Vĩnh Biệt Người Anh Thương Kính
Vũ Thị Lan Phương
…………….
Hôm nay, Ngày Lễ Tang Anh, 27 tháng 4 năm 2024, Anh hữu hình hữu hạn bất động rồi. Anh Chiêu ơi.
Thần thức của Anh đang ở nơi đâu… Và sẽ đi về đâu…
Nghiệp duyên đưa Anh về đâu giữa trùng trùng duyên khởi, trùng trùng nghiệp khởi này…
Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu:
“Bồ tát… thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, DUY TUỆ THỊ NGHIỆP “.
Bao năm nay, Anh thường ngày an nhiên vui với cảnh thanh đạm, chỉ miệt mài vun đắp những công trình sử học, phát huy trí tuệ làm sự nghiệp một đời – Phẩm Hạnh Bồ Tát.
Có lẽ ngoài kia, vũ trụ thiên cầu vô cùng vô tận, cõi Miền Chân Như, Tuệ Giác đang đón chờ
……………
____________________________________________________________________________
PHÂN ƯU Nguyên Vũ – Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu
Phân Ưu
Chân Thành Kính Tưởng Nhớ, Tiếc Nuối,
Bạn Chúng Ta
VŨ NGỰ CHIÊU
Nguyên Vũ- Chính Đạo
Sĩ Quan Pháo Thủ QLVNCH – Nhà Văn- Sử Gia- Luật Sư
(1942 –2024)
Đã đi về Cõi Vĩnh Hằng trong Ngày 19 Tháng 4, 2024 tại Houston, TX, Hoa-Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi (1942-2024).
Chúng tôi, nhóm Bằng Hữu dài lâu với Bạn từ ngày đất nước chia phân 20 Tháng 7, 1954 tại Đà Nẵng, Sàigòn, Minnesota, Cali, Houston… khắp nơi trên đất Mỹ, Gia Nã Đại, và Pháp Quốc kể tới hôm nay; chân thành chia buồn với Bà Vũ Ngự Chiêu, Chị Hoàng Đỗ; Anh Vũ Ngự Triệu và toàn gia quyến.
Cầu mong Anh Linh Nguyên Vũ bình an nơi Miền Chính Đạo muôn thuở, cất bỏ bận tâm, nặng lòng của cuộc sống Vòng Tay Lửa từ trần thế Bi Kịch Vàng nầy.
Cố Bác Sĩ Phạm Gia Cổn; Phạm Quốc Bảo; Nam Dao; Phan Diên; Lệ Dung; Vũ Hữu Dũng; Trùng Dương; Tôn Thất Hải; Mộng Hiền; Trần Thanh Hiệp; Nguyễn Văn Hưng; Lê Tự Hỹ; Bùi Đức Lạc; Nguyễn Lô; Hoàng Kiếm Nam; Phan Xuân Nguyệt; Hoàng Khởi Phong; Đặng Nguyệt Phúc; Dương Phục – Vũ Thanh Thủy; Nguyễn Thị Phượng; Nguyễn Xuân Quang; Phan Bá Sáu; Nguyễn Tường Tâm; Nguyễn Quốc Thái; Đặng Nguyệt Thi; Nguyễn Đạt Thịnh; Chế Văn Thức; Võ Thị Thương; Bùi Ngọc Tô; Nguyễn Bá Trạc; Uyên Thao; Ngô Thế Vinh; Phạm Đức Vượng; Võ Ý và Phan Nhật Nam.
Thành Kính Phân Ưu.
___________________________________________________________________________
PHÂN ƯU Sử Gia Vũ Ngự Chiêu, Nhà Văn Nguyên Vũ
PHÂN ƯU
Nhận tin buồn:
Sử Gia Vũ Ngự Chiêu
Nhà Văn Nguyên Vũ
Đã thanh thản ra đi ngày 19 tháng 4 năm 2024, tại Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi – Sau cả cuộc đời miệt mài trường văn, trận bút mà vẫn say mê cho đến giờ phút lực kiệt, hơi tàn.
Thành Kính Phân Ưu cùng phu nhân Sử Gia, Nhà Văn Nguyên Vũ Vũ Ngự Chiêu và tang quyến.
Vũ trụ bao la đón chờ. Xin khóc tiếc thương vĩnh biệt.
Ban Biên Tập Minh Triết Việt.
____________________________________________________________________________
CÁO PHÓ
Gia đình chúng tôi rất đau buồn và thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc :
Chồng, Cha, Ông, Em, Anh, Chú, Bác của chúng tôi:
Cụ Ông VŨ – NGỰ – CHIÊU
Nhà văn NGUYÊN-VŨ
Tiến-Sĩ Sử Học, Đại Học Madison, WI, Hoa-Kỳ
Tiến-Sĩ Luật Khoa, Đại Học Houston, TX, Hoa-Kỳ
Cử-Nhân Giáo-Khoa Triết-Học Đông-Phương, Đại-Học Văn-Khoa Saigon, Vietnam
Cựu Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức Khóa 16; Cựu Sĩ-Quan Pháo Binh Nhẩy Dù / QLVNCH
Sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942, tại Phụng-Viện-Thượng, Bình-Giang, Hải-Dương, VN.
