VĂN HÓA

RƯỚC:MỘT HÌNH THỨC LỄ HỘI DÂN TỘC ĐỘC ĐÁO

Đoàn Dự

IMG.860Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân tộc gắn liền với đời sống của nhân dân. Lễ hội có phần lễ với những nghi thức trang nghiêm, phần hội tưng bừng hồn nhiên, tạo thành hai mặt của tĩnh và động đan cài vào nhau. Rước là một hình thức mang chất động với các trò múa, hát và hóa trang…

Hội Đền Hùng có Rước cỗ chay để tưởng niệm chàng Lang Liêu làm ra bánh chưng, bánh dày và tỏ lòng biết ơn vua Hùng dạy dân làm lúa. Tiếp theo đó là Rước voi để biểu lộ muôn loài quy phục vua Hùng. Đám rước trở thành cuộc thi và thành kiệu bay.

Hội Pháo Đồng Kỵ ngày 30 tháng chạp, có Rước kiệu về nhà quan đám để chọn tướng tiên phong. Tất cả trai tráng mỗi người cầm một ngọn đuốc chạy từ nhà ra đình cùng với 4 ông quan đám, vừa chạy vừa hô: “Mừng cho quan đám ta một tiếng này a… í… a”. Đó là truyền thống tòng quân. Giữa đình có một cây cột chính, ai chạy đến trước, ôm được cột chính thì phúc được truyền. Trò ấy gọi là “ôm cột Thái Bạch”. Mọi người ôm hết thì rước tan.

Rước Thánh vào đóng lại là rước vui ở Hội Liễu Đôi. Đi đầu là một cụ già cầm gươm. Một cụ khác khởi rượu tế chay, chỉ có oản, chuối, trà pha đậm. Thánh là một chàng trai họ Đoàn, khi nhận được gươm thiêng, thì lễ Phát hỏa bắt đầu. Ông Trùm, một cụ già cao tuổi nhất, có uy tín, cầm trống cái, trao gươm và khăn đào cho một đô vật được giải năm trước. Hai đô vật… Continue reading

KINH THÁNH VÀ KINH KORAN: CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC KINH THÁNH

 Kinh Thánh và Kinh Koran sẽ tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc tới các sự kiện của loài người, cả các sự kiện tốt lẫn các sự kiện xấu. 

Bài viết “The Bible v the Koran. The battle of the books” đăng tải trên tờ “The Economist” ngày 22-12-2007 được dư luận quan tâm một cách đặc biệt   
…..
Tín đồ Kitô giáo và tín đồ Hồi giáo đều có một đặc điểm chung: họ đều là “người của kinh Thánh”. Và họ đều có nghĩa vụ truyền bá Thánh Ngôn – đưa những Thánh Thư này vào bàn tay và trái tim của càng nhiều người càng tốt (người Do Thái, loại người thứ ba của kinh thánh, không cảm thấy họ có nghĩa vụ tương tự).

Truyền giáo là một việc khó khăn. Kinh Thánh dài khoảng 800.000 chữ và đầy rẫy những câu chán ngắt về sự sinh thành. Kinh Koran chỉ bằng 4/5 độ dài của Tân ước, nhưng một số người phương Tây cho nó còn khó đọc hơn. Edward Gibbon phàn nàn về những câu châm ngôn và giáo huấn rời rạc vô tận của nó. Thomas Carlyle nói “tôi chưa từng đọc một cuốn kinh nào khó đọc đến vậy; một mớ lộn xộn tẻ nhạt, rối rắm, thô thiển”.

Nhưng mỗi năm trên 100 triệu bản Kinh Thánh đã được bán hoặc phát đi. Mỗi năm tại Mỹ, lượng Kinh Thánh bán ra trị giá 425 triệu đến 650 triệu đôla. Cứ mỗi giây công ty Quốc tế Gideon lại phát đi một cuốn Kinh Thánh. Kinh Thánh đã được dịch toàn bộ hay một phần ra 2.426 ngôn ngữ, bao gồm 95% dân số thế giới.

Kinh Koran không chỉ là cuốn sách được đọc rộng rãi… Continue reading

NGƯỜI VIỆT VÀ CÂU CHUYỆN GIÀU KINH TẾ, NGHÈO VĂN HÓA

Lê Thiết Cương

Vẫn biết rằng phát triển kinh tế thì nhanh và dễ hơn phát triển văn hoá nhưng chẳng nhẽ người ta cứ mải làm giàu mà không cần xây dựng cho mình những kiến thức tối thiểu về văn hoá nghệ thuật. Hình như họ không có nhu cầu tự nâng mình lên.

IMG.873Sự chênh lệch của khoảng cách giàu nghèo thì ai cũng nhìn thấy nhưng sự chênh lệch giữa tiền bạc và văn hoá thì ít người biết đến. Giảm bớt điều này chắc chắn cũng là một yếu tố tạo ra sự ổn định xã hội. Chả lẽ người ta cứ làm giàu, cứ giàu, cứ sống mà không cần quan tâm đến chất lượng sống. Sống không chỉ là chuyện thọ yểu và có bao nhiêu tiền mà là sống thế nào.

Thật đáng mừng là ở Việt Nam đã xuất hiện một tầng lớp trung lưu (về kinh tế) nhưng cũng thật đáng buồn là chưa có một tầng lớp trung lưu về văn hoá.

Bảo tàng là nơi tốt nhất để mọi người có thể đến để học hỏi, tự trang bị cho mình những kiến thức phổ thông nhưng giả sử bạn có thời gian và bạn có mặt ở các bảo tàng, Bảo tàng Lịch Sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Dân tộc học trong một năm thì thử hỏi có mấy lần bạn gặp các nghệ sỹ, các ngôi sao, các thương gia ở đó. Huống hồ là người lao động bình thường. Các bảo tàng ở Việt Nam vẫn chỉ là điểm cho khách du lịch nước ngoài.

Tại sao lại chỉ đặt ra chỉ số tăng trưởng về kinh tế mà không có chỉ số tương tự về văn hoá. Một số hội thảo quốc… Continue reading

HUỲNH PHÚ SỔ VÀ CHÚNG TA

Lý Khôi Việt

LTS Với cái nhìn khách quan, tác giả Lý Khôi Việt không nhìn Huỳnh Giáo Chủ như vị Giáo chủ của một tôn giáo, mà như một nhà cách mạng, một nhà văn hóa, một nhân vật lịch sử. Cho nên tác giả đã áp dụng lối viết lịch sử, kêu đúng tục danh (Huỳnh Phú Sổ) cũng như các nhà viết sử viết “Thích Ca” mà không viết “Đức Phật” theo như lời xưng tụng của tín đồ Phật giáo.

Điều này có thể khác với tinh thần tôn kính tuyệt đối của anh em tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đối với đức Huỳnh Giáo Chủ, nhưng trên bình diện văn hóa và lịch sử, người tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tôn trọng tư tưởng khách quan của giới bên ngoài và hoan hỉ đón nhận các quan điểm khách quan đối với Phật Giáo Hòa Hảo.
…..
IMG.374Phương trời văn hóa chính trị Việt Nam trong suốt hàng ngàn năm chỉ thấy và chỉ đối diện với mặt trời Trung Hoa. Phật giáo, từ đầu thế kỷ thứ nhất, mang đến hương hoa vi diệu của phương trời văn hóa Ấn Độ, nhưng do quá trình du nhập được Trung-Hoa-hóa và Việt-hóa, nên đã không tạo thành một ngoại lệ của quy luật địa lý chính trị và lịch sử văn hóa này.
Nhưng đến nửa sau của thế kỷ 19, tình thế đã hoàn toàn đổi khác. Với sự suy tàn toàn diện của Trung Hoa và sự xuất hiện đầy quyền lực của đế quốc thực dân Pháp, phương trời văn hóa và khoa học kỹ thuật. Đến thế kỷ thứ 20, mặt trời Nhật Bản xuất hiện chói chang cả một phương trời Đông Á. Từ nửa sau của… Continue reading

LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ: TINH THẦN VÀ THỂ CHẾ

Lê Việt Thường 

NHẬP ĐỀ

  • A) NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA VẤN ĐỀ VIỆT NAM

IMG.869Nếu nghiên cứu một cách thấu đáo vấn đề Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy những điểm NGHỊCH LÝ sau đây về mặt:

1) KINH TẾ XÃ HỘI

Chỉ hơn một thập niên sau 1975,Việt Nam bị xếp vào hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới, trong khi trước 1975, mặc dầu có tình trạng chiến tranh, nhưng có lẽ nhờ có môt chút TỰ DO, nên miền Nam VN cũng đã đạt được mức phát triển “ngang ngửa” với các nước láng giềng sau này trở thành những “con Rồng Á Châu”. Sau chính sách “Đổi Mới” của thập niên 1980   thì tình trạng KINH TẾ của Việt Nam trong một thời gian có vẻ khá hơn trước, nhưng cũng còn lâu mới đạt được mức độ lý tưởng của tiềm năng dân tộc. Còn nay thì khuynh hướng phát triển đã thay đổi trở lại và có vẻ càng ngày càng trở nên Tồi Tệ hơn nhiều !                                             

2) QUÂN SỰ CHÍNH TRỊ

Giới lãnh đạo CSVN  ngày nay có thái độ khúm núm, sợ sệt, cầu cạnh, đối với giới cầm quyền Bắc Kinh để mong được giúp củng cố địa vị cá nhân, gia tăng quyền lực của đảng Cộng sản, đến độ họ không ngần ngại bán đất, dâng biển của Tổ Tiên để lại. Trong khi đó, Tiền Nhân ta , có lẽ nhờ được hun đúc trong bầu khí Văn Hóa Truyền Thống nên có được tinh thần  “uy vũ bất năng khuất” như Trần Bình Trọng, hay… Continue reading

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

Nguyễn Văn Luận

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

…..

IMG.868Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi, “Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à…?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười, “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi, …nữa là bác!” 
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển”, vẫn không thoát. Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không tị nạn, mà đi tìm Tự Do, trở thành thuyền nhân, đến nước Mỹ năm 1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp định Geneva chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXII7)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXII

TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA

…..

MỘT LỐI PHÁT TRIỂN RIÊNG, MỘT LỐI SỐNG RIÊNG

Nếu may mắn ta giải được tất cả những khó khăn hiện tại ta phải đặt lại vấn đề chính trị và phát triển kinh tế để đạt được những mục tiêu này:
– thành một nước thực sự độc lập, tự do,

– không cần mạnh, giàu, chỉ cần tạo được hạnh phúc cho dân.

Tôi đã nghĩ đến vấn đề đó từ lâu, đã phát biểu vài ý kiến rải rác trong cuốn Một niềm tin (1965), rồi trong bài tựa cuốnBài học Israel (1968), trên tạp chí Bách Khoa (số 424 ngày 1-3-75). Dưới đây tôi gom những ý đó lại, bổ túc, sửa đổi ít điểm cho có hệ thống.

– Khi đã rút ra khỏi đầm lầy Cao miên, chúng ta nên tuyên bố với thế giới rằng chúng ta theo chính sách trung lập, hoàn toàn trọng hòa bình, không gây chiến, không tham chiến, giảm binh số, vũ khí tới mức tối thiểu, chỉ còn là một lực lượng cảnh sát trong nước thôi.
Dĩ nhiên ta sẽ không đứng vào một liên minh quân sự nào hết, yêu cầu các nước lớn cho ta đứng ngoài các cuộc tranh chấp của họ, tự đặt ra ngoài các khu vực ảnh hưởng của họ, không mua khí giới, nhận khí giới của nước nào cả, không dự cả những cuộc vận động phi… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXII6)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXII

TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA

…..

SỬA SAI

Hôm nay là ngày Thương binh liệt sĩ (27-7-81), tôi viết thêm mươi trang này để thay ba trang 629-631 trong bản đầu tiên, mà tiêu đề là “Nhân năng hoằng đạo”.

Tôi nhớ đâu như đảng cộng sản Việt nam thành lập năm 1930. Ðến nay đã nửa thế kỉ, đã có mấy triệu người ở trong đảng và ngoài đảng cùng nhau hi sinh để mong xây dựng một tương lai tốt đẹp cho quốc gia, dân tộc? Xương các vị đó gom lại, chất lên, chắc thành một ngọn núi cao lớn gấp 10 ngọn núi Nùng. Anh hồn các vị đó nếu linh thiêng, nhìn xuống tình cảnh dân tộc mình mà tôi mới phác họa vài nét trong chương XXXI sẽ phẫn uất ra sao, có về dự lễ ngày hôm nay nữa không. Anh hồn của ông Hồ nữa! Tất cả những người có tâm huyết tôi được biết, tuổi từ 50 trở lên đều có lời than thở như vậy. Thật bi thảm! Ai ngờ đâu?

Trong dân gian miền Nam này đã xuất hiện câu:
Quốc gia đã phá tán, cán bộ hóa tư bản, dân chúng đều chán nản, dắt díu nhau di tản.

Không biết câu đó đã ra tới Bắc chưa? Những người nào muốn cố giữ lòng tin chỉ còn tự an ủi rằng: Nga và Trung hoa đã trải qua một thời như vậy; đó là một thứ bệnh “tuổi… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXII5)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXII

TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA

…..

XU HƯỚNG CỦA THỜI ĐẠI

Sự Tranh Chấp Giữa Nga Và Mĩ
Thế giới còn biến chuyển nhiều, chúng ta đương ở trong một thời hỗn độn, không ai đoán được tương lai ra sao.

Trong hai chục năm tới chưa thể có một chính quyền thế giới (governement mondial) chưa thể đại đồng được, nhưng nhân loại cũng không bị diệt vì chiến tranh nguyên tử đâu. Cộng sản và tư bản tuy xích lại nhau đấy -cộng sản hơi tự do một chút, tư bản bớt bất công hơn; nhưng hai khối vẫn chống nhau (hễ loài người chưa bỏ được ý thức hệ thì còn chia rẽ), không có sự “hội tụ” lại được. Một học giả Mĩ nhận rằng dân chúng Nga thích chế độ của họ từ khi chế độ đó được cởi mở lần lần, và tuy muốn có một mức sống như Mĩ nhưng không muốn trở về chế độ tư bản, tuyệt nhiên không muốn cho cá nhân bóc lột cá nhân nữa, vì khắp thế giới không có dân nước nào được hưởng nhiều bảo đảm vật chất mà phải làm việc rất ít như dân Nga. Còn dân các nước tư bản thì đại đa số vẫn thích sự tự do kinh doanh, phải tranh đấu, lao lực hơn nhưng đời sống có hứng thú hơn, không bằng phẳng lặng lẽ tới buồn nản, mặc dầu một số thanh niên đã thấy sự cạnh tranh… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXII4)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXII

TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA

…..

XU HƯỚNG CỦA THỜI ĐẠI

Nguyện Vọng Của Con Người Hôm Nay
Ðọc sách báo phương Tây trong hai chục năm nay tôi thấy giới trí thức nhất là hạng trẻ ở các nước tư bản và cộng sản có những nguyện vọng giống nhau, và tôi gọi những nguyện vọng đó là xu hướng của thời đại. Nguyện vọng của họ tất nhiên khác hẳn những nguyện vọng của đa số các chính trị gia, nhất là bọn cầm quyền và có thể tiến bộ hơn nguyện vọng của những người già.

