VĂN HÓA

KHI NGƯỜI CỘNG SẢN “GIẢI PHÓNG”

Thư Hương

a. Phong Trào “Giải Phóng”

IMG.010Ta thấy Cộng sản xuất hiện như một cám dỗ, một hứa hẹn tràn ngập tương lai huy hoàng.

Trước hết vì không phải hứa suông sẽ san phẳng bất công mọi xã hội, nhưng hơn các chủ trương khác, nói rồi là làm. Ruộng phú nông không những được truất hữu mà đến ngay thân mạng phú nông cũng bị đấu tố. Thế là trừ hậu họa tận căn: bần cố nông khỏi lo sau này còn có ai đòi phần điền nữa.

Ðã vậy Cộng sản còn có phương pháp giải quyết nạn nghèo truyền kiếp của các nước Viễn đông tức là đà kỷ nghệ hóa hết sức mau lẹ như được thực hiện bên các nước Cộng sản Nga Hoa… Một ngày gần đây khi người Việt đuổi kịp đà tiến của Âu Mỹ rồi, thì cũng sẽ phồn thịnh như họ. Ðó thật là một điều không ai không mong mỏi.

Tất cả bấy nhiêu đều có bằng chứng cả. Tuy nhiên với hai điểm trên, ta đưa ra hai nhận xét cũng không kém phần khách quan. Trước hết trong việc kỹ nghệ hóa xứ sở Cộng sản rất hữu hiệu, nhưng không nắm độc quyền, vì có những chế độ không theo Cộng sản cũng tiến mạnh như thế, chẳng hạn Nhật Bản, Ðài Loan, Ấn Ðộ… và rõ hơn hết là hai miền Ðông Ðức và Tây Ðức. Tây Ðức quốc gia đã không thua lại còn vượt xa hẳn Ðông Ðức Cộng sản.

Ðiều nhận xét thứ hai là mực sống của lao động bên các nước Cộng sản không đi lên theo đà phát triển của kỹ nghệ như bên Nhật, Ðài loan, phương chi bên các nước Anh, Mỹ, Pháp, Ðức; trái… Continue reading

LỄ KHÁNH THÀNH TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO: “NGÀY HỘI CỦA LÒNG YÊU NƯỚC”

ING.620
ING.621
ING.622
ING.623
…..
Lễ Khánh Thành Tượng Đài Đức Trần Hưng Đạo:
“Ngày Hội của Lòng Yêu Nước”
 Phượng Vũ  
ING.624

Từ mấy tuần nay, khi nghe các phương tiện truyền thông loan báo về ngày khánh thành tượng đài Đức Trần Hưng Đạo ở khu phố Bolsa, lòng tôi cũng thấy nao nức mong chờ. Tôi phải đánh dấu lên lịch ( thứ 7 : 13/09/14 ) để đảm bảo khỏi quên. Vì đây là một sự kiện văn hóa lịch sử quan trọng của khu Little Saigon (Nam California), thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn cộng sản. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước ta : bọn China xâm lược đã ngang nhiên xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam, dân chúng phản ứng mãnh liệt, biểu tình phản đối khắp nơi trong khi đó nhà cầm quyền CS Hà nội chỉ phản đối chiếu lệ. Mới đây chúng còn sai “Sứ”Lê Hồng Anh sang xin “cầu hòa” để kết nối lại tình thân “16 chữ vàng”. Bọn chúng chỉ lo bảo vệ đảng, bảo vệ quyền lợi, địa vị cá nhân mà quên đi quyền lợi của đất nước. Thật là hèn nhát và khiếp nhược! Không biết chúng có còn là con người Việt Nam không? Vì nếu là con người lại ở vị trí lãnh đạo thì khi đất nước có ngoại xâm, tâm tình của chúng phải là tâm tình của Trần Hưng Đạo như trong bài “Hịch Tướng Sĩ”:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa,… Continue reading

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM THƯ CẢM ƠN VÀ KIẾN NGHỊ

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM

THƯ CẢM ƠN VÀ KIẾN NGHỊ

gởi đến Tiến sĩ Heiner Bielefeldt,

Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng  

 

          Kính gởi:

– Tiến sĩ Heiner Bielefeldt, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc.

 

          Đồng kính gởi:

– Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.

– Chức sắc và tín đồ các Tôn giáo tại Việt Nam.

 

          Kính thưa Ngài Tiến sĩ

          Kể từ khi vị tiền nhiệm của Ngài, ông Abdelfattah Amor đến thăm Việt Nam vào năm 1998 với không mấy tiếng vang, nay đất nước chúng tôi lại được đón tiếp Ngài -với tất cả sự quan tâm của công luận- trong tư cách Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.

          Nhà cầm quyền Hà Nội đã mời Ngài đến vì Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và đang phải trả lời các khuyến nghị của cuộc Kiểm điểm định kỳ về Nhân quyền. Nhưng nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các tín đồ, mong chờ Ngài đến để tai nghe mắt thấy tại chỗ, viếng thăm gặp gỡ trực tiếp các chứng nhân đích thực về tự do tôn giáo, ngõ hầu Ngài cũng sẽ trở thành một chứng nhân trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

  … Continue reading

BẠCH THƯ VỀ VẤN ĐỀ CHIA RẼ CỦA ẤN QUANG VỚI VIỆT NAM QUỐC TỰ (Hình Bìa)

ING.531

NHỮNG SAI LẦM TAI HẠI CỦA ĐẢNG CSVN ĐỐI VỚI DÂN TỘC & PHẬT GIÁO VN

Những Sai Lầm Tai Hại của Đảng Cộng Sản Việt Nam
đối với Dân Tộc và Phật Giáo Việt-Nam
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ


I. Đối với Dân Tộc 

Ai cũng biết, chủ nghĩa cộng sản do Karl Marx hoàn thành nhằm tiêu diệt chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới và, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Lênin đã thành công trong việc thiết lập chế độ cộng sản tại nước Nga vào năm 1917. Kể từ đó, nhất là sau đại chiến thế giới lần thứ hai và bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh, thế giới đã chia làm hai phe rõ rệt là Cộng sản và Tư bản đối nghịch nhau một cách không khoan nhượng. Phe cộng sản do Liên-Xô lãnh đạo, phe tư bản do Hoa-Kỳ cầm đầu. Phe cộng sản nhằm ‘đào mồ chôn sống phe tư bản’ để làm bá chủ thế giới, vì cộng sản là phong trào quốc tế.

Cộng sản chủ trương độc tài chuyên chính, do giai cấp công nhân lãnh đạo, gây căm thù đấu tranh giai cấp giữa kẻ giàu người nghèo, hứa hẹn lấy của nhà giàu chia cho người nghèo để mang lại cơm no áo ấm cho họ và dùng cách mạng bạo lực để thực hiện mục đích ấy – sức mạnh phát ra từ nòng súng là châm ngôn. Cộng sản cũng chủ trương tiêu diệt tôn giáo, vì họ là những người vô thần duy vật, và tôn giáo đối với họ, cũng như Karl Marx đã nói, là ‘thuốc phiện’ của loài người mà bọn tư bản đã lợi dụng để ru ngủ nhân dân lao động hòng dễ bề bóc lột. Người dân Nga đã từng sống trong cảnh nghèo khổ và bị áp… Continue reading

NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ

Huỳnh Ái Tông

A. Đại Cương.

 ING.494Danh từ chữ Quốc ngữ hay chữ Việt, người Việt chúng ta đã dùng từ lâu, mặc dù nó không được chính danh. Bởi vì danh từ chữ Quốc ngữ là danh từ chung, chỉ cho các thứ chữ của một nước, chẳng hạn chữ Nôm ( 1 ) cũng là chữ Quốc ngữ của nước ta, nhưng do chúng ta dùng lâu đã quen, nên danh từ chữ Quốc ngữ để chỉ cho chữ viết chúng ta dùng ngày nay. Chữ nầy thoạt đầu do những vị giáo sĩ Tây phương truyền đạo tại Việt Nam, họ mượn mẫu tự La tinh, ghép lại để ghi âm địa danh và nhân vật địa phương, từ đó nó đã trải qua các thời kỳ hình thành chữ Quốc ngữ, qua quá trình hình thành, nó đã được sự đóng góp của người Việt cũng như người ngoại quốc, phần chính vẫn là người Việt chúng ta.

