TRIẾT VIỆT

LÝ DO HAI CHỮ “VIỆT NHO”

Thư Hương

IMG.967Nền triết lý mới của Việt gọi là An Vi, nhưng khi xét về nguồn gốc sử trình thì gọi là Việt Nho .Hai chữ Việt Nho nghe suông sẻ mà sự thực nói lên một cuộc cách mạng hết cỡ: xưa rày liên hệ Tàu Việt vẫn đi theo lối Tàu trước Việt sau, như ta quen nói Hán Việt; trong tương quan đó thì Việt học với Tàu từ chữ viết cho đến guồng máy cai trị, binh bị, học thuật không sót cái chi. Đến nay đột nhiên có người dám đưa ra thuyết Việt Nho đặt ngược lại thứ tự, tôn Việt lên “làm thầy” hạ Tàu xuống làm “trò” có phải điên chăng? Cả một rừng sách vở, cả một ngàn năm đô hộ với cái dĩ vãng như kia sao lại có thể đùa dai như thế được!

Thưa rằng không đùa dai chi cả, mà chỉ là lật lại một trang sử cũ, nhưng đã bị cả Tàu lẫn Việt quên bẵng. Xưa nay ai cũng cho là sử Tàu Việt đều khởi từ đầu, nhưng kỳ thực mới là khởi từ khúc giữa: nước Tàu thì trước Tần Hán một chút, còn Việt có nhiều lắm cũng mới  tới từ hai Bà Trưng, trước nữa mới là một mớ truyền thuyết. Vậy mà chính thời xa xưa đó mới là thời đích thực của văn hóa, chứ từ Tần Hán cũng như Trưng Triệu chỉ là văn minh vòng ngoài. Nói theo triết Việt Nho thì các sử gia tới nay mới biết có hình mà chưa hiểu tượng theo câu Kinh Dịch:

Tại thiên thành tượng

Tại địa thành hình

Biết hình tức là những cái hiện ra hình tích cụ thể như những biến cố… Continue reading

PHÊ BÌNH “LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIẾT” (Bài Mười Tám)

ING.721

DUNG HÒA “BẢN SẮC DÂN TỘC” VỚI KHUYNH HƯỚNG “TOÀN CẦU HÓA”

IMG.495Về cái gọi là “tinh thần khoan hòa  văn hóa” , Hoàng Ngọc Hiến viết tiếp :

Phải có tinh thần khoan hòa mới tìm  hiểu được  một cách nghiêm túc văn hóa của những người thuộc dân tộc khác và có tín ngưỡng khác với mình. Nước ta có nhiều dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Văn hóa có thể tác động quan trọng tới sự hòa hợp dân tộc. Mặt khác, tinh thần khoan hòa tạo ra sự cởi mở trong quan hệ giao tiếp với những người nước ngoài có văn hóa xa lạ với mình. Không có sự cởi mở văn hóa khó mà thực hiện được tốt sự mở cửa kinh tế.

Thời Pháp thuộc, trong giao lưu văn hóa ở nước ta nổi lên và bao trùm là vấn đề đấu tranh giữa chính sách nô dịch của thực dân về mặt văn hóa và tinh thần bảo vệ văn hóa của những người yêu nước.

Sự đấu tranh này dễ bị khái quát thành đấu tranh giữa văn hóa Pháp và văn hóa Việt (!). Thực ra quan hệ cơ bản giữa văn hóa Pháp và văn hóa Việt trong chế độ thực dân là quan hệ “cộng sinh” (symbiose) và chính sự cộng sinh văn hóa này là ngọn nguồn những thành tựu rực rỡ của văn hóa dân tộc thời kỳ này. Thế nào là “cộng sinh văn hóa” (?) “Trong giao lưu văn hóa – Nguyễn Quân viết – đi cùng với hòa nhập kinh tế – xã hội và khoa học kỹ thuật, sự… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Mười Bảy)

ING.404

THỦ THUẬT “HÒA GIẢI HÒA HỢP” DỐI TRÁ BỊP BỢM CỦA CSVN VỚI ĐÁM DÂN CHỦ PHẢN TỈNH “CUỘI”

IMG.495Trong bài viết tháng trước, bàn về vấn đề Hòa Giải, chúng tôi có viết như sau: “Chỉ lúc đó, Hành Giả  mới có thể bắt đầu nói chuyện HÒA GIẢI với Tha Nhân được, một sự Hòa Giải chân thựcbình đẳngchứ KHÔNG phải  loại “hòa giải, hòa hợp” GIẢ TRÁ hiện nay của đám Dân Chủ, Phản Tỉnh  CUỘI mà  trong thực chất chỉ là một sự ĐẦU HÀNG Trá Hình  trước BẠO LỰC của nhà Cầm Quyền CSVN mà thôi !!!

Nhân tiện, chúng tôi xin được đưa ra ở đây một thí dụ ĐIỂN HÌNH về tính GIẢ TRÁ trong lời nói lẫn hành vi của một “thành viên” của đám Dân Chủ, Phản Tỉnh  CUỘI vừa đề cập ở trên, không ai xa lạ mà là một “nhân vật” đầy tai tiếng: Nguyễn Gia Kiểng.

Qua dòng thời gian mấy chục năm qua, có lẽ tất cả chúng ta đều biết rõ tính tình của  NGK là một “tay” hay NỔ SẢNG và không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để TỰ ĐÁNH BÓNG MÌNH. Ngoài ra, căn cứ trên nội dung cuốn sách “Tổ Quốc Ăn Năn” cũng “đầy tai tiếng” như tác giả của nó , cũng như những bài viết và những phát biểu về sau của NGK, thì chúng ta được biết rằng sau khi về nước trước năm 1975, NGK  đã trở thành  một “chuyên viên ngân hàng” (có lẽ cũng chỉ là một nghề “tay trái” vì NGK tốt nghiệp… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Thứ Mười Sáu)

ING.322

VIỆT TỘC ĐI TRƯƠC TÂY PHƯƠNG NHIỀU NGÀN NĂM TRONG VÂN ĐỀ “HÒA GIẢI CHÂN THỰC”

IMG.495Bàn tiếp về vấn đề “Tam Giáo Đồng Nguyên”, Hoàng Ngọc Hiến viết như sau :

“Nguyên tắc “đồng nguyên” văn hóa tạo ra một môi trường văn hóa thuận cho  tinh thần khoan hòa văn hóa. Tinh thần khoan hòa này cao hơn những sự cố chấp “tôn giáo”, “triết học”, “mỹ học”. Tinh thần khoan hòa văn hóa có cơ sở triết học ở “ý thức về Người khác”, đó là ý thức “tôn trọng những khác biệt của kẻ khác, để kẻ khác tôn trọng những khác biệt của ta” (đây là định nghĩa của nhà triết học Mêhicô Leopoldo Zea về từ “khoan hòa” được ông xem là “từ then chốt” trong văn hoá thế giới ngày hôm nay).Tinh thần “khoan hòa” văn hóa bao hàm khả năng “định lại những dị biệt của ta, những điều làm cho ta khác người khác, song vẫn tôn trọng những gì không giống ta mà bình đẳng với ta” (tài liệu đã dẫn). Trong sự đa dạng văn hóa, nói theo cách diễn đạt của Leopoldo Zea: “điều quan trọng là có thể khác nhau một cách bình đẳng sao cho mọi người đều bình đẳng trong khi vẫn khác nhau”.

Trong một bài nghiên cứu về tinh thần khoan hòa của tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” Trần Ngọc Vượng có nhận xét đích đáng về khả năng “xuất nhập trong tam giáo” của những trí thức cựu học… “Nhà nho số một trong lịch sử Nho giáo ở Việt Nam – tác giả viết – là Nguyễn Trãi cũng tâm sự với sư Đạo Khiêm: Đừng lạ nếu một… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Mười Lăm)


 Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                         (Bài Mười Lăm)

LỐI NGỤY BIỆN LẪN LỘN CÁI “GIẢ” VỚI CÁI “THẬT”CỦA ĐÁM VĂN NÔ CSVN (Phần Ba)

IMG.495Tiếp tục bàn về Nho Giáo trong đề mục “Tìm Hiểu Minh Triết Tam Giáo Trong Văn Hóa VN” của cuốn sách “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT”, Hoàng Ngọc Hiến viết như sau:

Bản thể là một khái niệm cơ bản của triết học phương Tây. Minh triết phương Đông không phải không biết đến bản thể nhưng mối quan tâm chủ yếu của minh triết là quá trình. Trung dung là tâm pháp để điều tiết các quá trình. Mỗi quá trình trong sự tự tại của nó có sự tự điều tiết. Trung dung là sự gia công vào sự tự điều tiết này và phải dựa vào nó. Ý kiến của Mạnh Tử phê phán thái độ chấp trung, thái độ chấp nhất hết sức quan trọng để hiểu tinh thần của trung dung.

