GIÓ MÙA ĐÔNG BẮC (Chương 4)
Chương 4
Một thời sôi động trước Nam bộ Kháng chiến
Ngày 29 tháng 7 năm 1941, sau khi Nhật ồ ạt đổ bộ vào miền Nam, vào đầu năm học, trường Petrus Ký là nơi được Nhật chọn làm Ðại Bản Doanh. Trường đã phải cấp tốc dời về ở đậu với trường Sư Phạm, ngó qua Sở Thú Sài Gòn, ở đường Dr Angier (Nguyễn Bỉnh Khiêm). Tại đây còn có trường Tiểu học và Trung học cho học sinh Pháp. Trường Sư Phạm chỉ có độ 50 khóa sinh. Ngày khai trường niên khóa 1941-1942 vì thế phải để trễ đến 29-9-1941.
Ðây là thời kỳ sôi động chánh trị ở Nam bộ. Năm 1940, phân nửa nước Pháp đã bị Ðức chiếm. Chánh phủ Thống chế Pétain lên cầm quyền ở Pháp. Năm 1941, mặt trận về phía Ðông giữa Ðức và Nga đã mở màn.
Ngay trước Ðệ Nhị Thế Chiến, các đảng phái chính trị miền Nam đã có cơ hội hoạt động mạnh mẽ khi Mặt Trận Bình Dân lên nắm chánh quyền ở Pháp. Ðể có một cuộc cải cách ở các thuộc địa, chánh phủ Pháp có ý định phái một Ủy ban Ðiều tra sang Nam Kỳ. Nắm lấy cơ hội đó, để thu góp nguyện vọng toàn dân, đòi hỏi cải thiện chế độ cai trị, các nhà cách mạng Việt Nam, đặc biệt là Nguyễn An Ninh, phát động Phong trào Ðông Dương Ðại hội và thành lập Ủy ban Hành động ở các nơi. Thực dân Pháp nhận thấy các nguy cơ có thể xảy ra nên đã tìm cách giải tán Ủy ban Lâm thời tổ chức Ðại Hội. Sau cùng, Ðông Dương Ðại hội bị Pháp cấm. Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu bị bắt giam. Ba người đã đấu tranh bãi thực trong 11 ngày, một cuộc bãi thực dài nhất trong lịch sử Khám Lớn Sài Gòn. Dân chúng Ðô thành đã tổ chức đình công để ủng hộ và làm áp lực Pháp phải thả. Khi Tạ Thu Thâu được đặt trên cáng đưa về trước tòa sạn báo Tranh Ðấu (La Lutte) ở đường Lagrandière, dân chúng đã có người khóc, sợ ông sắp chết!
Ðệ nhị Thế chiến sắp xảy ra ở Âu châu, thực dân Pháp ở Ðông Dương ra tay giam cầm, bắt bớ, xử biệt xứ các nhà cách mạng, kiểm soát báo chí, ấn phẩm. Ngày 23 tháng 8 năm 1939, Stalin là người cổ võ chống Phát xít lại chỉ thị Molotov thay Nga ký Hiệp ước bất xâm phạm với phái bộ Von Ribbentrop của Ðức ở Moscow! Mặc dầu có thể coi đây là kế hoạch hoãn binh của Nga nhưng quyết định động trời này đã bắt Maurice Thorez, thủ lãnh Cộng sản Pháp ra thông cáo ủng hộ chủ trương “ hiếu hòa” của Stalin! Ðảng Cộng sản Ðệ tam ở miền Nam phải tìm cách mọi cách ngụy biện để giải thích việc Stalin ôm hôn Von Ribbentrop ở ga xe lửa Moscow. Nguyễn Văn Trấn là người phải đại diện giải thích Hiệp ước này có nhắc lại trong quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” sau này (Trang 63). Triệu còn nhớ anh Phan Phục Hổ, con của Phan Văn Hùm đã nói đùa với Triệu và các bạn: “Ba tao nói là Stalin đã làm Nguyễn Văn Trấn báo Dân Chúng trẹo cần cổ và nói ngọng khi gặp các bạn viết báo hỏi về cái quyết định ‘động trời’ của Stalin”.
Ngày 29 tháng 9 năm 1939, Nga và Ðức ký Hiệp ước Biên giới và Hữu nghị. Stalin chỉ thị các đảng Cộng sản trên thế giới ngưng chống Ðức, hại các đảng này ở vào tình thế kẹt khó xử vì ngày 3 tháng 9 năm 1940, Anh và Pháp đã tuyên chuyến với Ðức.
