Nhà văn Vũ Trọng Phụng và câu chuyện con trai Vũ Trọng Khanh
Trần Hoàng Thiên Kim – Hòang Hải Thủy
Ối.. ông Đại Tá Vũ Lăng ơi.. Lộng giả thành chân có thế thôi..! I can You. I xin You. Ông định làm trò lộng giả thành chân nhưng không được đâu, nhiều khi lộng giả không thành chân, thành cẳng mà là thành dzởm! Ông dựng đứng lên những chuyện không thật, chúng tôi biết những chuyện ông nói không thật, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng.
VÀI SUY NGHĨ VỀ PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Triết Gia Kim Định
Ngoài Hòa Hảo và Nho thì cho đến nay, không có Chủ Đạo nào khác… mà chỉ có chủ thuyết, tức mới ở đợt ý hệ, chưa lên đến đợt tâm linh để thành chủ đạo. Chúng phát xuất, hoặc do triết học tất cả còn duy ý, hoặc do tôn giáo thì chỉ là tầm gửi. Đức Ki Tô đã nói “nước ta không thuộc trần gian”, nên giáo sĩ bị cấm làm chính trị, còn giáo dân thì có làm, nhưng chỉ là chính trị ở lương tri, ở đợt lợi hành, tiếng là Ki Tô, nhưng trong Ki Tô không có nền tảng chính trị.
——————————————————————————————————————–Phất Thủ Liệu Pháp
Phất Thủ Liệu Pháp hay còn gọi là phương pháp trị bệnh bằng cách vẫy tay hay lắc tay đã được người Việt chúng ta biết đến khá nhiều trong khoảng 3 thập niên qua. Một phương pháp luyện tập rất thích hợp với người lớn tuổi vì giản dị, nhẹ nhàng với chiêu thức tóm tắt gần như còn có một động tác, có thể tập tại nhà, lúc nào tập cũng được nhưng có kết quả rất cao với khá nhiều chứng bệnh, qua sự chứng nghiệm của rất nhiều người.
Nhận thức được chân giá trị của Phất Thủ Liệu Pháp, người viết đã tham khảo và tổng hợp các kiến thức (lý giải) quí giá từ tài liệu của các Đông Y sĩ, Y sĩ và kinh nghiệm của những người luyện tập để đúc kết thành bản tài liệu dưới đây, hầu giúp cho người đọc cũng như người luyện tập có được một cái nhìn trọn vẹn trên nhiều khía cạnh khác nhau
Ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa ở Nhật Bản
Hiền Liên
Nói đến Nhật Bản là nói đến một quốc gia đa tôn giáo. Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử Nhật Bản ta luôn thấy sự hiện diện của nhiều tôn giáo, chủ yếu là ba tôn giáo sau: Thần đạo (đạo Shinto), Phật giáo và Thiên chúa giáo. Cho đến nay, ảnh hưởng của ba tôn giáo này đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống văn hoá của người Nhật.
Vài Nét về Thực Trạng Tôn Giáo tại Hoa Kỳ
TS. Nguyễn Văn Dũng
Đây là một bức tranh tôn giáo đa sắc màu, nhưng Tin Lành giáo vẫn là một mảng màu đậm sắc. Cùng với thời gian, mảng màu Tin Lành giáo nói riêng, mảng màu Kitô giáo nói chung, đang có xu hướng nhạt dần. Sự khô đạo, nhạt đạo cũng đang xuất hiện ở đất nước này, nơi được coi là thiên đường của tôn giáo và tự do tôn giáo.
