VĂN HÓA

NGHIỆP, TÁI SANH VÀ DI TRUYỀN HỌC

NGHIỆP, TÁI SANH VÀ DI TRUYỀN HỌC
(Karma, Rebirth and Genetics)
Nguyên tác: Buddhadasa P. Kirthisinghe
Việt dịch: Trần Như Mai

img-014Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con  người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.

 Định luật này được gọi là “Karma” (Nghiệp) trong tiếng Sanskrit hay “Kamma” trong tiếng Pali, là ngôn ngữ của Đức Phật. Trong những bài thuyết pháp của  Đức Phật, chính ‘ nghiệp’ của chúng ta hay các hành động thiện ác sẽ tưởng thưởng hay trừng phạt chúng ta. Đó là một động lực thúc đẩy phản ứng xảy ra tiếp theo sau hành động, chính cái năng lực tạo ra nó xuất phát từ đời sống hiện tại, và đời sống mới là một giòng suối vô tận chảy mãi không ngừng.

 Do đó, Đại đức Piyadassi Thera đã nói:” Bao lâu có ý muốn, sẽ có hành động. Bao lâu còn có hành động, bao lâu mà ‘nghiệp’ là một thực tại lạnh lùng, thì phần thưởng hay hình phạt không phải là những danh từ trống rỗng. Chính ái dục phát sinh hành động, hành động đưa… Continue reading

THẾ SỰ XOAY VẦN (Bài 6)

Lê Việt Thường

……..

Đề Tài THÁI ĐỘ VỌNG NGOẠI CỰC ĐOAN (2)

 

img-005Trước khi tiếp tục với bài viết thứ hai trong loạt bài có cùng chung đề tài là “Thái Độ Vọng Ngoại Cực Đoan”, chúng tôi xin được tóm tắt ngay sau đây, nội dung bài viết thứ nhất (1) do tính chất Quan trọng cũng như độ Dài cần thiết của bài viết đầu tiên mà vai trò là nhấn mạnh đến nội dung Tổng quát của chủ đề, cũng như đồng thời chia phân chủ đề ra thành nhiều tiểu đề mà mỗi tiểu đề là đề tài của một hay nhiều bài viết kế tiếp.

Để tóm tắt. một mặt chính hiện tượng gian dối, xuyên tạc, cạo sửa, viết lại Lịch Sử của Việt tộc bởi Hoa tộc trong dòng Lịch sử Viễn Đông, đặc biệt từ thời nhà Hán, đồng thời  ở mặt khác,  trình độ  Tâm thức Siêu đẳng của Tổ Tiên dân Việt vì đã   đi trước các dân tộc khác về cả hai mặt Nhận thức và Giáo dục  lẫn  Chính  Xác Khoa Học”  trong lãnh vực Truyền thuyết . là nguyên nhân gây  ra điều “Nghịch lý” được thấy  qua nhận định rất Xác đáng của Cố Ls Cung Đình Thanh rằng  “ Một điều lạ là những sử liệu xưa kia coi là nhiều giá trị nhất, khả tín nhất thì lại có vẻ trái ngược sự thực mới được khoa học phơi bày nhất, trong khi những truyền thuyết mà học giới thời thuộc Pháp hay xa hơn nữa, thời chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa vẫn cho là mê tín, hoang đường xem ra… Continue reading

Khi Chúa gặp Phật

Khi Chúa gặp Phật

Trực tiếp tìm hiểu những tôn giáo khác sẽ giúp người tín đồ có được một trình độ tinh tế rất quí báu, một đức tính đặt cơ sở trên lòng khiêm cung. Chúng ta có khả năng làm nhiều điều tệ hại hơn nếu không học hỏi từ một thời đại mà đôi khi chúng gọi là Thời tăm tối.

Bài viết của Philip Jenkins – giáo sư khoa nhân văn thuộc chương trình Edwin Erle Sparks tại Penn State University. Ông là tác giả cuốn “Phần lịch sử thất lạc của Ki-Tô giáo: Thời hoàng kim một nghìn năm của Giáo hội Trung Đông, Châu Phi, Châu Á – và giáo hội này đã chết như thế nào”, xuất bản năm 2008. Bài viết đăng trên tờ The Boston Globe năm 2008.

“Đức Phật có phải là quỉ sứ không?”.

Mặc dù ít ai trong hàng ngũ tín đồ Ki-Tô-giáo dòng chính (mainline Christians) sẽ đặt vấn đề bằng ngôn ngữ đối đầu như vậy, nhưng bất cứ tôn giáo nào cho rằng mình là con đường duy nhất để đi đến chân lý đều gặp phải nhiều khó khăn trong việc hoà giải vũ trụ quan của mình với đức tin của các tôn giáo lớn khác. Hầu hết mọi giáo hội Ki-Tô-giáo đều cho rằng chỉ có một mình Chúa Giê-Su là Con Đường, là Chân Lý, là Sự Sống, và nhiều tín đồ Ki-Tô-giáo còn thấy có bổn phận rao giảng thông điệp này cho những người ngoại đạo (unbelievers) trên toàn thế giới. Nhưng điều này lại tạo ra một xung đột cơ bản với tín đồ của những nhân vật tôn giáo nổi tiếng như Ngài Mohammed hay Đức Phật. Dựa vào một cách giải thích Thánh Kinh khá… Continue reading

LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

…..
LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
Thích Mãn Giác
 …..
Nguyên bản Pháp Bảo Đàn Kinh mà tôi dịch đây là bản mới tìm được từ động Đôn Hoàng, vùng sa mạc Tân Cương, miền Trung Á. Bản này đã được viết ra vào khoảng năm 830 và trễ nhứt là năm 860 (theo sự giảo nghiệm lối viết chữ thảo ở thời đó, do một chuyên viên danh tiếng, Giáo sư Akira Fujieda của Đại học Tokyo). Đây là bản Pháp Bảo Đàn xưa nhứt của thế giới hiện nay.
Trước đây, ở Việt Nam tôi được biết ít nhứt có ba bản dịch Việt của ba dịch giả (Hoà Thượng Thích Minh Trực, ông Đoàn Trung Còn và ông Tô Quế), nhưng cả ba bản dịch này đều dựa theo bản chữ Hán Pháp Bảo Đàn Kinh được viết vào thế kỷ thứ XIII (năm 1291), gọi là bản Tông Bảo; bản này không khác lắm với bản Đức Dị được in vào năm 1290 tại Nam Hải (Bản Đức Dị đã được du nhập vào Triều Tiên vào năm 1316 và tất cả bản Pháp Bảo Đàn Kinh bằng tiếng Triều Tiên đều xuất phát từ bản Đức Dị). Bản Pháp Bảo Đàn Kinh được thông dụng nhứt hiện nay ở Trung Hoa, Nhựt Bổn và Việt Nam chính là bản Tông Bảo được viết vào năm 1291 và được in trong Đại Tạng Kinh ở đời Minh.
Ngoài những bản vừa kể, ít nhứt chúng ta được biết có gần mười bản Pháp Bảo Đàn Kinh khác nhau, ngoài bản xưa nhứt tìm lại được ở Động Đôn Hoàng, viết vào khoảng những năm 830-860 (chính là bản tôi dịch), những bản khác là bản Huệ Hân (năm 967), bản Thiều Hồi… Continue reading

THẾ SỰ XOAY VẦN (Bài 5)

Lê Việt Thường

……..

