TRIẾT VIỆT

Lần đầu tiên chụp được ảnh ” Vướng mắc lượng tử ” & Thái Cực đồ

Dòng Ca Dao Triết Việt An Vi

Đông Lan

Điểm cuối cùng và cũng là thành tựu của ca dao không còn nằm trên bình diện chuyên chở xuông những ý, tình, trí. Thuyền tình ca dao phải cập bến. Trí hiểu của ca dao cũng phải tới một cùng đích của nó dù mơ hồ hay rõ nét, dù ở mặt tiềm thức khó nhận ra hay ở mặt ý thức rõ rệt. Con đường Tu Thân, sửa mình để cuộc nhân sinh được giao hòa trong mối tình thâm, nghĩa nặng trong tất cả quan hệ, nam nữ, vợ chồng, cha mẹ con cái, ruột thịt, bạn bè, thầy trò, người và người…chính là kết quả của nền ca dao với một chữ Tình. Chữ dũng được dùng ở đây là cái lòng cương quyết thực hành tình nghĩa, cái chí nhất định giữ vững nền tảng Tương quan Hoà hợp trong mọi quan hệ xã hội, là Tâm tư là một với chân lý tự nhiên. Sống thuận theo lẽ sinh hóa của tự nhiên, đó là cái sức mạnh, cái bền vững của con người bình yên nơi đạo lý. Đó là cái sức mạnh của Tính thể hội nhập nơi cá thể. Đó là cái dũng của bậc chân nhân. Đó là Nghĩa Dũng. Điểm cùng cực của ca dao là chở con người về bến bờ nghĩa dũng. Bến bờ của sự cảm hóa đích thực là tiến về cõi vô biên. Bến bờ của những người hi hiến thân tâm cho Văn Hóa – Văn Hiến. Cho nên, ca dao đã đưa con người trở thành những Văn Hiến. Ca dao đã Vinh Danh Dân Tộc ta là “Văn Hiến Chi Bang”.

    

Triết Lý và Thi Ca

Lê Việt Thường

Trước tiên, có lẽ chúng ta nên thử tự hỏi hai từ ngữ TRIẾT LÝ và THI CA gợi trong trí óc của con người hôm nay những hình ảnh hay ý tưởng gì. Thoạt trông, chúng ta thấy không có gì KHÁC BIỆT nhau bằng Triết Lý và Thi Ca!

Thật vậy, các từ ngữ “Tư Tưởng”, “Triết Lý” và nhất là TRIẾT HỌC khiến chúng ta liên tưởng đến những Chuỗi Lý Luận có tính chất Khô Khan, Khó Hiểu, mà những người học TRIẾT, thường dùng trong những lúc “trà dư tửu hậu” để bàn về các Vấn Đề Trừu Tương Xa Vời thực tế.

Trong khi đó, THI CA lại gợi cho ta hình ảnh Ướt Át, Gần Gũi của những bài Thơ mà nhiều người trong chúng ta có lẽ đã có dịp làm vào tuổi mới lớn hay sau đó trong suốt cuộc đời để diễn tả những Cảm Xúc, Tình Cảm của mình đối với những Đối Tượng Yêu Thương. Mà Đối Tương của Thi Ca có thể là Tình Trai Gái, Nghĩa Vợ Chồng, Tính Hiếu Để, Lòng Yêu Quê Hương, Thiên Nhiên hay Tôn Giáo.

……

Tóm lại, chủ trương Ý-TÌNH- CHÍ của VIỆTNHO có vẻ đi rất đúng đường TIẾN HÓA của Khoa Học và Triết Học ngày nay. Triết Gia Heidegger cũng có nhận định như sau “Chỉ duy nhất có THI CA mới đứng trên cùng bình diện với TRIẾT LÝ và Suy Tư Triết Lý”.(10) Và có lẽ chỉ Ở TRÊN ĐỈNH CAO VÚT CỦA TRIẾT LÝ và THI CA NGƯỜI TA MỚI BẮT GẶP ĐƯỢC MINH TRIẾT.

Quốc Tổ Hùng Vương

Quốc Thành ( Nguyễn Việt An)

Nhân dịp mùng 10 tháng 3 Việt Lịch 4902, ngày giỗ các Vị Vua Hùng, cũng là Chư Vị khai sáng ra Văn Lang quốc, đứng đầu giống Lạc Việt. Trong suốt giòng lịch sử đã trải qua bao thăng trầm từ quốc hiệu Văn Lang cho tới Việt Nam, con cháu các vị cũng chịu bao thử thách trước họa diệt vong, nhưng chưa bao giờ nguy khốn như hiện tại…..nay chúng ta còn dịp họp nhau để Giỗ Tổ, còn viết lại ngày này, mong cố gắng tìm hiểu ý nghĩa ngày Giỗ Tổ với sự cẩn trọng và sâu hơn  với mục đích: nhớ ơn Tiền Nhân và bảo tồn di sản Tiên Tổ để lại.

Làm Một Cái Gì Cho Dân Mình Ngóc Đầu Lên Đi Chứ

Linh Mục Trần Cao Tường

Linh Mục Trần Cao Tường thọ giáo bậc Minh Sư Dân Tộc Việt

Sống để mà chết là tiến trình văn hóa loài vật và của những người làm cho mình trở thành con vật kinh tế như Karl Marx khẳng định. Nhưng chết để mà sống là tiến trình văn hóa làm người. Ðạo sống Việt mình gọi giờ chết là sinh thì, là giờ bắt đầu sống thật, là giờ nhiều người tưởng phải lìa bỏ cõi có để đi vào cõi không, nhưng thực ra là bắt đầu vượt cõi không để đi vào cõi có, vượt bờ sinh tử để hòa nhập vào cõi Vĩnh Hằng là chính Thiên Chúa như Tin Mừng của Ðức Giêsu: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Gioan 11: 25-26).
Chính trong niềm thao thức muốn đóng góp xây dựng văn hóa làm người, và nhất là đi tìm ra thực chất gốc rễ Triết Việt và nét văn hóa Việt, mà giáo sư Kim Ðịnh đã dành trọn cả đời cho triết lý, và đặc biệt đã để lại mấy chục cuốn sách xây dựng nền Triết Việt. Vì đây là điều mệnh hệ cho dân tộc mình: Đạo mất trước, nước mất sau.

