.

Tuy nhiên, thực tế còn có một nghịch lý khác, đó là cho đến ngày nay, con người thông qua sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vẫn chưa biết rõ, hay nói chính xác hơn là vẫn chưa chứng minh được bằng phương thức khoa học khách quan ai là tác nhân thực sự của các sản phẩm khoa học kỹ thuật tân tiến đó: tâm trí hay não bộ hay cả hai?  

Từ vấn nạn trên đưa chúng ta đến những câu hỏi khác tiếp theo. Phải chăng những hoạt động của tâm thức con người, gồm tư duy, cảm thọ và ký ức, chỉ là sản phẩm của hoạt động não bộ? Hay ngược lại, có phải các hoạt động của não bộ đều bị chi phối và điều khiển bởi tâm thức của chúng ta? Hoặc một cách khác, phải chăng có một cái tâm tồn tại và hoạt động riêng rẽ với thân xác của con người?

Phiếm Luận về Thời Gian

Trịnh Nguyên Phước

Từ lâu tôi vẫn bị ám ảnh bởi vấn đề thời gian.

Nhưng gần đây, khi bắt đầu “trông tuổi già bóng xế”, tôi bỗng cảm thấy vấn đề trở thành gay go và cấp bách. Mình không còn lại bao nhiêu thời gian nữa, tôi tự bảo, cho nên phải cố gắng tận dụng tất cả thời gian còn lại. Để làm gì? Để suy nghĩ về một số vấn đề hệ trọng, bắt đầu.

Những vấn đề của tư duy phương Đông

 

Người ta thường đồng nhất tư duy phương Đông với tinh thần truyền thống từ tổ tiên để lại, tập trung ở minh triết, nhận thức về ngã và không kham được tư duy duy lý tiêu biểu cho phương Tây. Thật ra là thế nào?

Tiểu luận của nhà triết học Pháp Jean-François Dortier

Ngày 5-10-1989, ở New Port Beach (Hoa Kỳ), một cuộc gặp gỡ được tổ chức giữa Đức Dalai Lama và các nhà nghiên cứu phương Tây (các nhà triết học, tâm lý học, thần kinh học) chung quanh đề tài các khoa học tinh thần[1]. Cuộc họp chưa bắt đầu thì người ta biết tin Giải Nobel Hòa bình được trao tặng cho ngài Dalai Lama. Vẻ nhã nhặn, nụ cười luôn luôn trên môi và rõ ràng là tách khỏi mọi vẻ sôi nổi bên ngoài, Dalai Lama không muốn hoãn lại cuộc gặp đã dự định. Hôm đó, các cuộc tranh luận hướng tới bản chất của ý thức, ký ức, cái ngã và phương pháp khoa học. Vượt ra khỏi nội dung của nó, cuộc gặp này thật thú vị. Nó trình bày hai thế giới quan, hai truyền thống tư duy, hai vũ trụ tinh thần.

Một bên, khoa học phương Tây được các nhà khoa học và triết học trình bày. Phần lớn đều là những người duy vật. Họ bàn tới tinh thần con người bằng những cấu trúc và những chức năng não; bên kia, Dalai Lama trình bày tinh thần phương Đông nói về cái Ngã, về những trạng thái ý thức khác nhau, về kinh nghiệm của các cuộc đời trước kia. Một bên, lý trí, khoa học, thực nghiệm, những bằng chứng khoa học; bên kia, minh triết, suy tưởng, trải nghiệm về… Continue reading

TRẦN ĐỨC THẢO: SỐNG & CHẾT NHƯ THẾ NÀO ?

Nguyễn Văn Lục

tdthaos

PHẦN MỘT

Tôi đã đọc Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối qua lời ghi chép lại của Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê với nhiều trăn trở, nhiều đêm mất ngủ, buồn cũng có và thương tiếc cũng có và cuối cùng chỉ còn biết thở dài với một thứ triết lý bi quan: Quả đúng là một kiếp người-. Quả đúng là một hành trình chữ nghĩa đầy gian lao và khổ cực phải đối đầu với nỗi sợ thường trực hầu như suốt đời. Cái đói no vốn là thiết thân với sự sinh tồn của con người, vậy mà so với nỗi sợ hãi bị theo dõi và ám hại xem ra còn nhẹ nhàng hơn nhiều.

Đọc từng đoạn, từng trang. Mỗi trang mỗi đoạn là mỗi vấn đề-vấn đề của vấn đề- mà rất khó để tổng kết lại.

Cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo là khổ lụy trăm chiều. Vẫn biết rằng người ta ai cũng khổ, làm sao tránh được. Nhưng nỗi khổ của Trần Đức Thảo là những cặp đối kháng như đen với trắng, giữa lý tưởng và thực tế, giữa nhân cách và quyền lực, giữa bản năng sinh tồn và lý trí, giữa điều thiện và tội ác, giữa dối trá và sự thật, giữa ta và người. Và cuối cùng giữa mình và chính mình.

Cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo phải nói là đầy những năm tháng khốn cùng. Sự khốn cùng ấy bắt đầu từ chính cái nhân cách con người ông. Nếu ông là hạng người chịu uốn lưng, chịu cúi đầu, chịu quỳ gối, chịu uốn lưỡi thì cái khổ chỉ có một phần. Nhưng chết nỗi ông sống thẳng, sống trung thực giữa một xã hội của bầy… Continue reading

NIETZSCHE: CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ VI

ING.059Ngày 4 tháng 2 năm 1872 Nietzsche viết: “Tôi trông cậy vào một cuộc hành trình im lặng và chậm rãi xuyên qua thế kỷ”. Sau này, khi khốn khổ vì sự không thành công của các tác phẩm sâu nhất và đẹp nhất của mình, ông tự an ủi trong hy vọng rằng tương lai sẽ xét đến ông công bình hơn.

Trong cuốn Bên kia cái Thiện và cái Ác, ông tự hỏi phải chăng những tư tưởng sâu sắc nhất phải đòi hỏi nhiều năm tháng, nhiều thế kỷ mới được hiểu đến, như ánh sáng của những ngôi sao xa nhất đi qua bao nhiêu thời gian mới đến ta. Trong cuốn Buổi hoàng hôn của các thần tượng ông tự đặt mình vào vị trí “những người dành lại cho đời sau, nghĩa là những kẻ con người đời sau mới khám phá ra được. Điều ông mong muốn không phải là sự thành công nhất thời, nhưng là sự tồn tại lâu đời của điều mình viết : “Sáng tạo các tác phẩm mà thời gian thử gặm mòn một cách vô ích, mà hình thức và nội dung đạt đến sự bất tử phần nào. Tôi không đủ khiêm tốn để đòi hỏi tôi ít hơn nữa”. Trong lời nói đầu của cuốn chống Ky Tô, ông lập lại “một kẻ sinh ra cho mai sau “, và tuyên bố : “chỉ ngày mai mới thuộc về tôi”.

Cái nhìn thấy trước của Nietzsche đã thành tựu. Từ lúc đau và sau khi chết. vinh quang của ông tiến lên từng bước chắc chắn. Không ai không xác nhận giá trị của thiên tài triết học cùng với những khả năng viết văn xuôi có vần đầy hình ảnh và nhạc điệu của… Continue reading

NIETZSCHE: CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ IV

ING.056

Triết lý Nietzsche thiết yếu là một lý thuyết về các giá trị.
Con người ít nhiều gắn liền ý niệm giá trị vào tư tưởng này hay tư tưởng nọ, vào tình cảm này hay tình cảm kia, vào hành động này hay hành động khác. Vì thường họ phải phán đoán, phải thẩm định giá trị của chân lý với sai lầm, thiện với ác, hành vi nhân ái với sát nhân.
Trước hết Nietzsche chú ý đến sự dị biệt của các giá trị. Nietzsche chứng minh rằng không có giá trị nào gắn liền một cách chắc chắn, không chối cãi, tuyệt đối vào sự vật ngoại tại, cũng như vào trạng thái tâm hồn, vào hành động, lề luật, nguyên tắc, nhưng chính là con người ấn định các giá trị này. Con người (Mensch) là một con vật biết đo lường, biết thẩm định và biết đánh giá.
Nietzscbe tìm biết các thẩm định này từ đâu đến, và người ta minh giải nó ra sao. Việc sáng tạo bằng các giá trị này, đối với Nietzsche, là sự kiện cơ bản của lịch sử nhân loại, bởi chính các phán đoán theo kiểu này đã quyết định cho quan điểm của con người cùng tình cảm và hành động của họ.
Tất cả sẽ đổi thay nếu chúng ta sửa sai giai tầng các giá trị này. Và hẳn nhiên Nietzsche tự hỏi sao không xét lại, không lật đổ các giá trị (Umwerthung aller Werthe).
Trên quan điểm này, triết lý của Nietzsche, như Charles Andler nói, là ” triết lý duy tâm nhất từ trước đến nay, triết lý coi giá trị quan trọng hơn mọi sự kiện và hy vọng một ngày kia biến đổi các sự kiện ra giá… Continue reading

