Triết Học

CÁCH MIỆNG VÀ THỰC TIỄN CÁCH MỆNH

Người Tìm Hiểu

CÁCH MIỆNG VÀ THỰC TIỂN CÁCH MỆNH

Cách Mệnh là đem Ánh Sáng lại cho Bóng tối , cho Ðịa ngục của Trần gian, của gông cùm xiềng xích, của thịt nát xương tan, của chan hòa máu lệ. Từ đó Cách mệnh phải là tháo gỡ, là “lột xác”, và quyết liệt hơn là Hủy diệt. Nhưng điều kiện tiên quyết là HỦY DIỆT (Destruction) phải gắn liền với Trọng trách TÁI TẠO (Reconstruction), chuyển hoá Vận mệnh lịch sử , sáng tạo MỞ ÐƯỜNG cho tương lai. Vậy yếu tính lý tưởng của Cách mệnh là XÂY DỰNG. Nếu không đủ TƯ CÁCH / NHÂN CÁCH và TRI THỨC đề ra một phương án cho sự nghiệp Tái thiết / Xây dựng thì mọi hành vi chống đối đố kỵ chỉ là PHÁ HOẠI. Nói một cách khác, Cách mệnh là phải tự “lột xác”, tự tháo gỡ chính bản thân để dấn thân nhập cuộc, tích cực đổi mới, xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Cách mệnh càng không phải là “Cách miệng”, chỉ “Lói” mà không “Nàm”, cũng không phải là “khôn ngoan / cao thượng” đạo đức rởm, tránh né cuộc đời “ruồi bâu”, càng không phải chỉ là tiêu cực Tụng niệm, nhất là cuồng tín cầu mong uống nước Cam lộ nơi Tú bà vô thượng để “đốn ngộ”. Xét về “mặt Trái“ quả là một quái kiệt thâm độc ‘vô thượng’, nhưng không phải ‘sư’ nên Giã Ðà tôi mới dám nhắc tới vì xuyên tạc cả từ ngữ của Lục tổ Huệ Năng với con đường Cách Mệnh Tư duy cho giới Vô sản u mê. Còn nếu như… Continue reading

KINH QUA TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG(Phần Hai)

Lê Việt Thường

KINH QUA TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG

PHẦN HAI

 V) LẬT NGƯỢC BẢNG GIÁ TRỊ : NIETZSCHE

Không giống các Triết Gia Tây Phương khác như Descartes, Kant, Hegel,,,,Nietzsche có một phong cách độc đáo , một lối hành văn sống động, sôi nổi , “thách thức” đối với các thế lực đương thời, cũng như một nội dung có tính chất Cách Mạng đối với những định kiến, định chế, thói quen…..của những người cùng thời với ông. Điểm đặc sắc nhất của Nietzsche có lẽ là khi ông thực hiện việc LẬT NGƯỢC mọi Bảng Giá Trị trong các lãnh vực Triết Học, Luân Lý, Xã Hội, Tôn Giáo….

Chẳng hạn, trong Triết Học, trong khi Socrates là người sáng lập ra Triết Cổ Điển, Plato được xem là Triết Gia Thượng Thặng (le Philosophe par Excellence) của 25 thế kỷ Lịch Sử Triết Học Tây Phương, thì Nietzsche lại gọi “Socrates là người đầu tiên đã sa đọa và Plato là người chống lại người xưa (tức chống Truyền Thống trước Socrates), hoặc xem “Socrates như là một Biện Sĩ (Sophist) tiên phong, một biện sĩ “đầu sỏ” bao gồm mọi khuynh hướng ngụy thuyết về sau…” hay phê bình “Plato đã đem các tập thơ mà ông ta đã sáng tác lúc còn trẻ đốt đi để trở nên môn đệ của Socrates”.(19)

Trong lãnh vực Luân Lý, Nietzsche chỉ trích người đương thời là đã thừa hưởng một nền Luân Lý của giới Nô Lệ xưa khi chỉ biết cúi đầu “vâng, dạ”, mà nội dung đi ngược lại với Sự Sống! Do đó, ông kêu gọi những người cùng thời với ông là hãy phá bỏ “xiềng xích” của nền luân lý cũ đó đi hầu có một cuộc sống lành… Continue reading