Đề Tài : THÁI ĐỘ VỌNG NGOẠI CỰC ĐOAN (1)

IMG.108Chúng tôi vừa mới đọc xong một loạt bài viết về Lịch Sử của tác giả Nguyễn Văn Lục (NVL) liên quan đến  cái gọi là “Chủ Nghĩa Dân Tộc Sô Vanh”. Thành thật mà nói,  chúng tôi hoàn toàn Thất vọng đối với NVL,  từ Hình thức đến  Nội dung các  Bài viết của đương sự , từ  giọng văn Cay Độc, Thiên Lệch, Bất Công, đối với Con người và cả Dân tộc Việt Nam, từ  lối lý luận NGỤY BIỆN, cách thức  xử dụng các thủ thuật Viết Lách một cách “Bá Đạo” và khá lộ liễu khiến một độc giả có ý tứ  hơn bình thường một chút có thể hé thấy âm mưu XUYÊN TẠC Lịch sử và Văn hóa Việt Nam của NVL và đồng bọn,  từ  lối “lám dáng Trí Thức kiểu ta đây ‘Thông thái’ trong một Lãnh vực thật ra trên thực tế NVL mới chập chững bước chân vào,  mà hậu quả là NVL THIẾU những Kiến thức căn bản  cũng như   Học vấn để có thể  “Lên mặt Dạy đời” trong lãnh vực liên hệ , qua lối Chỉ trích “lung tung” “quàng xiên” ´”vô tội vạ” đối với  hầu hết những người Việt Nam  Viết Sử hoặc Làm Văn Hóa khác trong những Lãnh vực mà NVL hoặc hoàn toàn “I Tờ Rít” hoặc còn ở trình độ rất Sơ Đẳng  , cũng như qua quan niệm Văn Minh Tiến Bộ đã Lỗi Thời từ lâu vì có tính cách MỘT CHIỀU của Chủ nghĩa Thực dân của các thế… Continue reading

NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁO LÝ LÀNG MAI

NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁO LÝ LÀNG MAI

Trí Thông

HERESYHiện nay nói đến thầy Nhất Hạnh, không ai mà không biết đến Thầy. Gần bốn mươi năm hành đạo ở nước ngoài, thầy Nhất Hạnh đã có những thành công và ảnh hưởng đáng kể về mặt đạo học cũng như xã hội học.

Thầy Nhất Hạnh vừa là một vị đạo sư Phật giáo, vừa là một nhà văn, một nhà thơ rất có tiếng tăm. Thậm chí thầy Nhất Hạnh còn được tôn vinh là một nhà văn hóa lớn của thế giới hiện đại. Tuy xuất thân là tu sĩ Phật giáo nhưng là mẫu người có tư tưởng phóng khoáng, thầy Nhất Hạnh không chỉ ảnh hưởng tư tưởng của các triết gia hiện sinh Thiên Chúa Giáo như Garbriel Marcel, Merleau Ponty và nhất là Emmanuel Mounier mà còn ảnh hưởng tư tưởng của thiền sư Shunryu Suzuki thuộc thiền phái Nhật Bản. Cộng thêm một ít giáo lý của Phật giáo Nguyên Thủy, một ít giáo lý của thiền sư Tăng Hội thuộc tông phái thiền Việt Nam. Đồng thời để phát triển đạo Phật ở Tây phương, thầy Nhất Hạnh đã sử dụng những yếu tố văn hóa của họ và dựa vào nhu yếu của cái gọi là “Thực dụng”, rồi hình thành một hệ tư tưởng “Thiền” của Làng mai là “Hiện pháp lạc trú”.

Chính vì pha trộn nhiều tư tưởng, cho nên thoạt đầu giáo lý Làng mai cho ta cảm giác mới lạ, hấp dẫn. Nhưng càng đi sâu vào chi tiết mới phát hiện, thầy Nhất Hạnh phát triển đạo Phật theo khuynh hướng “Tâm lý học” hơn là đào sâu giá trị tâm linh của đạo Phật. Cho nên… Continue reading

CƠ CẤU LUẬN,VIỆT NHO VÀ TƯ TƯỞNG HẬU HIỆN ĐẠI

 

NHẬP ĐỀ    MỘT THỜI “CƠ CẤU LUẬN”

Bài này được viết  nhân dịp Sinh Nhật 100 của Claude Lévi- Strauss vào tháng 11/2008, về vị sáng lập ra Cơ Cấu Luận (Structuralisme) trong khoa học Nhân Văn.

Hình như có một mối liên hệ đặc biệt và thâm sâu nào đó nối kết hành trình học hỏi nghiên cứu của cá nhân chúng tôi với Cơ Cấu luận hơn với bất cứ trào lưu Văn Hóa cận đại Tây Phương nào khác! Một trong những lý do chính yếu có lẽ là khi chúng tôi bước vào ngưỡng cửa Đại Học vào cuối thập niên 1960, Claude Lévi-Strauss và Cơ Cấu luận đang là “hiện tượng” làm “chấn động” cả thế giới khoa học Nhân Văn ! Chúng tôi còn nhớ bầu khí “sôi nổi” hứng thú của các nhóm bạn bè thân hữu  đang theo học các Phân Khoa khác nhau trong khuôn viên Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, đang bàn tán xôn xao về đề tài “ăn khách” nhất của thời kỳ này!

Bên phân khoa Văn Chương Pháp là Michel Foucault với tác phẩm “Les Mots et les Choses”, là Roland Barthes với “Le Degré Zéro de l’Écriture”..vvv.Đã thấy thấp thoáng có người đang cầm trên tay các tác phẩm nêu trên mượn từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp (Centre Culturel Francais) thời đó nằm kế bệnh viện Đồn Đất cách ĐHVK không xa lắm, hoặc nhờ thân nhân bạn hữu mua giùm từ bên Pháp để xử dụng trong các lớp Dự Bị, Chứng Chỉ hay ngay cả để sửa soạn cho Tiểu Luận Cao Học ban Văn Chương Pháp!

Bạn bè theo học  phân khoa Nhân Văn cũng đang được dạy về Claude Lévi-Strauss. Bên ban… Continue reading

10 Bài học cuộc sống bạn có thể học được từ Albert Einstein

10 Bài học cuộc sống bạn có thể học được từ Albert Einstein

Bài viết được dịch từ Dumb Little Man

Albert Einstein từ lâu đã được xem là một thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà vật lý lý thuyết, triết gia, tác giả và có lẽ là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay.

Einstein có nhiều đóng góp to lớn đến nền khoa học thế giới, bao gồm thuyết tương đối, nền móng của thuyết tương đối vũ trụ, dự đoán sự võng xuống của ánh sáng bởi lực hấp dẫn, lý thuyết lượng tử về sự chuyển động của nguyên tử trong các chất rắn, khái niệm về năng lượng điểm không, lý thuyết lượng tử của một chất khí mà được dự đoán là khí Bose-Einstein, được đặt tên cho một số các công trình khoa học của ông.

Albert Einstein có lẽ là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay.Albert Einstein có lẽ là nhà khoa học có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước đến nay.


Einstein được nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1921 “cho những đóng góp của ông đối với ngành Vật lý Lý thuyết và đặc biệt là những khám phá của ông về quy luật của hiệu ứng quang điện”.

Ông đã xuất bản hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học và trên 150 công trình khác. Einstein được xem là cha đẻ của ngành vật lý học hiện đại và có lẽ là nhà khoa học thành công nhất từ trước tới nay.

Sau đây là 10 bài học cuộc sống chúng ta có thể học được từ Albert Einstein

1. Hãy theo đuổi trí tò mò của bạn

“Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có một lòng ham hiểu biết ghê… Continue reading

Ý nghĩa thiêng liêng của những loại hoa ngày Tết

Ý nghĩa thiêng liêng của những loại hoa ngày Tết

 

 

 

 

 

 

 

 

(ĐSPL) – Mỗi loài hoa ngày Tết không chỉ giúp cho ngôi nhà bạn thêm rộn ràng mà còn có những ý nghĩa riêng mang đến cho gia đình bạn một năm mới may mắn, tài lộc.

Hoa Mai

Hoa mai vốn là loài hoa phổ biến ngày Tết được nhiều gia đình ưa chuộng. Hoa mai giúp mang lại điều may mắn, thịnh vượng, tượng trưng cho Ngũ Phúc Thần. Vóc dáng của cành mai là vóc dáng của những mỹ nhân như câu Kiều: “Mai cốt cách tuyết tinh thần”. Mai – Tùng – Trúc phối hợp cho tình bạn, sự thanh cao của người ẩn dật cao quý…

HOA MAI

Hoa mai ngày Tết giúp mang lại điều may mắn, thịnh vượng, tượng trưng cho Ngũ Phúc Thần. Ảnh minh họa.

Hoa Đào

Ngày nay những cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa.

Vẻ đẹp của hoa đào mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng.

HOA DAO

Cây đào theo Phong thủy được xem là tinh hoa của Ngũ hành, có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ…(Thậm chí, ở Trung Quốc người ta còn sử dụngn nó làm biểu tượng cho lễ cưới nữa.)