Sự hình thành chữ Quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ :

* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621.
* Thời kỳ xây dựng năm 1651.
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867.

Chúng ta biết rằng, khoảng giữa thế kỷ XVI, lúc ấy nước ta chia thành Nam, Bắc triều. Năm 1533, có giáo sĩ Irigo (I-Nê-Khu), người Âu, theo đường biển vào nước ta ở Đàng Ngoài, tại Nam Định để giảng đạo. Năm 1596, giáo sĩ Diago Advarte đến Đàng Trong ở một thời gian rồi bỏ đi, cho đến năm 1615, giáo sĩ Francesco Buzomi đến lập Giáo Đoàn Đàng Trong (Mission de la Cochinchine), đến năm 1627, giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) mới lập Giáo Đoàn Đàng Ngoài (Mission de Tonkin).

Cả hai giáo đoàn… Continue reading

TẠP CHÍ KINH DOANH SỐ 1 CỦA MỸ VIẾT VỀ SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA PHỞ VIỆT

 Mới đây, tờ tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Mỹ – Wall Street Journal đã cho đăng tải một bài viết khen ngợi món phở Việt Nam. Bài viết có những nhận định, so sánh sâu sắc về món ăn nổi tiếng của người Việt.
Bằng giọng văn hài hước, dí dỏm và chân thành, phóng viên của tờ Wall Street Journal đã có một bài viết thú vị về phở Việt:

ING.460

Đáp máy bay đến Hà Nội trong một buổi sớm se lạnh, khi cảm giác lâng lâng, say say của máy bay vẫn còn khiến đầu óc “nửa mê nửa tỉnh”, tôi bước vào một quán ăn nhỏ ven đường, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, quyến rũ. Tôi đã ở đây rồi, nơi tân cổ giao duyên, nơi Đông Tây gặp gỡ – Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.

“Ông ăn ngay đi nhé!”, cô phục vụ lấy tay ra hiệu chỉ vào bát phở vừa mới đặt xuống trước mặt tôi. Trông cô nghiêm nghị như một vị tướng chỉ huy cấp dưới, nhưng đó chỉ là sự so sánh hài hước của tôi thôi. Thực ra, cô đang thể hiện sự quan tâm, có lẽ trông tôi không khỏe và cô đang lo lắng cho người khách phương xa.

Bát phở đặt trước mặt tôi – món ăn thương hiệu của ẩm thực Việt Nam đây rồi, trông thật giản dị: những sợi phở trắng bơi trong bát nước dùng, rải đều trên mặt là những lát thịt bò thái mỏng. Đi kèm bên cạnh là một đĩa bày rất khéo những thức rau sống, giá đỗ, miếng chanh cắt nhỏ, lát ớt chỉ thiên…

Phở, tôi đã ăn nhiều lần. Đó luôn là món ăn đặc… Continue reading

KHÔNG PHẢI BIỆN CHỨNG PHÁP HEGEL HAY MARX MÀ LÀ TÂM ĐẠO TRONG TRUYỆN KIỀU

…..

THUYẾT TAM TÀI KHÔNG PHẢI BIỆN  CHỨNG PHÁP KIỂU HEGEL – MARX

Hay:      TÂM ĐẠO VIỆT TRONG TRUYỆN KIỀU


DẪN NHẬP
  ĐẦU ĐUÔI CÂU CHUYỆN

ING.309Vì phần lớn giới Trí Thức Việt Nam hôm nay vẫn nhìn Văn Hóa VIỆT dưới lăng kính các  Phạm Trù của Văn Hóa TÂY PHƯƠNG, do đó giống như phần trình bày trước  đây cho thấy là có tác giả chỉ xem Huyền Sử như là Sử Ký hoặc có trường hợp người ta nhìn  Nho Giáo dưới hình thái của một Ý Thức Hệ hay như trong bài sau đây, dưới danh xưng là “thuyết Tam Tài” nhưng trong thực tế bài viết có vẻ mang nội dung của loại Biện Chứng Pháp Duy Tâm kiểu HEGEL hay Duy Vật kiểu MARX hoặc “cái gì khác” chứ có vẻ KHÔNG  thực sự  là Thuyết TAM TÀI Chính Hiệu!

Cũng cần phải trở lại một chút với Quá Khứ để hiểu rõ hơn “Đầu Đuôi Câu Chuyện”. “Chuyện Kể” có lẽ bắt đầu với bài viết “Tinh Hoa Ý Thức Hệ Nho Giáo” khi tác giả một mặt chủ trương rằng Nho Giáo hay VIỆT Nho là một Ý THỨC HỆ vì tác giả viết:

“ Chúng tôi lập luận rằng các nhà Nho Việt Nam đã ra sức tỉnh giảm Nho Giáo thành môt loại hình Ý Thức Hệ đặc thù.” hoặc

“Sự tiếp biến này theo bước mô thức đặc thù của Ý Thức  Hệ , hay logic của lòng yêu nước, tức là mô thức tư duy của người Việt trong cuộc đấu tranh để tự sinh tồn.”(1)

Nhưng… Continue reading

TUYÊN BỐ CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN TẠI VN

…..

Tuyên bố của Hội Đồng Liên Tôn tại Việt Nam về các vụ
vi phạm quyền tự do tôn giáo gần đây của nhà cầm quyền Cộng sản

…..

Kính gởi:
– Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
– Quý Chức sắc và Tín đồ thuộc mọi Tôn giáo,
– Liên Hiệp Quốc và các Chính phủ dân chủ,
– Nhà cầm quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng kính gởi:
– Các Tổ chức Nhân quyền khắp hoàn vũ.
– Các Thân hữu Dân chủ toàn thế giới.

Trong cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu về Nhân quyền tại Geneve, Thụy Sĩ ngày 05-02-2014, thứ trưởng Hà Kim Ngọc, trưởng đoàn Việt Nam, đã báo cáo: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật…” (Số 32) và “Đối với các cộng đồng các dân tộc thiểu số, quyền tự do và bình đẳng về tôn giáo được Nhà nước bảo vệ và hỗ trợ phát triển….” (số 34).

