Hãy trả lại cho lịch sử những gì của lịch sử

Mai Tú Ân

img-065Tại sao nước Mỹ có mối thù địch lâu dài với Cu Ba…

Có lẽ cuộc cấm vận Cu Ba là một trong những cuộc cấm vận thời bình lâu dài nhất, trải qua nhiều đời tổng thống Mỹ nhất. Chỉ đến năm 2015, sau khi chủ tịch Fidel Castro từ chức và lùi vào bóng tối để nhường chỗ cho người em trai Raul Castro lên nắm quyền thì lệnh cấm ấy mới được tổng thống Barrak Obama bãi bỏ. Hơn nửa thế kỷ thù nghịch của đất nước giàu nhất thế giới này đã khiến cho đất nước Cu Ba xinh đẹp trở thành một đất nước chậm phát triển bậc nhất thế giới. Câu hỏi là tại sao trong khi Oasington quan hệ với tất cả các nước CS trên thế giới nhưng lại dành cho người láng giềng nhỏ bé của mình một sự trừng phạt lâu dài đến như vậy?

Tất cả mọi sự trên đời đều có những nguyên nhân của nó, cũng như mọi việc làm đều có cái giá mà ai đó phải trả. Và người đã gây nên tội không thể tha thứ này cho nước Mỹ chính là Fidel Castro, lãnh tụ sáng chói của Cách Mạng Cu Ba và thế giới vừa qua đời, và dĩ nhiên kẻ gánh chịu mọi tội lỗi của ông chính là nhân dân và đất nước Cu Ba và biến nước này thành một trong những nước nghèo nhất thế giới. Mặc dù đất nước này chỉ cách người láng giềng giàu có là Mỹ hơn 100 cây số…

Chúng ta hãy trở ngược thời gian để về lại năm 1962, và về lại với một sự kiện nổi bật nhất những năm đó có tên :”Cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962 giữa Mỹ và Liên Xô”. Đó là một khủng hoảng lớn nhất, đưa nhân loại đến bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa hai siêu cường và thấy được lý do tại sao người Mỹ đã liệt Fidel Castro vào dạng kẻ thù vĩnh viễn và không thể tha thứ…

Như mọi người đều biết sự đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô đã tiềm ẩn và bùng nổ khi có cuộc phong toả Berlin, Đức 1961và giữa hai ông trùm của thế giới tự do và cộng sản luôn là miệng hố của chiến tranh nguyên tử. Cả hai đều chạy đua vũ trang, sản xuất và chất đầy vũ khí hạt nhân trong kho vũ khí của mình và tìm cách bố trí các vũ khí ấy càng gần đôí thủ càng tốt hòng chiếm lợi thế. Trước đó người Mỹ đã bố trí vũ khí nguyên tử ở Ý, và Thổ Nhĩ Kỳ với các đầu đạn hạt nhân chĩa thẳng vào đất nước Liên Xô. Đặc biệt vũ khí hạt nhân của Mỹ được đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, một nước láng giềng của Liên Xô đã làm cho ban lãnh đạo CS đứng ngồi không yên và đang tìm cách giải bài toán khó này.

May mắn cho Liên Xô là ở Tây Bán Cầu xa xôi nhưng lại sát nách nước Mỹ có một đất nước đã thành cộng trong một cuộc cách mạng cánh tả. Thủ lĩnh là một gã trai lơ ngoài 30 tuổi, cao lớn nhất với 1,91 nặng trên 100 kg và phong thái đặc sệt vẻ cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Ông ta là một tay trời gầm may mắn, đã lãnh đạo thành công việc bạo lực cướp chính quyền hợp pháp và yếu đuối Batisxia vào năm 1959, và đang lãnh đạo đất nước theo con đường của chủ thuyết cộng sản với các vụ quốc hữu hoá tài sản nước ngoài và thanh trừng dữ dội ở trong nước. Chính phủ Hoa Kỳ đã cấm vận chế độ này năm 1961, và tài trợ nửa vời cho một nhóm người Cu Ba lưu vong trong cuộc đổ bộ có tên “Vụ đổ bộ vịnh Con Lợn” cùng năm. Không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cuộc đổ bộ thất bại thảm hại…