Hoa Mẫu Đơn

Hoa mẫu đơn tượng trưng cho sắc đẹp của… Continue reading

Quốc phục của 10 nước đón Tết

Quốc phục của 10 nước đón Tết

Quốc phục cũng thể hiện văn hóa và bản sắc của các nước, mỗi đất nước lại có những đặc trưng và phong cách riêng.

Một số nước châu Á cũng đón Tết nguyên đán giống Việt Nam, đây là ngày đầu tiên của năm mới tính theo lịch mặt trăng.

Năm mới, mọi người đều nô nức lựa chọn những trang phục đẹp và ấn tượng nhất để diện trong dịp Tết. Bên cạnh những thiết kế mang dòng chảy của thời trang, trang phục truyền thống cũng được nhiều người lựa chọn.

Quốc phục cũng thể hiện văn hóa và bản sắc của các nước, mỗi đất nước lại có những đặc trưng và phong cách riêng.

1. Việt Nam

Chiếc áo dài từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người con gái Việt, người ta mặc áo dài trong bất kỳ dịp đặc biệt nào.

Vào ngày Tết, phụ nữ, trẻ con thường mặc những bộ áo dài với màu sắc tươi tắn, rực rỡ và có ý nghĩa mang lại may mắn và hạnh phúc như màu vàng, màu đỏ…

Chất liệu gấm được nhiều người lựa chọn vì sự sang trọng và phù hợp trong dịp Tết năm nay.

Áo dài được cách điệu theo mỗi vùng miền tùy theo sở thích của người mặc nhưng vẫn giữ gìn được vẻ đẹp duyên dáng, nền nã thể hiện sự kín đáo nhưng đầy quyến rũ của người con gái.

trang phục đón tết, trang phục đón tết Việt Nam, trang phục đón tết Lào

trang phục đón tết, trang phục đón tết Việt Nam, trang phục đón tết Lào

2. Trung Quốc

Xường xám là trang phục truyền thống của người dân Trung Quốc. Đây là loại váy áo liền thân, thường được may bằng gấm, tơ tằm. Phần cổ áo được dựng ôm khít cổ, cùng hàng cúc… Continue reading

Ngày Xuân Nói Chuyện Về Trà: Hương Trà Ngày Tết

  • Phạm Phong Dinh

TRACứ mỗi năm vào Tháng Chạp, những cơn gió bấc từ mãi tận vùng sa mạc Gobi, Mông Cổ sau cuộc hành trình thiên lý vượt qua lục địa Trung Hoa, nó đã vào đến miền Bắc mang theo hơi giá lạnh trải khắp mọi miền. Một ít hơi nước còn sót lại của mùa Thu đã trở thành những cơn mưa phùn hạt nhỏ như bụi rơi xuống thành một tấm màn sương li ti và mỏng manh như những sợi tơ trời.

Rồi cơn gió tiếp tục tràn xuống phương Nam để gặp phải bầu không khí ấm áp của miền Đồng Nai và Cửu Long, cái buốt giá ấy chuyển sang cái se lạnh dịu dàng. Trên đường phố, những con chim én biệt tăm dạng từ mùa xuân trước bỗng đâu trở về bay lượn dìu dập giữa bầu trời xanh thẳm chói chang ánh nắng. Thỉnh thoảng chúng sà xuống thật thấp và bay dọc theo những con đường trong thành phố. Bọn trẻ con hân hoan chạy theo những cánh chim ấy, để biết rằng mùa Xuân sắp đến, lại thêm một năm mới, thêm một tuổi và được lì xì.

Cơn gió bấc mùa Đông và cánh én báo hiệu thời điểm những phiên chợ Tết được tưng bừng mở ra. Từ thành thị đến thôn quê, từ trên vùng cao xuống vùng duyên hải, ở đâu cũng có chợ Tết. Những loại thực phẩm bánh mứt truyền thống của dân tộc hàng trăm, hàng ngàn thứ trong những màu sắc hào nhoáng, nằm quyến rũ mời gọi trên những cái sạp được bày san sát hai bên lề những con đường lớn, hay trong những khu chợ lộng lẫy. Suốt tháng Chạp, chợ Tết tưng bừng,… Continue reading

NHỮNG NGÀY TẾT TRONG NĂM

Tết Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp – người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.

INK.530

Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được chồng giàu. Một hôm, đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, lao vào bếp lửa tự thiêu. Người chồng cũ nặng tình, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, đâm đầu vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm “vua bếp”. Từ tích đó mới có tục thờ cúng “Táo quân” và trong dân gian có câu: “Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một bà”. Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm “ngựa” (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ, sông…

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm tiễn đưa “ông Táo”. Ngày ông… Continue reading

Những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở Việt Nam

Những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở Việt Nam

Lễ hội chùa Hương, lễ hội bà Chúa Kho, lễ khai ấn đền Trần, hội Lim… là những lễ hội mùa xuân truyền thống nổi tiếng của các vùng trên cả nước mà bạn không thể bỏ qua dịp xuân về.

Lễ hội chùa Hương

Khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch, lễ hội chùa Hương ở Hà Nội là lễ hội kéo dài nhất cả nước với số người tham gia cả mùa có khi lên đến hơn 1,5 triệu khách.

lễ hội, mùa xuân, Chùa Hương, Hội Lim, bà Chúa Kho, đền Trần, xin ấn

Không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật, cùng các hoạt động văn hóa đặc sắc, du khách khi đến với lễ hội còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông của suối Yến, hay chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vĩ của động Hương Tích…

Khai ấn Đền Trần

Lễ hội ở đền Trần, Nam Định được xem là một trong những lễ hội mùa Xuân lớn nhất cả nước. Đa số du khách đến đây hành lễ đều mong muốn xin hoặc mua được một tờ ấn với mong ước sẽ được thăng tiến trong nghề nghiệp.

lễ hội, mùa xuân, Chùa Hương, Hội Lim, bà Chúa Kho, đền Trần, xin ấn

Lễ hội khai ấn Đền Trần năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng Âm lịch với tâm điểm là Lễ khai ấn vào đêm 14 tháng Giêng và tiến hành phát ấn trong 6 ngày.

Ngoài lễ phát ấn, lễ hội còn tổ chức xen kẽ các hoạt động hội truyền thống gồm múa lân, múa rồng, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật, biểu diễn võ thuật bên ngoài cổng Ngũ môn Đền Trần… để phục vụ khách tham quan.

Lễ hội Bà… Continue reading

TẬP QUÁN (THÓI QUEN) CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO ĐỐI VỚI VŨ TRỤ VẠN VẬT ?

Truyền Bình

INK.512

Trẻ em từ nhỏ đã được dạy tập luyện các thói quen tốt như làm vệ sinh khi ngủ dậy, tập thể dục buổi sáng, rửa tay trước khi ăn, đánh răng sau khi ăn, chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ và người chung quanh v.v…Các thói quen tốt hình thành một nếp sống có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Rồi các thói quen khác như xây dựng nhà cửa, trang phục quần áo, chế biến ẩm thực, sáng tác thơ, nhạc, họa v.v…hình thành nếp sống văn hóa của một dân tộc. Nhưng trừ các bậc thánh trí, ít ai ngờ rằng tập quán còn có ý nghĩa cực kỳ sâu xa hơn nữa, nó hình thành nên mọi thứ, bao gồm cả vật chất, thế giới, văn hóa và tinh thần. Bài này có mục đích nghiên cứu ý nghĩa sâu xa nhất của tập quán.
Trước hết hãy nêu lên câu hỏi : Vật chất là gì ? ví dụ một ly nước là gì ? Các bài trước đã nghiên cứu, nước chẳng là gì cả, nó cấu thành từ quark, electron, đó là những hạt ảo, những loại hạt sơ cấp của vật chất. Bản chất của vật chất và năng lượng là một, chúng chỉ khác nhau về hình thức, vật chất có thể biến thành năng lượng theo công thức nổi tiếng của Einstein :
E (năng lượng) = M (khối lượng vật chất) x C2 (vận tốc ánh sáng)
Vì vận tốc ánh sáng là rất lớn, khi bình phương lên thì lại càng lớn cực kỳ. Thế nên một lượng vật chất nhỏ, chẳng hạn 1kg Uranium khi bị phá vỡ bằng hiện tượng phân hạch, tức phá vỡ hạt… Continue reading