Ngày Giỗ Thầy – 25/03/2023 – ôn lại bài viết Người Học Trò Xưa : Những Sai Lầm Ngộ Nhận Về Cố Triết Gia Kim Định

Lê Việt Thường

Chúng ta thường nghe câu :”Thiên Tài thường Cô Ðơn”. Lý do là vì THIÊN TÀI (gồm những nhà Tư Tưởng Lớn, những người có sức Sáng Tạo Phong Phú trong nhiều lãnh vực khác nhau) thường ÐI TRƯỚC người đương thời hàng năm, hàng chục, hàng trăm năm..Hậu quả là thường xẩy ra những điều Sai Lầm, NGỘ NHẬN xoay quanh cuộc đời, tác phẩm của họ. Và số lượng của những điều sai lầm, Ngộ Nhận có lẽ có Tỷ Lệ Thuận với sự LỚN LAO của Thiên Tài.

Hiện tượng trên bắt nguồn từ sự hiểu lầm, ngộ nhận Thực Sự, nhưng cũng có thể đến từ sự Ác Ý do tính ganh ghét, đố kỵ của những Ðồng Nghiệp hay của những người khác, hoặc do tính điêu ngoa, gian dối của những kẻ theo Cơ Hội Chủ Nghĩa định lợi dụng Thiên Tài cho những mưu đồ Danh Lợi không mấy chính đáng của họ!

Cố Triết Gia Kim Ðịnh không thoát khỏi THÔNG LỆ trên!

AN VI và TRANH THẬP MỤC NGƯU ĐỒ

Đông Lan

Với Thiền, tu thì Tiệm, mà chứng thì Đốn. Nghĩa là, sự tu tập thiền vẫn cần đặt ra trong chiều thời gian mà đi đến từ từ, nhưng chứng là một biến cố ngoài thời gian. Thập Mục Ngưu Đồ ( mười bức tranh chăn trâu) của Thiền Tông cũng ghi lại bước tiến từng thứ bậc ấy.
Bước tiến ấy theo ba đoạn đường: Hữu Vi– Sai Tâm bắt Tâm ,Vô Vi– Tâm Vô Tâm,  An Vi– Bình Thường Tâm.

……….Chú mục đồng trở về với trời đất, có trời trong ta mà cũng có đất trong ta. Thế gian này trong muôn vật phân chia vọng động mà ta vẫn Bình An Thanh Tịnh, nếu không có cảnh Sắc này làm sao ta liễu ngộ cảnh Không? Ô kìa, núi vẫn là núi, mà mây cũng vẫn là mây, Tâm Hư Không mà đâu đâu không là cảnh hư không, nhìn hư huyễn trong sắc giới, thấy (kiến) Chân Như giữa đời thường, Tâm Bình An chính trong vọng động. Ôi, con đường đi của Thiền giả, bước Nghĩa Hành Trí Thức An Vi…“Vào rừng mà không khua lá, vào nước không quậy sóng”… Tu mà không biết mình tu, làm mà không thấy mình làm, trở về với trời đất để thấy Tâm ta là Tâm vũ trụ mà Tâm vũ trụ cũng là Tâm ta (tranh 9: Trở về nguồn cội). Và nữa, trở về với cuộc đời, với thế tục, trở về với cái Tâm Bình Thường, đất bụi đời không lem lấm được Tâm ta, thần linh hiển thánh trong từng nhất ý, nhất động của Ngôi Lời Nhập Thể và Nhập Thế (tranh 10: Thõng tay vào chợ), đâu đây lời Thánh Ca vang lên ngút ngàn

Phê Bình Tập Văn ” Luận Bàn Minh Triết &Minh Triết Việt” của Hoàng Ngọc Hiến

Lê Việt Thường

Mục Lục

i 1  Phê Bình LBMT&MTV:”Ngả Rẽ” Giữa Triết Đông & Triêt Tây “

Bài 2..Phê Bình LBMT&MTV: Minh Triết Phương Đông & Triết Học Phương Tây

Bài 3..Phê Bình LBMT&MTV: Lý Nhất Quán Trong Triết Đông

Bài 4..Phê Bình LBMT&MTV: Chữ HÒA Của Phương Đông & Chữ ĐỒNG Của CSVN

Bải 5..Phê Bình LBMT&MTV: Về Cái Gọi Là “Minh Triết Hồ Chí Minh” Của Đám Bồi Bút CSVN

Bài 6..Phê Bình LBMT&MT: Lối Ngụy Biện Lẫn Lộn Cái “Giả” Vơi Cái “Thât” Của Đám Văn Nô CSVN(Phần 1)

Bài 14.Phê Bình LBMT&MTV: Lối Ngụy Biện Lẫn Lộn Cái “Giả” Vơi Cái “Thât” Của Đám Văn Nô CSVN(Phần 2)

Bài 15.Phê Bình LBMT&MTV: Lối Ngụy Biện Lẫn Lộn Cái “Giả” Vơi Cái “Thật” Của Đám Văn Nô CSVN(Phần 3)

Bài 22 Phê Bình LBMT&MTV: Lối Ngụy Biện Lẫn Lộn Cái “Giả” Vơi Cái “Thât” Của Đám Văn Nô CSVN(Phần 4)

Bài 16 Phê Bình LBMT&MTV:Việt Tộc Đi Trước Tây Phương Nhiều Ngàn Năm Trong V/Đ “Hòa Giải Chân Thực”

Bài 17 Phê Bình LBMT&MTV: Thủ Thuật “Hòa Giải Hòa Hợp” Bịp Bợm Của CSVN Với Đám Dân Chủ CUỘI

Bài 18 Phê Bình LBMT&MTV: Dung Hòa “Bản Sắc Dân Tộc” Với Khuynh Hướng “Toàn Cầu Hóa”

Bài 20 Phê Bình LBMT&MTV: Thủ Thuật” Nói Một Đàng, Làm Một Nẻo” Của Hồ Chí Minh & CSVN 

Bài 21 Phê Bình “LBMT&MTV:Lạc Việt Đi Trước Tây Phương Rất Lâu Về Mặt Bảo Đảm AN SINH Cho Người Dân

Bải 23 Phê Bình LBMT&MTV: Giá Trị Triết Đông  Được Xác Nhận Bởi Triết Học Khoa Học Tân Tiến Ngày Nay


Phụ Lục… Continue reading

Tam Tự Kinh 三 字 經 Tân Biên

Việt Nhân

Đây là sách khai tâm cho trẻ em, sách này có tên là Tam Tự Kinh tức là Kinh có 3 chữ rất dễ học thuộc lòng, đây là Minh triết để ghi sâu vào tâm khảm các em, lúc trí óc còn trong trắng, để nhớ suốt đời. Đây là tư tưởng chỉ đạo cho đời sống con Người Á Đông.