Ðại khái tôi thấy xu hướng của thời đại chúng ta là:
1- Ngán chiến tranh lắm rồi, thanh niên Nga như trên tôi đã nói, đòi được hòa bình, mà thanh niên Pháp mười bốn năm trước (1966) đã muốn bỏ quân dịch đi, thay bằng dân dịch, nghĩa là không muốn vào trại tập quân sự nữa mà muốn tự nguyện phục vụ dân sự về mọi ngành hoạt động: canh nông, y tế, kĩ nghệ, giáo dục… ở các nước nhược tiểu. (Kể chung trai và gái, 63% thích dân dịch, chỉ có 20.6% thích quân dịch, khoảng 15% không có ý kiến – coi bài “Thanh niên Pháp ngày nay muốn gì?”, trong cuốn Những vấn đề của thời đại của Nguyễn Hiến Lê – Mặt Ðất xuất bản – 1974).

2- Muốn được tự do, tư tưởng và nhu cầu cá nhân phải được tôn… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXII3)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXII

TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA

…..

XU HƯỚNG CỦA THỜI ĐẠI

Dự Đoán Sai Của Marx
Tôi nghe nói bộ Tư bản luận của Karl Marx rất dày, khó đọc mặc dầu văn hay, và ngay ở Âu Mĩ, chỉ có một số lí thuyết gia cộng sản, một số triết gia, sử gia là đọc trọn bộ đó thôi. Vì vậy tôi không bao giờ kiếm đọc nó cả. Nhưng tôi đã tò mò đọc một số tác phẩm của một số học giả, văn nhân Âu theo cộng hay không theo cộng, viết về học thuyết Marx. Ðại khái họ nhận rằng học thuyết đó có hai cống hiến cho nhân loại:
1- Sự biến chuyển của xã hội, sự diễn tiến của lịch sử tùy thuộc một phần quan trọng vào kinh tế.
2- Giai cấp vô sản bị giai cấp tư bản bóc lột, và phải diệt giai cấp tư bản để tạo một xã hội công bằng, không ai bị bóc lột, mọi người đều bình đẳng với nhau; (Muốn vậy phải hạn chế tự do cá nhân. Hễ bình đẳng thì mất tự do; hễ tự do thì không bình đẳng, không thể lưỡng toàn được).

Học thuyết đó xuất hiện giữa thế kỉ trước, tới nay đã trăm rưỡi năm, và người ta thấy Marx có nhiều điều tiên đoán sai, chẳng hạn:
● Cách mạng vô sản sẽ xuất hiện trước hết ở những xứ kĩ nghệ tiến bộ như Ðức, Anh; nhưng… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXII2)

 Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXII 

TA PHẢI BIỆT SỐNG THEO TA

…..

MÌNH THEO CẢ NHỮNG LẦM LẪN CỦA NGƯỜI…..

So sánh những nhận xét của tôi ở trên với những điều tôi đã đọc được trong mươi cuốn về đời sống ở Nga sô, Trung cộng, tôi thấy chính sách của mình y hệt chính sách của hai nước đàn anh đó, những lầm lẫn của mình chính là những lầm lẫn của họ.

Năm 1947, sau 30 năm cách mạng dân Nga cũng bị nhồi sọ như dân mình; xã hội họ cũng có những sự bất công, những kẻ “phe phẩy”; những chợ trời, những nhà tập thể dơ dáy như dân mình; cũng có nạn mua chợ đen vé coi hát, cũng cấm dân tiếp xúc riêng với ngoại quốc (1); cũng có nạn bè phái như mình; cũng có lệ muốn thưởng một cán bộ thì cho thêm số tiền bỏ vào bao thư riêng; các ông lớn của họ cũng cách biệt quần chúng như ở nước mình; những kẻ gian trá cũng có thể lén lút làm mọi cái xấu xa, miễn là đừng chống chính quyền; người Nga nào cũng có hai mặt, ở nhà thì khác, ra ngoài thì khác như mình.

Họ cũng trọng hồng hơn chuyên, cũng thay đổi chủ trương, chương trình liền liền, thợ họ cũng không đủ ăn, công việc gì cũng không chạy; cán bộ của họ cũng sợ trách nhiệm như cán bộ của mình; chính sách cải… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXII1)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXII 

TA PHẢI BIỆT SỐNG THEO TA

…..

MỘT CUỘC ÐÀM THOẠI – BÀI HỌC CỦA CỔ NHÂN 

Mấy năm gần đây, một số cán bộ trẻ miền Nam lại thăm tôi. Họ đều là độc giả của tôi, biết tôi nhiều từ hồi tôi ủng hộ phong trào đòi viện Ðại học Sài gòn dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ, có người hoạt động cho kháng chiến ở thành, sau ngày 30-4-75 được chính quyền tin dùng làm chuyên viên: bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư v.v…

Người nào tới cũng hỏi tôi:
– Bác lúc này còn viết lách gì không?

Lần nào tôi cũng đáp:
– Dù không xuất bản được cũng phải viết. Vừa để đỡ buồn, vừa để học thêm. Mấy năm nay tôi chuyên nghiên cứu về triết gia Trung hoa thời Tiên Tần, đọc lại các kinh sách của Khổng, Mạnh, Lão, Trang, Tuân, Hàn… và kinh Dịch mà tôi cho là dung hòa được tư tưởng của Khổng, Lão tổng hợp nhân sinh quan của dân tộc Trung hoa cuối thời Chiến quốc, thời thịnh nhất của dân tộc Trung hoa cuối thời Chiến quốc, thời thịnh nhất của Trung triết.

Một lần, cuối năm ngoái, một bác sĩ trong nhóm đó biết ít nhiều chữ Hán, hỏi tôi:
– Bác thấy tư tưởng của các triết gia đó nay còn dùng được không?

Tôi đáp:
– Vẫn còn nhiều điều dùng được. Tri thức của ta hơn cổ nhân nhiều. Một… Continue reading

HỒI KÍ III (ML3)

Nguyễn Hiến Lê

MỤC LỤCIMG.676

PHẦN VI: GIAI ĐOẠN 1975 – 1981

Chương XXXII – TA PHẢI BIẾT SỐNG THEO TA

……Một cuộc đàm thoại – Bài học cổ nhân

……Mình theo cả những lầm lẫn của người

……Xu hướng của thời đại

……….Dự đoán sai của K.Marx

……….Nguyện vọng con người thời nay

……… Sự tranh chấp giữa Nga, Mĩ

…..Sửa sai

…..Một lối phát triển riêng

(Nguồn : Diễn Đàn Thế Kỷ)

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

test2

 

 HCMlhm

 

Thơ vui ve tieng Hue

 

Nhung Thanh Kien 

CÁI ẤM SỨT VÒI

…..

Cái ấm sứt vòi

Phí Ngọc Hùng

 

1. Cái ấm sứt vòi

…..Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi
    IMG.847Cuộc sống rượu be sành chắp cổ

.(Hàn nho phong vị phú – Nguyễn Công Trứ)

Ấm Mạnh Thần Nghi Hưng Đời Minh

…..Về lại Sài Gòn, đi qua con đường nhỏ bán đồ cổ phố Lê Công Kiều. Bắt gặp bộ ấm Nhật bằng sành với cánh đào quen thuộc từ ngày di cư mà Tết nhất nhà vẫn bầy biện cạnh điã mứt, hạt dưa. Trong cái đầu tậm tịt chỉ một thoáng hững hờ. Đảo về quê nội Thái Bình, thăm căn nhà tranh vách đất ba gian hai chái của ông cậu, nhin cái ấm tích Bát Tràng ít nhất cũng hai ba đời đã lên nước và cũng chẳng quan hòai cho mấy.