Vài Tin Cần Biết Về Bệnh Dịch
Phân Biệt Triệu Chứng Cúm Thường Hay Cúm Do Covid-19
Xông Khi Bị Cúm Corona
Đại học Johns Hopkins đã gửi ghi chú chi tiết về việc tránh lây nhiễm
Đại Tá Vũ Lăng Vũ Trọng Khanh
Hòang Hải Thuỷ
Ối.. ông Đại Tá Vũ Lăng ơi.. Lộng giả thành chân có thế thôi..! I can You. I xin You. Ông định làm trò lộng giả thành chân nhưng không được đâu, nhiều khi lộng giả không thành chân, thành cẳng mà là thành dzởm! Ông dựng đứng lên những chuyện không thật, chúng tôi biết những chuyện ông nói không thật, chúng tôi bắt buộc phải lên tiếng.
Suy ngẫm về kinh tế thị trường và sự suy đồi đạo đức
Suy ngẫm về kinh tế thị trường và sự suy đồi đạo đức
Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt, mọi hàng hóa, mọi dịch vụ dường như ngày càng “thương mại hóa”, đã nổi lên nhiều ưu tư về sự suy thoái đạo đức của xã hội lẫn con người.
Có người giải thích sự kiện này với khẳng định: Thị trường khiến con người tham lam hơn, xấu xa hơn. Song, như nhiều học giả đã lý luận: Lòng tham thì vô bờ bến, những tính xấu của con người thì đã có từ khi loài người xuất hiện trên địa cầu, và chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế, trong bất cứ thể chế chính trị hoặc kinh tế nào. Thế nên, đi tìm lý do của sự suy kiệt đạo đức (nếu có) đặc thù của kinh tế thị trường thì phải đưa bằng chứng là hiện tượng ấy gắn liền với những đặc tính cá biệt của thị trường, chứ không phải chỉ vì bản tính chung chung của loài người.
Vài năm gần đây, người có nhiều đóng góp nhất về vấn đề này có lẽ là Michael Sandel, Giáo sư triết học của Đại học Harvard. Khởi điểm lý luận của Sandel là câu hỏi: Vì bản chất của thị trường là thương mại, có chăng những loại phẩm vật (hàng hóa hoặc dịch vụ) mà, xét theo một tiêu chuẩn đạo đức nào đó, không nên được mua bán trên thị trường? Theo Sandel, nếu có những vật phẩm như thế thì sự xuất hiện thị trường cho chúng trong một xã hội sẽ làm suy bại đạo đức của… Continue reading
Vì sao nhiều người Nhật lăn ra chết khi đang làm việc?
Vì sao nhiều người Nhật lăn ra chết khi đang làm việc?
Chết vì làm việc quá độ được coi là một vấn nạn tại Nhật, có khi đến mức 10.000 người chết/năm
Người Nhật có biệt tài chế ra các từ mới – và có một số từ mà bất cứ dân văn phòng tự trọng nào cũng nên nhớ trong từ điển của riêng mình.Đó là từ arigata-meiwaku: nghĩa là ai đó làm giúp bạn một việc gì đó mà bạn không yêu cầu – trong thực tế, khiến bạn cảm thấy cực kỳ bất tiện – nhưng vì xã giao bạn buộc phải cảm ơn họ.
Hoặc từ majime: nghĩa là một đồng nghiệp nghiêm túc, đáng tin cậy có thể hoàn thành mọi việc mà không gây ra bất cứ trắc trở nào.
Nhưng có một từ đặc biệt trong tiếng Nhật mà chẳng ai muốn liên quan đến nó: karoshi, dịch ra có nghĩa là “chết vì làm việc quá độ”.
Các phúc trình về những lao động chính trong gia đình chết vì làm việc quá độ đã trở thành chủ đề nóng trong hàng thập niên.
Nhưng liệu đó có phải chỉ là một huyền thoại ở đô thị?
Không, hoàn toàn không.
Hội chứng xã hội này lần đầu tiên được ghi nhận là năm 1987, khi Bộ Y tế Nhật Bản bắt đầu ghi nhận các ca chết đột ngột từ hàng loạt các giám đốc điều hành đang trong giai đoạn thăng tiến.
