ĐÀO: NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ & Ý NGHĨA

Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơn mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. Nếu mai là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào.

Không lâu trước đây, nhiều người Việt tự hỏi không biết tự bao giờ, loài hoa “dường như” có nguồn gốc ở vùng núi cao có khí hậu gần gũi với miền ôn đới mà họ cho lả đã được người Việt ở đồng bằng Bắc bộ thuần hóa để trở thành hoa có cái tên giản dị: hoa đào.

Tuy nhiên, khám phá gần đây cho thấy Đào còn là loại trái cây thơm ngon, có giá trị kinh tế, đã được loài người thuần hóa từ cây hoang dã thành cây trồng ít nhất là 7.500 năm trước.

Đó là khẳng định về cây đào của giáo sư Gary Crawford cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada), được công bố trên tạp chí PLoS ONE.

Báo SunNews dẫn lời giáo sư Gary Crawford cho biết, qua việc nghiên cứu bằng carbon phóng xạ với các vết tích cổ đại ở thung lũng sông Dương Tử Hạ (Trung Quốc) cho thấy, cây đào được tách từ tổ tiên hoang dã để trở thành cây trồng thuần chủng ít nhất là 7.500 trước.

Con người đã phải mất đến 3.000 năm để tạo được giống cây đào thuần chủng như ngày nay. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 6 địa điểm ở Trung Quốc và thấy rằng ban đầu, trái đào có ruột mỏng, kích cỡ nhỏ, qua sự cải tạo của bàn tay con người mới có được những quả to, ngon như ngày nay.

ING.891

…..

Tóm lại, có nhiều cơ may là người Cổ Việt tức Tổ Tiên chúng ta, đã thuần hóa cây Đào khoảng 7,8 ngàn năm trước đây.

Về mặt Cấu tạo, Đào là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.

– Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít người có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi) Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất. Đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt. Điều này cho phép không khí lạnh bị thổi đi vào những đêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè.

-Các giống đào trồng được chia thành hai loại là “hột rời” và “hột dính”, phụ thuộc vào việc hột có dính với cùi thịt hay không; cả hai loại này đều có cùi thịt trắng hay vàng. Quả đào với cùi thịt trắng thông thường có vị rất ngọt và ít vị chua, trong khi loại có cùi thịt màu vàng thông thường có vị chua kèm theo vị ngọt, mặc dù điều này cũng có sự dao động lớn. Cả hai màu thông thường đều có các vệt đỏ trong lớp thịt của chúng. Loại đào cùi trắng, ít chua là phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á xung quanh, trong khi người châu Âu và Bắc Mỹ ưa thích loại có cùi thịt màu vàng và có vị chua hơn.

Ngoài ra, theo người dân Phú Thượng (Hà Nội) ngày nay chuyên về trồng Đào, thì đào bạch và đào Thất Thốn là hai loại cực kỳ quý hiếm. Đào bạch thế khắp đất Thăng Long chỉ còn có hai cây, một cây của một gia đình ở phố Bạch Mai, một cây khác của một gia đình ở phố Ngọc Hà (Hà nội).

Gọi là đào Thất Thốn vì mỗi thốn cành cây, tức là độ dài bằng đốt ngón tay, có thể ra được 7 bông hoa. Cũng có ý kiến cho rằng vì lá của loại đào này dài tới bảy tấc nên nó có tên như vậy. Loại đào này có xuất xứ từ Trung Quốc. Xưa kia, chỉ có vua quan phương Bắc mới được chơi. Loại đào này phát triển rất chậm, cây chỉ cao độ vài chục phân. Hoa đào Thất Thốn cũng nở muộn, độ mùng mười tháng giêng mới nở rộ. Tuy nhiên, hoa rất to, bền và điều đặc biệt là cả gốc cây xù xì cũng có thể nảy ra vài bông hoa đỏ thắm.

Về giá trị Kinh tế, Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 – 8 triệu tấn. Cách đây hơn 300 năm, Đào đã được trồng ở Trung Quốc, hiện nay Đào được trồng nhiều ở các nước: Trung Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, Nhật, Achentina… ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính.