NIETZSCHE : CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ II

ING.054

Nghiên cứu triết lý Nietzsche như thế nào? và trước tiên có một hay nhiều triết học Nietzsche. Có rất nhiều ý kiến khác biệt nhau về điểm quan trọng này. Dù không đi vào chi tiết các giải thích xung đột kia, ta cũng cần phải đặt vấn đề và giải quyết nó.
Từ tiểu sử, tác phẩm, thư từ của Nietzsche ta cũng không rút ra được một giải pháp thỏa đáng. Khi thì Nietzsche muốn làm nổi bật tính chất khác nhau giữa các quan điểm mà ông đã trải qua. Thí dụ vào tháng 3 năm 1885, ông viết cho Malwida von Meysenbug : ” Điều khôi hài trong hoàn cảnh của tôi là người ta cứ lầm lẫn tôi với một ông giáo sư xưa cũ nào đó ở đại học Bâle, ông Frédéric Niezstche. Nhưng tôi có liên quan gì đến ông giáo sư nọ đâu? ” Khi thì, ngược lại, ông nhấn mạnh vào tính chất liên tục của tư tưởng mình, như ông đã viết cho Peter Gast ngày 16 tháng 8 năm 1883 : ” Sự hòa hợp toàn thể — vô thức và vô ý – các ý tưởng trong cả đống sách mới chồng chất của tôi đã làm tôi ngạc nhiên “. Các lời tựa ông thường viết sau khi các tác phẩm xuất bản nhiều năm — trên thực tế chúng chỉ là những lời bạt — cho phép ta tin vào tính hợp nhất sâu thẳm trong tác phẩm của mình.
Phần đông các nhà chú giải (chẳng hạn như René Berthelot, William Salter v.v…) phân biệt ba thời kỳ trong triết học Nietzsche. Ông Andler cho rằng lối phân biệt này ” ước chừng ” đúng. Đầu tiên, từ 1869 đến 1876 là thời kỳ… Continue reading

NIETZSCHE: CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ III

ING.055

Ở giai đoạn đầu của đời sống trí thức, sau khi đã quyết phụng sự cho học ngữ, và cho môn mà người ta gọi là triết lý của học ngữ, Nietzsche dành trọn mọi cố gắng đầu tiên không những vào rất nhiều những khảo cứu kỹ thuật mà còn cho hai tác phẩm liên tục, hai tác phẩm duy nhất của giai đoạn này ta phải lưu tâm đến cuốn Nguồn Gốc Kịch Bi và cuốn Quan Điểm Không Hiện Thời.
Nietzsche chủ tâm xây dựng một nền văn hoá đích thực, và ông tìm được khuôn mẫu cho nền văn hóa đó trong văn minh cổ Hy lạp. Ông đặt đối nghịch lý tưởng này với những yếu hèn của xã hội Đức hiện đại, tuy là xã hội dù sao ông cũng tìm được sức mạnh của trỗi dậy.
Ông ca tụng sự vĩ đại và diệu kỳ của Hy lạp cổ xưa. Trong bài diễn văn khai giảng ở đại học Bâle, ông tuyên bố : ” Lưỡi gươm của đời sống dã man treo trên đầu những ai không nhìn thấy cái dung dị không thể tả và phẩm cách vô cùng cao quý của văn minh Hy Lạp.” Trong lời tựa viết năm 1886 cho bản in mới cuốn Kịch Bi Hy Lạp ông xác nhận chủng tộc Hy lạp là ” chủng tộc hoàn toàn nhất, tốt đẹp nhất, lôi cuốn nhất, kích động nhất và được nhiều người thèm muốn nhất”.
Thế nên người Hy Lạp rất cần kịch bi nói riêng và nghệ thuật nói chung để chịu đựng cuộc sống và chống lại chủ nghĩa bi quan
.Ở giai đoạn này, Nietzsche là học trò của Schopenhauer. Cũng như Schopenhauer. Nietzsche nghĩ rằng ở tận cùng của mỗi cuộc… Continue reading

NIETZSCHE: CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ I

ING.053

Trong một trang sách ở cuốn Bình Minh, Nietzsche đã trách vài triết gia trước mình (Kant và Schopenhauer) đã không tạo nên một “tiểu sử vô ý của tâm hồn” nào rút từ tư tưởng của họ. Lời phê phán này không nhằm vào Nietzsche được, vì giữa cuộc đời và tác phẩm của ông có một tương quan vô cùng chặt chẽ. Khi đề cập đến tác phẩm Nietzsche, nên coi nó như một thứ “nhật ký nội tâm” hay là lời thú nhận thành khẩn và thiết tha của “một tâm hồn mang tư chất hiếm có” như lời của một trong những nhà phê bình nổi tiếng nhất của Pháp về Nietzsche, Henri Lichtenberger, giáo sư đại học ở Sorbonne.
Cho nên đối với Nietzsche, hơn bất cứ nhà tư tưởng nào, điều cần thiết là phải biết rõ cuộc đời ông, trước khi đi vào triết lý.
Cuộc đời đó thật lại vô cùng lôi cuốn. Cũng trong một trang khác của cuốn Bình Minh, Nietzsche hỏi những người tự nhận là người hiểu biết: “Anh đã sống với tận cùng tâm hồn của anh chưa, với những nỗi xao xuyến, dao động, với buồn thảm mênh mông dài đăng đẳng, với niềm vui phút chốc bùng cháy lên không?” Nếu có ai đặt ra với Nietzsche câu hỏi này, hẳn nhiên Nietzsche sẽ trả lời quyết liệt: có.
Bệnh họan, khổ đau tình cảm, niềm vui bất chợt; những lúc lao mình với tình yêu mà không được đền bù: những tình bạn đam mê, đôi khi đưa đến đoạn tuyệt; những trầm tư cô độc, những cuộc du hành, đổi chỗ ở càng lúc càng thường xuyên. Những ngày diễm ảo ở các thành phố đẹp đẽ, trong nơi… Continue reading

NIETZSCHE: CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ (Tựa)

ING.059TỰA

Nietzsche: “Một tâm hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sinh sản được từ sau Goethe đến nay.” Đó là lời của một trong những nhà văn nổi tiếng nhất hiện nay của Đức, ông Emil Ludwig.
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu cuộc đời của Nietzsche, điều hết sức quan trọng nếu ta muốn làm quen với tâm hồn vĩ đại kia. Bởi con người nọ không phải là nhà triết học lạnh lùng khô khan, ở trong phòng kín lo kết hợp toàn những ý niệm theo quy luật của một thứ lý luận trừu tượng, mà là một người suy tư cuồng nhiệt, kẻ đi tìm chân lý với tất cả tâm hồn, coi cuộc đời như một kinh nghiệm diệu kỳ, kẻ mong làm lắng dịu nỗi khủng hoảng nội tâm của mình bằng suy tưởng và đưa vào trong cái nhìn về vũ trụ của mình những mặc khải xuất thần.
Cũng trong chương này, ta sẽ lần lượt xét qua các tác phẩm đánh dấu những biến cố trọng đại trong cuộc đời của Nietzsche theo từng thời kỳ.
Ta cũng sẽ thử rút ra những nét thật chính yếu của cuộc đời dữ dội, đầy dao động và lôi cuốn kia.
Sau đó là phần trình bày học thuyết Nietzsche, với vấn đề quan trọng đầu tiên là tìm biết có một hay nhiều triết học Nietzsche. Vì những lý do giải thích sau, chúng ta tuần tự nghiên cứu:
-Những bước khởi đầu của tư tưởng Nietzsche, giai đoạn chịu ảnh hưởng Schopenhauer và Wagner.
-Phê bình của Nietzsche về mọi quan niệm đã có, siêu hình, luân lý, tôn giáo, chính trị, xã hội, nghệ thuật và khoa học.
-Sau hết là những mặc khải của… Continue reading

NIETZSCHE : CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ (Mục Lục)

 

ING.059MỤC LỤC

…..