Albert Einstein và Đạo Phật

INK.476
Nhà Khoa Học Albert Einstein và Đạo Phật — HoPhap.Net

NHÀ KHOA HỌC
ALBERT EINSTEIN VÀ ĐẠO PHẬT

Gần đây có nhiều độc giả thắc mắc về mối liên hệ giữa nhà khoa học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) và Đạo Phật như thế nào? Vì họ thấy đây đó có nhiều trích dẫn lời phát biểu của ông về Đạo Phật. Bài viết sau đây sẽ đề cập đến mối liên hệ ấy. Dù chưa đầy đủ lắm, nhưng hy vọng rằng nó sẽ là mấu chốt để chúng ta phăng tìm những tư liệu chi tiết về sau

Ông Albert Einstein, sinh ngày 14 tháng 03 năm 1879 tại thành phố Ulm, Đức quốc, trong một gia đình làm nghề thủ công và tiểu thương. Bố là một người giỏi về hóa học và mẹ là người có khiếu về âm nhạc. Năm 1894, gia đình ông di cư sang sống tại Ý. Ông được bố gởi đi học ở Thụy Sĩ và đã tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại Đại học Zurich. Sau khi ra trường, ông được mời dạy toán và vật lý tại một trường bách khoa ở Thụy Sĩ, ngoài việc dạy học, ông dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu vật lý học và ông còn làm việc tại văn phòng thẩm tra cấp bằng sáng chế ở Berne, Thụy Sĩ.

Năm 1905, ông gởi đăng bài “Lý thuyết tương đối hẹp” dài 5 trang trên tờ Physics. Bài báo nhanh chóng được chú ý và nó là tiếng nổ lớn của ngành khoa học về không gian và thời gian, ông đã phá vỡ các khái niệm tuyệt đối về không gian và thời gian của nhà vật lý học và toán học vĩ đại, Issaac Newton (1642-1727). Lập… Continue reading

Tương Lai Văn Hóa Việt Nam

…..

Tương Lai Văn Hóa Việt Nam

Hồ Hữu Tường

 

TIẾNG GỌI ĐÀN

 

Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thực to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin… để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt.

Đây là một gia đình nghèo nàn, khốn khổ. Mẹ bệnh la liệt, không tiền chạy thuốc. Gạo trong vò hết sạch. Em nhịn đói không nỗi kêu khóc vang tai. Tất cả anh, chị, em đều đuối sức, mệt hơi vì thời buổi làm ăn vất vả… Ngẫu nhiên, một đứa con trong gia đình này gặp ở giữa rừng một khối vàng to. Khối vàng quá to, thừa sức cung cấp để chạy thuốc cho mẹ, mua gạo nuôi cả nhà, trang trải các mối nợ và làm cho gia đình trở nên mấy ngàn lần triệu phú. Khối vàng quá to, nên sức mình ôm về, hay lăn về không nổi. Rồi hối hả, đứa con ấy chạy đi kêu anh, chị, em lên “tiếng gọi đàn,” để vào rừng cùng đem khối vàng về. Đem khối vàng về, có thể giải quyết tất cả sự khốn nạn của gia đình và có thể làm cho từ đây trở nên giàu sang không ai bì kịp.

Trong lòng của đứa con ấy, ồ ạt những nỗi vui mừng, sung sướng. Say mê, nó sống trước những khoái lạc. Khoái lạc vì thấy sắp cởi thoát được bao nhiêu cung cực đè nặng trĩu tự bao giờ. Khoái lạc vì đượm… Continue reading

THẾ SỰ XOAY VẦN (Bài 3)

Lê Việt Thường

……..

Đề Tài : VỀ THỰC CHẤT CỦA BIỂU TƯỢNG,HUYỀN THOẠI, HUYỀN SỬ

…..

ING.908Trong bài viết gần đây với đề tài “Khi ‘Nhà Phê Bình Văn Học’ Xuyên Tạc Văn Hóa Việt” (1) nhân khi đề cập đến Tinh thần Công Thể (Esprit Communautaire) kèm với lời nhận xét sau đây của Học Giả Paul Mus về vấn đề này : “Trí thức không còn nhận định nổi được rằng thôn dân thích bị nuốt trôi vào Công Thể, vì nó không là đoàn lũ nhưng là Công Thể đầy ắp tình người, nên đi đâu mặc, không sao quên được nơi quê tổ, nơi có bàn thờ tiền nhân. Những người đi làm trong các đồn điền được dư đồng nào hầu hết đều gửi về nhà. Và sau khi hết hạn khế ước thì liền ra đi trở về với quê cũ, bỏ lại nơi đồn điền cái nhà đẹp hơn nơi quê, bỏ lại người vợ tạm mà thói tục cho phép lấy trong lúc “đất khách quê người”  trước sự ngạc nhiên của người Tây phương, của trí thức trưởng giả đô thị…”(2), chúng tôi đã có dịp bàn sơ qua các vấn đề Biểu Tượng, Sơ Nguyên Tượng, Huyền Thoại, Huyền Sử.

Nhưng hình như vẫn còn nhiều người tỏ ra Hiểu Lầm, Ngộ Nhận về Nội dung, Thực chất của các đề tài vừa đề cập ở trên, do đó hôm nay, chúng tôi xin được phép bàn rộng thêm một chút về các vấn đề liên hệ.

Nhưng trước tiên, “Biểu Tượng  là gi ?”  Đó có thể là một dấu hiệu cụ thể gợi  cho  ta một thưc thể trừu tượng hoặc vắng mặt.… Continue reading

Vài Nét Về Đức Huỳnh Giáo Chủ

…..

Vài Nét Về Đức Huỳnh Giáo Chủ

…..

INK.187Nhân Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Khai Đạo 18-05  Năm Thứ 76

Người sáng lập Ðạo Phật-Giáo Hòa-Hảo là Ðức Thầy tục danh Huỳnh-Phú-Sổ. Đản sanh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi (15-1-1920) tại làng Hòa Hảo, tỉnh Châu Ðốc, một tỉnh xa xôi giáp biên-thùy Việt-Miên thuộc miền Nam Việt.

Ngài là trưởng nam của Ðức Ông Huỳnh-Công-Bộ và Ðức Bà Lê-Thị-Nhậm; một gia đình trung lưu, nhiều phúc hậu và nhiều uy tín với nhân dân địa phương.

Thuở nhỏ, vừa học đến hết bậc tiểu học thì đau ốm liên miên, nên Ngài phải rời nhà trường về dưỡng bịnh. Từ 15 đến 18 tuổi, Ngài không lúc nào dứt được cơn đau và không một lương y nào trị được.

Năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất sơn và Tà lơn – những núi non được nổi tiếng linh thiêng hùng vĩ – Ngài tỏ ra đại ngộ. Ngày 18-5 Kỷ Mão, (1939) Ngài chính thức mở Ðạo. Bắt đầu là công việc chữa bịnh. Ngài chữa lành được các chứng hiểm nghèo với phương pháp thật giản đơn là chỉ dùng lá cây, nước lã, giấy vàng, khiến cho các Bác sĩ Tây y, các dược sư Ðông y lẫn các danh gia phù thủy đều phải kinh dị.

Song song với việc chữa bịnh, Ngài thuyết pháp thao thao bất tuyệt. Nhiều thi sĩ văn gia hoặc luật gia nghe tiếng, đến chất vấn, đều phải nhận Ngài là một bậc siêu phàm.

Cũng từ năm 1939, Ngài sáng tác thật nhiều kệ giảng, nội dung tiên tri chiến cuộc sẽ tràn lan, nhân loại sẽ điêu linh và kêu gọi mọi người nên bỏ… Continue reading

ĐẶC TÍNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO

…..

ĐẶC TÍNH PHẬT GIÁO HÒA HẢO

 

INK.188             – ÐẶC TÍNH THỨ NHẤT nằm trong truyền thống Bửu Sơn Kỳ Hương đến Phật Giáo Hòa Hảo là một nền đạo Phật của nông dân.

