HỒI KÍ (Phần VI, Chương XXX1)

Nguyễn Hiến Lê

PHN VI 
Giai đo
n 1975 – 1981
(Ph
n này viết xong năm 1980, năm 1981 sa li nhiu ch)

CHƯƠNG XXX 

CH Ð TP TH MIN NAM

…..

CẢM TÌNH CỦA TÔI VỚI KHÁNG CHIẾN 

…..
Cho tới năm 1974 tôi đã được biết tới ba xã hội: xã hội nông nghiệp của ông cha chúng ta, xã hội tư bản của Tây phương do ảnh hưởng của Pháp và vài nét xã hội tiêu thụ (Société de consommation) ở thời kì hậu kĩ nghệ (post-industriel) của Mĩ; ba xã hội đó tôi đã phác qua vài nét trong các phần trên.

Từ 1975 tôi lại được biết thêm một xã hội nữa mà người ta gọi là Xã hội chủ nghĩa (1).
Tôi vốn có cảm tình với Việt minh, với cộng sản; ghét thực dân Pháp, Mĩ, nhất là từ 1965 khi Mĩ đổ quân ào ạt vào miền Nam; tôi khinh những chính phủ bù nhìn của Pháp, Mĩ. Tôi phục tinh thần hi sinh, có kỉ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được gì thì tôi sẵn lòng giúp.

Từ năm 1954 tôi đã được đọc nhiều bài Tố cộng của chính phủ Ngô Ðình Diệm; hơn nữa, tôi được nhiều bạn của tôi di cư vô Sài gòn kể cho tôi nghe chính sách điền địa ở Bắc tàn nhẫn tới mức bỏ tù, giết cả những người kháng chiến, có con ở trong kháng chiến, chỉ vì họ có 4-5 mẫu ruộng (chưa đầy hai hecta) và bị liệt vào hạng điền chủ, tư sản bóc lột kẻ nghèo. Chính những bạn tôi đó cũng đã giúp kháng chiến, đều có lòng ái quốc, đều là những người đứng đắn, tốt, mà không thể sống ở ngoài đó được, phải bỏ cả mồ mả tổ tiên, nhà cửa, bà con họ hàng vô đây với hai bàn tay trắng, sống chen chúc trong những khu lao động, can đảm lập lại cuộc đời.

Tôi lại được đọc một số sách Pháp hoặc Nga, Anh… dịch ra tiếng Pháp viết về đời sống ở Nga, Trung cộng như: J’ai Choisi la Liberté của V.A. Kravchenko (Self – 1948), Zigzags à Travers la Vie Soviétique của Raymond Henry (Albin Michel – 1947), Un Étudian Africain en Chine của E.J. Hevi, người nước Gana, Phi châu (Edition Internationales – 1965); vài cuốn nữa tôi quên tên kể những vụ đại thanh trừng trong các năm 1935-1938 ở Nga, thời Staline; kể một vụ án hoàn toàn do một chính quyền cộng sản (Hung gia lợi thì phải?) dựng lên từ đầu đến cuối, bắt giam hàng chục người, tra tấn, buộc phải khai những điều họ không hề làm, buộc họ tố cáo một đảng viên quan trọng mà đảng muốn bôi nhọ, thủ tiêu, rốt cuộc chính nhân vật này cũng phải khai những điều mình không làm mà chịu tử hình, hi vọng đảng sẽ giữ lời hứa mà “khoan hồng” với vợ con.

Năm 1968 nghe những tin tức và những hình ảnh về cuộc tàn sát rùng rợn ở Huế trong biến cố Mậu Thân, tôi hoang mang, đau lòng cho đồng bào Huế và lo lắng cho tương lai dân tộc.