Về khía cạnh Dược tính, Đào có vị thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng. Đào rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn nhiều vì Đào tính ấm, vị ngọt, chua, ăn nhiều dễ sinh bốc hoả, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt. Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý. Nhân hạt Đào (Đào nhân) vị đắng ngọt, có tác dụng, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu. Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da. Nhựa thân cây đào: Chữa viêm phế quản. Cành Đào: Chữa sốt rét. Lá Đào: Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ. Còn về:

Sự tích hoa đào ngày Tết
Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, Bắc Việt có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào to lớn khác thường, bóng cây che phủ cả một vùng rộng.
Có 2 vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này. Các vị diệt trừ ma quái, giúp cho người dân trong vùng có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khiếp sợ trước quyền năng to lớn của 2 vị thần, lũ yêu ma cũng sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là chúng đã sợ hãi bỏ chạy.

ING.892Tuy nhiên, đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, 2 thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Chính vì thế, lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái.
Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã nghĩ ra một cách là đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Nếu ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà để xua đuổi ma quỷ.

ING.893Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà để trừ ma quỷ. Tuy nhiên về sau, người ta quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này vì không còn tin vào ma quỷ, thần linh như tổ tiên ngày xưa.

ING.894Ngày nay, cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi ngôi nhà vào dịp Tết đến xuân về nhưng ý nghĩa của nó đã khác xa với tục lệ ngày xưa. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới tốt đẹp.

ING.895

Đào trong văn hóa Á Châu
Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.

Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.

Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng (张道陵), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão (張果老), một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ).

Do hương vị và cảm giác thơm ngon của nó khi mới tiếp xúc nên trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì “đào” còn là một từ mang nghĩa bóng để chỉ những cô dâu mới và nó cũng được dùng trong nhiều nền văn hóa khác một cách tương tự như thế để chỉ những người đàn bà trẻ đẹp (chẳng hạn trong tiếng Anh có từ peachy (dịch nghĩa là mơn mởn đào tơ).

Nếu như văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của quả đào thì văn hóa Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ” hoặc lời một bài hát chèo cổ “Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa.”

Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam.

ING.896Quả đào Sa Pa

“Đôi ta là nợ hay tình,
Là duyên là kiếp, đôi mình kết giao
Em như hoa mận hoa đào
Cái gì là nghĩa tương giao hỡi chàng?”
“Đôi ta như thể Đào Nguyên,
Khi vui nước nhược, khi phiền non băng.
Thâu đêm vui vẻ bóng hằng,
Chọn ngày vui tốt sinh hằng xướng ca.
Đào hoa lưu thủy khác là,
Cõi trần được mấy mươi mà chả chơi.
Giai nhân tài tử ở đời,
Thanh nhàn, lịch sự là người thần tiên.”
“Đêm qua mận mới hỏi đào:
Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?
Hoa đào chênh chếch nở ra.
Giơ tay muốn hái, sợ nhà có cây.
Lạ lùng anh mới tới đây.
Thấy hoa liền hái biết cây ai trồng?”

“Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này, nàng nói làm sao?
Cái gì là mận là đào
Cái gì là nghĩa tương giao ở đời”
“Mưa xuân, lác đác vườn đào
Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa
Ai làm gió táp, mưa sa
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.”
“Hoa đào héo nhụy anh thương
Anh mong bẻ lá, che sương cho đào.”
“Lầm nghe núi cả non Bồng
Dạ cam mà chỉ ngọt bòng, ngon sao
Ra tay bẻ khóa vườn đào
Rẽ mây gạt gió, lọt vào kết duyên “
“Thân thiếp như cánh hoa đào
Đang tươi đang tốt thiếp trao cho chàng
Bây nhờ nhụy rữa hoa tàn
Vườn xuân nó kém sao chàng lại chê”

MTV Tổng Hợp

[Lãnh Vực]

 

Tìm Kiếm