Mệnh chung ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX Hoa-Kỳ.
Hưởng thọ 82 tuổi.
Linh cữu hiện quàn tại Winford Funerals Northwest 8588 Breen Rd, Houston, TX 77064
Lễ Tang sẽ được cử hành từ 13 giờ đến 17 giờ Ngày Thứ Bẩy 27 tháng 4 năm 2024
TANG GIA ĐỒNG KHẤP BÁO
Bà Quả Phụ Vũ Ngự Chiêu – Nhũ Danh Đỗ-Thị-Hoằng
Trưởng Nam: Vũ-Thái-Dũng, vợ và các con
Đích tôn: Vũ-Thái-Khiêm
Thứ Nam: Vũ Lê David, vợ và con
Thứ Nam: Vũ Minh Daniel
Bào huynh : Vũ-Ngự-Triệu, vợ và các con cháu
Bào muội: Vũ-Thị-Lan-Phương và con
Bào muội: Vũ-Thị-Loan-Phượng, chồng và con
Bào muội: Bác Sĩ Vũ-Thị-Hằng-Nga
Cáo Phó này thay thế thiệp tang . Xin miễn phúng điếu và vòng hoa .
Câu đối Đền Hùng và Tâm Thức Việt Nam
Nguyễn Khắc Xương
Đến cổng đền Hùng, ngước nhìn lên thấy trang nghiêm như tỏa sáng hào quang 4 chữ “Cao sơn cảnh hành”. Đây là câu rút ra từ Kinh Thi: Cao sơn ngưỡng chỉ, cảnh hành hành chỉ, có nghĩa là: “Núi cao ta ngẩng trông, đường rộng lớn ta đi tới”. “Núi cao ta ngẩng trông” là hướng về cội nguồn như núi cao sừng sững bền vững muôn đời. Còn “đường lớn ta đi tới” là chỉ về tương lai rộng lớn của cả dân tộc. Khổng Tử khi biên tập các câu hát và thơ dân gian để làm thành bộ Kinh Thi có khen câu thơ trên: “Người làm thơ yêu thích cái đạo nhân hậu đến như thế”. Khen “nhân” là vì đã nghĩ đến cái gốc, khen “hậu” vì đã nghĩ đến những thế hệ mai sau.
Mất Nhiều Sách Quý ở Viện Hán Nôm
Tin BBC
13 tháng 4 2023
Việt âm thi tập, bản in năm 1729 là một trong 121 quyển sách quý bị mất
121 quyển sách cổ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm được xem là kho báu của nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đã bị phát hiện mất cắp vào giữa tháng Ba. Trong khi hàng trăm quyển khác hư hỏng không thể phục hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết những cuốn sách đã mất là các cổ vật có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, và đều có tuổi đời từ một trăm năm tuổi trở lên.
Đây là vụ mất sách với số lượng lớn chưa từng xảy ra tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm trong 53 năm qua, kể từ ngày thành lập.
Vụ việc đã gây sự bức xúc lớn trong giới sử học vì di sản Hán Nôm là những tài liệu không thể thay thế được như ‘Việt âm thi tập’, bản in năm 1729, hay ‘Hoàng Việt địa dư chí’ có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Những Ý Nghĩ Rời Ngày 80 Tuổi
Nguyên Vũ
Vợ chồng Vũ Ngự Chiêu-Hoàng Đỗ Vũ- tại đền Hùng (3/2005) trong cuộc du khảo Việt Nam năm 2004-2005, với học bổng Fulbright của BNG, và Rockefeller của Đại học Massachusetts-Boston.
Thật khó ngỡ tôi có thể sống tới tuổi 80—dù chỉ là tuổi khai sinh. Cha mẹ cho tôi “mang tiếng khóc bưng đầu mà ra” ngày mồng 6 tháng 10 năm Nhâm Ngọ —tức 13/11/1942—tại Phụng Viện thượng, tục gọi là Me Vừng, quận Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, sau ngày cha thoát khỏi cuộc buộc đá thả sông, tới những trại tù khổ sai của Việt Cộng từ Lang Hít, Bắc Kạn, tới Liên Khu IV, định cư tại tỉnh lỵ Hải Dương hoang tàn, đổ nát, rổi dàn xếp cho mẹ và hai anh em tôi trốn ra đoàn tụ, khi làm giấy thế vì khai sinh hai anh em tôi đều được khai sinh với năm tây lịch, và ngày tháng âm lịch. Ngày sinh trên giấy tờ trở thành 6/10/1942. Bởi thế, từ buổi di dân qua Mỹ, mỗi năm tôi có tới ba sinh nhật. 6/10, 13/11 và một ngày tây lịch nào đó tương ứng với ngày 6/10 âm lịch [như Chủ Nhật, 30/10/2022, hay 6/10 Nhâm Dần]:
. Vợ tôi—người tình đầu đời từ trại Bác Ái xóm Cây Quéo, Gia Định 62 năm trước, cũng nguồn cảm hứng của những vần thơ khởi đầu văn nghiệp, đoàn tụ trên đất Mỹ đã 35 năm—thường tăng khẩu phần lương thực với lời chúc “Happy Birthday.”
