CHIẾU KIẾN VŨ TRỤ GIAI KHÔNG
Lê Huy Trứ
Thứ 5, tháng 2, 11th 2016, USA Laser Interferometer Gravitational Wave Observatory (Ligo,) khoa học gia Mỹ mới đo lường được “gravitational waves” (sóng trọng trường, sức hút .) Cái “gravitational waves” này đã được Albert Einstein tiên đoán 100 năm về trước và là chìa khóa của thuyết tương đối rộng (Theory of General Relativity) nhưng theo ông ta thì nó quá bé nhỏ để đo đạt được nhưng với phương tiện và kỷ thuật hiện đại con người đã mới tìm ra, đo lường và chứng minh được được sức hút của sóng trọng trường đó từ lý thuyết General Relativity của Einstein. Những khoa học gia nào đã đo lường được sức hút trọng trường này sẽ chắc chắn và xứng đáng đoạt giải Nobel. Dĩ nhiên, Đức Thế Tôn là người xứng đáng được giải Nobel đó nhưng nếu làm như như vậy thì ngài đoạt hầu hết các giải Nobel mỗi năm.
Trích sau đây là chương 34- Chiếu Kiến Vũ Trụ Giai Không trong cuốn sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan được trình bày với cái nhìn của Phật nhãn và qua trí tuệ Phật vượt xa kiến thức của khoa học hiện đại thay vì sở trụ vào sức hút của trọng trường.
Indra’s net, also called Indra’s jewels or Indra’s pearls, Sanskrit Indrajāla, is a metaphor used to illustrate the concepts of Śūnyatā [emptiness, Không], pratītyasamutpāda [dependent origination, nhân duyên], and interpenetration [trùng trùng duyên khởi]in Buddhist philosophy. The metaphor of Indra’s net was developed by the Mahayana school in the 3rd century Avatamsaka Sutra and later by the Huayan school between the 6th and 8th centuries.
Muốn chứng đắc những hiện tượng thâm sâu huyền diệu này phải thực hành trí tuệ thâm diệu, quán tự tại để ‘viên giác’ – thấy một cách tuyệt đối, tràng đầy chân thực, giác viên là thấy tròn trịa xuyên qua trái châu 3-chiều không gian, bất cứ ở phương vị nào bằng Phật nhãn. Trong sátna, tất cả các hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) trong cơ thể chúng ta, của trái đất, thái dương hệ rồi thì cả vũ trụ với tự tánh trống không đều bị “hút” về với thực tại duy nhất bởi một siêu hấp lực (super attraction) vô cùng vô tận, cuối cùng của vạn pháp, tức là hư không biến pháp giới hay tánh không diệu dụng. Tuy nhiên, khi có điều kiện duyên khởi làm cho thực tại duy nhất, cuối cùng không thể “hút” chúng nhỏ hơn hạt nguyên tử được nữa, chúng sẽ tương tác tương ứng với nhau, bùng nỗ và dãn ra bởi một phản năng lượng siêu phàm với một độ rung vĩ đại ‘tái cấu tạo’ thực thể và hiện tượng thế gian. Cái chu kỳ này tiếp diễn liên tục, vô thủy vô chung từ vô lượng kiếp.