 ING.060Tựa

CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM CỦA NIETZSCHE

TRIẾT LÝ NIETZSCHE

NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA TƯ TƯỞNG NIETZSCHE

PHÊ BÌNH CỦA NIETZSCHE

MẶC KHẢI CỦA NIETZSCHE

Đoạn Kết

 

Đánh máy : HuyTran
Nguồn: Huytran 
VNthuquan – Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 2 năm 2007

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

 

 

KINH QUA VĂN HÓA VIỄN ĐÔNG (VI)

Lê Việt Thường

TIẾN TỚI MỘT NỀN NHÂN BẢN TOÀN DIỆN

BẢN CHẤT NỀN TRIẾT HỌC ĐÔNG PHƯƠNG 

  • DẪN NHẬP

IMG.212Vào thời kỳ giữa hai Thế Chiến mà Phùng Hữu Lan có lần so sánh với  tình trạng hỗn loạn của thời Chiến Quốc bên Tàu, một Hội Nghị Thế Giới về Triết Học đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1939 tại Đại Học Hawaii  với sự đóng góp của các nhà khoa bảng hay tư tưởng gia hàng đầu thời đó như D.T. Suzuki thuộc Đại Học Kyoto, W.E.  Hocking thuộc Đại Học Harvard……..dưới sự Chủ Tọa của C.A. Moore thuộc Đại Học Hawaii. Hội Nghị  đặc biệt chú ý đến Ý Nghĩa và Vai Trò của nền Triết Học Đông Phương đối với người Tây Phương. Mục tiêu nhắm đến là sửa soạn cho mai hậu sự ra đời của một nền Triết Học Thế Giới bằng một Tổng Hợp về mặt Tư Tưởng lẫn Cứu Cánh của hai nền Triết Học Đông-Tây. Hội Nghị cho rằng Tây Phương cần có những viễn cảnh mới mẻ và rộng lớn hơn mà Đông Phương có thể cung cấp nguồn hứng chung cũng như những chủ thuyết riêng  cho một cuộc Phục Hưng Tư Tưởng của Nhân Loại.

  • I) VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN TRIẾT HỌC  ĐÔNG PHƯƠNG

A) TÍNH ĐA DẠNG, PHỨC TẠP VÀ PHONG PHÚ

Tuy nhiên, công việc nêu trên cũng không dễ thực hiện có lẽ vì  hai lý do sau đây:

– thứ nhất tính chất Đa Dạng, Phức Tạp, Phong Phú của nền Triết Học Đông Phương

– thứ hai, Hội Nghị cố tránh thái độ vội vã cũng như  khuynh… Continue reading

MẪU NGƯỜI QUÂN TỬ: CON NGƯỜI TOÀN THIỆN TRONG “LUẬN NGỮ” CỦA KHỔNG TỬ

Nguyễn Thị Kim Chung

Giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của những dục vọng, từng bước nâng cao tri thức của mình về vạn vật (cách vật), về thế giới con người (biết người, yêu thương con người) là con đường hoàn thiện chân chính của Quân tử.

IMG.879

Bốn tác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 – 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tập chú, trong đó Luận ngữ được xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập. Đây là cuốn sách đề cập đến các vấn đề của triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức… Có thể nói, những tinh tuý được rút ra từ những vấn đề đó nhằm mục đích xây dựng con người toàn thiện, toàn mỹ cho một xã hội phong kiến lý tưởng theo học thuyết của Không Tử. Trong bài viết này, từ bình diện triết học, chúng tôi muốn làm rõ mẫu người quân tử – con người toàn thiện trong Luận ngữ của Khổng Tử.

Để làm rõ mẫu người quân tử – con người toàn thiện trong học thuyết Khổng Tử, chúng ta cần phải lý giải tại sao ông lại chọn đối tượng quan tâm trong học thuyết của mình là con người và các quan hệ của con người. Song, trong khuôn khổ của một bài… Continue reading

VỀ VIỆC TRAO ĐỔI VĂN HÓA TRONG BỐN THỜI ĐẠI TỐNG, NGUYÊN, MINH, THANH

THƯ HƯƠNG

Lời Nói Đầu

Vào lối cuối tháng tám năm 1968, hội Hàn Lâm Đài Loan có mở một cuộc thảo luận về đề tài trên. Hội có mời nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Ông khoa trưởng Văn Khoa Sài Gòn đề cử tôi, nhưng rồi không có hậu. Thật tình tôi không ham đi, nên cũng chẳng hỏi lý do. Nhưng bài đã viết, vậy xin in ra để cống hiến độc giả. Bài có hai phần: phần đầu tính đọc, còn phần sau dành riêng cho các cụ hàn lâm Đài Loan có đọc hay không sẽ tuỳ hoàn cảnh. Nay thì hết phải bận tâm.

Kim Định

 

PHẦN MỘT

IMG.450Thưa Quý Vị ,

Tôi xin bàn đến vấn đề theo khía cạnh triết lý Thực Tiễn. Trước hết đưa ra một hai điểm mà tôi cho là khiếm khuyết trong việc trao đổi văn hóa của Viễn Đông trải qua 4 triều đại: Tống, Nguyên, Minh, Thanh, sau đó thử đưa ra một hai đề nghị nhằm Cải Thiện sự Trao Đổi để nó có thể đáp ứng nhu cầu thời đại.

Trong bốn lần trao đổi được đưa ra làm đề tài, người ta có thể nhận ra một nét chung là văn hóa Viễn Đông đã chưa hiện thực được đúng mức cái triết lý của sự trao đổi. Cái triết lý đó theo tôi là bổ túc: mình đóng góp cái đặc sắc của mình và đồng thời thâu thái cái đặc sắc của người để làm giàu cho mình. Thế nhưng trong sự trao đổi nhất là đời Thanh, văn hóa Viễn Đông đã không giữ được đúng đắn cái nét đặc trưng của nó, do đấy tuy có thâu về nhiều, nhưng không là thâu… Continue reading

TRIẾT LÝ VÀ THI CA

Lê Việt Thường

…..

TRIẾT LÝ  THI CA

…..

IMAG.078Trước tiên, có lẽ chúng ta nên thử tự hỏi hai từ ngữ TRIẾT LÝTHI CA gợi trong trí óc của con người hôm nay những hình ảnh hay ý tưởng gì. Thoạt trông, chúng ta thấy không có gì KHÁC BIỆT nhau bằng Triết Lý và Thi Ca!

Thật vậy, các từ ngữ “Tư Tưởng”, “Triết Lý” và nhất là TRIẾT HỌC khiến chúng ta liên tưởng đến những Chuỗi Lý Luận có tính chất Khô Khan, Khó Hiểu, mà những người học TRIẾT, thường dùng trong những lúc “trà dư tửu hậu” để bàn về các Vấn Đề Trừu Tương Xa Vời thực tế.

Trong khi đó, THI CA lại gợi cho ta hình ảnh Ướt Át, Gần Gũi của những bài Thơ mà nhiều người trong chúng ta có lẽ đã có dịp làm vào tuổi mới lớn hay sau đó trong suốt cuộc đời để diễn tả những Cảm Xúc, Tình Cảm của mình đối với những Đối Tượng Yêu Thương. Mà Đối Tương của Thi Ca có thể là Tình Trai Gái, Nghĩa Vợ Chồng, Tính Hiếu Để, Lòng Yêu Quê Hương, Thiên Nhiên hay Tôn Giáo.

Trong lãnh vực TRIẾT HỌC, chúng ta biết Socrates là Triết gia gốc Hy Lạp sống vào khoảng giữa thế kỷ thứ V và thứ IV trước Công nguyên, đã sáng lập ra nền Triết học Cổ Điển Tây Phương có tính chất DUY LÝ, tức đề cao Lý Trí một cách quá đáng. Vì vậy, theo Nietzsche, Socrates trước tiên là một Biện Sĩ, tức một người quá nhấn mạnh đến khiá cạnh Biện Luận, Lý Luận, Phân Tích. Do đó , Socrates đề cao Lý Trí, Ý Thức Cá Nhân có tính chất… Continue reading

TÔI BỊ BẮT (- I – (tt)

…..

Trần Vàng Sao
Tôi bị bắt
– I -(tt)

…..