…..Ngược về Hà Nội, tìm lại căn nhà rêu phong xưa cũ số 10 phố Hàng Đường của ông bà ngoại, trước bán vải vóc nay là tiệm đồ cổ. Bất chợt va vào mắt là cái ấm sứt vòi mốc meo, hai cái chén hạt mít to bằng mắt trâu, mỏng như trứng gà đang ấp đã lên men vàng ố nằm không động đậy sau cánh tủ. Bụng bảo dạ ắt hẳn đây là bộ ấm Thế đức gan gà chăng? Nhưng cũng chỉ hờ hững qua một thoáng mây bay, nói cho ngay, buổi ấy chưa biết gan lợn, gan da lươn là gì. Nhật mộ hương quan hà xứ thi, yên ba giang thượng cổ nhân sầu, lại vẩn vơ bồi hồi đến các cụ ta xưa của một thời hoang vắng, chỉ còn ẩn hiện qua lớp cát bụi chân ai với bộ ấm trà đã… Continue reading

NGUỒN GỐC ĐỊA DANH SÀI GÒN

Bình Nguyên Lộc

IMG.843Ngay từ đầu thế kỷ hai mươi, người Pháp đã nỗ lực để tìm biết nguồn gốc của địa danh Sài Gòn, tên của một thành phố mà qua phong cách lãng mạn tây phương họ biến nó thành “Hòn Ngọc Viễn Đông” (La perle de l’Extrêm Orient), một cái tên đã được thông dụng từ lâu nhưng họ, và cả ta nữa, đều không biết nghĩa.

Vì thiếu tài liệu, tôi không thể trích dẫn tên của nhà học giả tiên phong đó, chỉ biết đại khái các đều sau đây. Ông ấy cho rằng Sài Gòn, người Cao Miên, chủ đất cũ của miền Nam nước Việt, gọi Là Prây Nokor. Prây là Rừng, Nokor là Quốc gia. Có thể Sài Gòn do âm của Prây Nokor mà ra chăng? Đây chưa hẳn là giả thuyết đáng tin cậy. Prây cũng có thể biến thành Sài. Nhưng Nokor có hơi khó biến thành Gòn lắm.

Riêng tôi thì tôi thấy giả thuyết này không đứng vững. Tôi biết cơ cấu của ngôn ngữ Cao Miên (tức Cam Bu Chia), nó không có khác cơ cấu Việt Ngữ, trừ một chi tiết nhỏ. Ta nói “ba con cá” thì họ nói cá ba con. Theo cơ cấu đó thì “Quốc Gia rừng” phải là “Nokor Prây”, chớ không thể là Prây Nokor được. Mặt khác, người Chàm gọi Sài Gòn của ta là Prây Kor, chớ không hề là Prây Nokor. Prây Kor, cũng cứ là tiếng Cao Miên mà người chàm vay mượn, có nghĩa là Rừng Bò. Có lẽ xưa kia ở đó người ta nuôi bò nhiều, trong rừng, hoặc là ở đó nhiều bò rừng.

Một ông Tây thứ nhì, cũng biết cơ cấu ngôn ngữ Cam Bu Chia như tôi, xác… Continue reading

MINH TRIẾT DẪN ĐẠO CHÍNH TRỊ

Lê Việt Thường

IMG.624Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có phát biểu như sau:

Lý do là Văn Hóa nếu đạt đến trình độ Minh Triết thì phải có khả năng hướng dẫn Tư Tưởng và Hành Động chi phối tất cả sinh hoạt CHÍNH TRỊ, xã hội, kinh tế v.v. của một Dân Tộc, ngay cả của Nhân Loại nữa”.

Trước khi tiếp tục, có lẽ chúng ta nên đánh một “vòng chân trời” để xem “thiên hạ” hiểu từ ngữ “Văn Hóa” như thế nào ?

  • A) VĂN HÓA LÀ GÌ ?

Có người hiểu “Văn Hóa theo bốn nghĩa, hai nghĩa hẹp và hai nghĩa rộng.

Nghĩa hẹp thứ nhất, Văn Hóa chỉ kiến thức hay học vấn.

Theo nghĩa hẹp thứ hai, Văn Hóa dùng để chỉ văn chươngnghệ thuật, trong đó có đủ các bộ môn ca, nhạc, vũ, hội họa, điêu khắc, kiến thức, kịch trường, điện ảnh.

Nghĩa thứ ba là nghĩa rộng, Văn Hóa chỉ phần sinh hoạt của loài người trong lãnh vực tinh thần. Đó là những học thuyết, những triết thuyết đưa dẫn suy tư của con người lên một bình diện cao hơn đời sống vật chất hàng ngày.

Ở nghĩa thứ tư, nghĩa rộng nhất, Văn Hóa bao gồm cả Văn Minh vì Văn Hóa chính là sự tiến bộ của con người cả phương diện tinh thần lẫn vật chất hầu làm cho đời sống con người được hạnh phúc hơn. Hay nói cách khác là tiến gần tới chân, thiện, mỹ, lợi và thú hơn……

Trong Kinh Dịch có câu:

“Quan thiên VĂN dĩ sát thời biến
Quan nhân văn HÓA thành thiên hạ”

Có nghĩa: nhìn hiện tượng trên… Continue reading

TƯ TƯỞNG HUỲNH GIÁO CHỦ:NHỮNG KHÍA CẠNH VĂN HÓA

Nguyễn Long Thành Nam

IMG.374Bởi vì tác phẩm của Huỳnh Giáo Chủ hướng về đối tượng quần chúng bình dân — và đó là dụng ý rõ ràng của Giáo Chủ, cho nên các giới văn học Việt Nam có vẻ như không lưu tâm tìm kiếm những giá trị văn hóa trong sấm giảng thi văn Phật Giáo Hòa Hảo

Từ trước đến nay, giới khoa bảng Việt Nam thường xem Phật Giáo Hòa Hảo như một “Tôn giáo Nhà quê”, giới chính trị thường xem Phật Giáo Hòa Hảo như một quần chúng hậu tiến. Đó cũng là lối nhìn của đô thị đối với nông thôn, phát xuất từ khuynh hướng “tống Cựu nghinh Tân” của phái Tân học nghiêng về văn minh Tây phương. Cũng là khuynh hướng thời đại của thế kỷ 20: Khuynh hướng bỏ nông thôn về thành thị mà hệ luận đương nhiên là thành thị lãnh đạo nông thôn.

Khuynh hướng bỏ nông thôn về thành thị tại các quốc gia phát triển, khế hợp với tiến trình cơ giới hóa, kỹ nghệ hóa, hoán chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang kỹ nghệ, và do đó, chuyển dụng khối nhân lực từ khu vực đệ nhứt qua các khu vực đệ nhị và đệ tam.

Nhưng tại Việt Nam, trạng thái bỏ nông thôn về thành thị đã không phát triển theo tiến trình bình thường đó. Nông thôn chịu đựng chiến tranh nặng nề nhứt, hy sinh nhiều và người nông dân bỏ nông thôn lên thành thị phần nhiều vì lý do an ninh.

Trong khi nông dân từ các vùng nông thôn khác bỏ làng về đô thị, thì đặc biệt tại các tỉnh miền Tây, người nông dân Phật Giáo Hòa Hảo vẫn kiên trì… Continue reading

test1

TAN MAN

 

 

 

KHOA CỬ THỜI XƯA

Trần Hải Triều sưu tầm

IMG.831Dưới các đương triều phong kiến, đất nước ta trải qua một chặng đường dài 10 thế kỷ, đã tổ chức được nhiều khoa thi Tiến sĩ. Khoa mở đầu vào năm Ất Mão (1075) đời Lý Nhân Tông và Khoa kết thúc vào năm Kỷ Mùi (1919) đời Nguyễn Khải Định.

Về thể lệ thi, buổi đầu chưa ổn định, ở thời nhà Lý khoảng cách giữa những khoa thi thường là 12 năm. Đến khoa thi Kỷ Hợi mới được qui định 7 năm một kỳ. Sang nhà Lê, năm Thiệu Bình thứ 2 (1435) đời Thái Tông sửa lại là 6 năm 1 kỳ. Nhưng đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thái Tông lại đổi lại là 3 năm 1 kỳ. Lệ thi này được chấp nhận suốt cả thời kỳ Hậu Lê cho tới cuối Nguyễn.

Từ Trần Thuận Tông đều qui ước : mùa thu năm trước thi Hương, mùa xuân năm sau thi Hội.

Khoa cử thời phong kiến gồm có 2 kỳ thi quan trọng bậc nhất được coi như hai cửa ải lớn. Đó là thi Hương (hương thí) và thi Hội (hội thí).