Hiện Tượng Kỳ Quái – Tổ Quốc Ăn Năn của Nguyễn Gia Kiểng
Lê Việt Thường
KHI NHÀ CHÍNH TRỊ ĐI ‘LÀM VĂN HÓA’
Đây là trường hợp của một nhà CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGHIỆP.
Thay vì sinh hoạt như bao người làm Chính Trị Chuyên Nghiệp khác, người này nghĩ là phải làm một cái gì ‘trội hơn’, ‘nổi hơn’ nhằm gây sự chú ý của người khác, chứ cứ lập đi lập lại mãi các Chiêu Bài Chính Trị như DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN, HÒA GIẢI HÒA HỢP thì lâu ngày các ‘Đồng Hương’ của mình cũng ‘ngán ngẫm’ như phải ăn cơm ‘nếp tẻ’ mỗi ngày.
Vị này mới có ‘sáng kiến’ ghé sang lãnh vực VĂN HÓA để mong ‘tô điểm’ cho ‘sự nghiệp chính trị’ cũng chưa lấy gì làm ‘rạng rỡ’ lắm
Đúng là ‘nhất cử lưỡng tiện’ tha hồ ‘nói hươu nói vượn’ với độc giả, mà không sợ bị mang tiếng là ĐẠO VĂN! Không may cho tác giả là tình cờ chúng tôi cũng có đọc qua tác phẩm nêu trên nên mới tìm ra MỎ VÀNG là NGUỒN ‘sáng kiến’ của nhà Chính Trị ‘giàu sáng kiến’ của chúng ta .
Chúng tôi xin được liệt kê sơ qua dưới đây một số cái gọi là ‘sáng kiến’ và NGUỒN Thực Sự của cái gọi là ‘sáng kiến’ của tác giả để Quý Độc Giả có thể so sánh
TRẦN NHÂN TÔNG VÀ DẤU ẤN TÂM LINH VIỆT
Tâm Hà Lê Công Đa
Trong khi cả thế giời đang rung chuyển trước bước tiến vũ bão của đoàn quân thiện chiến Mông Cổ thì vó ngựa của đoàn quân xâm lăng hung hãn này đã ba lần phải khựng lại trước bức tường ý chí sắt thép của quân dân Đại Việt. Cả ba lần xâm lược cả ba lần đều bị đánh tan. Việt Nam trở thành một mối ám ảnh kinh hoàng của cả triều đình, binh tướng Nguyên Mông, đến độ mấy năm sau, Trần Phu, một viên quan cầm đầu sứ bộ nhà Nguyên khi đặt chân vào đất nước Việt Nam còn cảm thấy rùng mình:
Kim khoa ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh
(Giáo sắt sáng ngời lòng thắm khổ
Trống đồng vang dội bạc đầu phơ)
Sự kiện này đã làm cho rất nhiều người, kể những nhà nghiên cứu sử học trên khắp thế giới, không khỏi ngạc nhiên nêu lên câu hỏi: Cái gì đã tạo nên sức mạnh vô song này? Cái gì đã là chất keo gắn bó mọi tầng lớp, đẳng cấp xã hội dân chúng đời Trần tạo nên sức mạnh Diên Hồng, đập tan cả một lực lượng quân sự hùng mạnh vào bậc nhất thế giới đương thời?
Vài khía cạnh trong thế giới quan của khoa học và Phật giáo
Võ Quang Nhân
Trong khi nền triết học cổ điển Tây Phương với chịu ảnh hưởng lớn về thần linh, thượng đế thì ở Đông Phương đúng hơn là Ấn độ, đã có một nền văn minh vô cùng rực rỡ mà cho đến nay các nhà khảo cổ học, và các nhà khoa học chưa khám phá được hết mức độ sâu rộng cũng như những kiến giải về vũ trụ và thế giới chính xác đến độ bất ngờ đặc biệt là trong các kinh điển Phật Giáo, một tôn giáo “vô thần”.
Thật vậy, ra đời vào khỏang thế kỉ thứ 6 trước công Nguyên trong bối cảnh xã hội phân hoá cực kỳ phức tạp của xứ Ân mà đạo Bà La Môn ngự trị. Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) cùng với các đồ đệ chỉ trong vòng vài trăm năm (*) đã khai hoá một hệ thống tư duy (trí huệ) hoàn toàn mới và họ đã để lại một kho kinh sách khổng lồ mà qua đó người ta có thể tìm rút ra được vô vàn những hiểu biết giải thích về thế giới và vũ trụ vẫn có giá trị cho đến tận thiên niên kỷ này.
Tưởng Nhớ Nhà Hiền Triết – Triết Gia – Vị Thầy Khả Kính
Lê Việt Thường
Và chính trong bầu khí TỰ DO Tư Tưởng và Sáng Tạo của Miền
Nam VN (chứ không phải Miền Bắc) mà Chủ Thuyết AN
VI và VIỆT NHO bắt nguồn từ nền MINH TRIẾT VIỆTmới có
thể ra đời được! Thiết tưởng đó là Thành Tựu Cao Quý Nhất của
21 năm Sống Còn của Miền Nam VN (1954-1975) !!!