Ðức Phật Thầy Tây An trước kia vừa truyền bá đạo Phật vừa khuyến khích nông nghiệp dưới hình thức Lập trại ruộng để vừa tu hành vừa cày cấy.

        Ngày nay cũng thế, hầu hết tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là nông dân, và đó cũng là một lý do tại sao Ðức Huỳnh Giáo Chủ đã lập đạo tại một vùng đất phì nhiêu nhứt Việt Nam.

Trên phương diện nhân sinh và xã hội, người ta cũng nhận định rằng bản chất thuần phác của người nông dân cho họ có căn bản thuận lợi để tu học theo đạo Phật.

            – ÐẶC TÍNH THỨ HAI, Phật Giáo Hòa Hảo cũng như Bửu Sơn Kỳ Hương đều chủ trương tu hành tại gia. Bởi vì các vị Giáo Chủ này đã nghĩ rằng đạo Phật không những chỉ truyền bá ở thiền môn mà còn phải phát triển rộng rãi đến mọi gia đình.

        Do đó các tín đồ PGHH không bị bắt buộc phải cạo đầu vào chùa, lìa bỏ mọi việc ngoài thế gian, mà họ vẫn ở tại gia đình, sống như mọi người công dân khác với nếp sống bình dị trong nông nghiệp, đồng thời tu hành theo giáo lý của Ðức Thích Ca.

        Tôn chỉ tu hành của Phật… Continue reading

HOA XƯA TRÁI CŨ TÌM LẠI TRÊN ĐẤT MỸ

Bs Lê Văn Lân

INK.126Trong kho tàng ca dao của miền Nam nước Việt, một trong những câu mà tôi thích nhất là câu:

Chim khuyên ăn trái nhãn lồng,

Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi

            Lý do ưa thích vì từ ngữ rất nôm na, trực diện, bầy tỏ một cách chơn chất nhưng không kém phần quyến rũ  như bản tính của dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, điển hình nhất là hình ảnh của bà xã của tôi. Nhưng tìm hiểu nó không dễ chút nào vì nó dẫn dắt chúng ta qua rất nhiều  điều lỉnh kỉnh bất ngờ, chứ không đơn thuần dễ dàng nếu chúng ta muốn đi sâu về sự tra cứu cặn kẽ.

            Cũng như phần lớn ca dao VN, câu Lục“ Chim khuyên ăn trái nhãn lồng” là theo thể hứng, nghĩa là lấy một sự vật hay hiện tượng nào đó trong thiên nhiên để làm cái cớ hay một vần điệu mà bắt qua câu Bát “ Thia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi! Tỉ như câu: “Quạ kêu nam đáo nữ phòng, Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương”. Người ta khó mà nắm bắt sự liên hệ từ nhân đến quả từ câu Lục sang câu Bát, nhưng nếu có chăng cũng là xa xôi như giải thích là con chim khuyên vì  tình cờ ăn trái nhãn lồng rồi quen mui  bén vị đã tìm đến để ăn hoài, như cá thia thia nuôi chung chậu thì ưa nhau, vợ chồng ở riết với nhau “bén mùi” nhau để rồi nhung… Continue reading

THẾ SỰ XOAY VẦN (Bài 2)

Lê Việt Thường

…..

Đề Tài :             KHI “NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC” XUYÊN TẠC VĂN HÓA VIỆT

 

ING.908Trong bài viết các tháng trước, chúng tôi có phát biểu như sau: “Trước khi bắt đầu với đề mục mới này của “Minh Triết Việt” và sau khi “đánh” một vòng mạng Internet để thu thập dữ kiện cho bài viết đầu tiên, thì một ý tưởng thoáng hiện trong đầu, gợi cho chúng tôi cái Tựa Đề bằng tiếng Anh là “VIỆT Bashing” tạm dịch “VN bị ‘đánh hội đồng’ ”.

Để dẫn chứng, chúng tôi xin đưa ra hai thí dụ điển hình, mà trường hợp thứ nhất đã được trình bày trong các tháng trước (1) Còn trường hợp thứ hai thì xin được đề cập cùng với Quý Độc Giả trong bài viết dưới đây:

Trường Hợp Thứ Hai:

Đại khái tác giả của một bài viết khác gần đây tuyên bố rằng Việt Nam là một Dân Tộc “Mù Chữ”!

Tác giả viết: “Kết thúc bài “Người Việt Nam lười viết“, tôi nêu lên câu hỏi: Tại sao người Việt, nói chung, lười viết thư và nhật ký như vậy?

Tôi ngờ lý do chính là tình trạng mù chữ cả hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Theo tôi, tình trạng mù chữ phổ biến và kéo dài này chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc định hình diện mạo của nền văn học Việt Nam từ xưa đến nay. (LVT viết chữ nghiêng và nhấn mạnh) Chứ không phải là truyền thống chống ngoại xâm, chống thiên tai, nạn phong kiến kéo dài hay truyền thống hoà đồng… Continue reading

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÂU Á CÓ NGUỒN GỐC TỪ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NHO GIÁO

Sự bùng nổ của những đất nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore đã đi đến hình thái tư bản bằng cách dựa trên những nguyên lý cổ của lòng vị tha và sự phát triển xã hội bền vững.
Tác giả: Robert D.Kaplan

IMG.905

Cuốn sách “The Governance of China” (Quản lý nhà nước Trung Quốc) của chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình đã được xuất bản và dịch ra dưới nhiều thứ tiếng trên thế giới vào mùa thu qua(trong đó có cả tiếng Anh). Một trong những yếu tố nổi bật của cuốn sách này đó là: Ông Tập Cập Bình đã dựa trên”sự hiểu biết tinh thông” của Khổng Tử để giải thích những quan điểm chính trị, xã hội của riêng mình. Ông đã trích dẫn một câu nói súc tích của bậc thầy cổ đại này để minh họa cho quan điểm của mình đó là: “Khi gặp được một người đức hạnh, chúng ta nên suy nghĩ làm sao để có thể tốt như họ. Trái lại, khi gặp phải một người có phẩm chất không tốt thì chúng ta nên xem xét lại bản thân”. Và rõ ràng là ông đang hành xử theo Khổng Tử khi ông viết rằng Trung Quốc luôn “phát triển đất nước của mình thông qua việc nghiên cứu các tính chất của sự vật, điều chỉnh những suy nghĩ của mình với sự chân thành, tu luyện đạo đức bản thân, quản lý gia đình … và bảo vệ hòa bình dưới Thiên Đàng.”

Không đề cập đến những nghi vấn về sự chân thành trong việc trích dẫn những ý tưởng phi cộng sản thời cổ đại của chủ tịch Tập Cận Bình, chỉ bàn đến giá trị của Nho giáo, thì không… Continue reading

THẾ SỰ XOAY VẦN

Lê Việt Thường

ING.908Trước khi bắt đầu với đề mục mới này của “Minh Triết Việt” và sau khi “đánh” một vòng mạng Internet để thu thập dữ kiện cho bài viết đầu tiên, thì một ý tưởng thoáng hiện trong đầu, gợi cho chúng tôi cái Tựa Đề bằng tiếng Anh là “VIỆT Bashing” tạm dịch “VN bị ‘đánh hội đồng’ ”.

Để dẫn chứng, chúng tôi xin đưa ra hai thí dụ điển hình, mà trường hợp thứ nhất sẽ được trình bày trong tháng này.

…..

Trường Hợp Thứ Nhất:

Đại khái tác giả của một bài viết mới đây tuyên bố rằng Việt Nam KHÔNG có gì đáng Tự Hào cả !

1)Về Truyền Thống & Văn Hóa chẳng hạn, tác giả viết: “chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm” (1)(LVT viết chữ nghiêng và nhấn mạnh).

Đến đây, chúng ta biết tầm quan trọng của sự xuất hiện của văn minh Nông Nghiệp là một bước tiến quyết liệt nhất của loải người, kéo theo những phát minh khác như biết làm nhà, dệt vải, làm đồ gốm… Tất cả có được là do sự gieo trồng. Việc này rất quan trọng, nó giữ chân con người không cần đi lang thang hái lượm như trước đó , hoặc phải có một cuộc sống “ngày đây mai đó” của sắc dân Du Mục, mà trái lại có thể ở lại định cư nên cần làm nhà cũng như mọi đồ dùng khác. Vậy đó là cửa mở vào thời đại VĂN HÓA.