1. Thi Hương : Là kỳ thi một tỉnh hoặc liên tỉnh để chọn người vào thi Hội, thi Đình. Thể lệ thi Hương cũng được ổn định từ thời Lê Thánh Tông nên cũng từ đấy bắt đầu mở trường thi ở các địa phương.

Thời Lê có 9 trường thi : Nghệ An, Thanh Hóa (gồm cả Ninh Bình), Kinh Bắc (Bắc Kinh + Bắc Giang), Thái Nguyên (gồm cả Cao Bằng + Lạng Sơn), Hải Dương (gồm cả Quảng Yên), Sơn Tây (gồm cả Hưng Hóa + Hoài Đức), Sơn Nam. Trường thi Sơn Nam đặt tại làng… Continue reading

LẠC LONG QUÂN VÀ BÀ ÂU CƠ

Huy Việt

HOANG ĐƯỜNG HAY GIÁO HÓA ?

IMG.639Dù sự tích Bà Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng  không phải sự thực, chúng tôi vẫn cho rằng đó là một sự tích rất hay, rất lý thú bởi nó nêu một tinh thần cao đẹp và hàm chứa một triết lý siêu việt,

Khi Vua Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ chia con và chia đất để các con ra sinh cơ lập nghiệp thì Vua Hiền đã nhìn thấy rõ điều này: Nếu Bách Việt đoàn kết thì không một dân tộc nào thắng nổi. Nhưng nếu chia rẽ thì sẽ bị diệt vong.

Nên mang bọc trăm trừng phổ truyền trong Bách Việt với mục đích giáo hóa tinh thần đoàn kết dân tộc, nêu cao tình nghĩa  tương thân tương ái, tình nghĩa thiêng liêng giữa các đồng bào vậy.

Sư tích ấy thật là thâm thúy và có tác dụng giáo hóa mãnh liệt , nhờ đó mà cho đến nay và mãi mãi về sau, dân tộc Việt có được tinh thần đoàn kết tương thân cao độ, tinh thần ấy muôn đời bất diệt.

Đọc lịch sử nước nhà, từ thời Bắc thuộc đền thời thực dân, đế quốc thống trị, chúng ta đã nhận thấy rõ tinh thần đoàn kết keo sơn của dân tộc ta. Quân xâm lăng đã dùng bao nhiêu mưu sâu kế hiểm, xui nguyên dục bị để  reo rắc bất hòa trong dân tộc ta, gây cảnh tương tàn. Khi nội bộ cò mầm rối ren, chúng tràn vào xâm lăng, nhưng khi chúng thấy dân ta đoàn kết thì chúng vẫn e dè . Nhiều giai đoạn trong lịch sử Việt Hùng đã chứng minh điều đó.

Về mặt triết lý, sự tích… Continue reading

HỒI KÍ III (ML2)

Nguyễn Hiến Lê

MỤC LỤC

PHẦN VI: GIAI ĐOẠN 1975 – 1981

Chương XXXI –  KẾT QUẢ SAU NĂM NĂM

….. Thất Bại Trong Hòa Bình

……….Không đoàn kết

……….Bất công

……….Thiếu kỉ luật

……….Kinh tế suy sụp

….. Xã Hội Sa Đọa

……….Tham nhũng – Ăn cắp – Buôn lậu

…..Con Người Mất Nhân Phẩm

…..Phong Trào Vượt Biên

…..Người Ta Đã Nhận Định Sai

…..

(Nguồn : Diễn Đàn Thế Kỷ)

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI8)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

NGƯỜI TA ĐÃ NHẬN ĐỊNH SAI

Vậy dù có lạc quan tới mấy cũng phải nhận rằng công việc xã hội hóa miền Nam này tới nay đã thất bại. Chỉ mới dựng được cái sườn thôi mà đã có nhiều dấu hiệu tỏ rằng sườn đó đã nghiêng ngả: rất nhiều cán bộ đã hủ hóa, hùng hục làm giàu bằng mọi cách, thành một bọn tư sản rồi, tinh thần quân đội đã sa sút, hợp tác xã nông nghiệp đã thất bại, chính sách kinh tế mới phải bãi bỏ; một vài địa phương đã rụt rè lập lại chế độ tư bản: cho dân mặc sức kiếm lợi, cho chợ trời tha hồ phát triển, cho tăng giá xe đò, cho mua xăng và dầu lửa tự do, giá gấp mấy chục lần giá chính thức. Xí nghiệp đánh cá Côn sơn được dùng chính sách chia lời; hễ nộp đủ số cá cho chính phủ rồi thì làm thêm được bao nhiêu, được chia nhau hưởng. Chỉ trong một hai năm xí nghiệp phát triển rất mạnh, mua thêm được mấy chục chiếc tàu mới, thuyền trưởng được chia 2.000 đồng một tháng, thủy thủ 1.500 đồng (lương bộ trưởng chỉ khoảng 200 đồng); chính phủ thấy vậy buộc họ chỉ được tiêu một phần ba số đó còn thì phải gởi ngân hàng, nhưng không biết họ có tuân không.

Ngành nào cũng kẹt, kẹt cứng, chính quyền không… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI7)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

PHONG TRÀO VƯỢT BIÊN

Tôi không biết trước giờ giải phóng, từ Bến Hải trở vào, trong số trên 20 triệu dân có bao nhiêu người vội vã di cư để trốn cộng sản. Dăm bảy ngàn hay vài chục ngàn? Người nào cũng có tâm trạng não nề: bỏ quê cha đất tổ, bỏ thân thích bạn bè, bỏ cả sản nghiệp (có người mới mua được ngôi nhà vài ba chục triệu – hồi đó khoảng 100.000 đồng cũ một lượng vàng – chưa ở được 5-6 tháng đã phải bỏ lại) để qua nước người ăn nhờ ở đậu, làm thứ công dân “da màu”, một thứ công dân hạng hai, và bắt đầu xây dựng lại từ đầu; như vậy ai mà vui cho được? Những người đi đó hoặc là quân nhân, công chức trong các chính phủ trước, hoặc đã có thời sống với cộng sản ở Bắc, sợ chế độ ngoài đó, đã di cư một lần nay lại di cư lần thứ hai. Những người ở lại, xét chung, đều sẵn sàng chấp nhận chế độ mới, dù chưa biết rõ nó sa sao; một số đông còn hăng hái tiếp tay với chính quyền mới để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho tương lai nữa.

Nhưng chẳng bao lâu nhiều người thất vọng, qua năm 1976, đã có lác đác một số thanh niên vượt biên. Họ không có tổ chức, không chuẩn bị… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI6)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

CON NGƯỜI MẤT NHÂN PHẨM

Trong một xã hội như vậy, con người dễ mất hết nhân phẩm, hóa ra đê tiện, tham lam, bất lương, nói láo, không còn tình người gì cả.

Năm 1975 đa số cán bộ, công nhân viên ở Bắc vào thăm gia đình, họ hàng ở trong Nam, còn giữ chút thể diện “cách mạng”, bà con trong này tặng họ gì thì họ nhận, chứ không đòi; về sau họ không còn giữ kẽ nữa, tặng họ một thì họ xin hai, không tặng họ cũng đòi, khiến một ông bạn tôi bực mình, nhất định đóng cửa không tiếp một người bà con, bạn bè nào ở Bắc vào nữa.

Gởi họ mang ra giùm một cuốn sách tặng một người ở Hà nội, họ giữ lại 5-6 tháng, vợ chồng con cái, bạn bè coi cho hết lượt, sách nhàu rồi, họ mới đem lại cho người nhận sách; có khi họ lấy luôn, nhắc họ, họ bảo thất lạc, để kiếm. Mà ba người nhận được sách thì chỉ có một người cảm ơn tôi.