Thế nhưng đến chiều ngày 07-02-2014, Nhóm Công tác của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã trao cho Việt Nam 227 khuyến nghị trong đó đặc biệt có yêu cầu Hà Nội tôn trọng quyền tự to tín ngưỡng tôn giáo, nhất là của các sắc dân thiểu số. Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ phúc đáp những khuyến nghị này nhân kỳ họp… Continue reading

CỐ LƯƠNG KIM ĐỊNH, CHÚA MUÔN ĐỜI TRONG LÒNG TÔI

 

Trần Đại Sỹ

ING.272Giữa tháng 7 năm 1999, tôi nhận được bộ Khai quật kho tàng cổ sử hừng Việt của bác-sĩ Nguyễn Xuân Quang gửi tặng (1). Xin tạm viết tắt là KQHV. Ðây là tác phẩm mà tôi mong đợi từ lâu, hơn một lần tôi viết thư dục tác giả xuất bản. Cũng may anh Quang vốn là người dễ tính, nên không bực mình.Thói quen của tôi khi nhận được tác phẩm của thân hữu, là gấp lại, đợi sau khi làm việc, tắm rửa, rồi mới trịnh trọng đọc. Bộ sách nghiên cứu của anh Nguyễn Xuân Quang cũng vậy. Dù rằng, trước đó, tôi đã đọc từng mảnh lẻ tẻ KQHV trên Y-học thường thức. Nhưng đọc từng mảnh, không thỏa mãn trí thức, và phải ngồi chờ hai tháng sau mới được đọc…tiếp. Bây giờ tôi đã có trọn bộ trong tay. Tôi đọc với cây bút chì, mỗi khi có sự kiện đặc biệt, tôi lại ghi chú, đánh dấu. Cũng có lúc gặp những từ khó hiểu, tôi phải ghi tiếng Pháp hay Anh bên cạnh, để sau đó bốn đứa con tôi đọc sẽ không bị cái cảnh gọi điện thoại Bố ơi, cái từ…nghĩa là gì vậy ? Ðược cái tác giả không sáng tạo ra nhiều từ ngữ khó, thành ra tôi cũng không phải ghi chú nhiều. Hôm ấy là ngày thứ sáu. Thứ bẩy tôi không làm việc, nên đọc một hơi suốt đêm thứ sáu đến 2 giờ sáng thứ bẩy mới xong.

Khoan hãy nói cảm tưởng. Khoan hãy phê bình.… Continue reading

CÔI NGUỒN NGHỆ THUẬT HÁT XOAN

…..

Cội nguồn nghệ thuật hát xoan

Nguyễn Duy Cách

Saigonnet

ING.268Các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ dân gian ở nước ta từ trước đến nay đều khẳng định: Hát xoan là loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, để nhớ ơn đến vị thờ là thành hoàng. Cũng như hát dô ở xã Liệp Tuyết (Quốc Oai, Hà Tây) thờ Thánh Tản Viên trong đền Khánh Xuân, hay hát dậm ở Hà Nam, Nam Định thờ Lý Thường Kiệt, v.v.

Hát xoan ở vùng đất Tổ, tương truyền có từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Sách Truyền thuyết Hùng Vương còn ghi lại một sự tích về hát xoan, như sau:

“Vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, đến ngày sinh nở cứ đau bụng mãi mà không đẻ được. Lúc ấy, có một người con gái hầu tâu với Vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay, nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ Vua nghe lời liền cho mời nàng Quế Hoa tới. Quế Hoa vâng theo lời triệu, đến chầu vợ Vua Hùng. Bấy giờ vợ Vua Hùng đang lên cơn đau đẻ dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường của vợ Vua múa hát. Quế Hoa vâng lời, tay múa, miệng hát, đôi môi đỏ mọng, da trắng, tóc dài, mắt trong, vừa múa hát vừa bước đi bước lại trước giường. Giọng hát của nàng trong vắt, khi cao… Continue reading

TỪ MÀN “TỔ QUỐC ĂN NĂN” QUA TRÒ DÂN CHỦ CUỘI ĐẾN MÀN KHAI GIAN LÝ LỊCH

Lê Việt Thường

IMG.941Trong Cộng Đồng VN Tự Do Hải Ngoại, từ mấy chục năm nay, hễ có ai nhắc đến Nguyễn Gia Kiểng và nhóm “Thông Luận” thì đại đa số người Việt Hải Ngoại tỏ ra  bực bội, cảm thấy bị  phiền nhiễu, quấy rầy bởi thái độ, hành vi Hợm Hĩnh, Kệch Cỡm, bởi những câu tuyên bố Không Giống Ai của Nguyễn Gia Kiểng và “Thông Luận”.

Từ MÀN “Tổ Quốc Ăn Năn” trước kia  qua đó, Nguyễn Gia Kiểng KHOE MẼ với Thiên Hạ về những cái gọi là kiến thức, tư tưởng «Mới Mẻ» , «Độc Đáo» của đương sự ,thì cuối cùng “hiện nguyên hình” là những ý tưởng mà Nguyễn Gia Kiểng đã  CÓP NHẶT từ một Tác Giả ngoại quốc, rồi lợi dụng cái “Hào Quang” DÕM nêu trên để  ĐẢ PHÁ  Văn Hóa VIỆT,  XUYÊN TẠC Lịch Sử và HẠ BỆ các Anh Hùng Dân Tộc , tới TRÒ Dân Chủ CUỘI hôm nay được che dấu đàng sau chiêu bài chính trị “Hòa Giải-Hòa Hợp” của NGK và “Thông Luận” là cái TRÒ HỀ mà người Việt hải ngoại đã chán ngấy từ mấy chục năm nay !

Tính Hợm Hĩnh, Kệch Cỡm của NGK và “Thông Luận” càng ngày càng gia tăng khiến cho người  VIỆT Hải Ngoại càng tỏ ra  bực bội, cảm thấy bị phiền nhiễu, quấy rầy nhiều hơn. Mà kết quả của tình trạng nêu trên là NGK và “Thông Luận” đi tới đâu thì bị Đồng Bào hải ngoại tẩy chay tới đó !

Còn về tình hình trong nước, do chính sách Độc Tài, thất nhân tâm của đảng CSVN càng ngày… Continue reading

AN VI TÂM ĐẠO CA

…..

AN VI TÂM ĐẠO CA

 Luyện Kim

 

                                                 Thầy hiến tặng một kho tàng Minh Triết

                                                 Là dẫn đạo người người vào Thái Thất

                                                 Để họ sống cuộc đời cao đẹp nhất

                                                 Uống tận nguồn mạch suối chẩy Tâm Linh!

                                 … Continue reading

NGÀY TẾT – NÓI VỀ 24 LOÀI HOA MAI

…..
Cao Bá Tuấn
…..
ING.151
….
Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác. Nhưng thật ra trên thế giới có tất cả hai mươi bốn loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào của Trung quốc có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.
…..
ING.152
…..
Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn. Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày. Có lẽ… Continue reading

TẾT MIỆT VƯỜN

…..

 Tết Miệt Vườn

Dạ Ngân

…..

ING.182Không khí bắt đầu từ những gốc mai ấy đấy. Khoảng giữa tháng Chạp là người ta dứt lá cho mai và sau đó, cành nhánh trơ trụi của nó có cái gì trọng đại sắp bắt đầu.

Một gốc mai ở giữa sân, đó là nhu cầu, thói quen và cũng là biểu hiện của văn hoá và may mắn. Ngày thường, mai chỉ là loại cây xanh uốn nắn được, nhưng ngày tết, ánh vàng và sức nở tưng bừng của nó mới thật bất ngờ. Những nhà có cụ ông nhìn vào rất dễ biết, vì gốc mai của họ được chăm sóc công phu, trông chúng y như một ông chủ điệu nghệ: tỉa gọt đấy nhưng vẫn xù xì một cách phong sương và khí phách.

Nước trong sông rạch đầy dần sau mỗi con triều. Đã qua mùa lụt, phù sa đã nằm sâu ở vị trí mà thiên nhiên đền bù cho con người, nước trong vắt leo lẻo gọi là mùa nước bạc. Thế rồi, cùng với thứ gió se se ngọn dừa, với màu nắng tươi như mật loãng, với tiếng trống lân sập sận chuẩn bị, Tết đã áp sát một bên.