Chúng tôi dựa theo những sự khai quật không tiền khoáng hậu vể nền Văn hoá Đại chủng Việt của Triết gia Kim Định để dẫn giải các bài của Kinh.  Rất nhiều chỗ rất khác với những sự giải thích của Hán Nho mà người Tàu đã truyền bá cho Tổ tiên ta.

Sở dĩ chúng tôi dùng đến Tam Tự Kinh là vì đây là Kinh điển chung cho cả đại chủng Việt toàn Đông Á, không riêng gì Tàu.  Khi người Tàu thôn tính hầu hết đại chủng Việt, bèn thâu lấy luôn cả nền văn hoá phương Nam, công thức hoá thành Kinh điển, rồi tìm cách làm cho người Việt quên gốc, để độc chiếm lấy nền văn hoá đó.   Nhà Hán đã cạo sửa, xen dậm và xuyên tạc nền Văn hoá “ khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo “ của nên Văn Hoá Nông nghiêp phương Nam thành văn hoá “ Dĩ cường lăng nhược “ của nền Văn Hoá Du mục phương Bắc để phò các chế độ chuyên chế.

Ba Mô Thức Căn Bản Của Việt Nho

Đông Lan

Giỗ Tổ Hùng Vương

Trích Sách “Kinh Hùng Khải Triết”, Triết Gia Kim Định

 Kính Thưa Quý Vị,

Hôm nay chúng ta hội nhau để Giỗ Tổ Hùng Vương, một lễ trọng đại hơn hết của Việt Nam vì bao hàm không những TỔ QUỐC mà luôn cả TỔ NGƯỜI. Càng trọng thể hơn nữa vì đây là một lễ đặc trưng của Việt Nam không một nơi nào khác trên thế giới có cả, các nơi chỉ có ngày Quốc Khánh hầu hết là để kỷ niệm một biến cố lịch sử nào đó như phá ngục Bastille của Pháp, hay ngày 4th July của Mỹ, cũng chỉ là ăn mừng Độc Lập chứ không phải là giỗ tổ theo hai nghĩa trên nói lên sự độc lập cả hàng dọc đối với đất trời, cũng như hàng ngang đối với các bạo lực chuyên chế. Chính vì nét đặc trưng đó, nên chúng tôi xin nói ít lời về hai ý nghĩa trên. Vậy trước hết là Giỗ TỔ NGƯỜI. Ngày Giỗ Tổ của Việt Nam có thể gọi được là ngày Sinh Nhật của Con NGƯỜI mà Hùng Vương là một điển hình, một mẫu mực cổ sơ tức một mô thức phổ biến của con người Đại Ngã Tâm Linh được Việt Nho quan niệm như là ‘nơi quy tụ Đức của Trời cùng Đất’ (nhân giả kỳ thiên địa chi đức), nghĩa là một vật Lưỡng Thê sống cả hai chiều kích: cả Tâm lẫn Vật. Chính vì thế mà Hùng Vương sinh ra từ mẹ Tiên và cha Rồng tức là đức Trời Đất đã hàm ngụ ngay từ trong thân mẫu

Ý Nghiã Chữ Hùng

Bây giờ chúng ta hướng suy tư vào chữ Hùng vì là chữ then chốt trong huyền sử nước ta. Muốn hiểu chữ Hùng cho đúng nghĩa phải vượt qua những nghĩa thường nghiệm như hùng dũng trong chiến trường, hay trong những công việc nguy hiểm như ta thường hiểu về các anh hùng. Đó chỉ là những nghĩa luân lý thông thường chưa phải là chính. Nghĩa chính phải là nghĩa chỉ sự thắng chính mình, khó hơn thắng kẻ địch gấp bội. Thắng quân thù có thể chỉ là cái thắng khí huyết. Anh hùng trung thực khó hơn nhiều: phải là thắng chính mình để nắm vận mạng mình, để tự đạo, tự đạt, tự thành = self-achievement, rồi từ đó tiến lên nghĩa siêu linh ở đợt Tam tài đứng ngang cùng trời đất. Nếu trời là chủ, đất là chủ thì người cũng là chủ, như một ông vua độc lập không ỷ lại vào trời hay đất nhưng tự mình làm chủ lấy mình đó gọi là Nhân Chủ. Đó mới là ý nghĩa chữ Hùng trung thực. Đó mới là đợt cao nhất kể cả trên cấp tối cao siêu linh, nên con người phải mất bao thời gian mới đạt tới sự hiểu biết nọ.

Một Cái Nhìn Về Huyền Sử Tiên Rồng

Lê Việt Thường

Trên hành trình đi về với Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, có một TRỞ NGẠI lớn lao là đại đa số giới Trí Thức gọi là “Tây Học” thường không nắm vững Tinh Hoa của Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nên có thói quen áp dụng một cách Sai Lạc, không đúng chỗ các Phạm Trù của TÂY PHƯƠNG vào môi trường Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nhất là trong lãnh vực Huyền Thoại học. Do dó, vấn đề ưu tiên và cốt yếu ở đây có lẽ là phải HIỂU ĐÚNG Thần Thoại,Huyền Thoại, Huyền Sử là gì?

I) VAI TRÒ HUYỀN THOẠI, SỬ TRUYỆN

A) ĐẠI CƯƠNG

Phần này chúng tôi đã trình bày đầy đủ trong một bài viết trước đây . Ở đây, chúng tôi xin tóm tắt vừa đủ để áp dụng cho trường hợp này.

Chúng ta biết rằng Huyền Thoại, Sử Truyền kỳ rất phổ biến ở thời kỳ sơ khai của mọi dân tộc. Sử Cổ Truyền của dân tộc Việt được mở đầu bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như được chép trong sách “Lĩnh Nam Trích Quái”…..Còn ở bên Tây Phương, một trong những nguồn văn hóa là Thần Thoại Hy Lạp khởi đầu từ Sử Thi truyền miệng…..

Tết Là Gì ?

Muốn hiểu được tầm quan trọng của tết cần nhớ lại với Việt nho thì siêu hình là thời gian và tình cảm. Cả hai đều vô hình nhưng lại có thực, một đàng là chất liệu làm nên con người, một đàng thì tràn ngập toàn thể con người dưới tên bao quát là tình, tâm tình. Đó là hai then chốt của con người, con người cần phải “tuỳ thời”. “Tuỳ thời chi nghĩa đại hĩ tai”, vì tuỳ thời cũng chính là sống theo tình, tức là đạo. Đó là những việc không thể bỏ dù một giây. Nhưng có những lúc cần trọng thể hóa: đó là những thời điểm khởi đầu mùa, đầu năm, Nho gọi là tiết, ta đọc là Tết. Đó là ngành chữ thời.