Chi tiết hơn, khi mà vũ trụ co lại (contract, shrink) hay nói một cách khác là bị thâu nhỏ lại như một hạch nhân vì bị hút bởi một lỗ trống (vacuum, emptiness,) từ cái đan điền (rốn) của vũ trụ và cho đến một lúc nào đó nó không thể co nhỏ hơn nữa, hay đúng hơn là gần đạt tới điểm thất thể tuyệt đối, unity, thì sẽ có một lực phản hồi (opposite force) ngược lại còn mãnh liệt, nó giãn ra hay bùng nỗ (như big bang) ra vũ trụ mới (new universe) xuyên qua lỗ trống (wormhole.) Trong khoảng sátna đó là lúc mà nhị nguyên sinh khởi rồi thì nổ bùng trở thành vô lượng siêu nguyên tử (God particles,) tạo thành tỷ tỷ hành tinh, triệu triệu thiên hà, rồi thì vũ trụ với vô lượng vật hiện hữu. Động tát đàn hồi (co giãn) này bắt đầu từ cái nhân duyên emptiness mà cái Không đó tạo thành một khoảng trống nhỏ (space) hơn hạt siêu nguyên tử (Higgs boson) nhưng với một nguồn năng lực tối mãnh liệt (infinite energy) có thể hút luôn cả vũ trụ vào trong nó. Cho đến khi mà sức nén nhỏ nầy càng nén càng tạo ra một phản lực ngược lại thì nó sẽ bùng giãn ra với một năng lực mãnh liệt tương đương cùng với một tốc độ nhanh hơn ánh sáng để tạo ra vũ trụ vô tận. Những hiện tượng co giãn này có thể phản ứng liên tục trong từng sátna, từ vô lượng. ‘Một’ (oneness) tạo ra ra tất cả, tất cả là một (unity)! Một cũng là Không (emptiness.) Một gần bằng nhất thể (singularity) tuy nhiên không bao giờ đạt tới nhất nguyên mà chỉ trở thành nhị nguyên (dualism) rồi thì vô lượng vật (infinite matters) trong vòng trùng điệp của nhân duyên và nghiệp quả, vô thủy vô chung. Đây là khoảng khắc chừng vài sátna (moment) được lập đi lập lại không bao giờ dứt của ‘Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không.’
Những điều tôi mạo muội trình bày ở trên được tôi mới tình cờ tìm thấy tượng tự như Stephen Hawking nói về sức hút tự sáng tạo từ hư vô: “Bởi vì có một định luật chẳng hạn như sức hút khiến vũ trụ có thể và sẽ tự sáng tạo từ chân không (nothing.) Ông đã viết trong cuốn sách như sau “Sự sáng tạo do bởi chính nó đã là lý do tại sao có nhiều thứ chứ không phải chỉ có một thứ, tại sao vũ trụ hiện hữu và tại sao chúng ta có mặt,” Và ông viết tiếp, “Không nhất thiết phải van nài Thượng Đế làm chuyện kinh khủng như thế (Big Bang) để cho vũ trụ chuyển động.” Những sự kiện trên này đã được Đức Thế Tôn giảng dạy và nói đến hơn 2600 năm qua và được ghi chép rõ ràng trong rừng kinh điển của Phật Giáo.
According to the standard theory, our universe sprang into existence as “singularity” around 13.7 billion years ago. What is a “singularity” and where does it come from? Well, to be honest, we don’t know for sure. Singularities are zones which defy our current understanding of physics. They are thought to exist at the core of “black holes.” Black holes are areas of intense gravitational pressure. The pressure is thought to be so intense that finite matter is actually squished into infinite density (a mathematical concept which truly boggles the mind). These zones of infinite density are called “singularities.” Our universe is thought to have begun as an infinitesimally small, infinitely hot, infinitely dense, something – a singularity. Where did it come from? We don’t know. Why did it appear? We don’t know.
Các bậc thiện tri thức nhấn mạnh rằng, khi ở trong thiền định, họ không những ra khỏi một không gian ba chiều bình thường nhờ một năng lực mạnh hơn vượt qua sự cảm nhận thời gian thông thường. Thay vì tiếp nối của những khoảng thời gian tuyến tính họ chứng một thực tại vô tận, phi thời gian mà lại năng động.
Hãy nghe những thánh nhân chứng thực về cái thực tại vô cùng của họ: Trang Tử của Lão Giáo; Huệ Năng Lục tổ Thiền tông; và D.T.Suzuki, thiền sư Phật Giáo của thời đại bây giờ:
Trang Tử: Hãy quên thời gian đang trôi chảy; hãy quên mọi mâu thuẫn của tư duy. Hãy nghe cái vô cùng réo gọi và hãy đứng tại đó.