Mạnh Tử nói rằng: “Dương Tử giữ lấy chủ nghĩa vị ngã, tức là chủ nghĩa của kẻ chỉ chuyên lo cho… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Mười Bốn)

 Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                          (Bài Mười Bốn)

LỐI NGỤY BIỆN LẪN LỘN CÁI “GIẢ” VỚI CÁI “THẬT”CỦA ĐÁM VĂN NÔ CSVN (Phần Hai)

IMG.495Trang bị với Ánh Sáng của MINH TRIẾT VIỆT, chúng ta đã đi một vòng khắp “năm châu bốn bể” nhằm xem những gì còn lại của Ý Thức Hệ CS, cũng như chứng kiến ảnh hưởng áp đảo của giới Tư Bản trên Thế Giới ngày nay. sau đó trở về VN nhìn những Màn Kịch cuối mùa của những tay Dân Chủ, Phản Tỉnh CUỘI, có lẽ đã đến lúc, chúng ta trở lại với chính nội dung của cuốn sách “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT” của Hoàng Ngọc Hiến, lần này với đề tài  “Tìm hiểu minh triết tam giáo trong văn hóa Việt Nam”.

Về đề tài nêu trên và liên quan đến Nho Giáo, Hoàng Ngọc Hiến viết trong cuốn sách của mình  như sau:

1) Về ‘phản thân luận’ đạo đức Khổng Mạnh

“Đạo đức của cá nhân bao gồm hai loại quan hệ  (hoặc trách nhiệm) đạo đức: quan hệ đạo đức của cá nhân với người khác, với… Continue reading

Sự Khác Biệt Giữa HÁN NHO và VIỆT NHO

…..

Sự Khác Biệt Giữa HÁN NHO và VIỆT NHO

Đông Lan

ING.245Từ trước tới nay, ta thường chỉ căn cứ vào những sách của Tàu , và chỉ xét Tàu từ thời Tần, Hán trở đi, với lãnh thổ rộng lớn, dân cư đông đúc, nên sự ngộ nhận có tới hàng nhiều ngàn năm, rằng Tàu là “Trung Quốc”( nước ở giữa, chung quanh là chư hầu) như họ tự phong, và Nho giáo có nguồn gốc ở bên Tàu. Nhất là với Tây Âu thì không mấy người biết về Nho, mà chỉ đồng hoá Nho với Khổng Tử, Nho là “Confucianism”.

Nhưng trước những công trình vô tư của khoa học liên ngành khảo cổ, di truyền, nhân chủng, hải dương…ngày hôm nay, thì những kiến thức trên bị coi là xưa cũ, không đúng với sự thực.

Cũng như, với công trình nghiên cứu nghiêm túc một đời người với 32 tác phẩm triết học ,Triết gia Kim Định đã xác tín Nho Giáo đã có từ rất lâu, trước khi Tàu lập quốc, trước khi có một dân tộc là Tàu xuất hiện. Nho xuất phát từ thời khuyết sử và gồm có bốn giai đoạn:

…..Một là Hoàng Nho thuộc Tam Hòang từ 4480-3080 trước Tây Lịch.

,,,,,Hai là Di Nho từ vua Thuấn 2255 – vua Vũ 2205 trước T.L.

,,,,,Ba là Việt Nho hay Nguyên Nho lối Xuân Thu 821 trước T.L. Nội dung Việt Nho được Khổng Tử công thức hóa thành Ngũ Kinh của Nho giáo.

,,,,,Bốn là Hán Nho cũng là Khổng Giáo từ nhà Chu 1122 trước T.L. nhưng bị sa đoạ với sự xuyên tạc của nhà Hán.

…..Hoàng Nho là Nho của Tam Hoàng: Phục Hy, Nữ Oa, Thần… Continue reading

TẠI SAO CƠ CẤU VIỆT NHO ?

Thư Hương

1. Tại sao không Việt lại Nho?

ING.242Thưa vì Nho với Việt là một. Nói Nho hay Việt, Việt hay Nho cũng thế. Đấy là một lời quyết đoán khó có thể chấp nhận vì chữ Nho tuân theo một cú pháp ngược với cú pháp Việt, và nó xuất phát tự nước Tàu chứ có phải là của vô thừa nhận đâu để cho ai muốn kéo về với mình cũng được.

Thế nhưng lại có thể trả lời rằng: phải, Nho xuất phát tự nước Tàu, nhưng nước Tàu ở thời đại nào mới được chứ. Có phải là tự đời Hán trở đi hay trước nữa. Và không một học giả nào dám chối rằng nó đã phát xuất từ thời trước, thời còn khuyết sử, thời mà Bách Việt còn làm chủ hầu khắp nước Tàu. Điểm này chúng tôi đã bàn khá dài trong hai quyển Việt Lý và Triết Lý Cái Đình nên xin thông qua, để được rảnh mà chú trọng tới việc then chốt là cú pháp của văn Nho, nó khác với văn Việt. Cố Cadière cho là Việt Nam nói xuôi (chủ từ động từ túc từ) còn Tàu nói ngược. Vậy tại sao chúng tôi dám quả quyết Nho là Việt? Thưa vì có một sự kiện rất lớn lao giải nghĩa điều đó, nó thuộc chính trị và xảy ra ở khắp nơi tức là ngôn ngữ ở nơi nào có kinh đô nhà vua thì bao giờ cũng thắng thế và dần dần trở nên… Continue reading

ĐẠO CỦA VẬT LÝ (Tương Lai của nền Vật Lý Mới)

 

Fritjof Capra

 ĐẠO CỦA VẬT LÝ

 THE TAO of PHYSICS

 Dịch Giả: Nguyễn Tường Bách

Tương Lai của Nền Vật Lý Mới 
Lời cuối cho bản in lần thứ ba
HÌNH ẢNH

Nguồn gốc của Đạo của vật lý xuất phát từ trong một thể nghiệm mạnh mẽ mà tôi trải qua trong mùa hè năm 1969 trên bãi biển ở Santa Cruz, được mô tả trong lời nói đầu của sách này. Một năm sau, tôi rời California để tiếp tục việc nghiên cứu ở Imperial College ở London, và trước khi tôi đi ghép một tấm hình – Shiva nhảy múa, ngự trị trên các hạt đang va chạm trong buồng đo – để minh họa chứng nghiệm của tôi về sự nhảy múa vũ trụ trên bãi biển. Hình ảnh đẹp tuyệt này đối với tôi là biểu tượng của sự song hành giữa vật lý và đạo học mà tôi vừa bắt đầu khám phá. Một ngày nọ, cuối thu năm 1970, khi ngồi trong nhà gần Imperial College và nhìn bức tranh, bỗng nhiên tôi có một nhận thức rất rõ ràng. Tôi biết với một sự chắc chắn tuyệt đối rằng sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông ngày nào đó sẽ trở thành nhận thức chung; và tôi cũng cảm thấy mình đang ở vị trí tốt nhất để phát hiện ra những sự tương đồng này một cách nhất quán và để viết một cuốn sách về chúng.

Năm năm sau, mùa thu năm 1975, Đạo của vật lý được xuất bản lần đầu. Bây giờ, mười lăm năm sau, tôi muốn nêu nhiều câu hỏi: Hình ảnh tôi thấy đã trở thành sự thực? Phải chăng những tương đồng giữa… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Mười Ba)

 Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                             (Bài Mười Ba)

NHỮNG MÀN KỊCH CHÍNH TRỊ CUỐI MÙA CỦA NHỮNG TAY DÂN CHỦ, PHẢN TỈNH CUỘI: Trường Hợp NGUYỄN GIA KIỂNG & “THÔNG LUẬN

IMG.495Sau khi  đi một vòng khắp nơi thử đem Ánh Sáng của Minh Triết Việt rọi soi nhằm khám phá những Âm Mưu mờ ám  của các Thế Lực Quốc Tế  được che dấu có khi một cách vụng về, thô thiển như  phong trào Cộng Sản chẳng hạn, khi khác tinh vi, điêu luyện hơn như giai cấp Tư Bản (chúng ta cũng nên nhớ rằng cả hai CSTư Bản đều xuất phát từ Văn Hóa Tây Phương và nhắm vào mục tiêu THỐNG TRỊ Thế Giới, THA HÓA Con Người), có lẽ  đã đến lúc chúng ta trở lại Việt Nam để xem Tình Hình ở đây bây giờ ra sao,  đã đi đến giai đoạn nào  trong Chu Kỳ Chính Trị hiện đại.

Lâu lắm rồi từ hồi chúng tôi hoàn tất một bài viết liên quan đến Nguyễn Gia Kiểng và nhóm “Thông Luận” nhằm “lật tẩy” những Âm Mưu tệ hại,… Continue reading

NHỮNG SỐ HUYỀN CƠ CỦA VĂN HÓA VIỆT

.

NHỮNG SỐ HUYỀN CƠ CỦA VĂN HÓA VIỆT

                                                                                                             Đông Lan

…..