Hội chứng này lan rộng ở Nhật Bản tới mức nếu một người chết và cái chết được xem là vì làm việc quá độ, gia đình nạn nhân được chính phủ đền bù khoảng 20.000đô la Mỹ/năm và công ty đó có thể trả một… Continue reading
PHAN BỘI CHÂU & NỮ QUYỀN
Ông già Bến Ngự và nữ giới 1
Bùi Trân Phượng
Thời gian Phan Bội Châu bị an trí tại Huế và được gọi là Ông già Bến Ngự kéo dài gần 15 năm (1926-1940). Nhiều người cho rằng đó là thời kỳ mà tư tưởng và phương thức chống Pháp của ông ôn hoà hơn. Phương thức ôn hoà có thể đúng, tư tưởng thì không.
Nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu về nữ giới và nữ quyền có thể cho chúng ta minh chứng về xác quyết trên. Chúng tôi sẽ tập trung nhiều nhứt ở giai đoạn “ Ông già Bến Ngự ” trong cuộc đời Phan Bội Châu (PBC). Nhưng thật ra, thái độ của Phan đối với vấn đề nữ giới và nữ quyền có tính nhứt quán khá đáng ngạc nhiên. Chúng tôi sẽ thử bước đầu lý giải nguyên nhân.
Với những người phụ nữ
Trong gia đình
Người phụ nữ đầu tiên phải nói tới trong đời Phan là bà vợ chánh Thái Thị Huyên (1866-1936), lớn hơn ông một tuổi. Hứa hôn từ khi hai trẻ mới thôi nôi, thành hôn vào độ tuổi đôi mươi, sau vài năm chưa có con, bà cưới vợ thứ cho chồng, vì thông cảm nỗi lo bốn đời « độc đinh » trong gia tộc, khiến cha chồng « khát cháu ». Phan có thể không động tâm vì nhan sắc, nhưng thâm cảm nghĩa tình vợ đã tận tuỵ chăm sóc cha già đau yếu, một tay “ gánh vác giang san nhà chồng ” trong hoàn cảnh ông mồ côi mẹ đã tám năm, nhà đơn chiếc cha già em dại, ông thì « luôn năm ngồi quán ở phương… Continue reading
PHÍA SAU THẾ GIỚI ẢO LÀ NHỮNG NỖI ĐAU CÓ THẬT
Không phải ai vào thế giới ảo cũng tốt, cũng sống thật, và ngược lại. Chỉ duy nhất một điều, đằng sau chữ “ảo” là chữ “thật”, là những con người thật mang cảm xúc yêu thương thật và tổn thương cũng rất thật…
Thế giới ảo như mạng xã hội, truyện tranh,… đối với giới trẻ tựa như một chất gây nghiện nhưng đồng thời cũng mở ra một chân trời mới cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó.
Điều quan trọng nằm ở người sử dụng công nghệ. Nếu người trẻ lao vào mù quáng như những con thiêu thân, mà không chuẩn bị cho mình bất cứ hành trang gì để đối phó với những mặt tốt xấu do thế giới ảo mang tới, rất có thể họ sẽ vấp phải những hệ lụy khôn lường, không chỉ làm lãng phí về thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thay đổi về tâm sinh lý thậm chí là bỏ đi cả sinh mạng quý báu.
Các trang mạng xã hội tựa như con dao hai lưỡi, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ. Thường thì khi gặp những khó khăn trong cuộc sống thường nhật, rất nhiều người lui vào thế giới ảo để tìm lối thoát chứ không còn thói quen tìm đến người thân để giải tỏa cảm xúc, thậm chí là đối diện với khó khăn ngoài đời thật như các thế hệ trước.
Giới trẻ ngày nay coi thế giới mạng như thành lũy an toàn, chỉ của riêng họ, ngồi một mình với chiếc máy tính, họ sẽ không phải đối diện với những sự việc trong thực tế, họ tìm thấy sự “thành công” và thỏa mãn,… Continue reading
BI KỊCH DÂN SỐ CỦA ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN
Ai đó có thể tưởng tượng được sau khoảng 40 năm nữa, 40 triệu người Nhật sẽ biến mất? Và nếu xu thế này không thể được cải thiện một cách đáng kể, 50 năm nữa, dân số Nhật sẽ chỉ tương đương thời điểm năm 1953, tức là cách đây tới 60 năm.