HÀNH TRÌNH KIM ĐỊNH và AN VIỆT
VŨ KHÁNH THÀNH
PHẦN I
Ngay sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm ổn định được miền Nam Việt Nam, các sinh viên du học nước ngoài lục tục kéo về xây dựng đất nước. Trong số những người tôi biết hồi đó có Cha Vũ Khánh Tường, Cha Lương Kim Định, Cha Trần Thái Đỉnh, Cha Lê Tôn Nghiêm và Thầy Hải Linh. Cha Tường tiến sĩ giáo sử, về Việt Nam năm 1956 làm bí thư cho Đức Cha Phạm Ngọc Chi, lúc đó là Tổng Ủy Trưởng Di Cư do Tổng Thống Diệm đề cử ổn định việc định cư các gia đình từ miền Bắc vào Nam, trong số này nhiều phần là người Công Giáo. Các khu di cư này phần nhiều về phá rừng, khai khẩn đất đai vùng Hố Nai Biên Hòa, Hốc Môn, Gò Vấp, Cái Sắn v.v …. Cha Tường sau đó cũng được đề cử làm Hiệu Trưởng Trung Học Nguyễn Bá Tòng Saigòn.
Khi cha Tường và các cha, các thầy về vinh qui bái tổ, một buổi lễ rất lớn được tổ chức tại Giáo Xứ Trung Chánh của cha Trần Quốc Phú, linh tông với cha Tường. Lúc đó tôi còn bé, làm cậu giúp lễ tại nhà thờ Trung Chánh được điều động tiếp bàn, bê đồ ăn vv… Tôi nhớ cha Tường nhất vì ngài rất bệ vệ, đẹp trai, nói năng lưu lóat kể cả pha trò cho mọi người cười vui.
Riêng về Cha Kim Định, sau này được nghe kể lại, khi hồi hương từ Paris về Miền Nam, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sai ông Trần Văn Lắm lúc đó là Chủ Tịch Quốc Hội VNCH ra phi trường Tân Sơn Nhất …
Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình
Sau hai thập kỷ kể từ ngày Albert Einstein qua đời, con gái ông đã đồng ý công bố bức thư cảm động mà nhà khoa học đại tài đã viết cho bà. Nội dung bức thư có thể khiến ai trong chúng ta cũng phải bất ngờ và cảm động…
TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT
Thích Thanh Thắng
Tôi cầm Văn chiêu hồn của cụ Nguyễn Du bằng chữ quốc ngữ, sư đệ tôi cầm Văn chiêu hồn của cụ Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm, cả hai cùng đọc một lúc, âm phát ra chẳng khác gì nhau
Trưng Nữ Vương – Ngàn đời oanh liệt
Lễ Hai Bà Trưng – Ngày 6 tháng 2 – Việt Lịch 4899
Trưng Nữ Vương – Ban Tam Ca áo Trắng
Vua Bà của Trung Quốc Là Vua Trưng
Trần đại Sỹ
Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên… tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà
Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp.
Nhận định về Giáo Lý Làng Mai
Trí Thông
Chính vì pha trộn nhiều tư tưởng, cho nên thoạt đầu giáo lý Làng mai cho ta cảm giác mới lạ, hấp dẫn. Nhưng càng đi sâu vào chi tiết mới phát hiện, thầy Nhất Hạnh phát triển đạo Phật theo khuynh hướng “Tâm lý học” hơn là đào sâu giá trị tâm linh của đạo Phật. Cho nên con đường Thiền của thầy Nhất Hạnh không sâu sắc, sự tu tập chỉ đạt đến mức
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và Bí Tích Thánh Thể
Như Pháp
Câu hỏi được đặt ra ở phần đầu bài: “Bí Tích Thánh Thể” mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết trong tập sánh “An lạc từng bước chân” là viết cho ai? Cho tín đồ Công giáo?, cho Phật tử?, hay viết riêng cho bản thân Ngài và Tăng thân Làng Mai?
24 Tiết Khí Trong Năm
Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình ellipse. Nhưng để dễ hình dung bạn hãy tưởng tượng quỹ đạo là một đường tròn ( 360 độ) và tiết khí chính là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo mà Trái Đất quay quanh Mặt Trời đó, mỗi điểm cách đều nhau 15 độ.
Dâng đoá AN HOA Lên Bàn Thờ Tổ Quốc
đông Lan
Ngày mùa Đông ngắn như ước định. Nắng mùa Đông mong manh hạt mầm. Người gieo hạt An Vi cần cù giữa trời Đông lạnh giá, trân quý hạt mầm An Vi trong nắng chưa tan. Ân cần hỏi han nhau những nỗi đời băng hoại. Và, tiễn nhau về, nắng vẫn chưa tan…
…..Sẽ viết gì đây trong mùa viễn xứ. Đời ngập dấu đau thương đã bao lần lỗi Đạo.