IMG.800Trên đường hướng đi tìm một ý nghĩa Minh Triết cho Văn Hóa Việt Nam để xây dựng một nền tảng sâu sắc, tòan diện và quán triệt về Tư Tưởng và Nhận Thức của Tiền Nhân Việt, những bài tham khảo trước, chúng tôi đã đề cập đến Triết Việt qua nhiều khía cạnh khác nhau: Về ngôn ngữ, như Tâm Thức Lưỡng Hợp trong các truyện tích Con Rồng Cháu Tiên, Bánh Dầy Bánh Chưng của Huyền Sử Dân Tộc. Như Nhân Chủ Tính trong các truyện tích Phù Đổng Thiên Vương, Kim Qui; hay dòng Ca Dao chuyên chở Tính An Vi của Triết Việt. Về nghệ thuật tiêu biểu như những hoa văn trên Trống Đồng Đông Sơn với Ý Nghĩa Trời – Đất – Người trong cảnh Thái Hòa, dấu chỉ An Vi Việt Đạo từ những thời các Vua Hùng dựng nước, dựng nhà.

     .Hôm nay chúng tôi xin trình bày tư tưởng Việt Tộc của chúng ta trên một khía cạnh mà có lẽ chúng ta ít nghe nói tới: Đó là những CON SỐ. Có nghĩa là thay vì diễn tả tư tưởng, nhận thức bằng lời nói, câu chuyện, hay hình vẽ, các nét khắc họa của nghệ thuật, Tổ tiên ta cũng đã nói lên cái nhận thức tư tưởng căn bản của mình về vũ trụ, con người,… Continue reading

TỪ LAO ĐỘNG TỚI AN VI

…..

TỪ LAO ĐỘNG TỚI AN VI

…..

1. Nguồn gốc triết lý lao động

IMG.505Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè…

Đó là câu đã làm cho biết bao người Việt trước đây bực dọc thấy quá nhiều thì giờ bị tiêu phí vào việc ăn chơi hội hè, đang khi các nước văn minh giàu hơn mình gấp cả trăm lần còn làm việc trối chết, tết cũng chỉ có một hai ngày, thế mà dân mình túng rớt cục mồng tơi đòi ăn tết đứt đuôi đi một tháng. Vậy còn chưa cho là đủ lại thêm hai tháng nữa mới kinh khủng. Mất nước cũng đáng kiếp.

Thế là từ đấy nổi lên một cuộc giương cờ gióng trống đi rước văn minh Tây phương cùng với triết lý lao động của họ đưa về cho ngự trong nước; hậu quả là ba tháng tết rút lại còn có một ngày, mà nhiều khi còn bị xén bớt. Liệu rồi với đà làm việc đó chúng ta có đuổi kịp Tây Tàu chăng? Để tìm câu đáp hôm nay chúng ta đem vấn đề ra xét lại xem tại sao lại có cái vụ trái khoáy như trên: nước túng mà tết lại dài với một chuỗi hội hè đình đám.

Trước hết nên nhớ lại Tây Âu mới làm việc quần quật từ lúc có khoa học kỹ thuật. Còn triết lý lao động thì lại đến muộn nữa, mới chừng một thế kỷ nay. Và từ đấy mới có đảng lao động, rồi lễ lao động và lao động được đề cao cùng cực, đến độ giai cấp lao động được trao phó cho sứ mạng cứu thế, nên đảng lao động đã tận tình thực thi… Continue reading

MÙA XUÂN TRONG LUẬN NGỮ

Lê Việt Thường 

DẪN NHẬP

IMG.493Trong một bài viết trước đây (1), chúng tôi có nhắc đến hai câu Ca Dao sau đây về TẾT mà chúng ta thường nghe:

     “Tháng giêng ăn Tết ở nhà
…..Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”

Và chúng tôi có đưa ra nhận xét là có lẽ vì không nắm vững ý nghĩa ngày Tết, nên ngày nay có những người Việt không những ngạc nhiên mà đôi khi còn tỏ ra bực bội về nội dung văn hóa của hai câu trên. Thật vậy, có điều nghịch lý sau đây : nước ta nghèo mà lại có cái Tết dài nhất “thiên hạ”, trong khi Âu Mỹ giàu sang lại có khuynh hướng cắt giảm các ngày nghĩ lễ, Tết nhất bằng cách khuyến khích Lao Động.

Tuy nhiên, “nên nhớ lại Tây Âu mới làm việc quần quật từ lúc có khoa học kỹ thuật. Còn triết lý lao động thì lại đến muộn hơn nữa, mới chừng một thế kỷ rưởi nay” thôi.

Còn trước kia, Triết Cổ Điển Tây Phương “đã xao lảng việc đề cao lao động thì chớ, lại còn coi việc làm là hình phạt hay là cái chi hèn hạ, chỉ đáng dành cho Nô Lệ (gọi là servile). Aristotle cho việc lao tác là bất xứng với người Tự Do. Cũng vì đó mà triết Cổ Điển với Plato, Aristotle….. đã không tìm cách phá chế độ Nô Lệ, lại còn bào chữa cho là cần thiết để xã hội tồn tại. Vì xã hội mà thiếu lao động thì sản xuất sao nổi, mà ai lao động cho đây nếu không có Nô Lệ. Đây quả là một tang chứng về vụ Triết Học đã phản bội… Continue reading

Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt

…..

Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt

Đông Lan

* Quan Thư và Hán Quảng ( Kinh Thi)
* Thằng Bờm Có Cái Quạt Mo.
* Con Mèo Mà Trèo Cây Cau.
* Tâm Đạo trong Truyện Kiều.
* Thiếu Phụ Nam Xương.
* Con Cò và Nguyên Lý Mẹ.

 


Theo tinh thần Tây Phương, tùy theo từng thời kỳ, có những kỳ gian Thi Ca bị lọai bỏ ra khỏi Triết học, đến nỗi Platon, học trò của Socrate (một triết gia Hy Lạp, giữa thế kỷ thứ V và IV trước Tây Lịch), phải đem đốt đi những tập thơ của mình trước kia để theo chân thầy học Triết. Nhưng với trào lưu mới hiện nay, như Nietzsche, Holderlin, và với triết gia hàng đầu Heidegger của Tây Phương, thì “ Chỉ duy nhất có Thi Ca mới đứng trên cùng bình diện với Triết Lý và Suy Tư Triết Lý”.( Seule la poésie est du même ordre que la philosophie et le penser philosophique, Introduction à la métaphysique, trang 34)

Nhưng còn với Đông Phương, thì sự tương quan kết hợp giữa Triết Lý và Thi Ca đã có truyền thống trong dòng văn hóa lâu đời của chúng ta.

Khổng tử khi san định Kinh Thi, đã thâu nhận các bài thi ca nơi thôn dã trong dân gian các nước nơi miền đất phương Nam của Bách Việt vào làm những bài thơ trong phần mở đầu, gọi là phần “Quốc Phong” của Kinh Thi.Tất cả Kinh Thi có khoảng 300 bài, thì phần thơ trong Quốc Phong đã tới 160 bài. Ngay bài mở đầu Quốc Phong :

Quan quan cái con Thư Cưu
Chim trống chim mái cùng nhau bãi ngoài
Dịu dàng thục nữ như ai
Sánh cùng… Continue reading

KINH THƯ HAY KHI DÂN LÀM CHỦ

Thư Hương

.Ý NGHĨA TÊN SÁCH

ING.025Kinh Thư cũng gọi là Thượng Thư, mà có nhiều người dịch là sách thượng cổ. Nghĩa đó không sai, nhưng chưa nói lên hết được ý nghĩa thâm sâu tức Kinh Thư là Thượng Thư hay là sách thượng thặng (Le Livre par excellence). Sở dĩ phải gọi như thế vì nó đã đưa ra cái Dạng Thức cơ bản cho Đạo Làm NGƯỜI, đó là thiên HỒNG PHẠM. Thiên này trình bày cái Cơ Cấu Uyên Nguyên của nền Minh Triết rất sâu xa. Chúng tôi đã bàn riêng trong quyển Chữ Thời. Ở đây, chỉ nói lướt qua phần Dụng tức phần dễ nhận thức hơn, để tiếp nối bài trên “dân là tác giả kinh điển”, thì ở đây nói tiếp: vì thế mà có những ý nghĩ vì dân, với dân, nhờ dân, cho dân…… Những chủ trương này hiện nay nghe đã nhàm tai, thế nhưng nếu ngược dòng thời gian và đối chiếu với kinh sách các nền văn minh khác chúng ta sẽ nhận ra quả Kinh Thư xứng danh Thượng Thư, vì đã đi trước đến hơn hai ba ngàn năm trong ý hướng Dân Chủ. Tây Phương mới bàn đến dân chủ từ vài thế kỷ nay, và chính vì còn quá mới nên chưa kịp đặt nền tảng cho Dân Chủ là NHÂN CHỦ. Bởi vậy, “dân chủ” được đưa ra nếu không là danh từ rỗng tuếch như phía Cộng Sản, thì cũng chỉ là dân chủ què quặt. Ý hướng Dân Chủ nếu có thực chất đi kèm thì phải là một sự giải phóng con người. Thế mà bên Âu Ấn con người xét ra chưa… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Mười Hai)

Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                           (Bài Mười Hai)

TÁC HẠI  CỦA VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG QUA TƯ BẢN & CỘNG SẢN (Phần Hai)

IMG.495Trong  bài viết tháng rồi, chúng tôi có phát biểu như sau: Nếu THỰC DÂN là một trong những Nguyên Nhân đã để lại ảnh hưởng Tiêu Cực lâu dài tại Trung Đông, thì CỘNG SẢN cũng có loại ảnh hưởng Tương Tự  tại Á Châu. Và có thể nói ngay rằng Cộng Sản, cũng như Thực Dân đều là “phó sản” của nền Văn Hóa TÂY PHƯƠNG, dẫu lý thuyết Mác-Xít có áp dụng bên trời ÂU hay trời Á  thì cũng vậy ! (1)

Câu phát biểu nêu trên cộng thêm với các “xì căng đan” lớn nhỏ trong thời gian vừa qua, như  các “vụ” liên quan đến “cáo buộc” rằng Nữ Thủ Tướng Đức  Angela Merkel bị Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA) đặt máy “nghe lén” hay gần đây hơn một “cáo buộc” khác rằng Tổng Thống Nam Dương Yudhoyono cùng Phu Nhân và nhiều nhân vật quan trọng khác  trong nội các của chính phủ Nam Dương   cũng bị “nghe lén” : công việc sau  bị “cáo buộc” là do  Tòa Đại Sứ Úc đặt… Continue reading

NIETZSCHE: CUỘC ĐỜI VÀ TRIẾT LÝ V

ING.057

Công trình phê bình của Nietzsche đã phá hủy tất cả các giá trị luân lý cũng như tri thức của loài người, và từ đây lý tưởng nào sẽ chỉ đạo cho con người? Con người còn có hy vọng gì?
Niềm tin nơi Thượng đế đã mang đến cho đời người một ý nghĩa sâu xa. Nhưng ngày nay chúng ta biết Thượng đế đã chết rồi, chúng ta không nhận ra Thượng đế mới nào quấn tã nằm trong nôi cả, giờ đây ý nghĩa cuộc sống là gì?
Bi kịch của mọi bi kịch : con người thi sĩ ở hồi thứ tư đã giết chết hết cả Thượng đế bằng đức lý, việc gì phải xảy ra ở hồi thứ năm đây?
Nietzsche trao ta câu trả lời cho vấn đề qua trung gian nhân vật Zarathoustra của ông. Người tiên tri nọ nói : “Ta muốn dạy cho con người ý nghĩa của cuộc đời họ”.
Trước khi nghe chính bậc thầy, ta hãy xem Charles Andler trỏ hình ảnh nhà tiên tri ở cuốn cuối cùng trong bộ sách rất hay của ông viết về Nietzsche:
Phải tưởng tượng Zarathoustra dưới đường nét của Léonard de Vinci, do chính họa sĩ vẽ và còn giữ ở viện bảo tàng Turin. Trán hói, được bao bọc bằng những lọn tóc dài phủ xuống trên vai, lẫn với chòm râu. Đôi chân mày của thánh Moise che cho cặp mắt nghiêm trang và sâu thẳm. Môi trên đưa ra hằn giữa hai nét đau đớn dưới chiếc mũi quặm. Một nét gấp suy tư và cương nghị vẽ cong trên cái miệng thanh tú nhưng khắc khổ. Không có khuôn mặt nào rạng rỡ vẻ thông thái con người, hằn sâu đau khổ và mang… Continue reading

NHÂN CHỦ TÍNH TRONG HUYỀN SỬ VIỆT

…..

 NHÂN CHỦ TÍNH

TRONG HUYỀN SỬ VIỆT

Đông Lan

…..

IMG.800Nhân Chủ là con Người được làm chủ, tâm hồn được an nhiên, tự tại, không bị làm nô lệ cho bất kỳ đối tượng nào .

…..Thể chế nô lệ không hề có ở miền Viễn Đông ta, nhưng ở Tây Phương thì đã có lịch sử cả hàng ngàn năm cảnh người nô lệ lầm than như súc vật, đồ vật . Gần đây, chế độ nô lệ bị bãi bỏ, nhưng không phải do lòng nhân đạo, mà là vì kỹ thuật tiến bộ nên không cần nô lệ nữa.

…..Nhưng như thế, bàn về NHÂN CHỦ, về việc con người làm chủ ở đây có lỗi thời, vô ích không?

…..Thưa không, thể chế nô lệ đã đi qua, nhưng hình thức nô lệ mới vẫn đang còn…Trăm ngàn dạng nô lệ mới đang còn. Ở quê nhà, trong xã hội lầm than, đạo lý Việt bị trốc tận gốc rễ, nên người làm dân chẳng giữ nổi cái chân thiện mỹ ban sơ; kẻ có quyền thì lợi dụng chức tước vơ vét sạch của công cho đầy túi tham tư riêng, làm rách nát tả tơi chút dư đồ nước Việt. Còn chúng ta nơi này, vật chất không thiếu nữa, nhưng vì nền văn minh sản xuất, kỹ thuật quảng cáo nhồi sọ, làm nhu cầu giả tạo của con người cứ càng ngày càng tăng. Chúng ta không biết dừng lại ham muốn của mình, nên cuộc sống càng âu lo, bon chen, vất vả. Hoặc còn nhiều hình thức nô lệ khác như những sự tranh danh, đọat lợi…làm con người thêm bất an tinh thần. Sống trong tâm thức lệ thuộc các giá trị vật… Continue reading

KINH XUÂN THU HAY LÀ ĐẠO VÀO ĐỜI

 THƯ HƯƠNG

…..

 TRANH LUẬN VỀ BẢN CHẤT KINH XUÂN THU

ING.025Chữ “Kinh” đi liền với Xuân Thu đã nói lên tầm quan trọng của quyển sách này, thế nhưng các Nho gia lại còn muốn nhấn mạnh sự quan trọng này bằng cách gán cho nó tính chất bí nhiệm. Sự việc nảy sinh là do chính bản văn, không phải vì nó có vẻ bí nhiệm hóc búa như văn kinh Dịch, kinh Thư, nhưng vì nó rất tầm thường. Thật vậy, khi mở sách Xuân Thu thì hầu như ai cũng thất vọng vì không thấy điều gì lạ cả, mà chỉ ghi chép những việc làm của vua nước Lỗ: lên ngôi, cưới hỏi, đi săn, đánh giặc, ghét con này, đặt con kia, sủng ái bà này, bỏ bà kia, cuối cùng thì chết, phần lớn là bị ám sát v.v… Mỗi việc lại có ghi cả ngày tháng nên gọi là biên niên. Thế thôi. Ngoài ra không tỏ một dấu gì khen chê, ngạc nhiên hay phê bình, nhiều khi không ghi đủ cả hoàn cảnh để giúp cho công việc phê bình sau này nữa. Bởi thế nếu không có tam truyện, nhất là tả truyện, thì Xuân Thu cũng giống như bất cứ quyển biên niên nào khác, không có gì chứng tỏ rằng đã được san định do một bàn tay Thánh Triết, để trở nên một Kinh Điển. Thế mà lại vẫn được xem là Kinh. Tại sao lại có thể xảy ra việc kỳ lạ đó? Các Nho gia giải nghĩa bằng thuyết bao biếm, tức dùng hai chữ ngụ ý để phê phán, phân biệt thiện ác, như đã được đúc kết lại trong tam tự kinh:

“Thi kí vong

Xuân thu tác

Ngụ bao… Continue reading

NGŨ ĐỨC TÂM AN

 

Ngũ Đức Tâm An: Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín.

Đông Lan

(Phương Pháp Ngũ Đức theo cơ cấu Ngũ Hành của An Vi trên đường Qui Tâm)

ING.011Trên đây, ta đã bàn về Phép Nghỉ Toàn Diện, Phép Thể Dục Vô Vi, Phép Thiền Chỉ Quán. . . Tất cả những trợ duyên cho trí giả An Vi trên đường tu thân bằng cách quay về lòng mình để cảm nghiệm Chân Tâm, Bản Tính, đó gọi là Qui Tâm.

 Triết Lý An Vi còn áp dụng triết lý Ngũ Hành trong việc định trí, thiền tịnh để giác ngộ Tâm An. Đó là Ngũ Đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín

     Đức NhânThái Thất của Tâm An, nơi hành Thổ

     Đức NghĩaĐường Đi của Tâm An, nơi hành Mộc

     Đức LễPhong Thái của Tâm An  nơi hành Kim

     Đức Trí  là Ánh Sáng của Tâm An, Nơi hành Hỏa

     Đức TínBạn Đạo của Tâm  An nơi hành Thủy

…..

ING.010

         Ngũ Đức Theo Khung Ngũ Hành    

                 ( Yêu Mến An Vi, trang 419)

…..