Năm nay đã 33 tuổi, khi được hỏi về hôn nhân, cô hỏi ngược lại: Tại sao phải kết hôn khi cuộc sống của tôi đang quá hoàn hảo? Hết giờ làm, tôi đi mua sắm, đi ăn tối với bạn bè, nghe hòa nhạc. Kết hôn đồng nghĩa với các thú vui trên chấm dứt, bạn phải ngửa tay xin đàn ông từng đồng, bạn phải ràng buộc số phận mình vào một người đàn ông mà bạn cũng chẳng biết có tốt với bạn hay không.
Tại một trường đại học ở Niigata, dù năm nay đã 44 tuổi nhưng Mariko vẫn chưa biết khi nào sẽ là ngày cưới của mình. Dù đã có bạn trai, nhưng cô vẫn luôn đặt câu hỏi rồi mình sẽ thế nào nếu kết hôn? Bố mẹ cô đã mệt mỏi với việc thuyết phục cô kết hôn, mỗi lần về thăm nhà đối với cô chỉ là những câu hỏi gượng gạo. Bố mẹ luôn cố gắng nghe ngóng, chờ đợi từng cuộc điện thoại của cô với bạn bè để chờ một tín hiệu kết hôn, cô hiểu điều đó,… Continue reading
GÓC KHUẤT TĂM TỐI TRONG XÃ HỘI NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI
Khi gặp trục trặc trong cuộc sống, người Mỹ xả súng, giết người, người Nhật chọn cách rút lui lặng lẽ đứng bên lề xã hội như hikokomori hoặc tồi tệ nhất là tự tử.
Hệ thống chuẩn mực đã tồn tại và quy định nếp sống, sinh hoạt của xã hội Nhật nhiều năm qua, mang lại cho nước Nhật nhiều thành công nhưng cũng chẳng ít mặt trái. Điều này được phản ảnh qua bài viết của tác giả Ngọc Diệp, người đang học Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế tại Nhật Bản.
Đạp xe chầm chậm trên những con phố quận Kanda và Asakusa, Jun lặng lẽ ngắm người qua lại. Dù trời vẫn chỉ đang mùa hè và đã tối, nhưng anh vẫn muốn kéo cao chiếc mũ áo sụp xuống che khuôn mặt càng nhiều càng tốt. Chẳng biết mình sẽ đi đâu, về đâu, Jun cứ thế đạp xe mãi. Ban ngày, Jun giam mình trong phòng kín, chỉ khi màn đêm buông xuống, anh mới đủ can đảm bước ra khỏi căn phòng mà anh đã giam mình trong đó suốt hơn mười năm qua.
Bỏ học khi chỉ mới 13 tuổi sau khi bị bạn bè ở trường tẩy chay, nhiều năm trôi qua, khi càng lớn lên, Hiro càng không biết mình sẽ sống như thế nào trong phần đời còn lại của mình. Hiếm khi bước ra khỏi căn phòng nhỏ bé ở ngoại ô Tokyo, Hiro dùng sách báo và tivi để cảm nhận về thế giới bên ngoài.
Còn với Kenji, dù đã 43 tuổi, nhưng cuộc sống của anh vẫn chẳng thay đồi nhiều so với hơn 20 năm trước đó. Anh chỉ nói chuyện duy nhất với mẹ, nhưng cũng chẳng thường xuyên, vì mẹ… Continue reading
SỰ THẬT NGHIỆT NGÃ VỀ “THIÊN ĐƯỜNG BẮC ÂU”
…..