Có lẽ chúng ta có thể đặt câu hỏi : “Ai lả CHỦ của nền văn… Continue reading

ĐÀO: NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ & Ý NGHĨA

Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơn mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. Nếu mai là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào.

Không lâu trước đây, nhiều người Việt tự hỏi không biết tự bao giờ, loài hoa “dường như” có nguồn gốc ở vùng núi cao có khí hậu gần gũi với miền ôn đới mà họ cho lả đã được người Việt ở đồng bằng Bắc bộ thuần hóa để trở thành hoa có cái tên giản dị: hoa đào.

Tuy nhiên, khám phá gần đây cho thấy Đào còn là loại trái cây thơm ngon, có giá trị kinh tế, đã được loài người thuần hóa từ cây hoang dã thành cây trồng ít nhất là 7.500 năm trước.

Đó là khẳng định về cây đào của giáo sư Gary Crawford cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada), được công bố trên tạp chí PLoS ONE.

Báo SunNews dẫn lời giáo sư Gary Crawford cho biết, qua việc nghiên cứu bằng carbon phóng xạ với các vết tích cổ đại ở thung lũng sông Dương Tử Hạ (Trung Quốc) cho thấy, cây đào được tách từ tổ tiên hoang dã để trở thành cây trồng thuần chủng ít nhất là 7.500 trước.

Con người đã phải mất đến 3.000 năm để tạo được giống cây đào thuần chủng như ngày nay. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 6 địa điểm ở Trung Quốc và thấy rằng ban đầu, trái đào có ruột mỏng, kích cỡ nhỏ,… Continue reading

ĐẶC TRƯNG TẾT 3 MIỀN BẮC-TRUNG -NAM

…..

Đặc trưng Tết 3 miền Bắc – Trung – Nam

…..

Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của Việt Nam, song ở mỗi vùng miền đều có những hình thức ăn tết khác nhau, Giữa miền Bắc, Trung và miền Nam từ lâu đã có những nét đặc trưng riêng… Bản sắc vùng miền hiện lên rất rõ trong từng cung cách ăn mặc hay vui chơi.

Miền Bắc
– Bánh chưng:
Nhắc tới Tết miền Bắc, đầu tiên là món bánh chưng, bánh giầy. Bánh chưng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông, đất trời xứ sở và là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt, đặc biệt phía Bắc, mỗi dịp Tết đến xuân về. Bên cạnh bánh chưng là bánh giầy, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt.

ING.819Người Bắc có câu: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh... Không có thịt mỡ, không có dưa hành, không có bánh chưng là không phải ngày Tết. Điều đó làm nên nét đặc trưng của món ăn ngày Tết. Bánh chưng ăn dễ ngán nên cần có thêm đĩa dưa hành muối. Trên mâm cỗ cổ truyền của người Hà Nội không thể thiếu món giò lụa và thịt gà có mấy sợi lá chanh ở trên. Ngoài ra, người miền Bắc còn có món thịt đông ăn trong ba ngày Tết, đây là món ăn dễ làm lại rất phù hợp… Continue reading

NHỮNG LỄ HỘI KHAI MÀN NGÀY MỒNG 6 TẾT

…..

Những Lễ hội khai màn ngày mồng 6 Tết


Tết đến, xuân về cũng là mùa của lễ hội tưng bừng khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Mỗi nơi mỗi nét riêng, mỗi tập quán làm nên đặc trưng lễ hội của địa phương mình. Và người Việt cũng có rất nhiều lễ hội chung, lễ hội mang tính quốc gia, khắc in niềm tự hào, tự tôn, truyền thống ngàn đời của dân tộc. Và có những địa danh, những lễ hội mà đã là người Việt thì dù sinh sống ở nơi đâu cũng biết đến và hướng về.

Xin giới thiệu một số lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội, được bắt đầu vào ngày mồng 6 Tết hàng năm:

Hội Đền An Dương Vương (Đền Cổ Loa, Đông Anh – Hà Nội)

ING.815Đền thờ An Dương Vương tọa lạc trên mảnh đất thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 17 km nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên. Đền nằm trong vị trí khu Thành Cổ, bao gồm một cụm các di tích: Đình Ngự Triều Di Quy, tương truyền đây là nơi ngự triều của vua Thục; Am Bà Chúa – nơi thờ công chúa Mỵ Châu, con gái vua Thục. Trong am vẫn còn pho tượng đá cụt đầu, dấu tích của nỗi lòng oan khiên hận tình nợ nước của nàng công chúa vì nhẹ dạ mà mắc mưu kẻ địch để nỗi nước mất nhà tan.

Lễ hội mở đầu bằng đám rước Văn Chỉ và kiệu Thành Hoàng các xóm sáng mồng 6 tháng Giêng sang đền thờ Vua chủ. Đền Thượng sẽ là nơi cử hành tế lễ, sân đền có cắm cờ ngũ sắc và… Continue reading

NHỮNG NƯỚC NÀO TRÊN THẾ GIỚI ĐÓN TẾT ÂM LỊCH GIỐNG VIỆT NAM ?

…..

Nguyên Đán nghĩa là ngày đầu tiên của năm mới, tính theo lịch mặt trăng – Âm lịch.

Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Ở nhiều nước, thời điểm giao mùa này cũng thường được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên.

Trung Quốc

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình.

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là “Guo Nian”, trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.

ING.801Trong nhà, ngoài phố tràn ngập sắc đỏ trong ngày Tết ở Trung Quốc

Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến, người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành. Người ta viết lên giấy đỏ những lời cầu chúc rồi dán lên cửa, cắt giấy hoa văn thể hiện niềm hy vọng, rồi dán lên cửa sổ, làm một thứ “bánh gói” – ngụ ý gói những điều… Continue reading

VÌ SAO NÊN ĂN NHIỀU MÓN VIỆT HƠN NỮA ?

 …..

Người Mỹ bảo nhau rủ nhau đi ăn món Việt nam, không ăn món Tàu và Big Mac nữa. Báo Mỹ đặt câu hỏi : Vì sao nên ăn nhiều món Việt hơn nữa ?

Tác giả đảm bảo với người đọc rằng món Việt không hề xa lạ, không hề khó ăn, không bao giờ đắt và đặc biệt tốt cho sức khỏe (tác giả cho rằng món Trung Quốc sử dụng quá nhiều dầu mỡ, còn món Thái hay dùng đường, đều khiến người ăn dễ bị ngấy).

Tờ The Atlantic (Mỹ) vừa đăng tải một bài viết về ẩm thực dưới góc nhìn kinh tế, tư vấn làm sao để độc giả mỗi lần ra ngoài dùng bữa là một lần hài lòng, mãn nguyện. Trong đó, món Việt được coi là một lựa chọn không bao giờ làm thất vọng thực khách. Bài báo có tên “Những nguyên tắc của một chuyên gia kinh tế khi đi ăn ngoài tiệm”. Bài báo đưa ra nhiều lý do thuyết phục để trả lời cho câu hỏi, vì sao nên ăn món Việt nhiều hơn nữa?

Trong đó, chuyên gia kinh tế đã có thâm niên 30 năm làm việc trong nghề – Tyler Cowen – đã vận dụng những kiến thức kinh tế học của mình để tư vấn cho độc giả cách có những bữa ăn ngoài tiệm thật ưng ý.

Theo Cowen, mỗi bữa ăn dở tệ ngoài tiệm là một lần phá hỏng niềm vui trong cuộc sống, là một lần lãng phí cơ hội được tận hưởng sự sung sướng của vị giác, thậm chí còn khiến người ta đánh mất thiện cảm đối với một nền văn hóa (nếu đang thưởng thức ẩm thức của một quốc… Continue reading

TỆ NẠN PHÂN CHIA GIAI CẤP TRONG XÃ HỘI ẤN ĐỘ

ING.708Từ tháng 4 năm 2010 cho tới tháng 9 năm 2011, hai triệu nhân viên của chính quyền Ấn Độ đã thực hiện một cuộc kiểm kê khổng lồ liên quan tới 1 tỷ 200 triệu dân toàn nước. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1931 khi Ấn Độ còn sống dưới quyền bảo hộ của Anh quốc, người dân được yêu cầu xác định cả giai cấp của mình nữa. Lý do được chính quyền đưa ra là để chống lại các bất bình đẳng xã hội một cách hữu hiệu hơn.