Theo hồi ký của lãnh tụ Liên Xô hồi đó là Nikita Khrupsov và nhiều người có liên quan khác thì chính Fidel Castro là người đầu tiên đề nghị Liên Xô đem vũ khí tên lửa hạt nhân R – 12 (NATO gọi là SS- 4), đến để đặt ở Cu Ba để làm đối trọng với các việc Mỹ đặt tên lửa Jupiter IRBM ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng như bảo đảm an toàn của nhà nước Cách Mạng Cu Ba non trẻ dưới cái ô hạt nhân của mình. Trong các chuyến thăm Liên Xô của phái đoàn Cu Ba do Raul Castro, hay của Che Guerava dẫn đầu vào năm 1961 thì lãnh tụ Cu Ba Fidel Castro, với sự lo âu về an toàn cuả đất nước sau sự kiện Vịnh Con Heo và sự hung hăng khác thường của một nhà CM trẻ đã liên tục đề nghị Ban Lãnh Đạo Liên Xô về việc hãy bố trí tên lửa hạt nhân chiến lược trên đất nước Cu Ba, và chấp nhận mọi giá phải trả cho quyết định này. “Đồng chí Fidel Castro đã khẳng định quyết tâm này với vẻ kiên quyết không thể nào nghi ngờ trong việc bảo vệ đất nước và sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng trên toàn thế giới” Sách đã dẫn.

Rồi cuộc khủng hoảng tên lửa Cu Ba tháng 10/1962 đã xảy ra làm chấn động toàn cầu. Máy bay U-2 của Mỹ đã phát hiện ra tên lửa của Liên Xô đã bí mật được lắp đặt và chĩa thẳng vào cạnh sườn nước Mỹ. Liên Xô cùng Cu Ba chối leo lẻo nhưng các phi vụ U-2 tiếp tục kiểm soát bầu trời Cu Ba và cho các kết quả bất ngờ. Đã có đến 40 đơn vị tên lửa của Liên Xô đã và đang lắp đặt gấp rút với hy vọng mọi thứ xong xuôi và đưa nước Mỹ vào thế bất ngờ nhất. Nhưng đó chính là việc người Mỹ không thể chấp nhận, và bạn không nên ngạc nhiên khi thấy một kẻ hùng mạnh bị gã hàng xóm nhỏ bé chĩa súng đe doạ được. Nước Mỹ báo động đỏ, và các tư lệnh quân đội đã đề nghị tấn công quân sự phủ đầu trên toàn bộ lãnh thổ Cu Ba. Đầu tiên là các pháo đài bay B.52 rải thảm, rồi các cuộc hành quân nhảy dù của sư đoàn không kỵ 101, tiếp đó là các cuộc đổ bộ đồng loạt của TQLC vào tất cả các vị trí có bố trí tên lửa cùng thủ đô La Havana. Nước Mỹ khủng hoảng bởi đòn độc của Liên Xô trên đất nước Cu Ba và đây là thời điểm mà người dân Mỹ và người dân trên thế giới thấy được Ngày Tận Thế gần đến mức nào. Nhất là sau khi một chiếc U-2 của Mỹ bị tên lửa SAM 2 của Liên Xô đặt trên đất Cu Ba bắn hạ. Phi công Mỹ tử trận đã đưa sự uất hận của người Mỹ lên tới đỉnh điểm.

Nhưng tổng thống Mỹ J. F. Kenedy đã nén giận cùng việc ra lệnh phong toả toàn bộ đường biển, kiểm tra từng con tàu vào ra Cu Ba để tìm vũ khí tên lửa. Nếu có vũ khí sẽ bị tống xuất khỏi Cu Ba. Người Nga hẳn cũng không có ý định đối đầu với Mỹ trong cuộc khủng hoảng ở tuốt tận Tây Bán Cầu nên họ có ý nhượng bộ. Các lá thư qua lại giữa lãnh tụ N. Khurusop và tổng thống Mỹ G. Kenedy đã cho thấy điều đó. Có đến 14 tàu thuỷ Liên Xô chở tên lửa cho Cu Ba đã quay đầu về nước trước lệnh phong toả của Mỹ. Liên Xô đồng ý triệt thoái vũ khí tên lửa hạt nhân khỏi Cu Ba đồng thời Mỹ cũng triệt thoát tên lửa đạn đạo khỏi Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt cuộc khủng hoảng tồi tệ này.