Thật ra, Tết đã đến rục rịch đến từ sau mùa gặt, khi lúa hạt đã vào bồ nhường sân cho những chiếu bánh phồng san sát. Tuần bánh nhộn lên trước lúc đưa ông táo về trời và kéo dài cho tới ngày giáp cuối. Nếp hạt hoặc khoai mỳ (sắn) sẵn trong nhà, xôi chín lên trong nước cốt dừa rồi đưa vào cối, những chiếc cối của thời gạo giã được giữ lại chuyên cho bánh phồng. Cả xóm thức liên miên cùng với nhịp chày… Continue reading

Ý NGHĨA CỦA MÂM TẾT NGŨ QUẢ

 

Ý Nghĩa của Mâm Tết Ngũ Quả

Nguyễn Ngọc Linh

…..

ING.181Người Việt Nam luôn luôn trọng lễ nghĩa. Bất kỳ lễ lạt nào đều có những nghi thức đề cao tổ tông. Ngày Tết cũng vậy, nhà nào cũng có tục lệ bày soạn mâm quả để dâng cúng tổ tiên ông bà.

Ngũ là năm (5) vì vũ trụ được tạo bởi Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong đạt được một điều gì đó.  Đi xa hơn về căn nguyên thì  “ngũ”, tức con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó tọa ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ “ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy, tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dương tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành của vũ trụ. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5. Trong Đại từ điển, “ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bốn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây “ngũ quả” tự nó biểu trưng một tập thành được coi là đầy đủ của… Continue reading

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY LÀ BÁNH GÌ ?

…..

Bánh chưng, bánh giầy là …..bánh gì ?

Nguyễn Dư

…..

IMG.502Truyện Bánh chưng (ngày nay thường gọi là Bánh chưng, bánh giầy) mà hầu hết người Việt đều biết, được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỉ 14). Truyện tóm tắt như sau :

Vua Hùng Vương muốn truyền ngôi. Ngài gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ăn ngon để dâng cúng tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị, để làm món ăn dâng lên vua cha. Lang Liệu nhà nghèo, chưa biết phải xoay xở ra sao thì một đêm được thần nhân báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giầy (hình tròn).

Đến kì hẹn, vua Hùng Vương nếm các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liệu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho “trời tròn đất vuông”, vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta.

Lang Liệu được vua cha truyền ngôi.

(Lĩnh Nam chích quái, bản dịch của Lê Hữu Mục, Khai Trí, 1961).

Truyện Bánh chưng giản dị, dễ hiểu. Chỉ có tên bánh mới…hơi khó hiểu. Xin bàn về cái tên Chưng. Luôn tiện bàn cả về tên Giầy. 
 

 

Bánh chưng

 

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của đưa ra 2 cách giải thích :

1- Bánh chưng : bánh gói bằng nếp làm ra hình vuông vuông cùng kêu là địa bỉnh, hiểu nghĩa trời tròn đất vuông, phải chưng hấp theo phép cho nên… Continue reading

SỰ TÍCH CÂY NÊU NGÀY TẾT

 

Sự Tích Cây Nêu Ngày Tết
Nguyễn Đổng Chi (1)

 

Ngày ấy, không biết từ bao giờ và cũng không biết bằng cách gì, Quỷ chiếm đoạt tất cả đất nước. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của Quỷ. Quỷ đối với Người ngày càng quá tay. Chúng nó dần dần tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm mỗi nhích lên một ít. Cuối cùng chúng nó bắt Người phải nộp theo một thể lệ đặc biệt do chúng nó nghĩ ra là “ăn ngọn cho gốc”. Người không chịu. Chúng nó lấy áp lực bắt Người phải theo. Vì thế năm ấy sau vụ gặt, Người chỉ còn trơ ra những rạ là rạ. Cảnh tượng xương bọc da thê thảm diễn ra khắp mọi nơi. Bên cạnh bọn Quỷ reo cười đắc ý, Người cơ hồ muốn chết tuyệt.

Phật từ phương Tây lại có ý định giúp Người chống lại sự bóc lột tàn nhẫn của Quỷ. Sau mùa đó, Phật bảo Người đừng trồng lúa  mà cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời làm đúng như Phật dặn. Quỷ không ngờ Người đã bắt đầu có mưu kế mới chống lại mình nên cứ nêu đúng thể lệ như mùa trước: “Ăn ngọn cho gốc”.

Mùa thu hoạch ấy, Quỷ rất hậm hực nhìn thấy những gánh khoai núc nỉu chạy về nhà Người đổ thành từng đống lù lù, còn nhà mình chỉ toàn những dây và lá khoai là những thứ không nhá nổi. Nhưng ác nỗi thể lệ đã quy định, chúng nó đành cứng họng không thể chối cãi vào đâu được.

Sang mùa khác, Quỷ thay thể lệ mới là “ăn gốc cho ngọn”. Phật… Continue reading

TẾT NGUYÊN ĐÁN

…..

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niêm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam… Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng …

Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa “ông Táo “. Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Cùng với tranh (tranh dân gian, câu đối), hoa quả là yếu tố tinh thần cao quý thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa Ðào, miền Nam… Continue reading

HIỆN TƯỢNG KỲ QUÁI : ‘TỔ QUỐC ĂN NĂN’

Lê Việt Thường

HIỆN TƯỢNG KỲ QUÁI : ‘TỔ QUỐC ĂN NĂN’

DẪN NHẬP

Dân tộc VIỆT đã đánh mất nền Độc Lập CHÍNH TRỊ cách đây hơn 100 năm kéo theo nhiều hậu quả không lường trước được. Thật vậy, nếu xưa kia, sự Lệ Thuộc thường được chấm dứt với sự ra đi của kẻ xâm lăng, thì lần này trái lại, chính giới Trí Thức của nước Bị Trị, vô tình hay hữu ý lại tiếp tục Dung Dưỡng, kéo dài tình trạng Lệ Thuộc rất lâu sau khi kẻ xâm lăng đã ra đi. Lý do có lẽ là vì lần này, sự đánh Mất Chủ Quyền không chỉ giới hạn ở lãnh vực Chính Trị, mà có tính chất TOÀN DIỆN hơn nên lan rộng ra ở mọi địa hạt, nhất là ở bình diện Văn Hóa, Triết Học.

 ‘Bóng Ma’ Dĩ Vãng vẫn không thôi Ám Ảnh giới Trí Thức và Lãnh ĐạoViệt. Đến nỗi để biện minh cho các Chiêu Bài như Canh Tân, Giải Phóng, họ vẫn Trở Lại bàn về những Vấn Đề, dùng những Phương Pháp Lý Luận, cũng như đưa ra những Gỉai Pháp của các thế kỷ Trước . Họ làm như hơn một thế kỷ trôi qua, không có biến chuyển gì quan trọng đã xảy ra cả! Nói cho đúng, họ có nhận thấy sự thay đổi, rất nhiều thay đổi là đàng khác nhưng họ chỉ giới hạn sự Quan Sát ở bình diện Thường Nhật hay ở các địa hạt như Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội., còn nếu có ai ‘dám lân la’ vào lãnh vực VĂN HÓA thì cũng chỉ dừng lại ở trung tầng Văn Nghệ, Văn Chương, Văn Học…..Hiếm người tìm cách đi xa hơn và dẫu… Continue reading

MỤC LỤC (Tranh Dân Gian)

…..
Tranh Dân Gian
…..
( Bộ tranh Oger – Nguyễn Dư sưu tập )

Giới thiệu bộ tranh dân gian Oger

Thờ cúng
Phong tục 1
Phong tục 2
Phong tục 3
Hội tây – Hội ta 1
Hội tây – Hội ta 2
Sinh hoạt các nghề 1
Sinh hoạt các nghề 2
Sinh hoạt các nghề 3
Sinh hoạt các nghề 4
Sinh hoạt các nghề 5

 

 

 

 

(còn tiếp)
Nhà cửa..…………..………
Thi cử…..
Cưới xin…..
Sinh đẻ…..
Tang ma…..
Các hạng người 1…..
Các hạng người 2…..
Các hạng người 3…..
Các hạng người 4…..