Cả hội trường lao nhao. Tôi có cảm tưởng như tất cả mọi người đều gầm thét lên, vung tay sấn đến bao vây lấy tôi. Tôi tức ngực, tôi ngộp thở trong đám người phủ kín tôi đó. Không phải sự sôi động mà là sự tức tối, phẫn uất đã nổi lên.
Tôi ngồi im. Tôi chịu đựng, cái dạ dày tôi chịu đựng. Tôi ngồi im có khi bất động như một xác chết để ngồi cúi đầu trên ghế. Sau này cô Mộng, một người bạn của tôi nói: “Thấy họ xỉ vả và hành hạ anh, em thấy họ ác quá. Em sợ anh lên cơn dạ dày rồi ngã lăn ra. Em mà như anh lúc đó chắc em chết thôi”.
Tôi ngồi im, ghi hết những lời họ chửi mắng tôi. Tôi được phép làm việc này, vì trước khi vào cuộc đấu tố, một ông có dặn tôi đem theo giấy bút ghi chép để sau này có dịp suy ngẫm lại những điều người ta nói về mình. Những tờ ghi chép này tôi còn giữ cho đến bây giờ. Tôi chỉ ghi tóm tắt những ý chính của những người phát biểu. Tôi chép lại những lời phát biểu này và chỉ thêm một số câu chữ cho rõ nghĩa ở những chỗ cần thiết. Một gạch đầu dòng là ý kiến của một người; có người phát biểu nhiều lần.
Ý kiến tập thể.
“Tên Đính, phải gọi hắn là tên Đính, không phải anh. Mỹ Diệm đã cài hắn lại để phá hoại, để chống đối lại nhân dân, chống đối lại chế độ chuyên chính vô sản của ta. Tên Đính đã viết những lời giận… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC A

Will Durant                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Nguyên tác : The Story of Philosophy 

 

Chương 1: Platon
Chương 2: Aristote
Chương 3: F. Bacon
Chương 4: Spinoza
Chương 5: Voltaire
Chương 6: Kant
Chương 7: Schopenhauer
Chương 8: H. Spencer
Chương 9: F. Nietzsche

…..

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Chín (Kết): Friedrich Nietzsche)

…..

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 9 (Kết)
Nguyên tác : The Story of Philosophy 

FRIEDRICH NIETZSCHE
(1844 – 1900)

…..

I. DÒNG DÕI

Nietzsche là con đẻ của Darwin và (là) anh em của Bismarck.
Nietzsche nhạo báng những người Anh chủ trương thuyết Tiến hoá và những người Đức theo chủ nghĩa quốc gia, song điều này không quan trọng; ông có thói quen tố cáo những người đã ảnh hưởng tới mình nhiều nhất; đó là cách ông che đậy -một cách vô thức- những món nợ của mình.
Triết học đạo đức của Spencer không phải là hệ luận tự nhiên nhất của thuyết tiến hoá. Nếu đời sống là một cuộc tranh đấu để sống sót, thì sức mạnh khi ấy sẽ là tối hậu, và sự yếu kém là lỗi lầm duy nhất. Tốt là cái gì sống sót, ưu thắng; xấu là cái gì đầu hàng, thất bại. Chỉ có những người Anh theo thuyết Darwin vào thời đại Victoria, những người Pháp trưởng giả theo thuyết duy nghiệm và những người Đức theo xã hội chủ nghĩa mới có thể che dấu tính cách tất yếu của kết luận này. Những người ấy khá can đảm để chối bỏ thần học Ki-tô giáo, nhưng họ không dám tỏ ra hợp luận lý, không dám phủ nhận những ý tưởng đạo đức, sự tôn sùng tính hoà nhã lịch sự và vị tha, những yếu tố đã thoát thai từ nền thần học ấy. Họ không còn là những người theo giáo đường Anh cát lợi, hay theo Công giáo La Mã, hay theo thánh Luther; nhưng họ không dám thôi làm những người Ki-tô giáo – Friedrich Nietzsche đã lý luận… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Tám: Herbert Spencer)

…..

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 8
Nguyên tác : The Story of Philosophy 

HERBERT SPENCER
(1820-1903)

…..

I. COMTE VÀ DARWIN

Triết học Kant, nền triết học đã tự xem là “dẫn nhập mọi nền siêu hình học trong tương lai”, kỹ thuật đã là một mũi kiếm chết người đâm vào những hình thái suy tư cựu truyền; và trái với ý định, đấy lại là một cú đấm tai hại cho bất cứ nền siêu hình nào. Bởi vì siêu hình, trải qua suốt lịch trình tư tưởng, vốn có nghĩa là một cố gắng khám phá ra bản chất tối hậu của thực tại; bây giờ người ta lại đã nghe người có thẩm quyền khả kính nhất bảo rằng thực tại không bao giờ có thể kinh nghiệm; rằng đấy là một “bản thể” chỉ có thể quan niệm mà không thể tri giác; và ngay cả trí tuệ tinh vi nhất của con người cũng không bao giờ vượt khỏi hiện tượng giới để chọc thủng bức màn của ảo giác. Những tuồng siêu hình lố bịch của Fichte, Hegel và Schelling, với những cách giải khai khác nhau đối với ẩn ngữ cổ điền với “Cái Tôi” và “Ý Tưởng” và “Ý Chí” của họ, đã triệt tiêu lẫn nhau thành số không; mãi đến hơn 30 năm sau thế kỷ 19, mọi người vẫn cho rằng vũ trụ đang còn giữ kín những bí ẩn của nó. Sau một thời đại bị nhiễm độc bằng Tuyệt đối, tâm thức Âu châu phản ứng lại bằng cách thế không chấp nhận bất cứ một loại siêu hình học nào nữa.
Người Pháp vốn dĩ đã chuyên môn về hoài nghi, nên tự… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Bảy: Schopenhauer)

…..

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 7
Nguyên tác : The Story of Philosophy 

SCHOPENHAUER
(1788-1860)

…..

I. THỜI ĐẠI

Tại sao nửa đầu thế kỷ 19 đã nổi lên làm tiếng nói của thời đại một nhóm thi sĩ bi quan: Byron ở Anh, de Musset ở Pháp, Heine ở Đức, Leopardi ở Ý, Pushkin và Lermontof ở Nga; một nhóm nhạc sĩ bi quan : Schubert, Schumann, Chopin và cả Beethoven sau này ( một nhà bi quan cố tự thuyết phục rằng mình lạc quan); và trên tất cả, một triết gia vô cùng bi quan – Arthur Schopenhauer ?
Tuyển tập vĩ đại về nỗi thống khổ, tác phẩm “Thế giới: ý dục và biểu tượng”, xuất hiện vào năm 1818. Đó là thời đại của quân đồng minh “thần thánh”. Trận Waterloo đã chung cuộc, cách mạng đã chết và “Con người của Cách mạng” đang tàn suy dần trên một mỏm đá ở biển xa. Sự tôn sùng ý chí của Schopenhauer có phần nào ảnh hưởng sự xuất hiện vĩ đại của ý chí được biến thành xác thịt nơi người dân đảo Corse nhỏ con ấy, và sự thất vọng của ông về cuộc đời một phần do khoảng cách bi thảm giữa đảo St. Hélène và ý chí cuối cùng bị đánh bại, và thần chết đen tối là kẻ vinh quang độc nhất trong mọi cuộc chiến tranh. Dòng họ Bourbons được khôi phục, những bá tước phong kiến trở về đòi lại đất đai họ, và chủ nghĩa duy tâm hoà bình của Alexandre đã vô tình sản sinh ra một liên minh cho sự bóp chẹt tiến bộ ở khắp nơi. Thời đại huy hoàng đã qua.… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Sáu:Immanuel Kant)

….

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 6
Nguyên tác : The Story of Philosophy 

IMMANUEL KANT
VÀ DUY TÂM LUẬN ĐỨC
(1694-1777)

…..