Nhưng có một vấn đề nảy sinh. Lãnh tụ ngổ ngáo Fidel Castro đã không chấp nhận sự nhượng bộ. Các cuộc họp liên tục giữa phái viên của Liên Xô và Fidel Castro đã cho thấy sự lỳ lợm và ngoan cố đến mức không ngờ của người này. Ông ta luôn luôn đề nghị Liên Xô hãy chứng tỏ mình là một đàn anh của CNCS, cũng như là một cường quốc hạt nhân bằng cách tấn công phủ đầu và toàn diện vào nước Mỹ. Một đề nghị làm Ban Lãnh Đạo Liên Xô choáng váng. Mặc dù lãnh đạo Cu Ba luôn khẳng định rằng Cu Ba chấp nhận mọi cái giá, kể cả việc đất nước Cu Ba nhỏ bé của ông có thể sẽ biến mất vì sự trả thù trước đòn hạt nhân chiến lược của Mỹ, nhưng Liên Xô đã không chấp nhận việc đó. Những ngày thuyết phục Fidel Castro nhượng bộ là những ngày căng thẳng nhất của cả Liên Xô và Mỹ. Phía ngoài thì tàu chiến Mỹ và các nước cùng khối tuần tra khám xét các tàu ra vào Cu Ba, phía trong thì các phái đoàn cao cấp ra sức thuyết phục kẻ lỳ lợm nhất trong cuộc khủng hoảng này. Đó là Fidel Castro. Cho đến khi đồng ý với việc triệt thoái thì Fidel còn ra những yêu cầu tiên quyết rằng, trong bất cứ tình huống nào thì Mỹ cũng không được xâm lược Cu Ba, không được tài trợ hay ủng hộ cho cuộc xâm lược cũng như đảm bảo an toàn không có bất cứ mưu đồ xâm lược Cu Ba ở tẩt cả các quốc gia láng giềng. Chưa hết ông ta còn yêu cầu Liên Xô một điều kiện nữa là bí mật để lại một số tên lửa đã đưa đến cùng kỹ thuật sử dụng chúng. Dĩ nhiên đề nghị thứ hai này bị Liên Xô bác bỏ vì sợ vũ khí nguyên tử rời vào tay những kẻ điên khùng. Chính vì việc này mà khi chấm dứt khủng hoảng tên lưả Cu Ba 1962 xong thì Fidel Castro cũng chính thức xa rời đàn anh Liên Xô vì lãnh tụ Cu Ba đã giận dỗi. Nguyên soái Sergei Biryuzov, tư lệnh các lực lượng tên lửa Xô Viết người đã trực tiếp thương lượng với phía Cu Ba đã viết :”Chúng tôi phải thương lượng để rút tên lửa ra khỏi Cu Ba trong khi bọn Fidel, Raul và Chê vác súng vào phòng họp để đe doạ và hầm hầm như muốn ăn tươi nuốt sống phái đoàn Liên Xô”

Chính quyền của tổng thống G. Kenedy đã phải trải qua nhiều nỗi cay đắng để chấp nhận việc đảm bảo không có sự xâm lược Cu Ba mà phía Liên Xô đã đề nghị. Đây rõ ràng là một yêu cầu ngạo mạn và chẳng biết luật của một kẻ tiểu nhân đắc ý là Cu Ba. Ôi, trời. Lần đầu tiên có một kẻ vừa chĩa súng vào nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới, lại vừa bắt buộc nước Mỹ phải không được đánh lại nó, rồi lại phải đi quanh cái nước bé tí ấy để làm cái việc không hề có trong luật pháp rằng, không ai được tổ chức vũ trang để xâm lược Cu Ba. Các lực lượng Cu Ba lưu vong ở Mỹ và các nước khác phải giải tán hết mà không có lý do giải thích. Vậy mà nước Mỹ đã phải làm khi cây súng vẫn chĩa vào đầu. Vì nếu không thì khủng hoảng tên lửa không thể chấm dứt được với sự lỳ lợm của Fidel. Vậy mà tất cả những điều vô lý trên đã được nước Mỹ thực thi đầy đủ, và kéo dài cho đến tận ngày nay. Cuộc khủng hoảng tên lửa 1962 chấm dứt. Liên Xô công khai rút hết tên lửa khỏi Cu Ba. Còn Mỹ thì rút hết tên lửa ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ một cách bí mật, và cay đắng thực hiện cũng bí mật cái thoả thuận không giống ai đó rằng, không được xâm lược Cu Ba dưới mọi hình thức của lãnh tụ Cu Ba Fidel Castro. Thế giới thở phào vì đã qua cơn sóng gió hạt nhân nghiêm trọng nhất từ khi xuất hiện loại vũ khí này.

Có lẽ các tổng thống Mỹ sau đó như B. Jhonson, R. Nixson, R. Ford, G. Cater, R. Reegan, J. Bush, B. Clinton, J. Bush 2 cũng đã phải nuốt cục uất nghẹn đó vào lòng vì nhận được lời nhắn thực hiện điều khoản trên của tổng thống G. F. Kenedy. Chỉ có tổng thống B. Obama là có sự thay đổi khi bình thường hoá với Cu Ba khi lãnh tụ Fidel Castro đã không còn ngồi trên ghế lãnh tụ nữa. Lời nhắn lại của Tổng thống J.K. Kenedy cho các tổng thống Mỹ đời sau là nên thực hiện một cách cao cả những điều đã thoả thuận bí mật năm 1962, nhưng với lời kết đã bị tiết lộ rằng :

Đừng bao giờ quan hệ với Cu Ba khi tên khốn Fidel Castro vẫn còn lãnh đạo…

MTA

[Lãnh Vực]

Tìm Kiếm