Huệ Năng: Cái giây phút hiện tại này là sự tĩnh lặng vô cùng. Mặc dù nó chỉ hiện hữu trong phút giây này, nó không có biên độ và cũng trong đó mà hiện ra cái miên viễn tuyệt diệu.
Dr.T.Suzuki: Trong thế giới tâm linh này không có phân chia thời gian cũng như quá khứ, hiện tại và tương lai, vì các thứ này đã rút lại trong một cái chớp mắt của hiện tại, trong đó đời sống rung động trong ý nghĩa đích thực của nó… Quá khứ và tương lai đã cuốn tròn trong giây phút hiện tại của giác ngộ và cái chớp mắt hiện tại này không hề đứng yên với những gì nó dung chứa, mà vận động tiếp tục không ngừng nghỉ.
Khi vượt được qua thời gian thì cũng vượt lên nhân quả luân hồi. Swami Vivekanada nói:
Einstein chứng minh rằng, hình học không hề nằm trong thiên nhiên mà là một cơ cấu do đầu óc con người nghĩ ra. Ông đã nhận ra rằng, trật tự thời gian cũng tương đối và tùy thuộc nơi quan sát viên. Tính tương đối của thời gian cũng buộc ta phải từ bỏ khái niệm của một không gian tuyệt đối của Newton. Không gian Newton được xem là thuộc mỗi thời điểm nhất định có một trật tự vật chất nhất định, nhưng bây giờ, tính đồng thời đã trở thành một khái niệm tương đối, nó tùy thuộc vào tình hình vận động của quan sát viên, thì người ta không còn xác định được một thời điểm nhất định của vũ trụ là thời điểm nào nữa.
Thuyết tương đối đã chứng tỏ tất cả mọi đo lường về không gian và thời gian đã mất tính chất tuyệt đối và đòi hỏi từ bỏ khái niệm cổ điển về không gian và thời gian tuyệt đối. Sự quan trọng của phát hiện này được Mendel Sachs nói như sau: Cuộc cách mạng đích thực tới với thuyết của Einstein…, đó là từ bỏ ý niệm xem hệ thống không gian – thời gian là khách quan và là một thực tại riêng biệt. Thay vào đó, thuyết này cho thấy trục của không gian- thời gian chỉ là yếu tố của một ngôn ngữ để quan sát viên mô tả môi trường của mình. Câu nói này cho thấy tính chất thật của khái niệm không gian – thời gian của vật lý hiện đại, và cũng là khái niệm của đạo học phương Đông khi nói, không gian – thời gian không gì khác hơn là danh sắc, ngôn từ để sử dụng chung. Vì không gian – thời gian bây giờ đã trở thành tên gọi có tính chủ quan, mà một quan sát viên dùng để mô tả hiện tượng thiên nhiên, cho nên mỗi người sẽ mô tả hiện tượng để mình quan sát một cách khác nhau.
Khái niệm “không gian – thời gian” này được Herman Minkowski giới thiệu trong bài giảng nổi tiếng năm 1908 với những câu sau đây: Những quan điểm về không gian và thời gian mà tôi xin giới thiệu cùng quí vị, nó xuất phát từ nền tảng của vật lý thực nghiệm, đó chính là ưu thế của chúng. Những quan điểm đó thật là triệt để. Kể từ nay thì khái niệm không gian tự nó và thời gian tự nó đã mờ nhạt, không có thực chất; và sự thống nhất của hai cái đã thành một thực thể độc lập.
Henry Margenau định nghĩa hình học, không gian và thời gian như sau: Nhận thức trung tâm của thuyết tương đối là hình học… chỉ là một cấu trúc của óc suy luận. Chỉ khi nào ta thừa nhận điều này thì tâm ta mới có chỗ cho khái niệm mới của không gian – thời gian, để nắm được những khả năng định nghĩa chúng và để lựa ra cách phát biểu chúng phù hợp với quan sát.