1 NHỮNG NẺO ĐƯỜNG ĐẾN KANT

Chưa có tư tưởng hệ nào thống trị cả một thời đại như triết học của Immanuel Kant đã thống trị tư tưởng thế kỷ 19. Sau gần 60 năm hoạt động trong lặng lẽ biệt lập, người dân Tô cách lan (Scottland) dị thường cổ quái của thành phố Koenigsberg đã đánh thức cả thế giới ra khỏi „cơn ngủ mê trong giáo điều“ vào năm 1781, với tác phẩm thời danh Phê bình lý tính thuần tuý; và từ năm ấy đến thời đại chúng ta, nền „triết học phê phán“ đã thống trị Âu châu duy lý. Triết học Schopenhauer nổi lên có uy lực một thời gian ngắn trên làn sóng lãng mạn bùng khởi năm 1848; thuyết tiến hoá từ sau năm 1859 đã càn quét tất cả những gì đến trước nó; và sự đạp đổ thần tượng gây phấn kích của Nietzsche đã chiếm trung tâm sân khấu triết học vào cuối thế kỷ. Nhưng những thuyết này đều là những phát triển bề mặt phụ thuộc, bên dưới chúng mạch ngầm vững mạnh của triết học Kant vẫn tiếp tục chảy, luôn luôn sâu hơn, rộng hơn. Cho đến ngày nay những định lý chính yếu của nó vẫn là những châm ngôn của mọi nền triết học trưởng thành. Nietzsche đã thừa nhận Kant, và tiếp tục đi tới; Schopenhauer gọi cuốn Phê bình là „tác phẩm quan trọng nhất trong văn học Đức“, và cho rằng bất cứ người nào chưa hiểu Kant thì hãy còn là một đứa trẻ.… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Năm: Voltaire)

….

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 5
Nguyên tác : The Story of Philosophy

VOLTAIRE
(1694-1777)

…..

Sự sáng lạng của nước Pháp

I. PARIS : OEDIPE 

Ở Paris năm 1742, Voltaire hướng dẫn nghệ sĩ Dumesnil trình diễn vở kịch Mérope. Nghệ sĩ nầy than phiền rằng cô ta bị ám ảnh bởi quỉ sứ mới có thể đóng vai trò của mình. Voltaire trả lời rằng :”Thật đúng như vậy, muốn thành công trong bất cứ ngành nào cần phải bị ám ảnh”. Chính những người phê bình Voltaire và những kẻ thù của ông cũng công nhận rằng ông hội đủ điều kiện trên. Sainte Beuve và De Maistre đều cảm thấy điều đó.
Xấu xa, vô liêm sỉ, đôi khi thiếu thật thà, đó là những tật xấu của thời đại mà Voltaire đã giữ lấy không sót một món nào. Thêm vào đó, và cùng trong lúc đó, Voltaire tỏ ra vô cùng nhân từ, không tiếc thời giờ, năng lực và tiền bạc trong những việc nghĩa hoặc công kích những kẻ thù. Ông vừa mãnh liệt trong sự công kích nhưng lại trở nên hiền từ sau khi mối bất đồng chấm dứt, tất cả những mâu thuẫn của con người đều chứa đựng trong văn hào đó.
Tuy nhiên, tất cả những đức tính chủ chốt của Voltaire. Đặc tính nổi bật nhất của ông là trí thông minh vô cùng phong phú và sáng lạn. Ông sáng tác 99 pho sách, trong đó mỗi trang giấy đều chứa đựng những ý nghĩ bổ ích. Tất cả những vấn đề trên thế giới đều được bàn đến không khác gì trong một cuốn bách khoa. Voltaire thường nói: “Nghề của tôi… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Bốn:Spinoza)

…….

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 4
Nguyên tác : The Story of Philosophy

SPINOZA
(1632-1677)

…..

I. TIỂU SỬ

1. Trang sử oai hùng của người Do-thái

Trang sử của người Do-thái là một trong những trang sử hùng tráng của Âu châu. Họ bị đuổi ra khỏi nước khi người La Mã chiếm thành Jérusalem năm 70 trước TL. Từ đó đi khắp thế giới để buôn bán. Họ thường bị kỳ thị và chém giết bởi những người khác tôn giáo như những người theo Thiên chúa giáo hoặc Hồi giáo, mặc dù giáo lý của các giáo phái này một phần lớn rút từ các kinh sách của người Do-thái. Họ không được các chính phủ cho phép mua đất đai và làm kỹ nghệ. Họ bị tập trung vào những xóm nghèo khổ, bị dân chúng hiềm khích và các vua chúa bóc lột. Tuy nhiên với sự nhẫn nại hiếm có, họ vẫn xây dựng được những thành phố làm vẻ vang cho nền văn minh nhân loại. Mặc dù bị xua đuổi và nguyền rủa khắp nơi, không được đoàn kết thống nhất bởi một cơ cấu chính trị, không có một ngôn ngữ riêng biệt, dân tộc kỳ diệu này đã giữ được thống nhất trong tâm hồn, trong giòng giống, trong văn hoá, trong tôn giáo, trong tập tục và nhẫn nại chờ đợi ngày giải thoát. Dân số của họ càng ngày càng tăng và họ đã trở thành những chuyên viên danh tiếng trong tất cả mọi lĩnh vực. Sau 2000 năm đi lang thang khắp thế giới, dân tộc này đã tìm lại được quê hương. Còn trang sử nào oai hùng bằng những trang lịch sử kể… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Ba: Francis Bacon)

…..

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 3
Nguyên tác : The Story of Philosophy

FRANCIS BACON
(1561-1626)

…..

1. TỪ ARISTOTE ĐẾN THỜI PHỤC HƯNG:

Khi bị dân thành Sparte bao vây và đánh bại vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch, Athènes, bà mẹ của triết học và nghệ thuật Hy Lạp, bị mất hết ưu thế chính trị, và hùng khí cùng nền độc lập của tâm thức Athènes cũng suy tàn. Khi vào năm 399 tTL Socrate bị kết án tử hình, thì linh hồn của Athènes cũng chết theo ông, chỉ còn lảng vảng nơi Platon, người môn đệ kiêu hãnh. Và khi vua Philippe xứ Macédoine đánh bại quân Athènes ở Charonea vào năm 388 tTL và 3 năm sau, khi Alexandre phóng hoả san bằng đô thị Thèbes rộng lớn, chỉ ngạo nghễ chừa lại ngôi nhà của Pindare, thì rõ ràng là nền độc lập của Athènes về chính trị và tư tưởng đã bị phá huỷ vô phương phục hồi. Sự thống trị triết học Hy Lạp do người ở thành Macédoine là Aristote phản ánh sự thuần thục chính trị của Hy Lạp đối với những dân tộc trẻ trung, hùng tính hơn đến từ phương Bắc.
Cái chết của Alexandre (năm 323 tTL) đã thúc nhanh quá trình này. Vị hoàng tử con trai vẫn còn bán khai sau mọi sự giáo huấn của Aristote, cũng đã học được sự kính trọng nền văn hoá giàu có của Hy Lạp, và đã có mộng ước lan truyền nền văn hoá ấy khắp phương đông theo dấu những đội quân đắc thắng của mình. Sự phát triển thương mãi Hy Lạp và sự tăng bội những trạm thương… Continue reading

CAU CHUYỆN TRIẾT HỌC ( Chương Hai: Aristote)

…..

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 2
Nguyên tác : The Story of Philosophy 

ARISTOTE
(384-342 tTL)

…..

1. MỘT CHÚT LỊCH SỬ:

Aristote sinh tại Stagira tại tiểu quốc Macédoine cách Athènes 200 dặm, vào năm 384 tTL. Cha của ông làm nghề thầy thuốc, bạn thân của quốc vương Macédoine Amyntas. Ông này là tổ phụ của Alexandre đại đế. Hình như Aristote là đoàn viên của một y sĩ đoàn danh tiếng thời ấy, ông có tất cả những cơ hội thuận tiện để học hỏi và phát triển tri thức.
Có hai giả thuyết về thời kỳ niên thiếu của Aristote. Một giả thuyết cho rằng ông là một thiếu niên thích ăn chơi, phung phí tiền của đến nỗi trở nên nghèo nàn đói rách, không có nghề sinh nhai phải vào lính trong một thời gian. Mãi đến năm 30 tuổi mới đến xin học và trở thành môn đệ của Platon (427 – 348 tTL) . Giả thuyết thứ hai không chấp nhận thời kỳ ăn chơi và phung phí tiền của. Theo giả thuyết này Aristote đến Athènes từ lúc 18 tuổi và trở thành môn đệ của Platon bắt đầu từ đó.
Ông học với Platon vào khoảng từ 8 đến 20 năm, con số 20 năm có lẽ đúng hơn nếu ta xét ảnh hưởng của Platon trong các tác phẩm của Aristote. Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platon là một thời kỳ lý tưởng trong cuộc đời Aristote. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platon lớn hơn… Continue reading

CÂU CHUYỆN TRIẾT HỌC (Chương Một: Platon)

……..

Will Durant

Câu Chuyện Triết Học
Dịch giả : Trí Hải và Bửu Đích
Chương 1
Nguyên tác : The Story of Philosophy

PLATON

…..