Mùa Xuân Trong Luận Ngữ

Lê Việt Thường

Trong một bài viết trước đây (1), chúng tôi có nhắc đến hai câu Ca Dao sau đây về TẾT mà chúng ta thường nghe:

     “Tháng giêng ăn Tết ở nhà
…..Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”

Và chúng tôi có đưa ra nhận xét là có lẽ vì không nắm vững ý nghĩa ngày Tết, nên ngày nay có những người Việt không những ngạc nhiên mà đôi khi còn tỏ ra bực bội về nội dung văn hóa của hai câu trên. Thật vậy, có điều nghịch lý sau đây : nước ta nghèo mà lại có cái Tết dài nhất “thiên hạ”, trong khi Âu Mỹ giàu sang lại có khuynh hướng cắt giảm các ngày nghĩ lễ, Tết nhất bằng cách khuyến khích Lao Động.

Tuy nhiên, “nên nhớ lại Tây Âu mới làm việc quần quật từ lúc có khoa học kỹ thuật. Còn triết lý lao động thì lại đến muộn hơn nữa, mới chừng một thế kỷ rưởi nay” thôi. Còn trước kia, Triết Cổ Điển Tây Phương “đã xao lảng việc đề cao lao động thì chớ, lại còn coi việc làm là hình phạt hay là cái chi hèn hạ, chỉ đáng dành cho Nô Lệ (gọi là servile). Aristotle cho việc lao tác là bất xứng với người Tự Do. Cũng vì đó mà triết Cổ Điển với Plato, Aristotle….. đã không tìm cách phá chế độ Nô Lệ, lại còn bào chữa cho là cần thiết để xã hội tồn tại. Vì xã hội mà thiếu lao động thì sản xuất sao nổi, mà ai lao động cho đây nếu không có Nô Lệ. Đây quả là một tang chứng về vụ Triết Học đã phản bội Con Người vốn

Từ Văn Tổ Tới Văn Miếu – Khi Rồng Việt Nam Uốn Khúc

Trích sách” Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên”- Triết Gia Kim Định

Các nước Á Phi vì đang mải miết tranh thủ độc lập và lo đuổi kịp đà tiến kỹ thuật, chưa nhận ra trạng huống bi thảm kia, nên nhào vô theo sát Âu Mỹ trên con đường dẫn tới những người không phẩm tính, không niềm tin, không một lý tưởng để hăng say… Có cần chúng ta phải theo Âu Mỹ trong vấn đề này chăng?

                   … ước ao đồng bào ta rút ra được kinh nghiệm để thiết lập nên một nền văn hóa dân tộc nối liền với nhân tộc, một nền triết An Vi đặt ngoài mọi tranh luận ý hệ ngoại lai cũng như các tranh thủ và vận động của các tôn giáo, một nền văn hóa dân tộc mà bất cứ người nào, hễ đã là con dân nước Việt cũng phải học, phải đọc, phải coi trọng như một di sản của tổ tiên trối lại, như một bửu bối giữ nước, càng ngày càng trở nên cần thiết trong một nước đa giáo.

                  Còn nếu đòi một “tôn giáo” cho quốc gia thì đó sẽ là “Gia Tiên” và “Quốc Tố” tức linh khí của nước non cũng gọi là Rồng Việt.

Triết Lý An Vi và Phép Thiền Chỉ Quán

Đông Lan

Mở đầu phép Qui Tâm theo Triết Lý An Vi, là bước Tri Chỉ, có nghĩa là Biết Dừng. Biết dừng là ở đâu? Dừng nơi chốn nên dừng. Tu theo pháp Nhân Chủ An Vi, là dừng lại nơi chính Trung, chính phận, chính vị của Người. Chúng ta đã hiểu Trung là gì, Chính là gì, Người là gì, tức là ta đã biết những nguyên tắc căn bản của định luật vũ trụ mà ta là một thành phần nhỏ bé mà linh thiêng, mầu nhiệm. Trên con đường Qui Tâm, ta có thể áp dụng trợ duyên từ Thiền Chỉ Quán để đạt thanh tịnh và cũng là trau giồi đạo đức cá nhân. Từ Tri Chỉ đến Thiền Chỉ là một kết hợp hài hòa giữa cái biết và làm, là dừng lại nơi Lưỡng – Nhất – Tính của vạn vật.

Từ Tri Chỉ đến Thiền Chỉ, Định Trí, Tĩnh Lặng, An Vi rồi cuối cùng Tâm thức lại xóa bỏ cả An lẫn Vi chính là Pháp Thiền Chỉ Quán của Phật Giáo.

Triết Lý và Thi Ca

Lê Việt Thường

..Triết Gia Heidegger tự hỏi là cuối cùng có sự khác biệt nền tảng nào chăng giữa NHÀ THƠ biết Suy Tư và NHÀ TƯ TƯỞNG có tâm hồn Thi Sĩ ? Theo ông, trên nguyên tắc, Thi Sĩ không cần phải biết Suy Tư và Tư Tưởng gia không cần phải biết làm Thơ. Nhưng muốn trở thành THI HÀO, THI BÁ, tức Thi Sĩ Hàng Đầu, có một loại Suy Tư mà Nhà Thơ cần phải thực hiện, có cùng chung một nội dung, tinh hoa với loại Suy Tư mà Tư Tưởng Gia Hàng Đầu phải thực hiện: đó là loại SUY TƯ mang tính chất Tinh Khiết, Thâm Hậu,Vững Chắc của THI CA, tức loại Suy Tư mà Ngôn Từ và nội dung chính là hiện thân của Dòng Thơ Lai Láng!

………….