Trí giả An Vi rèn luyện 5 đức tính theo Ngũ Hành. Triết Lý của Ngũ Hành là dù bất cứ hành nào: kim, mộc, thủy, hỏa cũng đều phải tẩm nhuận sinh khí nơi Thổ trung cung.

Năm đức tính của trí giả An Vi là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là Ngũ Đức để xử kỷ, tiếp nhân, để thực hành hiểu biết của… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Mười Một)

Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                           (Bài Mười Một)

TÁC HẠI  CỦA VĂN HÓA TÂY PHƯƠNG QUA TƯ BẢN & CỘNG SẢN (Phần Một)

IMG.495Không cần kể đến lý thuyết Mác-Xít, nhất là khi được áp dụng trong các chế độ Cộng Sản trước đây tại Liên Xô và các nước Đông Âu, và nay vẫn còn tiếp tục tại Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, mà từ lâu đã trở thành “đồ phế thải, cặn bã”, nằm ở đáy tầng của nền Văn Hóa Tây Phương, (vì như chúng tôi đã có dịp trình bày  và lập luận trong các bài viết trước đây, bất cứ điều gì của Nhân Loại nói chung có chút giá trị nào đó,mà nếu không may “sa” vào   các “tay  phù thủy Mác-Xít” thì trở thành Điều GIAN DỐI,  TRÁ NGỤY ngay  lập tức !!!), nhưng ngay tại các nước gọi là tiền tiến ngày nay, do bầu khí Văn Hóa Duy Vật MỘT CHIỀU, hình như không có điều gì thực sự còn được xem là Thiêng Liêng nữa ! (không kể đến khía cạnh “linh thiêng siêu nhiên” đặc thù của các Tôn Giáo).

Xưa kia bên Viễn Đông, các nhà Nho chân chính xem VƯƠNG ĐẠO (tương đương với DÂN CHỦ ngày nay) như một Đạo Sống được các Vị này theo đuổi suốt đời như một Lý Tưởng để Tu Thân cũng như để Phục… Continue reading

THẮP ĐUỐC UYÊN TÂM ĐI TÌM HỒN ỐC

Thư Hương

…..

IMG.990Theo Uyên Tâm thì Tiềm Thức là cõi mênh mông bao gồm rất nhiều chất liệu tâm thức của biết bao đời xưa chồng chất lại, nên có kinh nghiệm dài hơn cá nhân cũng như mãnh lực hơn sức cá nhân, nên thường tác động bên ngoài ý thức và ý muốn cá nhân, gọi được là Uy Linh (majestueux et puissant) có thể lẫn với cõi thần linh của tôn giáo. Bởi thế những Sơ Nguyên Tượng (archétypes) làm nên cơ cấu tâm thức để hướng dẫn tác động của bản năng: nó cùng một đợt với bản năng, khác chăng là bản năng thuộc bình diện sinh lý còn sơ nguyên tượng thuộc bình diện tâm thức: nó là một thứ ý tưởng trong cõi bản năng. Như thế chúng là những dạng thức, những ảnh hình hướng dẫn bản năng tác động. Bản năng bắt đầu tác động khi khởi lên trong tâm thức hình ảnh sơ nguyên tượng ám hợp cho tác động đó, rồi hình ảnh này lại trở nên động lực cho những động ứng khác của tác nhân.

Những sơ nguyên tượng hiện diện ngay từ buổi đầu tiên của đời sống và sẽ trì tồn mãi y như những bản năng, nên chính sơ nguyên tượng mới làm nên những Cơ Cấu của Tâm Thức, đó là phần Vô Thức nên cũng là nền tảng, vì vô thức có tính chất sinh động mạnh mẽ hơn hẳn ý thức. Vì thế đó là phần quan trọng cho sức khỏe cả thể xác lẫn tâm thần. Khi cơ cấu tiềm thức một người không ổn định thì sinh bệnh thống kinh có thể đến điên loạn, cần có y sĩ tâm phân giúp chữa trị. Nói về một dân… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Mười)

Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                                  (Bài Mười)

TÂY PHƯƠNG VỚI NỀN DÂN CHỦ HÌNH THỨC ( Phần Ba)

Trước khi tiếp tục, chúng tôi mạn phép  tóm tắt một chút nội dung của bài viết tháng trước với cùng một đề tài nêu trên :

“Đại đa số các nhà bình luận chính trị đồng ý rằng các đảng phái Dân Chủ Xã Hội tại Âu Châu đang trên đà suy thoái,chỉ qua sự ước tính đầu tiên mà thôi thì  hiện tượng này bắt đầu ít nhất từ  khoảng hơn 10 năm nay, nhưng nếu bỏ công nghiên cứu  kỹ càng  hơn một chút thì có thể còn lâu hơn thế nữa, còn nếu đẩy công việc  nghiên cứu đến chỗ rốt ráo, thì có thể lên đến hơn nửa thế kỷ nay!

 Có nhiều nguyên nhân đưa đến trình trạng này. Nguyên nhân  đầu tiên là ngay từ đầu, DCXH dựa trên một lực lượng thợ thuyền mạnh với một mối liên hệ gần gũi với các tổ chức Nghiệp  Đoàn. Trong khi đó,  ngày nay, các đảng DCXH phải đi kiếm phiếu thêm ở các giới khác và các nghiệp đoàn mất dần ảnh hưởng vì có ít hội viên hơn trước cũng như vì ảnh hưởng của hiện tượng “Toàn Cầu Hóa”.

Có những lý do khác gây ra tình trạng nêu trên… Continue reading

ÂM MƯU XUYÊN TẠC “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”

HAY

NHỮNG CHUYỆN “ĐỘNG TRỜI” LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ “QUỐC TỔ HAI GIÒNG MÁU”

Lê Việt Thường

IMG.639LẠI những chuyện ĐỘNG TRỜI liên quan đến tác giả bài viết “Quốc Tổ hai giòng máu” (1) mà chúng tôi xin được trình bày dưới đây :

Chúng ta có thể nhận xét cũng như thể theo ý kiến của chính tác giả, trong các giai đọan viết lách của mình, tác giả có hai loạt hay loại bài mà Chủ Trương hoàn toàn TƯƠNG PHẢN với nhau mà lằn ranh phân chia là bài viết vừa đề cập ở trên.  Và sau đây là nguyên văn câu tuyên bố  của tác giả :

“VIẾT SAU: Quan điểm trình bày trong bài này có thể nói gần như bị đảo ngược, qua loạt bài “Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương” ra mắt suốt năm 2005 trên nhiều báo mạng……..” (2)

Chúng ta có thể thắc mắc và đặt câu hỏi TẠI SAO ?  Tại sao Tác Giả lại có nhu cầu  phải ĐẢO NGƯỢC  lại hoàn toàn Quan Điểm của mình ? Đến đây, chúng ta thử đưa ra vài giả thuyết để tìm hiểu:

1) Hoặc là tại vì Lý Thuyết, Dữ Kiện… đã thay đổi chăng ? Nhưng hình như Không Phải như vậy, vì tác giả có vẻ rất KỴ với các Lý Thuyết, Dữ Kiện…. Mới Mẻ trước cũng như  sau “hiện tượng” nêu trên, có lẽ vì  các khám phá mới mẻ nêu trên  đã đưa ra hoặc xác nhận  nhiều  điều như  Nguồn  Gốc  của Văn Minh  Viễn Đông bắt nguồn  từ Phương Nam,… Continue reading

MINH TRIẾT TRỐNG ĐỒNG: HỌA ĐỒ TÂM LINH DÂN TỘC VIỆT


…..

Minh Triết Trống Đồng 

Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt

Đông Lan

…..

IMG.800Trống Đồng là một vấn đề có liên quan đến khảo cổ. Do đó bài trình bày về Trống Đồng của chúng tôi gồm có 2 phần chính:
Thứ nhất là Khảo Cổ Trống Đồng
Thứ hai là Minh Triết Trống Đồng

     Như chúng ta biết, Trống là một cổ vật chung ở miền Đông Nam Á, gồm cả các nước Tàu, Việt, Miến, Thái, Phi, Mã Lai, Nam Dương…mà trung tâm phát xuất lớn nhất là ở Việt nam. Trống xuất hiện ngay từ thời khuyết sử như trống đất, trống gỗ, trống đồng, trống cầu mưa, trống sấm, trống vu hích, trống cầm canh…

     Về cổ thư Việt, vì bị quân Tàu xâm lược lấy mất hết, không tìm được di tích. Những sách sử từ thế kỷ 14 trở đi có nhắc đến, và rất trân trọng. Trống thường được dùng trong tế lễ, các cuộc thề nguyền rất thiêng liêng, trọng thể.