Ở Ðông Dương, viên Toàn quyền Catroux ra lịnh cấm hoạt động chánh trị, đình hoãn các cuộc bầu cử. Chánh phủ Pháp đặt đảng Cộng sản Pháp ra ngoài vòng pháp luật. Cán bộ Cộng sản ở Bắc, Trung, Nam Việt Nam lần lượt bị bắt cùng nhiều nhà cách mạng khác. Hội Ái hữu Báo giới Nam kỳ (Association des journalistes annamites de Cochinchine, A.J.A.C) bị giải tán và ban Trị sự bị tống giam. Ở Pháp các đảng viên Cộng sản danh tiếng như Jacques Duclos, Franchon phải lẩn trốn, lãnh tụ Maurice Thorez phải đào ngũ sang Nga.
Ðầu năm 1940, Catroux ký sắc lịnh bắt giam bất cứ ai có thể làm nguy hại đến trật tự công cộng. Ðây là thời kỳ đen tối nhứt của đảng Cộng sản trong Nam. Lê Duẩn, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai… đều bị bắt, kể cả Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư đảng. Các trại giam Bà Rá, Tà Lài được thành lập ở Nam Kỳ. Nhiều trại khác cũng được thành lập ở Trung và Bắc để giam cả ngàn người.
Trong năm này Nhật làm áp lực để Catroux ngưng tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Catroux bị áp lực phải thương thuyết với phái đoàn Nhật và sau cùng bị chánh phủ Pétain mới lên cầm quyền cách chức. Tư lịnh Hải quân Pháp ở Viễn Ðông là Decoux được chỉ định thay thế Catroux làm Toàn Quyền Ðông Dương . Tháng 7-1940, Quốc hội Pháp ở Vichy trao toàn quyền cho Thống chế Pétain, chấm dứt nền Ðệ tam Cộng hòa đã có từ năm 1871!
Quốc trưởng Pétain, 84 tuổi, thay thế khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Hữu nghị” bằng khẩu hiệu mới “Cần lao, Gia đình, Tổ quốc”. Ông cũng ra sắc lịnh giải tán các hội kín ở các thuộc địa.
Ðại sứ Thái Lan ở Pháp chuyển cho chánh phủ Pétain văn thư xin định lại biên giới Ðông Dương-Thái. Ở Hà Nội, Trưởng Phái đoàn thương thuyết Nhật là Nishihara đưa tối hậu thư cho Decoux, đòi hỏi phải thỏa thuận để quân đội Nhật sử dụng các phi trường, hải cảng ở Ðông Dương và tự do di chuyển quân lính. Decoux đành phải thuận ký hiệp ước quân sự. Hiệp ước đã được thông báo cho tướng Nakamura của Sư đoàn 5 Nhật, nhưng vào 10 giờ đêm hôm đó quân Nhật vẫn vượt biên tấn công. Chiến lũy Ðồng Ðăng và Lạng Sơn thất thủ. Việc bất chấp thượng lịnh nầy đã làm một số các tướng Lộ quân miền Nam của Nhật ra tòa án quân sự và bị giáng chức. Trần Trung Lập, lãnh tụ Kiến Quốc Quân của Hoàng thân Cường Ðể tình nguyện ở lại vùng Lạng Sơn chống Pháp và sau cùng đã bị bắt và bị xử bắn vào cuối năm 1940.
Dựa vào thân thế với Nhật, Thái Lan bắt đầu chuyển quân đến biên giới Thái-Cambốt. Pháp phải rút nhiều đơn vị từ Việt Nam lên để đối phó. Trong thời gian sắp có biến động ở biên thùy như vậy, ở miền Nam, hằng ngàn chiến sĩ cách mạng lại tiếp tục bị Pháp bắt hay bị chỉ định an trí. Vì không thể ngồi im để cho Pháp vô hiệu hóa lực lượng đấu tranh, Ðảng Cộng sản đã bí mật hội ở Bà Ðiểm (Gia Ðịnh) và đã lấy quyết định phải khởi nghĩa. Phan Ðăng Lưu được Xứ ủy Nam kỳ gởi ra Bắc dự Hội nghị của Ðảng ở Ðình bảng (Bắc Ninh). Yêu cầu xin khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ không được chấp thuận. Phan Ðăng Lưu trở về đem chỉ thị mới nhưng trong Nam, từ lâu, Xứ ủy đã cho lịnh “Tổng khởi nghĩa” vào tối đêm 22 tháng 11 năm 1940, và không còn cách gì để ngưng lại được !