Joseph Needham nhận xét về ngành thiên văn Trung Hoa: Các nhà thiên văn Trung Hoa không cần những dạng hình học để lý giải – những thành phần của vũ trụ sinh cơ tuân thủ đúng tính chất của chúng trong đạo và sự vận động của chúng được diễn tả chủ yếu bằng số học, phi hình tướng. Do đó mà người Trung Hoa thoát khỏi sự mê say của thiên văn phương Tây với cách nhìn cho vòng tròn là hình tượng hoàn hảo nhất…họ cũng không phải sống trong tù ngục của hình cầu pha lê thời Trung Cổ. Điều này cho thấy, triết gia và khoa học cổ đại tại phương Đông đã có một cái nhìn cơ bản về thuyết tương đối, cho rằng hình học không hề là phản ánh tính chất của thiên nhiên mà chỉ là sản phẩm của tư duy.
Phật Giáo có một nhận thức trực giác về tính cách không gian – thời gian của thực tại và đã được trình bày rõ rệt và triệt để trong những kinh điển Phật Giáo. Kinh Hoa Nghiêm mô tả sinh động về một sự dung thông vô ngại của không gian và thời gian – đây là cách phát biểu toàn hảo về không gian và thời gian – được kinh nhắc tới nhiều lần và nó được xem là đặc trưng của tâm giác ngộ.
Nếu so sánh câu nói này của Suzuki với những lời đã dẫn của Minkowski, ta thấy ngay cả khoa học gia lẫn nhà Phật học đều tương đồng trên quan điểm xây dựng khái niệm không gian – thời gian trên thực nghiệm; một bên dựa trên kiến thức và thí nghiệm khoa học, bên kia thì nhờ chứng thực tâm linh và trí tuệ Phật Pháp.
Theo Vũ trụ quan Phật giáo, Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, Trích từ Phật Học Phổ Thông, “Cái ‘có’ và ‘không’ ở đây là ‘có’, ‘không’ tương đối. ‘Có’ là một cái gì, ‘không’ cũng là một cái gì. Còn nói một cách tuyệt đối, thì trong vũ trụ này chưa bao giờ có một cái không hoàn toàn không cả. Cũng như cái có mà ta thường thấy chung quanh ta cũng không phải hoàn toàn, vĩnh viễn có. ‘Có, không’ đều tương đối, nghĩa là dựa vào nhau mà thành. Hoặc trong một chỗ này có thì chỗ khác không, hoặc đắp đổi nhau trong thời gian có trước rồi không sau, hay không trước rồi có sau. Khi ấy lấy riêng ra từng pháp mà xét, thì thấy tuần tự có thành, trụ, hoại, không, nhưng xét toàn thể thì phút giây này cũng đồng thởi có thành, có trụ, có hoại, có không cả. Như thế, để kết luận: không phải cái không xuất hiện trước là có. Không và có đều có một lần. Và vì thế, cho nên không thể có nguyên nhân đầu tiên của cái có. Trong hiện tượng giới ta thấy có sanh diệt, có thể có, chúng ta cho là vô thường. Nhưng nếu xét toàn thể vũ trụ, đứng về thật tại giới, thì chẳng có sanh diệt mà vạn hữu là thường trụ.”
Thực tại, tất cả từ Không (Năng lượng, energy) ra Có (Sắc, matter,) Từ Có ra Không. Như Einstein đã từng nhận thấy, năng lượng – một thực thể xuất hiện ngay trong khoảng khắc sau khi vũ trụ hiện hữu – và vật chất đồng nhất. Chúng chỉ biểu hiện khác lối. Trong luận lý đó, năng lượng (không sắc) có thể được biến cải trở thành vật chất (sắc,) và vật chất có thể chuyển đổi thành năng lượng. Sau đó là những gì xãy ra trong trung tâm của những hành tinh; chúng dùng phản ứng nguyên tử tổng hợp để biến chuyển một phần của chất khí chứa đựng trong nó thành những yếu tố nặng hơn (bắt đầu từ helium và dẫn đến iron.) Một luồng năng lực kinh khủng của năng lượng – năng lượng đó duy trì trên trái đất, những hành tinh có sự sống, và tự trong vũ trụ – như là một sản phẩm được cung cấp. Không có năng lượng, vũ trụ mà ta biết sẽ ngừng hiện hữu.