Triết gia Kim Định mô tả rất chính xác ý nghĩa tôn quý của Trống:

Trống Là Tiếng Vọng của Linh Hồn Việt

IMG.215

Sử sách xưa của Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, đã đề cập đến trống đồng của Việt Tộc, tuy với ngụ ý xuyên tạc văn hóa, nhưng đã nói lên sự sở hữu của Việt Tộc về Trống đồng. Năm 43, khi Mã Viện đánh Trưng Nữ Vương, đã thu hết trống đồng của ta để đúc ngựa mẫu, nên trống bị quên lãng dần, chỉ còn là đối tượng của sự thờ cúng. Tuy nhiên, khi Trần Lương Trung, sứ nhà Nguyên sang nước ta, đời vua Trần Nhân Tôn (1291),… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Chín)

Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                                   (Bài Chín)

 

TÂY PHƯƠNG VỚI NỀN DÂN CHỦ HÌNH THỨC (Phần Hai)

IMG.495Trong bài viết tháng trước về “Vấn Đề Dân Chủ”,chúng tôi có lập luận rằng nếu căn cứ trên Lịch Sử nền Dân Chủ Tây Phương từ thời kỳ có “vụ án Dreyfus” (1894-1906) tại nước Pháp cách đây khoảng hơn 100 năm cho đến tận hôm nay tại Hoa Kỳ, một nước nổi tiếng là “Dân Chủ Nhất Hoàn Vũ”, thì  dưới vẻ Hào Nhoáng bên ngoài với đầy đủ các cơ chế chính trị như Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp, mà nếu chỉ nhìn trên mặt nổi có vẻ đáp ứng tiêu chuẩn “Tam Quyền Phân Lập” của Montesquieu, (điều này áp dụng cho cả nước Pháp “thời Dreyfus” lẫn nước Mỹ ngày  nay), thì đối với cả hai trường hợp, nếu người quan sát có một cái nhìn tinh tế, sâu sắc hơn thì sẽ nhận ra rằng đó thực sự  chỉ  là một nền DÂN CHỦ HÌNH THỨC dựa trên Tương Quan Quyền Lực, Quyền Lợi  giữa  các “nhóm lợi ích đặc thù” (Special Interest) mà thôi, ĐI NGƯỢC lại với Phúc Lợi của đại đa số Người Dân trong hai quốc gia nói trên !

Ngoài ra, điều trên không chỉ là ý kiến riêng của chúng tôi, mà một  nhân vật nổi… Continue reading

VIỆT ĐẠO THÁI HÒA

 

VIỆT ĐẠO THÁI HÒA

Đông Lan

.D


IMG.800Hôm nay, một lần nữa, chúng ta lại nghe đề cập về những vấn đề hoà giải hay hòa hợp. Khi xưa chiến tranh, Cộng sản tung chiêu bài hoà hợp, hoà giải dân tộc để lung lạc tinh thần chiến đấu của miền Nam. Nhưng tại miền Bắc, Cộng sản lại hô hào, cổ suý chiến tranh với chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, vượt Trường Sơn “ giải phóng miền Nam”. Ngày nay, khi hơn 3 triệu dân Việt phải rời bỏ quê hương tỵ nạn Cộng sản khắp nơi, một số chủ trương chính trị của phía quốc gia lại cổ võ cho “hoà hợp, hòa giải”. Những nạn nhân cộng sản không chấp nhận chủ trương hoà hợp, hòa giải này thì bị nhìn như loại háo chiến, không thức thời. Dĩ nhiên, không bỏ lỡ cơ hội đánh đổ lần chót ý thức phản kháng, tại hải ngoại, Cộng sản lại dùng phương tiện hoà hợp, hòa giải để xoa dịu chống đối hầu làm lợi cho chế độ của họ. Ngược lại, trong nước, Cộng sản dùng bạo lực trấn áp và tiêu diệt mọi đối kháng chính trị. Như thế, ta thấy, cộng sản luôn dùng mọi thủ đoạn KHÁC NHAU, mọi HÌNH THỨC khác biệt, nhưng để đạt mục đích duy nhất: NHUỘM ĐỎ quê hương , và rõ rệt hơn nữa là để TRỤC LỢI cho cá nhân, đảng phái cầm quyền. Dĩ nhiên chúng ta cũng cần bỏ trong ngoặc ở đây, thành phần “cơ hội chủ nghĩa”, hoặc “trí thức nửa vời” xử dụng cụm từ “hòa hợp, hòa giải”, dù vô ý thức, cũng đồng tình làm lợi cho cộng sản.

     Về phương diện văn hoá,… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Tám)

Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                                    (Bài Tám)

 TÂY PHƯƠNG VỚI NỀN DÂN CHỦ HÌNH THỨC (Phần Một)

IMG.495Có lẽ lo sợ về sự sụp đổ cận kề của đảng CSVN do đó trong những năm tháng gần đây có những nỗ lực gia tăng về phía nhà cầm quyền và các cán bộ  CSVN với mục đích LƯỜNG GẠT quần chúng VN một lần nữa bằng hai cách thức chính yếu sau đây :

1)    Cách thức thứ nhất là tạo ra những “huyền thoại” mới về “nhân vật” Hồ Chí Minh như “phong thánh” họ Hồ thành “nhà đạo đức”, “nhà tư tưởng”….. và gần đây nhất là “nhà minh triết” mà vai chính  trong vở tuồng sống sượng  này cũng như thủ lãnh của nhóm người được trung ương đảng    CSVN giao phó công việc nêu trên  không ai khác hơn là tay “cán bộ văn hóa” nổi tiếng Hoàng Ngọc Hiến.

Tuy nhiên, có lẽ vì  âm mưu trên đây cuối cùng cũng bị khám phá ra là cũng chỉ   là một  loại “bình mới rượu cũ” hoặc/và vì nhân dân VN càng ngày càng khôn ngoan tỉnh thức hơn nên không dễ gì bị đảng CSVN dối gạt như trước đây nữa , do đó cố gắng cuối… Continue reading

VĂN MINH LÀNG QUÊ VIỆT

…..

VĂN MINH LÀNG QUÊ VIỆT

Đông Lan

    

 

IMG.505

Nếu đồng ý rằng trình độ văn minh cao chính là lòng Nhân Đạo, là sự phát huy Nhân Bản tính, thì làng quê xưa của Việt Nam đã đạt được tinh thần và thể chế dẫn đạo hướng tiến của văn minh.
Với nền kinh tế nông nghiệp, đời sống đầu tiên của Việt tộc khởi đi từ nếp sinh họat của làng, vì làng là cơ cấu văn hóa của nếp sống nông nghiệp. Làng là tập hợp của gia đình, gia tộc, thôn xóm chung một tổ chức hành chánh, tục lệ..

Làng Việt là một thực thể độc lập đã có từ lâu đời, nét đặc trưng của làng Việt là TỰ TRỊ.Đó là yếu tố nổi bật nhất để làng Việt có thể giữ được nhiều sắc thái Việt qua những giai đọan chống xâm lăng của văn hóa du mục Tây Bắc như Tàu và Tây.

Đời sống dân du mục Tây Bắc khi đi vào sinh họat nông nghiệp, họ cũng biết tổ chức làng xã như ta, nhưng sự  khác biệt vẫn do những yếu tố căn bản: Một đằng làng Việt của sắc dân bản địa có đời sống nông nghiệp định cư lâu đời nhất trên thế giới, còn làng Tàu  thì có sinh họat pha trộn giữa tính chất của văn hóa du mục với văn hóa nông nghiệp bản địa, nên ta có thể nhận thấy sự khác biệt  tiêu biểu giữa làng Tàu và làng Việt như sau:

1- Làng Tàu mới xuất hiện từ thế kỷ thứ 11, do chính quyền trung ương của Tàu nhượng bộ sự chống đối của các sắc dân bản địa. Ngược… Continue reading

HÀNH TRÌNH TÂM THỨC RỒNG TIÊN Hay ý nghiã Quẻ KIỀN trong Kinh Dịch

  

HÀNH TRÌNH TÂM THỨC RỒNG TIÊN

 Hay ý nghiã Quẻ KIỀN trong Kinh Dịch 

Đông Lan

 

IMG.005Đại thể Kinh Dịch trong những ý nghĩa dưới đây:

1- Dịch nghĩa là biến hóa, thay đổi

     “Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình, biến hóa hiện hỹ”.( Kinh Dịch- Hệ từ thượng ).Trên bản thể thì là tượng( sơ nguyên tượng), nơi thế giới cụ thể là hình, danh, sắc, tướng, sự biến hóa thấy rõ. Đây là nói đến cái Lý lớn nhất của sự biến động, cái biến động uyên nguyên, từ Vô cực chuyển biến sang Thái cực để con người có thể thấy được cái Lý biến động khác. Biến dịch đầu tiên là sự mở tung hai cánh cửa Càn Khôn của hỗn mang mù mịt, cái thiên ý đầu tiên mà ý thức của ta có thể nắm bắt được ( Ai mở? Đừng hỏi, Triết Lý Việt Nho làm toàn bằng động từ, do đó mới là An Vi ! )

     “Dịch chi vi thư dã bất khả viễn; vi đạo dã lũ thiên; biến động bất cư, chu lưu lục hư; thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch, bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích “ ( Kinh Dịch- Hệ từ hạ).(123)

     (Dịch là sách không thể xa lìa, là Đạo vận chuyển thường hằng, biến động không ngừng nghỉ, lưu thông khắp mọi nơi, lên xuống không chừng, tùy thời mà cương nhu, không thể căn cứ vào đâu được, chỉ thích nghi để biến hóa).