Thống đốc Nam kỳ là Véber đã được báo động vì Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ là Tạ Uyên bị bắt khi soạn tuyên cáo khởi nghĩa. Vì tin tức khởi nghĩa đã bị tiết lộ, Pháp tức tốc bố trí đề phòng. Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Lê Hồng Phong… đã được trùm mật thám Arnoux đích thân đem biệt giam ở khám Chí Hòa. Các cuộc bạo động quanh Sài Gòn như Bà Quẹo, Hóc Môn, Bình Thới… cùng các nổi dậy ở Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh không đạt được kết quả mong muốn. Các mục tiêu trong Sài Gòn như Ba Son (Hải Quân Công xưởng), nhà máy đèn, khám Chí Hòa, trại binh… không bị phá hay chiếm giữ. Chương trình phá Khám Lớn Sài Gòn của Nguyễn Văn Trấn không thể thực hiện được vì Pháp đã bố trí ngăn chặn trước. Toán của Trấn phải rút trở về lại Tân An.
Thực dân Pháp đã nhân cơ hội này đàn áp phong trào chống Pháp một cách tàn bạo. Phi cơ thả bom xuống các làng như Xoài Hột (Mỹ Tho), Ðồng Tháp Mười… Tàu chiến, thiết giáp, lính Lê Dương đã được tận dụng. Dân chúng nhiều làng đã bị tàn sát, khủng bố. Nhà tù không đủ chỗ chứa. Toàn quyền Decoux cử Rivoal làm Thống đốc Nam kỳ thay thế cho Véber. Rivoal đã dùng các sà lan nhốt tù trên sông, mặc nắng mưa, đói khát hành hạ. Dây kẽm dài xỏ một lúc qua bàn tay và gót chân của nhiều tù phạm đã được sử dụng thay cho gông cùm vì gông cùm không có đủ so với số người bị bắt!
Nam Kỳ Khởi Nghĩa đã bị đàn áp trong máu lửa.
Toàn dân miền Nam bàng hoàng đau xót đọc các tin phi cơ bắn phá, bỏ bom xuống các làng xã; xe tăng, thiết giáp càn quét ruộng vườn, nhà cửa dân chúng…
Riêng các bạn tâm huyết của Triệu, khi bí mật được tin có cuộc nổi dậy ở Sài Gòn, mặc dầu không biết rõ các nhân vật khởi xướng, cũng đã toan tính góp sức khi việc sẽ xảy đến. Một bạn của Triệu nay cũng đã trên bảy mươi hiện đang định cư ở Mỹ tên Nguyễn Thanh Nhàn, có khiếu về âm nhạc đã được anh em nhờ đặt các bản hùng ca để kêu gọi dân chúng hưởng ứng. Quê anh Nhàn ở Thạnh Vĩnh Ðông (Tân An) và anh đã có sáng tác bản nhạc “Làng tôi”, được anh em trẻ Petrus Ký rất thích. Các anh Trần Thanh Mậu và Bùi Ðức Tâm chuẩn bị các diễn văn hiệu triệu giới trẻ. Triệu vì đã được huấn luyện về cứu thương nên được giao phụ trách yểm trợ y tế. Triệu đã nghiên cứu kế hoạch đánh cắp thuốc của bịnh xá trường Petrus Ký và của Bịnh viện Chú Hỏa.
Triệu và các bạn có kín đáo tiếp xúc với giáo sư Trần Văn Quế. Giáo sư khuyên nên thận trọng triệt để. Có tin tức gì giáo sư sẽ tiếp xúc sau và tất cả nên hạn chế các cuộc gặp gỡ. Một thời gian sau, giáo sư cũng bị Pháp bắt và đày Côn Ðảo. Ðạo Cao Ðài hình như không có trong tổ chức khởi nghĩa nhưng Pháp đã muốn nhân cơ hội để phá vỡ tôn giáo này. Giáo sư Quế bị bắt, anh em Triệu như rắn mất đầu!