Tóm lại, chủ trương Ý-TÌNH- CHÍ của VIỆTNHO có vẻ đi rất đúng đường TIẾN HÓA của Khoa Học và Triết Học ngày nay. Triết Gia Heidegger cũng có nhận định như sau “Chỉ duy nhất có THI CA mới đứng trên cùng bình diện với TRIẾT LÝ và Suy Tư Triết Lý”.(10) Và có lẽ chỉ Ở TRÊN ĐỈNH CAO VÚT CỦA TRIẾT LÝ và THI CA NGƯỜI TA MỚI BẮT GẶP ĐƯỢCMINH TRIẾT

Bài Tổng Kết về việc Con Cháu Bác Hồ Tiếm Danh An Việt

Lời Ngỏ

Như chúng ta đã biết, khi vừa qua tỵ nạn CS tại Hoa Kỳ, Cố Triết Gia Lương Kim Định song song với việc viết sách cho hoàn tất một Bộ sách Triết Lý An Vi và Việt Nho với tầm nhìn hàng thế kỷ, đã để lại cho Dân Tộc Việt một hoạ đồ dựng xây quê hương ngàn năm vinh vượng.

Gần đây, tại Việt Nam, có những nhóm mượn danh nghiã An Việt –  Hành trình văn hoá Phục Việt của Ngài để lạị –  nhưng  họ lại  không làm gì phát triển An Việt, không thật sự thực hành ý thức, đạo lý của An Vi, chỉ mượn tên vì háo danh, hoặc với nhiều mục đích nào khác. Tệ hại nhất, theo trào lưu a dua, sau CPTPP, một số nghiệp đoàn đã thành lập, và sử dụng  Việt Nho  cho những xảo thuật tuyên truyền, phe nhóm,  làm giới trẻ,  và những người Việt còn chút lòng chung  bị sa vào cái bẫy sập tù tội, hay bị lợi dụng cho những mưu đồ cá nhân, bất chính.  Gần đây nhất, ngày 01-10-2021 một bài viết công khai ca ngợi Hồ Chí Minh tung ra  trong nhóm Nghiệp đoàn sinh viên ( đã giải thể), tự xưng là An Việt ở trong nước, khiến  Việt Nhân –  một thành viên lão   thành  – phải lên tiếng  vạch rõ việc thật giả đang rất khó phân này.

Với góc nhìn từ Tâm đạo Việt, chúng tôi phổ biến những bài viết của tất cả. 

  Phần thẩm định, xin nhường cho độc giả.

——————————————————————————————————————-

Trường Hợp «Tinh Hoa Ý Thức Hệ Việt Nho» của Gs Trần Văn Đoàn

Lê Việt Thường

Sự kiện dân tộc VIỆT đánh mất nền Độc Lập CHÍNH TRỊ cách đây hơn 100 năm kéo theo nhiều hậu quả không lường trước được. Thật vậy, nếu xưa kia, sự LỆ THUỘC thường được chấm dứt với sự ra đi của kẻ xâm lăng, thì lần này trái lại, chính giới TRÍ THỨC của nước Bị Trị, vô tình hay hữu ý lại tiếp tục Dung Dưỡng, kéo dài tình trạng Lệ Thuộc rất lâu sau khi kẻ xâm lăng đã ra đi.. Lý do có lẽ là vì lần này, sự đánh Mất Chủ Quyền không chỉ giới hạn ở lãnh vực Chính Trị, mà tính chất TOÀN DIỆN hơn nên lan rộng ra ở mọi địa hạt, nhất là ở bình diện Văn Hóa, Triết Học.

«Bóng Ma» DĨ VÃNG vẫn không thôi Ám Ảnh giới Trí Thức và Lãnh Đạo Việt. Đến nỗi để biện minh cho các CHIÊU BÀI như Canh Tân, Gỉai Phóng …họ vẫn Trở Lại bàn về những Vấn Đề, dùng những Phương Pháp Lý Luận, cũng như đưa ra những Gỉai Pháp của các Thế Kỷ TRƯỚC . Họ làm như hơn một thế kỷ trôi qua, không có biến chuyển gì quan trọng đã xảy ra cả! Nói cho đúng, họ có nhận thấy sư thay đổi, rất nhiều thay đổi là đàng khác nhưng họ chỉ giới hạn sự QUAN SÁT ở bình diện THƯỜNG NHẬT hay ở các địa hạt như Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội…,

AN VI và Tranh Thập Mục Ngưu Đồ

Đông Lan

Với Thiền, tu thì Tiệm, mà chứng thì Đốn. Nghĩa là, sự tu tập thiền vẫn cần đặt ra trong chiều thời gian mà đi đến từ từ, nhưng chứng là một biến cố ngoài thời gian. Thập Mục Ngưu Đồ ( mười bức tranh chăn trâu) của Thiền Tông cũng ghi lại bước tiến từng thứ bậc ấy.
Bước tiến ấy theo ba đoạn đường: Hữu Vi- Sai Tâm bắt Tâm; Vô Vi- Tâm Vô Tâm; An Vi- Bình Thường Tâm.

……….Chú mục đồng trở về với trời đất, có trời trong ta mà cũng có đất trong ta. Thế gian này trong muôn vật phân chia vọng động mà ta vẫn Bình An Thanh Tịnh, nếu không có cảnh Sắc này làm sao ta liễu ngộ cảnh Không? Ô kìa, núi vẫn là núi, mà mây cũng vẫn là mây, Tâm Hư Không mà đâu đâu không là cảnh hư không, nhìn hư huyễn trong sắc giới, thấy (kiến) Chân Như giữa đời thường, Tâm Bình An chính trong vọng động. Ôi, con đường đi của Thiền giả, bước Nghĩa Hành Trí Thức An Vi…“Vào rừng mà không khua lá, vào nước không quậy sóng”… Tu mà không biết mình tu, làm mà không thấy mình làm, trở về với trời đất để thấy Tâm ta là Tâm vũ trụ mà Tâm vũ trụ cũng là Tâm ta (tranh 9: Trở về nguồn cội). Và nữa, trở về với cuộc đời, với thế tục, trở về với cái Tâm Bình Thường, đất bụi đời không lem lấm được Tâm ta, thần linh hiển thánh trong từng nhất ý, nhất động của Ngôi Lời Nhập Thể và Nhập Thế (tranh 10: Thõng tay vào chợ), đâu đây lời Thánh Ca vang lên ngút ngàn