     Sự biến hóa ở đây trở thành một lộ trình, cứ như thế mà vạn vật nắm tay nhau theo định… Continue reading

KINH QUA VĂN HÓA VIỄN ĐÔNG (I)

Lê Việt Thường

PHẦN MỘT :

MỘT CÁI NHÌN VỀ “HUYỀN SỬ TIÊN RỒNG”

 DẪN NHẬP

Trên hành trình đi về với Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, có một TRỞ NGẠI lớn lao là đại đa số giới Trí Thức gọi là “Tây Học” thường không nắm vững Tinh Hoa của Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nên có thói quen áp dụng một cách Sai Lạc, không đúng chỗ các Phạm Trù của TÂY PHƯƠNG vào môi trường Văn Hóa Viễn Đông và Việt Nam, nhất là trong lãnh vực Huyền Thoại học. Do dó, vấn đề ưu tiên và cốt yếu ở đây có lẽ là phải HIỂU ĐÚNG Thần Thoại,Huyền Thoại, Huyền Sử là gì?

I) VAI TRÒ HUYỀN THOẠI, SỬ TRUYỆN

A) ĐẠI CƯƠNG

Phần này chúng tôi đã trình bày đầy đủ trong một bài viết trước đây . Ở đây, chúng tôi xin tóm tắt vừa đủ để áp dụng cho trường hợp này.

Chúng ta biết rằng Huyền Thoại, Sử Truyền kỳ rất phổ biến ở thời kỳ sơ khai của mọi dân tộc. Sử Cổ Truyền của dân tộc Việt được mở đầu bằng họ Hồng Bàng, Lạc Long Quân với 18 đời Hùng Vương và các truyện đi kèm như được chép trong sách “Lĩnh Nam Trích Quái”…..Còn ở bên Tây Phương, một trong những nguồn văn hóa là Thần Thoại Hy Lạp khởi đầu từ Sử Thi truyền miệng…..

Nhưng đến thời Socrates thì Thần Thoại bị đả phá vì bị Socrates xem như là nguồn gốc của “mê tính dị đoan”. Triết Cổ Điển Tây Phương vì chống đối Thần Thoại nên trở thành DUY LÝ. Khuynh hướng này càng nổi bật với sự ra đời của Khoa Học cùng với sự lớn mạnh của… Continue reading

AN VI: ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT VIỆT

…..

AN VI: ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT VIỆT

…..

                              Đông Lan   

…..

IMG.875Triết Lý An Vi là công trình một đời của Cố Triết Gia Lương Kim Định, gồm 32 quyển. Nội dung của toàn bộ sách là xây dựng một Chủ Đạo Việt.

…..Triết Lý An Vi khai quật kho tàng Huyền Sử để rồi từ đó tìm ra cơ cấu Triết Lý của Nguyên Nho, và vẽ lại hoạ đồ quê nước để thế hệ sau khỏi bị lạc đường khi muốn trở về nguồn.

…..Nhận thấy chủ thuyết tư bản và cộng sản cũng chỉ là những lý thuyết kinh tế, đã thất bại trong việc mang lại tự do, bình đẳng và nhất là phẩm giá chân thực cho con người. Bộ sách Triết Lý An Vi là hướng đi Nhân Bản nhằm cứu gỡ bế tắc của tư bản hay là cộng sản. Nó xác tín lại giá trị nền tảng của con người, giới thiệu một vũ trụ quan và nhân sinh quan tiếp cận Chân Lý Toàn Diện. Đó là điều cả hai xã hội tư bản và cộng sản đang thiếu, và là nguyên nhân những khổ nạn của bao thế hệ .

…..Với những ước mơ tốt lành hơn cho các thế hệ đi sau, chúng tôi không ngại tài thô trí thiển, thuật lại bộ sách An Vi, dưới lăng kính hạn hẹp của mình. Những mong nó sẽ giúp phần nào cho các bạn trẻ, nếu chưa có dịp đọc toàn bộ sách, cũng nắm được tinh hoa, và nương theo phương tiện An Vi để trở về với lòng mình, cảm nghiệm Hạnh Phúc, niềm… Continue reading

TINH THẦN NHÂN CHỦ TRONG TRUNG DUNG VÀ HUYỀN SỬ VIỆT

…..

Tinh Thần Nhân Chủ trong Trung Dung

và Huyền Sử Việt

Đông Lan

 

IMG.450Sách Trung Dung, cũng như Đại Học, nguyên trong bộ Lễ Ký. Đức Khổng Tử là bậc khéo xét mình, lúc nào cũng giữ cho tâm ý, lời lẽ và hành động được trung chính. Ngài thường đem những lẽ đạo ấy mà dậy cho các đệ tử. Trong các vị này, có ông Tăng Tử được sở truyền nhiều hơn cả. Tăng Tử truyền lại thuyết Trung Dung cho Tử Tư, cháu nội Đức Khổng Tử. Ông Tử Tư chép thành sách, có phụ thêm ý kiến mình.

     Trung Dung là kết tinh của Việt Nho. Sách Trung Dung rất nhỏ, chính kinh chỉ có 109 chữ, nhưng suy ra thì vô cùng tận vì sức tàng chứa của Trung Dung mông mênh như trời đất.

          Thiên Mệnh chi vị Tính.
          Suất Tính chi vị Đạo
          Tu Đạo chi vị Giáo.
          Đạo dã giả bất khả tu du ly dã;
          Khả ly, phi Đạo dã.
          Thị cố quân tử giới thận hồ kỳ sở bất đổ,
          Khủng cụ hồ kỳ sở bất văn.
          Mạc hiện hồ ẩn; mạc hiển hồ vi
          Cố quân tử thận kỳ độc dã.
          Hỉ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi Trung
          Phát nhi giai trúng tiết, vị chi Hòa.
          Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã.
         … Continue reading

CẦN LẬP MỘT ĐẠO TRƯỜNG CHUNG CHO ĐÔNG Á

…..

The Presentation of Dr. Luong Kim Dinh during the International Symposium on Confucianism and the Modern World, Taipei, Taiwan, R.O.C.
November 11~17,1987

A Tao-Field for Asia

Cần Lập Một Đạo Trường Chung
Cho Đông Á

Diễn văn phát biểu của Triết Gia Kim Ðịnh
vào năm 1987 tại Hội Nghị Quốc Tế  Về Nho Giáo Và Thế Giới Ngày Nay
(The  International Symposium on Confucianism and the Modern World)
tổ chức tại Ðài Trung, Ðài Loan, quy tụ các học giả khắp thế giới

…..

MỞ ĐẦU

IMG.005Nói đến Đạo Trường nhiều người hỏi sao không lập thị trường như Tây Âu mà lại đi lập  Đạo trường. Cần phải chú ý đến kinh tế, khoa học kỹ thuất mới trông đuổi kịp người chứ  sao lại Đạo Trường với văn hóa chả lỗi thời lắm sao. Hầu hết người Đông Á đang có  những ý nghĩ như thế mà không ngờ rằng chính vì văn hóa mà biết bao người phải cửa nát  nhà tan mất luôn cả nước. Heidegger đã cảnh cáo rằng văn hóa Tây Âu truyền tới đâu thì  gieo máu và nước mắt tới đó. Nửa thế kỷ vừa qua Á Châu đã chứng nghiệm câu đó với cả hàng triệu người chết tất tưởi, còn kinh tế thì có nước lùi hẳn lại đến thời hồng hoang. Thiết nghĩ bài học quá đắt đỏ nọ phải làm cho chúng ta giựt mình để nhận ra sự thực của câu nói  tiền nhân khi cho Đức là gốc, Tài là ngọn. Nói khác, giàu nghèo của một nước phần lớn ở tại triết lý chính trị, chứ đất đai kinh tế chỉ là ngành ngọn. Con người nay đang đói khổ hoặc đang đấu tranh, dành… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Bảy)

Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                                     (Bài Bảy)

HỒ CHÍ MINH: “NHẠC BẤT QUẦN” CỦA NỀN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

IMG.495Ai đã có dịp đọc những tài liệu lịch sử cận đại đứng đắn , nghiêm túc về cuộc đời Hồ Chí Minh và đồng thời có thời “” đọc Kim Dung thì chắc  không tránh khỏi có khi liên tưởng HCM  với một nhân vật nổi tiếng trong truyện kiếm hiệp Kim Dung là Nhạc Bất Quần mà về mặt tính tình, thủ đoạn trong lề lối hành xử ở đời….. NBQ và HCM có nhiều điểm rất giống nhau, mặc dầu trong đồng văn tiểu thuyết Kim Dung, có lẽ phải xếp HCM và đảng CSVN vào phe ‘hắc đạo’, trong khi NBQ lại thuộc về phe ‘bạch đạo’!