Cả thế giới đã nhầm? Hay nói cách khác là chúng ta đã bị lừa khi “tin sái cổ” vào một xã hội giàu có, hạnh phúc như một thiên đường của các nước thuộc khu vực Scandinavi hay còn gọi là Bắc Âu.
Những ngày gần đây, cả châu Âu đang sôi sục với một bài báo đăng trên tờ The Guardian (Anh) với tiêu đề: “Vùng đất tăm tối hay sự thật nghiệt ngã về sự thần kỳ của Bắc Âu”. Bài báo đã vạch ra một bộ mặt hoàn toàn khác và những sự thật khá “sốc”, trái ngược hẳn với những hình dung bấy lâu nay của cả thế giới về các quốc gia nằm trên bán đảo này. Bài báo của The Guardian sau đó được tờ Courrier International (Pháp) trích dẫn với dòng tựa: Sự thật về “huyền thoại Bắc Âu” và ngay sau đó, một cuộc tranh luật gay gắt đã nổ ra. Tác giả bài báo đã nhận được sự phản ứng dữ dội của “nạn nhân”, kèm với đó là những lời giải thích cho rằng góc nhìn của tác giả quá hạn hẹp và nhiều chỗ không chính xác.
Dường như để “khiêu khích” hay chọc tức các nước Bắc Âu, bài báo của The Guardian mở đầu bằng đoạn: Ở Đan Mạch, các chương trình truyền hình toàn là rác rưởi, đàn ông Phần Lan là những kẻ chỉ biết say sưa và Thụy Điển là thể là một… Continue reading
5 CÁCH FACEBOOK ĐÃ THAY ĐỔI CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA
,,,,,
Dù Facebook là một tầm nhìn đầy sáng tạo, một sáng tạo khéo léo, đôi chút may mắn không ồn ào hay một sự kết hợp của cả ba, sự khai phá xã hội của Mark Zuckerberg đã bám rễ sâu vào cuộc sống hàng ngày của những người sử dụng thời đại số.
Chia sẻ! Chia sẻ! Chia sẻ!
Điểm tốt: Các thông báo đám cưới? Một ký ức. Thông báo sinh nhật? Chỉ cần chụp một em bé mới sinh đăng lên dòng thời gian.
Hẹn hò? Tốt nghiệp? Mua một căn nhà? Mua một chú cún con? Cũng tương tự.
Chúng ta đều chụp ảnh đưa lên, khả năng chia sẻ các sự kiện lớn với tất cả bạn bè với chỉ một bấm chuột là điều trước đây chưa từng xảy ra.
Đã có những không gian khác trước Facebook nhưng bố mẹ, anh em, chú bác không thể tham gia. Và đó chưa phải là sự hoàn hảo. Thay đổi trạng thái liên hệ sang kiểu “một lần” có thể giúp bạn thoát khỏi những trao đổi dài dòng “Làm thế nào? Hai bạn cùng tuyệt vời”.
Điểm chưa hay: Chia sẻ quá nhiều!
Nghiêm túc. Đã 10 năm, một số người không phân biệt được những gì mà những người trong danh sách muốn, cần để biết.
Đúng, đôi khi một… Continue reading
THẾ GIỚI ẢO – ĐẾ CHẾ VÔ HÌNH ĐANG THỐNG TRỊ TOÀN CẦU
…..
Không ai có thể hình dung nổi, chỉ mất có vài chục năm, nhân loại đã tạo ra thêm cho mình một thế giới không thua kém gì thế giới mà Chúa trời tạo ra.
…..
…..