Việt Nam 1920-1930
…..
( Phim Ảnh của Charles Peyrin Nguyễn Dư khôi phục và tráng ảnh) 
…..
Giới thiệu một kho ảnh Việt Nam (1920-1930)
…..
(Nguồn: Chim Việt Cành Nam)
….
[Tác Giả] [Lãnh Vực]

LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CHOANG Ở VÂN NAM

Choang (còn có hơn 20 tên gọi khác nhau như Bố Choang, Bố Nùng, Bố Liêu, Bố Thổ, Bố Việt, Bố Mạn, Bố Tày…) là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, có lịch sử phát triển lâu đời, và có nguồn gốc từ cộng đồng dân cư Bách Việt thời cổ đại.

ING.030

Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Choang

Choang là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây; châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên. Năm 2001, dân tộc Choang trên toàn Trung Quốc có khoảng 15,5 triệu người, riêng người Choang ở Quảng Tây đã chiếm hơn 91,3% với số dân 14,15 triệu.

Theo phát hiện của các nhà khảo cổ học, cách đây mấy chục vạn năm đến hơn một vạn năm, trên khắp vùng Quảng tây đã có những hoạt động của người cổ đại. Lưu vực thung lũng sông Hữu nơi dân tộc Choang sinh sống đã phát hiện nhiều di chỉ thời đại đồ đá cũ cách đây 6, 7 vạn năm của người cổ đại, trong đó có không ít di vật văn hóa. Đặc trưng thể chất của người cổ đại là đầu to, lưỡng quyền nhô cao, xương mũi thấp, sống mũi hơi lõm, hàm răng trên hình lưỡi cày… Những đặc trưng này thuộc về chủng người Mongoloit, giống với đặc trưng thể chất người Choang hiện nay.

Tổ tiên của người Choang đã sống ở Quảng Tây trải qua các triều đại Thương, Chu, thời… Continue reading

THẾ GIỚI NHƯ TÔI THẤY

Albert Einstein

PHẦN DẪN NHẬP

ING.028Tình cảnh của những đứa con trái đất chúng ta mới kỳ lạ làm sao! Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, nhưng đôi khi ta tin rằng ta cảm nhận được điều đó. Song, nhìn từ cuộc sống thường nhật mà không đi sâu hơn, ta biết rằng: ta đến đây vì người khác – trước hết vì những người mà hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của họ, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông.

Mỗi ngày tôi nghĩ không biết bao nhiêu lần, rằng cuộc sống bên ngoài và cuộc sống nội tâm của tôi là dựa trên lao động của những người hiện tại và cả những người đã chết, rằng tôi phải nỗ lực để trao lại tương xứng với những gì tôi đã nhận được và còn nhận được. Tôi có nhu cầu sống giản tiện và thường cảm thấy dằn vặt, rằng mình đòi hỏi nhiều hơn mức cần thiết từ lao động của đồng loại. Tôi thấy sự khác biệt về giai cấp xã hội là không thể biện minh được và rốt cuộc là do dựa trên bạo lực. Tôi cũng tin rằng, một đời sống bên ngoài giản dị và không cầu kỳ là tốt cho mọi người, tốt cho cả thể xác lẫn tâm hồn.

Tôi tuyệt không tin vào tự do của con người theo nghĩa triết học. Mỗi người không chỉ hành động vì sự thúc ép ngoại cảnh mà còn theo đòi hỏi nội tâm. Câu nói của Schopenhauer: “Con người tuy có thể… Continue reading

MỘT THOÁNG CUNG CHIÊM ĐỆ NHẤT MINH TRIẾT TRẦN NHÂN TÔNG

Nguyễn Đình Chú

…..

IMG.624Sách “Tự điển bách khoa Nho – Phật – Đạo” của Lão Tử – Thịnh Lê (chủ biên) đã giới thiệu khái niệm minh triết trong thành ngữ “minh triết bảo thân” (minh triết giữ mình) rằng: “Thái độ xử thế của Nho gia. Minh triết: hiểu biết gọi là minh triết (Thượng Thư – Duyệt mệnh thượng) tức người hiểu biết sâu sắc về sự lý. “Ký minh thả triết, dĩ bảo kỳ thân” (Thi – Đại Nhã – Chưng dân) ý nói người thông hiểu sự lý thì biết đến chỗ yên ổn, tránh chỗ nguy hiểm, giỏi về việc bảo tồn thân mình. Khổng Tử: “Thiên hạ có đạo thì ra giúp đời, vô đạo thì đi ở ẩn” (Thiên hạ hữu đạo tắc hiện, vô đạo tắc ẩn) (Luận ngữ – Thái Bá) cũng với ý “minh triết bảo thân”. Sau trở thành thành ngữ, ý nói giữ gìn đạo trung dung, việc không liên quan đến mình thì gác bỏ để bảo toàn tính mệnh và lợi ích của mình”(1).

Riêng về chữ “triết”, sách “Tìm về cội nguồn chữ Hán” của Lý Lạc Nghị cũng định nghĩa: Triết: nghĩa gốc là “minh trí”, mở rộng thành “người tài trí”Thượng thư: phải là bậc triết (hiền tài) mới đánh giá người ta”(2).

Mặc dù đã có những lời giới thuyết về khái niệm “minh triết”, “triết” như thế, tôi vẫn muốn nói đến “minh triết” với một nội hàm ít nhiều khác, bởi lẽ minh triết đành là sự hiểu biết và từ đó dẫn đến cách xử sự giữa cuộc đời nhưng phải là sự hiểu biết ở độ… Continue reading

NGUYÊN NHÂN TỤC ĐỐC VÀNG MÃ

…..

NGUYÊN NHÂN

 

TỤC ĐỐT VÀNG MÃ

 

HT Tố Liên

…..

IMG.991

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy.

Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn người chết của người Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ gì cả. Đến đời vua Hoàng đế (267 tr. TL) cho rằng: con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng đế, đến đời Đường Ngu, tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế.

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 tr. TL), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v… để chôn theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quý khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất nhiên phải có kẻ hầu hạ người chết, thế là người ta lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo người chết. Đến đời nhà Ân (1765 tr.TL), lại không dùng mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa, họ dùng toàn đồ thật chôn theo.

Đến đời nhà Chu (1122 tr.TL), người Trung Hoa đã bắt đầu văn minh hơn; cố nhiên… Continue reading

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ

IMG.961

 Lisboa – Bồ Đào Nha

Bồ Đào Nha là dân tộc của những người đi biển. Hơn thế nữa, từ xưa, họ là những người chịu bỏ xứ đi tha hương. Lisboa là cảng biển thiên nhiên duy nhất của bán đảo Iberia, từ trước công nguyên đã là một trung tâm chính trị và kinh tế. Lisboa nằm ngay trên cửa biển, hòa nước ngọt của sông Tejo vào nước mặn của Đại Tây Dương, mênh mông một màu nước, khơi gợi lòng viễn du của một dân tộc sẵn sàng lên đường. Thực vậy, kể từ thế kỷ thứ 15, khi tài đi biển của người Bồ Đào Nha lên đến đỉnh cao, quốc gia này bành trướng thành cường quốc số một ở Châu Âu, chiếm lĩnh nhiều thuộc địa ở Brazil, Châu Phi, Ả-rập, Ấn Độ và Trung Quốc.