An Vi Tâm đạo Ca
Luyện Kim
Hãy hớp thẳng vào luồng linh lực chứa
Nơi giếng thiêng Việt Tỉnh vọt trào lên
Nơi Ba đất, Hai Trời đương hội diễn
Nuốt vào lòng Ngưu, đẩu giúp nhân sinh.
Mùa Xuân Trong Thơ Thiền
Nguyễn Vĩnh Thượng
Nhưng đứng trước dòng sinh diệt, cũng đừng khẳng định rằng mùa Xuân đi rồi thì hoa rụng hết, vì đêm qua vẫn còn vương lại một cành mai nở ở trong sân chùa thanh tịnh mà thiền sư đang trụ trì. “Một cành mai”( nhất chi mai) ấy tức là cái “ chơn tâm” cái gì tốt đẹp vẫn trường tồn, vẫn vĩnh cửu trước dòng sinh diệt của thời gian:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Mừng Tuổi Mẹ
Triệu Vũ
Hôm nay đã 28 tháng chạp (23-1-2009). Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Kỷ Sửu
(26-1-2009). Tính theo tuổi ta hay tuổi âm lịch, Mẹ tôi bước vào tuổi 92. Mẹ ở với gia
đình cô em út, miền nam bang Cali, cách nơi tôi định cư hơn ba giờ bay. Không thể
thu xếp sang mừng tuổi Mẹ dịp đầu Xuân, tôi thấy thiếu sót và áy náy trong lòng.
Không Chỉ Mùa Vu Lan – Con Nhớ Mẹ.
đông Lan
Kính Dâng Mẹ, Lễ giỗ Thứ Tư, 22-12-2019
Bà Mẹ nào cũng là Bà Tiên, nhưng thêm vào Tình Mẹ thiêng liêng, đức hiền hậu phi thường của Mẹ đã khiến tuổi thơ năm anh em chúng tôi được hưởng trọn vẹn an lành. Cha tôi rất nghiêm khắc, nóng tính, nếu thiếu vầng trăng dịu hiền của Từ Mẫu đời các con thiếu thốn biết bao. Trong dập vùi sóng gió vô minh, Tâm đơn sơ của Mẹ khơi
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC (1)
Chương 39: Thông Thiên Học I Tổng Quát
Thông Thiên Học là một ngành nghiên cứu những luật bí ẩn của Trời Đất, của Thiên đình và những quyền năng ẩn tàng trong con người.
Tiếng Anh, Thông Thiên Học là : THEOSOPHY, chiết tự nghĩa là :
– THEO : là Thượng Đế.
– SOPHY : là Minh triết (Sagesse).
Vậy, Thông Thiên Học là Minh triết thiêng liêng, là Chơn lý hay là sự xác thực tuyệt đối và đại đồng, bao gồm dĩ vãng, hiện tại và tương lai.
Hội Thông Thiên Học là một tổ chức thế giới được thành lập với 3 mục đích sau đây :
* Tìm học những luật bí ẩn của Vũ trụ và những quyền năng ẩn vi trong con người.
* Nghiên cứu và học hỏi Giáo lý, Triết lý của các tôn giáo bằng sự so sánh với Triết học và Khoa học.
* Gây tạo giữa nhơn loại một khối tình huynh đệ đại đồng, không phân biệt màu da sắc tóc, giai cấp, nam nữ hay tôn giáo.
” Đây là Hội Thông Thiên Học (Société Théoso-phique) để truyền bá Chơn lý, tức là tinh hoa của các Đạo, và câu châm ngôn của nó là : Không Đạo nào qua Chơn lý (Il n’y a pas de religion supérieure à la Vérité.)
Người Thông Thiên Học kính trọng tất cả các tôn giáo và cũng kính tất cả các Đức Giáo chủ, thờ phượng tất cả các Đấng Trọn Lành (Trời, Phật, Thánh, Tiên) vì biết rằng các tôn giáo đều do một gốc, một luật mà ra.
Dưới trần thế, sở dĩ có nhiều Đạo là vì có nhiều nước, nhiều giống dân, nhiều màu da, nhiều trình độ tiến hóa khác nhau.
Người… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(09)
Chương 47: IV. Thần linh học với Đạo Cao Đài
Trong lúc Phong trào Thần Linh Học khởi lên rầm rộ và sôi nổi ở khắp các nước Âu Mỹ thì nước Việt Nam đang chịu sự xâm chiếm của đế quốc Pháp, và cuối cùng biến VN thành thuộc địa của Pháp.
Báo chí và sách vở của Pháp được đưa sang VN, nhờ đó, phong trào Thần Linh Học (TLH) truyền đến VN.
Đầu thế kỷ 20, trong dân chúng nổi lên các nhóm Xây bàn nói chuyện với các Vong linh hay Cầu Cơ thỉnh Tiên xin thuốc chữa bịnh nan y. Nhóm Xây bàn ở Sàigòn của quí Ông : Cao quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao hoài Sang, được Đấng Thượng Đế và các vị Tiên, Phật giáng dạy thường xuyên, dần dần hình thành một Phong trào TLH VN, gọi là Đạo Cao Đài.