Sự thật thì con người không thể nào thiếu thứ gọi là thế giới ảo được nữa. Thậm chí, họ đang dần chuyển đời sống thực của mình vào thế giới ấy. Ngay cả lịch sử cũng sẽ cư trú ở đó dưới dạng số hóa cho đến khi thế giới thực biến mất. Có thế nói, nó là phiên bản thứ hai của thế giới này. Vì thế, mọi nỗ lực ngăn cản thế giới ảo phát triển sẽ bị coi là phản động. Và, một điều tưởng như nghịch lý đang xảy ra: Không gì… Continue reading
ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI: INTERNET VÀ CÁI GIÁ ĐẮT PHẢI TRẢ
Nhìn sâu hơn thì Internet đặt ra nhiều sự đánh đổi: bận rộn hơn nhưng kém sâu sắc đi, giao tiếp rộng rãi thêm song cũng hời hợt hơn, nhận nhiều thông tin nhưng cũng bị “giấu” nhiều thông tin. Sống trong thời đại Internet quả đem lại cho ta nhiều vấn đề cần suy nghĩ.
Trong đời sống hiện đại, kết nối với Internet hầu như là một nhu cầu “không thể thiếu” đối với ngày càng nhiều người. Chúng ta vào Internet vì công việc, vì muốn tìm kiếm thông tin, nhằm thư giản, hoặc để “sinh hoạt xã hội” (chăm sóc Facebook, viết blog). Những công cụ như máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan… quả có giúp ta tăng gia năng suất trong việc làm, liên lạc với nhau nhanh chóng và dễ dàng hơn, và nhiều việc quan trọng khác nữa. Tuy nhiên, cùng với các lợi ích là một số “mặt trái” của Internet: những trang web dâm ô, xách động bạo lực, nhiều thông tin sai, không thể kiểm chứng, hoặc những đả kích, vu khống cá nhân…
Thêm bận rộn nhưng giảm chiều sâu
Từ vài thập niên qua, những phương tiện “công nghệ số” (máy tính điện tử, điện thoại khôn ngoan…) đã cho chúng ta một cách mới, vô cùng mạnh mẽ, để theo đuổi “tính bận rộn” của mình. Chúng thường được quảng cáo như giải pháp cho cuộc sống đầy “stress” của xã hội hiện đại.
Đắm… Continue reading
TỰ TỬ – QUỐC NẠN KHÔNG CÓ THUỐC CHỮA CỦA NHẬT BẢN
Với số người tự tử tăng vọt từ hơn 24.000 năm 1997 lên gần 33.000 người trong năm 1998, Nhật Bản trở thành nước công nghiệp phát triển có số người tự tử cao nhất thế giới. Và từ đó đến nay, con số này luôn ở trên ngưỡng 30.000 người mỗi năm.
…..
Nhật Bản coi tự tử như một quốc nạn
Giống như tại phần lớn các nước phát triển, ở Nhật Bản, tự tử là nguyên nhân gây tử vong số 1 đối với thanh niên, chiếm 1/3 số người chết ở độ tuổi từ 20 đến 49. Số người chết do tự tử cao gấp 5 lần số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ.
Đã từ lâu, giới truyền thông thế giới dường như có định kiến về vấn nạn tự tử ở Nhật Bản. Tờ The Economist (Anh) nhận định, nước Nhật vẫn mang nặng dấu ấn Samurai và không hề biết đến sự tha thứ. Còn tờ The Observer (Anh) miêu tả, Nhật Bản là quốc gia của nạn tự tử, với mốt rủ nhau cùng chết trên mạng internet (netto shinjuu).
Những nhận xét trên quả là không quá lời. Tuy nhiên, có một số khác biệt về văn hóa cần được bàn tới. Không giống như những quốc gia khác, nơi mà tự tử được coi là một chuyện ghê gớm, đáng xấu hổ thì tại Nhật, chuyện này có vẻ như thật bình thường.
Hệ thống tàu điện Nhật Bản nổi tiếng về đúng giờ. Nhưng một khi tàu về trễ thì điều người ta phỏng đoán đầu tiên không phải là thời tiết, trục trặc kỹ thuật hay có khủng bố, mà là có người nhảy tàu tự tử.