1. BỐI CẢNH:

Nếu bạn nhìn vào một bản đồ của Âu châu, bạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa trung hải. Phía nam là hòn đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngàn năm trước Tây lịch (tTL) đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại. Về phía đông là lãnh thổ thuộc về Á châu tuy ngày nay có vẻ lạc hậu nhưng dưới thời Platon là một lãnh thổ rất trù phú với một nền thương mãi, kỹ nghệ cực thịnh và một nền văn hoá phong phú. Về phía tây là nước Ý giống như một toà lâu đài ở giữa biển, các đảo Sicile và nước Y-pha-nho (Tây Ban Nha). Tại những nơi đó có những nhóm người Hy lạp sinh sống; cuối cùng là xứ Gibraltar, nơi đầy nguy hiểm cho các thuỷ thủ mỗi khi muốn vượt eo biển này. Về phía bắc là những xứ man rợ như Thessaly, Epirus và Macédonie. Từ những xứ ấy nhiều bộ lạc xuất phát và mở những cuộc tấn công về phía nam, những trận đánh do những văn nhân Hy lạp như Homère kể lại mà những chiến sĩ như Périclès chỉ huy. Hãy nhìn một lần thứ hai vào bản đồ, bạn sẽ thấy nhiều chỗ lồi lõm ở bờ biển và núi đồi trong đất liền, đâu đâu cũng có những vịnh nhỏ và những mỏm đá trồi ra biển. Nước Hy lạp bị chia cắt và cô lập bởi những chướng ngại thiên nhiên đó. Sự đi lại và liên… Continue reading

pphttmx6

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 6

.

Khái niệm vật hóa (Verdinglichung) đã được nói đến trong chương 3 khi bàn về lý luận tha hóa. Nó xuất phát từ quan niệm về hiện tượng sùng bái hàng hóa – như Marx đã chỉ ra trong chương đầu của bộ Tư bản. Tuy tính cách phóng thể của lao động bao hàm khái niệm vật hóa nhưng phải đợi tới khi Georg Lukács phát hiện từ bài học rút ra trong tác phẩm vừa dẫn của Marx, nó trở thành cơ sở cho cái gọi là chủ nghĩa Mác phương Tây. Khái niệm này được đưa vào chủ nghĩa Mác thông qua tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến của chủ nghĩa Mác trong thế kỷ hai mươi cũng như trong chính hành trạng tư tưởng của Lukács: Lịch sử và Ý thức giai cấp (Geschichte und Klassenbewusstsein).

Sau khi Marx và Engels mất, lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa Mác thực sự chỉ tiếp nối từ Lukács, mặc dù đó là một bi kịch vì chính tác giả tác phẩm kể trên đã phủ nhận nó dưới một hình thức (lần đầu tiên xuất hiện trong hành trạng lý luận của nhân lọai) – đó là hình thức tự phê qua những áp lực chính trị. Tuy nhiên, cũng như số phận của bất kỳ hình thức sáng tạo nào của con người, tác phẩm vẫn có giá trị tự thân của nó. Đó cũng là ý nghĩa câu nói bất hủ của Galilée: E pur, si muove áp dụng cho bất kỳ sự vật hiện hữu, thể tính hay tinh thần.
Lịch sử và Ý thức giai cấp (GuK) là một tập hợp những bài viết sau khi Lukács gia nhập… Continue reading

pphttmx8

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 8

.

Marx là một trong những khuôn mặt lớn ngự trị thế giới tư tưởng thế kỷ XX. Tuy nhiên, so với những nhà tư tưởng khác, vị thế của Marx hơn hẳn vì tư tưởng Marx gắn liền với một chủ nghĩa – chủ nghĩa ấy lại được chuyên chở qua một chính đảng thống trị hơn một phần ba địa chí chính trị gần một trăm năm (đến tận cuối-thế-kỷ/1990, không kể đến sự tồn tục của một số quốc gia sẽ nói đến ở chương sau). Cho nên Mihailo Markovíc, một trong những triết gia của Trường Hạ Korcula và tạp chí Praxis vào những thập niên 60s đã phát biểu: “Khi lý luận của Marx trở thành hệ tư tưởng của cả một phong trào quốc tế đầy quyền lực, và để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ này thì nó phải chịu vật hóa và mang những phẩm chất huyền thoại thiêng liêng không được xúc phạm.” Hệ tư tưởng ấy thống trị suốt chiều dài lịch sử thế kỷ, cho nên khi đặt vấn đề cáo chung của lịch sử nổi lên từ một số những nhà lý luận vào cuối thế kỷ như Lutz Niethammer, Francis Fukuyama, Perry Anderson, Keith Windschuttle đều hàm ngụ sự cáo chung của chủ nghĩa Mác – hợp đồng với sự sụp đổ của “chế độ cộng sản”. Như vậy còn có thể nói đến Marx?

Câu hỏi có thể bắt đầu từ một thách đố: Trong phần dẫn nhập Về vấn đề phương pháp của cuốn Phê phán lý trí biện chứng xuất bản vào năm 1960, Jean-Paul Sartre cho rằng nếu triết học phải là tổng thể hóa của tri thức, phương pháp, tư… Continue reading

pphttmx7

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 7

.

 Những người Mác-xít như Lukács, Louis Althusser đều coi Marx đã xây dựng một lý luận mới về lịch sử làm cơ sở cho chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tuy nhiên sự khác biệt trong quan niệm thế nào là lịch sử đã phân định rõ rệt hai hướng đi của những người thừa kế Marx: một bên là những người chịu ảnh hưởng phương pháp biện chứng Hegel, một bên là những người phủ nhận biện chứng Hegel.

Trong xu hướng thứ nhất, phải kể Lenin, Lukács, K. Korsch, E. Bloch, Henri Lefebvre, Kojève, H. Marcuse với quan điểm không có biện chứng pháp Hegel, không thể có chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-xít. Có thể nói đặc điểm chung của chủ nghĩa Mác phương tây là bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác với Hegel, như Iring Fetscher đã nhái một câu nói của Fichte: “hãy nói cho tôi biết bạn xác định quan hệ giữa Marx và Hegel ra sao, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn đã theo loại chủ nghĩa Mác nào”.
Trong xu hướng thứ hai, những người Stalinít như R.O. Gropp, những người Mácxít Ý như G. Della Volpe, Lucio Coletti hay theo cấu trúc luận như Louis Althusser lý giải trong khi phê phán Hegel, Marx đã đối lập với tư tưởng của Hegel. Della Volpe trong Khoa luận lý như một khoa học thực nghiệm/Logica come scienza positiva trích dẫn lời Lenin trong Những người bạn dân là gì và họ đã chiến đấu những người dân chủ xã hội ra sao? đả kích “những lý luận về triết học lịch sử [của những tư tưởng tư sản Anh và tiểu tư… Continue reading

pphttmx5

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 5

.

 Lý luận tha hóa và tư bản là hai mặt của chủ nghĩa Mác, vừa đối lập lại vừa thống nhất vì nó chỉ ra: một mặt, chủ nghĩa Mác mang tính nhân bản (như một số học giả gọi là chủ nghĩa xã hội mang bộ mặt người- socialism with a human face), mặt khác, nó lại mang tính khoa học (trong từ ngữ mác- xít, đó là chủ nghĩa xã hội khoa học). Tuy nhiên, nếu toàn bộ học thuyết Mác chỉ tập trung ở những lý luận này, Marx chỉ có thế giá của một triết gia hoặc một kinh tế gia thuần túy của thế kỷ XIX, không mang hình ảnh của một nhà lý luận tiền phong cách mạng đã khai sinh ra hệ tư tưởng cộng sản nhằm biến đổi thế giới và xây dựng xã hội mới. Hệ tư tưởng ấy trở thành cơ sở của một thực tiễn cách mạng dưới những dạng biến thái khác nhau hiện đại. Cho nên lý luận về ý thức hệ là một mặt chủ yếu khác của chủ nghĩa Mác, kết hợp tư tưởng Marx và Engels đồng thời chỉ ra sự đóng góp chuyển hướng của Engels vào chủ nghĩa cộng sản thời kỳ sau Marx. Mặt khác, hệ tư tưởng ấy còn là đầu mối của sự phân hóa thế giới hiện đại.

Trước hết, Marx đã đưa ra một học thuyết về lịch sử, nói như L.Althusser, một khoa học lịch sử với tầm vóc quan trọng như những cuộc cách mạng tri thức nhân loại cổ đại với Platon và Galilée. Cơ sở đó thường được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử.Lý giải vận động… Continue reading

pphttmx4

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 4

.