Chính Khí Việt

————————————————————————————————————–

Lý Đông A, Chính Khí Việt và Nghệ Thuật

Viên Linh

Với một nhân vật chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi, khoảng sáu năm, từ 1940 tới 1946, rồi không còn tăm tích, trong một cuộc đời hiện thực có thể cũng ngắn ngủi: hai mươi sáu năm – từ lúc lọt lòng mẹ tới khi ra khỏi cuộc nhân quần -, Lý Đông A đã để lại sau bóng dáng tiên tri mông lung của mình một huyền thoại lớn. Từ một nho sinh mảnh mai năm 16 tuổi ở làng Yên Tập tổng Yên Đổ Hà Nam, đến tay súng giữa trận tiền trên đồi Nga Mi, Ninh Bình, mái tóc xanh rũ xuống những pho kinh sử nơi Liễu Châu thư viện, và khuôn mặt đăm chiêu thi sĩ bên dòng Pắc Nậm, trên bến Đà Giang. Huyền thoại của ông, đó là huyền thoại một thiên tài yểu mệnh, một lý thuyết gia xuất chúng, một nhân kiệt không ước hẹn gắn bó gì với nhân gian. Vận nước trong cơn suy, linh khí vào mạch tận, anh hùng cái thế xoay không nổi cơ trời. Nhưng căn cứ vào những gì ông để lại, từ Huyết Hoa đến Đạo Trường Ngâm, ông là một tác giả, một nhà thơ chính khí, và là nhà thơ chính khí hàm xúc nhất của thập niên ’40, nếu không là của thế kỷ XX:

TRỞ VỀ TÔ THẮM QUÊ MẸ

Thư Hương ( Thái Bình Minh TriếtTriết Gia Kim Định )

Phật Giáo là một thực thể rất phiền toái vì vừa là một nền triết vừa là một tông giáo và tuy phát xuất từ Ấn Độ nhưng hồn lại từ Đông Á, lại du nhập vào nhiều nơi như Tàu, miền Đông Nam (các nước tiểu thừa) và Việt Nam. Chính sự du nhập ở nhiều nơi này giúp tìm ra những nét then chốt trong Phật Giáo, giúp cho thẩy mối liên hệ giữa Phật Giáo và Việt Nam có tính cách họ máu hàng dọc, được chứng tỏ bằng những lâu đài văn hóa cao cả không đâu có được như vậy. Xứng đáng là mô thức cho các cuộc giao thoa văn hóa khác. Ta sẽ lần lượt xét sơ qua.

AN VI: ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT VIỆT

Đông Lan

Đường Về Tính Thể Viên Dung của Chân Lý An Vi

Nhận thấy chủ thuyết tư bản và cộng sản cũng chỉ là những lý thuyết kinh tế, đã thất bại trong việc mang lại tự do, bình đẳng và nhất là phẩm giá chân thực cho con người. Bộ sách Triết Lý An Vi là hướng đi Nhân Bản nhằm cứu gỡ bế tắc của tư bản hay là cộng sản. Nó xác tín lại giá trị nền tảng của con người, giới thiệu một vũ trụ quan và nhân sinh quan tiếp cận Chân Lý Toàn Diện. Đó là điều cả hai xã hội tư bản và cộng sản đang thiếu, và là nguyên nhân những khổ nạn của bao thế hệ .

Từ Văn Tổ tới Văn Miếu – Khi Rồng Việt Nam Uốn Khúc

Thư Hương ( Sách Hồn Nước Với Lễ Gia TiênTriết Gia Kim Định )

                      Văn tổ cũng như văn miếu là kết tinh của đạo thờ nhân tính, nhưng Văn tổ thuộc cỡ gia đình, còn văn miếu thuộc tầm mức làng nước. Nếu gia tiên vẫn có thể đứng vững trong thời mới, thì cũng có thể nói như thế về văn miếu. Hơn nữa văn miếu lại tỏ ra cần hơn cả gia tiên vì một tình trạng mới xảy đến cho hầu hết các nước trên thế giới đó là tình trạng đa giáo. Đối với quốc gia thì tôn giáo là một yếu tố tinh thần, nhiều khi là yếu tố thống nhất quốc gia rất linh nghiệm. Tuy nhiên chỉ được như thế bao lâu nước đó chỉ có một tôn giáo, hay nếu có vài ba dị giáo thì chỉ là một thiểu số bé nhỏ. Nhưng từ lúc một nước có nhiều tôn giáo mạnh gần ngang nhau thì từ đấy tôn giáo lại trở nên yếu tố gây chia rẽ. Lúc ấy nước nào có văn miếu, nghĩa là một nền văn hóa xây trên nhân bản thì thuốc chữa sẽ là “trùng tu văn miếu” tức đem văn hóa dân tộc lên làm yếu tố thống nhất dân tộc, còn tôn giáo thì chuyên về việc thiêng liêng tâm hồn, rút khỏi các hoạt động chung của nước, càng nhiều càng hay

Thành Kính Tưởng Niệm Thầy- Lễ Giỗ thứ 24

.

TIỂU SỬ CỐ TRIẾT GIA LƯƠNG KIM ÐỊNH

                                            

Triết Gia Lương Kim Ðịnh sinh ngày 15-06-1915 tại làng Trung Thành tỉnh Nam Ðịnh. Sau khi tốt nghiệp Triết tại Giáo Hoàng Chủng Viện  Saint Albert le Grand, Ngài dạy Triết Tây Phương tại Ðại Chủng Viện Quần Phương, Bùi Chu  từ năm 1943-46 và viết tác phẩm đầu tiên “ Duy Vật và Duy Thực” ( Sách sau này bị thất lạc) . Sau đó, năm 1947 Ngài được cử đi du học ở Pháp nghiên cứu về Văn Minh Pháp, Xã Hội học, Triết Học và  Nho Giáo tại Học Viện Cao Học Trung Quốc Học ( Institut des Hautes Études Chinoises, Paris).

Trở về nước  năm 1958, Ngài dạy Triết Học tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh. Từ năm 1961-1975 , Ngài là Giáo Sư  Triết Ðông Phương tại Ðại Học Văn Khoa Sàigòn, Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Minh Ðức, Thành Nhân, An Giang. Trong thời gian này, Ngài đã sáng tác 19 tác phẩm Triết Học với nội dung xây dựng một Chủ Ðạo Việt cho Dân Tộc, có tên ‘Triết Lý An Vi’ và ‘Việt Nho’.

Hình ảnh một vị Giáo Sư  du học từ  Âu Châu về, nhưng lúc nào cũng chỉ với chiếc áo dài trắng của một nhà Nho đi dạy học giữa khung cảnh Tây, Mỹ hoá của các trường Ðại Học  tại miền Nam; mười lăm năm  với biết bao Tâm Tình, Trí Tuệ gửi gấm vào một Bộ Sách ‘Triết Lý An… Continue reading

Lời Thưa Của Một Người Học Trò Cũ

Thật thế, thưa quý vị, Triết Lý An Vi chính là hạt nhân của sự hồi sinh, sự phục hưng, về một NGÀY và MÙA MỚI cho Dân Tộc Việt –  Ngày Mùa Việt Nam Quê Hương Vinh Vượng.