Năm 1511 thuyền nhân Bồ Đào Nha bắt đầu nhắm đến Trung Quốc và Nhật Bản. Họ vòng từ miền nam Ấn Độ, đi đường biển dọc theo miền Trung Việt Nam để lên đảo Macau. 

IMG.962

  Nhà truyền giáo đến với cộng đồng bằng thuyền ở Việt Nam xưa

Hẳn họ đã dừng chân tại Hội An để buôn bán và tiếp tế lương thực, nên năm 1524 họ dựng một tấm bia đá ở cù lao Chàm. Song song, các nhà truyền giáo lần lượt đến Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Trong những năm cuối của thế kỷ thứ 16 các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha của hai dòng thánh Francisco và Agustino đến Việt Nam, nhưng cuối cùng bỏ cuộc.

Đầu thế kỷ thứ 17 các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha lại đến ViệtNam một lần nữa và lần này họ thành công. Dòng… Continue reading

TỪ HẢI ANH HÙNG : QUYỂN SÁCH CỦA DÂN TỘC THEO NGHĨA CỤ THỂ NHẤT

THƯ HƯƠNG

IMG.967 Bài này có thể mang tựa đề là triết lý Truyện Kiều mặc dù Nguyễn Du không phải là triết gia: không đưa ra một nền triết riêng biệt, triết Người theo chỉ là triết của Tam Giáo, nói đúng hơn chỉ là niềm tin tam giáo tức có sao phản ảnh lại vậy, chứ không có suy tư thêm gì cả. Tuy nhiên vì người là Thi Hào siêu việt với tâm hồn nghệ sĩ cực kỳ bén nhạy đã đâm rễ tới tận bờ của Tiềm Thức Cộng Thông, do đấy cảm được nền Triết Việt, chứng cớ là nền triết này đã thấm vào cốt truyện khiến nó trở nên một áng văn đầy Nhân Bản tính có thêm chiều kích Tâm Linh tràn ngập tình người mà đỉnh cao chót vót, cao vượt khỏi tầm ý thức của độc giả, cũng như của tác giả, là vai Từ Hải. Đó là vai đã biểu hiệu một vài khía cạnh của nền Nhân Bản Tâm Linh, do vậy truyện Kiều trở nên một áng văn có tính chất Dân Tộc cùng tột. Chúng ta sẽ bàn về điều nọ trong tập nhỏ này.

Quyển Sách của Dân Tộc theo Nghĩa Cụ Thể Nhất

 Truyện Kiều là một áng văn tuyệt tác của toàn dân theo nghĩa đầy đủ hơn hết, hiểu là một sự linh phối tài tình giữa tiếng nói thông tục bình dân với ngôn ngữ bác học, nên từ bình dân tới trí thức ai ai cũng thích đọc thích ngâm. Vậy đó là điểm đặc trưng của Việt nho theo nghĩa rất sát là chỉ ở những miền Việt nho mới có nền văn hóa duy nhất cho toàn dân được biểu lộ ở cả bình diện bác học… Continue reading

NỖI NIỀM HOÀI CỔ

Kim Dung 

 

Nỗi niềm “hoài cổ”

 

IMG.960Mỗi khi nhắc tới “tinh thần quốc gia, dân tộc,” tôi không khỏi bồi hồi nhớ đến mẩu chuyện nho nhỏ của những ngày xưa thân ái.

Đầu thập niên 80, khi còn ở Đài Loan, lúc đó con trai tôi mới vừa hai tuổi nên tôi chưa nghĩ đến việc dạy cháu, thật ra là không để ý, cứ ngỡ con còn quá nhỏ để có thể học hỏi được bất cứ điều gì. Thế nhưng, một buổi tối, bất chợt nghe cháu hát rất khẽ và rất nhẹ nhàng lại đúng vần, đúng điệu bài quốc ca của xứ này, tôi mới giật mình, thì ra hàng ngày coi TV cháu đã bị “tiêm nhiễm”.

Như vậy “cái ngỡ” của tôi đã sai, phải thực hành  ngay một chương trình “dạy dỗ cấp tốc”, tôi nhủ thầm.

Sáng hôm sau đó cả nhà dùng bữa xong thì cháu “bye bố” đi làm rồi lót tót vào phòng lấy đồ chơi, thường thì cháu chơi một mình nhưng hôm nay có mẹ, cháu vui hơn.

Tôi phải cố gắng lựa lời giải thích cho cháu hiểu rằng “mình là người Việt, mình phải biết hát quốc ca Việt”, cháu gật gật rồi đòi tôi hát cho cháu nghe.

Tôi dạy từng câu một, mỗi câu lập đi lập lại nhiều lần làm cháu sốt ruột kêu lên “nữa đi mẹ”…

Kể từ đó, sáng nào hai mẹ con cũng hát vang nhà “Này công dân ơi…” tiếp theo là bản hùng ca Bạch Đằng Giang rồi đến ca dao, tục ngữ…v.v

Con tôi đã lớn khôn trong cái tinh thần đó.

…..

Bẵng đi một thời gian khá dài, có thể nói là sự chuyển tiếp từ thế kỷ… Continue reading

HỒI KÍ III (ML TOÀN TẬP)

Nguyễn Hiến Lê

MỤC LỤC

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

PHẦN VI: GIAI ĐOẠN 1975 – 1981

Chương XXX –  CHẾ ĐỘ TẬP THỂ Ở MIỀN NAM                                                                                                                                                              IMG.676

…..Cảm tình của tôi với kháng chiến

…..Ngày 30-04-1975

…..Chế độ mới :  Hành chánh-.Tổ chức

……………           Tinh thần nhân viên

……….                  Tài chánh: Ngân hàng – Hưu bổng – Đổi tiền

………                 Kinh tế: Sản xuất-Nông nghiệp-Vùng kinh tế mới

………………..                                         Công nghiệp

………………..                     Phân phối: .Đánh tư bản-Chợ trời-Phân phối nhu yếu phẩm

……….                   Giáo dục – Văn hóa

……….                   Y tế – Tư pháp

……….                   Ngoại giao – Tôn giáo

Chương XXXI –  KẾT QUẢ SAU NĂM NĂM

….. Thất Bại Trong Hòa Bình

……….Không đoàn kết… Continue reading

CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA

…..

CHÍNH TRỊ và VĂN HÓA

                                                                       Đông Lan

…..

IMG.611 Sức mạnh của Văn Hoá có thể ngụ ý trong câu nói truyền tụng rộng rãi trong chúng ta mà ai cũng còn nhớ là “ Người làm thầy thuốc mà sai lầm thì hại một mạng người. Người làm chính trị mà sai lầm thì hại một thế hệ. Người làm văn hoá mà sai lầm thì hại đến muôn đời”.