Tác phẩm cơ bản của chủ nghĩa Mác vẫn là bộ Tư bản. Marx đã giành phần lớn cuộc đời cho việc nghiên cứu và hoàn tất tác phẩm này. Quả thật nếu chủ nghĩa Mác không có cơ sở của Tư bản, nó đã bị rơi vào quên lãng như nhiều học thuyết xã hội khác. Việc nghiên cứu kinh tế chính trị xuyên suốt những tác phẩm của Marx qua ba giai đoạn (từ Bản thảo Kinh tế và Triết học 1844, Sự nghèo nàn của Triết học (1847), Những nguyên lý phê phán kinh tế chính trị học (1857/58), đến ba quyển Tư bản (1867/1885/1894)) cho thấy: phải chăng Marx như một triết gia đã chọn lĩnh vực kinh tế làm mặt chủ yếu (thông thường triết gia đều chọn một đối tượng chủ đạo trong học thuyết của mình) cho nên có người quan niệm Marx đã đưa ra những phân tích hiện tượng luận, hoặc hiện sinh về Kinh tế học, mặt khác có người cho rằng Marx đã đi vào con đường nghiên cứu kinh tế với tư cách một nhà kinh tế học thuần túy (những phân tích giá trị, trao đổi, bóc lột, giá trị thặng dư và lợi nhuận thuần tuý được xét về mặt kinh tế, không chứa đựng suy luận triết lý).
Những mặt đối lập này chỉ ra việc đọc Marx có những nghịch lý không thể hòa giải. Về điểm thứ nhất, Marx với những nghiên cứu kinh tế chính trị vẫn còn chịu ảnh hưởng Hegel (kể cả những vấn đề kinh tế trong học thuyết Hegel), phân biệt với những nhà kinh tế cổ điển Anh, song nhận định về Marx như… Continue reading

pphttmx3

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 3

Đọc Lênin

.

 Triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp là ba nguồn gốc của chủ nghĩa Mác. Điều này phù hợp với tiến trình sinh hoạt của Marx, xuất thân từ môi trường đại học Đức, quá trình hoạt động chính trị tại Pháp và Bỉ, và sau cùng là giai đoạn học hỏi kinh tế chính trị học khi Marx cư ngụ tại Luân Đôn từ năm 1849. Tuy nhiên việc phân chia ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác như Lenin và một số người Mác-xít khác đã làm là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học, chỉ có tính cách tiện lợi về mặt phổ thông tuyên truyền và không có giá trị về mặt học thuyết.

Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Marx sẽ chỉ ra sự tổng hợp giữa các mặt lý luận. Mặt khác, Marx cũng không giải quyết những vấn đề triết học về vật chất, tinh thần v. v. . . như Engels sau này trong tác phẩm viết dở dang Phép Biện Chứng Của Tự Nhiên hay Lenin trong Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Kinh Nghiệm Phê Phán. Từ luận án triết học cho đến những bản viết về sau, ông bận tâm với những vấn đề phê phán, ông khẳng định “phê phán trời phải biến thành phê phán trần gian, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp luật, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị,” trong những tác phẩm viết chung với Engels như “Hệ tư tưởng Đức” “Gia đình thần thánh,” họ đối phó với những vấn đề của… Continue reading

pphttmx2

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 2

Đọc Lênin

.

Chủ nghĩa cộng sản trong mấy thập niên trở lại đây không những suy sụp về mặt thực tiễn, còn chứng thực khủng hoảng về mặt lý luận.
Tuy phong trào nghiên cứu chủ nghĩa Mác phát triển, song chủ nghĩa Mác “chính thống” – với những danh xưng khác nhau như chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội khoa học (từ ngữ này nguyên ủy đề xuất từ Proudhon) đã trên đà suy thoái, thông qua những hiện tượng:
– Tính “khoa học” trong chủ nghĩa Mác xây dựng trên một số tiền đề: nhìn nhận lịch sử xã hội là một lịch sử những đấu tranh giai cấp, nhìn nhận tri thức và thực tiễn con người là một thể thống nhất, ngõ hầu những phương tiện lý luận và thực tiễn nhằm đạt tới cứu cánh đồng nhất với chính cứu cánh (cho nên sự thành công của một phong trào xã hội đặc thù chứng thực “chân lý” một cách khoa học), nhìn nhận cơ sở của một khoa học lịch sử đã thành tựu, nhìn nhận lịch sử xã hội diễn ra theo quá trình “hình thành xã hội” như Marx dự kiến. Thực ra, tính “khoa học” chỉ phản ánh xu hướng chung “tôn thờ khoa học” của thời đại Marx và Engels.
– Mối quan hệ khăng khít và duy nhất của chủ nghĩa Mác với sự thể hiện qua lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Lênin và Stalin. Điều đó chỉ ra chủ nghĩa cộng sản trong giai đoạn nắm quyền bính đã thể hiện chủ nghĩa Mác như một hệ tư tưởng độc đoán.
– Trong thực tiễn xã… Continue reading

pphttmxA

 

Đặng Phùng Quân

PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT

Chương 1: Đọc Mác
Chương 2: Đọc Lênin
Chương 3: Đọc Lênin
Chương 4:
Chương 5:
Chương 6:
Chương 7:
Chương 8:
Chương 9:

Bạt – Thay Lời Kết

[Tác Giả]

pphttmxket

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Bạt – Thay lời kết

.

Phê phán hệ tư tưởng Mác xít là một chương của dự án Cơ sở tư tưởng thời quá độ. Song khi triển khai vấn đề, chương sách này đã vượt khuôn khổ vì không thể chỉ giới hạn vào mặt nhận thức luận. Do đó hình thành ra quyển sách – không nhằm đóng góp vào thư tịch về chủ nghĩa cộng sản, mà chủ yếu nhằm thảo luận vấn đề cơ sở tư tưởng của thời đại.
Phê phán tự nó là một vận động hủy tạo, nhằm tháo gỡ những khúc mắc trên những chặng đường hành trạng – nhưng tự nó không xây dựng một kiến trúc mới. Phê phán hệ tư tưởng trong toàn bộ chủ nghĩa Mác chỉ ra những tồn tại và hủy diệt của một lý luận có toan tính thủ tiêu một thế giới, một nhân loại và một văn hóa cũ để xây dựng nên những cái mới, khi lý luận ấy có quyền lực trong tay. Cho nên sẽ không xét đến từng xu hướng Mác xít, cũng như những tương quan đối chiếu chủ nghĩa Mác với những tư trào chế ngự thế kỷ vừa qua như hiện tượng luận, cấu trúc luận, thuyết hủy tạo, triết học phân tích, chủ nghĩa thực chứng…
Phê phán hệ tư tưởng Mác xít nhằm định vị sự phát triển và thất bại của chủ nghĩa ở chung cuộc cùng với sự cáo chung của chế độ đã phân hóa thế giới thành hai văn hóa, hai ngôn ngữ. Sự thống trị của một bóng ma không thể phục sinh trên con đường quyền lực tư tưởng.
Đan cử một ví dụ: Quan điểm của… Continue reading

pphttmx1

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 1

Đọc Mác

.

Vào đầu thế kỷ 20 này, Marx, Einstein và Freud có ảnh hưởng lớn trong việc thay đổi nhãn quan của con người đối với tự nhiên và xã hội. Thật vậy, Einstein với thuyết Tương Đối đã đặt cơ sở mới cho Vật Lý Học và Vũ Trụ Học, Freud với Phân Tâm Học mở đầu cho việc khai phá chiều sâu tâm lý con người, và Marx làm đảo lộn xã hội khi đưa ra chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử.
Tất nhiên, trong khoa học tự nhiên không phải chỉ có Einstein nhưng Einstein đã làm cách mạng nền tảng khoa học khởi từ Newton. Trong việc nghiên cứu và trị liệu con người, Freud không những khám phá ra vị thế của vô thức, luận điểm Mặc Cảm Oedipe của ông đặt định cấu trúc quan hệ con người một cách triệt để. Khi nghiên cứu xã hội bằng khoa kinh tế chính trị, Marx tìm ra quy luật phát triển của lịch sử con người trong vận động thực tiễn. Những khám phá của Einstein, Freud và Marx đã mang những chiều kích mới về tự nhiên, con người và xã hội; quả thật những lý luận đó có tính cách mạng, phân biệt hẳn với những lý luận và những nhân vật khác trong lịch sử tri thức nhân loại ở thế kỷ này. Nhưng Freud và Marx còn một điểm chung khác: sự phát triển lý luận của họ rộng lớn trong sinh hoạt xã hội đã đi đến chỗ cực đoan, giáo điều: những hiệp hội phân tâm học quốc tế và những đảng CS quốc tế trở thành những tổ chức thế quyền củng cố những… Continue reading

pphttmx9

.