     Ðêm bất an sẽ chuyển mình sang NGÀY AN LẠC.

     MÙA AN VI sẽ là Mùa Xuân đến sau khi đông tàn.

     Chúng tôi chỉ là những kẻ làm vườn quê mùa, cần cù, ươm trồng hạt nhân An Vi giữa mùa đông lạnh giá của quê hương. Có thể chúng tôi sẽ không có cơ duyên để thấy được mùa Xuân. Nhưng AN VI, nên làm mà không cần nhìn thấy kết quả của việc làm. Làm vì Ý Nghĩa của việc làm. Làm với Tâm An Vui, với Ý Thức Tự Do, với Phong Thái An Vi, như Thầy chúng tôi đã truyền dậy.

Tưởng Nhớ Nhà Hiền Triết – Triết Gia – Vị Thầy Khả Kính

Lê Việt Thường

Và chính trong bầu khí TỰ DO Tư Tưởng và Sáng Tạo của Miền
Nam VN (chứ không phải Miền Bắc) mà Chủ Thuyết AN
VI và VIỆT NHO bắt nguồn từ nền MINH TRIẾT VIỆTmới có
thể ra đời được! Thiết tưởng đó là Thành Tựu Cao Quý Nhất của
21 năm Sống Còn của Miền Nam VN (1954-1975) !!!

Luận Bàn Văn Hóa – Tập II

Lê Việt Thường

Sự Khác Biệt Giữa Hán Nho Và Việt Nho

Đông Lan

Từ trước tới nay, ta thường chỉ căn cứ vào những sách của Tàu , và chỉ xét Tàu từ thời Tần, Hán trở đi, với lãnh thổ rộng lớn, dân cư đông đúc, nên sự ngộ nhận có tới hàng nhiều ngàn năm, rằng Tàu là “Trung Quốc”( nước ở giữa, chung quanh là chư hầu) như họ tự phong, và Nho giáo có nguồn gốc ở bên Tàu. Nhất là với Tây Âu thì không mấy người biết về Nho, mà chỉ đồng hoá Nho với Khổng Tử, Nho là “Confucianism”.

Nhưng trước những công trình vô tư của khoa học liên ngành khảo cổ, di truyền, nhân chủng, hải dương…ngày hôm nay, thì những kiến thức trên bị coi là xưa cũ, không đúng với sự thực.

Cũng như, với công trình nghiên cứu nghiêm túc một đời người với 32 tác phẩm triết học ,Triết gia Kim Định đã xác tín Nho Giáo đã có từ rất lâu, trước khi Tàu lập quốc, trước khi có một dân tộc là Tàu xuất hiện. Nho xuất phát từ thời khuyết sử và gồm có bốn giai đoạn:

…..Một là Hoàng Nho thuộc Tam Hòang từ 4480-3080 trước Tây Lịch.

,,,,,Hai là Di Nho từ vua Thuấn 2255 – vua Vũ 2205 trước T.L.

,,,,,Ba là Việt Nho hay Nguyên Nho lối Xuân Thu 821 trước T.L. Nội dung Việt Nho được Khổng Tử công thức hóa thành Ngũ Kinh của Nho giáo.

,,,,,Bốn là Hán Nho cũng là Khổng Giáo từ nhà Chu 1122 trước T.L. nhưng bị sa đoạ với sự xuyên tạc của nhà Hán.

Những Dấu Chỉ Của Thi Ca Triết Việt

Đông Lan

* Quan Thư và Hán Quảng ( Kinh Thi)
* Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo.
* Con Mèo Mà Trèo Cây Cau.
* Tâm Đạo trong Truyện Kiều.
* Thiếu Phụ Nam Xương.
* Con Cò và Nguyên Lý Mẹ.


Theo tinh thần Tây Phương, tùy theo từng thời kỳ, có những kỳ gian Thi Ca bị lọai bỏ ra khỏi Triết học, đến nỗi Platon, học trò của Socrate (một triết gia Hy Lạp, giữa thế kỷ thứ V và IV trước Tây Lịch), phải đem đốt đi những tập thơ của mình trước kia để theo chân thầy học Triết. Nhưng với trào lưu mới hiện nay, như Nietzsche, Holderlin, và với triết gia hàng đầu Heidegger của Tây Phương, thì “ Chỉ duy nhất có Thi Ca mới đứng trên cùng bình diện với Triết Lý và Suy Tư Triết Lý”.( Seule la poésie est du même ordre que la philosophie et le penser philosophique, Introduction à la métaphysique, trang 34)

Nhưng còn với Đông Phương, thì sự tương quan kết hợp giữa Triết Lý và Thi Ca đã có truyền thống trong dòng văn hóa lâu đời của chúng ta.

Vài Nét Về Huyền Sử Việt

Đông Lan

1- Huyền Sử Hồng Bàng và Bánh Dầy Bánh Chưng với Tâm Thức Lưỡng Hợp
2- Nhân Chủ Tính trong Huyền Sử Việt
3- Cơ Cấu Huyền Sử

Huyền Sử Hồng Bàng và Bánh Dầy BánhChưng với Tâm Thức Lưỡng Hợp

Tuổi thơ của chúng ta ai không ít nhất thuộc vài câu chuyện cổ xưa, chuyện lập nước Văn Lang, của thời đại HồngBàng 18 vua Hùng.

Bọc Mẹ Trăm Con cũng đã ấm lòng bao mối tình yêu người yêu nước yêu quê, nhất là nơi khắp đời lưu lạc tha hương. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng sao Bọc Mẹ lại bị chính các con Mẹ xé tọac đau thương? Tổ ấm của Chim Hồng,chim Lạc, nay còn đâu nữa?

Việt Nam Quê Hương còn có gì để học hỏi, tìm về? Và gia tài tinh thần nào, chúng ta, những kẻ bất đắc chí phải lữ thứ tha hương, còn có để trao gửi lại thế hệ mai sau?

Quê Hương có chỉ là “ Chùm khế ngọt” không? Bóng Mẹ có về trên cầu tre nhỏ lênh khênh như các khúc hát ru ngủ hồn người lạc bến mê nào? Quê hương tan nát, quê hương rã rời, đâu phải là khúc hát lời ru …

Cho nên có một chiều trên đáy vực đau thương, tận cùng mê lộ, mở dòng sử mệnh dựng nước, dựng nhà, tìm về đạo nước, đạo nhà…Xem có con đường nào về với Quê Hương.