Đạo Cao Đài phát triển rất mạnh và thu hút rất nhiều tín đồ, làm cho nhà cầm quyền Pháp lo ngại ảnh hưởng xấu nền an ninh của thuộc địa Pháp, nên họ ra lịnh đàn áp.
Hai vị Đại diện Đạo Cao Đài tại Parisnước Pháp là : Gabriel Gobron và sau đó là Henry Regnault, vận động các giới tại Pháp binh vực Đạo Cao Đài, nhất là trong các Hội Nghị TLH Quốc tế, Ông Gabriel Gobron luôn luôn yêu cầu Hội Nghị ủng hộ Đạo Cao Đài và can thiệp với Chánh phủ
Pháp cho Đạo Cao Đài được tự do tín ngưỡng và thờ cúng.
Sau đây là vài kết quả thâu được trong các Hội Nghị Thần Linh Học Quốc tế :
1) Hội Nghị Thần Linh Học Quốc tế Barcelone (1934) :
Tạp chí Thần Linh Học tháng 10-1934, trang 505 có… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(8)
Chương 46: III. Thần linh học ở Âu châu
Từ năm 1852, một Phái đoàn Thần Linh Học từ Mỹ qua nước Anh, và đã gây được một phong trào Thần Linh Học mạnh mẽ ở nước Anh.
Năm 1853, một nhóm Thần Linh Học khác lại đi từ Mỹ qua nước Pháp và Đức, cũng gây được những phong trào Thần Linh Học đáng kể ở 2 nước nầy.
Năm 1854, Ông Chevreul thuộc Hàn Lâm Viện Khoa học Pháp và Ông Faraday ở nước Anh, đả phá kịch liệt Thần Linh Học, nhưng không kết quả.
Bà Giradin, một Đồng tử Thần Linh Học ở nước Pháp đã giúp cho Văn hào Victor Hugo thông công được với linh hồn người chết lúc Victor Hugo đang tị nạn, sống lưu vong ở đảo Jerseycủa nước Anh.
Đêm 11-9-1853, tại đảo Jersey, Bà Giradin tổ chức xây bàn, có mặt quí Ông : Victor Hugo với 2 cậu con trai là Charles Hugo, Francois Hugo và cô con gái là Madelène Hugo, ngoài ra còn có Đại Tá Le Flot, Ông De Tréveneuse, Ông Auguste Vacquerie. Đêm ấy, vong linh Bà Charles Vacquerie (tức là con gái của Victor Hugo, nhũ danh là Léopoldine Hugo, cùng với chồng đi tắm biển và cả 2 vợ chồng đều bị chết đuối), giáng bàn nói chuyện với Victor Hugo, hỏi thăm cha mẹ, và có tiết lộ nhiều điều huyền bí nơi cõi vô hình. Nhờ vậy, Victor Hugo bắt đầu tin tưởng Thần Linh Học.
Đêm 13-9-1853, Victor Hugo tiếp tục tổ chức xây bàn để thông công với cõi vô hình, có một Vong linh xưng là Bóng Hư Linh giáng bàn bảo Ông Victor Hugo hãy đặt trọn đức tin vào Thượng Đế.
Tiếp tục xây bàn, nhóm… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(7)
Chương 45: II. Thần linh học xuất hiện ở Mỹ
Phong trào Thần Linh Học thế giới khởi đầu xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1847, tiểu bang New York, nơi nhà của Ông Veckman trong một nông trại tại Hydesville. Hằng đêm, Ông Veckman nghe có tiếng đập cửa hay tiếng gõ vào vách, nhưng khi mở cửa ra xem thì không thấy ai cả, làm cho gia đình Ông hoảng sợ, cho là có hồn ma phá khuấy, nên không dám ở đó nữa, phải trả nhà dọn đi nơi khác ở.
Sau đó có gia đình Ông thợ may nghèo tên là John Fox đến mướn ở. Mấy tháng đầu, Ông Fox chẳng thấy chi lạ cả, nhưng thời gian sau đó thì hiện tượng gõ cửa hay đập vách lại xảy ra, và đặc biệt ban đêm, đồ đạc trong nhà tự nhiên xê dịch từ chỗ nầy qua chỗ khác.
Ban đầu, Ông bà Fox cũng hoảng sợ, nhưng thấy các hiện tượng lạ nầy không có phương hại chi đến gia đình nên Ông bà bỏ qua không để ý đến nữa, dần dần rồi cũng quen với các hiện tượng kỳ bí đó.
Ông bà Fox có 2 đứa con gái, đứa lớn tên Margaret 15 tuổi và đứa nhỏ tên Kate 12 tuổi.
Một hôm, Ông bà Fox định đi ngủ sớm vì ban ngày may vá mỏi mệt quá, và không để ý đến tiếng đập vách. Khi vào phòng ngủ thì thấy Kate còn thức và vỗ tay chơi. Liền sau đó, bà Fox nghe có tiếng gõ vách đáp lại. Cô bé vỗ tay 3 tiếng thì có 3 tiếng gõ vách đáp lại.
Bà Fox nói thử : Hãy gõ 10 tiếng coi.