Đặng Phùng Quân

Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít

Chương 9

 .

Tháng Năm 1968 những biến động ở Pháp cũng như nhiều nơi trên thế giới chứng thực một điều: đảng Cộng sản không đáp ứng được yêu cầu cách mạng, không phải là đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân như trong tuyên ngôn hay đề cương hành động đã nêu. Cuốn sách của một nhà triết học trẻ người Pháp Jean-Marie Benoist có nhan đề là Marx đã chết/Marx est mort báo hiệu sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản. Sở dĩ nói chủ nghĩa cộng sản cáo chung để chỉ ý thức hệ mác xít áp dụng và thực tiễn, như Benoist nhắc đến những mảnh vụn hỗn độn mang những trầm tích Lenin, Mao, Trotsky, Castro…
Sự khủng hoảng của chủ nghĩa cộng sản không phải chỉ diễn ra trong mấy thập niên nửa sau thế kỷ hai mươi. Nó đã manh nha từ sự thất bại trong chính sách kinh tế ở thời đại Lenin và sự giải thể Quốc tế Cộng sản III. Ngay vào đêm hôm trước của thế chiến thứ Hai bùng nổ, Franz Borkenau một cựu đảng viên cộng sản trong cuốn sách phân tích Cộng sản thế giới (1939) đã chỉ ra những mầm mống tan rã của cơ sở cách mạng cộng sản. Vào thập niên 1950, một cựu đảng viên cộng sản Nam tư, Milovan Djilas đã phê phán kịch liệt cuộc khủng hoảng nội tại của trung tâm quyền bính cộng sản. Trong cuộc hội nghị tại Venice năm 1977, một nhà lý luận trung kiên của đảng cộng sản Pháp, Louis Althusser đã nói đến “cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa Mác” qua mối liên hệ với vận mệnh của… Continue reading

CẦN CẬP NHẬT PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG TRONG LÃNH VỰC SUY TƯ

Trường hợp «Tinh Hoa Ý Thức Hệ Việt Nho» của Gs Trần Văn Đoàn

Lê Việt Thường 

 

A) DẪN NHẬP

Sự kiện dân tộc VIỆT đánh mất nền Độc Lập CHÍNH TRỊ cách đây hơn 100 năm kéo theo nhiều hậu quả không lường trước được. Thật vậy, nếu xưa kia, sự LỆ THUỘC thường được chấm dứt với sự ra đi của kẻ xâm lăng, thì lần này trái lại, chính giới TRÍ THỨC của nước Bị TrỊ, vô tình hay hữu ý lại tiếp tục Dung Dưỡng, kéo dài tình trạng Lệ Thuộc rất lâu sau khi kẻ xâm lăng đã ra đi.. Lý do có lẽ là vì lần này, sự đánh Mất Chủ Quyền không chỉ giới hạn ở lãnh vực Chính Trị, mà có tính chất TOÀN DIỆN hơn nên lan rộng ra ở mọi địa hạt, nhất là ở bình diện Văn Hóa, Triết Học.

«Bóng Ma» DĨ VÃNG vẫn không thôi Ám Ảnh giới Trí Thức và Lãnh ĐạoViệt. Đến nỗi để biện minh cho các CHIÊU BÀI như Canh Tân, Gỉai Phóng …họ vẫn Trở Lại bàn về những Vấn Đề, dùng những Phương Pháp Lý Luận, cũng như đưa ra những Gỉai Pháp của các Thế Kỷ TRƯỚC . Họ làm như hơn một thế kỷ trôi qua, không có biến chuyển gì quan trọng đã xảy ra cả! Nói cho đúng, họ có nhận thấy sư thay đổi, rất nhiều thay đổi là đàng khác nhưng họ chỉ giới hạn sự QUAN SÁT ở bình diện THƯỜNG NHẬT hay ở các địa hạt như Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội…., còn nếu có ai «dám lân la» vào lãnh vực VĂN HÓA thì cũng chỉ dừng lại ở trung tầng Văn Nhệ, Văn Chương, Văn… Continue reading

20 NĂM TRIẾT LÝ TÂY PHƯƠNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1955-75)

Nguyễn Văn Lục

20 NĂM TRIẾT LÝ TÂY PHƯƠNG Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1955-1975)

Từ năm 1918 bắt đầu chấm dứt thi Hương. Nhưng mãi đến năm 1950 mới bắt đầu có kỳ thi tú tài 2, tiếng Việt. Có nghĩa là, môn Triết mới được chính thức giảng dạy theo chương trình Việt. Như vậy chỉ trong vòng 25 năm, môn triết Tây mới chính thức được giảng dạy ở Bắc và nhất là miền Nam VN…Thời gian kể là ngắn… Vậy mà sức tác động và ảnh hưởng của nó trên giới thanh niên trí thức miền Nam thật lớn lao đến không ngờ được. Chúng tôi đã gặp lại bạn bè cùng trang lứa đều cảm thấy hãnh diện về điều ấỵ
Bài viết này viết với tâm thành của một người trong cuộc nhìn lại mình, nhìn lại bạn bè, nhìn lại thế hệ mình, nhìn lại tầm ảnh hưởng những tư tưởng ấy trên mỗi cá nhân. Nó đã cuốn lốc theo cả một thế hệ như cơn lũ, kéo theo những bè mảng rác rưởi, những “ngộ nhận”, những “huyền thọai” từ nhiều phía, những om xòm nếp sống chán chường buông thả. Nhưng nó cũng nâng lên tầm cao ý thức trách nhiệm, “dấn thân”, “nhập cuộc”, “lên đường” và những thái độ trước thời cuộc của từng ngườị. Nó cũng ảnh hưởng trên những xu hướng chính trị, những xác lập về một thái độ cần phải có trước hiện tình đất nước như chống chiến tranh, khát vọng hòa bình, mong mỏi đất nước không còn chiến tranh, cho cây rừng còn xanh lá. (tựa đề sách của Nguyễn Ngọc Lan).
Đã có biết bao nhiêu đổi thay, biết bao ngã rẽ, chọn lựa, cảm thức về sự thành bại,… Continue reading

KINH QUA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Lê Việt Thường

KINH QUA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

 

 I) DẪN NHẬP

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy là những Đại Trí Thức Âu Tây như Triết Gia Heidegger đã bắt đầu ý thức được về cuộc KHỦNG HOẢNG Nền Móng của Văn Hóa Tây Phương, và phương pháp cứu chữa được ông đề nghị là mở cuộc Song Thoại Đông-Tây. Nói cho được chính xác hơn, thì về vấn đề nêu trên, lúc đầu Heidegger có đề cập đến một cuộc Đối Thoại giữa Văn Hóa Tây Phương với Văn Hóa Á Châu, nhưng vào một dịp khác thì ông lại nói với Văn Hóa Viễn Đông.

 A) ĐÔNG PHƯƠNG CÓ TRIẾT HỌC HAY KHÔNG ?

 Tuy nhiên, quan điểm nêu trên cũng chỉ giới hạn ở tầng lớp Đại Trí Thức như Heidegger, và cũng mới xảy ra ở thế kỷ XX mà thôi! Còn trước kia người ta vẫn cho rằng về mặt Văn Hóa thì phải lấy LA-HY làm Mẫu Mực, hoặc “chỉ Tây Âu mới có Triết Học cũng như chỉ Tây Âu mới có Khoa Học, không ai nghĩ tới việc phủ nhận điều ấy, và đó chỉ là một ý kiến thông thường phổ cập khắp Tây cũng như Đông trong thế kỷ XIX”. Thật vậy, “tất cả các Giáo Sư và giới Triết Học thế kỷ 19 đều đồng thanh cho rằng tiếng “Triết Học” nẩy nở bên Hy Lạp và chỉ ở Hy Lạp mới có Triết Lý, và ngày nay nó là di sản riêng của Âu Châu, không nơi nào khác có cả……Thiên kiến trên đặc biệt được bảo trợ do những triết gia cỡ lớn như Hegel. Bởi thế Triết Đông không được thừa nhận trong giới chính thức một cách… Continue reading

Tìm Kiếm