KINH QUA TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG (Phần Một)

Lê Việt Thường

KINH QUA TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG

 PHẦN MỘT

I) ĐẠI CƯƠNG

Trong thời kỳ sinh tiền của Cố Triết Gia Kim Định,Văn Minh Tây Phương đang ở giai đoạn Cực Thịnh, do đó cũng là điều dễ hiểu khi Ngài bắt đầu cuộc hành trình học hỏi của mình với nền Văn Minh và Văn Hóa Tây Phương. Ngài đã đọc rất nhiều và có một vốn liếng kiến thức rất phong phú, rộng lớn về Văn Hóa và Triết Học Tây Phương. Nhưng cuối cùng, Ngài lại tỏ ra rất thất vọng đối với nền Triết Học Cổ Điển của Tây Phương!

Tuy nhiên, điều có thể gây ngạc nhiên vào thời kỳ này, là trong khi ở hạ tầng Kinh Tế và trung tầng Chính Trị, giới Trí Thức ở các nước thuộc địa và nhược tiểu đang bị ‘chói mắt’ trước sự huy hoàng của nền Văn Minh Tây Phương, thì ở thượng tầng Triết Học, ngay sau hai cuộc Thế Chiến và một loạt các cuộc chiến tranh Thuộc Địa, người ta đã bắt đầu đặt lại vấn đề cũng như bàn cãi nhiều về cuộc Khủng Hoảng của Văn Minh, Văn Hóa Tây Phương!

Đó là lý do chính yếu khiến Cố Triết Gia, trong công việc nghiên cứu, đã ‘chĩa mũi dùi’ vào nền Văn Hóa Tây Phương Cận Đại mà công việc quan trọng nhất của các Lý Thuyết gia Cận Đại, từ Triết Học cho đến các khoa học Nhân Văn lẫn Vật Lý, là ‘Hạ Bệ’ toàn thể các Nguyên Lý, Định Đề của nền Văn Hóa, Triết Học Cổ Truyền của Tây Phương, đã trở thành LỖI THỜI trước các khám phá mới nhất của Khoa Học hiện đại!

Thật vậy, Cố Triết Gia đã… Continue reading

CHÂN TRỜI TƯ DUY THỐNG HỢP VIỆT NAM TRƯỚC THỀM THỜI HẬU HIỆN ÐẠI

Mạc Ngọc Pha 

 

   CHÂN TRỜI TƯ DUY THỐNG HỢP VIỆT NAM

                                            TRƯỚC THỀM THỜI  HẬU HIỆN ÐẠI

 

  I. Tư Duy Thống Hợp Tam Giáo với  Nhất Ðiểm Linh Thông

 

Theo học giả Nguyễn Ðăng Thục trong tác phẩm Lịch sử Tư Tưởng Việt Nam: Ý thức hệ ‘Tam giáo đồng nguyên’ là tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam từ  thời Lý Trần (thế kỷ XI – XII),  xuất phát từ  “phong trào giải phóng Việt Nam khỏi ách đô hộ Tàu để xây dựng một nước Việt Nam độc lập ngoài quĩ  đạo Trung Hoa lục địa” (1). 

Vào thế kỷ XVIII, Lê Quí Ðôn [theo M. Durand, với quan điểm giáo dục hành động thực tiễn để thành công xây dựng hạnh phúc cho dân tộc, với khát vọng cao cả trong một lý tưởng hoà điệäu đại đồng (2)] đã khai triển thuyết ‘Tam giáo đồng nguyên’ đề cao tinh hoa nhân bản của ý thức  hệ Thống hợp đời Lý Trần với phương châm: “Tam giáo đồng nhất thể” qua  thuyết ‘Lý Khí’’ và tư tưởng “Ðồng qui nhi thù đồ” trong Kinh Dịch.  Ông đã khám phá ra điển mẫu tiêu thức sơ nguyên tính sử (historical archetype) ‘Nhất Ðiểm Linh Thông’, đáp ứng xu thế û Tư Duy Thống Hợp cho thời đại [không phân biệt bản sắc, ranh giới của từng tôn giáo, vì mỗi tôn giáo đều đáp… Continue reading

Tìm Kiếm