Liền đó có 10… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(6)
Chương 44: Thần linh học – I. Thần linh học là một nền đạo
Thần Linh Học (Spiritisme), còn được gọi là Thông Linh Thuyết, Thông Thần Học, Chiêu Hồn Thuật, Giáng Thần Thuật, là một khoa học nghiên cứu về cách thông công giữa con người đang sống nơi thế giới hữu hình với các Đấng Thần Thánh Tiên Phật ở trong thế giới vô hình, để chứng minh rằng : Có sự hiện hữu của thế giới Vô hình, có sự hiện hữu của Đấng Thượng Đế và các Đấng Thần Thánh Tiên Phật, và có sự hiện hữu của Linh hồn của con người.
Con người khi thể xác chết đi, không phải là mất hết, mà còn có linh hồn tồn tại. Linh hồn xuất ra khỏi xác để chuyển qua sống trong thế giới vô hình.
Chính thế giới vô hình nầy điều khiển thế giới hữu hình.
Hiện tượng Cơ Bút của Đạo Cao Đài phát xuất từ những kết quả nghiên cứu của khoa Thần Linh Học từ bên nước Mỹ và nước Pháp truyền qua Việt Nam.
Trong sách Thánh Ngôn Hiệp Tuyển của Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế có giáng cơ nói rằng :
” Thầy há chẳng có lời tiên tri rằng Thần Linh Học là một nền đạo tương lai sao ? ” ( N’ai-JE pas prédit que le Spiritisme est une religion d’avenir ? ) [TNHT. I. 72]
” Đạo Cao Đài căn cứ ở Thần Linh Học, mà Thần Linh Học là một khoa học và một triết lý.
Năm 1950, trong một buổi họp của Hội Nghị HAYWARDS HEATH, tôi đã có dịp định nghĩa rõ ràng thế nào là Thần Linh Học, một khoa học, không nên lầm với mê… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(5)
Chương 43: V. Tiểu sử ông H.S. Olcott
Ông Henry Steel Olcott là Chánh Hội Trưởng và cũng là người sáng lập Hội Thông Thiên Học Thế giới .
Ông sanh ngày 2-8-1832 tại Orange, tiểu bang New Jersey của nước Mỹ. Ông tốt nghiệp xuất sắc tạiCityCollege và Đại Học Đường Colombia.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Ông gia nhập quân đội và đứng về phía Chánh phủ trong trận nội chiến giữa Nam và Bắc nước Mỹ từ năm 1860 đến năm 1865, để giải phóng chế độ nôlệ của người da đen ở miền nam nước Mỹ. Ông được thăng dần lên chức Đại Tá.
Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt, Ông xin giải ngũ và hành nghề Luật Sư và đồng thời cũng làm ký giả báo chí cho các tờ báo tại Nữu Ước (New York).
Ông có thuật lại trong quyển Hồi Ký của Ông như sau:
” Một ngày nọ vào khoảng tháng 7 năm 1874, ngồi tại văn phòng Luật Sư, tôi đang nghiên cứu một vụ kiện quan trọng liên quan đến Tòa Đô Chánh thành phố Nữu Ước, tự nhiên tôi lại nghĩ rằng từ nhiều năm nay, tôi không chú ý đến phong trào Thần Linh Học.
Tôi không hiểu sao trí óc tôi lại liên tưởng từ vụ kiện nọ đến phong trào Thần Linh Học nầy. Dù sao, tôi đã bước ra phố đến mua một tờ Nhựt báo “Banner of Light”, trong đó, tôi đọc được một bài tường thuật về hiện tượng hồn ma hiện hình xảy ra tại một nông trại ở Thị trấn Chittenden thuộc Tiểu bang Vermont, cách Nữu Ước độ vài trăm dặm.
Tôi liền nghĩ rằng nếu quả thật đúng là người ta có thể nhìn thấy, sờ… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(4)
Chương 42: IV. Tiểu sử bà H.P.Blavatsky
Bà H.P. Blavatsky có tên tộc là Heleona Petrovna, sanh tại Ekaterinosla thuộc nước Nga, đêm 30 rạng 31-7-1831, thuộc dòng quí tộc của nước Nga, cha là Quan năm Pierre Haln, ông nội là Quan sáu Alexis Haln de Rottenstein Haln, ông ngoại là André Fadeef làm Cố Vấn tại triều đình Nga Hoàng và bà ngoại là Công Chúa Heleona Dolgorouki.
Bà H.P. Blavatsky mồ côi mẹ năm 11 tuổi, và năm 15 tuổi, cỡi ngựa rất thành thạo. Ở với ông ngoại được 5 năm, ông ngoại làm quan Thủ Hiến ở Eurivau và Saratow. Thư viện to lớn của ông ngoại dường như không đủ sách cho Cô Heleona Petrovna đọc.
Ngày 7-7-1848, Cô Heleona Patrovna được 17 tuổi, thành hôn với Quan sáu Blavatsky 70 tuổi. (?)
Ở chung với chồng một thời gian, Bà Heleona Petrovna Blavatsky (viết tắt H.P. Blavatsky) từ giã Quan sáu, đi ta bà thế giới để tầm đạo. Bà đi Caucase, Ai Cập, Athènes, Suryness, Trung Đông, rồi muốn đến Tây Tạng, nhưng thất bại phải trở về.