     Qua đó ta thấy  chính trị có tính nhất thời, văn hoá có tính lâu dài hơn,   ảnh hưởng của văn hoá vươn đến nhiều thế hệ. Nhìn trong lịch sử cổ kim, mỗi thời đại có những phong trào chính trị của từng thời đại ấy.Và chúng bị suy tàn ngay theo cá nhân hay tổ chức làm chính trị, cũng như nhanh chóng theo sự trôi chẩy chuyển biến của thời gian. Sự thay đổi về chính trị nhanh trong từng phút , từng giờ , từng ngày chứ đừng nói đến tháng, năm hay thời đại.  Chính trị tính đã nói lên cái sự giới hạn quá đỗi mong manh của nó so với chiều sâu của diễn tiến thời gian, chiều dài của lịch sử một dân tộc. Chính trị có thể ví như hoa phù dung của lịch sử, chóng hiện chóng tàn trong không… Continue reading

MẤY Ý NIỆM VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG CẦN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

Thư Hương

1. Trình độ văn hóa khác với bản chất văn hóa

IMG.949Nói đến duy trì những giá trị truyền thống, phát huy văn hóa Á Châu… ta thường gặp thấy  những mối e ngại ngấm ngầm, chẳng hạn văn hóa Á Châu có tính cách tĩnh chỉ, thiếu tiến bộ, nay khôi phục lại có khỏi làm ngăn trở việc tiến gấp rút của nước nhà chăng.

Và dưới con mắt nhiều người, những ai đang cố gắng tài bồi cho nền quốc học, chấn hưng văn hóa Đông Phương, đã không gặp được sự nâng đỡ, lại thường bị coi là lạc hậu. Đó là một tình trạng có hại cho tiền đồ văn học, nhưng ít người nhận ra bởi những sự kiện lớn lao chua xót đập vào mắt, tức là tình trạng các dân tộc Á Châu vì chậm tiến nên bị đè bẹp trước sức mạnh của các nước hùng cường Tây Phương. Điều đó chỉ có ai loạn óc mới dám nghĩ đến chuyện chối cãi. Phương chi sách vở đều đồng thanh một giọng như vậy cả. Ông Tennyson viết “năm mươi năm của Âu Châu còn có giá trị hơn cả một chu kỳ của Cathay”. Mieux vaut cinquante ans d’Europe que tout un cycle de Cathay (thời Trung cổ người Tây Phương gọi nước Tàu là Cathay).

Những câu nói kiểu đó có một phần sự thật, nhưng quá đơn sơ, không đủ bao hàm một tình trạng phức tạp hơn nhiều. Nietzsche có lần đã viết “không gì nói dối bằng sự thành công”. Quả thật văn minh cơ khí là một thành công cực kỳ vĩ đại, nhưng chính vì thế nó cũng đã là một lời nói dối khổng lồ, làm cho ta quên đi… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXIII4)

…..

PHN VI
Giai đoạn 1975 – 1981
(Phn này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXIII 

LẠI TIẾP TỤC VIẾT

…..

BẠN BÈ

…..
Trong ba năm viết lách tích cực đó, nửa tháng tôi mới ra khỏi nhà một lần, nhưng nhận được nhiều thư từ bốn phương, và được nhiều bạn tới thăm.

Ngoài thư của người thân, họ hàng ở Pháp, Mĩ, thư các bạn cũ ở miền Nam, còn thêm thư của bà con, bạn cũ và mới ở Bắc, và của nhiều thanh niên nhờ tôi khuyên bảo, hoặc chỉ xin được gặp mặt tôi “để vững tin những giá trị cũ” trong buổi giao thời này. Tháng nào cũng được từ 20 đến 30 bức, nhiều hơn thời trước nữa.
Bốn năm bạn văn (Ðông Xuyên, Quách Tấn, Vương Hồng Sển, Bàng Bá Lân, Toan Ánh, Nguyễn Mộng Giác…) buồn, không biết làm gì, cũng viết lách cho qua ngày. Viết rồi để đó như tôi, mà viết nhiều hơn hồi trước 30-4-75. Tôi có cảm tưởng rằng ở Bắc không có nhà nào siêng năng như họ. Viết đối với họ là một lẽ sống, một điều kiện để giữ gìn sức khỏe. Có bạn viết rồi gởi tôi đọc, bảo là để góp ý kiến, sự thực là để có người đọc. Khi không xuất bản được thì người ta càng cần có bạn thân để đọc.

Thường lại thăm tôi, ngoài các bạn Giản Chi, Trần Thúc Linh (hiện qua Pháp điều trị bệnh tê liệt nhẹ nửa bên trái), Lê Ngộ Châu mà trong tập này tôi đã nhắc tới… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXIII3)

…..

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXIII 

LẠI TIẾP TỤC VIẾT

TÔI GÓP Ý

Khi Việt Nam đã thống nhất, tôi viết một bài góp ý về việc Thống nhất tiếng Việt đăng trên tờ Giải phóng chủ nhật ngày 12-9-76. Ðại ý tôi bảo tiếng Việt từ hồi nào tới giờ vẫn thống nhất, nay chỉ cần “nhất trí” hay “qui định” một số tiếng thôi, công việc đó mới xét tưởng là dễ dàng, nhưng thực ra cũng có khá nhiều vấn đề nan giải và tôi nêu ra một số vấn đề về thống nhất:

1- cách phát âm; 2- chính tả; 3- từ ngữ; 4- ngữ pháp.

Bài đó không dài nhưng được nhiều độc giả Nam và Bắc khen, chẳng hạn Vũ Tuân Sáu bảo “bài viết sâu sắc chứng tỏ một kiến thức có tầm khái quát lớn, thật ‘bách khoa’,” được đăng lại trên báo Ðoàn Kết của Việt kiều ở Pháp; và trên một tờ báo của đồng bào di cư qua Mĩ, với một trang giới thiệu tôi do thi sĩ Nguyên Sa viết.

Một bạn học cũ của tôi di cư qua Gia nã đại đọc bài đó, bảo tôi là một trong số ít nhà được cảm tình cả Nam lẫn Bắc.

Vấn đề thống nhất tiếng Việt nêu lên rầm rộ ở khắp nước năm 1976 rồi lặng xuống. Năm 1978, tháng 10, có một hội nghị thống nhất chính tả ở Sài gòn, trưởng ban tổ chức là Hoàng Tuệ ở Hà nội vô (ông Tuệ năm… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXIII2)

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXIII 

LẠI TIẾP TỤC VIẾT

SÁCH BÁO MIỀN BẮC
Tôi để nhiều thì giờ nhất vào việc đọc sách báo miền Bắc: báo Nhân dân, Hà nội mới, Dân chủ, Tổ quốc, một số tạp chí chính trị, triết học, khoa học, nhất là tạp chí Văn học, sách của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, nhà xuất bản Văn Học, sách cho trẻ em và dăm tiểu thuyết sáng tác hoặc dịch…

Tôi thấy ngành xuất bản ngoài đó không phát… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXIII1)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI 
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXIII

LẠI TIẾP TỤC VIẾT

…..

Hồi kí kết hiệp định Paris tôi đã tính sáu mươi lăm tuổi hòa bình trở lại rồi, tôi sẽ nghỉ. Cuối năm 1975, vừa đúng 65 tuổi âm lịch, tôi nói với một bạn thân, ông Giản Chi:
– Chúng mình già rồi, không nên làm gì nữa, chỉ cần người ta cho mình ở yên để coi những lớp tuồng trong buổi giao thời.

Ông đáp:
– Như vậy là tốt nhất.

May mắn là chính quyền cách mạng thấy tôi đa bệnh và tuổi cao, cho tôi được thong thả. Nghe nói ở Nga, người già khỏi phải học chính trị, vì người ta nghĩ tuổi đó nan hóa, nên chú trọng vào sự huấn luyện tuổi trẻ hơn.