Một nhà văn đất Bắc làm cho một tờ báo nọ nhờ một nhà văn trong Nam viết bài, hứa sẽ trả bao nhiêu đó. Viết rồi, đưa họ, họ đăng, nhưng kí tên của họ rồi đưa cho nhà văn trong Nam nửa số tiền nhuận bút thôi, còn họ giữ lại một nửa. Vừa ăn cắp văn, vừa… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI5)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

XÃ HỘI SA ĐỌA

Ðiều đáng ngại nhất là sa đọa về tinh thần, tới mất nhân phẩm.

THAM NHŨNG

● Ở tỉnh nào cũng có một số cán bộ tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước.

Nếu một cán bộ nào bị dân tố cáo nhiều quá thì người ta cũng điều tra, đưa cán bộ đó tới một cơ quan khác (có khi còn dễ kiếm ăn hơn cơ quan cũ), đem người khác (cũng tham nhũng nữa) lại thay. Ít tháng sau dân chúng nguôi ngoai rồi, người ta lại đưa kẻ có tội về chỗ cũ. Người ta bênh vực nhau (cũng là đảng viên cả mà) vì ăn chịu với nhau rồi. Dân thấy vậy, chán, không phí sức tố cáo nữa. Có người bảo: “Chống chúng làm gì? Nên khuyến khích chúng sa đọa thêm chứ để chúng mau sụp đổ”.

Có những ông trưởng ti mỗi ngày một ve Whisky (tôi không biết giá mấy trăm đồng), hút hai ba gói thuốc… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI4)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

KINH TẾ SUY SỤP

● Sự thất bại hiển nhiên của chế độ là sự suy sụp của kinh tế như tôi đã trình bày sơ lược ở trên. Hậu quả là Việt nam trước thế chiến tự hào là “tiền rừng bạc bể”, có những đồng lúa, đồn điền cao su mênh mông ở miền Nam, những mỏ than, mỏ phốt phát phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.

Từ ngày 30-4-75, do những đồng bào ở Bắc vào, chúng ta ở Nam mới lần lần biết cảnh điêu đứng của dân tình ngoài đó sau hai chục năm sống dưới chế độ mới. Từ trên xuống dưới ai cũng phải ăn độn có khi 60-70% (1); có hồi gạo quí tới nỗi người ta cất vào trong những cái thố, cái liễn, trân trọng như nhân sâm, chỉ khi nào đau ốm mới lấy ra một nhúm để nấu cháo, ngày tết có đủ gạo nấu cơm cúng ông bà là mừng lắm; khi nào được ăn một bữa cơm không độn với nước mắm thôi thì coi như được mời dự một bữa tiệc. Nước mắm rất hiếm, có người ở Nghệ an hay Hà tĩnh mấy năm không có nước mắm, gặp người trong Nam ra đem theo nước mắm, xin một vài muỗng rồi cầm nuốt ực ngay hết, không đợi đem về nhà.

Bát ăn mỗi người mỗi năm… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI3)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

THIẾU KỶ LUẬT

● Không ai có trách nhiệm mà tinh thần bè phái quá nặng, nên không có kỉ luật, dưới không tuân trên, loạn.

Chương trên tôi đã nói tới cái tệ mỗi tỉnh là một tiểu quốc, địa phương tự do tới mức không tuân lệnh trung ương (ngay xã cũng không tuân lệnh tỉnh, huyện), lấy lẽ rằng chỉ địa phương mới hiểu tình trạng của địa phương, cấp trên không nên xen vào; cái tệ nhân viên được lệnh đi công tác mà không đi, nằm ỳ ở nhà, một tuần sau trở lại sở, trả sự vụ lệnh mà không bị khiển trách; cái tệ nhân viên muốn bỏ sở về giờ nào thì về, lấy cớ là phải kiếm gạo, chủ nhiệm đành làm thinh, chứ không biết đáp sao.

Tôi kể thêm một trường hợp nữa. Ông giám đốc một cơ quan nọ đến tuổi về hưu, bảo người giúp việc: “Tôi sẽ không về, về thì mất hết quyền lợi: xe hơi, “bìa” (sổ đặc biệt để mua nhu yếu phẩm), nhà ở v.v… mà còn bị xã ấp nó ăn hiếp, hoạnh họe cái này, cái khác; không, tôi không về”. Một ông giám đốc mà sợ công an ấp vì công an có quyền bắt ai thì bắt, giam ai thì giam. Một viên công an bảo: “Tôi làm việc bốn năm năm rồi, mà bây giờ mới biết quyền hạn của tôi, từ… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI2)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

BẤT CÔNG

● Ðiểm thứ nhì làm cho chúng ta thất vọng là xã hội chủ nghĩa còn bất công hơn thời trước nhiều.

Marx và Lénine muốn tạo một xã hội không có giai cấp, công bằng, bình đẳng. Nhưng Staline cho sự bình đẳng là “không xứng” (indique) với một xã hội theo chủ nghĩa xã hội (1), và ở Nga, theo nhà bác học Sakharov (trong một bài báo đã dẫn) thì năm 1972 xã hội đã bất bình đẳng mà còn bất công. Không còn tình trạng tư bản bóc lột thợ thuyền, nhưng giai cấp lãnh đạo được hưởng rất nhiều quyền lợi còn giai cấp công nhân thì sống thiếu thốn. Cây quạt lương bổng (eventail des salairs) vẫn mở rộng, có phần còn hơn ở các nước tư bản; nói cách khác, lương giữa một viên giám đốc với một thợ thuyền không chuyên môn còn cách biệt nhau rất xa, hơn ở phương Tây. Kravchenko trong cuốn đã dẫn cũng phàn nàn rằng các đồng chí “bự” (grosses légumes) sống như ông hoàng, có phòng ăn riêng, thức ăn riêng, tiệm mua dược phẩm riêng, thợ hớt tóc riêng, nhà thương riêng, cầu tiêu riêng… cái gì cũng riêng, và ông ta chua xót thấy cách bóc lột thời ông bất lương hơn cách thời Nga hoàng (trang 525, 105).

Ở nước mình cũng như Nga, không còn cái tệ tư bản bóc lộc thợ thuyền; chế… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXXI1)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXXI 

KẾT QUẢ SAU 5 NĂM

…..

THẤT BẠI TRONG HÒA BÌNH

Mấy tháng đầu sau ngày 30-4-75, các bạn kháng chiến già cũng như trẻ, nhất là trẻ, đều có tâm lí chung là hăm hở hưởng thụ sau mấy chục năm gian khổ sống chui, sống nhủi trong rừng trong bụi, dưới hố dưới hầm. Ðành rằng phải bắt tay ngay vào việc kiến thiết, nhưng đã có đường lối sẵn rồi, có kinh nghiệm hai chục năm ở Bắc thì không có gì khó; vả lại đã thắng được Mĩ, thành cường quốc thứ ba trên thế giới, sau Nga và Trung hoa thì có việc gì mà làm không được, chỉ trong 5 năm sẽ tiến bộ, hai chục năm sẽ đuổi kịp Nhật bản về kinh tế.

Muốn kiến thiết thì trước hết phải san phẳng chế độ cũ đã, không để lại một dấu vết nào cả. Phải đuổi hết các nhân viên cũ, để anh em cách mạng chia nhau tất cả các chức vụ lớn nhỏ. Phải diệt bọn tư bản, chiếm nhà cửa, tài sản như núi của họ, chia nhau mỗi người một chút. “Ðó là quyền của mình mà!”

Tóm lại, ai cũng “hồ hởi”, tin tưởng. Chỉ có thủ tướng Phạm văn Ðồng là tỏ vẻ ưu tư một chút. Trong một cuộc hội họp ở Sài gòn, ông bảo các bạn đồng chí: “Nous avons gagné la guerre, il ne faut pas perdre la paix” (Chúng ta đã thắng… Continue reading

TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG PHẬT GIÁO HÒA HẢO

Nguyễn Long Thành Nam

IMG.374Nho giáo thường được thấy bàng bạc nhiều nơi trong Kinh kệ hoặc Thi ca của Phật Giáo Hòa Hảo.