Tuy trên lý thuyết việc phân chia giai cấp đã chính thức được hủy bỏ, nhưng trên thực tế, trong tiềm thức và cung cách hành xử của người dân Ấn việc phân chia và kỳ thị giai cấp vẫn tiếp tục hiện diện và đè nặng trên cuộc sống của các giai cấp thấp kém hơn, đặc biệt là giai cấp cùng đinh.

Hiến Pháp của Ấn Độ độc lập năm 1950 đã chính thức loại bỏ việc phân chia giai cấp. Khoản 15 của Hiến Pháp cấm mọi kỳ thị dựa trên tôn giáo, chủng tộc, giai tầng xã hội, phái tính và nơi sinh trưởng. Và khoản 16 thiết định các cơ may đồng đều cho tất cả mọi công dân liên quan tới công ăn việc làm. Nhưng giữa hai cực đó là sự mập mờ và khuynh hướng xu thời.

Theo truyền thống, xã hội Ấn thường được chia thành 4 giai cấp: giai cấp cao nhất là ”Brahmani” gồm các tư tế, các người trí thức, các nhà chú giải các văn bản thánh, dậy dỗ và truyền thụ; giai cấp thứ hai là ”Kshatriya” gồm các nhà lãnh đạo quân sự, các chiến sĩ tức giới… Continue reading

NHÂN QUYỀN TRONG LUẬT HỒNG ĐỨC:NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC

Hoàng Xuân Hào


 

Dẫn nhập

Năm 2008 được xem là năm kỷ niệm 60 năm kể từ ngày (10/12/1948) tổ chức Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền .Nhân dịp này, Cái Đình đăng lại bài Nhân Quyền Trong Luật Hồng Đức: Niềm Tự Hào Dân Tộc của ông Hoàng Xuân Hào, Tiến Sĩ Luật Khoa, Giáo Sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Thượng Nghị Sĩ thời Đệ Nhị Cộng Hòa, thuyết trình trong ngày giỗ Đức Lê Thái Tổ do Lê Tộc Hội Hải Ngoại tổ chức tại San Diego, California, ngày 21/09/1997.

Luật Hồng Đức là tên gọi phổ biến trong dân gian, nguyên bản bằng chữ Hán, có tên là Quốc Triều Hình Luật, là bộ luật hình (gồm có 722 diều luật) chính thống và quan trọng nhất của triều Lê (1428 – 1788). Có ba bản Quốc Triều Hình Luật in ván khắc mang các ký hiệu A.341, A.1995, A.2754. Bản mang ký hiệu A.341 được coi là bản có giá trị nhất vì là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả. Quốc Triều Hình Luật được dịch ra quốc ngữ lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1956 cho nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu của trường đại học Luật khoa Sài Gòn do Lưỡng Thần Cao Nãi Quang phiên âm, dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác nhuận sắc và Vũ Văn Mẫu viết lời tựa. Trong giai đoạn đất nước đang bị chia đôi, các bản gốc của bộ luật này được lưu trữ tại Hà Nội, các dịch giả phải dựa vào bản chụp của trường Viễn Đông Bác Cổ cho công tác dịch thuật. Tại Hà Nội, Quốc Triều Hình Luật cũng chưa được dịch trọn vẹn, người đọc chỉ được biết… Continue reading

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

 

(Nguyên văn Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đã được Ðại Hội
Ðồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948)

Xét rằng: Sự thừa nhận nhân cách của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Sự kêu gọi thiết lập một thế giới trong đó tất cả mọi người phải được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền được giải thoát khỏi sự sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được triệt để bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.

Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.

Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị nhân vị, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.

Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng… Continue reading

DANH NGÔN THỜI ĐẠI

…..

ING.671

“TỰ ÁI RỞM” HAY LÀ CHUYỆN “GIẬN TÀU, CHÉM CHỮ NHO”

Hoàng Tuấn Công 

ING.633

Bài viết Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? của tác giả Xuân Dương đăng trên báo “Giáo dục Việt Nam”, chúng ta có thể xem như một trong những trường hợp tiêu biểu cho hiện tượng “Giận Tàu, chém chữ Nho”, bài ngoại cực đoan, gây nhiễu loạn thông tin và ngộ nhận về văn hóa truyền thống dân tộc hiện nay. Sau khi đồng tình chủ trương “truy bắt” sư tử Tàu, bình hoa Tàu tùy tiện đưa vào các di tích và lên án việc sử dụng chữ Hán trên hoành phi, câu đối ở các ngôi đền chùa, đặc biệt là loại mới trùng tu, xây dựng, tác giả XD đặt ra câu hỏi:

 “Mốt lai căng đang tràn ngập mọi hang cùng, ngõ hẻm, đang len lỏi vào các cơ quan công quyền, vào tận chốn thờ tự linh thiêng vì sao vẫn chưa làm thức tỉnh những người có trách nhiệm ở ngành Văn hóa. Vì sao ngành này và các địa phương mới chỉ để ý đến mấy con sử tử đá mà không chú ý đến những điều sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn như hoành phi, câu đối, bia đá… trong di tích?”

  Như vậy, chỉ xem cách đặt tên bài viết “Thưa ông Bộ trưởng, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai ?” và trích đoạn trên cũng đủ hiểu, tác giả Xuân Dương xem chữ Hán là phần chìm của tảng băng “văn hóa ngoại lai” và “mốt lai căng” mà Việt Nam cần bài trừ triệt để (!).

Chúng tôi xin được trao đổi đôi điều, những điều mà lẽ ra không cần phải nhắc… Continue reading

KHI NGƯỜI CỘNG SẢN “GIẢI PHÓNG”

Thư Hương

a. Phong Trào “Giải Phóng”

IMG.010Ta thấy Cộng sản xuất hiện như một cám dỗ, một hứa hẹn tràn ngập tương lai huy hoàng.

Trước hết vì không phải hứa suông sẽ san phẳng bất công mọi xã hội, nhưng hơn các chủ trương khác, nói rồi là làm. Ruộng phú nông không những được truất hữu mà đến ngay thân mạng phú nông cũng bị đấu tố. Thế là trừ hậu họa tận căn: bần cố nông khỏi lo sau này còn có ai đòi phần điền nữa.

Ðã vậy Cộng sản còn có phương pháp giải quyết nạn nghèo truyền kiếp của các nước Viễn đông tức là đà kỷ nghệ hóa hết sức mau lẹ như được thực hiện bên các nước Cộng sản Nga Hoa… Một ngày gần đây khi người Việt đuổi kịp đà tiến của Âu Mỹ rồi, thì cũng sẽ phồn thịnh như họ. Ðó thật là một điều không ai không mong mỏi.

Tất cả bấy nhiêu đều có bằng chứng cả. Tuy nhiên với hai điểm trên, ta đưa ra hai nhận xét cũng không kém phần khách quan. Trước hết trong việc kỹ nghệ hóa xứ sở Cộng sản rất hữu hiệu, nhưng không nắm độc quyền, vì có những chế độ không theo Cộng sản cũng tiến mạnh như thế, chẳng hạn Nhật Bản, Ðài Loan, Ấn Ðộ… và rõ hơn hết là hai miền Ðông Ðức và Tây Ðức. Tây Ðức quốc gia đã không thua lại còn vượt xa hẳn Ðông Ðức Cộng sản.