Khoảng thời gian 1940-1941 đã đánh dấu và chứng minh sự tàn bạo của thực dân Pháp để đàn áp phong trào vùng lên giải phóng khỏi ách 80 năm đô hộ. Chánh quyền thực dân đang bị cô lập với chánh quốc vì Ðệ nhị Thế Chiến đã cắt hết đường tàu bè liêân lạc. Ðồng thời họ còn bị Nhật ép buộc phải cho họ đổ bộ vào Ðông Dương cũng như xui Thái Lan gây khó dễ đòi phân định lại biên giới nên thời gian kể ra rất thuận lợi để phát động khởi nghĩa. Pháp đã đàn áp trong máu lửa sự nổi dậy, khiến Ðảng Cộng sản Ðông Dương lâm vào một hoàn cảnh thoáùi trào quan trọng. Tuy nhiên thực dân đã không thể dập tắt được ngọn lửa đấu tranh trong lòng dân Việt.
Những tin tức loan truyền trong các giới hằng lưu tâm đến thời cuộc có lúc cũng đã làm nản lòng một số người. Trái lại sự căm thù thực dân Pháp trước những cảnh tù đày, bắt bớ lại càng được hun đúc thêm trong phần đông dân chúng.
Cháùnh quyền Decoux đã công bố 108 án tử hình, chuyển 81 vụ qua Bộ Chiến tranh, bắt giữ hơn 8000 người. Việc thanh trừng đẫm máu to lớn này của Decoux đã khiến Gaston Joseph, Tổng Giám đốc Chính trị Bộ Thuộc địa Pháp phải thốt lên: “Những bản án không thể giảm khinh và quá nhiều, khiến người Việt nghĩ rằng đó là sự kết tội cả một chủng tộc”.
Nguyễn Văn Cừ , Tổng Bí thư đảng CSÐD, Phan Ðăng Lưu, Ủy viên Trung ương, Nguyễn Thị Minh Khai… tuy bị bắt trước ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa nhưng cũng đều bị kết án tử hình. Mười ba liệt sĩ trong đó có Nguyễn Thị Minh Khai đã bị xử bắn làm hai đợt ở Hóc Môn (Gia Ðịnh). Viên Tỉnh trưởng tỉnh Gia Ðịnh là Dufour có bổn phậän phải làm phúc trình vì pháp trường nằm trong tỉnh. Trong biêân bản đợt hành hình thứ nhất, Dufour có ghi trong báo cáo: “Họ đã chết một cách can đảm” (Ils sont morts courageusement). Toàn quyền Decoux ở Hàø Nội sau khi đọc phúc trình đã viết cho Thống đốc Rivoal để khiển trách Dufour đã đề cao kẻ thù. Rivoal và Dufour là bạn cùng một trường, cùng khóa ở Pháp, nên Rivoal chỉ đưa cho Dufour xem công văn củûa Decoux, không bàn luận gì thêm.
Ðến lúc thi hành bản án đợt 2 (Nguyễn Thị Vịnh, tức Nguyễn Thị Minh Khai, cán bộ phụ nữõ đầu tiên được huấn luyện ở Nga, bị xử trong đợt này), Dufour cũng đã phải chứng kiến và làm phúc trình. Trong biên bản ông kết luận: “Họ đã chết rất can đảm”(Ils sont morts très courageusement).
Lần này thì Decoux không thể chấp thuận nên đích thân bay vào Sài Gòn, đòi Dufour vào phủ Toàn quyền, cách chức tỉnh trưởng Gia Ðịnh, cho về hưu trí non và thuyên chuyển về Pháp. Decoux yêâu cầàu Dufour phải viết tờ tự thú để ghép vào hồ sơ.
Cụ Vương Hồng Sển, công chức phủ toàn quyềàn có phận sự thâu nhận công văn mật có đọc được bản văn tự thú của Dufour. Ðại khái, Dufour đã viết: “Tôi, Dufour, cựu phi công trong trận giặc chống Ðức, có Tứ đẳng Bội tinh lãnh tại chiến trận, bị thương tại trận tiền. Là một binh sĩ, nêân ăn ngay, nói thật. Phàm kẻ địch chết dũng cảm, hô to“Việt Nam muôn năm” trước họïng súng, thì tôi có phận sự phúc trình: “Chúng nó chết một cách rất can đảm”. Nếu muốn đúng sự thật, đáùng lẽ tôi phải ghi thêm: các lính đều khiếp sợï khi bắn, nhất là tên đội được lịnh bắn phát ân huệ cuối cùng. Tên đội này hai lần run như cầy sấy, tôi lấy làm nhục cho quân đội Pháp, nhưng tôi không ghi trong phúc trình” (“Hơn Nửa Ðời Hư”,Vương Hồng Sển, Văn Nghệ 1995, tr. 344-345).