Có khi với tính cách hô hào mọi người làm theo:

Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh,

Sách thánh hiền dạy đạo làm người.

(Kệ dân)

Trung Dung khuyên đó noi gương Khổng.

(họa lại bài Ông Nguyễn Thanh Tân)

Noi chí Thánh Hiền tìm cội cũ.

(tặng ông Nguyễn Kỳ Trân)

Có lúc với tính cách dẫn dụ:

Đức Khổng Thánh người sanh nước Lỗ,

Ngài còn xưng cuồng quyến giả hồ.

(Diệu Pháp quang minh)

Thầy Mạnh ra dùng đạo châu du,

Lúc thập bát chư hầu rối loạn.

(Diệu Pháp Quang Minh)

Nghèo Thầy Nhan bầu nước đai cơm,

Tuy cơ hàn mà được danh thơm.

(Sa Đéc)

Và có khi như nhắc nhở cho mọi người cùng nhớ lại:

Sách Thánh đạo ghi trong Tam Tự,

Người mới sanh tánh thiện trời dành.

(Giác Mê Tâm Kệ)

Thánh nhơn ghi sách Trung Dung,

Hiền nhơn thức tỉnh biết dùng người ngay.

(viếng làng Mỹ Hội Đông)

Chữ Thánh Hiền mới được nôm na,

Ta thỏa chí hô hào trung nghĩa.

(Nang thơ cẩm tú) (*)

Nho giáo truyền bá bởi Huỳnh Giáo Chủ chỉ giới hạn trong phạm vi luân lý thường nghiệm, nói cách khác, giới hạn ở bậc hình nhi hạ, bởi vì đối tượng đa số là giới bình dân, phần hình nhi thượng của Nho giáo có thể làm rối loạn các tâm hồn thuần phác mộc mạc.

Ở nhiều đoạn, quần chúng tín đồ được giáo dục về tam cang ngũ thường, với những dẫn giải giản dị về đạo quân thần, thầy trò, cha con, và nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Các nữ tín đồ… Continue reading

THIỀN – NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC “THỨC NGỘ” ĐẶC THÙ PHẬT GIÁO Á ĐÔNG

Trịnh Văn Định 

IMG.080Thiền là sản phẩm trí tuệ của khu vực Đông Á, kết tinh của hai nền văn hoá lớn nhất của khu vực là Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại, hơn nữa, là phương thức nhận thức con người có chiều sâu và được thử thách qua nhiều thời đại và trong khu vực cũng có những phương thức tư duy khác nhưng không tiêu biểu và đặc thù như Thiền.

Tất cả những gì hiện diện được hình dung là văn hoá đều nhằm phục vụ cho con người. Từ cổ chí kim, những khát vọng, những tìm tòi ở mọi nơi mọi chỗ trên hoàn cầu này đều nhằm từ tìm hiểu bản ngã đến thúc đẩy tha nhân văn hoá hơn. Thiền với tư cách là đặc phẩm Á Đông là một sáng tạo như vậy. Cái được gọi là Thiền Á Đông, được hình dung là một nội hàm đa diện. Từ góc nhìn giáo dục, Thiền là một Phương tiện đặc thù của Á Đông. Bài viết quan niệm Thiền như một sáng tạo của Á Đông trong nhận thức con người và thế giới và từ đó Thiền trở lại với tư cách là một phương thức đặc phẩm của Á Đông trong thức ngộ tha nhân.

1.   Từ nhận thức bản ngã và thế giới đến thức ngộ tha nhân

1.1. Từ nhận thức bản ngã  và thế giới…

Có thể nói Thiền là tinh hoa của hai cột trụ văn hoá Châu Á và thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa. Phật giáo vào Trung Hoa thời nhà Hán, kết hợp với triết học Lão Trang Trung Hoa tạo thành một thức đặc phẩm Thiền. Từ đó Thiên Nam Tông Trung Hoa truyền… Continue reading

LỊCH SỬ HÒN NON BỘ

…..

LỊCH SỬ HÒN NON BỘ
Tác giả: Phan Quỳnh

 

 

LỊCH SỬ HÒN NON BỘ


Chơi cây cảnh, chơi đá tảng, chơi non bộ, là môn chơi tao nhã, hấp dẫn, từ ngàn xưa của người Việt, kể cả các dân tộc phương đông và ngày nay thú chơi này đã lan rộng sang các nước phương tây .

Non bộ là núi nhân tạo , dùng đá , vữa hồ , đất , … , tạo cảnh thiên nhiên hùng vĩ với hang động , ghềnh thác , núi cao biển rộng của cảnh thật hay cảnh tưởng tượng , được bàn tay nghệ nhân khéo léo bầy xếp , gắn tạc , đục đẽo , để dàn trải trong vườn cảnh , hay trong hồ cá , hoặc ngay trong chậu cạn , đồng thời điểm xuyết, trang trí rêu cỏ , cây cối nhỏ bé có dáng vóc cổ thụ , một số hình tượng (như mục đồng , ngư ông , tiều phu , tiên ông , đạo sĩ , … , chùa tháp , đền miếu , cầu đường , ghe thuyền, thác nước đổ , phun sương , phun khói , cù lao , muông thú bằng sành , bằng đất sét v.v. …) hầu diễn tả một sự tích , một câu chuyện làm cho non bộ có nội dung và linh hoạt , gợi hình , gợi cảm cho người thưởng ngoạn .

Có non bộ cao lớn hàng chục , hàng trăm thước tây , ví dụ hòn Ộ Vạn Tuế SơnỢ của vua Lý Thái Tông chế tác năm Mậu Thìn 1028 , và cũng có non bộ bé nhỏ bằng gang tay hay nhỏ hơn

IMG.821

IMG.815

Theo Lê Văn Siêu thì : không thể căn cứ vào lớn… Continue reading

CÂU CHUYỆN “HOTMAIL”

Lời Mở Đầu

IMG.809Quả là danh bất hư truyền. Hiện nay trên thế giới hầu như có trên 22 triệu người xử dụng hộp thư điện tử email của Microsoft Company trong phần Internet Explorer, mà ai ai cũng biết danh, chúng ta gọi là “HotMail”.. Ai ai cũng thích danh từ: “Hot Meal” (thức ăn nóng hổi vừa thổi vừa ăn), dĩ nhiên ngon lành hơn “Cool Meal” (thức ăn nguội ngắt).
Khi nhóm Internet Explorer tung ra thị trường vi tính computer thì công ty Microsoft của Bill Gates từ hạng 5 nhảy lên hạng nhất rồi. Trước đó thì Microsoft phải nhường bước cho sư tổ sáng chế phần vụ Internet hay gọi là www (nghĩa là World Wide Web) mà ta gọi là: “Netscape”. Netscape vang danh thiên hạ nhờ phần gửi thư điện tử email rất dễ dàng.

Rồi vật đổi sao dời Microsoft nhào lên thị trường mà dịch vụ thu hoạch hàng năm về phần nay lên đến cả chục tỉ USD… Làm trùm những hạt kim cương lóng lánh, hãng De Beers tại Nam Phi số thu hoạch hàng năm vẫn còn là một con số khiêm nhường, rất tốn công đào mỏ, rồi cắt gọt, rồi đánh bóng….. Nhiều khi thị trường bị đứng lại rồi nhiều mỏ khai ra của nhiều tư nhân tại Brazil , Peru , Siberia Nga , Indonesia v.v… Làm trùm sản xuất xăng dầu hiện nay là BP, cái mà dân Việt Nam gọi là British Petroleum mà hiện nay đẩy Côngty nhãn hiệu con sò Shell sang một bên, một góc vách tường, lợi tức cũng không dễ dàng như vậy. Khi Internet Explorer của Microsoft tung ra chưởng độc địa mang tên là “HotMail”, thì quần hùng đều kinh ngạc. Thư điện tử… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXX6)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI 
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXX 

CHẾ ÐỘ TẬP THỂ Ở MIỀN NAM

KINH TẾ

Sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, bước đầu của chế độ cộng sản là nắm hết sự sản xuất và sự phân phối trong nước. Có nắm được như vậy thì mới mau bình sản được, mới diệt được sự bóc lột của cá nhân, sự bất công mới giảm được sự bất bình đẳng, trong nguyên tắc. Ai cũng hiểu như vậy nhưng chỉ cộng sản mới can đảm, kiên nhẫn, cương quyết thực hành điều đó. Cộng sản “đáng phục” chỉ ở điểm đó, còn tinh thần nhân đạo, thương người nghèo của họ không hơn gì -nếu không nói là kém- Kitô giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo…; mà lí thuyết của họ thì còn có thể đem ra bàn luận hoài được, khen cũng được mà chê cũng được.