Ðiều nhận xét thứ hai là mực sống của lao động bên các nước Cộng sản không đi lên theo đà phát triển của kỹ nghệ như bên Nhật, Ðài loan, phương chi bên các nước Anh, Mỹ, Pháp, Ðức; trái… Continue reading

LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO: “NGÀY HỘI CỦA LÒNG YÊU NƯỚC”

ING.620
ING.621
ING.622
ING.623
…..
Lễ Khánh Thành Tượng Đài Đức Trần Hưng Đạo:
“Ngày Hội của Lòng Yêu Nước”
 Phượng Vũ  
ING.624

Từ mấy tuần nay, khi nghe các phương tiện truyền thông loan báo về ngày khánh thành tượng đài Đức Trần Hưng Đạo ở khu phố Bolsa, lòng tôi cũng thấy nao nức mong chờ. Tôi phải đánh dấu lên lịch ( thứ 7 : 13/09/14 ) để đảm bảo khỏi quên. Vì đây là một sự kiện văn hóa lịch sử quan trọng của khu Little Saigon (Nam California), thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn cộng sản. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước ta : bọn China xâm lược đã ngang nhiên xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam, dân chúng phản ứng mãnh liệt, biểu tình phản đối khắp nơi trong khi đó nhà cầm quyền CS Hà nội chỉ phản đối chiếu lệ. Mới đây chúng còn sai “Sứ”Lê Hồng Anh sang xin “cầu hòa” để kết nối lại tình thân “16 chữ vàng”. Bọn chúng chỉ lo bảo vệ đảng, bảo vệ quyền lợi, địa vị cá nhân mà quên đi quyền lợi của đất nước. Thật là hèn nhát và khiếp nhược! Không biết chúng có còn là con người Việt Nam không? Vì nếu là con người lại ở vị trí lãnh đạo thì khi đất nước có ngoại xâm, tâm tình của chúng phải là tâm tình của Trần Hưng Đạo như trong bài “Hịch Tướng Sĩ”:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa,… Continue reading

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM THƯ CẢM ƠN VÀ KIẾN NGHỊ

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM

THƯ CẢM ƠN VÀ KIẾN NGHỊ

gởi đến Tiến sĩ Heiner Bielefeldt,

Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng  

 

          Kính gởi:

– Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc.

 

          Đồng kính gởi:

– Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

– Chức sắc và tín đồ các Tôn giáo tại Việt Nam.

 

          Kính thưa Ngài Tiến sĩ

          Kể từ khi vị tiền nhiệm của Ngài, ông Abdelfattah Amor đến thăm Việt Nam vào năm 1998 với không mấy tiếng vang, nay đất nước chúng tôi lại được đón tiếp Ngài -với tất cả sự quan tâm của công luận- trong tư cách Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

          Nhà cầm quyền Hà Nội đã mời Ngài đến vì Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và đang phải trả lời các khuyến nghị của cuộc Kiểm điểm định kỳ về Nhân quyền. Nhưng nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các tín đồ, mong chờ Ngài đến để tai nghe mắt thấy tại chỗ, viếng thăm gặp gỡ trực tiếp các chứng nhân đích thực về tự do tôn giáo, ngõ hầu Ngài cũng sẽ trở thành một chứng nhân trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

  … Continue reading

BẠCH THƯ VỀ VẤN ĐỀ CHIA RẼ CỦA ẤN QUANG VỚI VIỆT NAM QUỐC TỰ (Hình Bìa)

ING.531

NHỮNG SAI LẦM TAI HẠI CỦA ĐẢNG CSVN ĐỐI VỚI DÂN TỘC & PHẬT GIÁO VN

Những Sai Lầm Tai Hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam
đối với Dân Tộc và Phật Giáo Việt-Nam
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ


I. Đối với Dân Tộc 

Ai cũng biết, chủ nghĩa cộng sản do Karl Marx hoàn thành nhằm tiêu diệt chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới và, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Lênin đã thành công trong việc thiết lập chế độ cộng sản tại nước Nga vào năm 1917. Kể từ đó, nhất là sau đại chiến thế giới lần thứ hai và bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh, thế giới đã chia làm hai phe rõ rệt là Cộng sản và Tư bản đối nghịch nhau một cách không khoan nhượng. Phe cộng sản do Liên-Xô lãnh đạo, phe tư bản do Hoa-Kỳ cầm đầu. Phe cộng sản nhằm ‘đào mồ chôn sống phe tư bản’ để làm bá chủ thế giới, vì cộng sản là phong trào quốc tế.

Cộng sản chủ trương độc tài chuyên chính, do giai cấp công nhân lãnh đạo, gây căm thù đấu tranh giai cấp giữa kẻ giàu người nghèo, hứa hẹn lấy của nhà giàu chia cho người nghèo để mang lại cơm no áo ấm cho họ và dùng cách mạng bạo lực để thực hiện mục đích ấy – sức mạnh phát ra từ nòng súng là châm ngôn. Cộng sản cũng chủ trương tiêu diệt tôn giáo, vì họ là những người vô thần duy vật, và tôn giáo đối với họ, cũng như Karl Marx đã nói, là ‘thuốc phiện’ của loài người mà bọn tư bản đã lợi dụng để ru ngủ nhân dân lao động hòng dễ bề bóc lột. Người dân Nga đã từng sống trong cảnh nghèo khổ và bị áp… Continue reading

NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ

Huỳnh Ái Tông

A. Đại Cương.

 ING.494Danh từ chữ Quốc ngữ hay chữ Việt, người Việt chúng ta đã dùng từ lâu, mặc dù nó không được chính danh. Bởi vì danh từ chữ Quốc ngữ là danh từ chung, chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn chữ Nôm ( 1 ) cũng là chữ Quốc ngữ của nước ta, nhưng do chúng ta dùng lâu đã quen, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết chúng ta dùng ngày nay. Chữ nầy thoạt đầu do những vị giáo sĩ Tây phương truyền đạo tại Việt Nam, họ mượn mẫu tự La tinh, ghép lại để ghi âm địa danh và nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua các thời kỳ hình thành chữ Quốc ngữ, qua quá trình hình thành, nó đã được sự đóng góp của người Việt cũng như người ngoại quốc, phần chính vẫn là người Việt chúng ta.

Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :

* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.

Chúng ta biết rằng, khoảng giữa thế kỷ XVI, lúc ấy nước ta chia thành Nam, Bắc triều. Năm 1533, có giáo sĩ Irigo (I-Nê-Khu), người Âu, theo đường biển vào nước ta ở Đàng Ngoài, tại Nam Định để giảng đạo. Năm 1596, giáo sĩ Diago Advarte đến Đàng Trong ở một thời gian rồi bỏ đi, cho đến năm 1615, giáo sĩ Francesco Buzomi đến lập Giáo Đoàn Đàng Trong (Mission de la Cochinchine), đến năm 1627, giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) mới lập Giáo Đoàn Đàng Ngoài (Mission de Tonkin).

Cả hai giáo đoàn… Continue reading

TẠP CHÍ KINH DOANH SỐ 1 CỦA MỸ VIẾT VỀ SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA PHỞ VIỆT

 Mới đây, tờ tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Mỹ – Wall Street Journal đã cho đăng tải một bài viết khen ngợi món phở Việt Nam. Bài viết có những nhận định, so sánh sâu sắc về món ăn nổi tiếng của người Việt.
Bằng giọng văn hài hước, dí dỏm và chân thành, phóng viên của tờ Wall Street Journal đã có một bài viết thú vị về phở Việt:

ING.460

Đáp máy bay đến Hà Nội trong một buổi sớm se lạnh, khi cảm giác lâng lâng, say say của máy bay vẫn còn khiến đầu óc “nửa mê nửa tỉnh”, tôi bước vào một quán ăn nhỏ ven đường, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, quyến rũ. Tôi đã ở đây rồi, nơi tân cổ giao duyên, nơi Đông Tây gặp gỡ – Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.

“Ông ăn ngay đi nhé!”, cô phục vụ lấy tay ra hiệu chỉ vào bát phở vừa mới đặt xuống trước mặt tôi. Trông cô nghiêm nghị như một vị tướng chỉ huy cấp dưới, nhưng đó chỉ là sự so sánh hài hước của tôi thôi. Thực ra, cô đang thể hiện sự quan tâm, có lẽ trông tôi không khỏe và cô đang lo lắng cho người khách phương xa.

Bát phở đặt trước mặt tôi – món ăn thương hiệu của ẩm thực Việt Nam đây rồi, trông thật giản dị: những sợi phở trắng bơi trong bát nước dùng, rải đều trên mặt là những lát thịt bò thái mỏng. Đi kèm bên cạnh là một đĩa bày rất khéo những thức rau sống, giá đỗ, miếng chanh cắt nhỏ, lát ớt chỉ thiên…

Phở, tôi đã ăn nhiều lần. Đó luôn là món ăn đặc… Continue reading

Tìm Kiếm