NBQ được Kim Dung mô tả lúc đầu như “ là một nhơn vật khả kính. Mặc dầu là một cao thủ võ lâm làm Chưởng Môn Nhơn của phái Hoa Sơn, ông có dáng điệu của một nhà nho hòa nhã, ngay đến lúc đấu võ với người cũng có một thái độ rất ung dung. Ông lại có lối ăn nói điềm đạm và phù hợp với đạo lý.

Đối với các đệ tử, ông tỏ ra nghiêm minh, nhưng lại có sự thân mật vui vẻ với họ chớ không cách biệt…… Đối với các môn phái khác, ông chủ trương tránh sự đụng chạm… Continue reading

VAI TRÒ NHO GIÁO CÓ THỂ ĐẢM NHIỆM TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY

…..

The Presentation of Dr. Luong Kim Dinh during the First World Conference in Chinese Philosophy, Taichung, Taiwan, R.O.C.
August 19~25,1984

Vai Trò Nho Giáo Có Thể Đảm Nhiệm
Trong Thế Giới Hôm Nay

Diễn văn phát biểu của Triết Gia Kim Ðịnh
vào năm 1984 tại Ðệ Nhất Hội Nghị Toàn Cầu về Triết Học Trung Hoa
(The First World Conference in Chinese Philosophy)
tổ chức tại Ðài Trung, Ðài Loan, quy tụ các học giả khắp thế giới

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

…..

IMG.4501. Mùa hè năm 1949 ở Honolulu có hội nghị quốc tế về triết học qui tụ các đại biểu trên 50 quốc gia (đại diện Á Châu có Ấn Ðộ, Tàu, Nhật). Tôi đặc biệt chú ý tới hội nghị này vì trước hết mục tiêu của hội nghị là tìm ra cho nhân loại một nền triết lý chủ đạo. Hội nghị cho rằng vì thiếu nó mà nhân loại đã trải qua hai cuộc đại chiến hoàn cầu. Thứ đến hội nghị đã đề cử Khổng Tử làm nhạc trưởng cho cuộc hòa hợp Ðông Tây nọ vì ông có chân đứng trên cả hai tàu: vừa chấp nhận và cải thiện đời sống trần gian nhất là trong những mối giao liên của con người. Ðàng khác tuy không chấp nhận lập trường Lão Giáo độc chú vào đời sống tâm linh, nhưng cũng dọn phòng đón nhận mọi giá trị tâm linh (Essay in East West philosophy. By Charles Moore, page 447. University of Hawaii 1951).

2. Ðây là lời tuyên bố làm vinh dự cho chính những người tham dự hội nghị vì câu trên tàng chứa được ba nhận xét đều sâu xa và ơn ích. Có thể… Continue reading

PHÊ BÌNH LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT (Bài Sáu)

Lê Việt Thường

IMG.625LUẬN BÀN MINH TRIẾT & MINH TRIẾT VIỆT

                                                                                                      (Bài Sáu)

 LỐI NGỤY BIỆN LẪN LỘN CÁI “GIẢ” VỚI CÁI “THẬT”CỦA ĐÁM VĂN NÔ CSVN (Phần Một)

IMG.495Chúng tôi có phát biểu  trong bài viết tháng rồi rằng THỦ THUẬT  mà tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã áp dụng trong cuốn sách “Luận Bàn Minh Triết & Minh Triết VIỆT” của mình là một hình thức NGỤY BIỆN cố ý LẪN LỘN cái GIẢ (đảng CSVN) và cái THẬT (Minh Triết NHO ) hầu  xử dụng Minh Triết của Tiền Nhân (cho một mục tiêu không chính đáng) nằm trong âm mưu    “đánh lận con đen”  của HNH nhằm  BIỆN MINH cho những điều Giả Trá, Sai Trái, Bất Nhân, Bất Nghĩa của đảng CSVN. HNH còn áp dụng trong  cùng cuốn sách ở hai chỗ khác lề lối ngụy biện nêu trên  đối với hai Vĩ Nhân: một của nước ngoài, một của Việt Nam.

A)Đối với Vị thứ nhất Thomas Jefferson, HNH viết: “Phẩm giá minh triết ngày càng được những nhà cầm quyền và chính trị gia quan tâm (H.N.H. viết chữ nghiêng và tô đậm), Thomas Jefferson (1743-1826), người khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, một trong những người có công đầu khai quốc  Hợp chủng quốc Mỹ đã trực tiếp đặt… Continue reading

LÝ TƯỞNG ĐẠI HỌC VIỆT NHO

…..

Lý Tưởng Đại Học Việt Nho

Đông Lan

Đại Học là sách do Đức Khổng Tử truyền lại cho cao đệ là Tăng Tử, sau Trình Hạo và Trình Di khảo duyệt, sưu tập, rồi Châu Hy phân ra thành từng chương truyền tới ngày nay, vốn là một thiên sách nhỏ trong bộ Lễ Ký.


Một lớp học xưa

Sách Đại Học nêu rõ lý tưởng của bậc Đại Học: Khai mở Tri Thức, phục vụ Nhân Sinh, vươn lên Thiện Mỹ. Muốn đạt được lý tưởng trên, người học cần có những phương pháp để hướng đạo chính tinh thần mình. Đó là các thực nghiệm tâm lý qua những bước: Chỉ – Định – Tĩnh – An – Lự – Đắc. Khi trải qua những đợt tâm thức này, đã sáng suốt được đâu là gốc rễ, đâu là ngành ngọn, đâu là khởi đoan, đâu là tận cùng thì người học đạo mới biết một cách vững vàng thế nào là việc phải làm trong trình tự tiến hóa của Đạo, nên sẽ tiếp cận Chân Đạo nhiệm mầu.

Thầy và trò xưa

I – Lý Tưởng

Đại Học Chi Đạo, Tại Minh Đức, Tại Tân Dân, Tại Chỉ Ư Chí Thiện .

Sách Đại Học mở đầu đơn sơ như vậy đó cũng chỉ có bấy nhiêu tinh túy mà người học đạo Việt Nho ( Nho Siêu Việt ) theo đuổi suốt một đời cũng chưa đến được tận cùng. Chúng ta thử tìm xem cái học ấy ra sao.

Đại Học Chi Đạo

Thánh hiền xưa hay dùng từ Đạo. Đi học cũng là một cái Đạo! Bởi vì đạo là con đường, như ngày xưa Đức Phật cũng thường dạy rằng những lời của Ngài cũng như ngón tay… Continue reading

CƠ CẤU HUYỀN SỬ

 

CƠ CẤU HUYỀN SỬ

                                                                                                      Đông Lan

…..

IMG.800Cơ Cấu là một cố gắng vượt qua những cái gì dị biệt, tạp đa để đạt tới những nét căn bản nhất của bất cứ một môn học nào. Nói đến nét căn bản có nghĩa là nói tới tổng quát. Nhưng không là một cách tổng quát dựa trên lý trí. Sự tổng quát ở đây không nhằm mô tả sự kiện như khoa nhân chủng học trước kia đã làm, mà là cách tổng quát của Cơ Cấu, có nghĩa là của cái gì uyên nguyên hơn, tế vi hơn, vô hình hơn, do đó có sức bao quát hơn nhiều.

     Claude Lévi-Strauss đã nghiên cứu rất tỉ mỉ về thần thoại của nhiều loại dân, sau phân tích bên ngoài những dị biệt, ông tìm ra được rất nhiều nét giống nhau giữa các thần thoại. Căn cứ vào đó, ông kết luận rằng có một bản tính đồng nhiên cho mọi con người không phân biệt màu da, dòng máu…và do đó đi đến kết luận là có những luật bất biến chi phối mọi hoạt động của con người cổ cũng… Continue reading

HUYỀN SỬ HỒNG BÀNG VỚI TÂM THỨC LƯỠNG HỢP

 

Huyền Sử Hồng Bàng

Với Tâm Thức Lưỡng Hợp

                                                                                            Đông Lan

…..

 IMG.800Tuổi thơ của chúng ta ai không ít nhất thuộc vài câu chuyện cổ xưa, chuyện lập nước Văn Lang, của thời đại Hồng Bàng 18 vua Hùng. Bọc Mẹ Trăm Con cũng đã ấm lòng bao mối tình yêu người yêu nước yêu quê, nhất là nơi khắp đời lưu lạc tha hương.

Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng sao Bọc Mẹ lại bị chính các con Mẹ xé tọac đau thương? Tổ ấm của Chim Hồng, chim Lạc, nay còn đâu nữa?

     Việt Nam Quê Hương còn có gì để học hỏi, tìm về? Và gia tài tinh thần nào, chúng ta, những kẻ bất đắc chí phải lữ thứ tha hương, còn  có để trao gửi lại thế hệ mai sau?

     Quê Hương có  chỉ là “ Chùm khế ngọt” không?  Bóng Mẹ có về trên cầu tre nhỏ lênh khênh như các khúc hát ru ngủ hồn người lạc bến mê nào?  Quê hương tan nát, quê hương rã rời, đâu phải là khúc hát lời ru …

     Cho nên có một… Continue reading

Tìm Kiếm