Năm 1950, thí nghiệm mẫu của Goerge Gamow chứng minh rằng một nhiệt độ tăng đến vô cực và tỷ trọng ở số 0; chỉ trong một giây đồng hồ, nhiệt độ đó lên đến 15 tỉ độ, và tỷ trọng của nó cũng bằng tỷ trọng của không khí mà chúng ta đang thở.
Một số lượng khác đến từ những khoảng trống mênh mông trong vũ trụ. Ở đây, những Hố đen (Blackhole) bí mật, khi nuốt tinh tú và Binary Stars đã tạo nên những vụ nổ bùng kinh thiên động địa (Cataclysmic explosions,) trong khi những Thiên Hà (Galaxies) đang hoạt động phun ra những luồng hơi khí (gas) và vật thể (matter.)
From Wikipedia, The Universe is all of time and space and its contents. The Universe includes planets, stars, galaxies, the contents of intergalactic space, the smallest subatomic particles, and all matter and energy. The observable universe is about 28 billion parsecs (91 billion light-years) in diameter at the present time. The size of the whole Universe is not known and may be infinite. Observations and the development of physical theories have led to inferences about the composition and evolution of the Universe.
Di chuyễn của những nguyên tử trong không gian mà Cư Sĩ Truyền Bình gọi là là di chuyển vật thể đi xa không giới hạn và không mất nhiều thời gian bằng phương thức liên kết các rối lượng tử (quantum entanglement.) Liên kết lượng tử là sự kết nối giữa hai hoặc nhiều nguyên tử hoặc hạt cơ bản (elementary particles.) Đặc điểm của liên kết lượng tử là chúng được kết nối bằng một phương thức kỳ lạ mà Albert Einstein gọi là “Spooky action at a distance” (Tác động ma quái từ xa.) Einstein vốn không tin có tác động ma quái này, nhưng thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982 tại Paris, áp dụng bất đẳng thức của John Bell trong tính toán, đã chứng minh bằng toán học một cách thuyết phục rằng tác động này là có thật. Tác động này khiến cho người ta chỉ cần đo đạc một nguyên tử hoặc hạt cơ bản ở gần mình thì nắm được chắc chắn tình trạng của đối tác liên kết của nó (entangled partner) bất kể khoảng cách là bao xa [có thể là 18km; 89 miles (dặm Anh) = 143km; hay 541 quang niên.] Tương tự như trong những trang kinh xưa đã nói về sự liên hệ giữa vật chất và năng lượng lẫn không có sự phân biệt cơ bản nào giữa Tâm và Vật vượt không-thời. Tôi nghĩ đây là một chứng minh của quả (effect) xãy trước Nhân (cause) và những gì chúng ta chứng kiến trong cỏi Ta Bà (ráng chịu) này là kinh nghiệm của những quả đã được chính chúng ta sắp xếp trước cho kiếp này. Như là chúng ta đã mượn tiền ngân hàng từ trước và đã xài hết cho một mục đích nào đó. Nên bây giờ đang ráng chịu đi cày trả nợ rồi thì than nghèo, than khổ và lầm tưởng là ‘tôi đau.’ Thay vì cái thân nhục thể ngũ uẩn này khổ đau. Có thể vì vậy mà chúng ta cầu bất đắc khổ vì nợ chưa trả hết nổi thì ráng mà chịu nghèo khổ chứ không có ngân hàng nào cho vay mượn thêm.