Tom Arup

HẬU QUẢ KHỐC HẠI DO HIỂU SAI KHOA HỌC MÔI SINH

Lời Nói Đầu 

Bài viết tháng trước cho thấy âm mưu xuyên tạc qua Báo Chí nội dung môn Khoa Học Môi Sinh nhằm tạo sự nghi ngờ trong đầu óc quần chúng về sự hiện hữu của hiện tượng ‘Thay Đổi Khí Hậu’(climate change) bằng cách cố tình lẫn lộn địa hạt của khoa Môi Sinh mà các kết luận nghiên cứu cốt yếu đã ngã ngũ với địa hạt mà các kết luận chưa ngã ngũ .

Các tài liệu Mật bị lọt ra ngoài từ một trung tâm nghiên cứu giàu có ‘The Heartland Institute’ có trụ sở đặt tại Chicago và Washington. Trung tâm này trình bày chi tiết chiến lược và chương trình tài trợ một loạt những sinh hoạt nhằm tạo sự nghi ngờ trong dư luận về các vấn đề Môi Sinh. Nguồn tài trợ của trung tâm đến từ các công ty mà mối lợi nằm ở chỗ có thể tiếp tục thải ra các khí độc có ‘hiệu ứng nhà kính’ mà đồng thời tránh được sự can thiệp của chính quyền vào vấn đề này.

Trong số những người được trung tâm tài trợ, có Giáo Sư Bob Carter thuộc Đại Học James Cook, một chuyên viên về Địa Chất và Biển đã tham dự một cuộc biểu tình chống lại Thuế đánh trên số lượng ‘carbon dioxide’ thải ra vào năm ngoái.

Các tài liệu cho thấy G.S. Carter nhận mỗi tháng một số tiền là 1,667 đô la Mỹ nằm trong chương trình tài trợ những cá nhân tiếng tăm thường lên tiếng một cách đều đặn và công khai chống lại các tin tức bị gán cho là ‘gây hoang mang sợ hãi’ trong lãnh vực Môi Sinh.

G. S. Carter không phủ nhận đã nhận tiền từ ‘The Hearland Institute’ nhưng không chịu xác nhận được trả bao nhiêu và lý do được trả. Trong các thành phần được ‘The Heartland Institute’ tài trợ, có ‘blogger’ Anthony Watts sẽ nhận được 90,000 đô la Mỹ cho năm nay, mà công việc bao gồm việc soạn thảo chương trình giảng dạy đứng từ quan điểm của phe nghi ngờ về sự hiện hữu của hiện tượng ‘Thay Đổi Khí Hậu’.


BBT ‘Minh Triết Việt’

Trong khi đó mới đây, một trong những tổ chức Kinh Tế có địa vị hàng đầu hiện nay báo động cho biết là hiện tượng ‘ Ô Nhiễm không khí’ trong các thành phố sẽ trở nên vào khoảng năm 2050, nguyên nhân hàng đầu trong số các nguyên nhân có liên hệ đến lãnh vực Môi Sinh, gây ra Tử Vong trên toàn cầu.

Trong một nghiên cứu về ‘Viễn Cảnh Môi Sinh Toàn Cầu’ cho đến năm 2050, Tổ Chức Cộng Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OECD) cảnh báo có thể sẽ có 3.6 triệu người ‘chết non’ mỗi năm do sư hiện hữu đủ các ‘hạt’ trong không khí bao gồm ‘hạt bụi’, phấn hoa hay tro tàn đến từ các vụ hỏa hoạn…..vvv…..Theo bản tường trình, số nạn nhân tử vong loại này nằm chính yếu ở hai nước Trung Hoa và Ấn Độ.

Tuy nhiên,các quốc gia thuộc Tổ Chức OECD trong đó có Úc cũng sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn do sự hiện diện của chất ‘ozone’ trên mặt đất , do các hiện tượng Lão Hóa và Đô Thị hóa gia tăng tại các nước này.

Căn cứ vào dự đoán về sự gia tăng tình trạng ô nhiễm trong không khí, Ô Nhiễm trong tương lai sẽ vượt qua các nguyên nhân khác có liên hệ tới Môi Sinh như Nước Uống ‘thiếu vệ sinh’…..gây ra tình trạng ‘chết non’ cho một số người.