Năm 1968 tôi lại được đọc trên trang báo Pháp những lời chỉ trích chính phủ Nga của hai nhân vật Nga nổi danh khắp thế giới: nhà bác học Sakharov, “cha sinh ra bom H” của Nga, và nhà văn Soljenisyne, tác giả những cuốn Pavillon des Cancéreux, Premier Cercle, được giải Nobel năm 1970L’Archipel du Goulag…

Ấy là chưa kể tác phẩm của những văn hào Pháp André Gide, Anh Bertrand Russell… mới đầu có cảm tình với Nga rồi sau chê; của những nhà văn như Koestler, Georghiu, Dijlas… mới đầu đã tận tâm hoạt động trong đảng, lãnh những trách nhiệm quan trọng, mà sau phải bỏ đảng, trốn ra nước ngoài, vì chính sách tàn bạo hoặc đường lối sai lầm của đảng.

Ðọc trước sau khoảng hai chục cuốn viết về cộng sản Nga, Trung hoa, Ðông Âu như vậy, tôi tuy ghét, tởm Staline, Mao Trạch Ðông… nhưng vẫn tin rằng chế độ cộng sản công bằng hơn chế độ tư bản; nhất là cộng sản Bắc Việt dưới sự lãnh đạo thời kháng chiến của Hồ chủ tịch mà tám chín phần mười người Việt kính mến, khắp thế giới phục thì không thể nào tàn nhẫn như Nga, Trung hoa được, đảng có lỗi thì sửa sai ngay. Ðó là tâm lí chung của đa số trí thức Sài gòn, chứ chẳng của riêng tôi.

Hơn nữa, chúng tôi còn phục Bắc Việt là trong cuộc kháng chiến lâu dài, gay go chống Pháp, chống Mĩ mà vẫn kiến thiết về văn hóa, khảo về Nguyễn Du, thơ đời Lí, đời Trần, soạn tự điển, khai quật các di tích vùng đền Hùng (2), sáng tác về ca, nhạc… Chúng tôi nhờ các bạn ở Pháp mua rồi gởi lén về cho sách báo Bắc, truyền tay nhau coi những đồ quốc cấm đó; lại sang một băng nhạc có những bài Bắc Việt trình diễn ở Paris (năm nào tôi quên rồi), say mê nghe những bài Ai đưa con sáo sang sông (Ái Liên ca), Quảng bình quê tôi, Làng tôi (hợp ca tám giọng nữ và đàn tranh)… mà khen anh chị em ngoài đó có tinh thần yêu nước cao.

Khi hội nghị Paris kết thúc năm 1973, chúng tôi mừng rằng chiến tranh sắp chấm dứt sau non ba chục năm dai dẳng, khốc liệt, toàn dân sẽ nắm tay nhau kiến thiết quốc gia. Tôi không được đọc toàn văn Hiệp ước đó, chỉ do báo chí mà biết đại khái rằng Bắc Việt, Mĩ, Mặt trận giải phóng và Chính phủ dân chủ miền Nam thỏa thuận với nhau sẽ có ba thành phần ở miền Nam: người của Mặt trận, người của Chính phủ miền Nam, và một số người ở trong nước và ngoài nước, không theo phe nào (tức thành phần thứ ba) ở giữa dung hòa hai thành phần trên.

Tôi đoán công việc đó khó khăn nhưng có thể thực hiện được nếu những người trong sạch, có tư cách, nhiệt tâm ở miền Nam và ở ngoại quốc về chịu ra đảm đương việc nước, và nếu Mặt trận vẫn tỏ ra vẻ ôn hòa như họ thường tuyên bố. Như vậy, sau bốn năm năm, miền Nam ổn định rồi, có thể thống nhất quốc gia được, Bắc Nam dung hòa nhau, Nam hồng thêm lên một chút, để cùng nhau kiến thiết mà tạo hạnh phúc cho dân. Riêng tôi, tôi sẵn sàng bỏ một ít tự do, sống thanh bạch hơn nữa, miễn là hết thấy cái nạn tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp, phè phỡn, bóc lột và thấy con người có tư cách hơn. Tôi vẫn thường nói với nhà tôi: cộng sản vào đây thì nội 48 giờ là hết cái tệ đó.

Hết: Cảm tình của tôi với kháng chiến Xem Tiếp: Ngày 30-4-1975

Tìm Kiếm