Miền Quê Hương Tinh Thần không ai có thể đánh tráo, biển lận, bôi đen hay là nhuộm đỏ.

Hằng Tính Của Dân Tộc Việt

Lê Việt Thường

Lịch Sử Văn hóa Tây Phương cận đại chứng kiến sự đối đầu giữa một bên là CÁ NHÂN chủ nghĩa (Tư Bản) và bên kia là ĐOÀN LŨ chủ nghĩa (Cộng Sản) đưa tới chiến tranh Ý Thức Hệ. Trong khi đó, cái HẰNG TÍNH nền tảng nhất của Văn hóa VIỆT là đi theo con đường DÂN TỘC nhằm dung HÒA hai CỰC ĐOAN nêu trên. Phương pháp áp dụng là Tôi Luyện con người khỏi những ích kỷ, hẹp hòi nhỏ nhen của Cá Nhân chủ nghĩa để đặt vào môi trường những Công Thể nhỏ đầy ắp Tình Người như Gia Đình, Làng Xã, Đất Nước, trước khi bàn đến Nhân Loại hầu cho ý niệm này một nội dung Huynh Đệ phổ biến chân thực, đồng thời Tránh những Ác Quả của chủ nghĩa Tam Vô của Cộng Sản được che dấu dưới những chiêu bài hoa mỹ về hình thức nhưng rỗng tuyếch về nội dung của một thế giới đại đồng Không Tưởng. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tuyên dương Hằng Tính của DÂN TỘC có đi ngược lại với xu hướng TOÀN CẦU HÓA ngày nay hay không?

Luận Bàn Văn Hóa- Tập I

Hằng Tính Của Dân Tộc

Vài Cảm Nghĩ Về Buổi Tưởng Niệm Triết Gia Kim đinh Tại Văn Miếu Hà Nội

Những-Ngộ-Nhận-Lâu-đời-Về-Nho-Giáo

Claude-LeVi-Strauss-và-Khoa-Học-Nhân-Văn

Cơ-Cấu-Luận-và-Các-Trào-Lưu-Văn-Hoá-Khác

Cơ-Cấu-Luận-Dịch-Luận-và-Vấn-đề-Cũ-Mới

Kinh-Qua-Triết-Học-Tây-Phương

Kinh-Qua-Triết-Học-ấn-độ

Huyền-Sử-Tiên-Rồng

Tưởng Nhớ Nhà Hiền Triết, Triết Gia, Vị Thầy Khả Kính

Thuyết Tam Tài

Việt Nhân

Theo Nho thì: “ Vạn vật đồng nhất Thể, vạn vật tương liên: Mọi vật đều có cùng bản thể: Vật chất và năng lượng, nên mọi vật đều có liên hệ mật thiết với nhau.”
Bài thơ dưới đây diễn tả mối liên hệ khăng khít giữa Tam tài:

Trời -Đất sinh Ta có ý không

Chưa sinh Trời -Đất có Ta trong

Ta cùng Trời -Đất ba ngôi sánh

Trời Đất in Ta một chữ đồng

Đất nứt Ta ra Trời chuyển động

Ta thay Trời mở Đất mênh mông

Trời che Đất chở Ta thong thả

Trời – Đất Ta đầy đủ Hoá công.

( Vịnh Tam Tài. Trần Cao Vân)

HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG MINH TRIẾT UYÊN NGUYÊN của DÂN TỘC

​Đông Lan

Từ minh tâm: “ Tổ Nước cũng là Tổ Người” hồn phiêu lãng như chắp cánh chim Hồng, chim Lạc bay thẳng về Tổ Ấm có tiếng ca huyền thoại ngàn năm của nước Việt Linh. Trong gió Mùa Xuân còn vương, ngày Tiên tháng Rồng con xin dâng lên Quốc Tổ đoá hoa An ,đoá Quốc Hoa mà Thầy của con đã gieo hạt, ươm trồng bằng tất cả tâm tư của một đời vượt lên, vượt qua cả chính mình. Cho con biết Yêu và Mến, suối nguồn Minh Triết Quê Hương.

Tính Quân Bình Trong Khoa Học và Trong Triết Việt Thể Hiện Qua Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam

Thái đông A

Mãi tới gần đây, khoa vật lý lượng tử và khoa vật lý hạ nguyên tử mới khám phá ra được luật quân bình mà họ gọi là thực tại lượng tử. Một trong những thực tại lượng tử được phát biểu như sau:

Thực tại gồm hai phần, phần tiềm ẩn và phần thể hiện”

(Reality is two fold, consisting of potentials and actualities)


An Vi: đường Về Minh Triết Việt

đông Lan

Triết Lý An Vi là công trình một đời của Cố Triết Gia Lương Kim Định, gồm 32 quyển sách đã xuất bản. Nội dung của toàn bộ sách là xây dựng một Chủ Đạo Việt.



Triết Lý An Vi khai quật kho tàng Huyền Sử để rồi từ đó tìm ra cơ cấu Triết Lý của Nguyên Nho, và vẽ lại hoạ đồ quê nước để thế hệ sau khỏi bị lạc đường khi muốn trở về nguồn.

Tiết Lập Xuân

đông Lan

Tiết Lập Xuân là tiết nhịp giao cảm đầu tiên của con người với chữ thời trong năm mới… Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì vị trí của điểm lập xuân là kinh độ Mặt Trời bằng 315°. ……..

……….Trở về với Việt đạo, thuận tiện thì lễ hội vào mùa với đàn nhạc thơ ca tưng bừng vũ điệu. Giản dị nhưng vẫn đạt Thiên Lý, chúng ta có thể đón Tiết Lập Xuân với hương vị thanh đạm của thời trà, những thời trà độc ẩm, đối ẩm hay là quần ẩm. Lắng đọng tâm hồn, ghé bến thời gian, cảm nghe suối nguồn an bình của đạo lý Hòa Thời, tươi tẩm ươm mầm hạt tâm linh cho một mùa gieo gặt mới…Mùa Thiện Mỹ AN VI.

Việt Tâm Linh – Thu Thủy

Phương Pháp Tư Duy đông Phương và Nền Hòa Bình Thế Giới

Thái đông A

Mục đích của phương pháp tư duy nhị phân hay tư duy hai chiều là đạt Tâm An trong khi khi tư duy phức hợp vẫn chỉ cố gắng đi tìm những giải đáp cho những vấn đề thuộc về vật chất trong cõi hiện tượng.

Tìm Kiếm