Đó là một trong nhiều khám phá đáng ngại từ bản phúc trình của Tổ Chức OCED được phổ biến gần đây nhằm thúc dục các giới hữu trách cả chính quyền lẫn tư nhân áp dụng các biện pháp nhằm đối phó tức thời trước khi tình trạng tổn hại đến Môi Sinh trở thành ‘bất khả phục hồi’.

Tổng Thư Ký Tổ Chức OEDC Anel Gurria tuyên bố “ Các nguồn phát triển tôn trọng môi sinh có thể giúp các chính phủ trong việc đối phó với các thách đố cấp bách này. Nông Nghiệp, các nguồn cung cấp Nước Uống, Năng Lực và ngành Sản Xuất tôn trọng môi sinh sẽ là những phương tiện khẩn cấp nhằm giúp đối phó với các nhu cầu của trên 9 tỷ người vào năm 2050.

Ngoài ra, cũng theo bản phúc trình, nếu không áp dụng các chính sách mạnh mẽ hơn để đối phó với hiện tượng ‘Thay Đổi Khí Hậu’, sự thải ra các khí độc có ‘hiệu ứng nhà kính’ sẽ tăng 50% vào năm 2050. Riêng chất ‘Carbon Dioxide’ sẽ tăng 70% vào thời điểm nói trên, khiến cho nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 3 đến 6 độ vào năm 2100, cao hơn nhiều so với dự đoán trước đây của công đồng Quốc Tế là nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 2% vào năm 2100.

Tính đa dạng phong phú của các loài động vật và thảo mộc sẽ giảm 10% trên mặt đất và các vùng trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất là Á Châu, Âu Châu và Nam Phi Châu.

Nhu cầu về Nước sẽ gia tăng 55% khiến cho 40% dân số trên thế giới – mà theo dự đoán sẽ có thêm 2.3 tỷ người nữa vào năm 2050 – sẽ sống trong trạng thái bất an nghiêm trọng về sự thiếu Nước.

Cũng theo bản phúc trình, nếu các khuynh hướng Xã Hội và Kinh Tế hiện tại tiếp tục mà Không kèm theo các Chính Sách Mới, thì tình trạng “ Thoái hóa và xói mòn cái Vốn thiên nhiên và môi sinh dự đoán sẽ tiếp tục cho tới năm 2050 và còn xa hơn nữa, với nguy cơ là các thay đổi sẽ có tính cách ‘bất khả phục hồi’ đe dọa đến các thành quả mà hai thế kỷ vừa qua gặt hái được trên phương diện nâng cao mức sống của người dân.

Tổ chức OECD đề nghị biện pháp hủy bỏ các trợ cấp cho kỹ nghệ dầu mỏ, áp dụng Thuế Môi Sinh…..vvv…..và khuyến khích các sáng kiến trong các lãnh vực công nghệ Mới. Trước đó, Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học và Kỹ Nghệ (CSIRO) và Nha Khí Tượng Úc có thực hiện một cuộc nghiên cứu ‘chớp nhoáng’ cho thấy là nhiệt độ xuyên lục địa Úc có thể gia tăng từ 1 đến 5 độ vào năm 2070 khi so sánh với giai đoạn từ 1980 đến 1999, mà nguyên nhân là hiện tượng “Thay Đổi Khí Hậu”.

Bản Phúc Trình về tình trạng Môi Sinh của Úc gần đây đưa ra kết luận rằng một cách tổng quát, không khí bao quanh các đô thị Úc có phẩm chất Tốt. Tuy nhiên, bản phúc trình cũng cho thấy rằng tác động của phẩm chất Không Khí trên Sức Khỏe vẫn đáng quan ngại, với một nguồn tin được trích dẫn cho biết rằng 1% số tử vong và bệnh tật tại Úc với khoảng 3,000 trường hợp tử vong vào năm 2003 có nguyên nhân được quy cho phẩm chất của Không Khí.(1)

Tom Arup


CHÚ THÍCH

(1) Tom Arup, ‘Death Stalks Us In The Air, Says OECD In Its Outlook‘, ‘The  Saturday Age’, 17/03/2012, Melbourne, Úc

[Tác Giả] [Lãnh Vực]

Tìm Kiếm