A. Sản xuất

a. Nông Nghiệp
Căn bản là sản xuất thức ăn: canh nông, mục súc. Ðó là vấn đề số một, vì ba lẽ: ăn là nhu cầu số một; -hai phần ba nhân loại đang bị nạn thiếu ăn, mà nạn đó mỗi ngày một tăng; – sản phẩm kỹ nghệ nào cũng có thể tăng rất mau được nhờ máy móc, chỉ có thảo mộc, súc vật là không thể bắt chúng tăng năng suất mau và quá một mức nào đó được.

Về nông nghiệp, hai nước cộng sản đàn anh Nga, Trung… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXX10)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI 
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXX 

CHẾ ÐỘ TẬP THỂ Ở MIỀN NAM

…..

…..

NGOI GIAO

Về ngoại giao nước mình đã đứng hẳn về phe cộng sản. Như vậy các nước tư bản ngại không muốn đầu tư vào Việt nam mà sự phát triển kinh tế sẽ chậm.

Khi Miên, Việt hục hặc nhau ở biên giới (nghe nói từ đầu năm 1976?) thì tôi đã ngạc nhiên; rồi đầu năm 1979, Trung hoa đem quân tàn phá mấy tỉnh cực bắc của mình thì ai cũng chán nản, kể cả một số bạn của tôi ở Bắc. Thế này thì tình anh em trong thế giới cộng sản cũng chẳng đẹp gì hơn tình giữa các nước tư bản với nhau ư?

Luôn trên hai chục năm từ 1950 đến 1974, Trung hoa hết lòng giúp mình thắng thực dân Pháp, rồi Mĩ mà mới ba năm sau khi thắng Mĩ, Hoa Việt đã choảng nhau là nghĩa lí gì? Nguyên do ở đâu?

Có người bảo tại trong hiệp định Paris, mình và Trung hoa, có lẽ cả Mĩ nữa, đã thỏa thuận ngầm với nhau về một điều nào đó rồi mình không giữ lời hứa, nên Trung hoa phải “ra tay” và Mĩ đứng về phía Trung hoa. Có phải vậy chăng? Mà thỏa thuận ngầm đó ra sao?

Có người lại bảo rằng tại mới thắng được Mĩ, mình đã muốn làm chủ cả bán đảo Ðông dương, lãnh đạo Miên, Lào… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXX9)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI 
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXX 

CHẾ ÐỘ TẬP THỂ Ở MIỀN NAM

…..

..Y T

Tại các nước tiên tiến ở Tây phương, trung bình cứ 1.000 dân có một bác sĩ; mà họ cho là còn thiếu, phải tăng gấp đôi số bác sĩ mới đủ. Ở miền Nam nước mình, trước 1975 khoảng 10.000 dân có một bác sĩ, mà đa số làm việc ở thành thị, thành thử nông thôn có nơi 20.000 dân mới có một bác sĩ. Như vậy bất công, sức khỏe nông dân không được săn sóc, họ phải dùng thuốc bắc, thuốc nam do các thầy lang bốc.

Tình trạng đó chung cho các nước kém phát triển. Trước 1975 tôi được đọc một cuốn của một bác sĩ Âu nghiên cứu các nước đó ở Phi châu. Ðại ý ông đề nghị phải đào tạo thật mau nhiều nhân viên y tế cho nông thôn. Cho họ học độ sáu tháng, biết ít điều căn bản về vệ sinh (chà răng, nấu nước trước khi uống, đề phòng một số bệnh như sốt rét, tháo dạ, kiết, nhất là các bệnh truyền nhiễm), biết băng bó, chích thuốc và biết dùng 5-6 chục thứ thuốc thông thường.

Dân trong ấp, xã bị bệnh thì lại họ trước, họ không trị được thì đưa ngay lên quận; quận có bác sĩ đa khoa, trị không được thì đưa lên tỉnh; tỉnh có bác sĩ chuyên khoa, đủ dụng cụ, đủ… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXX8)

 

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI 
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXX 

CHẾ ÐỘ TẬP THỂ Ở MIỀN NAM

…..

GIÁO DC – VĂN HÓA

Giáo dc

Chính quyền rất coi trọng giáo dục, mở rất nhiều nhà trẻ, trường học từ mẫu giáo tới đại học. Giáo dục mới đầu hoàn toàn miễn phí (1), do đó có vẻ rất bình đẳng. Ở đại học, sinh viên nào cũng được trợ cấp mỗi tháng 18 đồng, tuy không đủ, nhưng cũng đỡ cho cha mẹ. Dĩ nhiên phải như vậy, nếu không thì không ai cho con học đại học được. Các đồng bào thiểu số cũng được dạy dỗ như người kinh, đó cũng là điểm đáng khen nữa.

Trẻ em được cưng nhất, được coi là cháu bác Hồ. Nhà trẻ nào cũng đẹp, có vườn rộng. Tại khu tôi ở, trên đường Nguyễn văn Trỗi (xưa là Trương Minh Giảng), hai nhà trẻ ở cách nhau có vài trăm thước, đều rộng rãi, mát mẻ; hồi mới mở, đi ngang qua tôi còn thấy mươi trẻ em và vài cô giáo, một năm sau không thấy bóng trẻ nữa. Cha mẹ không muốn gởi con, vì chúng không được săn sóc kĩ, mà thuê một người già giữ giùm. Ở Hà Nội có những tư nhân chuyên giữ trẻ tại nhà mình, mỗi trẻ phải trả mười, mười mấy đồng một tháng. Có phúc nhất là được ông bà nội hay ngoại trông nom cho.… Continue reading

HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXX7)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI 
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXX 

CHẾ ÐỘ TẬP THỂ Ở MIỀN NAM

…..

.b. Công nghiệp


Xí nghiệp quốc doanh nào cũng lỗ nặng. Người ta không hề tính sản xuất một hóa phẩm phí tổn mất bao nhiêu, bán ra được bao nhiêu, lời hay lỗ. Cứ việc sản xuất, lỗ cũng không sao, bán không được thì bắt dân tiêu thụ hoặc đổ đi.

Một kĩ sư ở Nga về đã trên mười năm, năm 1967 vào tham quan các xí nghiệp lớn miền Nam bảo tôi rằng cảm tưởng đầu tiên và mạnh nhất của ông ta là các xí nghiệp này chú trọng đến cái “profit” (lời) quá. Ông ta không hiểu nổi đó là một điều tự nhiên. Một cơ quan xuất bản, một tờ báo của chính quyền có lỗ cũng không sao, vì công việc đó có mục đích giáo dục quần chúng, không có tính cách thương mãi. Nhưng sản xuất một món hàng để xuất khẩu mà không tính lời, lỗ thì kinh tế làm sao đứng vững được.

Ngay như một tổ hợp vận tải trong nước mà lỗ hoài thì cũng phải dẹp tiệm, vì hết vốn, không có tiền mua xe mới để thay thế xe cũ.

Từ bia, nước ngọt, đến tôm cá, đồ hộp như khóm, màn trúc, quần áo may sẵn, đồ sơn mài… bất kì món gì, mới đầu phẩm còn kha khá, sau cứ mỗi ngày một tệ, bị ngoại quốc gởi… Continue reading

Tìm Kiếm