Tuy nhiên hai năm đầu, vì đã lỡ có chút danh, tôi cũng không được nhàn, phải học tập đường lối của chính phủ, làm một số bổn phận công dân, dự vài ba cuộc hội họp với tư cách trí thức yêu nước hoặc nhân sĩ, và tiếp nhiều bạn văn ở bưng về, ở Bắc vô.

Tôi lại may mắn là khỏi phải lo về gia đình. Vợ tôi, bà họ Trịnh, mắc kẹt ở Paris từ 1972 vì phải trông hai đứa cháu nội, cha mẹ chùng đã li thân nhau, đương xin tòa cho li dị. Một hai tháng sau ngày 30-4-75, liên lạc được với ngoại quốc, tôi báo tin nhà cho họ biết, và ít tháng sau tôi… Continue reading

HỒI KÍ III (ML4)

Nguyễn Hiến Lê

MỤC LỤC

PHẦN VI: GIAI ĐOẠN 1975 – 1981

IMG.676Chương XXXIII – LẠI TIẾP TỤC VIẾT

……Tiếp bạn văn – Dự các cuộc hội họp

……Sách báo miền Bắc

……Tôi góp ý

……Bạn bè

(Nguồn : Diễn Đàn Thế Kỷ)

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁCH DÙNG HỌ VÀ TÊN CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

…..

CÁCH DÙNG HỌ VÀ TÊN
CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

NGUYỄN KHÔI

…..

IMG.889

…..

LỜI DẪN :

Nguyễn Khôi vừa cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội – 2006 . Cách dùng họ và đặt tên của Việt nam rất độc đáo , nó mang đặc sắc văn hoá Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.Chúng tôi xin trích giới thiệu 6 bài trên 54 bài về giải mã họ và tên 54 tộc người ở Việt nam

IMG.890

…..

1 – DÂN TỘC ÊĐÊ

…..

IMG.891Ê Đê có nghĩa là người sống trong rừng tre . Dân tộc Ê Đê có trên 270 nghìn người , cư trú tập trung ở Đắc Lắc , Gia Lai , Khánh Hoà và Phú Yên.

Các nhóm địa phương gồm : Rađe Đe, Kpa, Adham, Krung, Ktul, Đlie, HrueBlô, Epan, Mdhuna,Bih.

Về kinh tế đồng bào này làm nương rẫy , nhóm Bih làm ruộng nước dùng trâu giẫm đất thay cho cày cuốc , ngoài ra là chăn nuôi, săn bắn , dệt…

Tổ chức đời sống chặt chẽ. Làng gọi là ” Buôn” , các địa danh gọi tên rất gợi như ” Buôn chư mơ ga ” nghĩa là làng núi lửa., Sông Đực, Sông Cái , Sông Tóc… Gia đình theo mẫu hệ, chủ nhà là phụ nữ . Con cái mang họ mẹ , con trai không được hưởng thừa kế. đàn ông ở nhà vợ. Nếu vợ chết mà bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về ở với chị em gái mình. Nếu chết , được chôn bên người thân của mẹ đẻ.… Continue reading

BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN

…..

Bản Tình Ca Của Một Người Tị Nạn

                                                                                                                                                                                                                                                         Nguyễn Văn Luận

…..

IMG.907Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do. 
Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh.  Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc:
“…sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường…
hỡi ai…  lạc lối… mau quay… về đây …!”
Tôi đứng đó chơi vơi định hướng, đăm đăm nhìn cờ vàng bên kia bờ sông lịch sử, uống từng lời ca trong cơn đói khát, rồi bừng tỉnh, lao lên phía trước. Từ đâu đó, mấy cái nón cối xông ra.  Tôi bị trói hai tay bằng sợi thừng oan nghiệt, theo nón cối về lại địa ngục trần gian.
Mười chín… Continue reading

NHẬN DIỆN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI QUA TỤC NGỮ VÀ THƠ CA DÂN GIAN

Khánh Yên

Đạo đức của con người luôn được mọi thời từ cổ tới kim đề cập tới. Ngày nay, đây cũng luôn là một vấn đề “nóng”. Để giúp mọi người thẩm định, đánh giá một cách chính xác về đạo đức con người, người viết xin được giới thiệu một vài kinh nghiệm của ông cha ta xưa xung quanh vấn đề này.

IMG.880

Trong thực tế và qua thực tế cuộc sống, hẳn bạn đã từng được mắt thấy, tai nghe những câu chuyện về những con người mà dân gian thường nói là “miệng nam mô mà bụng bồ dao găm”.

Nhìn vẻ ngoài của những con người này thật bóng bẩy, hào nhoáng; họ nói rất dẻo, hót rất hay, nên nhiều người cứ lầm tưởng rằng, đó chính là “vàng mười đích thực chứ không phải là thau”.

Nhưng đến khi có một sự biến nào đó thì, than ôi, “cháy nhà ra mặt chuột”, đó đích thị là “rắn độc cuộn khúc tưởng ra rồng vàng”.

Không đến nỗi như hạng người đã đề cập ở trên, nhưng trong cuộc sống cũng không thiếu những con người khi mới chân ướt chân ráo về làm việc ở cơ quan, đơn vị thì tỏ ra rất sốt sắng, nhiệt tình; họ thường tâng bốc bợ đợ những người “bề trên”; nhưng hẳn là “Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay”, “Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần”. Và quả là, được một thời gian họ liền bị lộ diện chân dung ngay- họ gây bè, kéo cánh, đấu đá lung tung dối trên, lừa dưới làm cho nội bộ cơ quan đơn vị rối ren.

Và chính theo các tác… Continue reading

LÊ QUÝ ĐÔN : NHÀ BÁC HỌC – NHÀ GIÁO DỤC

Phạm Viết Hoàng

…..

IMG.870Ngày nay, chúng ta biết đến Lê Quý Đôn qua hai con người :

Con người huyền thoại

Con người bác học

Về con người huyền thoại: những mẩu chuyện về trí nhớ, trí thông minh tuyệt diệu của ông vẫn còn được kể lại với những cảm hứng say mê. Về con người bác học: Bùi Huy Bích, danh sĩ, học trò của ông, coi thầy mình “là người thông minh nhất đời”, “nước ta, trong mấy trăm năm mới có một người như thầy”, Ngô Thì Sĩ, trí thức nổi tiếng cùng thời, gọi ông là “lãnh tụ của nền đại học”…

Những năm gần đây, giới khoa học cho rằng, nhận định của ông Bùi Huy Bích không còn đúng nữa. Trí tuệ và kho tàng trí thức của Lê Quý Đôn xứng đáng là nhà bác học lớn nhất của Việt Nam, kể từ thế kỷ XVIII trở về trước, tức là hàng nghìn năm, chứ không phải là mấy trăm năm.

Từ trong di sản, người ta tìm thấy ở ông những cống hiến trên nhiều lĩnh vực khoa học : Triết học, luật học, sử học, nông học, dân tộc học, xã hội học, thiên văn học, từ điện học… Người đương thời khuyên nhau : “Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn” (thiên hạ có điều gì không biết, đến hỏi Lê Quý Đôn).

1- Lĩnh vực khoa học

Lê Quý Đôn quan tâm nghiên cứu đều là những bộ môn khoa học hiện nay được giảng dạy ở nhà trường : Văn học, lịch sử, địa lý, đạo đức, kỹ thuật nông nghiệp… Về điểm này, những nhà giáo dục của chúng ta hiện thời khó lòng theo kịp.

2- Sách của Lê Quý Đôn… Continue reading

Tìm Kiếm