Theo thống kê của Công ty… Continue reading
THỦ TƯỚNG NHẬT TÁI KHẲNG ĐỊNH QUYẾT TÂM TỪ BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN
Đức Tâm
THỦ TƯỚNG NHẬT TÁI KHẲNG ĐỊNH QUYẾT TÂM TỪ BỎ ĐIỆN HẠT NHÂN
Nhân viên Tepco : việc tháo gỡ lò phản ứng và trừ khử phóng xạ đòi hỏi nhiều thời gian (Reuters)
Hôm qua, 22/08/2012, khi tiếp các đại diện phong trào chống hạt nhân, thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nhắc lại quyết tâm đưa đất nước thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân « trong trung và dài hạn ».
Theo ông Yoshihiko Noda, chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị một kế hoạch mới về năng lượng cho giai đoạn từ nay đến 2030, với ba kịch bản : Giảm tỷ lệ điện hạt nhân xuống còn từ 20% đến 25% trong tổng mức tiêu thụ điện hoặc chỉ giữ tỷ lệ này ở mức 15% và giải pháp cuối cùng là xóa bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.
Trước khi xẩy ra thảm họa Fukushima, ngày 11/03/2011, sản xuất điện hạt nhân chiếm gần 30% tổng mức tiêu thụ điện của xứ hoa anh đào. Thậm chí, có lúc Tokyo còn dự tính đưa tỷ lệ này lên tới 53% vào năm 2030.
Trong cuộc gặp ngày hôm qua, đại diện phong trào chống hạt nhân nói thẳng với thủ tướng Nhật Bản : « Sự tức giận gia tăng kể từ khi Ngài đã cho khởi động các lò hạt nhân trong lúc thảm họa Fukushima chưa được giải quyết xong ».
AFP cho biết, các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại trong trận động đất và sóng thần năm ngoái tại Fukushima ở trong tình trạng ngừng hoạt động và nguội lanh kể từ tháng 12/2011, tức là nhiệt độ được duy trì ở mức dưới 100°C.
Đây là một tín hiệu tích… Continue reading
HIỆN TƯỢNG ĐÀN ÔNG NẠN NHÂN BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH
Elizabeth Badinter
HIỆN TƯỢNG ĐÀN ÔNG NẠN NHÂN BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH
Toàn Bộ Cuộc Thảo Luận với Triết Gia Elizabeth Badinter vào Thứ Sáu 16/11/2007
Mouche: Có bao nhiêu người đàn ông bị vợ đánh chết ở Pháp ? Và có bao nhiêu phụ nữ bị chồng đánh chết ?
Elizabeth Badinter: Số nạn nhân trong cuộc nghiên cứu năm 2006 gia tăng khi so sánh với năm 2004, và có tổng cộng 168 trường hợp tử vong từ hai phía gồm 137 phụ nữ và 31 đàn ông. Tức là cứ 2.5 ngày thì có một phụ nữ bị chồng đánh chết, và cứ 11.5 ngày thì có một nam nhân bị vợ đánh chết. Vậy nên, điều không thể chối cãi được là đa số các nạn nhân của các trường hợp bạo hành trong gia đình là phụ nữ.
Dẫu vậy, tôi cho rằng vấn đề bạo hành trong gia đình mà nạn nhân là đàn ông phải được nêu lên. Bởi vì không phải là con số không. 31 người đàn ông bị chết dưới tay của vợ mình không phải là con số không đáng kể. Thế mà không có một cuộc nghiên cứu đặc thù nào được thực hiện về các trường hợp mà nạn nhân là nam giới, và giới báo chí trong toàn bộ và các nhà nghiên cứu chỉ săm soi về các trường hợp bạo hành đối với phụ nữ. Họ làm như không có trường hợp ngược lại. Chính sự mù quáng vô tình hay cố ý này khiến tôi phải quan tâm. Bởi vì tôi thấy ở đây một định kiến nghiêm trọng có tính cách ý thức hệ, nằm ở chỗ xem phụ nữ như nạn nhân duy nhất của tình trạng bạo hành… Continue reading