Đến năm 1851, Bà qua nước Anh. Tại đây, trên bờ sông Serpentine trong Hyde Park, Bà được duyên lành gặp được Chơn Tiên, và Bà đã dọn mình trong 10 năm, trải qua nhiều cuộc thử thách lao khổ.
Sau đó, Bà qua Ấn Độ, rồi cũng tìm cách đến Tây Tạng, nhưng cũng thất bại.
Năm 1853, Bà trở về Luân Đôn, đi qua ngã Trung Hoa, Nhựt, và Mỹ.
Năm 1855-1856, Bà qua Ai cập, sang Ấn Độ, rồi cũng tìm cách đến Tây Tạng, đây là lần thứ 3, nhưng vẫn không kết quả.
Bà ẩn mặt một thời gian.
Cuối năm 1858, người ta gặp Bà ở Nga, ngụ… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(3)
Chương 41: II Giáo Lý và Nguyên Lý
A. Nguyên lý :
Hộâi Thông Thiên Học đề xướng 3 Nguyên lý sau đây :
1). Đề xướng tình huynh đệ đại đồng đối với tất cả nhơn loại, không phân biệt hình thức và tinh thần. Hội còn cố gắng làm cho người đời hiểu được Chơn lý nầy để thực hiện nguyên lý đại đồng trong đời sống.
2). Đề xướng sự tự do tìm Chơn lý, bất chấp sự hạn chế bắt buộc của các đảng phái, học thuyết, tôn giáo, vv . . . Hội lại đặc biệt khuyến khích sự nghiên cứu các tôn giáo, về Triết lý, về Khoa học, để tìm thấy những cái hay cái đẹp, hầu đi đến sự hiệp nhứt, chớ chẳng phải chia ly như nhiều người thiếu hiểu biết.
3). Nới rộng đời sống và biên cương của loài người bằng sự can đảm phá tan những vách thành ranh giới củng cố sự chia phân người đời, và bằng sự mạo hiểm đi sâu vào lãnh vực huyền bí để tìm thấy sự thật ẩn tàng trong Vũ trụ mà Khoa học chưa khám phá được, và những huyền năng tiềm tàng trong con người.
B. Giáo lý của Hội Thông Thiên Học :
Giáo lý của Thông Thiên Học gồm 5 điểm sau đây :
1). Sự sống duy nhứt và đại đồng dẫu dưới bao lớp hình trạng vật chất.
2). Sự sống phải chịu biết bao kiếp luân hồi để tiến hóa từ cõi tối tăm đến nơi sáng suốt, từ cõi tử đến cõi trường sanh, từ nơi thấp kém đến chốn vinh quang rực rỡ muôn đời.
3). Cuộc tiến hóa không ngừng nầy phải bị khép dưới một Định luật thiêng liêng… Continue reading
ĐẠO CAO ĐÀI VÀ THÔNG THIÊN HỌC(2)
Chương 40: II.Sự Thành Lập Hội Thông Thiên Học
Hai vị sáng lập Hội Thông Thiên Học là Bà H.P. Blavatsky và Ông H.S. Olcott.
Bà H.P. Blavatsky là người Nga, và là đệ tử của hai Đấng Đại Tiên, thường được gọi là Chơn Sư, trong Quần Tiên Hội, là Đức Đế Quân Kuthumi và Đức Đế Quân Morya, nơi cõi thiêng liêng.
Ông H.S. Olcott là người Mỹ, và là cựu Đại Tá quân đội, làm Luật sư kiêm phóng viên viết báo, đang hành nghề tại New York, là người mà hai Đấng Đại Tiên lựa chọn để cộng tác với Bà H.P. Blavatsky, thành lập Hội Thông Thiên Học.
Cho nên việc thành lập Hội Thông Thiên Học là hoàn toàn do sự sắp đặt của hai Đấng Đại Tiên Kuthumi và Morya, theo lịnh của Đức Ngọc Đế nơi cõi thiêng liêng. Bà H.P. Blavatsky và Ông H.S. Olcott chỉ là người thừa hành mạng lịnh của các Đấng ấy mà thôi.
Giữa năm 1874, Bà H.P. Blavatsky đang ở tại Parisnước Pháp, được lịnh của Chơn sư bảo rời Paris (Ba lê) đi qua New York (Nữu Ước) ngay. Bà tức khắc chuẩn bị, đến Hải cảng Le Havre lấy vé tàu đi qua New York của nước Mỹ.
Khoảng tháng 9 năm ấy, Bà thấy trên tờ báo Daily Graphic có đăng, tại nông trại của gia đình ông William Eddy ở Chittenden, tiểu bang Vemont, cách Nữu Ước vài trăm dặm, có xảy ra hiện tượng Thần Linh Học mà Bà Eddy là đồng tử.
Bà H.P. Blavatsky liền đi đến đó để xem xét, thì gặp Ông H.S. Olcott đang ở đó quan sát và nghiên cứu để viết một thiên phóng sự đầy đủ về hiện tượng nầy.
Hai người… Continue reading